Công nghệ làm giấy “đen” thành giấy trắng - Đào Thanh Khê
Chúng ta có thể tổng hợp các vật liệu
nano dùng cho công nghệ tráng phủ trên bề
mặt giấy ở điều kiện Việt Nam. Từ công
nghệ này chúng ta có thể lấy giấy bìa đen
tráng phủ làm bao bì mà không cần phải lấy
giấy bìa trắng hoặc dùng công nghệ dán,
ghép. Qui trình này đơn giản dễ thực hiện,
giá rẻ có thể ứng dụng tại các nhà máy giấy
để giảm thiểu lƣợng nƣớc tẩy rữa ra môi
trƣờng. Bài viết là một đóng góp nhỏ giúp
bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả
kinh tế
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ làm giấy “đen” thành giấy trắng - Đào Thanh Khê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM SỐ 01 THÁNG 10 NĂM 2013
*ThS. Đào Thanh Khê – Lê Thúy Nhung
- Trƣờng ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM 35
CÔNG NGHỆ LÀM GIẤY “ĐEN” THÀNH GIẤY TRẮNG
“BL CK P PER” TO “WHITE P PER”- MAKING TECHNOLOGY
Đào Thanh Khê - Lê Thúy Nhung*
TÓM TẮT
Đây là một nghiên cứu làm cho các loại giấy có màu tối, xám, không đƣợc trắng “giấy đen” chuyển thành
màu trắng bằng công nghệ tráng phủ bề mặt.
Trong công nghệ sản xuất giấy trắng ngƣời ta phải trải qua nhiều công đoạn tẩy rửa với nhiều nƣớc và hóa
chất. Lƣợng nƣớc và lƣợng hóa chất xả ra thƣờng khó xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trƣờng.
Khi ta dùng một loại vật liệu nano tráng phủ trên bề mặt của giấy “đen”, tạo cho giấy có bề mặt trắng sáng,
bóng láng, tăng khả năng in ấn, tăng chất lƣợng hình ảnh và chữ viết, đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm nếu
mua giấy trắng từ công nghệ tẩy rữa.
Nhƣ vậy, thay vì ta dùng giấy trắng để làm bao bì thì chúng ta chỉ cần dùng giấy “đen” có lớp tráng phủ, sẽ
giảm đƣợc giá thành mà vẫn tăng chất lƣợng thẩm mỹ. Mặt khác nếu chúng ta dùng giấy “đen” có lớp tráng phủ
trắng thì không cần nhiều công đoạn tẩy, sẽ tránh đƣợc ô nhiễm do nƣớc thải tẩy rửa.
ABSTRACT
The purpose of this research is to focus on making the dark paper “black paper” white by using the surface coating
technology. In paper production technology, one must undergo many stages consisting of washing and bleaching by
a lot of water and detergent chemicals. The amount of water and discharge of chemicals, which are often difficult to
control, cause a serious environmental pollution. When a nano material is coated on the surface of the “black paper”,
it makes this “black paper” white and glossy. This increases considerably printing capability, image and writing
quality, especially reduces the cost of production. Therefore, instead of using the white paper for packaging, we can
use the “black paper” coated white layer. This will not only reduce the cost of production, increase the aesthetic
quality, but also prevent pollution from discharge of chemicals of washing and bleaching stages.
1. Nội dung
Hợp chất tráng phủ trên nền giấy đƣợc
nghiên cứu trên cơ sở nhƣ sau:
1.1. Chất gắn kết (binder): chất này có
nhiệm vụ gắn kết những hạt nano bám phủ
lên bề mặt của giấy. Nó cũng là chất bám
dính trên nền giấy.
Hóa học chất gắn kết dùng trong
công nghệ tráng phủ là các hệ polymer, đặc
trƣng là các chất kết dính nhƣ:
Polyvinyl alcohol,
Polyvinyl alcetat emulsion
Ethylene-vinylacetate copolymer
emulsion
Tinh bột, (C6H10O5)n
Các chất này có thể phân tán trong nƣớc
ở tốc độ khuấy cao.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM ĐÀO THANH KHÊ
36
1.2. Chất nền: chất này có nhiệm vụ che
phủ nền màu xám, tối của giấy, nó có khả
năng che phủ toàn bộ bề mặt của giấy “đen”
nó cùng với chất gắn kết tạo sự bám dính
bền vững trên bề mặt giấy.
Chất nền đƣợc nghiên cứu dùng trong
công nghệ này đƣợc là CaCO3, Chất này lấy
nguồn gốc từ bột nhẹ, do đi từ phản ứng
tổng hợp từ Ca(OH)+ CO2 = CaCO3, nên có
cở hạt rất nhỏ có thể đạt nanomet trong quá
trình khuấy và nghiền cùng với nƣớc. Chất
nền khác có thể dùng thay thế là Cao Lanh
trắng, Barisunfalt trắng.
1.3. Chất nhũ hóa: chất này làm tăng khả
năng ổn định, mềm mại cho hệ chất kết dính.
Chất nhũ hóa có thể dùng: STPP (Na5P3O10),
STPP có thể làm mềm hỗn hợp nhờ khả
năng điện giải các ion, làm phân tán tốt hệ
các chất nền và chất màu trong hệ tráng phủ.
1.4.Chất màu: chất này làm tăng độ
trắng, cùng với chất nền làm tăng khả năng
che phủ bề mặt giấy “đen”, tạo nền trắng
hơn khi dùng CaCO3. TiO2 phân tán trong
nƣớc là hợp chất màu lý tƣởng.
1.5. Dung môi: dung môi dùng là nƣớc,
có thể kết các hợp chất trên tạo thành hệ nhũ
tƣơng phân tán tốt trên bề mặt của giấy. Sự
kết hợp của nƣớc dễ bay hơi, và hệ polymer
làm cho chất tráng phủ khó thấm vào giấy
tránh hiện tƣợng nhăn nhúm tờ giấy sau khi
tráng phủ.
2. Phƣơng pháp chuẩn bị
Quá trình nghiên cứu sự phối chế để
đƣa ra toa phối liệu trên là một bài toán tổ
hợp của các chất trên.
Các chất trên đƣợc nghiền trên máy
nghiền bi, với các hạt bi nhỏ 0,5-1cm, thời
gian nghiền 36h. Cỡ hạt của vật liệu <
100nm
3. Sơ đồ thiết bị tráng phủ
Hình 1: Sơ đồ máy tráng phủ
1. Cuộn giấy bìa
2. Trục kéo căng
3. Trục lấy chất vật liệu tráng
4. Trục chuyển liệu
5. Trục ép
6. Thiết bị sấy
7. Các trục đánh bóng
8. Giấy tráng phủ thành
phẩm
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM TRẦN TÍN NGHỊ
37
Thuyết minh:
Giấy đen đƣợc chuẩn bị ở Lô (1) khi đi
qua khe hẹp giữa trục (4) và (5) thì đƣợc
tráng phủ một lớp vật liệu tổng hợp mỏng
màu trắng, che phủ toàn bộ bề mặt giấy đen.
Giấy sau khi tráng phủ còn ƣớt, cho qua hệ
thống sấy khô (6)và qua đánh bóng (7) để
làm tăng chất lƣợng bề mặt. Sau khi đánh
bóng giấy đƣợc cuộn lại ở Lô (8). Quá trình
tráng phủ dựa vào tốc độ chuyển động của
các Lô và nồng độ vật liệu tráng phủ đƣợc
chuẩn bị. Giấy sau khi tráng phủ có bề mặt
bóng láng, màu trắng ứng dụng trong công
nghệ bao bì, in ấn.
4. Kết quả
Thử nghiệm tổng hợp nhiều mẫu và dùng
phƣơng pháp tráng phủ thủ công trên giấy
bìa “đen”, với chất nền là CaCO3 cho ra
đƣợc loại giấy có chất lƣợng in ấn tốt, thấm
mực, không lem. Khi in các hình ảnh màu
trên nền phủ cho độ sáng và tƣơng phản tốt.
Khi dùng nhiều loại chất nền khác nhau sẽ
cho các loại giấy có độ trắng khác nhau tùy
theo yêu cầu.
Quan sát các mẫu thấy rằng một trong
những công thức tổng hợp sau cho chất
lƣợng tốt:
VẬT LIỆU TỔNG H P PHẦN KHỐI LƢ NG
Chất gắn kết 30
Chất nền 50
Chất nhũ hoá 2
Chất màu 5
Dung môi nƣớc 15
Tổng 100
- Các hình ảnh thực nghiệm:
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM ĐÀO THANH KHÊ
38
(a) (b)
Hình 2: a) Giấy bìa xám chƣa tráng b) Giấy trắng sau khi tráng
- Chất lƣợng in ấn:
(a) (b)
Hình 3: a) Mẫu in mực nƣớc b) Mẫu in mực laser
6. Kết luận
Chúng ta có thể tổng hợp các vật liệu
nano dùng cho công nghệ tráng phủ trên bề
mặt giấy ở điều kiện Việt Nam. Từ công
nghệ này chúng ta có thể lấy giấy bìa đen
tráng phủ làm bao bì mà không cần phải lấy
giấy bìa trắng hoặc dùng công nghệ dán,
ghép. Qui trình này đơn giản dễ thực hiện,
giá rẻ có thể ứng dụng tại các nhà máy giấy
để giảm thiểu lƣợng nƣớc tẩy rữa ra môi
trƣờng. Bài viết là một đóng góp nhỏ giúp
bảo vệ môi trƣờng và nâng cao hiệu quả
kinh tế.
7. Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Ngọc Bích, Kỹ thuật
cellulose và giấy, Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM, 2002.
[2] Hồ sĩ Tráng, Cơ sở hóa học gỗ và
xenloloza tập 1,2, NXB Khoa học và kỹ
thuật, 2005.
[3] Christopher J. Biermann, Handbook of
Pulping and Papermaking, ACADEMIC
PRESS, 1996.
[4] David R. Lide, ed., CRC Handbook of
Chemistry and Physics, CRC Press/Taylor
and Francis, Boca Raton, FL. If, 2009.
[5] Petrie, Edward M. Handbook of
adhesives and sealants, McGraw-Hill
Companies, Inc, 2000
[6] Geoff A. Giles - Global Pack
Management - GlaxoSmithKline, Food
Packaging Technology, Blackwell
Publishing Ltd, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_35_38_3689_2070675.pdf