Hiện nay, còn nhiều ý kiến xunh quanh
việc tổ chức một cơ quan cạnh tranh độc lập
hay trực thuộc Chính phủ. Về vấn đề này,
chúng tôi cho rằng, ngay từ khi thành lập cơ
quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh
năm 2004, ý tưởng về một cơ quan quản lý
cạnh tranh độc lập đã được manh nha hình
thành trong mô hình Hội đồng Cạnh tranh
tiến hành các thủ tục tố tụng cạnh tranh. Với
tiền đề này, việc hoàn thiện mô hình cơ quan
quản lý cạnh tranh của Việt Nam có thể đi từ
việc khắc phục các điểm yếu của Hội đồng
Cạnh tranh là tính kiêm nhiệm và tính phụ
thuộc với các Bộ ngành. Thành viên Hội
đồng Cạnh tranh bắt buộc phải là những
người có chuyên môn sâu và trong nhiệm kỳ
phải làm việc chuyên trách, như vậy sẽ đảm
bảo tính chuyên nghiệp và hoạt động thường
xuyên của Hội đồng. Vấn đề tách cơ quan
cạnh tranh khỏi nội các như Hoa Kỳ và Nhật
Bản có thể không phù hợp ở Việt Nam bởi
cũng giống như Trung Quốc, tính thống nhất
trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
được đảm bảo bởi sự lãnh đạo thống nhất
của một đảng cầm quyền. Giữa các cơ quan
nhà nước không đặt ra sự đối chọi về quyền
lực. Do vậy, thiết lập một cơ quan có vị trí
pháp lý ngang bằng với các Bộ để xử lý các
hành vi phạm cạnh tranh là phù hợp. Hơn
nữa, như đã phân tích trên, việc thực thi có
hiệu quả pháp luật cạnh tranh đòi hỏi sự hỗ
trợ rất lớn về mặt chính trị. Việc đặt cơ quan
quản lý cạnh tranh dưới sự chỉ đạo của Thủ
tướng và độc lập với các bộ, ngành vừa cho
phép cơ quan quản lý cạnh tranh có cái nhìn
độc lập trong việc theo đuổi các mục tiêu về
bảo vệ cạnh tranh, vừa có thể phát huy vai
trò của Thủ tướng với tư cách là người đứng
đầu cơ quan điều hành nền kinh tế và có thể
cân đối lợi ích bảo vệ cạnh tranh với các lợi
ích phát triển kinh tế chung của Việt Nam
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Hoa Kỳ, Nhật Nản, Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Trần Thị Quang Hồng*
* TS. Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp
Tóm tắt:
Bài viết giới thiệu về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh ở Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, chỉ rõ những điểm tương đồng và
khác biệt giữa các mô hình này và những tác động của mô hình
này đến việc thực thi pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia, từ đó
đưa ra một số gợi ý cho việc xây dựng mô hình cơ quan quản lý
cạnh tranh ở Việt Nam.
Abstract:
This article provides introduction of the competition regulators
of the U.S., Japan and China, showing the similarities and
differences among these models and the effects of these models
on law enforcement of competition laws in the countries, thus
providing some suggestions for development of an appropriate
modality of the competition administration in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ
quan độc lập, tổ chức bộ máy, thực thi
pháp luật
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 26/09/2017
Biên tập: 11/10/2017
Duyệt bài: 18/10/2017
Article Infomation:
Keywords: competition regulator,
independent agency, government
organisation, law enforcement
Article History:
Received: 26 Sep. 2017
Edited: 11 Oct. 2017
Approved: 18 Oct. 2017
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở HOA KỲ, NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh của Việt Nam
là mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh. Đề
xuất về các mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh thường gắn với viện dẫn đến các kinh
nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, các thông tin về
kinh nghiệm quốc tế thường chỉ dừng lại ở
việc mô tả mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh ở các nước. Cơ quan quản lý cạnh
tranh ít khi được đặt trong hệ thống tổ chức
bộ máy nhà nước ở chính quốc gia của nó
và hiệu quả hoạt động trên thực tế ít được
đề cập đến.
Bài viết này giới thiệu mô hình cơ
quan quản lý cạnh tranh ở Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Trung Quốc. Hoa Kỳ là quốc gia tiêu
biểu về phát triển pháp luật cạnh tranh và có
nhiều ảnh hưởng đến pháp luật cạnh tranh
của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhật Bản
là quốc gia tiếp nhận và phát triển pháp luật
cạnh tranh tương đối sớm ở khu vực Châu
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
111Số 3+4 (355+356) T02/2018
Á. Trung Quốc là quốc gia láng giềng và có
nhiều yếu tố kinh tế - chính trị tương đồng
với Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu về
mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của ba
quốc gia này có thể mang lại những gợi ý
thiết thực cho việc xây dựng cơ quan quản
lý cạnh tranh ở Việt Nam.
Phân tích về các cơ quan quản lý cạnh
tranh được đặt trong bối cảnh ở quốc gia mà
nó được hình thành, những điểm tương đồng
và khác biệt giữa các mô hình mà mỗi quốc
gia lựa chọn và những tác động của mô hình
này đến việc thực thi pháp luật cạnh tranh ở
mỗi quốc gia. Những thông tin được cung
cấp sẽ giúp mang đến một cách nhìn đầy đủ
hơn về những mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh vẫn thường được đề cập đến ở Việt
Nam với tư cách là những kinh nghiệm quốc
tế đáng tham khảo, từ đó đưa ra những gợi ý
cho việc xây dựng mô hình cơ quan quản lý
cạnh tranh ở Việt Nam.
1. Cơ quan quản lý cạnh tranh Hoa Kỳ
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Hoa
Kỳ là điển hình của mô hình cơ quan độc
lập, giữ vai trò của một trọng tài để bảo vệ
quá trình cạnh tranh công bằng trong nền
kinh tế Hoa Kỳ1.
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Hoa
Kỳ ra đời cùng với sự ra đời của pháp luật
cạnh tranh Hoa Kỳ. Tại thời điểm đạo luật
cạnh tranh đầu tiên của Hoa Kỳ - Đạo luật
Sherman - được ban hành năm 1890, Bộ Tư
pháp thuộc Chính phủ Hoa Kỳ đảm nhiệm
vai trò thực thi pháp luật thông qua Cục Cạnh
tranh (Antitrust Bureau of the Deparment of
Justice (DoJ). Sau hơn 10 năm thực thi Đạo
luật Sherman, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành
bổ sung đạo luật về cạnh tranh - Đạo luật
Clayton - năm 1914 và đạo luật về thành lập
1 Lưu ý rằng mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của Hoa Kỳ không phải cơ quan trực thuộc Quốc hội như một số nghiên
cứu đã chỉ ra. Trong các phần tiếp theo, bài viết cũng sẽ phân tích vị trí và mối quan hệ của cơ quan quản lý cạnh tranh
với các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Hoa Kỳ để làm rõ tính chất độc lập của cơ quan này.
2 Xem Todd N Hutchison, Understanding the Differences Between the DOJ and the FTC, American Bar Association
< lawyers/publications/the 101 201 practice_series/understanding_differ-
ences.html>; Guide to Antitrust Laws: The Enforcers The Federal Trade Commission
https://www.ftc.gov/tips-advice/competition-guidance/guide-antitrust-laws /enforcers.
3 Luật về Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ 1914, 15 USC (1994). Tham khảo Hutchison, tlđd 2.
Uỷ ban Thương mại công bằng của Hoa Kỳ
(US Federal Trade Commission (FTC). Cơ
quan này chia sẻ chức năng thực thi pháp
luật cạnh tranh cùng với Cục Cạnh tranh của
Bộ Tư pháp, biến Hoa Kỳ thành quốc gia
duy nhất có mô hình hai cơ quan song song
cùng thực thi pháp luật về cạnh tranh2.
DoJ và FTC hoạt động bổ trợ cho nhau,
với một số thẩm quyền trùng lặp và một số
thẩm quyền riêng. Cả hai cơ quan đều đóng
vai trò quan trọng trong quản lý các hoạt
động cạnh tranh và tập trung kinh tế ở Hoa
Kỳ. Yếu tố quan trọng để đảm bảo cho vai trò
của hai cơ quan này là tính độc lập.
DoJ trực thuộc Chính phủ nên không
phải là một cơ quan độc lập. Tuy nhiên,
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của cơ
quan này đảm bảo cho nó tính độc lập ở
mức độ cần thiết. Hoạt động của DoJ bị ràng
buộc bởi các hướng dẫn chi tiết được công
bố công khai và một lượng lớn các án lệ. Sự
minh bạch của các quy tắc cho phép công
chúng giám sát hoạt động của DoJ. Bên
cạnh đó, nguyên tắc phân quyền trong tổ
chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ đặt tất cả các
cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có
DoJ dưới sự giám sát của Toà án. Các bên
bị ảnh hưởng bởi quyết định của DoJ luôn
có khả năng đưa cơ quan này ra Toà. Hơn
nữa, DoJ, với tư cách là cơ quan hành pháp,
không được quyết định áp dụng các biện
pháp chế tài mà phải đưa vụ việc ra Toà án3.
Cơ chế này cũng tăng cường cơ hội để Toà
án thực hiện việc giám sát đối với DoJ. Với
cơ chế công khai, minh bạch và khả năng bị
kiện trước Toà, DoJ luôn phải tuân thủ chặt
chẽ và áp dụng nhất quán pháp luật và các
án lệ, giảm thiểu khả năng bị can thiệp về
mặt chính trị trong những vụ việc cụ thể.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
112 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Về cơ bản, không giống như Bộ trưởng
Tư pháp, DoJ không bị lệ thuộc vào những
thay đổi chính trị do các cuộc bầu cử tạo ra.
Phần lớn các nhân viên của DoJ vẫn thực
hiện công việc của mình không phụ thuộc
vào việc đổi sang Chính phủ mới sau kỳ bầu
cử Tổng thống. Các nhân viên này đã hình
thành một phương thức làm việc độc lập,
hành xử theo pháp luật thay vì hành xử theo
những cam kết chính trị có tính mơ hồ và
dễ thay đổi4. Họ cũng ưu tiên những lợi ích
kinh tế thay vì những mối bận tâm về chính
trị5. Trên cơ sở đó, DoJ đã tạo ra được khả
năng vận hành độc lập trong quá trình quản
lý thị trường cạnh tranh và các hoạt động tập
trung kinh tế.
So với DoJ, tính độc lập của FTC thể
hiện ngay ở vị trí của nó. Mặc dù là cơ quan
nhà nước, FTC không trực thuộc Chính phủ
hay các cơ quan của Chính phủ6. Bên cạnh
đó, đạo luật về FTC cũng tạo ra nhiều cơ chế
để củng cố tính độc lập này, bao gồm thẩm
quyền và cách thức tổ chức, vận hành.
Về thẩm quyền, FTC được trao cả
quyền hành chính và tư pháp7 để xử lý các
vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, các
hành vi thương mại có tính chất gian lận
hoặc thiếu công bằng8, trong đó có những
hành vi được quy định tại Đạo luật Sherman
và Đạo luật Clayton. FTC có quyền điều tra
và xét xử các trường hợp tình nghi. Trong
trường hợp có vi phạm pháp luật cạnh tranh,
FTC có thẩm quyền ban hành lệnh yêu cầu
chấm dứt hành vi và không tái phạm9. Ngoài
ra, FTC cũng có thẩm quyền ban hành các
4 Tham khảo Hutchison, tlđd 2, tr. 708.
5 Xem Theodore Voorhees Jr, 'The Political Hand in American Antitrust- Invisible, Inspirational, or Imaginary?' (2014)
2 Antitrust Law Journal 557, tr. 568–71.
6 Điều này không có nghĩa là FTC là cơ quan thuộc Quốc hội như một số nghiên cứu đề cập. Trong phần sau, bài viết sẽ
cung cấp những thông tin chỉ ra tính độc lập của FTC với Quốc hội.
7 Chính vì lý do này mà FTC được coi là cơ quan bán tư pháp (quasi-judicial).
8 Hutchison, tlđd 2.
9 Được gọi là cease-and-desist order.
10 Xem Luật về Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ 1914, § 57 (a).
11 Luật về Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ 1914,§41.
12 Luật về Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ 1914, §41. Xem thêm án lệ Humphrey's Ex'r v United States, 295 US 602 (1995)
623. Trong án lệ này, William Humphrey - một uỷ viên của FTC, đã kiện Tổng thống Franklin Roosevelt vì sa thải ông.
Toà án ủng hộ lập luận của Humphrey, cho rằng việc sa thải này là vì động cơ chính trị và không đúng đắn.
văn bản quy phạm liên quan đến các hành vi
lừa dối hoặc thiếu công bằng10.
Cùng với những thẩm quyền nêu trên,
cách thức tổ chức của FTC cũng đảm bảo
cho nó tính độc lập và ít khả năng bị can
thiệp về chính trị. Bên cạnh việc xác định
cho FTC vị trí tách biệt khỏi Chính phủ và
Quốc hội, Đạo luật về FTC cũng quy định
cơ chế bổ nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ
của các thành viên theo hướng đảm bảo
rằng không có ai, dù là Tổng thống hay
Nghị viện, có thể chi phối cơ quan này. FTC
được điều hành bởi năm thành viên. Năm
thành viên này do Tổng thống bổ nhiệm sau
khi đã tham vấn và được sự chấp thuận của
Thượng viện11. Như vậy, Tổng thống hay
Thượng viện đều không thể tự mình quyết
định bổ nhiệm thành viên của FTC. Tổng
thống chỉ có thể bãi nhiệm thành viên FTC
trong trường hợp "thiếu hiệu quả, lơ là trách
nhiệm hay có hành vi sai trái"12. Điều này có
nghĩa là sau khi được bổ nhiệm thì các thành
viên của FTC có thể giữ khoảng cách trong
mối quan hệ với Tổng thống.
Nhiệm kỳ của các thành viên FTC
cũng được thiết kế theo cách tách biệt nó với
nội các và Tổng thống. Đạo luật FTC quy
định nhiệm kỳ của thành viên là 7 năm, tuy
nhiên năm thành viên đầu tiên có nhiệm kỳ
lần lượt là 3 năm, 4 năm, 5 năm, 6 năm và
7 năm. Như vậy, đến năm 1917, thành viên
đầu tiên sẽ được thay thế và kể từ đó, mỗi
năm sẽ có một uỷ viên hết nhiệm kỳ và một
thành viên mới được bổ nhiệm (hoặc tái bổ
nhiệm). Cách thức này khiến cho không một
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
113Số 3+4 (355+356) T02/2018
Tổng thống nào có thể bổ nhiệm toàn bộ các
thành viên của FTC.
Ngoài ra, cơ chế làm việc của FTC
cũng đảm bảo tính lưỡng đảng và nguyên
tắc dựa vào chuyên môn13. Đạo luật FTC yêu
cầu không có đảng nào được có quá ba thành
viên FTC. Quy tắc này đảm bảo không có
đảng nào có ưu thế quá lớn để chi phối FTC.
Các thành viên của FTC được lựa chọn theo
tiêu chí là những chuyên gia thực sự trong
các lĩnh vực liên quan tới chính sách cạnh
tranh14.
Điều này giúp cho các quyết định của
FTC đưa ra được dẫn dắt bởi các lập luận có
tính kinh tế và pháp lý thay vì những động
cơ chính trị. Sự trung lập về chính trị và
nhấn mạnh vào tính chuyên môn cho phép
FTC đặt yêu cầu về bảo vệ cạnh tranh lên ưu
tiên cao nhất trong các quyết định của mình.
Tóm lại, cơ quan cạnh tranh của Hoa
Kỳ đề cao tính độc lập. Tính độc lập này
hoặc được đảm bảo bởi các quy định luật,
hướng dẫn dưới luật và các án lệ được công
khai, minh bạch như trường hợp của DoJ
hoặc được đảm bảo bởi vị trí pháp lý và
nguyên tắc tổ chức, vận hành độc lập như
trường hợp của FTC.
Đáng chú ý, FTC không phải là mô
hình cơ quan độc lập duy nhất ở Hoa Kỳ.
Việc thành lập FTC nằm trong xu hướng
thành lập các cơ quan nhà nước độc lập để
thực hiện công tác quản lý trong một lĩnh
vực cụ thể bên cạnh các cơ quan của chính
phủ15. Ví dụ, ngoài FTC còn có Uỷ ban
Chứng khoán Hoa Kỳ (The Securities and
Exchange Commission- SEC)16, Cơ quan
Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ
13 XemEdith Ramirez, Diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập FTC, Washington DC, 26/9/2014 <
system/files/documents/public_statements/587691/140926-100 thanniversary.pdf>.
14 Xem William E Kovacic, 'The Quality of Appointments and the Capability of the Federal Trade Commission' (1997) 49
Administrative Law Review 915, 920.
15 Xem Paul R Verkuil, 'The Purposes and Limits of Independent Agencies' (1988) 1988(2-3) Duke Law Journal 257, tr.
258.
16 Xem James J Gosling and Marc Allen Eisner, Economics, Politics, and American Public Policy (Routledge, 2 ed, 2015)
tr. 128-9.
17 Sđd, tr. 130.
18 Xem Tran Thi Quang Hong, The Trajectory of Merger Regulation in Transforming Vietnam, (Monash University 2016)
(The Food and Drug Administration- FDA),
Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (The
Environmental Protection Agency- EPA),
Cơ quan Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
Hoa Kỳ (The Occupational Safety and
Health Administration - OSHA)17 và nhiều
cơ quan khác. Điều này cho thấy mô hình
FTC hoàn toàn tương thích với hệ thống tổ
chức chính quyền của Hoa Kỳ.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh Nhật Bản
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Nhật
Bản (Japan Fair Trade Commission (JFTC)
có mô hình khá giống với FTC của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, mô hình này không phát huy
được vai trò bảo vệ thị trường cạnh tranh có
hiệu quả như FTC. Lý do của sự ít hiệu quả
này được lý giải bởi hoàn cảnh ra đời của
FTC cũng như mức độ tương thích của nó
với hệ thống thể chế đặc thù của Nhật Bản.
JFTC ra đời vào năm 1947 khi Luật
Chống độc quyền được ban hành. Việc ban
hành đạo luật này là kết quả của quá trình
dân chủ hoá nền kinh tế Nhật Bản do lực
lượng chiếm đóng của Đồng minh (đứng
đầu là Hoa Kỳ) khởi xướng và chỉ đạo.
Dưới ảnh hưởng của quân Đồng minh, Luật
Chống độc quyền về cơ bản tiếp thu những
nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh
Hoa Kỳ và mô hình cơ quan cạnh tranh cũng
được mô phỏng theo FTC nhằm tạo ra một
cơ quan quản lý cạnh tranh mạnh và có khả
năng thực thi một cách quyết liệt các yêu cầu
bảo vệ cạnh tranh, chống sự trở lại của các
tập đoàn gia đình (zaibatsu) vốn được xem
là có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
Chính phủ Nhật Bản tham gia cuộc chiến
tranh thế giới thứ II18.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
114 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Luật Chống độc quyền trao cho JFTC
độc quyền điều tra và ra quyết định xử lý các
hành vi vi phạm luật này19. Để củng cố quyền
lực của JFTC, Luật Chống độc quyền thậm
chí còn yêu cầu rằng tất cả các khiếu nại đối
với quyết định của JFTC phải được JFTC giải
quyết trước khi đưa ra toà20. JFTC cũng có
thẩm quyền cơ cấu lại các doanh nghiệp mà
sự tồn tại của nó tạo ra "sự mất cân đối quyền
lực thị trường một cách không chính đáng"
(undue imbalance in economic power)21. Hơn
thế, JFTC cũng có vai trò chủ chốt trong các
vụ việc cạnh tranh bị xử lý hình sự, bởi việc
khởi tố hình sự một vụ việc cạnh tranh phải
xuất phát từ đề nghị của JFTC22. Các quy định
này đặt JFTC ở vị trí trung tâm trong quản lý
cạnh tranh ở Nhật Bản.
Về vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức,
JFTC cũng được thiết kế gần giống với mô
hình FTC. Cơ quan này chịu trách nhiệm
trước Văn phòng Thủ tướng, nhưng Chủ
tịch Uỷ ban không phải là thành viên Nội
các. Mục đích của quy định này là để tách
hoạt động của JFTC khỏi Nội các23. JFTC
được điều hành bởi một Chủ tịch và bốn Uỷ
viên24 do Thủ tướng bổ nhiệm với sự chấp
thuận của cả hai Viện của Quốc hội25. Cơ
chế bổ nhiệm này, cũng giống như ở Hoa
Kỳ, đảm bảo rằng cả Thủ tướng lẫn Quốc
hội đều không có toàn quyền quyết định
thành viên của JFTC. Theo khoản 2 Điều 29
Luật Chống độc quyền, tiêu chí để lựa chọn
thành viên của JFTC là kiến thức và kinh
nghiệm về pháp luật và kinh tế, mục đích là
19 Điều 8, 8 (2), 17 (2), 20, 45 (4), 47 (1–3) Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
20 Điều 49 - 50 Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
21 Điều 8 Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
22 Điều 73 Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
23 Điều 28 Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
24 Điều 29 (1) Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
25 Điều 29 (2) Luật Chống độc quyền Nhật Bản.
26 Sau này, Luật Chống độc quyền sửa đổi năm 1977 có bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho JFTC dưới
hình thức phạt tiền, tính theo phần trăm doanh thu.
27 Chẳng hạn Uỷ ban Chứng khoán được giải thể năm 1952. XemMel Marquis và Shingo Seryo, 'The 2013 Amendments
to Japan’s Anti-Monopoly Act: Some History and a Preliminary Evaluation' (2014) Competition Policy International-
Asia Antitrust Furum.
28 Ba cơ quan độc lập còn lại là the National Personnel Authority, the National Public Safety Commission, and the
Environmental Dispute Coordination Commission. Xem Masako Wakui, Antimonopoly Law: Competition Law and
Policy in Japan (2008) tr. 279.
để xây dựng JFTC như một cơ quan có tính
chuyên môn sâu nhằm bảo vệ cạnh tranh
trên thị trường.
Mặc dù có một mô hình gần như tương
tự, rất nhiều năm sau khi ra đời, JFTC không
hoạt động hiệu quả như FTC vì lý do thẩm
quyền của JFTC chưa đầy đủ, sự không
tương thích của nó với tổ chức bộ máy nhà
nước Nhật Bản và thiếu sự hậu thuẫn về
chính trị.
JFTC không được áp dụng các biện
pháp xử phạt hành chính26. Vì vậy, cơ quan
này không đủ khả năng tự mình thực thi các
biện pháp xử lý các hành vi vi phạm luật
chống độc quyền. Mô hình độc lập của JFTC
không phải là mô hình được ưa thích trong
tổ chức bộ máy nhà nước Nhật Bản. Các cơ
quan độc lập được thành lập trong giai đoạn
chiếm đóng của quân đồng minh sau chiến
tranh thế giới thứ hai về sau đều bị giải tán
hoặc chuyển thành một cơ quan thuộc bộ27.
Cho đến nay, JFTC cũng chỉ là một trong
bốn cơ quan độc lập ở Nhật Bản và là cơ
quan duy nhất thực thi nhiệm vụ quản lý
hành chính28. Điều này hoàn toàn trái ngược
với sự nở rộ của các cơ quan độc lập ở Hoa
Kỳ giai đoạn đầu thế kỷ 20 như đã được đề
cập ở phần trên. JFTC có thể coi là trường
hợp duy nhất trong hệ thống tổ chức bộ máy
nhà nước Nhật Bản, và điều đó lý giải những
khó khăn của JFTC khi vận hành trên thực
tế. Để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình,
JFTC phải tìm kiếm sự phối hợp của các Bộ
về kinh tế, đặc biệt là Bộ Ngoại thương và
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
115Số 3+4 (355+356) T02/2018
Công nghiệp (MITI)29. Các Bộ này lại có
mối liên hệ thường xuyên với các doanh
nghiệp lớn và thường lảng tránh việc thực
thi các yêu cầu của pháp luật cạnh tranh.
JFTC cũng không có được sự hậu
thuẫn về mặt chính trị của đảng Dân chủ Tự
do (LDP) cầm quyền khi đó. LDP có mối
quan hệ chặt chẽ với bộ máy hành chính và
các tập đoàn lớn30, và vì vậy, một cơ quan
độc lập như JFTC không được hoan nghênh.
Bộ máy hành chính, đặc biệt là MITI, đối
chọi và lấn át vai trò của JFTC để thực thi
các biện pháp nhằm bảo vệ các doanh nghiệp
lớn trong nền kinh tế Nhật Bản.
Như vậy, mặc dù được thiết kế với mục
đích xây dựng một cơ quan độc lập và có
quyền lực mạnh, việc thiếu thẩm quyền, bị
lệ thuộc vào các cơ quan hành chính và đặc
biệt là thiếu sự hậu thuẫn về chính trị đã khiến
JFTC không thể hiện được vai trò của mình
để đảm bảo thực thi pháp luật cạnh tranh.
Chỉ từ những năm 1970 trở đi, khi
chính quyền Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến
việc thực thi Luật Cạnh tranh, JFTC mới dần
dần khẳng định được vị thế của mình. Sau
ba lần cải cách vào thập kỷ 70, 90 và đặc
biệt là sau những cải cách của Thủ tướng
Koizumi từ năm 2005, các vụ việc vi phạm
pháp luật cạnh tranh được phát hiện và xử lý
ngày càng gia tăng31. Cho đến nay, JFTC đã
phát huy được vai trò là một cơ quan đảm
bảo thực thi pháp luật cạnh tranh và bảo vệ
tính cạnh tranh trong nền kinh tế ở Nhật Bản.
29 Xem Harry First, 'Antitrust Enforcement in Japan', tr.178 .
30 Xem Harry First, sđd tr. 99.
31 Tran Thi Quang Hong, tlđd.
32 Các nhiệm vụ được giao cho Cục này bao gồm: (i) Soạn thảo các văn bản pháp luật điều chỉnh các hành vi tập trung
kinh tế và các văn bản, tài liệu hướng dẫn; (ii) Đánh giá trên cơ sở pháp luật các trường hợp tập trung kinh tế ở góc độ
cạnh tranh; tư vấn ở góc độ tác động cạnh tranh và xem xét hồ sơ thông báo đối với các trường hợp tập trung kinh tế;
thực hiện các cuộc điều trần, tiến hành điều tra và đánh giá; (iii) Tiếp nhận thông tin từ các cơ quan thực thi luật cạnh
tranh về các trường hợp tập trung kinh tế và tiến hành điều tra các trường hợp tập trung kinh tế được thông tin, điều tra
và xử lý các trường hợp vi phạm; (iv) Chịu trách nhiệm điều tra các vụ việc độc quyền ngoại thương và tiến hành các
biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại; (v) Hướng dẫn doanh nghiệp trong nước khi tham gia các thủ tục tố tụng
cạnh tranh ở nước ngoài; (vi) Tổ chức tham vấn và đàm phán về các điều khoản liên quan đến cạnh tranh trong các điều
ước song phương và đa phương; (vii) Thực hiện các hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế về chính sách cạnh tranh song
phương và đa phương; (viii) Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban chống độc quyền thuộc Quốc vụ viện; và (ix)
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. Xem
33 Cục này chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật hành chính về giám sát và thanh tra về giá; hướng
dẫn và tổ chức các hoạt động giám sát và thanh tra về giá; xử lý các vụ việc liên quan đến giá cả hàng hoá, dịch vụ và
thu phí vi phạm các quy định pháp luật về giá do các cơ quan cấp trung ương ban hành; xử lý các hành vi độc quyền về
giá và xem xét lại các vụ việc cũng như các khiếu nại liên quan đến việc xử phạt các hành vi vi phạm về giá.
Xem
3. Cơ quan quản lý cạnh tranh của
Trung Quốc
Luật Chống độc quyền của Trung
Quốc được ban hành năm 2007, có hiệu lực
vào năm 2008. Sau khi Luật có hiệu lực,
Quốc vụ viện xác định ba cơ quan có thẩm
quyền thực thi Luật này là Bộ Thương mại
(MOFCOM), Uỷ ban Phát triển và Cải cách
quốc gia (NDRC) và Tổng cục Công nghiệp
và Thương mại (SAIC). Thẩm quyền của
các cơ quan này được phân định như sau:
MOFCOM có trách nhiệm kiểm soát các
hoạt động tập trung kinh tế ở góc độ cạnh
tranh, NDRC có trách nhiệm xem xét và
xử lý các hành vi thoả thuận độc quyền liên
quan tới giá, hành vi lạm dụng độc quyền
hành chính, SAIC có trách nhiệm xử lý các
vụ việc cạnh tranh khác nằm ngoài thẩm
quyền của MOFCOM và NDRC. Như vậy,
khác với mô hình hai cơ quan cạnh tranh
song song của Hoa Kỳ, ba cơ quan cạnh
tranh của Trung Quốc có sự phân định rõ
ràng về thẩm quyền.
Tất cả các cơ quan quản lý cạnh tranh
của Trung Quốc đều là những cơ quan cấp
bộ thực thi các chức năng quản lý nhà nước
trên nhiều lĩnh vực. Mỗi cơ quan này đều
thành lập một bộ phận quản lý và thực thi
pháp luật cạnh tranh. MOFCOM có Cục
Chống độc quyền32. Tại NDRC, nhiệm vụ về
quản lý cạnh tranh được giao cho Cục Quản
lý giá và chống độc quyền33. Tương tự như
MOFCOM và NDRC, SAIC có Cục Phòng
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
116 Số 3+4 (355+356) T02/2018
chống độc quyền và cạnh tranh không lành
mạnh để thực thi các nhiệm vụ về quản lý
cạnh tranh34. Khác MOFCOM, NDRC và
SAIC có thể phân cấp một phần nhiệm vụ
về quản lý cạnh tranh của mình cho cơ quan
cấp tỉnh.
Như vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh ở
Trung Quốc được tổ chức theo mô hình phân
tán, các nhiệm vụ khác nhau được giao cho
các cơ quan khác nhau thực hiện trên cơ sở
mối liên hệ với chức năng, nhiệm vụ mà cơ
quan đó đang đảm nhận. Mỗi cơ quan, ngoài
trách nhiệm tham gia xây dựng và thực thi
pháp luật cạnh tranh, còn thực thi hoạt động
quản lý nhà nước trong những lĩnh vực kinh
tế khác. Cụ thể, MOFCOM được giao thực
hiện nhiệm vụ quản lý đối với 16 lĩnh vực35,
NDRC được giao 14 lĩnh vực36 và SAIC
cũng được giao 14 lĩnh vực37. Thực thi pháp
luật cạnh tranh chỉ chiếm một phần trong
thẩm quyền tương đối rộng của các cơ quan
này. Trong ba cơ quan, MOFCOM đóng vai
trò chủ đạo trong xây dựng và thực thi pháp
luật cạnh tranh.
Điểm ưu việt của mô hình phân tán
này là việc thực thi Luật Chống độc quyền
không tạo ra những thay đổi lớn về mặt tổ
chức. Việc giao bổ sung nhiệm vụ bảo vệ
cạnh tranh liên quan đến công việc cơ quan
đó đang đảm nhiệm cho phép phát huy
chuyên môn và kinh nghiệm, thẩm quyền
cũng như các mối quan hệ công tác sẵn có,
từ đó đảm bảo khả năng tác động. Đồng thời,
ba cơ quan được giao nhiệm vụ cùng thực
thi một đạo luật tạo cơ sở cần thiết để liên
kết và phối hợp, cho phép tận dụng được thế
mạnh của các cơ quan và từ đó thúc đẩy việc
thực thi Luật Chống độc quyền trên thực tế.
34 Cục này có trách nhiệm đề xuất các biện pháp cụ thể để chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, thi hành pháp
luật về chống độc quyền, điều tra các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, hối lộ trong kinh doanh và các vi
phạm pháp luật khác trong lĩnh vực kinh tế và giám sát việc xử lý các trường hợp vi phạm lớn và/hoặc nghiêm trọng.
Xem
35
36
37
Tuy nhiên, tính rủi ro của mô hình
phân tán này là các nhiệm vụ liên quan đến
quản lý cạnh tranh có thể bị xao lãng nếu
nguồn lực (kinh phí, thời gian và con người)
được ưu tiên cho các nhiệm vụ khác. Việc
thực thi pháp luật giữa các cơ quan có thể
không đồng bộ do năng lực chuyên môn,
quan điểm và mối quan tâm của các cơ quan
có thể không đồng nhất.
Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa
mô hình tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh
ở Trung Quốc với mô hình cơ quan quản lý
cạnh tranh ở hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật
Bản không phải là tính phân tán mà là vị trí
của nó trong bộ máy nhà nước. Cả ba cơ
quan được giao thực thi pháp luật cạnh tranh
đều là những cơ quan trực thuộc Quốc vụ
viện, tức là không có vị trí độc lập. Do vậy,
việc thi hành pháp luật cạnh tranh phụ thuộc
vào ý chí chính trị và quyết tâm hành động
của Chính phủ trong vấn đề bảo vệ cạnh
tranh cũng như quan điểm của Chính phủ
trong trường hợp có xung đột giữa chính
sách cạnh tranh với yêu cầu bảo vệ một số
ngành công nghiệp hoặc chính sách đối với
các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước.
Cách thức tổ chức cơ quan quản lý
cạnh tranh ở Trung Quốc đã có tác động
mạnh mẽ đến thực tế thực thi Luật Chống
độc quyền ở quốc gia này. Điều này trước
hết thể hiện ở việc thực thi Luật không đồng
đều giữa các lĩnh vực. Trong khoảng 5 năm
đầu sau khi Luật Chống độc quyền mới
được ban hành, các hoạt động thực thi luật
chủ yếu là đối với các hoạt động tập trung
kinh tế do MOFCOM thực hiện. Theo tổng
kết, chỉ đến hết quý 2 năm 2015, MOFCOM
đã xem xét 1.143 hồ sơ tập trung kinh tế, và
điều tra nhiều trường hợp vi phạm nghĩa vụ
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
117Số 3+4 (355+356) T02/2018
thông báo tập trung kinh tế38. Riêng trong
năm 2016, MOFCOM tiếp nhận 378 hồ sơ,
xem xét 360 hồ sơ và kết thúc 395 hồ sơ
(tính cả các hồ sơ tiếp nhận từ những năm
trước). Trên thực tế, MOFCOM đang được
coi là một trong những cơ quan kiểm soát
tập trung kinh tế có quyền lực hàng đầu trên
thế giới, bên cạnh các cơ quan kiểm soát tập
trung kinh tế của Hoa Kỳ và Liên minh châu
Âu39. Trong khi đó, trong những năm đầu,
có rất ít các vụ việc kiểm soát các hành vi
vi phạm pháp luật cạnh tranh được NDRC
và SAIC thực hiện. Chỉ từ năm 2013, các
cơ quan này mới bắt đầu có những hành
động tích cực để thi hành Luật Chống độc
quyền40. Từ năm 2013 đến 2015, NDRC đã
xử lý nhiều vụ việc về cạnh tranh với tổng
số tiền phạt lên đến trên 100 triệu nhân dân
tệ. Đáng chú ý nhất trong số đó là trường
hợp của Công ty Qualcomm bị tuyên bố là
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thiết bị
phát tín hiệu truyền thông không dây và bị
áp dụng mức phạt 8% tổng doanh thu. SAIC
là cơ quan có số lượng vụ việc xử lý khiêm
tốn nhất so với MOFCOM và NDRC. Tính
đến tháng 10 năm 2015, SAIC đã điều tra
khoảng 43 trường hợp và trong đó có khoảng
20 vụ việc đã được công khai kết quả trên
website của cơ quan này. Trong năm 2016,
cả NDRC và SAIC đều gây được sự chú
ý của công luận khi xử lý các vụ việc liên
quan đến Medtronic, SAIC General Motor
và Teltra Pak41.
38 China'a Antimonopoly Law: The Story So Far and What's next? (September 2015) Freshfields Bruckhaus Deringer
LLP <file://ad.monash.edu/home/User066/thitran/Documents/My%20project/5.China%20material/China%20AML/
CN%20AML%20-%20The%20story%20so%20far%20and%20what's%20next.pdf>.
39 Fei Deng và Yizhe Zhang, Bài phỏng vấn Shang Ming, Cục trưởng Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Thương mại Trung
Quốc, tháng 4/2014. <
trvw_4_8f.authcheckdam.pdf>.
40 Editorial Board, China’s Anti-Monopoly Law: No Longer Just Merger Control? (1 August 2013) Orrick, Herrington & Sutcliffe
LLP .
41 Xem Davis Polk, China Antitrust Review 2016, tại https://www.davispolk.com/files/2017-01-25_china_antitrust_re-
view_2016.pdf
42 Trong lĩnh vực cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh của một quốc gia có thể thực thi quyền tài phán đối với doanh nghiệp
có quốc tịch nước ngoài và hành vi được thực hiện ở nước ngoài với điều kiện doanh nghiệp có hiện diện thương mại
đáng kể trên lãnh thổ của quốc gia đó.
43 Xem Wentong Zheng, 'Transplanting Antitrust in China: Economic Transition, Market Structure, and State Control'
(2011) 32(2) University of Pennsylvania Journal of International Law tr. 643.
44 Xem Xiaoye Wang, 'The Implementation of China's Anti-Monopoly Law- Achievements and Challenges' (Bài trình bày
tại Hội thảo về kinh tế học và cạnh tranh thường niên lần thứ 13, Đại học Nam Úc, Adelaide, 23-24/10/2015).
Điều đáng chú ý là, mặc dù Luật
Chống độc quyền Trung Quốc không loại
trừ doanh nghiệp nhà nước, nhưng trong các
đối tượng được kiểm soát bởi MOFCOM,
NDRC và SAIC hầu như vắng bóng các
doanh nghiệp nhà nước. Các vụ việc tập
trung bị MOFCOM áp đặt điều kiện bổ
sung hoặc cấm đều có liên quan đến doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc là các
vụ việc được thực hiện ngoài lãnh thổ Trung
Quốc42. Điều này trái ngược với một thực tế
là trong giai đoạn cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước, rất nhiều các doanh nghiệp nhà
nước đã thực hiện tập trung kinh tế với giá
trị giao dịch rất lớn, đặc biệt là trong các
lĩnh vực hàng không và viễn thông43. Trong
các lĩnh vực khác, ngay từ cuối năm 2011,
NDRC đã công bố trên truyền hình quốc
gia sẽ điều tra China Telecom và China
Unicon là hai doanh nghiệp nhà nước lớn
trong lĩnh vực viễn thông do bị nghi ngờ có
hành vi chèn ép đối thủ cạnh tranh trên thị
trường băng thông rộng. Tuy nhiên, chỉ một
tháng sau, China Telecom và China Unicon
đã tuyên bố một chương trình cải cách và
đề nghị NDRC ngừng điều tra. NDRC sau
đó chỉ thông tin rằng, họ vẫn tiếp tục giám
sát hai nhà mạng khổng lồ này, tuy nhiên
không có hành động nào thực sự cụ thể44.
Những sự việc này làm dấy lên nghi ngờ về
sự can thiệp về mặt chính trị trong thực thi
Luật Chống độc quyền của Trung Quốc, đặc
biệt là khi các cơ quan quản lý cạnh tranh là
những cơ quan thuộc chính phủ.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
118 Số 3+4 (355+356) T02/2018
4. Một số nhận định từ mô hình cơ quan
quản lý cạnh tranh ở ba quốc gia và
những gợi ý cho Việt Nam
Từ mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh ở ba quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Trung Quốc, có thể rút ra những nhận định
sau đây:
Thứ nhất, khi pháp luật cạnh tranh của
các quốc gia được xây dựng với những nội
dung cơ bản tương tự nhau thì chính cơ quan
quản lý cạnh tranh sẽ là yếu tố quyết định
tính hiệu lực và hiệu quả trong việc bảo vệ
thị trường cạnh tranh ở các quốc gia.
Thứ hai, các quốc gia có lựa chọn
khác nhau về mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh: tập trung hoặc phân tán, độc lập với
chính phủ hoặc thuộc chính phủ. Nếu như
sự lựa chọn mô hình tập trung hay phân tán
nghiêng nhiều hơn về khía cạnh kỹ thuật
thì việc lựa chọn mô hình độc lập hoặc trực
thuộc chính phủ có mối liên hệ chặt chẽ với
cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và quan
điểm về cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Thứ ba, mô hình cơ quan quản lý cạnh
tranh độc lập tỏ ra có hiệu quả cao hơn trong
việc thực hiện bảo vệ tính cạnh tranh của nền
kinh tế. Đối với cơ quan cạnh tranh thuộc
chính phủ, việc thực hiện mục tiêu bảo vệ
cạnh tranh sẽ được cân nhắc trong mối liên
hệ với các lợi ích kinh tế khác và không phải
lúc nào mục tiêu bảo vệ cạnh tranh cũng
được ưu tiên.
Thứ tư, ngay cả khi cơ quan cạnh
tranh có tính độc lập thì việc có sự ủng hộ
về mặt chính trị vẫn là hết sức quan trọng để
cơ quan cạnh tranh có thể thực sự phát huy
được vai trò của mình.
Ở Việt Nam, cơ quan quản lý cạnh
tranh là Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc
Bộ Công thương, được thành lập theo Luật
Cạnh tranh năm 2004, tức là có mô hình
tương tự như cơ quan quản lý cạnh tranh của
45 Xem Phùng Văn Thành, Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh năm 2004 - Những hạn chế, bất cập và định hướng sửa đổi,
hoàn thiện; Đặc san Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học Pháp lý, số 3/2017.
Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với mô hình
cơ quan quản lý cạnh tranh của Trung Quốc,
ở Việt Nam, các thủ tục tố tụng cạnh tranh
được thực hiện bởi Hội đồng Cạnh tranh do
Thủ tướng Chính phủ thành lập, thể hiện
một phần ảnh hưởng của mô hình FTC ở
Hoa Kỳ và JFTC ở Nhật Bản. Mặc dù có sự
ảnh hưởng này nhưng Hội đồng Cạnh tranh
của Việt Nam không hoàn toàn giống với cơ
quan quản lý cạnh tranh ở Nhật Bản và Hoa
Kỳ, bởi các thành viên của Hội đồng thực
chất là đại diện của các bộ ngành và làm việc
bán chuyên trách, và bộ máy thường trực
của Hội đồng lại chính là Cục Quản lý cạnh
tranh. Với mô hình này, trong hơn 10 năm
thực thi Luật Canh tranh, cơ quan quản lý
cạnh tranh của Việt Nam không tạo ra được
nhiều tiếng vang trong thực thi pháp luật về
cạnh tranh. Các hoạt động chủ yếu mà cơ
quan này tiến hành là xây dựng các văn bản,
tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh.
Số lượng vụ việc thực tế được xử lý rất ít
ỏi45. Với thực tế như trên, việc hoàn thiện
tổ chức nhằm nâng cao vai trò của cơ quan
quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một yêu
cầu hết sức quan trọng trong quá trình sửa
đổi Luật Cạnh tranh.
Hiện nay, còn nhiều ý kiến xunh quanh
việc tổ chức một cơ quan cạnh tranh độc lập
hay trực thuộc Chính phủ. Về vấn đề này,
chúng tôi cho rằng, ngay từ khi thành lập cơ
quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh
năm 2004, ý tưởng về một cơ quan quản lý
cạnh tranh độc lập đã được manh nha hình
thành trong mô hình Hội đồng Cạnh tranh
tiến hành các thủ tục tố tụng cạnh tranh. Với
tiền đề này, việc hoàn thiện mô hình cơ quan
quản lý cạnh tranh của Việt Nam có thể đi từ
việc khắc phục các điểm yếu của Hội đồng
Cạnh tranh là tính kiêm nhiệm và tính phụ
thuộc với các Bộ ngành. Thành viên Hội
đồng Cạnh tranh bắt buộc phải là những
người có chuyên môn sâu và trong nhiệm kỳ
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
119Số 3+4 (355+356) T02/2018
phải làm việc chuyên trách, như vậy sẽ đảm
bảo tính chuyên nghiệp và hoạt động thường
xuyên của Hội đồng. Vấn đề tách cơ quan
cạnh tranh khỏi nội các như Hoa Kỳ và Nhật
Bản có thể không phù hợp ở Việt Nam bởi
cũng giống như Trung Quốc, tính thống nhất
trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
được đảm bảo bởi sự lãnh đạo thống nhất
của một đảng cầm quyền. Giữa các cơ quan
nhà nước không đặt ra sự đối chọi về quyền
lực. Do vậy, thiết lập một cơ quan có vị trí
pháp lý ngang bằng với các Bộ để xử lý các
hành vi phạm cạnh tranh là phù hợp. Hơn
nữa, như đã phân tích trên, việc thực thi có
hiệu quả pháp luật cạnh tranh đòi hỏi sự hỗ
trợ rất lớn về mặt chính trị. Việc đặt cơ quan
quản lý cạnh tranh dưới sự chỉ đạo của Thủ
tướng và độc lập với các bộ, ngành vừa cho
phép cơ quan quản lý cạnh tranh có cái nhìn
độc lập trong việc theo đuổi các mục tiêu về
bảo vệ cạnh tranh, vừa có thể phát huy vai
trò của Thủ tướng với tư cách là người đứng
đầu cơ quan điều hành nền kinh tế và có thể
cân đối lợi ích bảo vệ cạnh tranh với các lợi
ích phát triển kinh tế chung của Việt Nam■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật về Uỷ ban thương mại Hoa Kỳ năm 1914
2. Luật Chống độc quyền Nhật Bản năm 1947.
3. Luật Chống độc quyền Trung Quốc năm 2007
4. Todd N Hutchison, Understanding the Differences Between the DOJ and the FTC, American Bar
Association.
5. Theodore Voorhees Jr, 'The Political Hand in American Antitrust- Invisible, Inspirational, or Imaginary?'
(2014) 2 Antitrust Law Journal
6. William E Kovacic, 'The Quality of Appointments and the Capability of the Federal Trade Commission'
(1997) 49 Administrative Law Review
7. Paul R Verkuil, 'The Purposes and Limits of Independent Agencies' (1988) 1988(2-3) Duke Law Journal
8. James J Gosling và Marc Allen Eisner, Economics, Politics, and American Public Policy (Routledge, 2
ed, 2015)
9. Tran Thi Quang Hong, The Trajectory of Merger Regulation in Transforming Vietnam, (Monash
University 2016)
10. Mel Marquis và Shingo Seryo, 'The 2013 Amendments to Japan’s Anti-Monopoly Act: Some History
and a Preliminary Evaluation' (2014) Competition Policy International-Asia Antitrust Furum.
11. Masako Wakui, Antimonopoly Law: Competition Law and Policy in Japan (2008)
12. Harry First, 'Antitrust Enforcement in Japan'
13. Án lệ Humphrey's Ex'r v United States, 295 US 602 (1995) 623.
14. Edith Ramirez, Diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập FTC, Washington DC, 26/9/2014
15. China'a Antimonopoly Law: The Story So Far and What's next? (September 2015) Freshfields Bruckhaus
Deringer LLP
16. Fei Deng và Yizhe Zhang, Bài phỏng vấn Shang Ming, Cục trưởng Cục Chống độc quyền thuộc Bộ
Thương mại Trung Quốc, tháng 4/2014.
17. Phùng Văn Thành, Tình hình thực thi Luật Cạnh tranh năm 2004 - Những hạn chế, bất cập và định hướng
sửa đổi, hoàn thiện (Đặc san Thông tin khoa học Pháp lý, Viện Khoa học Pháp lý, số 3/2017).
18. Xiaoye Wang, 'The Implementation of China's Anti-Monopoly Law- Achievements and Challenges'
(Bài trình bày tại Hội thảo về kinh tế học và cạnh tranh thường niên lần thứ 13, Đại học Nam Úc, Adelaide,
23-24/10/2015).
19. Ban Biên tập, China’s Anti-Monopoly Law: No Longer Just Merger Control? (1/8/2013) Orrick,
Herrington & Sutcliffe LLP<
longer-just-merger-control/>
20. Masako Wakui, Antimonopoly Law: Competition Law and Policy in Japan (2008)
21. Wentong Zheng, ‘Transplanting Antitrust in China: Economic Transition, Market Structure, and State
Control' (2011) 32(2) University of Pennsylvania Journal of International Law.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
120 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_quan_quan_ly_canh_tranh_o_hoa_ky_nhat_nan_trung_quoc_va_n.pdf