LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển thì hoạt động sản xuất, kinh doanh càng giữ vai trò quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công tác nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mặt của hoạt động sản xuất và kinh doanh vì thế mà ngày càng được quan tâm trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện sẽ giúp cho Công ty đánh giá đầy đủ và sâu sắc các hoạt động kinh tế của mình, tìm ra các mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý của Công ty. Mặt khác qua phân tích kinh doanh sẽ giúp cho các Công ty tìm ra các biện pháp tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý Công ty nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về tiền vốn, lao động, đất đai . của Công ty vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Được sự hướng dẫn của cô Tô Thị Phượng và sự giúp đỡ của Ban giám đốc và các phòng ban trong Công ty VT, XD và chế biến lương thực Vĩnh Hà em đã cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Qua Báo cáo này, em đã có được cái nhìn tổng quan về các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này giúp em có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” của mình. Song, do thời gian thực tập còn hạn chế nên em chưa thể đi sâu vào phân tích từng vấn đề cụ thể của Công ty. Đồng thời, không thể tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo của mình, em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy Cô.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2
I. Giới thiệu chung về Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2
III. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 4
1. Chức năng 4
2. Nhiệm vụ 4
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà trong thời gian qua
PHẦN II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 9
I. Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 9
II. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 13
PHẦN III: CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 14
I. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất của Công ty 14
II. Đánh giá về cơ cấu sản xuất của Công ty 15
PHẦN IV: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 16
I. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 16
II. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 16
PHẦN V: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY 20
I. Ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp 20
II. Công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
PHẦN VI : CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Phân tích công việc 35
II. Tổ chức tuyển chọn nhân viên 37
III. Những nội dung chính về tuyển chọn lao động trong Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
IV. Định mức lao động và năng suất lao động 42
V. Tình hình lao động và tiền lương tại Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
VI. Các hình thức kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động trong Công ty
PHẦN VII: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Quản trị chất lượng 51
II. Quản trị chất lượng ở Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
53
III. Quản trị máy móc thiết bị 57
PHẦN VIII: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Quản trị vốn cố định, vốn lưu động 59
II. Nguồn tài trợ Công ty 62
III. Doanh thu, lợi nhuận 64
IV. Phân tích báo cáo tài chính Công ty 65
PHẦN IX: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Công tác mua sắm, dự trữ vật tư kỹ thuật 74
II. Công tác cấp phát và sử dụng vật tư trong sản xuất của Công ty 75
PHẦN X: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Đặc điểm công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp của Công ty 76
II. Mục tiêu của công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty 77
III. Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty 77
PHẦN XI: QUẢN TRỊ MARKETING CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
83
I. Thị trường và công tác nghiên cứu thị trường của Công ty 83
II. Công tác Marketing của Công ty
PHẦN XII: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Về cơ cấu tổ chức
II. Về hoạch định chiến lược
III. Về quản trị nhân lực
IV. Về quản trị kỹ thuật
V. Về quản trị tài chính
VI. Về quản trị vật tư kỹ thuật
VII. Về quản trị tác nghiệp 84
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
106 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại nguyên nhiên vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước...Trong quá trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, các Công ty phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy, cũng có thể nói vốn lưu động của Công ty là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của Công ty.
Hiện nay số vốn hoạt động của Công ty là 9,781 tỷ đồng, trong đó gồm vốn tự có, vốn nhà nước cấp một phần, còn lại phải đi vay ngân hàng. Vốn ngân sách do cấp trên đã bị cắt giảm, do vậy để tự chủ trong kinh doanh hàng năm Công ty vẫn phải vay vốn ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tronng dịp giáp hạt Công ty phải đảm bảo vốn để dự trữ lương thực từ 3000 đến 4000 tấn thóc và đâụ tương. Việc sản xuất kinh doanh của Công ty khá hiệu quả, sản phẩm sản xuất được tiêu thụ hết không tồn kho nhiều, do vậy vòng quay vốn nhanh trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như: thanh lý các tài sản ứ đọng, các thiết bị cũ nát, thường xuyên kiểm xoát công nợ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính. Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để Công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào các dự án khả thi nhằm tăng doanh thu của Công ty.
3. Cơ cấu vốn của Công ty
Tổng tài sản của Công ty là 16,586 tỷ đồng
TSCĐ
Tỷ trọng = x 100%
TSCĐ Tổng tài sản
6,805
Tỷ trọng TSCĐ = x100% = 41%
16,586
TSLĐ
Tỷ trọng = x 100%
TSLĐ Tổng tài sản
9,781
Tỷ trọng TSCĐ = x100% = 59%
16,586
Qua trên ta thấy được cơ cấu vốn của Công ty, tổng vốn đầu tư cho TSCĐ lớn hơn TSLĐ nhưng không vượt quá nhiều, nói chung cơ cấu khá hợp lý.
II. DOANH THU, LỢI NHUẬN
1. Doanh thu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hoá, dịch vụ các Công ty phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu công cụ dụng cụ...để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh thu của Công ty. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩm do Công ty sản xuất ra, còn bao gồm những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang lại. Từ góc độ của Công ty xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của Công ty là toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại.
Doanh thu của Công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của Công ty. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Công ty có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các Công ty có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định.
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của Công ty. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của Công ty, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định...
Lợi nhuận của Công ty là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của Công ty đưa lại.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức. Một bộ phận lợi nhuận được để lại Công ty thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Bất kỳ Công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng cũng là doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đem lại một nguồn lợi nhuận tương đối đảm bảo cho đời sống của các cán bộ công nhân và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
BẢNG 9: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2000-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
1.Tổng doanh thu
Trđ
68.000
70.000
73.100
2.Lợi nhuận
-
1230
1267
1.310
3.Thu nhập bình quân một công nhân
1000 đ
700
800
850
Tỷ suất lợi nhuận
%
1,8
1,81
1,79
P
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:
=
X 100%
T
Tst
Trong đó : Tst : tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P : Lợi nhuận
T : Doanh thu
III. NGUỒN TÀI TRỢ CÔNG TY
Nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu là do tự Công ty tự sản xuất kinh doanh có lãi trên cơ sở vốn của nhà nước cấp. Dựa trên khả năng trình độ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã không ngừng phấn đấu để trưởng thành đi lên từ chính năng lực của bản thân. Bên cạnh nguồn vốn tự có của Công ty thì nguồn vốn vay tín dụng dài hạn cũng là nguồn tài chính quan trọng của Công ty, chiếm trên 50% tổng số nguồn vốn của toàn Công ty. Ngoài nguồn tài trợ dài hạn Công ty còn huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn. Công ty không huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu Công ty.
BẢNG10: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY
Đơn vị : Triệu đồng
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Vốn vay dài hạn
6.560
7.258
Vốn vay ngắn hạn
2.068
2.281
IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
Phân tích tài chính của Công ty là vấn đề hết sức quan trọng phục vụ cho việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với người quản lý Công ty, việc đánh giá tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra các dự báo về kế hoạch tài chính và đưa ra các quyết định phù hợp. Kiểm soát hoạt động tài chính để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ty. Đối với những người có nhu cầu quan tâm đến Công ty, thì phân tích hoạt động tài chính để đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời...từ đó có những quyết định về đầu tư hay liên doanh liên kết.
BẢNG 11: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ NGÀY 31/12/2002
Đơn vị: trđ
Tên tài khoản
Mã số
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Tài sản
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
100
8910
9781
I.Tiền
110
597
652
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu
130
2877
3005
IV. Hàng tồn kho
140
5436
6124
V. TSLĐ khác
150
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
6123
6805
I. Tài sản cố định
210
5120
5530
1. Nguyên giá
212
5613
5924
2. Giá trị hao mòn lũy kế
213
-493
-394
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1003
1275
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV. Các khoản ký quý, ký cược dài hạn
240
Tổng cộng tài sản
250
15033
16586
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
10190
11242
I. Nợ ngắn hạn
310
3499
3858
1. Vay ngắn hạn
311
2068
2281
2.Phải trả cho người bán
313
857,5
946
3. Thuế và các khoản nộp cho nhà nước
315
403,5
445
4. Phải trả cho công nhân viên
316
170
186
II. Nợ dài hạn
320
6560
7258
III. Nợ khác
330
131
126
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
4843
5344
I. Nguồn vốn – quỹ
410
2179,35
2939,2
II. Nguồn kinh phí
420
2123,65
2404,8
Tổng cộng nguồn vốn
430
15033
16586
* Phân tích cơ cấu tài sản
Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn phải xem xét trong từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố.
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
Tỷ suất đầu tư =
Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của Công ty. Nó cho biết năng lực sản suất và xu hướng phát triển lâu dài của Công ty.
BẢNG 12: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Đơn vị : trđ
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
A. TSLĐ và ĐTNH
8910
59,3
9781
59
871
9,8
I. Tiền
597
4
652
3,9
55
9,2
III. Các khoản phải thu
2877
19,1
3005
18,1
128
4,4
IV. Hàng tồn kho
5436
36,2
6124
37
688
12,7
V. TSLĐ khác
B. TSCĐ và ĐTDH
6123
40,7
6805
41
682
11,1
I. Tài sản cố định
5120
34,1
5530
33,3
410
8
II. Đầu tư tài chính dài hạn
1003
6,6
1275
7,7
272
27,1
III. Chi phí XDCB dở dang
Tổng cộng tài sản
15033
100
16586
100
1553
8,6
Tổng tài sản của Công ty đầu kỳ là 15.033 triệu đồng, cuối kỳ là 16.586 triệu đồng nên chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ là 8,7% ( về số tiền là: 1553 triệu đồng ) điều đó cho thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng hơn.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
BẢNG 13: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đơn vị :trđ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
Số tiền
Tỷ trọng%
A. Nợ phải trả
10190
67,8
11242
67,78
1052
10,3
I. Nợ ngắn hạn
3499
23,3
3858
23,26
359
10,26
II.Nợ dài hạn
6560
43,6
7258
43,76
689
10,64
III. Nợ khác
131
0,9
126
0,76
-5
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
4843
32,2
5344
32,22
501
10,34
I. Nguồn vốn quỹ
2719,35
18,1
2939,2
17,72
209,85
7,7
II. Nguồn kinh phí
2123,65
14,1
2404,8
14,5
281,15
13,2
Cộng
15033
100
16586
100
1533
10,3
Bảng phân tích cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 3,7% về số tuyệt đối tăng 5098 triệu đồng, đồng thời khả năng thanh toán cũng tăng trong khi nợ phải trả tăng. Trong tổng công nợ thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (khoảng 60% tổng công nợ ) điều đó là tốt vì tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty có thể huy động vốn tín dụng dài hạn để đảm bảo nguồn tài chính trong những trường hợp cần thiết.
Tổng tài sản
*Một số chỉ tiêu tài chính
Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng nợ
Cuối kỳ =
11242
16586
= 1,4752 lần
15033
Đầu kỳ =
10190
= 1,4753 lần
Hệ số thanh toán tổng quát như trên là tương đối ổn định. Đầu năm Công ty cứ đi vay một triệu thì có 1,4752 triệu đồng tài sản đảm bảo. Còn ở cuối năm cứ đi vay nợ một triệu thì có 1,4753 triệu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này ở thời điểm cuối năm cao hơn đầu năm là do Công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài 871 triệu đồng, trong khi tài sản tăng 1553 triệu đồng.
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
9781
Cuối kỳ =
= 2,535 lần
8910
= 2,546 lần
Đầu kỳ =
3499
3858
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm (2,535 lần) so với đầu năm (2.546 lần ) thấp hơn nên nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn này luôn đảm bảo an toàn cho Công ty.
Vật tư hàng hoá tồn kho
_
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh =
8910 - 5436
Đầu kỳ =
= 0,99 lần
3499
= 0,95 lần
Cuối kỳ =
9781 - 6123
3858
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là nhỏ điều này làm cho Công ty khó khăn hơn trong việc thanh toán công nợ.
321.690
Cuối kỳ =
= 0,44 = 44%
= 1 - Hệ số vốn CSH
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
10190
= 0,678 ( hay 67,8%)
Đầu kỳ =
15033
11242
= 0.6778 ( hay 67,78%)
Cuối kỳ =
16586
Hệ số nợ đầu kỳ của Công ty cho biết rằng trong một triệu đồng vốn kinh doanh có 0,678 triệu đồng hình thành từ nguồn vay nợ bên ngoài. Cuối kỳ cứ một triệu đồng vốn kinh doanh có 0,6778 triệu đồng hình thành từ nguồn vay nợ bên ngoài.
= 1 - Hệ số nợ
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
4843
= 0,3221 ( hay32,21%)
Đầu kỳ =
15033
5344
16586
= 0,32 ( hay 32,22%)
Cuối kỳ =
Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty là khá ổn định. Đầu kỳ là 32,21% cuối kỳ là 32,22%. Hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ Công ty có nhiều vốn tự có nên có tính độc lập cao.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
TSCĐ và đầu tư dài hạn
4843
= 0,791( hay 79,1 %)
Đầu kỳ =
6123
= 0,785 (hay 78,5%)
5344
Cuối kỳ =
6805
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đầu năm lớn hơn cuối năm do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5344 - 4843 = 501 triệu. Trong khi TSCĐ tăng 6805- 6123 = 682 triệu đồng.
BẢNG14 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
NĂM 2001-2002
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2001
Năm 2002
Tổng doanh thu
01
70.000
73.100
Trong đó:Doanh thu hàng XK
02
61.000
64.200
Các khoản giảm trừ:
03
201
225
- Giảm giá
05
172
189
- Giá trị hàng hoá bị trả lại
06
29
36
1. Doanh thu thuần
10
69.799
72.875
2. Giá vốn hàng bán
11
48.571
50.711
3. Lợi nhuận gộp
20
21.228
22.164
4. Chi phí bán hàng
21
4.230
4.806
5. Chi phí quản lý DN
22
14.902
15.051
6. LN thuần từ HĐKD
30
2.096
2.307
7. Lợi nhuận từ HĐTC
40
- Thu nhập từ HĐTC
41
- Chi phí HĐTC
42
8. Lợi nhuận bất thường
50
376
163
-Thu nhập từ HĐ bất thường
51
421
213
-Chi phí từ HĐ bất thường
52
45
50
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
60
2.683
2.470
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
1.416
1.160
11. Lợi nhuận sau thuế
80
1.267
1.310
BẢNG 15 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
1
2
3
I.Thuế
1.Thuế doanh thu(hoặc VAT)
939
680
2.Thuế tiêu thụ đặc biệt
3.Thuế thu nhập Công ty
4.Thuế lợi tức
5. thuế trên vốn
6.Thuế tài nguyên
7.Thuế nhà đất
8.Tiền thuê đất
402
400
9.Các loại thuế khác
75
80
II.Các khoản phải nộp khác
1. Các khoản phụ thu
2.Các khoản phí, lệ phí
3. Các khoản phải nộp khác
Tổng cộng
1.416
1.160
PHẦN IX
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Vật tư kỹ thuật trong Công ty công nghiệp đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và quyết định tính chất, chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty.
Vật tư kỹ thuật bao gồm các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, các yếu tố đầu vào khác ...
Công tác mua sắm, dự trữ và sử dụng, cấp phát vật tư kỹ thuật luôn là nội dung chính của công tác quản trị vật tư kỹ thuật trong Công ty công nghiệp,
I. CÔNG TÁC MUA SẮM, DỰ TRỮ VẬT TƯ KỸ THUẬT
Việc mua sắm vật tư kỹ thuật hay nguyên vật liệu là một trong những hoạt động chính của quá trình sản xuất. Mua sắm nguyên vật liệu nhằm đắp ứng đầy đủ kịp thời nguồn vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tránh tình trạng trì trệ trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Điều này sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong Công ty. Đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi Công ty trong công tác quản trị vật tư kỹ thuật.
Đối với Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà nguyên vật liệu chính của Công ty là Thóc, Búp lông, Đậu tương. Vì vậy chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào của Công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề vật tư kỹ thuật luôn được ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm.
Hiện nay nguyên vật liệu chính của sản phẩm Bia của Công ty phải nhập chủ yếu từ nước ngoài, do trong nước không cung cấp đủ, cho nên nguyên vật liệu của Công ty thường không ổn định và chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ giá hối đoái, chính sách về thuế nhập khẩu của nhà nước...
Do nguyên vật liệu chính nhập ngoại, dễ gây chậm trễ, việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất khó khăn. Hơn nữa, nguồn vốn của Công ty còn hạn chế nên việc mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất khó thực hiện. Đều này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thời gian gác hàng của Công ty cho khách hàng .
Để khắc phục những hạn chế trên, ban lãnh đạo Công ty đã và đang đưa ra những giải pháp hữu hiệu như điều tra, tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín, tạo vùng nguyên liệu trong nước , ký kết các hợp đồng thu mua dài hạn, có kế hoạch cụ thể dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm cung cấp đúng, đủ, kịp thời cho sản xuất.
II. CÔNG TÁC CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ TRONG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Giống như công tác mua sắm dự trữ vật tư kỹ thuật, công tác cấp phát, sử dụng vật tư đóng vai trò hết sức quan trọng.
Việc đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu đúng về chủng loại, đủ về số lượng và kịp thời về thời gian sẽ quyết định được mức độ và chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Nhận thức rõ tầm quan trọng nói trên, Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã xây dựng cho mình một mạng lưới kho tàng đầy đủ và liên hoàn đảm bảo tốt những yêu cầu của sản xuất. Vì vậy hệ thống kho của Công ty có tính xen kẽ. Nó vừa là nơi tiếp nhận của xí nghiệp này vừa là nơi xuất nguyên liệu cho xí nghiệp kia. Điều này tạo nên tính liên kết liên tục giữa các xí nghiệp Bia, Sữa đậu nành, xưởng chế biến gạo và luôn được đảm bảo hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống kho chứa thành phẩm của các xí nghiệp nhằm cung cấp, điều phối hoạt động sản xuất cho Công ty đồng thời cung cấp sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
PHẦN X
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP TRONG
CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong nhiều tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty đã tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện các chức năng cơ bản.
Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Công ty. Hình thành phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở là yêu cầu thiết yếu để Công ty có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Công ty xác định quản trị tác nghiệp là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào và hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của Công ty phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này.
Tập thể Ban lãnh đạo Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà luôn xác định đúng đắn tầm quan trọng của công tác Quản trị sản xuất và tác nghiệp của mình. Với phương trâm “ Chỉ huy điều hành liên tục, kiểm tra giám sát thường xuyên” đã và đang phát huy tác dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà trong thời gian qua.
II. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm Sữa đậu nành, gạo, Bia hơi theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, tăng vòng quay của vốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của Công ty có độ linh hoạt cao thích ứng tốt với sự biến động của thị trường.
Các mục tiêu cụ thể này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà trên thị trường.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm của công ty
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm được Công ty xác định là một nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu tình hình thị trường, căn cứ vào kết quả thực hiện tiêu thụ sản phẩm, căn cứ vào sản lượng sản xuất của Công ty so với toàn ngành, Công ty đã đưa ra dự báo nhu cầu sản phẩm trong năm 2003 như sau:
BẢNG 16: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2003
MẶT HÀNG
ĐƠN VỊ
SỐ LƯỢNG
+ Mua vào: Tổng số quy ra thóc
34800
Thóc
Tấn
500
Gạo
Tấn
22000
Màu
Tấn
300
+ Bán ra : Tổng số quy ra gạo
Tấn
22600
Thóc
Tấn
500
Gạo
Tấn
22000
Màu
Tấn
300
Phân bón
Tấn
200
Thức ăn gia súc các loại
Tấn
200
Bia hơi
1000 lít
70
Sữa đậu nành
1000 lít
260
Thu khoán xây dựng
Triệu đồng
180
Thuê kho
Triệu đồng
3000
(nguồn Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 )
2. Bố trí sản xuất trong Công ty.
Bố trí mặt bằng sản xuất là một công việc cần thiết và quan trọng trong công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
Với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển vật liệu lao động và sản phẩm trong quá trình sản xuất, trên cơ sở tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển của từng yếu tố, Công ty đã căn cứ vào diện tích mặt bằng và quy mô sản xuất của mình để thiết kế và lựa chọn phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị như sau:
BẢNG 16: MẶT BẰNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Kho thành phẩm cuối cùng
Kho Nguyên Liệu
Xí nghiệp
Chế biến gạo
Bãi cho thuê để hàng
Xí nghiệp
Sản xuất sữa đậu nành
Căng tin
Xí nghiệp
Sản xuất Bia hơi
Nơi
làm việc
của bộ phận
quản lý
Xí nghiệp
Dịch vụ
Cổng vào
Phòng trực
bảo vệ
Cửa hàng
GTSP
3. Lập kế hoạch các nguồn lực :
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà xây dựng kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất từng loại sản phẩm Bia, Sữa đậu nành, gạo trên cơ sở đó hoạch định nhu cầu về năng lực sản xuất nói chung và có kế hoạch chi tiết cho việc mua sắm nguyên vật liệu Búp Lông, đậu tương, thóc... cần thiết trong từng thời điểm nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty diễn ra thường xuyên liên tục, với chi phí thấp nhất.
Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua việc xây dựng kế hoạch tổng hợp. Chính vì vậy Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã kết hợp các kế hoạch cụ thể riêng lẻ với nhau để tạo nên một kế hoạch tổng hợp phục vụ tốt cho công tác lập kế hoạch các nguồn lực của Công ty.
Lượng nguyên vật liệu cần mua trong từng thời điểm của Công ty được xác định bằng phương pháp hoạch định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời điểm.
4. Điều độ sản xuất :
Xét về trình tự các nội dung của quá trình ra quyết định vì đây là bước tổ
chức thực hiện nhằm biến các kế hoạch thành hiện thực. Vì vậy, hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các nội dung thiết kế hoạch định, hệ thống sản xuất bên trên. Điều độ sản xuất là những hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất trong từng tuần cụ thể và phân giao công việc theo từng công việc cơ sở, từng bộ phận, từng người lao động trong hệ thống sản xuất.
Hoạt động điều độ có quan hệ chặt chẽ với loại hình bố trí quá trình sản xuất. Đặc biệt là các khâu như dự báo, thiết kế sản phẩm, lựa chọn và thiết kế quá trình, đào tạo công nhân.
Thực chất điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân giao các công việc cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp ký tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn toàn đúng tiến độ đã xác định đúng chế độ trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khă năng sản xuất hiện có của Công ty. Điều độ sản xuất giải quyết tổng hợp các mục tiêu trái ngược nhau như giảm thời gian chờ đợi.
5. Kiểm soát hệ thống sản xuất :
Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất Công ty xác định hai nội dung quan trọng nhất là kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho.
Hàng dự trữ tồn kho luôn là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng chi phí khá lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty. Nếu dự trữ không hợp lý sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, giảm hệ số sử dụng và vòng quay của vốn và gây ra phép tắc trong sản xuất do không đủ dự trữ nguyên vật liệu, vì vậy Công ty đã rất quan tâm đến hoạt động quản trị hàng dự trữ . Điều này được đề cập đến với những mô hình cụ thể ứng dụng trong từng trường hợp, hoàn cảnh của Công ty sao cho tìm cho được điểm cân bằng tối ưu giữa chi phí hàng tồn kho và lợi ích của dự trữ tồn kho mang lại. Căn cứ vào tình hình thực tế tiêu thụ và dự trữ của Công ty, Công ty đã đưa ra kế hoạch dự trữ cho năm 2003 như sau:
BẢNG 17: KẾ HOẠCH DỰ TRỮ CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2003
Sản phẩm
Đơn vị
Tồn đầu kỳ
Sản xuất trong kỳ
Tiêu thụ trong kỳ
Tồn kho cuối kỳ
Đậu tương
Tấn
100
800
850
50
Búp lông
Tấn
120
780
800
100
Thóc
Tấn
8000
25.000
23.000
10.000
(Nguồn phòng: Kế hoạch - Tiêu thụ)
Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang lại ý nghĩa chiến lược của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà trong giai đoạn ngày nay.
Để sản phẩm sản xuất ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của Công ty phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm soát. Ban lãnh đạo Công ty luôn thấy được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và luôn tiến hành hoạch định, lên kế hoạch cụ thể để triển khai nhằm cải tiến thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường.
Quản lý chất lượng chính là nâng cao chất lượng của công tác quản lý các yếu tố, các bộ phận trong toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty. Trong quản lý chất lượng Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về nhận thức về quan điểm chất lượng và về quản lý chất lượng trong nền kinh tế thị trường.
PHẦN XI
QUẢN TRỊ MARKETING CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.
Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu sinh hoạt lại thiên về đời sống vật chất và nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng và liên tục thay đổi. Vì vậy nghiên cứu thị trường sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty giúp cho Công ty có thể xây dựng chiến lược thị trườngvà chiến lược sản phẩm thích hợp.
Trước kia Công ty sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao, làm theo hợp đồng của Liên xô và các nước XHCN. Nguyên nhiên liệu, vật tư do nhà nước cung cấp hoặc nhập theo hợp đồng hai chiều từ các nước XHCN. Sản phẩm làm ra cũng được nhà nước bao tiêu, phân phối cho các xí nghiệp quốc doanh hoặc xuất khẩu. Như vậy, Công ty chỉ đảm nhiệm sản xuất đầy đủ về mặt số lượng, thời gian theo kế hoạch. Công ty hoàn toàn không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh .
Từ những năm trở lại đây, Công ty phải tự tìm đầu vào cho sản xuất, tự tìm hiểu thị trường tiêu thụ nên thị trường của Công ty khá đa dạng. Công ty phải thiết lập quan hệ với nhiều bạn hàng và nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Hiện nay, hoạt động cạnh tranh của Công ty đang gặp nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ trong ngành, sản phẩm lại hạn chế về mặt chất lượng, mẫu mã và giá cả...
Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty
Tên Công ty
Chủng loại SP
Nhãn hiệu SP
Công suất
1.Công ty nước giải khát
2.Công ty CN Trường Sinh
3. Công ty nước giải khát 406
Chai
Chai
Chai
109
Trường Sinh
406
1,5-2 (tr.chai/năm)
1 (tr.chai/năm)
1-1,5 (tr.chai/năm)
THỊ PHẦN MẶT HÀNG SỮA ĐẬU NÀNH CỦA CÔNG TY Ở THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, Công ty đã gặp khó khăn cả về xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa. Công ty đã chỉ đạo xuống từng cấp cơ sở nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, tìm hiểu nguồn thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo xuất khẩu, liên tục ổn định, khai thác tốt các thiết bị hiện có, từng bước tăng trưởng tỷ trọng sản phẩm. Nhờ đó Công ty đã đạt được những kết quả nhất định.
II. CÔNG TÁC MARKETING CỦA CÔNG TY.
1.Công tác lập kế hoạch tiêu thụ .
1.1 Chính sách sản phẩm:
Công ty đã xác định chính sách sản phẩm theo quan điểm Marketing hiện đại, coi nó là nền tảng cho chiến lược Marketing. Sản phẩm không chỉ sản xuất ra bảo đảm chất lượng mà cònhoàn chỉnh về mẫu mã, nhãn mác và dịch vụ kèm theo. Về sữa đậu nành Công ty chỉ có một loại chai 200ml và 24 chai được cho vào một két nhựa. Nhãn hiệu sữa đậu nành lấy nhãn hiệu là sữa đậu nành Lương thực in trên nền đỏ với hình ảnh hạt đỗ tương và những chiếc huy chương vàng bố trí màu sắc khá hấp dẫn và đẹp. Do bia hơi được sản xuất theo kiểu cổ điển và là loại bia hơi nên bia được đóng trong bom, 1 bom 25 lít,đóng chai 1lít bằng sành để có thể vận chuyển đi xa. Về gạo, do gạo một phần cung cấp cho thị trường trong nước, phần khác được xuất khẩu nên bao bì rất quan trọng, để có thể vận chuyển đi xa và bảo quản gạo tốt hơn.
Công ty đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu thị trường như: thăm dò thị trường, quan sát mỗi sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, để tìm ra nhu cầu...Bên cạnh đó, Công ty đã khống chế tỷ lệ hàng không đạt chất lượng xuất khẩu, hàng phế phẩm và đàm phán với khách hàng để tiêu thụ sản phẩm với giá hợp lý. Đối với sản phẩm nội địa Công ty đã có sản phẩm rõ ràng. Chỉ sản xuất sản phẩm khi biết rõ khả năng tiêu thụ của nó hoặc làm theo đơn đặt hàng của những khách hàng trong nước. Do vậy Công ty đã đáp ứng được những gì khách hàng đang tìm kiếm và mong muốn.
1.2. Chính sách giá cả.
Trong cơ chế hiện nay, giá cả là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Vì vậy, Công ty đã luôn xây dựng một mức phù hợp với thị trường nhằm đạt được doanh thu lớn nhất, phát triển sản xuất đồng thời có chi phí thấp nhất để thu được lợi nhuận trong kinh doanh. Công ty đã áp dụng những hình thức đặt giá. Tuy nhiên so với các sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng thì sản phẩm của Công ty khó được chấp nhận vì mẫu mã không được ưa chuộng trong khi giá cả Công ty cũng xấp xỉ với hàng của doanh nghiệp khác.
Ở Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà hiện có 3 loại sản phẩm chủ yếu bán ra trên thị trường đó là các sản phẩm về sữa đậu nành, các sản phẩm về bia và các sản phẩm gạo, ngoài ra Công ty còn có một số sản phẩm khác
Mỗi loại sản phẩm lại có nhiều chủng loại và có các tiêu chuẩn pha trộn khác nhau trong sản xuất. Do chủng loại đa dạng như vậy nên Công ty có nhiều cách xác định giá khác nhau. Công ty đã tập hợp thành các bước xác lập giá như sau :
- Xác định mục tiêu đặt giá.
- Xác định nhu cầu đối với sản phẩm.
- Xác định chi phí.
- Xác định giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Lựa chọn phương thức đặt giá.
BẢNG 18: GIÁ BÁN MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH
CỦA CÔNG TY NĂM 2002
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Giá
1
Gạo nếp
đồng/kg
34.000
2
Gạo tẻ
đồng/kg
85.000-11.000
3
Sữa đậu nành
đồng/két
20.000
4
Bia hơi
đồng/lít
3.500
(Nguồn phòng: Kế hoạch - Tiêu thụ)
Công ty cũng biến đổi giá rất linh hoạt chứ không cứng nhắc áp dụng một kiểu. Công ty hiện đã và đang áp dụng một số chính sách:
+ Giá phân biệt, giảm giá dựa theo khối lượng và khả năng thanh toán.
+ Giá phụ thuộc vào sản phẩm mà Công ty có chính sách giá theo thời vụ.
+ Tuỳ theo đối tác khách hàng mà có sự ưu tiên và giảm giá.
+ Tuỳ theo từng khu vực.
+ Điều chỉnh giá theo sự lên xuống của cung cầu thị trường.
+ Điều chỉnh giá theo nguyên vật liệu, vật tư và các khoản thuế.
1.3. Chính sách phân phối và tiêu thụ.
Việc tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả nào còn phụ thuộc rất lớn vào tổ chức mạng lưới tiêu thụ chúng. Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức cụ thể như thế nào lại phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vì thế để tăng cường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã sử dụng hai loại kênh phân phối là kênh phấn phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp vào quá trình phân phối của mình.
BẢNG : HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY
CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG
Cửa hàng dịch vụ và giới thiệu sản phẩm
Người bán lẻ
Người bán lẻ
ĐẠI LÝ
* Kênh phân phối trực tiếp: Kênh này hoạt động ở khu vực gần Công ty, khách hàng trực tiếp vào cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty để mua và họ rất yên tâm về chất lượng sản phẩm và giá cả. hình thức bán hàng ở kênh phân phổitực tiếp hàng năm Công ty bán được 5% trong tổng doanh thu bán hàng.
Với kênh phân phối gián tiếp ngắn: Theo hình thức kênh này thì đội ngũ tiếp thị sẽ đưa sản phẩm của Công ty đến thẳng những người bán lẻ và người bán lẻ bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy và xe tải nhỏ.
Kênh này được áp dụng trong địa bàn Hà Nội, có ưu điểm là thu hút đông đảo người tiêu dùngvì cửa hàng bán lẻ đặt ở hầu hết mọi nơi trong khu vực dân cư sinh hoạt và trung tâm vui chơi giải trí... Công ty tiêu thụ sữa đậu nành qua hình thức kênh này chiếm 55% tổng doanh thu bán hàng.
* Kênh gián tiếp dài: đối với kênh phân phối này được áp dụng chủ yếu ở các tỉnh ngoài khu vực Hà nội
Công ty còn tổ chức tiêu thụ qua các đại lý, trung gian áp dụng hình thức trả hoa hồng, tuy nhiên hình thức này được trả các mức khác nhau cho từng loại hình và từng loại sản phẩm. Các đại lý đều phải đặt tiền khoảng 5 triệu đồng khi muốn bán sản phẩm của Công ty các đại lý sẽ được hưởng hoa hồng 3% tính theo doanh số bán ra. Đối với các cá nhân ký hợp đồng uỷ thác được hưởng 1,5% doanh số bán ra. Hàng không bán được có thể trả lại. Công ty còn tổ chức bán hàng theo hình thức ký gửi, Công ty mang hàng đến tận nơi cần bán ký gửi để nhờ bán và chỉ khi nào bán được hàng mới thu tiền.
Nhìn chung Công ty thường áp dụng các hình thức bán hàng sau:
- Giao tại kho của Công ty.
- Bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kiốt, quầy hàng.
- Bán chuyên chở tới kho người tiêu dùng.
- Bán qua các Công ty TNHH, Công ty thương mại, Công ty nước ngoài.
- Bán qua các đại lý.
- Bán tại hỗ chợ triển lãm.
Các hình thức bán hàng này đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1.4. Chính sách xúc tiến bán hàng và phục vụ hậu mãi.
Công ty đã áp dụng chính sách này với các hình thức quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng.
Công ty quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng bán buôn và bán lẻ sản phẩm của Công ty ở các nơi. Qua công tác xúc tiến quảng cáo Công ty đã giới thiệu kịp thời về chủng loại và số lượng các mặt hàng mới của Công ty trên thị trường giới thiệu cho khách hàng biết về phương thức giao dịch và tiêu thụ để tránh các sai sót và nhầm lẫn. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ không ngừng trên thị trường.
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã liên tục tham gia các hội chợ triển lãm trong nước Công ty đã luôn danh được huy chương vàng, bạc cho sản phẩm của mình.. Nhờ tham gia vào hội chợ triển lãm Công ty tăng cường mở rộng sản xuất, mở rộng thị thường thông qua các hợp đồng được ký kết. Tham gia hội chợ triển lãm cũng là một cách để người tiêu dùng có thể đánh giá các sản phẩm của Công ty với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thông qua đó Công ty có những cải tiến sản phẩm của mình sao cho nó phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Công ty cũng sử dụng những hình thức thanh toán khác nhau cho các khách hàng của mình. Các hình thức thanh toán trước, trong và sau khi bán hàng, bán hạ giá với những sản phẩm lỗi thời, sai sót, tồn kho...đều được sử dụng.
Với các giao dịch thương mại quốc tế, vì những người bán hàng là những người dễ chịu rủi ro hơn cả nên Công ty phải sử dụng những cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực xuất khẩu, đảm bảo Công ty được thanh toán đầy đủ thông qua mở L/C, qua các ngân hàng, với đội ngũ có năng lực trách khỏi thiệu thòi trong kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo thoả mái thuận lợi cho khách hàng.
2. Đánh giá chung về công tác Marketing của Công ty.
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một Công ty có bề dày truyền thống trong ngành lương thực Việt Nam. Nhưng hiện nay Công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ có lợi thế về năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản phẩm...cả trong và ngoài nước.
Yêu cầu đặt ra là phải phát triển một chiến lược Marketing thích hợp để dần lấy lại vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường sao cho xứng đáng với quy mô và truyền thống của Công ty.
Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã luôn có sự tìm hiểu thị trường nắm bắt các nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ họ một cách tốt nhất và ngày càng hoàn thiện. Căn cứ vào báo cáo bán hàng, báo cáo thu chi, báo cáo về nhân sự, các loại hoá đơn chứng từ....Các cán bộ quản lý sau khi xem xét, tổng hợp sẽ dự báo mức sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới về chủng loại số lượng.
Thông tin về thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh được thu thập từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, từ ấn phẩm xuất bản, báo, tạp chí, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh. Công tác này đã và đang được Công ty thực hiện khá hiệu quả. Thông qua mạng lưới bán buôn, bán lẻ Công ty đã nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích từ phía khách hàng về sản phẩm của Công ty, những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục, cải tiến hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Công ty cử các cán bộ đi tìm hiểu thị trường. Sau thời gian tìm hiểu, các cán bộ luôn đóng vai trò quan trọng và luôn đóng góp những ý kiến bổ ích nhằm giúp Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn. Các thông tin thu thập được Công ty tập trung phân tích, đánh giá từ đó rút ra kết luận, giúp Công ty xây dựng những chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh hữu hiệu.
Trong những năm gần đây, công tác quảng cáo, tiếp thị đặc biệt được quan tâm chú trọng. Phương tiện quảng cáo được Công ty sử dụng là thư quảng cáo được gửi đến khách hàng tiềm năng. Công ty còn tổ chức quảng cáo bằng việc bán sản phẩm tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Quảng cáo của Công ty thông qua biểu hiện, biểu tượng của Công ty. Cùng với hoạt động quảng cáo, Công ty còn tiến hành in ấn Catôlô và các tài liệu liên quan gửi đến khách hàng để họ có điều kiện hiểu biết về Công ty.
Hàng năm, Công ty tổ chức hội nghị khách hàng nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng khách hàng. Đồng thời cũng là dịp để Công ty giới thiệu về sản phẩm mới của mình, thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng. Công ty còn quan tâm tham gia các hội chợ triển lãm hàng chất lượng cao nhằm chứng minh sản phẩm của Công ty mình. Đồng thời trao đổi, tìm hiểu đối tác, khách hàng mới và xác định chỗ đứng của mình trên thương trường.
PHẦN XII
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
I. Về cơ cấu tổ chức:
Nhà máy Vật liệu chịu lửa được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Cụ thể: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 6 phòng chức năng và 3 phân xưởng. Với cơ cấu tổ chức và quản lý như hiện nay của nhà máy đã đảm bảo được tính gọn nhẹ, tập trung, các phòng phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, đảm bảo tính chủ động và khả quan thực hiện nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tuy vậy nhà máy vẫn phải thường xuyên quan tâm đến công tác tổ chức của mình và từ đó tìm ra được những ưu nhược điểm để phát huy và có biện pháp khắc phục nhằm đem lại cho nhà máy hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Khẳng định đường lối, giải pháp nhà máy đưa ra là đúng đắn. Để tránh được sự quá tải của công việc khi quy mô kinh doanh của nhà máy ngày một tăng mà vẫn đảm bảo được cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có độ tin cậy lớn, tiết kiệm được chi phí quản lý thì nhà máy nên tiếp tục thực hiện theo cơ cấu quản lý tổ chức đó. Tổ chức và quản lý cần phải mềm dẻo và chặt chẽ, tránh hiện tượng cứng nhắc về tổ chức và mệnh lệnh.
II. Về hoạch định chiến lược:
Nhà máy đã xác định thị trường là mục tiêu, là yếu tố quyết định cho sản xuất. Do thị trường tiêu thụ bia sữa đậu nành trong nội bộ công ty không ổn định và ngày càng giảm, ngay từ cuối năm 2001 nhà máy đã tập trung khai thác thị trường ngoài công ty, đàm phán và ký hợp đồng cho năm 2002, mở rộng thêm được nhiều thị trường mới, các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn được chuẩn bị và có gối đầu liên tục.
Để sản phẩm của của Công ty được nhiều khách hàng biết đến và có thể tiêu thụ rộng rãi trong cả nước Công ty nên thường xuyên có các hình thức quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, có chính sách ưu tiên giảm giá, hưởng hoa hồng... đối với khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng mua với số lượng lớn.
Duy trì hoạt động marketing của nhà máy, nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, dự báo về giá thành chính xác và khoa học sao cho kinh doanh có lãi để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà máy cần cố gắng tìm mọi biện pháp giảm chi phí như giám sát cung ứng vật liệu chặt chẽ hơn, thực hiện công tác giao thẳng, bảo quản kỹ lưỡng, tránh hư hỏng và hao hụt.
III. Về quản trị nhân lực:
Hiện nay nhà máy có đội ngũ cán bộ và công nhân viên lâu năm lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, có sự sáng tạo trong sản xuất. Mặc dù vậy Công ty cũng nên xem xét và bố trí lại đội ngũ lao động sao cho phù hợp hơn với năng lực. Đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm làm thay đổi trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng cách thường xuyên tổ chức hướng dẫn, trao đổi huấn luyện nghề nghiệp. Nâng cao tinh thần đoàn kết và giữ vững truyền thống của Công ty .
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, động viên cán bộ công nhân viên chức khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của Công ty .
Đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm các chi phí có hiệu quả, quan tâm tới hoạt động giới tính, hoạt động TDTT.
Về đời sống xã hội: do sản xuất kinh doanh năm 2002 có hiệu quả, việc làm ổn định, thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên > 780.000 đ/người, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên tăng lên so với năm 2001. Nhà máy thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc và sức khoẻ của người lao động, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân công nhân viên chức, ngoài ra nhà máy còn tổ chức thăm hỏi gia đình cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách.
IV. Về quản trị kỹ thuật:
Năm 2002 do làm tốt công tác quản lý trong sản xuất vì vậy các chỉ tiêu tiêu hao nguyên nhiên liệu đạt yêu cầu so với định mức, chất lượng của các chủng loại sản phẩm được tăng lên. Máy móc thiết bị ược cải tién để phù hợp hơn với điều kiện như hiện nay.
V. Về quản trị tài chính:
Vế phía Công ty : Với phương thức kinh doanh của nhà máy hợp lý và sinh động, songCông ty nên chọn phương thức thanh toán với tỷ lệ triết giảm. Như vậy sẽ thích hợp hơn trong công tác thanh toán, vừa khuyến khích mua hàng vừa khuyến khích thanh toán và có biện pháp xử phạt thích hợpcho các đơn vị và các khách hàng có công nợ dây dưa.
Cần bám sát hơn nữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, tạo uy tín và khả năng mở rộng quy mô kinh doanh cũng như giám sát nghiên cứu kỹ lưỡng từng địa bàn về thị trường và tiềm năng để việc giao chỉ tiêu kế hoạch sát thực hơn, có các biện pháp tích cực giúp các đơn vị thực hiện nhiệm vụ cung ứng.
VI. Về quản trị vật tư kỹ thuật:
Trong công tác tổ chức quản trị vật tư kỹ thuật của nhà máy đã được chuyên môn hoá, xác định rõ chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong các phòng ban, có chế độ thưởng phạt rõ ràng nên gắn được trách nhiệm của cán bộ đi với công việc. Do vậy phát huy được mọi năng lực của cán bộ.
Mặt khác Công ty vẫn còn những tồn tại cần phải được giải quyết như: định mức các loại phụ tùng thay thế của Công ty còn quá cao, thể hiện ở hệ số tồn kho củaCông ty . Nguyên nhân là do hàng tồn đọng lâu không sử dụng. Đây cũng là khó khăn của Công ty gây nên việc ứ đọng vốn lưu động. Công ty nên có biện pháp xử lý, thanh lý số phụ tùng này để thu hồi lại vốn cho Công ty .
Nhìn chung trong công tác quản lý sử dụng và cung cấp vật tư của Công ty có nhiều ưu điểm cần phát huy đồng thời khắc phục những tồn tại để làm tốt hơn nữa công tác quản trị vật tư kỹ thuật trong những năm tới.
VII. Về quản trị tác nghiệp:
Căn cứ vào những chỉ tiêu kinh tế kỳ báo cáo, căn cứ vào nhu cầu thị trường, căn cứ vào các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sản xuất sản phẩm và căn cứ vào các chỉ tiêu hướng dẫn của Tổng Công ty Lương thực, hàng năm Tổng Công ty đều tiến hành công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và xây dựng các chỉ tiêu thực hiện đối với Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà .
KẾT LUẬN
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang đi vào quỹ đạo vận hành của nền kinh tế thị trường. Sản phẩm của Công ty đang từng bước khẳng vị thế của mình trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty luôn được chú trọng nâng cao trình độ quản lý và sự linh hoạt trong kinh doanh.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đã giúp em hiểu biết thêm về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty. Đồng thời giúp em nắm vững những kiến thức đã được học tại trường. Song thời gian thực tập còn nhiều hạn chế, vì vậy bản báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của Công ty và đặc biệt là của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế để báo cáo của em được hoàn thiện hơn .
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Sinh viên
TRẦN VĂN TRƯỜNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình : Quản trị tài chính doanh nghiệp -NXB Thống kê 1999.
2. Giáo trình : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh – NXB Thống kê 1998
3. Giáo trình: Thống kê doanh nghiệp – ĐHKTQD NXB Thống kê 1999
4. Giáo trình: Quản trị Sản xuất và tác nghiệp (ThS: Trương Đoàn Thể)
ĐHKTQ - NXB Giáo Dục 2000.
5. Giáo trình : Quản trị Doanh nghiệp - ĐHKTQD - NXB Thống kê 2000.
6. Các tài liệu của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
7. Báo cáo thực của các sinh viên đã thực tập tại Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2
I. Giới thiệu chung về Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
2
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2
III. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
4
1. Chức năng
4
2. Nhiệm vụ
4
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà trong thời gian qua
5
PHẦN II: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
9
I. Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
9
II. Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
13
PHẦN III: CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
14
I. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất của Công ty
14
II. Đánh giá về cơ cấu sản xuất của Công ty
15
PHẦN IV: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
16
I. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
16
II. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
16
PHẦN V: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY
20
I. Ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp
20
II. Công tác hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
29
PHẦN VI : CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
35
I. Phân tích công việc
35
II. Tổ chức tuyển chọn nhân viên
37
III. Những nội dung chính về tuyển chọn lao động trong Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
40
IV. Định mức lao động và năng suất lao động
42
V. Tình hình lao động và tiền lương tại Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
44
VI. Các hình thức kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động trong Công ty
48
PHẦN VII: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
51
I. Quản trị chất lượng
51
II. Quản trị chất lượng ở Công ty Vận tải, Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
53
III. Quản trị máy móc thiết bị
57
PHẦN VIII: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
59
I. Quản trị vốn cố định, vốn lưu động
59
II. Nguồn tài trợ Công ty
62
III. Doanh thu, lợi nhuận
64
IV. Phân tích báo cáo tài chính Công ty
65
PHẦN IX: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
74
I. Công tác mua sắm, dự trữ vật tư kỹ thuật
74
II. Công tác cấp phát và sử dụng vật tư trong sản xuất của Công ty
75
PHẦN X: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP TRONG CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
76
I. Đặc điểm công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp của Công ty
76
II. Mục tiêu của công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty
77
III. Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty
77
PHẦN XI: QUẢN TRỊ MARKETING CỦA CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
83
I. Thị trường và công tác nghiên cứu thị trường của Công ty
83
II. Công tác Marketing của Công ty
PHẦN XII: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Về cơ cấu tổ chức
Về hoạch định chiến lược
Về quản trị nhân lực
Về quản trị kỹ thuật
Về quản trị tài chính
Về quản trị vật tư kỹ thuật
Về quản trị tác nghiệp
84
92
92
92
93
93
94
94
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95
96
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : TRẦN VĂN TRƯỜNG QTKD 9-HN
ĐƠN VỊ THỰC TẬP : CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Hà Nội, Ngày.. ...tháng.. ...năm 2003.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TÔ THỊ PHƯỢNG
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : TRẦN VĂN TRƯỜNG QTKD 9-HN
ĐƠN VỊ THỰC TẬP : CÔNG TY VẬN TẢI, XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Hà Nội, Ngày.. ...tháng.. ...năm 2003.
TM. ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qt106_2712.doc