Nâng cao tự giác thực hiện luật thuế
tài sản
Để đạt được hiệu quả và hướng tới phát triển
lâu dài và ổn định của thuế tài sản, chỉ quan tâm
đến xây dựng hệ thống thu thuế thôi chưa đủ, mà
cần phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng trong việc
sử dụng nguồn thu từ thuế tài sản. Cần phải làm
rõ quyền lợi của những người đóng thuế tài sản,
có như vậy thì họ mới đóng thuế. Với mục đích
chính của thuế tài sản đó là để tài trợ cho các chi
tiêu công, trở thành nguồn lực dài hạn cho quốc
gia và địa phương sử dụng, việc xây dựng kế
hoạch sử dụng nguồn thu từ thuế tài sản cần phải
có lộ trình dài hạn, thống nhất trong chính sách
phát triển chung của địa phương và cả nước.
Thuế tài sản là loại thuế trực thu, có ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của hầu hết mọi tầng lớp
nhân dân. Vì thế, để đạt được tỷ lệ tự nguyện
tuân thủ cao đối với luật thuế tài sản trong xã
hội, điều quan trọng nhất đó là làm rõ quyền lợi
của những người đóng thuế tài sản. Bên cạnh
việc xây dựng thuế đơn giản dễ hiểu cho người
nộp thuế, cần phải mở rộng và đa đạng hóa các
hình thức tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu
biết về chính sách thuế của đông đảo các tầng
lớp dân cư, qua đó làm cho mọi người thấy rõ
trách nhiệm, và quyền lợi của mình trong việc
thực thi luật thuế tài sản, nâng cao tính tự giác
thực hiện nghĩa vụ thuế tài sản.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý thuyết để cải cách thuế tài sản ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ CẢI CÁCH
THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Trần Phước*, Phạm Thị Kim Ánh**
TÓM TẮT
Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để tạo nguồn thu cho ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô
và đảm bảo công bằng xã hội. Thuế trong nền kinh tế thị trường luôn được các quốc gia quan tâm
nghiên cứu, hoàn thiện. Trong cơ cấu hệ thống thuế hiện nay bao gồm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập
và thuế tài sản thì thuế tài sản ngày càng được quan tâm bởi lẽ loại thuế này có số thu ổn định, bền
vững, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Thuế tài sản góp phần điều tiết cung
cầu tài sản trên thị trường, tránh các hiện tượng đầu cơ tích trữ và góp phần điều tiết thu nhập của
các tầng lớp dân cư, hạn chế bất bình đẳng về thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
Từ khóa: Thuế tài sản, cơ sở, mô hình thuế, ngân sách.
THEORETICAL BASIS FOR PROPERTY TAX REFORM IN VIETNAM
ADSTRACT
Taxation is an important tool of the state to create revenue for the budget, stabilize the macro
economy and ensure social justice. Taxes in the market economy are always interested and researched
by countries. In the current tax system structure including consumption tax, income tax and property
tax, property taxes are increasingly concerned because this tax has a stable and sustainable revenue,
accounting for a high proportion of the total. the number of state budget revenues and property taxes
contributes to regulating the supply and demand of assets in the market, avoiding the phenomenon
of speculative stocks and contributing to regulating the income of the strata, limiting inequality in
income and social justice performance.
Key words: Property taxes, facilities, tax and budget models.
*
PGS.TS. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
** ThS. Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
1 Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. (2018, 04 17). Retrieved from Tạp chí tài chính:
chinh.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế tài sản là một loại thuế ra đời sớm
trong hệ thống thuế của đa số các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh
tế thị trường phát triển. Theo Ngân hàng Thế
giới (WB), hiện nay trên thế giới có 174/193
nước có áp dụng sắc thuế thu đối với tài sản và
các nước sử dụng các tên gọi khác nhau như:
Thuế tài sản (65 nước như Hồng Kông, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Serbia, Slovenia, Canada,
Puerto Rico, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ); Thuế
bất động sản (51 nước); Thuế đất (30 nước),
thuế sử dụng đất; thuế nhà, đất và thường là
khoản thu trong quá trình sử dụng đất 1.
Các nước sử dụng thuế tài sản như một
công cụ tài chính hữu hiệu để tĕng cường quản
lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân,
đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất
16
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đai, điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá
nhân có nhiều tài sản nhà, đất, góp phần đảm
bảo công bằng xã hội.
2. MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN CỦA MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Tại Ai Cập
Luật pháp đánh thuế trên mỗi tài sản. Các
tòa nhà công cộng được loại trừ (như các tòa nhà
chính phủ), cũng như các tòa nhà tôn giáo (nhà
thờ Hồi giáo và nhà thờ). Các gia đình sở hữu
tài sản riêng trị giá 2 triệu LE ($ 290.000) được
miễn. Các cửa hàng thương mại có giá trị thuê
hàng nĕm trên LE 1.200 không được miễn1.
2.2. Tại Ấn Độ
Thuế tài sản hoặc “thuế nhà” là thuế địa
phương đối với các tòa nhà, cùng với đất bị áp
dụng. Nó tương tự như thuế tài sản kiểu Mỹ và
khác với thuế suất của loại thuế tiêu thụ đặc biệt
ở Anh. Quyền lực thuế được trao cho các tiểu
bang và được giao cho các cơ quan địa phương,
chỉ định phương pháp định giá, tỷ lệ và quy trình
1 Barro R.J. (1991). Economic growth in across-section of countries. Quarterly, No 106.
2
Datta, A. (1992). Local Government Finances: Trends, Issues and Reforms, in Bagchi, Amaresh.
State Finances in India, 50-62.
3
The Tax Foundation. (2010, 09 28). Property Taxes on Owner-Occupied Housing by State, 2004–2009. Re-
trieved from taxfoundation.org
thu tiền. Cơ sở thuế là giá trị cho thuê hàng nĕm
hoặc xếp hạng theo khu vực. Đất trống thường
được miễn. Tài sản của chính phủ trung ương
được miễn. Thuế thường đi kèm với thuế dịch
vụ, ví dụ: thuế nước, thuế thoát nước, thuế bảo
tồn (vệ sinh), thuế chiếu sáng, tất cả đều sử dụng
cùng một cơ sở thuế. Cơ cấu tỷ lệ không thay
đổi ở các khu vực nông thôn, nhưng ở khu vực
thành thị (thành phố) có tĕng nhẹ2.
2.3. Tại Hoa Kỳ
Thuế tài sản đối với bất động sản thường
được chính quyền địa phương, ở cấp thành phố
hoặc quận quản lý. Tỷ lệ khác nhau giữa các tiểu
bang, từ khoảng 0% đến 4% giá trị cĕn nhà. Giá
trị được tạo thành từ hai thành phần giá trị cải
thiện hoặc xây dựng và giá trị đất hoặc địa điểm.
Thuế tài sản là thuế chính hỗ trợ giáo dục địa
phương, cảnh sát / phòng cháy chữa cháy, chính
quyền địa phương, một số dịch vụ y tế miễn phí
và hầu hết các cơ sở hạ tầng địa phương khác3.
Bảng 1. Thuế tài sản ở liên bang Hoa kỳ
Đối tượng chịu thuế tài sản
Tài sản cá nhân: Máy móc, thiết bị, xe máy, ô tô, máy bay, tàu
thuyền, máy tính
Bất động sản: đất đai, cao ốc, nhà cửa, bãi đậu xe, công viên,
vườn cảnh
Tài sản vô hình: Bản quyền, bằng phát minh sáng chế, thương
hiệu, nhãn hiệu, chứng khoán
Hình thức đánh thuế tài sản Trên giá trị rong của tài sản và giá thị trường
Cĕn cứ tính thuế tài sản Giá trị tính thuế của tài sản, thuế suất tỷ lệ và thuế suất lũy tiến
(Nguồn: Murphy Higgins, USA)
2.4. Tại Thái Lan
Đối tượng chịu thuế là nhà và đất (để ở, thương
mại) do các tổ chức, cá nhân sử dụng và thuộc
đối tượng tính thuế của thuế tài sản. Không tách
riêng nhà và đất khi đánh thuế. Cách tính thuế
như sau: Thuế phải nộp = Giá trị nhà, đất x thuế
suất. Trong đó, thuế suất phân biệt theo mục đích
sử dụng nhà đất: Dưới 0,5% đối với nhà đất sử
17
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
dụng cho mục đích thương mại; 1% đối với đất
không sử dụng, hoặc bỏ hoang; dưới 0,1% đối
với nhà đất sử dụng để ở; dưới 0,05% đối với nhà
đất ở nông thôn. Giá nhà đất được các địa phương
xác định và công bố 3 nĕm/lần1.
2.5. Tại Phillipines
Đối tượng chịu thuế là nhà ở, nhà kinh doanh
và đất ở, đất xây dựng công trình, đất nông
nghiệp do các tổ chức, cá nhân sử dụng, không
tách riêng nhà và đất khi đánh thuế. Giá nhà
đất do cơ quan định giá của địa phương (tỉnh,
thành phố) quy định. Việc xác định giá nhà đất
tính thuế cĕn cứ vào hai yếu tố: Giá FMV (Fair
market value, được điều tra, số liệu thống kê),
1
Tư, B. (2018, 04 17). Thuế tài sản của các nước được tính như thế nào? Retrieved from Thời báo tài chính:
là giá nhà cao nhất mà một tài sản nhà đất có
thể được mua bán trên thị trường mở, có đủ thời
gian cho người mua và bán tìm hiểu, gặp gỡ để
thỏa thuận mua bán.
Như vậy, mỗi quốc gia tùy thuộc vào mục
tiêu chính sách của mình sẽ có hệ thống chính
sách thuế thu vào tài sản khác nhau. Thuế tài
sản được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới
với nhiều tên gọi khác nhau như: Thuế bất động
sản (đánh trên nhà và/hoặc đất, thu định kỳ hàng
nĕm); Thuế chuyển nhượng tài sản (vốn, trái
phiếu, nhà, đất...); Thuế đĕng ký tài sản; Thuế
thừa kế, thuế quà tặng (đánh vào tài sản được
thừa kế hoặc được tặng biếu).
(Nguồn: Bùi Hồng Điệp, 2015)
Hình 1. Tỷ lệ thuế tài sản so với GDP của các nhóm nước (%)
(Nguồn: Bùi Hồng Điệp, 2015)
Hình 2. Tỷ lệ đóng góp từ thuế tài sản cho chi tiêu của chính quyền địa phương (%)
18
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3. THỰC TRẠNG THU THUẾ ĐỐI VỚI
TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Kết cấu nguồn thu từ thuế lệ thuộc chủ yếu
vào thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị
gia tĕng. Các sắc thuế này chiểm tỷ trọng là
35,66%, 27,59% tương ứng, tiếp theo là thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng
(Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ tài chính)
Hình 3. Kết cấu nguồn thu từ thuế giai đoạn 2003-2013 (tỷ lệ %)
So với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực
Châu Á, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản
ở Việt Nam hiện vẫn chưa chia sẻ được gánh
nặng với các loại thuế khác, sự phân bổ gánh
nặng thuế cho các khu vực và đối tượng chịu
thuế chưa thật sự hợp lý.
nhập khẩu (14,48%). Các khoản thuế liên quan
đến tài sản có tỷ lệ cực thấp như thuế sử dụng đất
nông nghiệp (0,04%) và thuế nhà đất (0,26%),
điều này cho thấy hệ thống thuế tài sản ở Việt
nam là rất thấp và chưa thật sự phát huy vai trò
chủ lực trong cơ cấu nguồn thu từ thuế.
(Nguồn: Tổng hợp từ trang thông tin điện tử Fulbright)
Hình 4. Cấu trúc nguồn thu thuế của Việt Nam so với một số
nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, giai đoạn 2000-2013 (Tỷ lệ % thuế so với GDP)
Trong kết cấu nguồn thu đối với tài sản giai
đoạn 2003-2013, thu từ tiền sử dụng đất luôn
chiếm gần như 2/3 tổng nguồn thu đối với tài
sản, lệ phí trước bạ đóng góp khoảng 15%, và
phần còn lại là các loại thu khác liên quan đến
đất. Điều đặc biệt là thuế nhà đất gần như chỉ
đóng vai trò rất nhỏ, không đáng kể.
19
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
(Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ tài chính)
Hình 5. Kết cấu nguồn thu đối với tài sản giai đoạn 2003-2013 (%)
Tương tự như vậy khi so các chỉ tiêu thu
thuế liên quan đến tài sản trên tổng thu ngân
sách trong giai đoạn này, thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế nhà đất và tiền thuế đất chiếm tỷ lệ
rất nhỏ. Ngoài ra, lệ phí trước bạ có tỷ lệ cao hơn
tương đối nhưng cũng chỉ ở mức 1.56%, thu tiền
sử dụng đất vẫn là nguồn thu cao nhất đến từ tài
sản với 6.8% tổng thu ngân sách nhà nước trong
giai đoạn này.
Bảng 2: Kết cấu nguồn thu liên quan đến tài sản so với tổng thu ngân sách (tỷ lệ %)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TB
Thuế sử dụng
đất nông nghiệp 0,10 0,07 0,06 0,04 0,03 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,03
Thuế chủ quyền
sử dụng đất 0,26 0,32 0,41 0,43 0,69 0,69 0,06 0,41
Thuế nhà đất 0,23 0,22 0,22 0,21 0,21 0,21 0,26 0,24 0,22 0,16 0,18 0,21
Tiền thuê đất 0,32 0,52 0,42 0,56 0,65 0,81 0,72 0,64 0,81 1,06 0,86 0,67
Lệ phí trước bạ 1,15 1,31 1,17 1,16 1,68 1,69 2,07 2,14 1,55 1,61 1,65 1,56
Thu tiền SDĐ 5,16 7,15 5,94 5,33 8,53 7,27 8,08 8,39 7,18 6,14 5,64 6,80
(Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ tài chính)
4. CẢI CÁCH THUẾ TÀI SẢN
4.1. Mục tiêu cải cách thuế tài sản
Thuế tài sản thích hợp nhất đối với việc tạo
nguồn thu để tài trợ cho các chi tiêu công, và
do vậy, mục đích của cải tổ thuế bất động sản
là bảo đảm việc tạo ra đủ nguồn lực dài hạn cho
chính phủ địa phương tùy nghi sử dụng. Thuế
tài sản tại các nước đang phát triển là thuế đánh
vào tài sản cố định để giúp tài trợ chính quyền
địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ và
tiện ích công cộng. Cũng giống như các loại
thuế khác, đây chỉ là “sự chuyển nhượng tiền có
tính bắt buộc từ các cá nhân, tổ chức hay các
nhóm về cho chính phủnhư là một trong các
biện pháp chính để từ đó chính phủ có thể tài trợ
cho các chi tiêu của mình”.
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4.2. Các nguyên tắc trong cải cách thuế tài
sản
- Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng
- Nguyên tắc bền vững và khả thi
- Cơ sở thuế rộng và thuế suất thấp
- Nguyên tắc đơn giản
- Độ đàn hồi ổn định
- Tính hiệu quả.
4.3. Chiến lược cải cách thuế tài sản
Theo Rosengard J. K. (2012), có 4 chiến lược
cải cách thuế tài sản chính như sau:
- Xác định cơ sở thuế
- Xác định thuế suất
- Đánh giá quản lý hành chính
- Tĕng cường thực thi luật thuế.
Theo đó, 2 chiến lược đầu tiên có thể coi là
nhân tố cơ bản trong thiết kế mô hình thuế, còn
hai chiến lược tiếp theo được coi là nhân tố cơ
bản trong thực thi mô hình thuế.
• Các nhân tố thiết kế mô hình thuế
Hai biến số tạo thành tổng nguồn thu tiềm
nĕng cho thuế tài sản là cơ sở thuế và thuế suất.
Tổng quan liên hệ giữa các biến này có thể được
thể hiện như sau:
Hình 6. Yếu tố cấu thành sắc thuế tài sản
X
Thuế suất thường có thể được phân loại theo
phương thức lũy tiến, lũy thoái hay theo tỷ lệ,
ngoài ra còn có sự đồng nhất về thuế suất trong
cả quốc gia do chính quyền trung ương quy định
hoặc đôi khi được phân quyền cho chính quyền
địa phương quy định mức thuế suất cho phù hợp
với tình hình cụ thể. Cho dù là sử dụng theo
phương pháp nào thì thuế suất gần như vẫn là
phần thuộc quy định của chính quyền và tương
đối ít vấn đề phát sinh liên quan. Xu hướng chung
trong xác định thuế suất đó là sử dụng mức thuế
suất thấp nhằm tối đa tỷ lệ tuân thủ tự nguyện của
người nộp thuế, để đạt được điều này thì áp lực
lại dồn lên việc mở rộng cơ sở tính thuế.
Cơ sở thuế tài sản được xác định bởi số lượng
tài sản được tính thuế và giá trị của số tài sản
đó. Trong đó, giá trị tài sản được xác định bởi
quá trình đánh giá tổng quan về tài sản đó cùng
với quy trình định giá tài sản dựa trên giá trị
thị trường hiện hữu của tài sản. Ngoài ra, các
trường hợp miễn giảm về thuế tài sản cũng tác
động vào phần giá trị tính thuế của tài sản đó,
thông thường là giảm đi phần nào đó. Có thể
dễ dàng nhận thấy, số lượng tài sản tính thuế
thì tương đối đơn giản và dễ xác định. Như vậy,
vấn đề còn lại để xác định cơ sở tính thuế chính
là giai đoạn đánh giá phân loại và định giá tính
thuế cho tài sản. Đây cũng chính là phần phức
tạp và dễ phát sinh vấn đề hơn cả trong thuế tài
sản. Để tối ưu hóa nguồn thu thuế thì mục tiêu
21
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
chính trong quá trình cải cách thuế tài sản đó là
tĕng thêm phạm vi cơ sở tính thuế, mở rộng loại
tài sản được áp thuế và gia tĕng hiệu quả trong
quá trình định giá tài sản tính thuế.
Bên cạnh cơ sở thuế (tax base), thuế suất
(tax rate), còn phải kể đến hình thức đánh thuế
(method): thể hiện cách thức đánh thuế dựa trên
giá trị hay thu nhập, đánh thuế hàng nĕm hoặc
đánh thuế một lần1. Tuy hình thức đánh thuế
không tác động trực tiếp vào tổng nguồn thu
tiềm nĕng của thuế tài sản, nhưng đây cũng là
một yếu tố quan trọng cần được xem xét cẩn
thận trong việc xây dựng cải cách thuế tài sản.
• Nhân tố thực thi mô hình thuế
Sau khi thiết kế mô hình thuế tài sản, bước
tiếp theo là thực hiện quản lý và thực thi luật
thuế. Trong khi việc xác định cơ sở thuế và thuế
suất sẽ giúp tính được doanh thu thuế tài sản tiềm
nĕng, thì doanh thu thuế tài sản thực tế lại phụ
thuộc vào hiệu quả của hệ thống quản lý và thực
thi mô hình thuế đã được thiết kế ở trên trong
mỗi bước thực hành luật thuế tài sản. Đa số quy
định về thuế đều nhắm vào giai đoạn quản lý và
thực thi luật thuế này. Như vậy phạm vi đáng kể
của việc cải cách thuế tài sản đó là nâng cấp hiệu
quả quản lý và thực thi thuế tài sản. Việc này có
thể được chia làm 2 giai đoạn chính:
Nâng cao mức độ toàn diện và chính xác của
cơ sở tính thuế thông qua các biện pháp đẩy
mạnh hoàn thiện chất lượng quản lý dữ liệu cơ
sở từ việc xác định tài sản, đánh giá đến định giá
tính thuế.
Nâng cao tỷ lệ thu thuế thực tế thành công
bằng cách tĕng cường thực hành hiệu quả giai
đoạn từ quyết định thu thuế, thực hành thu thuế
đến xử lý vi phạm.
1 Rosengard K, J. (1998). Property Tax Reform in Developing Countries. Kluver Academic Publishers: Boston.
2 Jay K. Rosengard. (2012). The Tax Everyone Loves to Hate: Principles of Property Tax Reform. M-RCBG
Faculty Working Paper Series, Mossavar-Rahmani Center for Business & Government.
Hình 6. Yếu tố cấu thành sắc thuế tài sản
X
Hình 7. Phương pháp cải cách theo quy trình thực thi thuế tài sản
Đa số các quốc gia đang phát triển đều tập
trung vào bước đầu tiên đó là mở rộng, cơ sở
thuế, quản lý và phát triển nguồn dữ liệu này mà
quên mất tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng thực thi các chính sác thuế tiếp sau đó.
Điều này thường dễ dẫn đến thất bại tương đối
nhanh trong việc cải cách hệ thống thuế tài sản,
vì việc này yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính
và chính trị rất lớn khi thực hiện nhưng hiệu quả
lại đến chậm trải đều trong tương lai dài2 .
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Yếu tố then chốt trong việc nâng cao hiệu quả
thực thu thuế đó là mức độ tuân thủ tự nguyện
của người nộp thuế, kết hợp với các phương án
xử phạt vi phạm hợp lý. Đây là kết quả của quá
trình hoàn thiện các dịch vụ thuế, nâng cấp cơ
sở hạ tầng thuế, chế tài xử lý tài sản vi phạm đơn
giản, hiệu quả.
4.4. Các yếu tố tác động đến thuế tài sản
Cấu trúc thuế vốn rất khác nhau giữa các nước
nhưng dưới một nền kinh tế toàn cầu và sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế nó
cũng đi đến một số điểm chung nhất định. Cấu
trúc thuế ở từng nước được phản ánh qua: tỷ lệ
thu thuế trên GDP, tỷ trọng doanh thu các sắc
thuế, và xu hướng phát triển của từng loại thuế1.
Về tỷ lệ thu thuế trên GDP: qua thống kê cho
thấy tỷ trọng thu thuế tài sản trên GDP của Việt
Nam là khá thấp (0.036% GDP) khi so với trung
bình của các nước đang phát triển trong khu vực
châu Á (2% GDP)2.
Về tỷ trọng doanh thu các sắc thuế: tỷ trọng
của thuế tài sản (cụ thể hơn là thuế đối với bất
động sản) hiện nay ở Việt Nam là thấp hơn rất
nhiều so với các loại thuế đang chiếm vị trí cơ
bản khác như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tĕng,
và thuế xuất nhập khẩu.
Về xu hướng phát triển của từng loại thuế:
theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về việc tái cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà
nước, xu hướng tương lại là tĕng cường hơn nữa
vai trò của thuế trực thu, trong đó có thuế sử dụng
đất. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu thu
thuế sắp tới đó là gia tĕng vai trò của thuế tài sản,
giảm gánh nặng cho các loại thuế khác.
Ngoài ra, trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam cũng
tham gia các khối quốc gia liên kết về kinh tế
chính trị, ký kết các hiệp định hợp tác thương
mại như ASEAN (1995), APEC (1989), và
WTO (2007). Trong đó, có rất nhiều các cam
kết về quốc tế liên quan đến chính sách thuế
tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh thúc đẩy hợp tác
quốc tế, ví dụ như hiệp định thương mại Việt
Mỹ (2000), các hiệp định kinh tế và thương
mại song phương và đa phương với các nước.
Như vậy, việc xây dựng cơ cấu thuế cũng không
tránh khỏi tác động của các cam kết quốc tế có
liên quan đến chính sách thuế này. Mặc dù các
hiệp định và cam kết quốc tế chủ yếu nhắm vào
thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập, nhưng
việc điều chỉnh các loại thuế trên cũng có tác
động đến tổng cơ cấu thuế nói chung và thuế tài
sản nói riêng.
1 Nguyễn Thị Thùy Dương. (2010). Việt Nam với cam kết cắt giảm thuế quan. Kinh tế và Phát triển, 33-35.
2 Viện Chiến lược và Chính sách tài chính. (2018, 04 17). Retrieved from Tạp chí tài chính:
chinh.vn
Hình 8. Nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cơ cấu thuế
Những cam kết về thuế của Việt Nam:
Nghĩa vụ với các cam kết trong khối ASEAN:
đầu tiên Việt nam cần phải thực hiện các cam
kết liên quan trong ASEAN- AFTA. Đồng thời,
Việt Nam cũng cần tuân thủ các quy định liên
quan trong các cam kết ASEAN đã ký kết với
các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Ấn Độ.
23
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
Đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Cam kết cắt giảm thuế quan 9 Mức cam kết
chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức
trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức
thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện
hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần
trung bình 5 - 7 nĕm1.
5. GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THUẾ TÀI SẢN
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1. Luật thuế phải đúng đối tượng và có
cĕn cứ thuế phù hợp
Cĕn cứ tính thuế được cấu thành từ cơ sở thuế
và thuế suất, cả hai yếu tố này đều cần phải đảm
bảo được tính đơn gian, dễ hiểu và dễ triển khai
áp dụng. Đồng thời cần phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội hiện tại của Việt Nam, chủ trương
chính sách của Chính phủ và các thông lệ quốc
tế liên quan. Ngoài ra, cần xem xét đến khả nĕng
của người nộp thuế, tránh hiện tượng đánh thuế
quá cao, dẫn đến tỷ lệ trốn tránh thuế cao, không
đảm bảo nguồn thu đầy đủ và ổn định. Mức thuế
cần nộp phải tương ứng với các yếu tố cụ thể của
đối tượng chịu thuế như: nguồn thu nhập, mức
đóng góp, lợi ích và chi phí liên quan đến mức
thuế tài sản mà đối tượng chịu thuế đó phải nộp.
Theo dự thảo luật thuế tài sản hiện nay,
phương pháp định giá tài sản vẫn được ưu tiên
cho lựa chọn phân quyền về cho ủy ban nhân
dân địa phương quản lý. Mặc dù phương án này
có điểm mạnh là dễ thực thi, quản lý nhưng lại
dễ nảy sinh bất cập trong quá trình thực hiện.
Cần hướng đến định giá tài sản theo thị trường
vì đây là phương pháp tính chính xác và công
bằng nhất.
Thuế tài sản vẫn còn tương đối mới mẻ với
xã hội Việt Nam hiện nay, nên sử dụng phương
pháp đánh thuế một mức rất thấp sau đó phải
đánh thuế lũy tiến đối với người nhiều tài sản,
ưu tiên miễn giảm hoặc có quy định riêng cụ thể
cho các phân tầng mức độ sở hữu hợp lý, như
vậy sẽ giảm thiểu bất công và hướng tới mục
tiêu thực sự của việc thu thuế tài sản.
Đối với các loại tài sản khác, như các loại
phương tiện giao thông phổ biến có giá trị lớn,
cần sớm thực hiện các quy định về thuế tài sản
lên đối tượng tài sản này. Việc đánh thuế tài sản
lên các phương tiện giao thông còn giúp ích
cho việc quản lý các phương tiện này chặt chẽ
hơn, tạo tiền đề cho các chính sách bảo vệ môi
trường, bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu tài
sản, và khuyến khích sử dụng tài sản hợp lý hơn.
5.2. Hoàn thiện chất lượng hoạt động quản
lý thuế
• Nhân viên ngành thuế
Yếu tố con người trong quản lý thuế tài sản,
cụ thể là cán bộ thuế quan, chính là bộ mặt của
luật thuế tài sản, cũng như các loại thuế khác.
Cần phải tích cực thực hiện đào tạo cán bộ công
chức thuế thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ,
am hiểu quy trình quản lý thu thuế tài sản.
Ngoài ra, không được xem nhẹ vấn đề bồi
dưỡng đạo đức, phong cách làm việc của cán
bộ thuế, đề phòng và kiên quyết đẩy lùi tệ nạn
quan liêu, hối lộ trong quản lý thuế. Đồng thời
cần xây dung chế tài xử lý vi phạm nghiêm
minh đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề
nghiệp trong quá trình quản lý thuế của cán bộ
chuyên trách.
• Hiện đại hóa công nghệ trong quản lý thuế
Cùng với quá trình phát triển của cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 trong thời kỳ hiện nay. Ứng
dụng công nghệ là chìa khóa để giải quyết rất
nhiều vấn đề trong quản lý của nhiều lĩnh vực.
Việc xem xét đẩy mạnh cải cách công nghệ quản
lý thuế là hết sức cần thiết, đặc biệt với đặc tính
dữ liệu lớn của thuế tài sản, cụ thể trong các vấn
đề như sau:
Tĕng cường cơ sở vật chất đối với bộ phận
tổ chức thu thuế tài sản tại cơ quan thu thuế.
Đảm bảo đầy đủ phương tiện, thiết bị cho cán bộ
1 Nguyễn Thị Thùy Dương. (2010). Việt Nam với cam kết cắt giảm thuế quan. Kinh tế và Phát triển, 33-35.
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thuế làm việc với người nộp thuế, hướng tới xây
dựng cơ quan thuế vĕn minh, lịch sự.
Xây dựng hệ thống quản lý đất bằng mã số,
lô đất theo bản đồ địa chính
Cập nhật theo dõi những biến động và thay
đổi về tình trạng sử dụng đối với các loại tài sản
lớn cần đến sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
như đất đai.
Hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống quản
lý thuế tài sản trên mạng vi tính, tạo tính thống
nhất trong hệ thống.
• Hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành liên
quan
Trong quá trình thực thi chính sách thuế tài
sản, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan với
cơ quan quản lý thuế chủ lực đóng vai trò then
chốt. Đặc biệt trong các hoạt động như xác định
giá tính thuế, thống kê kê khai và quản lý tài sản,
cần phải đề cao sự cân bằng giữa tính hiệu quả
và công bằng trong việc thực thi các chính sách
của thuế tài sản trong điều kiện thực tế.
Thuế tài sản không thể tách rời với các loại
thuế khác trong tổng thể hệ thống thuế, nên cần
phải có sự liên kết đồng bộ trong việc triển khai
thuế tài sản với các loại thuế sắc khác nói riêng
cũng nhưng giữa thuế tài sản với các chủ trương
chính sách khác của Chính phủ nói chung. Để
đạt được điều này, cần phải đẩy mạnh các vấn
đề cụ thể như sau:
Sự chủ động và quyết tâm cao từ phía Chính
phủ trong việc cải cách thuế tài sản.
Thực hiện điều tra, khảo sát thận trọng, đảm
bảo tính khách quan, toàn diện và tiếp thu ý kiến
đóng góp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau,
nâng cao tính khả thi của luật thuế.
Đẩy mạnh quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu
về tình trạng sử dụng quỹ đất, việc này cần có sự
phối hợp giữa nhiều cơ quan chuyên trách ở các
bậc khác nhau đồng thời.
Quy định rõ ràng trách nhiệm cho các cấp
chính quyền có liên quan trong bộ máy quản lý
thuế tài sản.
Các vĕn bản luật tài sản cần đảm bảo tính
đồng bộ, nhất quán quan điểm với các chính
sách thuế chung.
5.3. Nâng cao tự giác thực hiện luật thuế
tài sản
Để đạt được hiệu quả và hướng tới phát triển
lâu dài và ổn định của thuế tài sản, chỉ quan tâm
đến xây dựng hệ thống thu thuế thôi chưa đủ, mà
cần phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng trong việc
sử dụng nguồn thu từ thuế tài sản. Cần phải làm
rõ quyền lợi của những người đóng thuế tài sản,
có như vậy thì họ mới đóng thuế. Với mục đích
chính của thuế tài sản đó là để tài trợ cho các chi
tiêu công, trở thành nguồn lực dài hạn cho quốc
gia và địa phương sử dụng, việc xây dựng kế
hoạch sử dụng nguồn thu từ thuế tài sản cần phải
có lộ trình dài hạn, thống nhất trong chính sách
phát triển chung của địa phương và cả nước.
Thuế tài sản là loại thuế trực thu, có ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của hầu hết mọi tầng lớp
nhân dân. Vì thế, để đạt được tỷ lệ tự nguyện
tuân thủ cao đối với luật thuế tài sản trong xã
hội, điều quan trọng nhất đó là làm rõ quyền lợi
của những người đóng thuế tài sản. Bên cạnh
việc xây dựng thuế đơn giản dễ hiểu cho người
nộp thuế, cần phải mở rộng và đa đạng hóa các
hình thức tuyên truyền để nâng cao trình độ hiểu
biết về chính sách thuế của đông đảo các tầng
lớp dân cư, qua đó làm cho mọi người thấy rõ
trách nhiệm, và quyền lợi của mình trong việc
thực thi luật thuế tài sản, nâng cao tính tự giác
thực hiện nghĩa vụ thuế tài sản.
6. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đã
có những chuyển biến nhanh và thay đổi tích
cực, vấn đề cải cách thuế tài sản nhằm nâng tỷ
trọng thu ngân sách từ thuế tài sản, ổn định và
phát triển lành mạnh nền kinh tế, phù hợp với
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong
tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, hạn chế
khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng về tài
sản và thu nhập trong xã hội.
25
Tác động của các yếu tố Văn hóa...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
King R. G. & Rebelo S. (1990). Public policy
and economic growth:. Journal of Political
Economics, 126-150.
Barro R.J. (1991). Economic growth in
across-section of countries. Quarterly, No 106.
Datta, A. (1992). Local Government Finances:
Trends, Issues and Reforms, in Bagchi, Amaresh.
State Finances in India, 50-62.
Rosengard K, J. (1998). Property Tax Reform
in Developing Countries. Kluver Academic
Publishers: Boston.
Nguyễn Đình Chiến. (2006). Thuế tài sản và
khả nĕng áp dụng ở Việt Nam. Thuế Nhà Nước,
9-11.
Murphy Higgins. (2007). Concepts in Federal
Taxation. USA: Thomson Publishers.
Hương, N. T. (2009). Hoàn thiện pháp luật
thuế tài sản ở Việt Nam. Tạp chí luật học, 39-44.
Nguyễn Thị Thùy Dương. (2010). Việt Nam
với cam kết cắt giảm thuế quan. Kinh tế và Phát
triển, 33-35.
The Tax Foundation. (2010, 09 28). Property
Taxes on Owner-Occupied Housing by State, 2004–
2009. Retrieved from taxfoundation.org
Jay K. Rosengard. (2012). The Tax Everyone
Loves to Hate: Principles of Property Tax
Reform. M-RCBG Faculty Working Paper
Series, Mossavar-Rahmani Center for Business
& Government.
Fulbright. (2014, 04 12). Tài chính công.
Retrieved from Trang thông tin điện tử Fulbright:
Bùi Hồng Diệp. (2015). Xây dựng mô hình
thuế tài sản ở Việt Nam. Hà Nội: Trường đại học
bách khoa Hà Nội.
Finance ministry. (2017, 01 27). Economy
– Business – Ahram Online. Retrieved from
Egypt’s amended property tax law to take effect
in July: english.ahram.org.
Tư, B. (2018, 04 17). Thuế tài sản của các
nước được tính như thế nào? Retrieved from
Thời báo tài chính:
nam.vn/
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
(2018, 04 17). Retrieved from Tạp chí tài chính:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_ly_thuyet_de_cai_cach_thue_tai_san_o_viet_nam.pdf