Có nên quy định việc lập tài khoản xử phạt chủ xe ô tô vi phạm luật giao thông

Một số đề xuất Yêu cầu chủ phương tiện cung cấp thông tin về tài khoản Khi đăng ký, đăng kiểm xe ô tô lần gần nhất, cơ quan có thẩm quyền sẽ đề nghị, khuyến khích chủ phương tiện cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân (tài khoản không quy định số dư cố định để nộp phạt). Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt mà chưa chủ động nộp phạt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định phạt theo Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Việc cung cấp thông tin tài khoản sẽ có lợi cho chủ sở hữu có phương tiện vi phạm nên cho phép chủ sở hữu xe ô tô có quyền lựa chọn việc cung cấp hay không cung cấp thông tin về tài khoản, có quyền bảo lưu số dư nhất định hoặc không có số dư. Xử lý vi phạm khi đến kỳ đăng kiểm Đối với trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt mà vẫn không chủ động nộp phạt, không cung cấp tài khoản xử phạt hoặc tài khoản xử phạt có số dư ít hơn mức phạt để cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành theo Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012, đồng thời xem xét áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý VPHC năm 2012 về phạt chậm nộp phạt, đưa thông tin phương tiện vào danh sách những xe không đủ điều kiện lưu thông và lỗi vi phạm có thể lưu lại cho cơ quan đăng kiểm. Đến kỳ đăng kiểm sẽ xử lý thu tiền phạt cộng với tiền phạt trả chậm theo lãi suất ngân hàng cho đến khi chứng minh đã hoàn tất nghĩa vụ về nộp phạt. Chuyển tòa án xử lý khi không chấp hành việc nộp phạt Việt Nam hiện chưa quy định về việc người vi phạm chậm nộp phạt VPHC có thể được chuyển đến tòa án để xem xét giải quyết theo thủ tục tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu áp dụng theo thời gian, lộ trình thích hợp để đảm bảo tính răn đe.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có nên quy định việc lập tài khoản xử phạt chủ xe ô tô vi phạm luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Với vai trò là huyết mạch giao lưuhàng hóa, là cơ sở hạ tầng để pháttriển kinh tế - xã hội, giao thông đường bộ là hoạt động luôn được cả xã hội chú trọng, quan tâm. Hiện nay, một số tỉnh thành lớn ở nước ta có mật độ xe đông, các cơ quan chức năng đã và đang sử dụng hệ thống công cụ hỗ trợ thông minh, trong đó có camera giao thông để phục vụ công tác điều khiển, điều tiết, xử phạt giao thông, góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông, tránh tình trạng tiêu cực trong công tác xử phạt hay tệ nạn “chia đôi mức phạt” của một số công an giao thông. Nhưng trên thực tế, biện pháp “phạt nguội” đang gặp khó khăn khi tiến hành, đặc biệt là trong việc xác định chủ phương tiện, việc người dân chậm nộp phạt, bị động khi cưỡng chế xử phạt trong khi không giữ bằng lái và lập biên bản có chữ ký người vi phạm để bảo đảm thi hành, không có thông tin tài khoản chủ sở hữu phương tiện, không có địa chỉ để gửi quyết định xử phạt đến người vi phạm 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT COÁ NÏN QUY ÀÕNH VIÏÅC LÊÅP TAÂI KHOAÃN XÛÃ PHAÅT CHUÃ XE Ö TÖ VI PHAÅM LUÊÅT GIAO THÖNG? Phan Thông Anh* Võ Phúc Anh* * TS, LS. Trưởng Khoa Luật học - Trường Đại học Bình Dương. * GV, Khoa Luật học - Trường Đại học Bình Dương. Thông tin bài viết: Từ khoá: tài khoản phạt nguội; mở tài khoản xử phạt. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 07/02/2017 Biên tập: 16/03/2017 Duyệt bài: 09/03/2017 Article Infomation: Keywords: account for fines; account establishment for fine payments. Article History: Received: 07 Feb. 2017 Edited: 16 Mar. 2017 Approved: 09 Mar. 2017 Tóm tắt: Biện pháp sử dụng camera để hỗ trợ “phạt nguội” các hành vi vi phạm luật giao thông đã được nhiều nước áp dụng. Khi thực hiện “phạt nguội”, thường là các chủ sở hữu xe vi phạm luật giao thông phải có tài khoản khi đăng ký xe và tài khoản có số dư cố định. Điều này tạo thuận tiện cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không hẳn là sự thuận tiện cho người dân nộp phạt. Và việc bắt buộc phải duy trì số dư trong tài khoản sẽ hạn chế quyền sở hữu thu nhập hợp pháp của công dân và là một hành động can thiệp sâu của cơ quan nhà nước vào các giao dịch dân sự. Abstract: The measure to use the camera to support the "fine" of traffic offences have been adopted by several countries. Once it comes to "fine fines," it is common for car the owners of traffic offences have accounts declared when their vehicles registered, with an particular balance. This is to facilitate the management of the competent authority but not necessarily the convenience for those to pay the fines. That the citizens being forced to maintain a balance in the account may limit the ownership of legal income of citizens and also may cause an excessive intervention of government in civil transactions. 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Để tháo gỡ khó khăn này, ngày 24/4/2012, tại Phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về “Vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ - thực trạng và giải pháp”, lần đầu tiên, Bộ Giao thông vận tải đã có kiến nghị về việc quy định chủ xe ô tô phải mở và duy trì tài khoản tại ngân hàng, coi đây là điều kiện bắt buộc để phương tiện tham gia giao thông, tạo điều kiện cho công tác xử phạt VPHC về lĩnh vực giao thông đường bộ. Song đề xuất này hiện chỉ dừng lại như một ý kiến của Bộ chứ chưa đưa được căn cứ pháp lý hay nêu ra các phương pháp thực hiện thuyết phục. Ngày 15/9/2014, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý người, phương tiện tham gia giao thông và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố”. Tại Hội nghị này, lãnh đạo công an TP. Hà Nội đưa ra đề xuất: yêu cầu chủ phương tiện khi đăng ký xe ô tô phải mở tài khoản tại ngân hàng để xử phạt. Theo đó, để việc “phạt nguội” được khả thi, Công an TP. Hà Nội kiến nghị với Bộ Công an chỉ đạo Cục Pháp chế, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các đơn vị liên quan xây dựng báo cáo trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện khi đăng ký xe ô tô phải có tài khoản được mở tại ngân hàng, trong tài khoản phải có số tiền nhất định và giấy phép lái xe phải phù hợp với loại xe đăng ký, để các cơ quan chức năng khấu trừ khi chủ tài khoản vi phạm luật giao thông và bị phạt nguội1. Tháng 01/2017, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 của Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội, đại tá Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội - một lần nữa đề xuất quy định buộc các chủ sở hữu ô tô phải mở tài khoản ngân hàng nhằm phục vụ cho việc xử phạt vi phạm luật giao thông2. Nhưng tất cả vẫn đang là đề xuất. Việc bắt buộc người đăng ký xe ô tô phải mở một tài khoản nhằm phục vụ cho việc xử phạt VPHC về lĩnh vực giao thông đường bộ từ năm 2012 đến nay vẫn chưa thể nâng lên thành một chủ trương, chính sách hay được ban hành trong một văn bản pháp luật được do còn nhiều vấn đề đang tranh luận, chưa được làm rõ như: tài khoản thuộc dạng bất động hay có thể giao dịch; mức bắt buộc duy trì trong tài khoản là bao nhiêu; lãi suất được xử lý ra sao; áp dụng khu vực hay toàn quốc; áp dụng một tài khoản cho nhiều xe hay từng xe phải mở một tài khoản; áp dụng quy định riêng đối với xe taxi hay không; quy trình và thẩm quyền thi hành xử phạt; chuyển quyền sở hữu xe ô tô 1. Cách hiểu về tài khoản xử phạt Đề xuất trên được hiểu chung là cá nhân, tổ chức đã và đang đăng ký sở hữu xe ô tô phải tạo lập tài khoản ngân hàng và giữ một số dư nhất định, dự phòng khi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trích tiền từ tài khoản này để nộp vào ngân sách nhà nước, coi như một biện pháp thi hành quyết định xử phạt VPHC, việc khiếu nại sẽ được giải quyết sau. Ý tưởng đề xuất còn khá chung chung, không xác định được thời điểm trích tiền từ tài khoản xử phạt là lúc nào: ngay khi có hành vi vi phạm, hệ thống camera, hệ 1 Xem: “Đề xuất chủ ô tô mở tài khoản để nộp phạt”, trên tai-khoan-de-nop-phat-1411483399.htm, truy cập ngày 16/01/2017. 2 Xem: “Đề xuất buộc chủ ôtô mở tài khoản để xử phạt”, trên chu-oto-mo-tai-khoan-de-xu-phat-csgt-mung-lai-xe-lo-630877.bld, truy cập ngày 17/01/2017. 39 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT thống xử phạt sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản hay khi cơ quan công an đã ra quyết định xử phạt gửi tới người vi phạm và tiền được trừ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định hoặc sau thời gian 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt? Khoản 2 Điều 54 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới”. Căn cứ quy định trên, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 quy định về đăng ký xe. Tại Điều 7 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký xe gồm: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ của chủ xe, giấy tờ của xe. Như vậy, việc quy định bổ sung yêu cầu, thủ tục lập tài khoản nhằm phục vụ cho việc xử phạt thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an và văn bản pháp quy được ban hành với hình thức thông tư. Theo chúng tôi, nếu có quy định này, thực chất tài khoản này không thể gọi là tài khoản xử phạt xe ô tô VPHC về lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý VPHC năm 2012, mà phải là tài khoản cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm theo điểm a khoản 2, Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Thứ nhất, việc trích tiền từ tài khoản này do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu bên thứ ba (ngân hàng quản lý tài khoản) thực hiện mà không được người vi phạm chủ động, tự nguyện thi hành. Chủ phương tiện không tự chuyển tiền từ tài khoản nhằm phục vụ cho việc nộp phạt vào tài khoản thụ hưởng đã ghi trong quyết định xử phạt. Thứ hai, nếu Thông tư quy định việc xử phạt qua tài khoản này sẽ được áp dụng trong thời gian 10 ngày chứ không phải sau 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt, thì Thông tư sẽ mâu thuẫn với các Điều 76, Điều 77 và Điều 79 Luật Xử lý VPHC năm 2012. 2. Vấn đề pháp lý Như trên đã phân tích, đây là biện pháp dự phòng để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chứ không phải là dự phòng để xử phạt vi phạm. Quy định dự phòng này mặc định một cách hiểu là người điều khiển xe ô tô là đối tượng thường xuyên không tuân thủ pháp luật, không chủ động chấp hành quy định của pháp luật và cần phải sử dụng biện pháp cưỡng chế để phòng ngừa. Có thể nói, đây là sự đánh giá, hành xử thiếu khách quan, đánh đồng các công dân có ý thức tuân thủ pháp luật và chấp hành quyết định xử phạt với một số cá nhân không tự giác thi hành quyết định xử phạt. Nếu đánh giá một cách toàn diện thì có thể nói, đây là một quy định vi hiến, vì: Thứ nhất, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân Người dân buộc phải duy trì một số dư nhất định trong tài khoản dự phòng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt khi có yêu cầu. Số tiền trong tài khoản cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt dù phát sinh lãi nhưng người dân, chủ sở hữu ô tô không sử dụng thì việc buộc phải duy trì một số dư không khác gì việc bị chiếm dụng vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu công dân, đây là một trong những quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013 “mọi người có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp”. Việc những thu nhập hợp pháp không được lưu thông bình thường là sự can thiệp sâu của cơ quan quản lý hành chính, xâm phạm quyền sử dụng, định đoạt và hạn chế quyền chiếm hữu (tài sản không được cất nơi mà chủ sở hữu mong muốn mà phải cất giữ trong một tài khoản cưỡng chế do Thông tư quy định) trong quyền sở hữu thu nhập hợp pháp. Thứ hai, thẩm quyền khấu trừ tài sản 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT công dân là thẩm quyền của Tòa án, không thuộc cơ quan quản lý hành chính nhà nước Việc trích xuất khấu trừ tài sản của công dân thông thường phải được thực hiện thông qua “trát lệnh” của Tòa án, cơ quan hành chính nhà nước không có quyền này nên cơ quan công an không thể thực hiện quyền năng trừ tài khoản của công dân khi họ vi phạm luật giao thông, và cũng không phù hợp với thông lệ trên thế giới. 3. Thi hành hình thức phạt nguội ở một số nước Ở Úc, việc nộp phạt cho các vi phạm về giao thông được thực hiện bằng hai hình thức: người vi phạm sau khi nhận giấy báo chứa thông tin cơ bản (thông báo do cảnh sát giao thông hoặc do hệ thống camera ghi nhận) về hành vi vi phạm, mức phạt, tài khoản nộp phạt, thời gian và nơi xảy ra hành vi vi phạm, thời hạn nộp phạt sẽ phải chọn nộp phạt trực tiếp hoặc chủ động chuyển tiền vào tài khoản được ghi trong thông báo vi phạm. Sau khi nhận giấy báo lần thứ nhất, nếu người vi phạm không nộp tiền phạt thì cơ quan chức năng sẽ đến trao đổi. Sau khi nhận giấy báo lần thứ hai cũng vậy. Tuy nhiên, đến lần thứ ba, nếu không nộp phạt thì cơ quan chức năng sẽ khóa xe, đưa vào “danh sách đen” để không thể có hành vi vi phạm khác; sau đó sẽ bị khởi kiện ra tòa3. Ở Pháp, người vi phạm cũng được phép chọn nhiều hình thức nộp phạt như: nộp trực tiếp, nộp phạt qua tài khoản và nộp phạt qua team phạt vi cảnh. Đối với trường hợp người vi phạm không thực hiện nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền gửi tiếp lần thứ hai và lần thứ ba bản thông báo việc vi phạm đến người vi phạm theo địa chỉ chủ sở hữu xe đã cung cấp, với mức phạt lần lượt cao hơn. Đến lần thứ tư thì hành vi vi phạm sẽ được chuyển qua Tòa án để xem xét qua thủ tục tư pháp4. Ở Hàn Quốc, việc phát hiện và xử phạt qua hệ thống camera tương tự như ở Pháp. Thông báo về lỗi vi phạm, ở đâu, khi nào, mức phạt, tài khoản nộp phạt và thời gian nộp phạt được chuyển đến chủ sở hữu xe hoàn toàn tự động5. Tương tự, Singapore cho phép người vi phạm có thể sử dụng đa dạng các hình thức nộp phạt qua tài khoản ngân hàng, internet banking, sec hoặc nộp trực tiếp. Trường hợp quá hạn nộp phạt sẽ bị phạt nặng hơn hoặc được chuyển qua cơ quan tư pháp6. So với thế giới, Việt Nam có nhiều nét tương đồng, Điều 73 và Điều 78 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện nộp phạt sau 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định xử phạt và được phép lựa chọn nộp trực tiếp tại kho bạc hoặc nộp qua tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt. Trong trường hợp chậm nộp thì mỗi một ngày chậm nộp sẽ cộng thêm 0,05% tổng số tiền chưa nộp. Tuy nhiên, nếu người vi phạm không chủ động nộp phạt theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì cơ quan hành chính có thẩm quyền xem xét thủ tục cưỡng chế thi hành theo Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012 thay vì việc chuyển sang cơ quan tư pháp như các nước khác, đồng thời người vi phạm có quyền khiếu nại hoặc 3 Ngọc Minh, “Kinh nghiệm xử phạt của cảnh sát giao thông Australia: Minh bạch và nhân văn”, trên 4 Nguyễn Tuyên, “Kinh nghiệm xử lý vi phạm giao thông tại Pháp”, trên ly-vi-pham-giao-thong-tai-phap-tiep-theo-va-het-20140324222554413.htm. 5 Xem “Hàn Quốc vận hành hệ thống giao thông thông minh như thế nào?”, trên he-thong-giao-thong-thong-minh-nhu-the-nao/ 6 Đăng Quang, “Kinh nghiệm phạt nguội của cảnh sát giao thông Singapore”, trên nghiem-phat-nguoi-cua-CSGT-Singapore.html. 41 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT khởi kiện hành vi hành chính. Đây là điểm khác của Việt Nam so với một số nước trên thế giới. 4. Một số đề xuất Yêu cầu chủ phương tiện cung cấp thông tin về tài khoản Khi đăng ký, đăng kiểm xe ô tô lần gần nhất, cơ quan có thẩm quyền sẽ đề nghị, khuyến khích chủ phương tiện cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân (tài khoản không quy định số dư cố định để nộp phạt). Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt mà chưa chủ động nộp phạt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định phạt theo Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Việc cung cấp thông tin tài khoản sẽ có lợi cho chủ sở hữu có phương tiện vi phạm nên cho phép chủ sở hữu xe ô tô có quyền lựa chọn việc cung cấp hay không cung cấp thông tin về tài khoản, có quyền bảo lưu số dư nhất định hoặc không có số dư. Xử lý vi phạm khi đến kỳ đăng kiểm Đối với trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận được quyết định xử phạt mà vẫn không chủ động nộp phạt, không cung cấp tài khoản xử phạt hoặc tài khoản xử phạt có số dư ít hơn mức phạt để cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành theo Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012, đồng thời xem xét áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý VPHC năm 2012 về phạt chậm nộp phạt, đưa thông tin phương tiện vào danh sách những xe không đủ điều kiện lưu thông và lỗi vi phạm có thể lưu lại cho cơ quan đăng kiểm. Đến kỳ đăng kiểm sẽ xử lý thu tiền phạt cộng với tiền phạt trả chậm theo lãi suất ngân hàng cho đến khi chứng minh đã hoàn tất nghĩa vụ về nộp phạt. Chuyển tòa án xử lý khi không chấp hành việc nộp phạt Việt Nam hiện chưa quy định về việc người vi phạm chậm nộp phạt VPHC có thể được chuyển đến tòa án để xem xét giải quyết theo thủ tục tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu áp dụng theo thời gian, lộ trình thích hợp để đảm bảo tính răn đe. Tăng cường quản lý thông tin người vi phạm luật giao thông đường bộ Việc gửi quyết định xử phạt đến người vi phạm có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng nhiều cách khác nhau: yêu cầu người đăng ký xe ô tô cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác địa chỉ nhận quyết định xử phạt; bổ sung thêm phương thức truyền thông tin quyết định xử phạt chính thức khác đến người vi phạm: sử dụng email, số điện thoại; xây dựng, giới thiệu trang web chuyên về theo dõi thi hành quyết định xử phạt các phương tiện giao thông đường bộ để cập nhật hành vi vi phạm và thi hành theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và Điều 8 Nghị định số 81/2013/NĐ- CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC năm 2012. Tóm lại, việc áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng camera trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ cần được khuyến khích, nhưng về phương pháp thực hiện như thế nào thì phải nghiên cứu thêm để đảm bảo tính hợp hiến, hợp lý và khả thi, tạo thuận tiện khi áp dụng; chứ không thể chỉ tính đến việc tiện lợi cho công tác quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, mà cần đảm bảo sự hài hòa trên cơ sở bảo đảm cả các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hình thức nộp phạt qua tài khoản, qua thẻ ATM, internet banking... là sự tiến bộ, nên khuyến khích. Tuy nhiên, việc buộc chủ phương tiện phải lập tài khoản dự phòng để cưỡng chế nộp phạt là một quy định vi phạm đến các quyền tự do cá nhân của công dân, chưa hợp hiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_nen_quy_dinh_viec_lap_tai_khoan_xu_phat_chu_xe_o_to_vi_ph.pdf
Tài liệu liên quan