Công nghiệp gang thép ở Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới

Tóm tắt: Công nghiệp gang thép Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân dần mở rộng, những dự án đầu tư vốn nước ngoài với quy mô lớn hơn đã và đang tập trung vào ngành công nghiệp này. Các doanh nghiệp nhà nước đang mất dần đặc quyền đặc lợi và rơi vào tình thế phải tìm ra cách thức tồn tại độc lập với Nhà nước. Giai đoạn phát triển mới này đòi hỏi những tiếp cận mới như tăng cường cạnh tranh, sắp xếp lại cơ chế thu mua kim loại phế liệu song song với bảo vệ môi trường, quản lý quá trình tự do hóa thương mại, đánh giá các dự án vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Công nghiệp gang thép ở Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới

pdf36 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghiệp gang thép ở Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anshan Iron and Steel Group Tình trạng Đang xây dựng Đang xây dựng Đã được cấp phép Đang xây dựng Năng lực sản xuất thép thô 7 triệu tấn/năm 2,268 triệu tấn/năm 4 triệu tấn/năm 5 triệu tấn/năm Các sản phẩm chính Thép cuộn cán nóng, thép tấm dày và trung bình Thép cuộn nóng Thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nguội, thép mạ kẽm Thép tấm rộng trung bình và dày, thép cán và tấm cán nóng Lượng vốn đầu tư 5,24 tỷ won 110 tỷ đô la Đài Loan 17 tỷ nhân dân tệ 26,6 tỷ nhân dân tệ Lượng vốn đầu tư (USD) USD 5,58 tỷ USD 3,33 tỷ USD 2,18 tỷ USD 3,41 tỷ Ghi chú Giai đoạn 1 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ LMD ngày 29/1/2007; YONHAP NEWS ngày25/10/2006 và các tư liệu của JISF. Tuy nhiên dự án này không tiến triển, dây chuyền sản xuất thép thanh và thép dây phải ngừng hoạt động do hiệu quả kinh doanh kém. Sau đó Sunco tập trung kinh doanh các sản phẩm thép tấm. Công ty bắt đầu đưa vào hoạt động dây chuyền mạ nóng và chuẩn bị lắp ráp dây chuyền cán nguội đổi chiều. Tuy nhiên công ty đã gặp phải những khó khăn về tài chính sau những thiếu hụt về nguyên liệu sản xuất và sự ngưng trệ của thị trường. Tháng 11 năm 2006, Sunco thông báo rằng họ sẽ liên kết kinh doanh với Công ty trách nhiệm hữu hạn Maruichi Steel Tube của Nhật Bản. Sunco sẽ tăng vốn đầu tư trong đó Maruichi Steel Tube sở hữu 35,3% cổ phần của Sunco và sẽ cung cấp những hỗ trợ cho kinh doanh thép ống và các sản phẩm thép tấm.14 Thật khó có thể tưởng tượng rằng Sunco có thể đảm nhận được dự án đầu tư 1,95 tỷ đô la Mỹ bởi hiện tại công ty đang phải vật lộn trong việc phục hồi điều hành công ty và cũng bởi số vốn của họ sau khi đã gia tăng cũng chỉ có 74,42 triệu đô la Mỹ. Hơn thế, cũng không chắc chắn rằng liệu số vốn đầu tư đó có thể đảm bảo được cả khu liên hợp sản xuất thép và dự án khai thác mỏ Thạch Khê hay không, và nếu dự án khai thác quặng đảm bảo được thị sản lượng cũng sẽ rất nhỏ, cũng chỉ như dự án của Tycoons. Thêm vào đó, Sunco không có công nghệ sản xuất gang và thép. Mặc dù liên kết kinh doanh với Maruichi Steel Tube sẽ đem lại cho công ty khả năng thực thi kinh doanh các sản phẩm thép ống và thép tấm, nhưng khả năng thành công của Sunco trong dự án khu liên hợp sản xuất thép 14 Theo JMD, ngày 20/12/2006; Tin tức của tập đoàn thép Maruichi Steel Tube, ngày 8/11/2006 腩 19 và khai thác quặng vẫn còn chưa chắc chắn. Tập đoàn Samoa Qian Ding Group, một công ty con của Chien Shing Stainless Steel Co., Ltd., Đài Loan, cũng có một dự án gây nhiều thắc mắc. Doanh thu của Chien Shing năm 2006 là 149 triệu đô la Mỹ, và công ty cho biết mức doanh thu bị giảm đi do nộp thuế là 5,25 triệu đô la Mỹ sau (theo TEN, 28/4/2006). Theo báo cáo hàng năm và website của công ty, Chien Shing chuyên cán cuộn thép không rỉ, đã sản xuất được 120 nghìn tấn năm 2003.15 Dự án khu liên hợp sản xuất thép không gỉ với công suất 720 nghìn tấn bằng số vốn đầu tư là 700 triệu đô la Mỹ là quá lớn so với khả năng của Chien Shing nếu xem xét quy mô kinh doanh hiện tại của công ty này. Trên thực tế, chưa có những báo báo về việc xây dựng đã bắt đầu và cũng không có tên của Chien Shing trong báo cáo của Tổng công ty thép Việt Nam về xây dựng lắp ráp lò luyện hồ quang điện EAF. Có thể suy đoán rằng dự án của Chien Shing sẽ không tiến triển gì nhiều hơn. POSCO cũng có một dự án đầu tư với số vốn khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ nhằm xây dựng một dây chuyền cán nguội công suất 1,2 triệu tấn, một dây chuyền cán nóng công suất 3 triệu tấn và một dây chuyền mạ nhúng nóng công suất 400 nghìn tấn. Dự án ban đầu là xây dựng một dây chuyền cán nguội công suất 700 nghìn tấn trong giai đoạn đầu sau đó tăng công suất dần lên 1,1 triệu tấn vào giai đoạn thứ hai. Tuy nhiên, công suất của của giai đoạn thứ nhất đã được thay đổi thành 1,2 triệu tấn.16 POSCO là nhà sản xuất thép liên hoàn lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ tư trong bảng xếp hạng những nhà sản xuất thép thô trên thế giới.17 Có thể coi tập đoàn này là chủ sở hữu công nghệ sản xuất thép thô. Đinh Huy Tam, thư ký của Hiệp hội thép Việt Nam, cũng đồng ý rằng POSCO sẽ nắm lợi thế về công nghệ (theo Viet Nam Economic News Online, 14/12/ 2006). POSCO cũng đã thành lập ba liên doanh: VSC-POSCO (chuyên về cán cuộn các sản phẩm dài), POSVINA (chuyên mạ thép) và Vinapipe (chuyên sản xuất thép ống) bằng sự dày dạn về kinh nghiệm của mình. Dự án liên doanh giữa Essar Steel, Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty cao su Việt Nam (GERUCO) là nhằm xây dựng nhà máy cán nóng công suất 2 triệu tấn với số vốn đầu tư 527 triệu đô la Mỹ. Essar là nhà sản xuất thép liên hoàn bằng công nghệ thép ép nóng (HBI) và là nhà xuất khẩu các sản phẩm thép tấm lớn nhất ở Ấn Độ.18 Công ty có công nghệ cán nóng thép tấm nhưng vẫn áp dụng công nghệ ép nóng (HBI) thay cho công nghệ lò cao. Do vậy, có cơ sở để suy đoán rằng Essar không kinh nghiệm bằng POSCO khi cần sản xuất những sản phẩm thép cao cấp. 15 Theo báo cáo hàng năm của công ty thép Chien Shing Stainless Steel Co., Ltd., (2003) (bản tiếng Trung Quốc) và một số dữ liệu của công ty Chien Shing Stainless Steel Co., Ltd. công bố trên website 腩 16 Số vốn báo cáo ban đầu là 1,128 tỷ đô la Mỹ. Sau khi chỉnh sửa dự án dây chuyền cuộn, không có báo cáo về số vốn đầu tư. Khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ là con số tác giả dự tính. Theo tin tức của POSCO IR News 24/11/2006 ( 17 Theo JISF (2006) tr.54-55. Nguồn gốc từ bản tin Metal Bulletin. Đây là bảng xếp hạng năm 2005. 18 Theo trang web của Essar Steel ( truy cập ngày 19/6/2007. 20 Mặc dù số vốn đầu tư của POSCO và Essar không lớn hơn vốn đầu tư của Tycoons và Sunco, nhưng đó là mức vốn hợp lí cho việc xây dựng dây chuyền cán nguội và cán nóng.19 Những dự án như vậy có khả năng hướng vào sản xuất thay thế nhập khẩu những sản phẩm thép tấm khi mà nhu cầu về những sản phẩm này chắc chắn sẽ tăng theo sự gia tăng công nghiệp hóa ở Việt Nam. Điều này tương tự với trường hợp các công ty Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Thái Lan qua các công ty thành viên (Kawabata, 2005, Chapter 4). Đáng chú ý là khi nhu cầu về các sản phẩm thép cao cấp tăng lên, POSCO với công nghệ tiên tiến trong sản xuất thép tấm, sẽ nắm giữ ưu thế. Vấn đề then chốt là liệu công ty có khả năng cung cấp thép cao cấp cho các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản hay không. POSCO sẽ mất lợi thế trong trường hợp các sản phẩm thép thứ cấp chiếm lĩnh thị trường. Thách thức chung với POSCO và Essar sẽ là việc bảo đảm hợp lý phần nguyên liệu đầu vào như thép tấm và cuộn nóng. POSCO đang xem xét việc nhập nguyên liệu trong tương lai từ một liên hợp sản xuất thép mới của họ hiện đang trong giai đoạn xây dựng ở bang Orissa, Ấn Độ. Nhưng từ nay đến lúc đó, họ sẽ nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc (theo JMD, November 21/11/ 2006). Cũng có báo cáo cho biết Essar sẽ nhập nguyên liệu chính từ Ấn Độ (theo International Herald Tribune, February 12, 2007). Như đã trình bày ở trên, các dự án của POSCO và Essar có tính khả thi và có khả năng đem lại những phát triển xa hơn cho công nghiệp thép Việt Nam. Ngược lại, ba dự án của các nhà đầu tư đến từ Đài Loan lại gây ra những nghi vấn về tính khả thi. Không tính theo từng ngành công nghiệp, nói chung vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan có xu hướng giảm dần về tỷ lệ thực thi (hay là tỷ lệ phần trăm giữa số vốn đầu tư thực thế so với số vốn được cấp phép đầu tư).20 Trong nhiều trường hợp họ xin cấp phép trước cả khi hoàn chỉnh dự án. Những dự án đầu tư cho ngành thép như vậy cũng đủ phản ánh những đặc trưng của các nhà đầu tư Đài Loan. Gần đây nhất, hai dự án quy mô lớn được bổ sung vào danh sách. Một dự án về hợp tác nghiên cứu khả thi của các khu liên hợp sản xuất thép giữa POSCO và Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Một dự án về nghiên cứ khả thi của các khu liên hợp sản xuất thép và khai thác 19 Có thể so sánh với trường hợp của Thái Lan về các dự án xây dựng nhà máy cán thép những năm 90. Công ty Sahaviriya Steel Industries (SSI), được thành lập bởi hội doanh nghiệp địa phương, đã lắp đặt một dây chuyền cán nguội với công suất 2,4 triệu tấn bằng số vốn đầu tư là 520 triệu đô la Mỹ. SSI đã báo cáo số vốn đầu tư là 13,3 tỷ bạt. Tác giả tính theo đô la Mỹ theo tỷ giá 1 USD=25,5 bạt. Tham khảo thêm tại website 腩 Công ty thép The Siam United Steel (SUS) (1995), là doanh nghiệp liên doanh giữa Thái Lan và Nippon Steel của Nhật Bản, đã lắp ráp một dây chuyền cán nguội công suất 1 triệu tấn bằng số vốn đầu tư 700 triệu đô la Mỹ. Công ty Thai Cold Rolled Steel Sheet (TCRSS), doanh nghiệp liên doanh giữa công ty SSI và NKK (nay là JFE Steel) của Nhật Bản, đã lắp ráp dây chuyền cuộn nguội công suất 1 triệu tấn bằng số vốn đầu tư 542 triệu tấn (theo Kawabata 2005, tr.156). Trong các trường hợp của công ty SUS và TCRSS, công nghệ của Nhật được áp dụng. Từ các so sánh trên, có thể thấy rõ là các dự án đầu tư của Essar và POSCO là hợp lý. 20 Với số vốn đầu tư tích lũy từ năm 1988 đến 2005 tỷ lệ thực hiện của Đài Loan là 36%. Cùng trong thời kỳ này tỷ lệ này của Nhật Bản là 75%, Hàn Quốc là 49% và Singapore là 48% (theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 2006, tr.17). 21 quặng sắt giữa Tata Steel và Tổng công ty thép Việt Nam. Cả hai dự án đền mới ở giai đoạn kí kết văn bản ghi nhớ thỏa thuận. Cần quan sát thêm về sự tiến triển của những dự án này. Thêm nữa, Tập đoàn Eminence ra thông báo vào tháng 5 năm 2007 về việc xây dựng khu liên hiệp sản xuất thép và các chi nhánh khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với số vốn đầu tư đáng kinh ngạc là 30 tỷ đô la Mỹ. 21 Tuy nhiên, tập đoàn Eminence vẫn chưa cung cấp thêm những thông tin đầy đủ về tập đoàn. Thậm chí tên của tập đoàn chưa được biết đến trong giới kinh doanh thép. Chủ tịch tập đoàn cũng thông báo rằng sẽ tổ chức họp báo để giải thích chi tiết về dự án đầu tư này. Tuy nhiên, cuộc họp báo đã bị hoãn. Dự án Eminence do đó không được nêu tên trong biểu 5 do tính thiếu chân thực của nó. 2. Các vấn đề về thị trường Trong phần này, các dự án quy mô lớn sẽ được bàn luận trên góc độ cân bằng cung-cầu. Phương pháp dự đoán mức cầu khá phức tạp. Trong số các sản phẩm dẹt, cuộn thép nóng và một vài loại thép tấm dày hoặc trung bình đều được sản xuất bằng dây chuyền cán nóng. Các loại thép tấm dày và trung bình còn lại phải được cán bằng dây chuyền cán chuyên dụng. Thép cuộn nóng là nguyên liệu chính cho các sản phẩm thép tấm và hầu hết các loại thép ống có hàn. Tổng cầu tiềm năng cho thép cán nóng ở Việt Nam có thể tính toán được bằng cách cộng thêm các sản phẩm thép tấm nhập khẩu vào số thép ống có hàn nhập khẩu rồi trừ đi số thép tấm cuộn bằng dây chuyền chuyên dụng. Giả thiết rằng 70% số thép tấm dày và trung bình phải được cuộn bằng dây chuyền chuyên dụng. Dự đoán dựa trên hai công thức tính toán. Một là cộng dồn các số lượng nhập khẩu của các sản phẩm bao gồm thép tấm cuộn và cán nóng, thép tấm cuộn và cán nguội, thép tấm đã qua xử lí bề mặt, thép ống và 30% thép tấm dày và trung bình. Kết quả thu được là 1.803 triệu tấn. Hai là từ tổng số các sản phẩm dẹt nhập khẩu trừ di 70% số thép tấm. Kết quả thu được là 2511 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu về thép cán nóng có thể dao động từ con số 1.803 đến 2.511 triệu tấn.22 Sử dụng phương pháp tương tự, nhu cầu về nhà máy thép cán nguội có thể được tính toán dựa trên cách cộng thêm vào số lượng thép cuộn nguội sản xuất trong nước số lượng nhập khẩu thép tấm cuộn nguội và thép tấm đã xử lí bề mặt. Con số này khoảng 0,937 triệu tấn. 21 Thông tin về Tập đoàn Eminence được tổng hợp từ VE ngày 17/5/2007; VNN các ngày 5,22,25 và 30/5/2007 (truy cập ngày 2/6/2007). 22 Tác giả tính toán theo số liệu của SEAISI (2006a, 2006b). Ước tính nhỏ nhất được tính bằng cách cộng thêm số thống kê nhập khẩu của SEAISI xếp theo hạng mục sản phẩm. Giá trị lớn nhất được tính dựa trên giá trị nhập khẩu của tổng các sản phẩm tấm theo báo cáo của VSC gửi SEAISI. Vẫn có sai số lớn mặc dù số liệu nguồn giống nhau. Tuy không rõ nguyên nhân những có thể nói rằng thống kê của Việt Nam vẫn còn sơ sài. Theo ước tình này, có thể nói thấy rằng nhu cầu về thành phẩm thép cùng nghĩa với nhu cầu về các nguyên liệu chính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cầu nội địa về các nguyên liệu chủ yếu không thể tồn tại nếu khả năng sản xuất giới hạn. Lấy ví dụ, cầu về thép tấm đã xử lí bề mặt được xem là cầu về thép tấm cuộn lạnh và thép cuộn nóng trong tính toán này. Tuy nhiên, thép tấm đã qua xử lí bề mặt sẽ phải nhập khẩu nếu năng lực các dây chuyền mạ trong nước không phù hợp, khi đó, sẽ không còn cầu trong nước về các mặt hàng thép tấm cuộn lạnh và cuộn nóng. Ngay cả nếu có năng lực thích ứng về các dây chuyền cán nóng và cán nguội ở Việt Nam đi nữa thì chúng cũng không thể hoạt động được. Đây chính là hạn chế của việc ước tính này. 22 Nhu cầu về các sản phẩm thép chế biến tăng khoảng 10% mỗi năm kể từ năm 2001. Dựa trên dự đoán rằng xu thế này sẽ vẫn duy trì, tỷ lệ tăng 10% có thể được xem là một viễn cảnh tiêu chuẩn. Và cũng có thể dự đoán một viễn cảnh bi quan với tỷ lệ tăng trưởng 7% và một viễn cảnh lạc quan với tỷ lệ tăng trưởng là 13%/ năm. Bảng 7 đưa ra ước tính về giá trị tối thiểu và tối đa của nhu cầu cùng với khả năng sản xuất đã dự tính để có thể so sánh. Ước tính cầu tối thiểu là nhu cầu tăng khoảng 7% so với mức cầu thấp nhất hiện tại, và ước tính cầu tối đa là mức nhu cầu tăng 13% so với mức cao nhất ở thời điểm hiện tại. Theo cách ước tính này, giả thiết rằng tất cả các phân xưởng đi vào hoạt động hết công suất năm ngay sau khi xây dựng hoàn thiện. Nhu cầu thép tấm và lá cán nguội vào năm 2010 dự tính khoảng từ 1,314 đến 1,726 triệu tấn trong khi năng lực sản xuất chỉ đạt 1,98 triệu tấn. Thị trường trong nước không đủ lớn để sản xuất khép kín các dây chuyền cán nguội. Thêm vào đó, nếu dây chuyền cán nguội của Tycoons có khả năng sản xuất 1,25 triệu tấn/năm23 thì tổng sản lượng năm 2015 sẽ là 3.23 triệu tấn trong khi nhu cầu là 1,843 đến 3,181 triệu tấn. Thậm chí với viễn cảnh lạc quan nhất năng lực sản xuất vẫn cao hơn so với nhu cầu. Bảng 7 Dự báo cung-cầu về các sản phẩm thép tấm ở Việt Nam Đơn vị: 1000 tấn Cầu về thép tấm cán nóng Cầu về các sản phẩm thép cán nguội (CRM) Năm Ước tính nhỏ nhất + 7% tốc độ tăng hàng năm Ước tính lớn nhất + 13% tốc độ tăng hàng năm Năng suất của các nhà máy cán nóng (HSM) Mức tăng hàng năm với tốc độ 7% Mức tăng hàng năm với tốc độ 13% Năng suất của các nhà máy cuộn nguội Các phân xưởng đã kiện toàn xây dựng 2005 1803 2511 937 937 0 2006 1929 2837 1003 1059 400 400 do CRM (PFS) 2007 2064 3206 1073 1196 400 2008 2209 3623 1148 1352 780 200 do CRM (Sunsco) và 180 do CRM (Lotus Steel) 2009 2363 4094 1228 1528 780 2010 2529 4626 2000 1314 1726 1980 2000 do HCM (Essar-VSC-GERUCO) và 1200 do CRM (POSCO) 2011 2706 5228 2000 1406 1951 1980 2012 2895 5907 2000 1505 2204 1980 2013 3098 6675 5000 1610 2491 1980 3000 do HSM (POSCO) 2014 3315 7543 5000 1723 2815 1980 2015 3547 8524 7500 1843 3181 3230 2500 do HSM (Tycoons) và 1250 do CRM (Tycoons) Chú thích: Cầu bao gồm cả cầu về các nguyên liệu sản xuât chủ yếu. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của SEAISI Vào năm 2010, nhu cầu cho các sản phẩm dẹt được cuộn bằng dây chuyền cán nóng (như thép cuộn 23 Công suất của máy cuộn nguội của Tycoons không được công bố, do vậy tác giả cho rằng có thể là 1,25 triệu tấn, khoảng một nửa công suất dây chuyền cán nóng. 23 nóng và một số loại thép tấm) có thể đạt khoảng từ 2,529 đến 4,626 triệu tấn trong khi liên doanh giữa Essar-VSC và GERUCO sẽ sản xuất được 2 triệu tấn. Có nghĩa là, sẽ vẫn duy trì được tần suất sử dụng cao ngay khi thực hiện mở rộng sản xuất thay thế nhập khẩu. Đến năm 2013, nhu cầu này sẽ tăng lên khoảng từ 3,098 đến 6,675 triệu tấn trong khi năng lực sản xuất đạt 5 triệu tấn, vì khi đó POSCO đã bắt đầu sản xuất khép kín với công suất 3 triệu tấn. Thêm vào đó, nếu Tycoons cũng sản xuất khép kín vào năm 2015 với công suất 2,5 triệu tấn thì tổng sản lượng sẽ là 7,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu sẽ khoảng từ 3,547 đến 8,524 triệu tấn. Để giữ được tần suất sử dụng cao cho tất cả các dây chuyền sản xuất, ngành thép cần giữ mức tăng trưởng về nhu cầu hàng năm từ 12% trở lên tính từ mức tối đa của nhu cầu hiện tại. Những viễn cảnh trên chỉ là dự đoán; không thể nói chắc chắn chừng nào mà chưa biết được liệu tất cả các dự án trên có thi hành hay không. Hơn nữa, cần chú ý thêm rằng, dự án POSCO-Vinashin và dự án Tata-VSC không được ước tính đến do nhiều chi tiết về hai dự án này chưa được công bố. Dù là còn những thiếu sót như vậy, nhưng những con số trên đã cho thấy, không dễ dàng để thực hiện các dự án về thép quy mô lớn ở Việt Nam do thị trường nội địa còn rất nhỏ bé. Những doanh nghiệp nước ngoài nên ngừng xuất khẩu khi những công ty vệ tinh của họ có thể sản xuất số lượng nhiền hơn lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa, một yếu tố có thể gây ra rủi ro cho dự án. Theo một cách nhìn khác về tình trạng này, các nhà đầu tư nên dự trù những dự án đầu tư quy mô lớn hơn dự kiến để có được độc quyền thiểu số, ngăn các công ty khác xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong trường hợp như vậy, khả năng thực thi của những dự án này lại trở nên không rõ ràng. III. Những vấn đề chính sách trong tương lai cho ngành công nghiệp thép Việt Nam Những vấn đề về chính sách cũng đẩy cơ cấu và các nhân tố thuộc ngành công nghiệp thép đến nhiều thay đổi. Trong phần này, những vấn đề chủ yếu về chính sách sẽ được bàn luận và kiểm chứng. 1. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và tương lai của Tổng công ty thép Việt Nam- VSC Tổng công ty tháp Việt Nam VSC vẫn hoạt động theo đúng quyết định 91, một doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lí của Thủ tướng chính phủ, nhưng thực trạng này đang bị xáo trộn bởi chính sách kinh tế mở cửa và cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Tổng công ty thép Việt Nam đang mất dần vị thế ban đầu của mình, vị thế của người giám sát sản xuất và thị trường ngành thép Việt Nam. Các nhà đầu tư ngày nay đa dạng hơn, các dự án đầu tư quy mô lớn không chỉ bó hẹp trong liên doanh với Tổng công ty thép mà còn mở ra với các doanh nghiệp 100% vốn trực tiếp nước ngoài. 24 Mặc dù có những thay đổi như vậy, Tổng công ty thép vẫn được hưởng những đặc quyền đặc lợi với tư cách một nhà đầu tư theo chương trình hành động của chính phủ. Như đã đề cập ở trên, bên cạnh Công ty thép tấm lá Phú Mỹ, VSC có kế hoạch xây dựng, trong khuôn khổ tổng công ty, một số nhà máy cán dùng lò EAF ở miền Trung và miền Bắc.24 Dự án này đã được đưa ra trước khi các công ty tư nhân xuất hiện trong ngành. Ngày nay, khi các doang nghiệp tư nhân đủ vững vàng để đầu tư sản xuất các sản phẩm thép cây (ít nhất là các sản phẩm dùng cho xây dựng). Nếu VSC duy trì đầu tư sản xuất nhóm sản phẩm này với tư cách là một công ty nhà nước có đặc quyền, tổng công ty có thể sẽ chấm dứt được đầu tư ồ ạt từ của tư nhân và khuyến khích tăng năng suất các nhà máy cán. Tất cả các doanh nghiệp theo quyết định 91 trong đó có VSC đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ trong suốt thập niên 90 (theo Marukawa (2001)) Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Vị thế đặc quyền đặc lợi của VSC sẽ dần mất đi do việc chuyển đổi sang công ty liên doanh cổ phần, mặc dù quá trình này không nhanh như dự kiến (theo Ishida, (2004) tr.45-49). Nếu VSC mất hẳn những đặc quyền đặc lợi thì cần phải xem lại khả năng thực thi của những dự án xây dựng nhà máy cán EAF. Điều này cùng nghĩa với việc dỡ bỏ rào cản đầu tư tư nhân. Do vậy, chính phủ nên dỡ bỏ những đặc quyền đặc lợi và giúp VSC trở thành một doanh nghiệp kinh doanh độc lập trên thị trường. Việc dỡ bỏ những đặc quyền hiện tại của VSC không cùng nghĩa với việc tổng công ty sẽ đổ bể. Chính VSC cùng với các thành viên như Công ty tôn Phương Nam và công ty thép tấm lá Phú Mỹ đã thành lập những nhà máy cán nguội đầu tiên và nhà máy cán EAF hiện đại nhất Việt Nam. Nhiệm vụ của chính phủ trong việc tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước đã kết thúc. Song chính phủ lại có những nhiệm vụ quản lí mới. VSC và các công ty thành viên phải tạo dựng được chế độ quản lí tự trị và tạo lợi nhuận không dựa vào hỗ trợ từ chính phủ. VSC vẫn có những lợi thế về sự thông hiểu và kinh nghiệm trong kinh doanh thép ở Việt Nam mặc dù chưa thể được coi là một thành viên của giới kinh doanh thép toàn cầu. Hơn nữa, VSC giữ mối liên hệ tốt với chính phủ thậm chí ngay cả khi đã mất những đặc quyền đặc lợi. Trong ngành công nghiệp thép, đầu tư càng lớn càng cần có nhiều hỗ trợ chính sách về các vấn đề như đảm bảo diện tích đất, cải thiện cơ sở hạ tầng, quan hệ với các cơ quan địa phương và các biện pháp môi trường. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ cố gắng tạo dựng mối quan hệ đối tác kinh doanh với một doanh nghiệp nhà nước có khả năng duy trì mối quan hệ tốt với chính phủ. (Mối quan hệ tốt ở đây có ý nói đến một mối quan hệ hữu hảo công bằng, không ám chỉ đến tham nhũng). Vì thế VSC vẫn thực sự có cơ hội trở thành một đối tác kinh doanh đối với những nhà đầu tư nước ngoài lớn mạnh, nếu VSC giữ được sự quản lý vững chắc. Năng lực quản lý của VSC có thể đánh giá được qua thực tế hoạt động 24 Nhà máy cán EAF xây dựng ở miền Trung không thuộc dự án chương trình hành động của chính phủ/ Nó là một dự án độc lập của Tổng công ty thép Việt Nam VSC. 25 thành công của Công ty thép Miền Nam và công ty thép tấm lá Phú Mỹ và qua cả dự án liên doanh với Essar. VSC và các doanh nghiệp thành viên sẽ tạo dựng tương lai của họ bằng những thành công từ các dự án như vậy. 2. Thu mua phôi thép và vấn đề quản lý môi trường Như đã bàn ở phần trên, các nhà máy thép theo công nghệ EAF và đúc liên hoàn đang trở nên phổ biến ở Việt Nam. Điều này sẽ tạo tiến bộ trong sản xuất thay thế nhập khẩu phôi thép. Tuy nhiên, do nhu cầu nguyên liệu kim loại vụn tăng, thu mua kim loại phế liệu trở thành một vấn đề khó khăn. Mặc dù chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống nhưng lượng phôi thép sản xuất ở Việt Nam chỉ khoảng 700 đến 800 nghìn tấn (Hình 1), theo thông tin từ VSA (VNN, ngày 11/12/2006). Năm 2005, Việt Nam phải nhập khẩu 260 nghìn tấn phôi thép (Hình 1), nhưng VSA dự báo rằng số lượng này sẽ tăng lên mức 700 đến 800 nghìn tấn vào năm 2006, 1,3 triệu tấn năm 2007 và 2 triệu tấn vào năm 2008 (theoVNN, 11/12/ 2006). Việc phát triển một hệ thống tái tạo kim loại phế liệu trong nước và tạo thuận lợi cho nhập khẩu là những vấn đề cấp bách. Nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề này bao gồm nghiên cứu chung về ngành công nghiệp, tiêu chuẩn hóa chủng loại phôi thép và tổng hợp các số liệu thống kê. Song song với những việc đó, một hệ thống và chính sách ngăn ngừa sự nhiễm bẩn và ô nhiễm môi trường từ những chất độc hại là hết sức cần thiết. VSA cũng đồng tình về vấn đề này. 25 Những chính sách xác đáng phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài. 26 Kiểm soát về môi trường tại các nhà máy cán EAF cũng như việc xử lý sắt phế liệu sẽ trở thành những vấn đề quan trọng. Kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý xỉ than và thu gom bụi sẽ là những việc đặc biệt quan trọng. Tiêu chuẩn hóa hướng dẫn kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các nhà máy EAF là cần thiết cho toàn bộ nền công nghiệp. Gần đây, một thực tế mâu thuẫn xảy ra giữa việc thu mua sắt vụn và quy định về môi trường. Mặc dù sắt vụn không được nêu trong danh sách những vật nguy hiểm trong Hiệp địng Basel (dưới sự quản lý đối với việc vận chuyển xuyên quốc gia của những chất phế liệu độc hại và việc sử dụng chúng tự do), thì ở Việt Nam, nhập và xuất khẩu sắt vụn đã từng bị cấm bởi Luật Bảo vệ môi trường hiệu lực năm 1994. Sau đó, vào tháng 4 năm 2002, đạo luật cấm nhập khẩu được dỡ bỏ đối với các kim loại phế liệu có khả năng tái sử dụng (theo Kojima và Yoshida, (2006)). Tuy nhiên, sự hạn chế nghiêm ngặt lại được áp dụng trở lại bằng phiên bản mới của luật bảo vệ môi trường được Quốc hội 25 Theo nội dung phỏng vấn với các nhà chức trách của Hiệp hội Thép Việt Nam ngày15/6/2006. 26 Ví dụ từ các nước khác bao gồm: (1) Chất phóng xạ được tìm thấy trong kim loại vụn. (2) Các nhà xuất khẩu chất cả lõi động cơ và điện thoại tổng đài chung với sắt vụn, không qua xử lí trung gian. (3)Các máy móc phế phẩm cũng được dưới tên gọi như kim loại vụn và quá trình tháo dỡ vỏ máy gây ra ô nhiễm. Rất nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề này ở các nước phát triển. 26 thông qua năm 2005 và chính thức hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (MONRE) đã hướng dẫn thi hành luật sửa đổi với giải thích rằng, các nhà sản xuất thép có cơ sở sản xuất hoặc tái chế sắt vụn vẫn được phép nhập khẩu sắt vụn. 27 Điều này có nghĩa là những nhà buôn không được phép nhập khẩu. Quy định này gây nên những phá vỡ trong trình tự nhập khẩu, và thậm chí sắt vụn do VSC đặt mua cũng bị giữ lại ở cảng Hải Phòng (theo VNN, 26/10/2006; VNS, 31/10/ 2006). Thậm chí trước khi bộ luật bảo vệ môi trường sửa đổi có hiệu lực, VSA đã lên tiếng rằng sự phá vỡ này không chỉ xảy ra với quy trình nhập khẩu mà còn cản trở sản xuất thay thế nhập khẩu phôi thép. Từ sau khi luật mới có hiệu lực, VSA cũng khuyến nghị cần phải áp dụng luật này một cách linh hoạt. Kết quả là, vào tháng 2 năm 2007, Bộ Thương mại và Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường đã đạt được thỏa thuận cho phép các công ty thương mại có các cơ sở sản xuất và tái chế được phép nhập khẩu kim loại vụn. Thỏa thuận này sẽ được chính thực bằng thông tư hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (theoVNN, 12/2/ 2007). Việt Nam cần phát triển xây dựng lò hồ quang điện EAF và tái chế kim loại phế liệu song song với việc xem xét bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Điều này không dễ thực hiện nếu xét đến khả năng tài chính và hành chính hiện tại của chính phủ và các doanh nghiệp. Trường hợp cấm nhập khẩu phế liệu kim loại đã cho thấy rằng sắt vụn đã không được đánh giá là nguyên liệu chủ yếu của sản xuất thép, và rằng giữa các nhà chức trách hành chính và các doanh nghiệp đã không có những trao đổi ý kiến thích đáng với nhau. Nên tổ chức sắp xếp lại quan hệ hợp tác giữa các bộ ngành liên quan và các tổ chức công nghiệp để có thể tạo nên những phương sách sắc bén phù hợp với các điều kiện thực tế của ngành công nghiệp thép. Một lợi thế cho Việt Nam đó là các quốc gia công nghiệp đã tạo dựng được các hệ thống và chính sách trong lĩnh vực sản xuất xử lý kim loại phế liệu. Những vấn đề này có thể được xem như một chủ đề cho hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, sự hỗ trợ của nước ngoài cho vấn đề tái sử dụng và bảo vệ môi trường dễ dàng có được hơn là hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp thép. 3. Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam và ngành công nghiệp thép Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục tiến xa hơn với tự do hóa thương mại và đầu tư. Quốc gia này chắc chắn sẽ đi theo con đường đó và công nghiệp thép không là ngoại lệ. Bảng 8 thống kê mức thuế nhập khẩu áp dụng cho một số sản phẩm thép và các nhà sản xuất nội địa tương ứng với từng hạng mục sản phẩm. Mức thuế cao hơn được áp dụng cho các sản phẩm cũng 27 Trừ những thông tin đã đề cập, đoạn văn này được lấy nguồn từ báo VNN, 11/12/2006. Đã qua xác nhận tại phỏng vấn với Hiệp hội thép Việt Nam (15/6/2006). 27 được sản xuất trong nước. Tuy nhiên nhìn chung mức thuế không quá cao, cao nhất là 12%. Tính đến năm 2001, thép thanh và thép dây bị cấm nhập khẩu; và mức thuế 30% được áp dụng cho thép tấm mạ (theo Kawabata, 2005, tr.198-199). Thực tế đã cho thấy Việt Nam đang dần dần tự do hóa. Bảng 8 Mức thuế nhập khẩu áp dụng cho một số sản phẩm thép ở Việt Nam Mức thuế (%) Sản xuất trong nước (o: có sản xuất; ×: chưa sản xuất) Các nhà sản xuất ở Việt Nam Phôi thép - Billet 2 ○ Các nhà máy EAF Thép thanh 5-10 ○ Các nhà máy EAF và các nhà sản xuất cuộn (phục vụ xây dựng) Thép xây 5-10 ○ Các nhà máy EAF và các nhà sản xuất cuộn (phục vụ xây dựng) Thép lá 2 × Thép tấm cán nóng (bề rộng từ 600 mm trở lên) 0 × Thép tấm cấn nguội (bề rộng từ 600 mm trở lên) -Tin mill black plate 3 × -Các loại khác 7 ○ Thép Phú Mỹ và thép Bông Sen Thép tấm mạ điện (bề rộng từ 600 mm trở lên) 5-10 × Thép tấm mạ điện nóng (bề rộng từ 600 mm trở lên) -thành phần Carbon từ 0.04% trở xuống 0 × -Các loại khác 10-12 ○ Các nhà sản xuất thép tấm GI Thép tấm hợp kim mạ nhôm (bề rộng từ 600 mm trở lên) 10-12 ○ BlueScope Việt Nam Thép tấm mạ màu-mạ điện (bề rộng từ 600 mm trở lên) 5-10 ? Không có nơi chuyên mạ điện phân. Có thể là các xưởng mạ Thép tráng kẽm màu (bề rộng từ 600 mm trở lên) 10-12 ○ Các nhà sản xuất PPGI và nhuộm màu Thép mạ thiếc (bề rộng từ 600 mm trở lên) 7 ○ Perstima Việt Nam Thép phi hợp kim Thép mạ crom (bề rộng từ 600 mm trở lên) 3 × Thép các loại Thép ống đúc liền 0-10 ? Không có thông tin Thép ống hàn 5-10 ○ Xưởng sản xuất thép ống hàn Thép không rỉ Thép tấm không rỉ 0 × Nguồn: Tổ chức thuế thế giới cập nhật ngày 24/2/2007. Thông tin nhà sản xuất tổng hợp từ các phỏng vấn, tài liệu công ty cùng nhiều website và tạp chí khác Việt Nam cần tự do hóa thương mại ở mức cao hơn thông qua hiệp định hợp tác đối tác với một số quốc gia trong đó có Nhật Bản. Mặc dù khó có thể tưởng tượng rằng Việt Nam sẽ quay trở lại chế độ bảo hộ nghiêm ngặt nhưng chính phủ cũng như ngành công nghiệp thép sẽ thận trọng và tinh tế hơn trong tiến trình tự do hóa thương mại. Cần nghiên cứu thêm về hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản là điều có lợi. Theo như những hiệp định đối tác kinh tế EPA đã đạt được giữa Nhật Bản và một số quốc gia khác như Malaysia, Thái 28 Lan và Indonesia, thuế đối với mặt hàng thép hầu hết được xóa bỏ sau một thời gian nhất định. Trong thời gian đó, hệ thống hạn ngạch thuế hay miễn thuế cho những đối tượng đặc biệt sẽ được áp dụng. Trong chế độ mức thuế hạn ngạch, các mức thuế được áp dụng cho một số lượng nhất định của một số hạng mục sản phẩm cụ thể. Trong chế độ khung miễn trừ thuế cho những đối tượng sử dụng đặc biệt, các mức thuế áp dụng cho những hạng mục sản phẩm cụ thể được nhập khẩu phục vụ những ngành công nghiệp đặc thù. Đối với những nước ASEAN nói trên, khung thuế này có ý nghĩa nhằm nuôi dưỡng các ngành công nghiệp chế biến lắp ráp như ôtô và điện cơ, điện tử gia dụng cao cấp, những ngành công nghiệp cần đến các loại thép cao cấp của Nhật Bản có chất lượng vượt xa những loại thép chất lượng cao sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu. Cùng lúc đó, những quốc gia này vẫn duy trì bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định cho những mảng thị trường thứ cấp, thị trường chủ yếu của các nhà sản xuất trong nước. Do hầu hết thép xuất khẩu của Nhật Bản là loại thép cao cấp dùng cho một số ngành công nghiệp đặc thù cho nên những phương thức chuyển đổi thuế như vậy lại là một hình thức miễn giảm thuế khá nhiều cho các nhà xuất khẩu thép Nhật Bản. Có báo cáo cho biết, hạn ngạch thuế hay khung miễn thuế cho những đối tượng sử dụng đặc biệt sẽ miễn cho Nhật Bản 80% lượng xuất khẩu sang Indonesia, 50% xuất khẩu sang Thái Lan và hầu hết lượng xuất khẩu sang Malaysia. 28 Điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản thực hiện một hiệp định đối tác kinh tế tương tự như vậy với Việt Nam? Ở Việt Nam, vẫn tồn tại vấn đề chính sách thuế nhập khẩu cho các sản phẩm thép cao cấp trong nước không sản xuất được. 29 Vấn đề này xảy ra trong trường hợp nhập khẩu thép tấm cán nguội cao cấp dùng cho xe máy và các phụ tùng xe máy, và trong trường hợp của các sản phẩm thép tấm mạ cao cấp dùng cho sản xuất ô tô và điện cơ, điện tử gia dụng. Trường hợp thứ nhất không gặp phải cạnh tranh với các sản phẩm PFS và trường hợp thứ hai cũng không phải cạnh tranh với các loại thép tấm mạ sản xuất trong nước. Tuy nhiên cả hai nhóm sản phẩm này lại là đối tượng của chính sách thuế. Chế độ hạn ngạch thuế hoặc khung miễn thuế cho các đối tượng sử dụng đặc biệt có lẽ sẽ là giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên, như đã đề cập, thị trường thép cao cấp ở Việt Nam còn rất nhỏ, và đơn giá xuất khẩu thép của Nhật Bản sang Việt Nam thấp hơn đơn giá xuất sang các nước khác. Có cơ sở để thừa nhận rằng xuất khẩu thép từ Nhật sang Việt Nam bao gồm cả những sản phẩm thép thấp cấp hơn ở một chừng mực nào đó. Lấy ví dụ, thép cây xuất từ Nhật phải chịu cạnh tranh với thép cây sản xuất bằng lò EAF tại Việt Nam, và thép tấm cán nguội cho các vật liệu GS của Nhật phải cạnh tranh với các sản 28 Theo nhận xét của Chủ tịch JISF ngày 25/5/2005, 1/8/2005, 28/11/2006 腩腪(tiếng Nhật) cùng một số bào báo liên quan. 29 Theo một số cuộc phỏng vấn với nhà quản lí các công ty Nhật Bản. 29 phẩm của PFS. Nếu hiệp định Nhật Bản-Việt Nam trở thành hiệp định cùng loại với các nước ASEAN khác, nó sẽ mang lại cho ngành công nghiệp thép Việt Nam những thay đổi. Không còn thuế quan cho các sản phẩm thép đúng ra sẽ là một việc làm ráng sức, bởi ngay ở mảng thị trường thép thấp cấp hơn, sự cạnh tranh với các sản phẩm thép Nhật Bản sẽ khó khăn hơn. Hạn ngạch thuế cho các sản phẩm thép cao cấp hoặc khung miễn thuế cho các đối tượng sử dụng đặc biệt cũng sẽ dễ chấp nhận, bởi vì vẫn áp dụng thuế cho các mặt hàng thép trong nước sản xuất được, không ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về chi phí của các ngành công nghiệp chế tạo hạ nguồn. Nếu một hiệp định hướng tới tự do hóa là không thể tránh khỏi thì điều gì sẽ còn lại đối với ngành thép Việt Nam để cố gắng tiến tới tự do hóa hợp lý nhất có thể. Cả hai phía Việt Nam – Nhật Bản cần phải hiểu về cơ cấu thương mại của ngành công nghiệp thép không chỉ dừng lại ở sự cấu thành trong nhập khẩu gồm nhà xuất khẩu và sản phẩm, mà cần phải mở rộng trên toàn bộ dòng nguyên liệu ở các mục về sản phẩm, đặc trưng và sự ứng dụng. Nếu hai bên đối tác có những hiểu biết lẫn nhau trên cơ sở hiệp ước, điều đó sẽ đem lại những kết quả hợp lý và như mong đợi. Hơn nữa, hiểu được dòng chảy của nguyên vật liệu cũng giúp phát triển về các hệ thống tái chế như đã đề xuất trong các phần trước. Nghiên cứu này nêu rõ một vài đầu mối để có thể hiểu được dòng chảy nguyên vật liệu. Việt Nam vẫn chưa có những thống kê toàn diện và công khai về công nghiệp thép. Nếu Nhật Bản và Việt Nam cùng bắt đầu từ việc tổ chức lại thống kê và cộng tác tiến tới hiểu biết về dòng nguyên liệu thì hai quốc gia sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho tiến trình tự do hóa trong bối cảnh và tốc độ hợp lý, cũng như cho hợp tác công nghiệp. 4. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những nhìn nhận về các dự án đang cấp phép Nguồn vốn nước ngoài thiết yếu cho việc thực hiện những dự án quy mô lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không dễ dàng đạt được bằng cách làm xuề xòa đơn thuần. Một nỗ lực đặc biệt dành cho việc thu hút vốn FDI là luôn luôn cần thiết. Nói chung, chính sách thu hút FDI cho sản xuất thay thế nhập khẩu ở các nước đang phát triển gặp phải một số khó khăn do hạn chế về thị trường và sự thiếu vắng các ngành công nghiệp phụ trợ (theo Kimura, 2003). Điều này cũng đúng với các dự án đầu tư lớn về thép thêm vào với một số nhân tố đặc trưng của ngành công nghiệp này. Một dự án đầu tư lớn trong ngành thép chỉ giới hạn trong những địa điểm thuận lợi do yêu cầu về điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển bao gồm cảng biển rộng, được cung cấp đầy đủ về nước sạch và điện. Trong nhiều trường hợp, những cải thiện về cơ sở hạ tầng nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ chính phủ. Thêm vào đó, thị trường nội địa lại bó hẹp. Xem xét tất cả các điều 30 kiện trên, rõ ràng là có sự hạn chế nhất định về số lượng các dự án thép quy mô lớn thực hiện ở các nước đang phát triển. Do đó cần một cơ chế được hoạch định tốt, trong đó chính phủ kiểm định cẩn trọng từng dự án và chỉ cấp phép cho những dự án tốt. Yêu cầu này thậm chí đúng ngay đối với quá trình dỡ bỏ cơ chế chuyên quyền và chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Những nghi vấn gần đây đặt ra cho một vài dự án lớn. Điều này có nghĩa là những câu hỏi đang hướng về quá trình kiểm định các dự án đầu tư của chính phủ. Các cá nhân và tổ chức có kiến thức chuyên sâu về công nghiệp thép không được phép tham gia vào quy trình giám định, đó cũng là lý do vì sao phê phán về dự án Tycoons đang rộ lên. Một nỗi lo là các hiệp hội doanh nghiệp hoặc cá nhân liên quan, khi tham gia vào quy trình giám định sẽ cố gắng đảm bảo những lợi ích riêng có của họ và bày tỏ thái độ tiêu cực đối với các dự án nước ngoài. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của mỗi tổ chức hay cá nhân. Hiệp hội doanh nghiệp thép Việt Nam-VSA thành lập năm 2002 đã mở rộng thành viên không chỉ gồm các doanh nghiệp nhà nước mà cả các doanh nghiệp tư nhân, các liên doanh và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Dần dần, VSA cũng bày tỏ những cách nhìn khác về tổng công ty thép Việt Nam trong vai trò một doanh nghiệp tư nhân. 30 Hiệp hội doanh nghiệp thép cũng không cố bảo hộ đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước; một trong những thành viên quản trị của Hiệp hội đánh giá rất cao dự án POSCO. Lắng nghe quan điểm của các nhà chuyên môn trong ngành thuộc hiệp hội doanh nghiệp thép Việt Nam và từ những cơ quan có liên quan đến ngành thép trong khi nhìn nhận lại dự án có thể đạt tới kết quả kiểm định bằng những đánh giá hợp lý và thực tế, mà không dẫn đến tình trạng bảo vệ lợi ích cá nhân. Kết luận Ở Việt Nam, thị trường thép vẫn còn lạc hậu cả về chất lượng và số lượng; doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu và mong manh. Trong bối cảnh như vậy, chương trình phát triển và đầu tư của chính phủ vào các doanh nghiệp nhà nước tương đối hiện đại (ví dụ như Tổng công ty thép Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên) đã và đang đóng những vai trò quan trọng. Việc xây dựng các công ty vệ tinh hiện đại cho các doanh nghiệp nhà nước mang một ý nghĩa sâu sắc như là nền tảng cho sự phát triển ngành. Mặc dù tiến trình tự do hóa ngày càng nhanh có xu hướng đẩy lùi ngành công nghiệp thép phát triển nhưng một số chính sách bảo hộ như hạn chế nhập khẩu và áp dụng mức thuế cao đã được điều chỉnh lại. Kết hợp đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước cùng chế độ bảo hộ chính là đặc trưng của ngành công nghiệp thép Việt Nam từ giữa tập niên 90 đến những năm đầu của 30 Khi thuế dành cho phôi thép tăng vào năm 2003, tổng công ty thép Việt Nam thì ủng hộ còn Hiệp hội thép lại phản đối. Điều này có thể được giải thích là do tổng công ty thép Việt Nam có thể tự sản xuất một lượng phôi thép nhất định nhưng hiệp hội thép lại có nhiều thành viên là các nhà máy tư nhân phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Tác giả dự đoán từ một phỏng vấn với người đại diện Hiệp hội thép ngày 24/3/2003 31 thế kỷ 21. Giai đoạn này bắt đầu khi chương trình hành động chung được xem xét, và đã kết thúc khi các nhà máy thép Phú Mỹ PFS và SSC đi vào hoạt động. Công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển chung, trong đó cạnh tranh trên thị trường vận hành hiệu quả và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ vai trò lớn hơn. Các doanh nghiệp tư nhân đang thiết lập vị thế của mình trong các lĩnh vực về sản phẩm thép cây và thép phục vụ xây dựng. Trong lĩnh vực các sản phẩm dẹt và các công đoạn sản xuất thượng nguồn, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên quan trọng hơn và các dự án đầu tư quy mô lớn cũng trở nên thực tế hơn. Với chiều hướng này, tổng công ty thép Việt Nam- VSC đang mất dần vị thế đặc quyền đặc lợi. Thách thức với VSC chính là việc xây dựng bộ máy quản lí vững chắc và trở thành một đối tác kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển trong giai đoạn mới này, chính phủ được kỳ vọng trong một vai trò mới. Câu hỏi cấp bách là liệu chính phủ có thể chuyển đổi chính sách từ hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp nhà nước sang hỗ trợ cạnh tranh ở một vị trí công bằng, sắp xếp lại những quy định về ngoại thương và thu hút vốn FDI dựa trên những xem xét thích đáng hay không. Để tăng cường cạnh tranh công bằng, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần là điều quan trọng. Với các sản phẩm dài, sắp xếp lại những quy định pháp lí về việc mua bán kim loại vụn và bảo vệ môi trường là những nhiệm vụ then chốt. Những vấn đề liên quan đến chính sách tự do hóa bao gồm hiệp định đối tác kinh tế EPA, nội dung và tính thích đáng của chính sách bảo hộ cần phải được xem xét lại một cách cẩn thận, phù hợp với thực tế cạnh tranh giữa sản phẩm thép nội địa và nhập khẩu. Công việc quan trọng phải làm là việc lập thống kê đáng tin cậy về ngành, ở mức độ theo dòng chảy của nguyên liệu, với sự trợ giúp từ các nước công nghiệp như Nhật Bản. Những thống kê đó sẽ là cơ sở vững chắc cho những chính sách ngoại thương hợp lí và cho sự hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp này. Với vấn đề thu hút đầu tư FDI, cần thiết phải kiểm tra và đánh giá chất lượng của các dự án bằng những kiến thức chuyên môn. Hội tụ tất cả những yếu tố trên sẽ là chìa khóa để mở rộng thêm vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp thép Việt Nam, với tư cách là hiệp hội kinh doanh, thay thế chính phủ đảm nhận toàn bộ các vấn đề về chính sách. Ngành công nghiệp gang thép Việt Nam cần giải quyết cùng lúc khá nhiều vấn đề. Nhiệm vụ tổng hợp đang đặt nhằm đạt được phát triển công nghiệp trong xu thế tự do hóa và hội nhập quốc tế. Giai đoạn này đang là thời kỳ kiểm chứng năng lực doanh nghiệp trong việc dẫn dắt sự phát triển đến một giai đoạn mới và năng lực của chính phủ trong thúc đẩy phát triển bằng những chuyển đổi về chính sách. Kết quả của những kiểm chứng này sẽ quyết định tương lai của ngành công nghiệp thép Việt Nam. 32 Tài liệu tham khảo (Tài liệu tiếng Anh) Fukui, Koichiro, Takao Aiba và Hiroko Hashimoto [2001] “Thoughts on the Promotion of Capital Intensive/ Infant Industry in Viet Nam,” (Suy nghĩ về việc cải thiện vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp non trẻ ở Việt Nam), MPI-JICA [2001a]. Hoàng Đức Thân, Trần Văn Hòe, Nguyễn Minh Ngọc và Phạm Chí Cường [2002] Strengthening Government’s Policy and Direction for Renovating and Developing Steel Industry (Tăng cường chính sách và định hướng của Chính phủ trong việc cải tổ và phát triển ngành công nghiệp thép), Tài liệu tại Hội nghị chuyên đề về Chính sách công nghiệp và ngoại thương của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội ngày 29-30 tháng 3. Hoàng Đức Thân, Trần Văn Hòe, Nguyễn Minh Ngọc, Trần Thăng Long and Nguyễn Việt Cường [2003] Improving Steel Distribution System in Vietnam (Cải thiện hệ thống phân phối thép ở Việt Nam), Dự án nghiên cứu hợp tác NEU-JICA. JICA [1998] Final Report, Master Plan Study on the Development of Steel Industry in the Socialist Republic of Viet Nam (Báo cáo tổng kết: nghiên cứu kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp thép ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Tokyo: JICA JICA [2000] Draft Final Report, The Feasibility Study on Installation of Steel Flat Product Mills (Phase1: F/S on Cold Rolling Mill) in The Socialist Republic of Viet Nam (Báo cáo tổng kết: nghiên cứu khả thi về việc lắp ráp các nhà máy sản xuất thép tấm các loại ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam –giai đoạn 1: tập trung vào các nhà máy cán nguội), Tokyo: JICA. Kawabata Nozomu [2001] “The Current Vietnamese Steel Industry and Its Challenges,” (Ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện tại và những thách thức), MPI-JICA [2001b] Marukawa Tomoo [2001] “General Corporations and State-Owned Enterprise Reform in Viet Nam” (Cải cách doanh nghiệp nhà nước và các tổng công ty ở Việt Nam), MPI-JICA [2001c] Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và tổ chức hợp tác quốc tế JICA (MPI-JICA) [2001a] Study on the Economic Development Policy in The Transition toward a Market-Oriented Economy in The Socialist Republic of Viet Nam (Phase 3) Final Report Vol. 1 General Commentary (Annex)(Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (giai đoạn 3)- Tập 1: Đánh giá chung), tại Hà Nội và Tokyo MPI-JICA [2001b] Study on the Economic Development Policy in the Transition toward a Market-Oriented Economy in the Socialist Republic of Viet Nam (Phase 3) Final Report Vol. 2 33 Trade and Industry(Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (giai đoạn 3)- Tập 2: Ngoại thương và Công nghiệp), tại Hà Nội và Tokyo MPI-JICA [2001c] Study on the Economic Development Policy in the Transition toward a Market-Oriented Economy in the Socialist Republic of Viet Nam (Phase 3) Final Report Vol. 5 State-Owned Enterprise Reform and Private Sector Promotion (Báo cáo tổng kết: Nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (giai đoạn 3)- Tập 5: Cải cách doanh nghiệp nhà nước và nâng cao yếu tố tư nhân), tại Hà Nội và Tokyo Ohno Kenichi [2001] “Evaluating Alternative Scenarios for Steel Industry Promotion: Quantification of Profitability and Risks,” (Đánh giá các viễn cảnh có thể lựa chọn nhằm cải thiện ngành công nghiệp thép: định lượng về lợi nhuận và rủi ro), MPI-JICA [2001b]. Viện Gang thép Đông Nam Á (SEAISI) [2006a] 2006 Country Reports (Báo cáo của các nước thành viên năm 2006) SEAISI [2006b] 2006 Steel Statistical Yearbook (Niêm giám thống kê 2006 về Thép) Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) [2007] Country Report of Vietnam 2007, Presented to SEAISI Conference and Exhibition (Báo cáo tổng kết về Việt Nam 2007, trình bày tại hội thảo và triển lãm của SEAISI), tại Bali ngày 14-17 tháng 5. (Tài liệu tiếng Nhật) Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [2006] 2005 Nen Betonamu Keizai Doukou (Kinh tế Việt Nam năm 2005), tại trang web ( Fujita, Mai [2004] “Betonamu no Kigyo Kyokai (Các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam)” Tạp chí Kinh tế Châu Á, tập 45, số 6, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển (IDE-JETRO). Ishikawa Shigeru [2006], Kokusai Kaihatsu Seisaku Kenkyu (Nghiên cứu về chính sách phát triển quốc tế, Liên hiệp kinh tế Toyo, Tokyo. Ishida Akie [2004] “Betonamu Kogyoka no Kadai (Các vấn đề về công nghiệp hóa ở Việt Nam: Sự phát triển của các doanh nghiệp)” trong cuốn sách do Akie Ishida và Fumio Goto chủ biên Kokusai Keizai Sannyuki no Betonamu (Sự tham gia ngày càng tăng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới), Chiba: IDE-JETRO. Japan Iron and Steel Federation (JISF) [2006], Tekko Tokei Yoran 2006 (Sổ tay thống kê về gang thép 2006). Kawabata Nozomu [2003a] “Tekko Gyo (Công nghiệp Gang thép: Một sự lựa chọn chính đáng cho 34 sản xuất thay thế nhập khẩu)” trong cuốn sách của Ohno và Kawabata chủ biên [2003]. Kawabata Nozomu [2005] Higashi Ajia Tekko Gyo no Kouzou to Dainamizumu (Cấu trúc ngành và động lưch của công nghiệp gang thép ở Đông Á), Kyoto, nhà xuất bản Minerva. Kimura Fukunari [2003a] “Kogyoka Senryaku toshite no Chokusetsu Toshi Yuuchi (Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho công nghiệp hóa),” trong cuốn của Ohno và Kawabata [2003]. Kojima Michikazu và Aya Yoshida [2006] “Betonamu ni okeru Sangyo Haikibutsu Risaikuru Taisaku (Các chính sách về xử lí chất thải công nghiệp và tái chế ở Việt Nam)”, trích trong cuốn do IDE-JETRO biên tập: Ajia Kakkoku ni okeru Sangyo Haikibutsu Risaikuru Seisaku Joho Teikyo Jigyo Houkokusyo (Báo cáo về xử lý chất thải và tái chế ở các nước Châu Á), Tokyo: IDE-JETRO (腪. Ohno Kenichi [2000] Tojo Koku no Gurobarizeisyon (Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển: tự trị phát triển liệu có thể được?), Tokyo: Toyo Keizai Inc. Ohno, Kenichi and Nozomu Kawabata eds. [2003] Betonamu no Kogyoka Senryaku (Industrialization Strategy for Viet Nam: Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam: Cải cách công nghiệp của các nước đang phát triển trước toàn cầu hóa), Tokyo: Nippon Hyoron-Sha Co. Ltd. Sato Hajime ed. [2007] Ajia ni okeru Tekko Gyo no Hatten to Henyo (Sự phát triển và tái thiết công nghiệp gang thép ở các quốc gia Châu Á), IDE-JETRO ( Tạp chí Thép [2006] Shinban Tekko Jitsumu Yogo Jiten (Từ điển thuật ngữ ngành công nghiệp gang thép), Tokyo: Tekko Shimbun Corp. (Tài liệu tiếng Việt) CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TỂ NHẬT BẢN vā ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN(JICA-NEU) [2003], CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TROUNG BÔI CẢNH HỘI NHẬP, TẬP I, HÀ NỘI: NXB THỐNG KÊ Kimura Fukunari [2003b] “THU HÚT ÐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: MỘT CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA,” JICA-NEU [2003] (Bản dịch tiếng Việt của Kimura [2003a]). Kawabata Nozomu [2003b] 腧CÔNG NGHIỆP THÉP: SỰ LỰA CHỌN THỰC TẾ CHO MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP THAY THỆ NHẬP KHẨU,” JICA-NEU [2003] (Bản dịch tiếng Việt của tài liệu Kawabata [2003a]). (Tài liệu tiếng Trung Quốc) Hiệp hội gang thép Trung Quốc [2006], Zhōngguó Gāngtiě Tǒngjì 2006 (Thống kê Gang thép Trung 35 36 Quốc 2006). 膃Các bài báo online 膄 (Tiếng Nhật) Trang tin YONHAP NEWS (tiếng Anh) International Herald Tribune Reuters Taiwan Economic News Vietnam Business Forum (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) Vietnam Economic News Online Vietnam Economy (Vietnam Economic Times) VietNamNet Bridge Viet Nam News Vietnam News Agency (Các tài liệu online được cập nhâth này 27/2/2007, trừ một số tài liệu đặc trưng腪 Bản gốc tiếng Nhật của nghiên cứu này của tác giả Nozomu Kawabata, “Betonamu no Tekkogyo: Shin Kyokumen to Seisaku Tenkan,” in trong tài liệu của do Sato chủ biên (2007) (Japanese). Dịch có chỉnh sửa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_nghiep_gang_thep_vn_dp09v_nkawabataaug07_261.pdf
Tài liệu liên quan