Thứ ba, cho dù đều áp dụng cơ chế thị trường
hoặc hướng tới cơ chế thị trường trong việc định
giá than nhưng cách thực hiện ở các nước khác
nhau cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phát
triển thị trường ở mỗi nước. Úc là nước điển hình
có thị trường than phát triển cao với sàn giao dịch
điện tử Newcastle. Tại Úc, ngoài các hình thức giá
thoả thuận theo truyền thống trực tiếp giữa người
bán và người mua, đã hình thành giá giao ngay, các
sản phẩm giá tương lai, phái sinh (giao dịch
giấy/tài chính đối với than). Điều cần nhấn mạnh
là các giao dịch truyền thống ngày càng lấy giá giao
ngay làm cơ sở để thanh toán giữa các bên.
Indonexia tuy chưa có sàn giao dịch điện tử nhưng
cũng lấy chỉ số giá của các sàn giao dịch nước
ngoài làm cơ sở xác định giá tham chiếu. Trung
Quốc tuy đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế
thị trường đối với than nhưng vẫn còn sự can
thiệp của Nhà nước trong việc gắn giá than với giá
điện, các ràng buộc về xuất nhập khẩu (gián tiếp
tác động đến giá than). Thị trường than Nam Phi
vận hành tương tự thị trường than Úc nhưng điểm
rất đáng lưu ý là sự phân biệt thị trường than xuất
khẩu, thị trường than cho điện, và thị trường than
cho các hộ tiêu thụ khác.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Coal pricing mechanism of some countries in the world and lessons learned for Viet Nam national coal – mineral industries holding corporation limited, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 61, Issue 5 (2020) 60 - 67
Coal pricing mechanism of some countries in the world and lessons learned for Vietnam national Coal – Mineral industries holding corporation limited Tan Cong Nguyen 1,*, Ha Thu Thi Luu 2, Bich Thi Dong 2
1 Vinacomin Industry investment consulting joint stock company, Hanoi, Vietnam
2 Faculty of Economics and Business Administration, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam
ARTICLE INFO ABSTRACT
Article history: Received 10th Aug. 2020 Accepted 03rd Sept. 2020 Available online 31st Oct. 2020
As one of the two largest coal production and trading units in Vietnam,
Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited
(Vinacomin) is still operating both under the planning mechanism and
the market mechanism. Additionally, in recent years, the group's coal
price is also being built under these mechanisms. In the context of
increasingly deep integration, fluctuating coal price and market, the
competition of imported coal is getting more and more fierce, while coal
mining conditions are increasingly difficult, the coal production and
trading still have many shortcomings, so it is necessary to have a coal
price determination mechanism accordance with the actual conditions of
the Vietnamese coal market. Therefore, in order to determine the coal
price scientifically and in association with practice, the reference to the
coal pricing mechanism in some countries around the world to draw
lessons for Vinacomin plays an important role. The content of this article
mentions the coal pricing mechanism in some countries with a large
amount of coal mining and consumption such as China, Australia, Russia,
Indonesia,... thereby giving a comprehensive view of the coal price
management, operation and construction mechanism of some coal
markets in the world and as a reference basis for Vinacomin. Copyright © 2020 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved.
Keywords: Coal mining, Coal pricing mechanism, Market economy, Vinacomin.
_____________________
*Corresponding author
E-mail: tanimcc@yahoo.com DOI: 10.46326/JMES.KTQT2020.09
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 61, Kỳ 5 (2020) 60 - 67 61
Cơ chế định giá than của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Công Tân 1, *, Lưu Thị Thu Hà 2, Đồng Thị Bích 2
1 Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp -Vinacomin, Hà Nội, Việt Nam
2 Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Quá trình: Nhận bài 10/8/2020 Chấp nhận 3/9/2020
Đăng online 31/10/2020
Với vai trò là một trong hai đơn vị sản xuất kinh doanh than lớn nhất tại Việt
Nam, hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập
đoàn TKV) vẫn đang hoạt động trong môi trường nửa theo kế hoạch hóa
nửa theo cơ chế thị trường. Theo đó, giá than của Tập đoàn trong thời gian
qua cũng đang vận hành nửa theo kế hoạch hóa nửa theo cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, giá cả và thị trường tiêu thụ
than luôn biến động, sự cạnh tranh của than nhập khẩu ngày càng gay gắt,
trong khi điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn, cơ chế sản xuất kinh
doanh than còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần có cơ chế xác định giá than một
cách phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường than Việt Nam. Do đó để
xác định giá than một cách khoa học và gắn với thực tiễn, việc tham khảo cơ
chế định giá than ở một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Tập đoàn TKV là rất cần thiết. Nội dung bài báo đề cập cơ chế
định giá than tại một số quốc gia có lượng than khai thác và tiêu thụ lớn như
Trung Quốc, Úc, Liên bang Nga, Inđônêxia,... từ đó có cái nhìn toàn diện về cơ
chế quản lý, vận hành, xây dựng giá than của một số thị trường than thế giới,
làm cơ sở tham khảo cho Tập đoàn TKV. © 2020 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa:
Cơ chế định giá than, Khai thác than, Kinh tế thị trường, Tập đoàn TKV.
1. Mở đầu Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo
cơ chế thị trường, về nguyên tắc giá than không thuộc diện Nhà nước quản lý mà được hình thành
trên cơ sở thỏa thuận giữa người sản xuất và
người sử dụng than theo nguyên tắc thị trường “thuận mua, vừa bán”. Tuy nhiên, trên thực tế, do nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước hội nhập ngày càng sâu rộng, nhưng chưa thiết lập được thể chế quản lý, vận hành đồng bộ và phù hợp, nên thời gian vừa qua các doanh nhiệp thuộc ngành than vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
trong cơ chế vận hành của thị trường than, trong
đó có cơ chế về giá than, nhất là giá than cho sản _____________________ *Tác giả liên hệ E - mail: tanimcc@yahoo.com DOI: 10.46326/JMES.KTQT2020.09
62 Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67 xuất điện liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Với vai trò là một trong hai đơn vị sản xuất kinh doanh than lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn TKV) vẫn đang hoạt động trong môi
trường nửa theo kế hoạch hóa (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hàng năm) nửa theo cơ chế thị
trường. Theo đó, giá than của Tập đoàn trong thời gian qua cũng đang vận hành nửa theo kế hoạch hóa nửa theo cơ chế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, giá cả và thị trường tiêu thụ than luôn biến động, sự cạnh tranh của than nhập khẩu ngày càng gay gắt, trong khi điều kiện
khai thác than ngày càng khó khăn cùng với chính sách thuế, phí tăng cao làm cho giá thành than tăng
cao và cơ chế sản xuất kinh doanh than còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần có cơ chế xác định giá than một cách phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường than Việt Nam. Do đó để xác định giá than một cách khoa học và gắn với thực tiễn, việc tham khảo
cơ chế định giá than ở một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn TKV là rất cần thiết. Nội dung bài báo đề cập cơ chế
định giá than tại một số quốc gia có lượng than khai thác và tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Úc, Liên
bang Nga, Inđônêxia,... từ đó có cái nhìn toàn diện về cơ chế quản lý, vận hành, xây dựng giá than của một số thị trường than thế giới, làm cơ sở tham khảo cho Tập đoàn TKV trong việc lập văn bản kê
khai giá theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định, cũng như làm cơ sở hiệp thương giá và đàm phán hợp đồng mua bán than giữa người sản xuất và người sử dụng than.
2. Chi phí làm cơ sở xác định giá than của một
số quốc gia trên thế giới
Định giá than nhiệt ở một số quốc gia trên thế giới được coi là tương đối đơn giản vì than được sử dụng cho quá trình đốt cháy có giá trị từ nhiệt
lượng ròng của than, với một số tác dụng phụ
được tạo ra do lượng chất ô nhiễm như lưu huỳnh,
nitơ,... và các hiệu ứng bất lợi của tro như natri, lưu huỳnh, xỉ tro,... Ngoài các khoản phụ phí tuỳ theo quốc gia, chi phí than giao cho khách hàng, không phân biệt các quốc gia, thường bao gồm các khoản chi phí sau: - Chi phí đầu tư khai thác, sàng tuyển, chế biến: gồm chi phí sản xuất (chi phí nhân công, vật liệu,
nhiên liệu, động lực, khấu hao), thuế tài nguyên và chi phí vốn; - Chi phí vận chuyển: vận tải đường sắt, vận tải
đường biển, vận tải đường bộ,...; - Chi phí cảng (nếu có); - Lợi nhuận biên; - Thuế và phí. Phụ phí theo quốc gia cụ thể phụ thuộc vào đặc tính của than, than trong nước hoặc nhập khẩu,
được tiêu thụ ở các quốc gia tương ứng. Ví dụ, do
đặc thù của quá trình hình thành, than ở Mỹ, Canada và châu Âu, có hàm lượng lưu huỳnh cao,
nhưng tương đối ít nitơ. Ngược lại, than ở Ấn Độ
có độ tro rất cao và có đặc tính rất khó làm sạch
(để giảm tro). Than Mỹ, Canada và châu Âu có độ
tro tương đối thấp. Than Mỹ và châu Âu dễ dàng làm sạch, còn hầu hết than Canada không được
như vậy. Do đó, hầu như mỗi quốc gia đều có cấu trúc giá riêng. Giá có ít nhất hai thành phần chi phí: thông số chất lượng than như đã nói ở trên và thông số thị trường phụ thuộc rất lớn vào nguồn gốc (nơi sản xuất) của than, môi trường và quy luật cung cầu, tương ứng (Nguyễn Công Tân, 2020).
3. Cơ chế định giá than của một số quốc gia
trên thế giới
3.1. Trung Quốc Tại Trung Quốc, giá than được thiết lập kể từ
năm 1993 và mức giá là khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng than. Trước năm 2004, có hệ thống hai giá than, giá than sử dụng cho các đơn vị ngoài
điện, được gọi là than thị trường, được xác định bởi thị trường; trong khi giá than sử dụng cho
điện, còn gọi là than điện, dựa trên cơ sở giá
hướng dẫn được thiết lập bởi Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), thường ở mức giá thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm. Các nhà sản xuất than được yêu cầu bán cho các nhà sản xuất điện lớn với giá than được kiểm soát. Tuy nhiên, do sản lượng than được sử dụng cho điện
ngày càng tăng và giá than cũng tăng lên trong khi
giá điện vẫn cố định, các nhà sản xuất điện ngày càng khó mua than và trang trải chi phí sản xuất.
Năm 2004, NDRC đã bãi bỏ giá hướng dẫn đối với than cho sản xuất điện và thiết lập các mức giá cho các cuộc đàm phán giữa các nhà sản xuất than
và các nhà máy điện. NDRC mở rộng miền/khung
Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67 63
giá than vào năm 2005. Năm 2006, NDRC đã loại bỏ hoàn toàn các mức giá than này. Với mức giá điện còn được kiểm soát và không
thay đổi, nhiều nhà máy phát điện đã không thể chịu được việc tăng chi phí nhiên liệu liên tục và phải chịu thua lỗ lớn. Vào tháng 5/2005 NDRC đã
đề xuất một cơ chế giá điện – than “cùng chuyển
động”, qua đó tăng giá điện nếu giá than tăng từ 5% trở lên trong không dưới 6 tháng và cho phép các nhà sản xuất điện chuyển tới 70% chi phí nhiên liệu tăng lên cho các công ty chuyển tải điện, và các công ty chuyển tải điện sẽ chuyển chi phí
này cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì lo ngại lạm phát, chính sách “cùng chuyển động” đã không
được thực hiện ngay cả khi các điều kiện được đáp
ứng và giá điện vẫn tiếp tục không thay đổi trong
khi giá than tăng. Điều này đã gây áp lực lớn hơn
cho các nhà máy phát điện và dẫn đến các nỗ lực vận động hành lang cho các nhà máy điện để nhận
được mức giá điện cao hơn.
Vào tháng 12 năm 2012, Hội đồng Nhà nước tuyên bố bãi bỏ hệ thống giá than hai giá. Giá than sử dụng cho điện cũng được xác định bởi thị
trường giống như giá than sử dụng cho các hộ tiêu thụ ngoài điện. Hội đồng Nhà nước điều chỉnh lại
cơ chế giá điện – than “cùng chuyển động”. Theo
cơ chế sửa đổi, giá điện sẽ được điều chỉnh nếu biến động giá than vượt quá 5% trở lên trong 12
tháng và các nhà máy điện được phép chuyển tới 90% chi phí nhiên liệu tăng lên cho các công ty chuyển tải điện thay vì 70% như ngưỡng trước đó (ZhongXiang Zhang and Ma Yinchu, 2018).
Để thực hiện cơ chế “cùng chuyển động” theo cách cởi mở và minh bạch hơn, vào tháng 12/2015, NDRC đã quy định các chi tiết vận hành
cơ chế này. Kể từ đầu năm 2016, theo chu kỳ một
năm, giá điện sẽ được điều chỉnh nếu giá than cho
điện tăng trong phạm vi 30÷150 nhân dân tệ (NDT) so với giá tham chiếu trung bình năm 2014
đối với than cho điện. Giá than càng biến động, hệ số “cùng chuyển động” càng ít. Khi giá than tăng
dưới mức 30 NDT mỗi tấn, các nhà máy điện phải chấp nhận tất cả các chi phí nhiên liệu tăng lên, còn khi giá than tăng vượt mức 150 NDT mỗi tấn, cơ chế “cùng chuyển động” cũng không được áp dụng. Cần chỉ rõ rằng cơ chế “cùng chuyển động” này không phải là cơ chế kích hoạt tự động, nghĩa là nó có thể không được thực hiện ngay cả khi các điều kiện được đáp ứng. Trên thực tế, mức tăng trung
bình giá than trong cả năm 2017 đã giảm vào đầu
năm 2018 trong phạm vi nói trên, nhưng cơ chế “cùng chuyển động” đã không được thực hiện.
Điều này có thể là do việc thực hiện cơ chế “cùng chuyển động” bằng cách tăng giá điện sẽ làm tổn hại lợi ích của những người sử dụng điện hạ nguồn
trong môi trường kinh tế kém thuận lợi trên toàn thế giới lúc bấy giờ.
3.2. Indonexia Indonexia, nhà xuất khẩu than lớn ở châu Á sau
Ấn Độ và Trung Quốc, đã đưa ra một cơ chế định giá chuẩn cho than, bao gồm cả than nhiệt kể từ tháng 2/2010 cho các nguồn cung trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Việc định giá là minh bạch và được thực hiện bằng cách sử dụng bốn chỉ số than được quốc tế chấp nhận để tạo ra giá than tham chiếu hàng tháng cho khoảng 62 loại than, bao gồm 8 loại chất lượng chuẩn (Rachit Tiwari, 2015). Tổng cục Khoáng sản và Than
(DGMC) xác định các giá chuẩn riêng cho than nhiệt, luyện kim và phẩm cấp thấp trên cơ sở hàng tháng. Giá chuẩn đối với than nhiệt được xác định bằng cách sử dụng công thức liên quan đến giá than trung bình dựa trên các chỉ số thị trường
trong nước và quốc tế. Chính phủ xác định giá than Tham chiếu (HBA) bằng cách lấy trung bình giá trị nhiệt lượng của than trong bốn chỉ số giá than, cụ thể là: + Chỉ số than Newcastle (NEX); + Chỉ số than toàn cầu (GC); + Chỉ số Platts; + Chỉ số than Indonesia (ICI). Hai chỉ số đầu đại diện cho giá quốc tế, hai chỉ số cuối đại diện cho giá than trong nước. Giá chuẩn
được xác định cho loại than có nhiệt trị 6.322 kcal/kg trên cơ sở nhận được (ARB), độ ẩm ở mức
8% (ARB), hàm lượng lưu huỳnh ở mức 0,8%
(ARB) và độ tro ở mức 15% (ARB). HBA = 25%ICI-1 + 25%Platts-1 + 25%NEX + 25%GC (1)
Sau khi xác định HBA, giá than chuẩn (HPB)
được tính theo công thức định giá rõ ràng. Theo
đó, giá tính toán sẽ áp dụng mức phạt đối với hàm
lượng lưu huỳnh cao (phát thải), độ ẩm (tổn thất nhiệt/vận chuyển hàng hóa) và độ tro. Có 8 loại giá chuẩn, đại diện cho chất lượng than, dao động từ 4.200÷7.000 kcal/kg tính theo tổng cơ sở nhận
được (GAR). Đối với than không phải là tám loại
HPB, giá được xác định theo phương pháp nội suy.
64 Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67
Để tránh mọi tranh chấp, việc chuyển đổi giá trị nhiệt lượng than từ dạng cơ sở khô (ADB) sang GAR được thực hiện bằng cách sử dụng phương trình sau:
ܭோ = ܭݔ (ଵି்ெ)(ଵିெ) (2) Trong đó: KGAR: Giá trị nhiệt lượng than trong điều kiện GAR; KADB: Giá trị nhiệt lượng than trong điều kiện ADB; TM: Tổng độ ẩm;
M: Độ ẩm.
3.3. Liên bang Nga Việc định giá than ở Nga được thực hiện ở hai cấp độ khác nhau: cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Giá than tại thị trường nội
địa được kiểm soát bởi hệ thống phân loại của
Nga, thường không tính đến độ tro và lưu huỳnh. Với than xuất khẩu theo Hiệp định than tiêu chuẩn châu Âu (SECA), giá than về cơ bản được đưa ra tùy từng trường hợp cụ thể. Vấn đề quan trọng nhất đối với than nhiệt của Nga là liệu than của
Nga có đáp ứng các yêu cầu chất lượng của SECA
và do đó có thể được xuất khẩu sang Tây Âu và Châu Á hay không. Thực tế, than nhiệt chất lượng cao là một mặt hàng toàn cầu với các hợp đồng
được tiêu chuẩn hóa và giá cả thị trường minh bạch (Plakitkin Yu, 2015). Các tính chất sau đây ảnh hưởng đáng kể đến giá than nhiệt của Nga: - Giá trị năng lượng (thường được đo trên cơ sở không tính đến tro) là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng
đến giá cả. Nó có thể đạt tới 7.000 kcal/kg đối với than chất lượng cao trong khi than nhiệt cứng
thông thường là khoảng 3.500÷6.500 kcal/kg. Theo SECA, than nhiệt cao cấp có tiêu chuẩn nhiệt trị phải trên 5.800 kcal/kg. - Độ tro là một thông số có ảnh hưởng đáng kể
đến giá than nhiệt. SECA quy định rằng độ tro phải
dưới 10%. - Hàm lượng lưu huỳnh có thể làm giảm giá
than đáng kể. SECA yêu cầu lưu huỳnh dưới 1%.
Ở Nga, do độ ẩm than quá mức dẫn đến khó vận chuyển trong mùa đông, bên cạnh sự suy giảm hiệu suất nhiệt của nhà máy điện, độ ẩm cũng có thể ảnh hưởng đến giá than.
3.4. Úc
Thị trường than Úc là điển hình của thị trường than phát triển với sự ra đời, phát triển của sàn giao dịch điện tử đối với than. Nhờ đó, các hình thức giá than theo đúng nghĩa cơ chế thị trường
được hình thành: giá giao ngay, các sản phẩm
tương lai, phái sinh. a) Giá than giao ngay
Giá than giao ngay được định nghĩa không chặt chẽ trong giao dịch than quốc tế. Giá giao ngay có thể là giá giao dịch của một lô hàng, hoặc một phần của lô hàng, hoặc nhiều lô hàng. Một số giá giao
ngay được sử dụng bởi các nhà cung cấp hoặc
người mua nhỏ do họ không có vị thế để xây dựng mối quan hệ lâu dài, trong khi các hợp đồng giao ngay khác dựa trên mối quan hệ lâu dài giữa người
bán và người mua. Việc sử dụng hợp đồng giao
ngay đang tăng lên vì người mua, những người
dưới áp lực giảm chi phí, cần linh hoạt về nguồn
cung để phù hợp với sự không chắc chắn về nhu cầu. Đó cũng là do gia tăng số lượng nhà cung cấp
và người mua mới trong thương mại than quốc tế, do nhu cầu than nhiệt từ các nhà máy điện ở các
nước đang phát triển cũng như các nước phát triển. Hiện nay, có một số giá giao ngay phổ biến
được xây dựng theo thông số kỹ thuật tiêu chuẩn tại các địa điểm khác nhau. Giá giao ngay theo điều kiện FOB tại Newcastle, Australia (cơ sở cho các chỉ số Newcastle) cho xuất khẩu than nhiệt của Úc là một trong các giá giao ngay đó. Các công ty
thông tin, được gọi là cơ quan lập các báo cáo, thực hiện các cuộc khảo sát trên thị trường và xuất bản
thường kỳ các thông tin về giá giao ngay. Chúng bao gồm Argus, Dịch vụ thông tin than McCloskey (MCIS), Platts và Báo cáo than Nam Phi (SACR). b) Thị trường tương lai và phái sinh Đối với kinh doanh than tại Úc cũng như nhiều thị trường than ở các nước phát triển, thị trường
tương lai và các sản phẩm phái sinh đang phát triển nhanh và các sản phẩm này cũng tác động lên
giá than. Trong vài năm qua, giống như nhiều mặt hàng khác, giao dịch than đã trải qua một quá trình chuyển đổi lớn với sự phát triển của giao dịch điện tử và các công cụ tài chính phái sinh. Điều này thể hiện sự trưởng thành của thị trường than. Ngoài những người mua (nhà máy điện) và người bán (các công ty khai thác than) mua bán than hiện vật,
các ngân hàng và thương nhân tài chính tham gia vào thị trường than tài chính (hay thị trường than giấy). Khối lượng giao dịch tại các thị trường này
Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67 65
đang tăng lên. Điều này đã thay đổi cách thức than
được giao dịch và giá cả. Trong khi tồn tại sự khác biệt giữa các thị trường Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt về dòng thương mại hiện vật, thì với các sản phẩm tương lai và phái sinh sự khác biệt giữa hai thị trường đang biến mất nhanh chóng do yếu tố giá cả. Tuy nhiên, thị trường
tương lai than vẫn chưa đạt đến giai đoạn tương tự như thị trường tương lai dầu. Hiện tại các hợp
đồng than tương lai được thanh toán bằng tiền mặt dựa trên các chỉ số giá than được công bố. Thị trường hoán đổi OTC phát triển mạnh từ cuối những năm 1990, trước khi thị trường tương
lai ra đời. Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh linh hoạt để phòng ngừa rủi ro giá cả. Ví dụ: Nhà sản xuất than hoặc người tiêu dùng cuối có thể trao
đổi giá của một mã than cụ thể với gi`á cố định hoặc giá được liên kết với giá tham chiếu hoặc liên kết với chỉ số tổng hợp trong một khoảng thời gian bằng cách tham gia vào một thỏa thuận hoán đổi với một tổ chức tài chính. Là một sản phẩm phái
sinh OTC, các điều kiện và thông số kỹ thuật của một giao dịch hoán đổi có thể được điều chỉnh phù hợp thông qua đàm phán giữa hai bên (Paul Baruya, 2015), (Rachit Tiwari, 2015).
Năm 2001, Global Coal được thành lập bởi các nhà sản xuất than (Anglo American, BHP Billiton,
Glencore và Rio Tinto), các người dùng cuối (ENEL, EON và J-Power) và các đối tác khác. Đây là một nền tảng điện tử để giao dịch cả than hiện vật và các sản phẩm tài chính giữa các thành viên. Global Coal có trụ sở tại London dưới sự giám sát của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Vương quốc Anh (FSA). Global Coal công bố chỉ số giá Newcastle13.
Được giới thiệu vào năm 2002, chỉ số Newcastle dựa trên giá than nồi hơi FOB tại Sàn giao dịch Newcastle ở Úc, nhằm mục đích thiết lập chính sàn này làm chuẩn mực cho thị trường than nhiệt châu Á - Thái Bình Dương. Một thị trường hoán đổi OTC
đã được hình thành xung quanh sàn này trong những năm gần đây.
3.5. Nam Phi Trong lịch sử, ngành than đã phục vụ ba thị
trường chính. Phần lớn than sạch (thương phẩm)
được xuất khẩu. Chất lượng điển hình của than sạch này có độ tro ≤ 12,5% và giá trị năng lượng 6.000 kcal/kg trên cơ sở nhiệt trị ròng thu được (NAR). Một phần nhỏ than chất lượng tương tự,
nhưng có kích cỡ gần giống với các loại hạt lạc, hạt
đậu và đậu xanh truyền thống, được bán trên thị
trường nội địa cho nhiều hộ tiêu thụ công nghiệp và hộ tiêu thụ khác. Thành phần thứ ba trong các sản phẩm có thể bán được được gọi là sản phẩm trung gian, có nhiệt trị dao động từ 4.300 đến
5.500 kcal/kg và được bán cho Công ty độc quyền
nhà nước Eskom. Với xu hướng gần đây là tăng tỷ trọng khai thác và làm sạch than chất lượng kém, tỷ lệ tương đối của ba thị trường đang trải qua một sự thay đổi mà không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật chất lượng cho cả ba thị trường. Mối quan hệ giữa các thị trường và giá cả của chúng được liên kết chặt chẽ trong những năm gần đây. Mặc dù than cho Eskom và các sản phẩm xuất khẩu có thông số kỹ thuật của sản phẩm hoàn toàn khác nhau, nhiều mỏ sản xuất cả hai sản phẩm này và giá cả thường được tính trên cơ sở chia sẻ chi phí. Bên cạnh giá trị năng lượng, độ tro và chất bốc, chỉ số mài mòn đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định giá than. Chỉ số mài mòn cao hơn, tuổi thọ của thiết bị tiếp xúc với than sẽ ngắn hơn. Trong số các thông số chất lượng khác, cỡ hạt của than, độ ẩm
và hàm lượng lưu huỳnh được giới hạn ở một số giá trị bắt buộc nhất định (World Bank Energy Department, 1985). Các hệ thống định giá than nhiệt được áp dụng
ở các quốc gia khác nhau được tóm tắt trong Bảng 1 (Nguyễn Công Tân, 2020).
4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tập đoàn
TKV Qua nghiên cứu cơ chế xác định giá than của một số quốc gia trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc định giá than đối với Tập đoàn TKV như sau: -Thứ nhất, cho dù là thị trường trong nước hay
thương mại quốc tế, để tiêu chuẩn hoá các thông số chất lượng than trong thực tế, tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với than là giá trị năng lượng (hay gọi là nhiệt trị), đây là giá trị thương mại cơ bản của than. Giá cuối cùng của than cũng được xác
định bởi các tính chất khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại của than, các vấn đề về thị trường và điều kiện môi trường. -Thứ hai, ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng và các vấn đề về môi trường, giá cả trong thương mại than quốc tế cũng phải tuân theo quy luật cung cầu. Giá than cũng được kết nối với những biến động về giá của các loại nhiên liệu thay thế,
như khí đốt thiên nhiên hay dầu, ví dụ điển hình là
66 Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67 tại Hoa Kỳ. Ở hầu hết các quốc gia, bất kỳ sự gia Bảng 1. Cơ chế định giá than tại thị trường nội địa tại một số nước khai thác than và tiêu thụ than.
Nước Cơ chế hình thành giá than Các biện pháp điều tiết giá than gián tiếp của chính phủ
Trung
Quốc
Về cơ bản, theo thị
trường, đối với than cung cấp cho một số
ngành giá được quản lý bởi chính phủ.
Giá than nhiệt được điều tiết một phần. Từ tháng 9/2013, thuế
đã được áp dụng đối với than nhập khẩu.
Ấn Độ
Giá than gián tiếp
được quản lý bởi chính phủ. Giá được xác định bởi công ty nhà nước "Coal India".
Nhật Bản,
Hàn Quốc Thị trường Giá được xác định bởi các chỉ số giá thế giới, than được mua trên cơ sở hợp đồng dài hạn.
Úc Thị trường Từ tháng 3/2012, thuế lợi nhuận đối với các công ty khai thác quặng và than đã được áp dụng ở mức 30%.
Mỹ Thị trường Một yếu tố quan trọng kìm hãm sự tăng giá ở Mỹ là thuế lợi nhuận lũy tiến.
Indonexia Thị trường
Giá chuẩn của than được thiết lập vào năm 2010 để làm căn cứ tính thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu. Mục đích của quy định này nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chuyển giá giữa các nhà cung cấp và các công ty nước ngoài. Giá chuẩn được xác định hàng tháng bởi Tổng cục Khoáng sản và Than (DGMC) và được tính theo công thức dựa trên các chỉ số thị trường trong nước và quốc tế (đã nêu ở trên). Thuế tài nguyên theo Luật Khai thác mỏ năm 2009 được quy
định đối với than có nhiệt trị dưới 5.100 kcal/kg có thuế suất là 3%, than có nhiệt trị từ 5.100 đến 6.100 kcal/kg có thuế suất là 5%, than có nhiệt trị trên 6.100 kcal/kg có thuế suất là 7%. (trước đây thuế tài nguyên là 13,5% hoặc 13%).
Đức
Về cơ bản, theo thị
trường; trong một số
trường hợp, giá than
được chính phủ điều tiết
Giá than nội địa cao hơn giá than nhập khẩu, chênh lệch giá được bù từ một quỹ được hình thành bằng nguồn giá điện tăng thêm 10%.
Ba Lan
Trước năm 2011 giá
than được chính phủ
xác định; sau năm 2011 - theo thị trường
Từ 1999 đến 2011 Ba Lan đã chi hỗ trợ cho ngành công nghiệp than 7 tỷ đô la Mỹ, sau đó ngừng hỗ trợ.
Anh Chính phủ điều tiết một phần Giá than nội địa cao hơn giá than nhập khẩu, chênh lệch giá được bù từ một quỹ được hình thành bằng nguồn giá điện tăng thêm 10%.
Đan Mạch
Thị trường, chính phủ giới hạn theo chỉ số giá thế giới Giá than phụ thuộc vào giá than thế giới và chi phí vận chuyển than, bằng một nửa giá CIF cho than.
Thụy Điển
Thị trường, chính phủ tác động một phần Nhiều lợi ích được cung cấp dưới hình thức miễn và giảm thuế suất đối với tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2.
Thổ Nhĩ
Kỳ
Thị trường, chính phủ tác động một phần Than được mua cho các nhà máy luyện kim chỉ trên cơ sở đấu thầu để đảm bảo sự minh bạch.
Nguyễn Công Tân và nnk/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 60 - 67 65
tăng nào của giá dầu cũng gây ra sự tăng giá than bất kể giá than chuẩn hoặc giá than tham chiếu. -Thứ ba, cho dù đều áp dụng cơ chế thị trường hoặc hướng tới cơ chế thị trường trong việc định
giá than nhưng cách thực hiện ở các nước khác nhau cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phát triển thị trường ở mỗi nước. Úc là nước điển hình có thị trường than phát triển cao với sàn giao dịch
điện tử Newcastle. Tại Úc, ngoài các hình thức giá thoả thuận theo truyền thống trực tiếp giữa người
bán và người mua, đã hình thành giá giao ngay, các sản phẩm giá tương lai, phái sinh (giao dịch giấy/tài chính đối với than). Điều cần nhấn mạnh là các giao dịch truyền thống ngày càng lấy giá giao
ngay làm cơ sở để thanh toán giữa các bên.
Indonexia tuy chưa có sàn giao dịch điện tử nhưng cũng lấy chỉ số giá của các sàn giao dịch nước
ngoài làm cơ sở xác định giá tham chiếu. Trung Quốc tuy đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường đối với than nhưng vẫn còn sự can thiệp của Nhà nước trong việc gắn giá than với giá
điện, các ràng buộc về xuất nhập khẩu (gián tiếp
tác động đến giá than). Thị trường than Nam Phi vận hành tương tự thị trường than Úc nhưng điểm rất đáng lưu ý là sự phân biệt thị trường than xuất khẩu, thị trường than cho điện, và thị trường than cho các hộ tiêu thụ khác.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy cơ chế định giá than là một vấn đề phức tạp và ở nhiều quốc gia cơ chế định
giá than đã được vận hành theo cơ chế thị trường song vẫn có sự quản lý của Nhà nước. Đối với Việt
Nam, cơ chế quản lý, điều hành giá bán than phù hợp với ngành than Việt Nam sẽ là cơ sở định
hướng cho việc điều hành giá than của Tập đoàn TKV cũng như sự giám sát của Nhà nước về giá
bán than, qua đó góp phần đảm bảo lợi ích giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than cũng
như các hộ tiêu thụ than và đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia.
Những đóng góp của tác giả Tác giả Nguyễn Công Tân hình thành ý tưởng, triển khai các nội dung và chịu trách nhiệm chính về nội dung bài báo; tác giả Lưu Thị Thu Hà cùng triển khai các nội dung, đọc và hoàn thiện bài báo; tác giả Đồng Thị Bích thu thập, tổng hợp thông tin
và đọc bài báo.
Tài liệu tham khảo Nguyễn Công Tân, (2020). Nghiên cứu xây dựng khung biểu giá than và đề xuất cơ chế quản lý,
điều hành giá than tại Việt Nam”, Báo cáo tổng
kết đề tài cấp ngành mã số: KC.06.Đ34-19/16-
20, Công ty cổ phần tư vấn Đầu tư Mỏ và Công
nghiệp – Vinacomin. Paul Baruya, (2015). Coal contracts and long-term
supplies, CCC/258, IEA Clean Coal Centre, 76 pages. Plakitkin Yu.A., (2015). Hình thành giá than: thông lệ trong nước và thế giới, ISSN 0041-5790 •
THAN số 1-2015/1066. Rachit Tiwari, (2015). A Discussion in Noncoking Coal Pricing Systems Adopted in Different Countries, Indian Institute of Management, Ahmedabad, SAGE Publications, VIKALPA The
Journal for Decision Makers 40(1) 62–73. ZhongXiang Zhang and Ma Yinchu, (2018). Energy Price Reform in China, School of Economics and China Academy of Energy,
Environmental and Industrial Economics,
Tianjin University, 1243 -1244. World Bank Energy Department, (1985),
Domestic Coal Pricing: Suggested Principles and
Present Policies in Selected Coountries, 145 -189.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- coal_pricing_mechanism_of_some_countries_in_the_world_and_le.pdf