Công nghệ sinh học - Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường”

- Chưa có một biện pháp hoặc thiệt bị nào diệt trừ để diệt trừ rầy nâu hiệu quả mà không gây ô nhiễm và bảo vệ sức khoẻ người dân, ngoài việc dùng thuốc hoá học BVTV và sử dụng phân bón để diệt trừ rầy nâu mà thôi. - Mật độ rầy nâu ở đây tuy không cao nhưng vẫn xuất hiện nhiều lần, hết đột này lại đến đợt khác nên cần phải biết nắm bắt và tìm hiểu chu kỳ, tính chất sinh sản của chúng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn mà không phải lãng phí công sức và tiền của. - Các cấp chính quyền, các cán bộ nông nghiệp và môi trường cần phải tuyên truyền và giáo dục nông dân trong việc dùng thuốc BVTV như thế nào là có hiệu quả cao và đúng phương pháp, cần phải trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc.

doc95 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sinh học - Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền bệnh nhanh chóng và gây thiệt hại kép (vừa thiệt hại cho rầy vừa thiệt hại do bệnh) là rất nghiêm trọng. Sự phối hợp của 3 loại virut gây hại là không thể phòng trị bằng bất cứ biện pháp nào khi cây lúa đã bị nhiễm bệnh. Sự thâm canh, canh tác nhiều vụ liên tục là môi trường lây lan rất thuận lợi cho bệnh nguy hiểm này. Giống lúa nhiễm rầy là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển trên diện rộng. 4.3.2. Ảnh hưởng của rầy nâu đối với đời sống của người nông dân Hàng chục ngàn nông dân đang phải mất ăn mất ngủ vì rầy nâu. Đến năm 2005, đồng ruộng miền Tây bị cháy rầy và lác đác những bụi lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do rầy nâu truyền sang. Do tinh giản biên chế nhà nước nên các cán bộ khuyến nông không còn nhiều, cũng ít ai đến thăm đồng ruộng để giúp người nông dân sớm phát hiện sâu bệnh, nhất là rầy nâu và bệnh cháy lá. Theo GS Võ Tòng Xuân thì trước tiên, mỗi nông dân phải tự biết cứu mình, không ỷ lại hoặc trông chờ những các bộ khuyến nông hay BVTV. Nông dân phải học để biết: vì sao ruộng mình lại có rầy nâu, lúc nào xịt thuốc có hiệu quả, khi nào không nên xịt thuốc, loại thuốc nào trị rầy hữu hiệu, khi nào phải kiên quyết nhỏ bỏ hoặc cầy vùi cây lúa bị bệnh virut, biết cách sạ thưa và bón phân cân đối N-P-K để vụ lúa tới tránh được sâu rầy. Nhìn lại, phần lớn những thảm họa trên đồng ruộng chủ yếu là do nông dân chủ quan, không theo khuyến cáo khoa học. Ở Thái Lan, phần lớn nông dân mỗi năm chỉ trồng một vụ lúa mùa, đặc biệt là giống hương lài, chỉ khoảng 20% diện tích lúa mùa được trồng lại vụ thứ hai với giống cao sản ngắn ngày. Còn nông dân ta mỗi năm làm cả ba vụ lúa đã để lại hậu quả tai hại về sau làm cho đất đai bị triệt để đến mức kiệt quệ, môi trường ô nhiễm phân thuốc và giúp cho sâu hại (rầy nâu) lan truyền từ mùa này sang mùa khác. Theo báo cáo của Cục BVTV, tình hình sâu bệnh hại lúa ở các tỉnh phía Nam cho biết tuần từ 08/08/2006 đến 14/08/2006 và dự báo tình hình sâu bệnh đến ngày 21/08/2006: diện tích lúa Hè Thu và Thu Đông bị nhiễm bệnh đạo ôn lá khoảng 15.419,8 ha, giảm 4.150,2 ha so với tuần trước, lúa bị nhiễm với tỷ lệ bệnh trung bình từ 10 -15%. Còn diện tích nhiễm rầy nâu trên lúa Hè Thu trong vùng là 32.659 ha tăng 5.840,3 ha so với tuần trước. Trong đó vùng ĐBSCL có diện tích nhiễm rầy nâu là 13.268 ha và vùng Đông Nam Bộ có diện tích nhiễm rầy là 19.391 ha. Còn trên lúa Thu Đông thì tổng diện tích nhiễm bệnh là 11.179ha, tăng 1.869 ha so với tuần trước. Mật độ rầy bình quân là 1.000 - 2.000 con/m2. Để hạn chế những thiệt hại về diện tích lúa bị nhiễm bệnh, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của ngành NN và chính quyền các cấp là tập trung hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc chống rầy có hiểu quả, vừa bảo vệ sức khỏe con người vừa không gây ÔNMT. Nông dân phải phun thuốc phòng trừ từ 2 - 3 đợt, bình quân 48 lít dung dịch thuốc trên diện tích 1.000 m2 cho mỗi đợt phun. Trong đợt rầy nâu hoành hành, nhiều nông dân đã phải mua thuốc diệt rầy với những giá cả không đúng với giá thị trường. Nhiều vùng vì trục lợi đã tăng giá các loại thuốc phun phòng trừ sâu hại, vì dịch bệnh nên người dân cũng phải mua thuốc với giá cao để mong diệt trừ được sâu bệnh. Vì thế các nhà chức năng cần phải tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi trường hợp bán tăng giá thuốc và phải đảm bảo là thuốc trị đặc hiệu rầy nâu. Chẳng hạn như nông dân Lê Văn Tâm ở tỉnh Đồng Tháp, có gần 5 ha lúa mới sạ được 40 ngày sau 3 đợt phun thuốc đã tiêu tốn hết 4,5 triệu đồng. Sau đây là một số giá thuốc trị sâu hại (rầy nâu) hiệu Appla giá 12.000 - 13.000 đồng/gói, Bassa 19.000 đồng và Medal 12.000 đồng/gói, Actara giá 6.500 đồng/gói/1gram, Mimyl trị vàng lá chín sớm giá 7.000 đồng/gói/gram. 4.3.3. Chi phí cho việc diệt rầy nâu trong một vụ mùa Rầy nâu gây nhiều thiệt hại đáng kể cho nông nghiệp, làm cho chất lượng nông sản (cây lúa) ngày càng suy giảm. Quá trình diệt trừ rầy nâu đã không ít gây ra những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chẳng hạn như để diệt rầy, người nông dân đã không ngần ngại để mua các loại hóa chất BVTV mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào mà chỉ chú trọng đến việc loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt rầy tốt hay không. Qua khảo sát của anh Chín tại xã Thanh Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An cho biết: “ Mỗi vụ mùa trồng lúa, anh phải phun thuốc và bón phân từ 2 - 3 lần (cho 20 công lúa của anh). Chi phí cho việc phun thuốc và bón phân còn phụ thuộc vào mật độ rầy nhiều hay ít, nhưng trung bình mỗi vụ mùa, anh tốn hết 200 kg phân/ 20 công (1 công = 1 sào = 1000 m2) và khoảng 20.000đ thuốc/ 1 công”. Thậm chí, nhiều nhà nông dân ở tỉnh Long An còn mướn người phun thuốc và bón phân với giá 8.000đ/1 công, còn những người nông dân nghèo thì tự bỏ sức ra để phun thuốc và bón phân để giảm bớt một phần chi phí. 4.3.4. Thời gian xuất hiện rầy nâu trong năm ở các vùng trồng lúa 4.3.4.1. Vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng Hàng năm, đợt rầy non đầu tiên của rầy nâu xuất hiện trên lúa chiêm xuân sớm vào khoảng cuối tháng 2 dầu tháng 3, tùy thuộc vào mùa đông rét hay ấm đợt rầy non đầu tiên của rầy nâu xuất hiện sớm hay muộn hơn. Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy, hàng năm vùng ĐBSH thường có 9 lứa rầy nâu phát sinh gây hại. Mỗi vụ lúa thường có 4 lứa rầy nâu phát sinh. Giữa 2 vụ lúa chiêm xuân và lúa mùa có một lứa rầy nâu phát sinh trên lúa chét và mạ mùa. Hai lứa rầy nâu phát sinh mạnh, gây hại nặng vào tháng 5 trên lúa chiêm xuân và cuối tháng 9 đầu tháng 10 trên lúa mùa. 4.3.4.2. Vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long Tại ĐBSCL, rầy nâu phát sinh quanh năm trên tất cả các thời vụ. Tuy nhiên, tình hình phát sinh và phát triển của rầy nâu phụ thuộc vào sự hiện diện của cây lúa có trên đồng. * Vùng gieo trồng 3 vụ lúa trong một năm Tại các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy và vùng phụ cận có diện tích được cung cấp nước tưới trong mùa khô, nên có thể gieo trồng được 3 vụ lúa/năm và là điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát sinh phát triển liên tục quanh năm. Ứng với 3 vụ lúa trong năm, mật độ quần thể của rầy nâu xuất hiện gây hại cao vào tháng 2 - 3 trên lúa Đông Xuân, tháng 7 - 8 trên lúa Hè Thu, và tháng 10 - 11 trên lúa Mùa. * Vùng gieo trồng 2 vụ lúa trong một năm Phần lớn ĐBSCL thường gieo trồng 2 vụ lúa/năm. Tại vùng lúa ở Long An, vào tháng 3 - 4 hàng năm trên đồng ruộng không trồng lúa thì không thấy rầy nâu xuất hiện. Khi có mưa đầu mùa, lúa bắt đầu được gieo mạ, trưởng thành rầy nâu cũng bắt đầu xuất hiện. Từ tháng 5 năm trước đến tháng 2 năm sau, trên lúa vùng Long An rầy nâu phá sinh được 10 -11 lứa kế tiếp nhau. Ứng với 2 vụ lúa trong năm, mật độ quần thể của rầy nâu cũng xuất hiện và gây hại cao vào tháng 7 đầu tháng 8 trên lúa Hè Thu và vào tháng 1 - 2 trên lúa Đông Xuân. 4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU 4.4.1. Biện pháp canh tác BVTV 4.4.1.1. Kỹ thuật làm đất Kỹ thuật làm đất trong phòng chống rầy nâu, trước hết nhằm tiêu diệt ký chủ phụ của rầy nâu. Cày lật đất sớm, gặt đến đâu cày sâu đến đó sau mỗi vụ lúa đã trực tiếp vùi gốc rạ, lúa chét. Đây chính là nơi cư trú và nguồn thức ăn chính của rầy nâu khi không có lúa trên đồng. Cày sâu, bừa kỹ làm cho lớp đất canh tác càng sâu thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây lúa phát triển tốt, hút các chất dinh dưỡng từ đất dễ dàng. Nhờ đó cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sự tấn công của rầy nâu. Cày sâu bừa kỹ làm cho lớp đất canh tác thoáng khí, tạo điều kiện cho các khí độc có trong đất (mêtan, sunfuahyđrô, ) chóng bị phân giải và giảm bớt tác hại của chúng đối với cây lúa. 4.4.1.2. Luân canh cây lúa Luân canh là một hệ thống canh tác trồng luân phiên các loài cây trồng khác nhau theo thứ tự vòng tròn nhất định trên cùng một mảnh đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao nhất có thể đạt được. Về phương diện BVTV, luân canh cây trồng tạo được những điều kiện sinh thái bất lợi cho dịch hại nói chung, cho rầy nâu nói riêng. Luân canh cây lúa với cây trồng khác hoặc bỏ hoang một khoảng thời gian giữa hai vụ lúa sẽ làm giảm nguồn thức ăn của rầy nâu, góp phần giảm sự gia tăng quần thể của rầy nâu. Rầy nâu nói riêng, các sâu chính hại lúa nói chung không gây hại được các cây rau họ hoa thập tự, đậu đỗ (đậu tương, đậu xanh, ). Luân canh cây lúa với các cây rau họ hoa thập tự hay đậu đỗ sẽ làm gián đoạn nguồn thức ăn của rầy nâu và các sâu hại lúa. Luân canh cây trồng có thể coi là một kỹ thuật canh tác có tính cổ truyền. Tuy nhiên, kỹ thuật này mang tính cộng đồng, nghĩa là phải được áp dụng trên diện tích quy mô lớn mới có hiệu quả hạn chế rầy nâu. 4.4.1.3. Trồng lúa trong hệ thống canh tác nhiều loài Đồng thời trồng nhiều loài cây trên một khu đồng gọi là canh tác nhiều loài. Về phương diện BVTV, canh tác nhiều loài sẽ làm giảm những thiệt hại do các loài dịch hại gây ra. Cánh đồng trồng lúa liền khoảnh càng rộng thì càng thuận lợi cho rầy nâu phát sinh và lây lan. Trên đồng lúa có nhiều loại cây khác cùng trồng sẽ tạo nên một nguồn thức ăn gián đoạn về không gian. Đối với cây lúa, một trong các mô hình canh tác nhiều loài là hệ thống vườn lúa. Đây là kiểu canh tác lúa, trong đó trên đất trồng lúa tiến hành liên tiếp để trồng những hàng cây ăn quả, giữa các hàng cây ăn quả để khoảng rộng trồng lúa. Kiểu canh tác này hiện nay đã có ở ĐBSCL. Hệ thống vườn lúa không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển và lây lan của rầy nâu. Canh tác nhiều loài mang tính cộng đồng, tức là việc thực hiện này phải do nhiều hộ nông dân cùng tiến hành trên một quy mô diện tích lớn mới mong có ý nghĩa trong phòng chống rầy nâu. 4.4.1.4. Thời vụ gieo trồng lúa thích hợp Rầy nâu phát sinh phát triển mạnh những khoảng thời gian nhất định trong năm. Vì vậy, thời vụ gieo trồng lúa thích hợp là thời điểm không chỉ đảm bảo để cây trồng đạt năng suất cao mà còn đảm bảo sao cho giai đoạn sinh trưởng xung yếu nhất của cây lúa không trùng với thời gian phát triển mạnh nhất của rầy nâu. Cần gieo cấy sớm (tuỳ theo điều kiện từng vùng) và đồng loạt để hạn chế rầy nâu phát sinh mạnh. Lựa chọn, sắp xếp thời vụ gieo trồng lúa thích hợp là một biện pháp canh tác phòng chống rầy nâu có hiệu quả. Để xác định được thời vụ thích hợp cho từng loại giống lúa ở mỗi địa phương, cần phải dựa vào các điều kiện thời tiết khí hậu, đặc điểm phát sinh phát triển và phá hoại của rầy nâu cũng như kinh nghiệm, tập quán trồng lúa của nông dân ở địa phương. Thời vụ gieo trồng lúa thích hợp là biện pháp canh tác phòng chống rầy nâu có hiệu quả và mang tính cộng đồng. 4.4.1.5. Mật độ gieo trồng lúa hợp lý Mật độ gieo trồng là số lượng hạt thóc giống, hay số dảnh lúa trên một đơn vị diện tích mỗi giống lúa. Mật độ gieo trồng lúa không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lúa, mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của rầy nâu. Bởi vậy, mật độ gieo trồng hợp lý được coi là biện pháp canh tác rất có ý nghĩa hạn chế rầy nâu và các dịch hại khác trên cây lúa. Lúa được gieo trồng dày quá sẽ tạo nên điều kiện sinh thái thích hợp cho rầy nâu phát sinh phát triển, gia tăng nhanh mật độ quần thể và gây hại nặng cho cây lúa. Mặt khác, gieo cấy dày tạo nên sự rậm rạp và ẩm độ cao hơn không thuận lợi cho sự phát triển của thiên dịch, cản trở những hoạt động hữu ích của các loài ký sinh trùng rầy nâu. Cấy cày còn tạo điều kiện không tốt cho việc phun thuốc hoá học trừ rầy nâu khi cần thiết. Ánh sáng mặt trời và tia cực tím cản trở sự gia tăng mật độ của rầy nâu. Gieo cấy lúa với mật độ sao cho ánh sáng mặt trời xuyên tới gốc cây lúa. 4.4.1.6. Gieo trồng giống lúa ngắn ngày Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn gọi là giống ngắn ngày. Gieo trồng giống lúa ngắn ngày trong một số trường hợp rất có ý nghĩa hạn chế tác hại của rầy nâu. Với thời gian sinh trưởng của giống lúa ngắn ngày thì rầy nâu hoàn thành được ít số lứa trên giống lúa đó. Vì vậy, rầy nâu không tích luỹ được số lượng cá thể trong quần thể đủ để gây hại nặng cho cây lúa. Trên giống lúa ngắn ngày chỉ có hai lứa rầy nâu được hoàn thành, còn trên giống lúa dài ngày có ba lứa rầy nâu được hoàn thành. Tại VN, giống lúa IR1820 được gieo cấy ở vụ lúa Xuân tại miền Bắc có thể tránh được rầy nâu cuối vụ. Giống lúa có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để trừ rầy nâu. 4.4.1.7. Sử dụng phân bón hợp lý Bón phân là cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây lúa, do đó phân bón sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ngoài ra, bón phân còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh phát triển và gây hại của nâu. Phân đạm làm giảm độ dày lớp biểu bì của thực vật, dẫn tới sự mẫn cảm của cây lúa với sâu đục thân và rầy nâu. Phân lân làm cho lớp biểu bỉ ở cây phát triển và dẫn đến phát triển mô cơ, làm tăng sức chống chịu đối với rầy nâu. Vì vậy không nên bón quá nhiều phân đạm. Hiện nay, bón phân đạm với liều lượng cao vẫn phổ biến ở các tỉnh trồng lúa Nam Bộ, có hộ nông dân bón tới trên dưới 200 kg N/ha. Bón phân như vậy vừa lãng phí phân đạm, vừa là một trong các nguyên nhân gây bùng phát rầy nâu trong vụ Đông Xuân 2005 - 2006 ở các tỉnh ĐBSCL. Bón phân cân đối không chỉ huy động được tiềm năng năng suất của cây lúa mà còn không tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển, góp phần gìn giữ năng suất lúa. 4.4.1.8. Điều khiển chế độ nước trên ruộng lúa hợp lý Nước không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, gây hại của rầy nâu. Có đủ nước trong ruộng lúa thì các hợp chất của silic dễ dàng hoà tan và cây lúa hấp thụ được. Nhờ vậy, quá trình hoá cứng vách tế bào biểu bì được thúc đẩy nhanh, dẫn tới làm tăng sức chống chịu của cây lúa đối với rầy nâu. Trong thực tế, rầy nâu thường phát sinh và phát triển mạnh, gây hại nặng ở những ruộng lúa thường xuyên đủ nước. Điều khiển tốt chế độ nước trên ruộng lúa sẽ là một biện pháp phòng chống rầy nâu hữu hiệu. Giữ ruộng lúa có một lớp nước ngập khoảng 10 cm liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của rầy nâu. Định kỳ tháo nước để ruộng khô 1 - 2 ngày thì có hiệu quả cao trong hạn chế sự phát triển của rầy nâu. Trứng rầy nâu sẽ không nở rầy non nếu ẩm độ tương đối trong tán lá lúa đạt 100%. Dâng nước ruộng lên cao ngập bẹ lá lúa có thể làm chết trứng rầy nâu trong bẹ lá lúa. 4.4.1.9. Trồng cây bẫy Cây bẫy là những cây được trồng với mục đích thu hút, tập trung các loại dịch hại, sau đó tiêu diệt, nhằm ngăn chặn sự tấn công của chúng sang cây trồng chính. Biện pháp trồng cây bẫy để trừ sâu hại lúa đã được áp dụng ở nước ta. Đối với cây lúa, cây bẫy là một giống lúa chín sớm hay trồng lúa ở thời vụ sớm trên một diện tích nhỏ. Để phòng chống rầy nâu, cây bẫy là giống lúa nhiễm rầy nâu được gieo trồng sớm hơn giống lúa vụ chính. Cây bẫy (giống lúa nhiễm rầy nâu) được gieo trồng sớm ở xung quanh ruộng lúa. Khi có nhiều rầy nâu tiến hành phun thuốc hoá học để trừ diệt. Biện pháp này mang tính cộng đồng, phải được tiến hành trên một diện tích đủ lớn mới có hiệu quả. 4.4.1.10. Vệ sinh đồng ruộng Đối với cây lúa, sau mỗi vụ tiến hành dọn sạch và tiêu huỷ tất cả các gốc rạ, lúa chét có ý nghĩa lớn trong hạn chế nguồn dịch hại đầu vụ (kể cả rầy nâu). Ruộng nhiều cỏ sẽ tạo điều kiện gia tăng quần thể rầy nâu. Vì vậy, vệ sinh đồng ruộng nhằm hạn chế nguồn rầy nâu chuyển sang vụ lúa sau thì cần chủ yếu tập trung vào việc tiêu diệt gốc rạ và lúa chét trên ruộng lúa sau thu hoạch. Trong vệ sinh đồng ruộng, nhiều nơi đã áp dụng biện pháp đốt gốc rạ. Đốt gốc rạ đã tiêu diệt các loài chân khớp hoại sinh, đóng vai trò quan trọng trong phân giải tàn dư thực vật trong đất ở ruộng lúa. Đốt gốc rạ và tàn dư cây lúa ít nhiều làm ảnh hưởng đến nơi cư trú của nhiều loài thiên địch tự nhiên. Đốt gốc rạ và tàn dư cây lúa sẽ loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng gốc đạm có sẵn trong tàn dư thực vật. Không nhổ bỏ các loài cỏ hoang, vì đó là nơi cư trú của nhiều loài thiên địch của rầy nâu, mặt khác, cỏ dại không phải là nơi cư trú lý tưởng của rầy nâu khi không có lúa trên đồng. 4.4.2. Sử dụng giống lúa kháng rầy nâu Dùng giống lúa kháng rầy nâu vừa cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn kém chi phí, dễ áp dụng trong các điều kiện, các hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Kết hợp giống kháng với biện pháp sinh học và kỹ thuật canh tác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh hại lý tưởng đối với những nông dân nghèo ít vốn. Sử dụng giống kháng rầy nâu góp phần làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc hoá học BVTV, tránh ÔNMT, bảo vệ thiên địch, góp phần xây dựng NN bền vững và sản xuất NS an toàn. Thí du như giống lúa CR203 kháng rầy nâu, nhưng lại nhiễm rầy lưng trắng và bệnh khô vằn. Khó kết hợp đặc tính kháng rầy nâu với đặc tính nông học tốt. Sử dụng luân phiên các giống lúa kháng mang gen chính. Không gieo trồng liên tục trên diện rộng một giống lúa kháng rầy nâu mang gen chính. Cần có 5-6 giống lúa kháng rầy nâu mang gen chính để thay thế nhau trong các vụ lúa hoặc cùng sử dụng trong một vụ lúa. Kết hợp hai hoặc nhiều gen chính kháng rầy nâu trong một giống lúa sẽ tạo được giống lúa lâu mất tính kháng rầy nâu. Tại ĐBSCL đã dùng các giống lúa kháng rầy nâu biotyp 1 như TN73-2, IR26, IR28, IR29, IR30, Ir2153-95-VM2, Sau khi rầy nâu biotyp 2 xuất hiện, các giống lúa kháng rầy nâu biotyp 2 đã được sử dụng là IR36, IR42, MTL58, IR2071-179-3-4, IR8423-132-6-2-2, IR2307-247-2-2-3, Để phòng chống rầy nâu biotyp 3 đã sử dụng các giống lúa như IR64, IR50404, OM756, OMCS2000, AS966, OM2717, OM3536, IR50401, IR51673, Tại miền Bắc, các giống lúa kháng rầy nâu biotyp đã được sử dụng gồm CR101, CR104, C70 Để phòng chống rầy nâu biotyp 2 đã ứng dụng rộng rãi trong NS các giống lúa rầy nâu như CR203, IR9423, 84-1, 84-2, Xi23, IR29692-94-2-1-3, IR32429-47-3-2-2, 4.4.3. Nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc Sử dụng thuốc thảo mộc trừ sâu hại là một biện pháp cổ truyền. Thảo mộc trừ sâu hại gồm các chất có trong thực vật như nicotin trong thuốc lá & thuốc lào, rotenone trong rễ cây dây mật, pakyzinron trong củ đậu, azadirachtin trong cây xoan Ấn Độ, artemisinin trong cây thanh hao hoa vàng. Những chế phẩm TTS có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên (thuốc thảo mộc) được xếp vào nhóm TTS thế hệ thứ nhất. Trong đó, cây xoan Ấn Độ là một cây có phân bố rộng ở nhiều nơi như Châu Á, Châu Phi và có ở vùng Nam Trung Bộ nước ta, chứa chất độc trừ sâu được nghiên cứu nhiều hơn, một chất gây ngán ăn và ức chế sự phát triển và đẻ trứng của nhiều côn trùng nói chung và rầy nâu nói riêng, không làm ảnh hưởng tới các loài ký sinh và bắt mồi. 4.4.4. Sử dụng ánh sáng đèn Nhiều loài côn trùng trong đó có rầy nâu, khi ở pha trưởng thành thích ánh sáng đèn. Lợi dụng đặc tính này, ánh sáng đã được sử dụng như một loại bẫy để diệt trừ nhiều loài sâu hại. Nguồn ánh sáng có thể là đèn dầu hỏa (đèn bão, đèn măng-xông), đèn điện thường, đèn tử ngoại. Bên dưới các nguồn ánh sáng có thể đặt các chậu nước lã có lớp váng dầu hoặc các dụng cụ chứa chất độc hay dùng mạng lưới kim loại có dẫn điện để tiêu diệt côn trùng khi chúng bay vào bẫy. Bẫy ánh sáng đã được sử dụng rộng rãi để diệt trừ pha trưởng thành của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, sâu đục thân, Việc dùng bẫy ánh sáng rất đơn giản, ít tốn kém và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút côn trùng của bẫy ánh sáng bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, cũng như thu hút nhiều loài côn trùng có ích, kể cả các loài ký sinh và bắt mồi. Để bẫy ánh sáng có hiệu quả cao, cần tiến hành vào đúng thời gian xuất hiện rộ của đối tượng cần bẫy. Đây là biện pháp mang tính cộng đồng, phải tiến hành trên diện rộng mới có hiệu quả. Ví dụ: Thiết bị bẫy rầy nâu và ruồi của ông Lê Quang Bảo, ngụ tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Theo ông, bẫy ruồi giống như chiếc hộp, bên trong có khoang chứa nước, đáy của bẫy chính là vỉ chứa mồi nhử. Ông Bảo hướng dẫn: đổ nước có pha chút xà bông (không cần dùng loại có mùi thơm) đạt mức khoảng 2/3 khoang chứa. Mồi nhử thường là xoài, mít hay đồ ngọt được đặt quang vỉ chứa mồi. Khi ruồi bu lại ăn mồi vô tình chúng bay lên đụng nắp bẫy lập tức bị rơi xuống khoang chứa nước xà phòng rồi chết. Giá bán là 25.000đ. Còn dùng để bẫy rầy nâu cũng với nguyên lý trên nhưng lại dùng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, dùng điện 220V với giá 45.000đ, dùng bình acquy giá 25.000đ. 4.4.5. Sử dụng hợp lý thuốc hóa học trừ rầy nâu Biện pháp hóa học là sử dụng các chất hóa học, có khả năng ngăn chặn dịch khi rầy nâu bùng phát về số lượng, đem lại hiệu quả nhanh, dễ thấy nếu sử dụng đúng. Khi sử dụng liên tục, không đúng kỹ thuật sẽ gây ra những hậu quả xấu như phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt thiên địch của rầy nâu, gây tính chống thuốc cho rầy nâu và để lại dư lượng thuốc trong NS, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và gây ra ÔNMT. Trong phòng chống rầy nâu, thuốc hóa học là vũ khí cuối cùng được sử dụng khi các biện pháp khác đã sử dụng mà chưa hạn chế được tác hại của rầy nâu. Để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chống ÔNMT khi sử dụng thuốc hóa học phòng chống rầy nâu phải thực hiện theo 4 đúng: 4.4.5.1. Đúng thuốc Trước hết, cần ưu tiên chọn loại thuốc đặc hiệu có hiệu quả cao đối với rầy nâu mà ít độc hại với con người và môi trường. Dùng đúng thuốc là không được dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu như một loại thuốc kích thích sinh trưởng cây lúa, không dùng thuốc đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trên cây lúa. Nếu dùng không đúng thuốc vừa không có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, vừa tốn công và gây ÔNMT. Để phòng chống rầy nâu nên dùng các loại thuốc hoá học như Actara 25WG, Sectox 10WP, Applaud 10WP, Admire 050EC, 4.4.5.2. Đúng liều lượng sử dụng, đúng nồng độ sử dụng Mỗi loại thuốc hoá học trừ sâu có hiệu quả đối với rầy nâu ở một phạm vi liều lượng, nồng độ nhất định. Liều lượng sử dụng được biểu hiện bằng (g, kg hay lít) cho một đơn vị diện tích (ha/sào). Nồng độ sử dụng là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun lên cây. Khi dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu cần theo đúng nồng độ, liều lượng của nhà sản xuất. Thí dụ: dùng thuốc Actara 25WG cần pha 2g thuốc trong một bình 16 lít, phun 2 -3 bình thuốc đã pha cho 1.000 m2. Dùng thuốc hoá học quá liều lượng, nồng độ sử dụng khuyến cáo vừa lãng phí thuốc vừa làm tăng sự ô nhiễm NS và ÔNMT, có hại cho con người và sinh vật có ích. 4.4.5.3. Đúng lúc, đúng chỗ Phun thuốc hoá học trừ rầy nâu đúng lúc nghĩa là phải phun vào thời điểm mà rầy nâu đang ở vào giai đoạn mẫn cảm với thuốc hoá học. Phun thuốc như vậy sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, tránh phải phun nhiều lần. Khi phải dùng thuốc hoá học để trừ rầy nâu, không nên phun tràn lan mà chỉ phun vào những nơi rầy nâu có mật độ quần thể cao. Đó mới là dùng thuốc đúng chỗ. Phun thuốc hoá học trừ rầy nâu đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm giảm đáng kể số lần phun thuốc trong một vụ hay trong một năm, góp phần làm giảm sự ô nhiễm NS và môi trường do thuốc hoá học BVTV gây ra. 4.4.5.4. Đúng phương pháp (đúng cách) Có nhiều phương pháp dùng thuốc hoá học BVTV như phun bột khô, phun sương, phun mù, rắc, bón vào đất Khi sử dụng thuốc hoá học cần chọn đúng phương pháp phun rải, nếu không thì thuốc sẽ không có hiệu quả phòng chống dịch hại. Thuốc phun lên lá phải pha đủ lượng nước để phun. Thuốc hạt chỉ dùng để rải, không pha với nước để phun. Khi phun thuốc hoá học còn phải phun đúng kỹ thuật (đúng cách). Thí dụ: với thuốc Actara 25WG pha với nước phải khuấy đều trước khi phun. Khi phun phải chụp vòi phun xuống phía gốc thân cây lúa nơi rầy nâu sống, chứ không để vòi phun phía trên mặt tán lá lúa. Dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu không đúng phương pháp cũng dẫn tới làm lãnh phí thuốc, tốn công và gây ÔNMT. CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ RẦY NÂU BẰNG MÁY BẮT RẦY 5.1. LÝ THUYẾT Trong quá trình em là đồ án này, báo Tuổi Trẻ đã có viết hai bài nói về người nông dân đã chế tạo ra những thiết bị diệt rầy nâu, một là ông Lê Quang Bảo, ngụ tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đã nghiên cứu và chế tạo ra một thiết bị diệt ruồi và rầy nâu bằng ánh sáng đèn với mồi nhử: mít, xoài, (đăng ngày 24/9/2006) và một người nông dân nữa tên là Lâm Văn Thắng ngụ tại Aáp Tân Lập, xã Tân Thuận, huyện Bến Cầu - Tây Ninh cũng đã thiết kế ra máy diệt rầy làm bằng lưới kim loại vuông vức mỗi chiều 1,2m với 3 lớp và côn trùng bị dụ bằng ánh sáng vàng và tím, sau đó sẽ bị giết chết và rơi xuống phía dưới (đăng ngày 14/11/2006). Hai thiết bị diệt rầy nâu trên đều sử dụng điện 220V hoặc sử dụng bình acquy. * Với thiết kế của ông Lê Quang Bảo thì rất nhỏ gọn nhưng lại có thể bắt được cả ruồi lẫn rầy nâu. Thiết bị này rất hữu hiệu trong việc bắt ruồi nhưng bên cạnh đó dùng để bắt rầu nâu thì chưa đạt hiệu quả: - Thứ nhất: trước hết đây là một thiết bị nhỏ nên không thể bắt được nhiều rầy nâu nếu ta đem thiết bị này ra ngoài cánh đồng ruộng lúa. - Thứ hai: chỉ sử dụng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, để tự nhiên rầy chết rồi rớt xuống khoang chứa nước (nước có pha ít xà phòng). ð Thiết bị này sẽ không đạt hiệu quả cao trong việc diệt trừ rầy nâu với mật độ dày (trong độ tuổi rầy trưởng thành có cánh). * Ông Lâm Văn Thắng đã thiết kế ra một máy diệt rầy bằng ánh sáng đèn và dùng lưới kim loại 3 lớp để bắt rầy. Thiết bị này dùng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, khi rầy nâu thấy ánh sáng đàn và bay đến thì sẽ bị dắt lại với ba lớp lưới kim loại có điện rồi chết. Nhìn chung, thiết bị này dùng để bắt rầy rất hiệu quả nhưng nó sẽ sinh ra sóng từ trường cao và dần dần rầy nâu sẽ không đến, nếu có đến thì cứ 10 con thì có khoảng 3 - 4 con sẽ vào bẫy còn lại sẽ tránh mà không vào nữa. Với thiết kế máy bắt rầy nâu của em thì sử dụng một thiết bị quạt hút với công suất 1HP = 750W và ánh sáng đèn đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết, em dùng ánh sáng đèn để thu hút rầy nâu, rồi sau đó bật quạt hút và sẽ hút được nhiều rầy nâu hơn nếu mật độ rầy càng nhiều sẽ bắt được càng nhiều. Bằng chứng qua mô hình thí nghiệm tại tỉnh Long An bằng máy hút bụi với công suất 1300W thì trong khoảng 30 phút em đã hút được trung bình khoảng 26,47g rầy nâu. Cho nên việc diệt trừ rầy nâu bằng quạt hút sẽ diệt trừ hiệu quả cao và có thể đạt đến 95%. Tuy nhiên, tùy theo thiết kế của mỗi người mà có hiệu quả diệt trừ rầy nâu khác nhau. 5.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy 5.1.1.1. Miệng hút Miệng hút và vị trí lắp đặt cần đáp ứng những yêu cầu chính sau: - Hình dạng, kích thước và vị trí lắp đặt phải thích hợp sao cho sức cản thủy lực là nhỏ nhất. Vì vậy, kích thước của miệng hút cần phải gọn gàng không cồng kềnh, còn hình dạng bên ngoài thì phải đẹp và vị trí lắp đặt phải phù hợp với nội thất công trình đó. - Có thể điều chỉnh được lưu lượng và chiều hướng luồng không khí. Miệng hút có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình tròn được đặt ở phía trên quạt hút và được thông với một ống dẫn tới quạt. Miệng hút này không cần có khe hút với lưới ô vuông hoặc có cánh chớp cố định mà miệng hút mà em thiết kế chỉ là một miệng hút với hình dạng như một cái phễu hình tròn với đường kính mặt phễu là 300 mm, chiều sâu tính từ miệng phễu đến đầu đáy phễu là 150 mm, đường kính đáy phễu là 40 - 50 mm bằng đường kính của quạt. 5.1.1.2. Ống dẫn Ống dẫn có hình tròn và được làm bằng nhựa giống ống dẫn máy hút bụi (ống ruột gà), dài từ 1,5 - 2 m, không bị nứt vỡ khi bị nắng hay mưa. Ống dẫn có nhiệm vụ dẫn luồng không khí từ miệng hút xuống quạt. Ống dẫn được thiết kế có thể di chuyển đựơc chứ không cố định tại một chỗ, để có thể dịch chuyển vị trí miệng hút cho phù hợp. 5.1.1.3. Quạt Trong các bộ phận của máy hút rầy, quạt là một bộ phân quan trọng nhất. Bộ phận chính của quạt là bánh xe công tác gồm nhiều cánh quạt. Khi bánh xe quay, cánh quạt thu gom không khí và đưa chúng vào chuyển động, lúc đó không khí được nén và được truyền vận tốc và áp suất, tức động năng và thế năng. Có hai loại quạt: quạt li tâm và quạt hướng trục (quạt trục). Trong thiết kế máy, em chọn kiểu quạt li tâm vì lực hút lớn (cột áp lớn), chọn lưu lượng L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s , áp suất p = 2200 Pa (ro = 1,205 kg/m3), số vòng quay w = 300 rad/s (n = 2900 v/ph). Dựa vào công thức tính chuẩn số tỉ tốc: ny = 53 28 với ny = 28 <100 (quạt li tâm tương ứng với ny <100). Cấu tạo của quạt li tâm gồm 3 bộ phận chính: bánh xe công tác (bánh xe cánh quạt loại rôto hoặc tuabin) 1, vỏ hình xoắn ốc 2 và chân quạt cùng ổ đỡ 3. Hình 11: Quạt li tâm (a) và sơ đồ cấu tạo cảu quạt li tâm (b) Khi bánh xe quay không khí vào quạt qua miệng hút 4 vào các rãnh giữa các cánh quạt. Dưới tác dụng của lực li tâm, không khí sẽ bị đẩy theo các rãnh, bị dồn nén trong vỏ xoắn ốc và thoát ra ngoài qua miệng ra 5 theo hướng vuông góc 900 với chuyển động ban đầu. * Bánh xe công tác: gồm đĩa trước, đĩa sau và ống lót. Ống lót được đúc hoặc tiện dùng để cố định bánh xe vào trục và được gắn vào đĩa sau bằng đinh tán, bulông hay hàn. Còn các cánh quạt thì được gắn vào đĩa bằng đinh tán hoặc hàn. Bánh xe mà được chế tạo bằng dập thì nhẹ và rẻ hơn. Để chế tạo, người ta đục thép tấm thành dải, sau đó uốn cong thành các cánh quạt, rồi cuộn tròn dải thép và cố định giữa các đĩa. Đối các bánh xe rộng, để bảo đảm độ ồn thì nên đặt các thanh kéo nối đĩa trước với ống lót. Khe hở giữa bánh xe và ống nối vào của vỏ quạt phải tối thiểu để không ảnh hưởng đến chuẩn số tỉ tốc ny và khối lượng không khí đi qua. * Vỏ xoắn ốc: được hàn hoặc tán bằng thép tấm, được chế tạo bằng ghép mí. Vỏ quạt hàn thường có hình dạng thích hợp về mặt khí động, song với kích thước lớn và quá nặng. Vỏ của các quạt lớn thường được đặt trên giá đỡ độc lập, còn đối với quạt nhỏ thì được đặt cố định trên chân quạt. * Chân quạt: được đúc bằng gang hoặc hàn bằng thép tấm. Trục được định vị trên chân quạt, trong ổ đỡ thường là ổ bi. Bánh xe cố định trên trục bằng then và bulông chặn. 5.1.1.4. Lưới lọc bụi: làm bằng lưới kim loại bằng inốc không xỉ, với kích thước của khe là 2mm. Quá trình lọc được thực hiện dưới tác dụng của lực quán tĩnh (khi qua các khe ngoằn ngoèo), trọng trường và khuyết tán. Lưới lọc bụi là tên gọi quy ước vì các lỗ để không khí đi qua lớn hơn nhiều so với tiết diện ngang của các hạt bụi lắng đọng trên bề mặt và trọng thành khe. Lưới lọc bụi trong hệ thống có nhiệm vụ: - Giảm nồng độ bụi của không khí ngoài vượt quá giới hạn cho phép. - Bảo vệ các thiết bị của máy khỏi bị bám bẩn có thể làm giảm các chỉ số nhiệt kỹ thuật và khí động. - Bảo đảm độ trong sạch của không khí tại nơi làm việc. 5.1.1.5. Thùng chứa: là một thiết bị dùng để chứa rầy khi bị quạt thổi ra. Thùng chứa có hình chữ nhật với kích thước 0,7m x 0,6m, có bề dày khoảng 5 - 10 mm, được làm bằng nhôm nhẹ chống bị ăn mòn. Thùng chứa có hai đầu: một đầu được nối với đầu ra của quạt và một đầu khác có chức năng như là một cửa thăm dò để có thể tháo bỏ rầy khi cần thiết và nó được nối với một túi vải hay túi nilông (có nhiệm vụ đựng rầy và đem đi tiêu huỷ). Còn bên trong thùng chứa có gắn với một thiết bị lọc bụi (lưới lọc). Khi quạt hút thổi rầy vào thùng chứa, rầy sẽ bị rớt xuống thùng chứa dưới tác dụng của 2 vectơ vận tốc: vận tốc ngang theo chiều chuyển động của không khí và vận tốc rơi thẳng đứng. Còn bụi hoặc không khí đi qua lưới lọc bụi, những hại bụi sẽ được giữ lại tại đầu ra của lưới lọc bằng một túi vải, những hạt bụi có kích thước lớn hơn khe hở của túi vải sẽ được giữ lại, còn những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn thì thoát ra ngoài không khí. 5.1.1.6. Sàn công tác: được làm bằng sắt, có độ dầy khoảng 2mm, kích thước 2m x 0,5m. Sàn công tác có nhiệm vụ gắn kết giữa quạt và thùng chứa (thao gỡ ra được). Song sàn công tác được gắn với 2 bánh xe, thuận tiện di chuyển đến nơi cần đến. Không khí 1 Ống dẫn Rầy nâu 3 Tiêu hủy Ánh sáng đèn 2 5.1.2. Sơ đồ công nghệ * Chú thích: 1. Miệng hút Đường hút rầy 2. Quạt Đường hút khí, bụi 3. Thùng chứa * Giải thích sơ đồ công nghệ: Rầy nâu bị thu hút bởi ánh sáng đèn (đèn bình thường), ánh sáng đèn được đặt trong miệng hút (miệng hút được nối với quạt bằng một ống dẫn). Khi rầy bay đến với mật độ dày thì bắt đầu mở công tác để chạy máy, quạt hút sẽ hút không khí và hút luôn rầy vào trong quạt, lúc này cả rầy lẫn không khí bị nén lại và được thải vào thùng chứa. Rầy sẽ bị rớt xuống thùng chứa dưới tác dụng của 2 vectơ vận tốc: vận tốc ngang theo chiều chuyển động của không khí và vận tốc rơi thẳng đứng, còn không khí thì bay lên và được lọc bởi thiết bị lọc bụi (lưới lọc bụi). Những hạt bụi nào lớn hơn khe hở của lưới lọc thì bị rơi xuống thùng chứa còn những hạt bụi nào nhỏ hơn thì thoát ra ngoài. 5.2. TÍNH TOÁN – CHI PHÍ 5.2.1. Kết quả thực nghiệm Thí nghiệm bắt rầy nâu tại ruộng lúa của chú Sáu ở ấp 1, xã Tân Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 26/11/2006 với diện tích 20 ha ruộng trồng lúa bằng vợt lưới và bằng thiết bị máy hút bụi với với công suất 1300W, 220V, việc sử dụng ánh sáng đèn. Sau 3 lần thí nghiệm, em được kết quả như sau: Bảng 17: Thực nghiệm bắt rầy nâu bằng vợt lưới có ánh sáng đèn (Đơn vị: con/1 lần vợt) STT Thực nghiệm Thời gian Kết quả 1 Lần 1 18 giờ 30ø 13 2 Lần 2 19 giờ 30ø 15 3 Lần 3 20 giờ 30 18 Trung bình 15 Bảng 18: Thực nghiệm bắt rầy nâu bằng máy hút bụi có ánh sáng đèn (Đơn vị: gam/30 phút hút) STT Thực nghiệm Thời gian Kết quả 1 Lần 1 18 giờ 30 20,53 2 Lần 2 19 giờ 30 23,65 3 Lần 3 20 giờ 30 35,22 Trung bình 26,47 Một số hình ảnh thí nghiệm tại nhà chú Sáu ở ấp 1, xã Tân Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 26/11/2006 Mô hình thí nghiệm Thí nghiệm đợt 1 lúc 18 giờ 30 Thí nghiệm đợt 3 lúc 20 giờ 30 Thí nghiệm đợt 2 lúc 19 giờ 30 5.2.2. Tính toán chi phí a) Miệng hút Khi dịch chuyển khí thực tế chuyển động trong ống dẫn xảy ra quá trình chuyển hóa không thuận nghịch năng lượng cơ học của dòng thành nhiệt năng, do vậy gây tổn thất năng lượng: tổn thất ma sát Dpms và tổn thất cục bộ Dpcb. * Tổn thất ma sát: Tổn thất cột năng do ma sát tính theo công thức: Dpms = (N/m2) (1) Trong đó: l - hệ số ma sát phụ thuộc vào chế độ chuyển động và độ nhám bề mặt ống dẫn. l - chiều dài ống (m) (chọn l = 1m). dtd - đường kính tương đương (m) (chọn dtd = 0,13m vì đường kính thực ống là 0,15m). r - khối lượng riêng của khí (dịch thể) (kg/m3) (r = 1.297 kg/m3). w - tốc độ của dòng (m/s). Tốc độ dòng chảy: w = =24,85 (m/s) Trong đó: L - lưu lượng ban đầu (chọn L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s). dtd - đường kính tương đương. Hệ số Re = 229113,48 >2300 ® chảy rối Trong đó: w - tốc độ của dòng (m/s). dtd - đường kính tương đương. u - độ nhớt động học tuyệt đối (m2/s). u = 1,41 x 10-5 (m2/s) Tra bảng sổ tay quy trình thiết bị công nghệ hóa chất (tập 1) mkk = 0.0183 cp = 0,0183 x 10-3 (Ns/m2) = 0,0183 x 10-3 (kg/ms) rkk = 1.297 (kg/m3) Hệ số l được xác định theo công thức: l = 0,014 Thế vào công thức (1) ta được: Dpms = 40,54 (N/m2) = 4,1 (kg/m2) Trị số độ nhám tương đối e = 0,67 Trong đó: k - độ nhám tuyệt đối (k = 0,1 tra bảng 5.1 trong sách Thông gió của TS. Bùi Sỹ Lý). d - đường kính của ống * Tổn thất cục bộ: Tổn thất áp suất cục bộ được xác định theo công thức: Dpcb = xpđ = x (N/m2) (2) Trong đó: x - hệ số cản cục bộ pđ – áp suất động. w - tốc độ của dòng (m/s). r - khối lượng riêng của không khí (kg/m3). ð Do chiều dài ống l = 1m nên tổn thất cục bộ rất nhỏ nên không đáng kể. Vì vậy với miệng hút được gò đúc bằng nhôm với những kích thước trên với giá từ 40.000đ -50.000đ. b) Ống dẫn Ống dẫn kiểu cánh gà sẵn có trên thị trường với chiều dài từ 1 - 1,5 m với giá từ 45.000đ – 50.000đ. c) Quạt Chọn quạt li tâm có cánh quạt cong về phía trước ny = 20 - 55. Biết lưu lượng L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s; áp suất p = 2200 Pa (ro = 1,205 kg/m3); số vòng quay = 300 rad/s (n = 2900 v/ph). Xác định chuẩn số tỉ tốc: ny = Trong đó: L: lưu lượng (m3/s). p: áp suất (Pa). : số vòng quay (rad/s). Đường kính miệng của quạt: Trong đó: k: hệ số phụ thuộc vào chuẩn số tỉ tốc ny (k = 1,6 - 1,8). L: lưu lượng (m3/s). : số vòng quay (rad/s). Đường kính trong của bánh xe (tại cánh của bánh xe): D1 = Do Đường kính ngoài của bánh xe: Trong đó: Do: đường kính miệng của quạt (m). ny: chuẩn số tỉ tốc. Chiều dày vỏ quạt (vỏ quạt có miệng ra hình vuông và diện tích miệng ra bằng diện tích miệng ngoài): B = 0,886 Do Chiều dày của bánh xe: b = k1 Trong đó: k1: hệ số dự trữ (k1 = 1,2 - 2,5 đối với quạt có cánh cong về phía trước). Do: đường kính miệng của quạt (m). Kích thước mở rộng của quạt ứng với ny = 20 - 55: A = D2 Trong đó: D2: đường kính ngoài của bánh xe (m). ny: chuẩn số tỉ tốc. Số lượng cánh quạt: Z = (lấy tròn bội số của 4 và 6). Trong đó: D1: đường kính trong của bánh xe (m). D2: đường kính ngoài của bánh xe (m). Để giảm tổn thất thuỷ lực, góc vào của không khí tại rãnh của cánh quạt trong giới hạn b1 = 400 - 800 (ny và b1 tỉ lệ nghịch). Góc ra của không khí tại rãnh của cánh quạt có cánh cong về phía trước b2 = 1400 - 1600 Công suất điện tiêu thụ của quạt N = Trong đó: L: lưu lượng (m3/s). p: áp suất (Pa). h: hiệu suất quạt có cánh cong về phía trước (h = 0,55 - 0,6). Khi tính toán quạt, em không tính toán cụ thể mà chỉ đưa ra những công thức để tính quạt mà thôi. Tại “Cửa hàng Quạt và Thiết Bị Bảo Hộ Lao Động” số 85 Cách Mạng Tháng 8, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, họ đã có 40 năm kinh nghiệm làm quạt, nên em đã quyết định chọn quạt hút lọc bụi khô 1 hộc HB-1 với N = 1HP, n = 2900v/phút 1 pha, L = 1200 m3/h 1 túi lọc có bán ở cửa hàng với giá 4.200.000đ (phần phụ lục 4). Em chọn quạt này vì mức giá bình dân để người nông dân có thể mua được với số tiền trên mà lực hút mạnh. d) Lưới lọc bụi Lưới lọc làm bằng inốc không xỉ với với kích thước khe là 2mmm có giá trên thị trường là 180.000đ /1m. e) Thùng chứa Thùng chứa được đúc bằng nhôm với kích thước 0,6m x 0,6m (rỗng), với bề dày khoảng 5mm có giá từ 25.000đ – 300.000đ. f) Sàn công tác Sàn công tác được làm bằng sắt với bề dày 2mm, kích thước 2m x 0,5m với giá từ 300.000đ – 400.000đ. g) Bánh xe Gồm 2 bánh xe của xe gắn máy với giá 300.000đ/ 1 bánh xe. h) Bóng đèn Gồm 2 bóng đèn compac 18W (bao gồm cả đuôi đèn) có giá trị 50.000đ/1 bóng đèn. Như vậy tổng chi phí cho máy hút rầy từ 4.500.000đ – 5.000.000đ. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN NN nước ta đóng một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước nhà. Hàng năm, ngành NN đã đem lại nhiều kim ngạch cho đất nước. Song, chất lượng nông sản ngày càng có chiều hướng giảm về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân chính là do sự phá hoại của các loài sâu hại. Trong đó, rầy nâu là một loài sâu hại gây nhiều thiệt hại cho mùa màng. Để diệt trừ rầy nâu phá hoại, người nông dân đã bảo vệ mùa màng của mình bằng cách sử dụng các loại hóa chất BVTV. Do nông dân chưa hiểu biết nên đã lạm dùng quá nhiều vào thuốc BVTV, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái (đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường đất) và sức khỏe người dân. Do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong đó có thuốc diệt rầy đã gây ra nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Ở Việt Nam đang có những làng ung thư, người dân ở các vùng này bị mắc bệnh ung thư rất nhiều không phại do nguồn nước bị ô nhiễm mà do vùng đất nơi đây bị ô nhiễm quá nặng các loại thuốc hóa học BVTV. Để khắc phục tình trạng này, em đã tiến hành làm đồ án tốt nghiệp này với mục đích là giúp người nông dân diệt trừ rầy nâu một cách hiệu quả hơn để hạn chế sử dụng thuốc hóa học BVTV mà vẫn tiêu diệt được rầy nâu, với một thiết bị diệt rầy nâu bằng quạt hút và sử dụng ánh sáng đèn, không những hiệu quả cao mà còn không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng hoặc đe dọa đến sức khỏe của nông dân. Qua khảo sát tại ấp 1, xã Thanh Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An, em có một số kết luận sau: - Đa số, nông dân tại nơi đây chưa được đào tạo và huấn luyện phương pháp phòng trừ tổng hợp IMP cho việc phòng trừ sâu hại đặc biệt là diệt trừ rầy nâu. - Một điều đáng lo ngại là nông dân chưa biết và chưa có ý thức trong việc dùng thuốc hóa học BVTV. Chỉ biết dùng thuốc để diệt trừ rầy nâu khi thấy có xuất hiện rầy và thích phun thuốc lúc nào thì phun, chứ không theo bốn phương pháp phun thuốc (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). - Mặt khác, nông dân còn không trang bị cho mình những đồ dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc. Thậm chí, còn có người mặc quần đùi, cởi trần trong khi phun thuốc điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ sau này. - Chưa có những cán bộ nông nghiệp và môi trường để tuyên truyền và giúp đỡ những người nông dân, nếu có thì cán bộ còn ít hoặc chưa có chuyên môn sâu. - Chưa có chính sách nào hỗ trợ cho nông dân trong việc bị mất mùa do sâu bệnh gây ra (rầy nâu). 6.2. KIẾN NGHỊ Từ hồi còn học cấp 1, em đã nghe rất nhiều về dịch hại rầy nâu như chỉ ở mức độ thấp hoặc trung bình. Cho đến khi em vào đại học thì dịch rầy nâu vẫn còn thậm chí nó còn phá hoại nhiều hơn đến mức có thể gây ra nhiều thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng chẳng hạn làm mất mùa. Từ một nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 - thứ 3 trên thế giới mà giờ đây phải nhập khẩu gạo vì mùa màng ngày càng thất thu mà nguyên nhân chính là do rầy nâu gây ra. Chính vì thế, em làm đồ án tốt nghiệp này với mục đích góp một phần nào đó vào việc giải quyết lương thực cho đất nước, song bên cạnh cũng góp phần vào việc diệt trừ rầy nâu cho nông dân nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng thuốc diệt rầy nâu. Nếu mà đồ án của em được áp dụng sớm thì nông dân sẽ không bị thiệt hại nhiều hoặc bị mất mùa, và không dẫn đến tình trạng chúng ta phải nhập khẩu gạo từ các nước khác. Nếu được áp dụng sớm thì sẽ không xuất hiện những làng ung thư như hiện nay ở nước ta. Sau khi thực nghiệm tại tỉnh Long An và áp dụng biện pháp diệt trừ rầy nâu bằng máy hút bụi, em xin có một số kiến nghị như sau: - Chưa có một biện pháp hoặc thiệt bị nào diệt trừ để diệt trừ rầy nâu hiệu quả mà không gây ô nhiễm và bảo vệ sức khoẻ người dân, ngoài việc dùng thuốc hoá học BVTV và sử dụng phân bón để diệt trừ rầy nâu mà thôi. - Mật độ rầy nâu ở đây tuy không cao nhưng vẫn xuất hiện nhiều lần, hết đột này lại đến đợt khác nên cần phải biết nắm bắt và tìm hiểu chu kỳ, tính chất sinh sản của chúng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn mà không phải lãng phí công sức và tiền của. - Các cấp chính quyền, các cán bộ nông nghiệp và môi trường cần phải tuyên truyền và giáo dục nông dân trong việc dùng thuốc BVTV như thế nào là có hiệu quả cao và đúng phương pháp, cần phải trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc. Do khuôn khổ, thời gian eo hẹp và trình độ viết của em còn hạn chế sẽ có những sai sót không thể tránh khỏi. Rất mong các quý thầy cô lượng thứ và góp ý kiến bổ sung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong LVTN.doc
  • dwgBANVE.dwg
  • docbia datn.doc
  • docDE CUONG CHI TIET.doc
Tài liệu liên quan