4. Tạo lập một hệ thống chính sách
đồng bộ và hiệu quả
Đổi mới thể chế kinh tế, tạo lập một
hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả
đang là đòi hỏi bức thiết cho sự phát triển
của cả nền kinh tế, chứ không phải chỉ
riêng cho các lĩnh vực liên quan tới ngành
công nghiệp.
Trong thời gian tới cần đổi mới tư duy
khi xây dựng chính sách, thay vì chủ quan
tư duy theo hướng cũ là “đưa chính sá ch
vào cuộc sống” (chính sách được soạn thảo
và ban hành theo ý chủ quan của các cơ
quan quản lý), thì bây giờ phải làm ngược
lại, là “đưa cuộc sống vào chính sách”, tức
là, trên cơ sở các định hướng và mục tiêu
phát triển trong từng giai đoạn của Nhà
nước, phải xuất phát từ những đòi hỏi của
cuộc sống để ban hành những chính sách
phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Các ưu đãi đề xuất cần phải được cân nhắc
kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban
hành, chính sách có thể triển khai thực
hiện được.
Trước mắt, cần tập trung xây dựng hệ
thống chính sách phù hợp cho các ngành
công nghiệp ưu tiên để có điều kiện phát
triển đột phá trong giai đoạn tới, làm tiền đề
cho những bước phát triển tiếp theo.
Ngoài ra, việc ban hành không kịp thời
các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành các chính sách mới, một trong
những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của
việc triển khai chính sách, cần phải được
khắc phục ngay
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động và một số khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 3
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Từ nhận thức đến hành động và một số khuyến nghị
Dương Đình Giám(*)
Tóm tắt: Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã
đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Bài viết làm rõ những hạn chế trong nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam thời gian qua, phân tích những hạn chế trong quá trình thực thi công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thể hiện ở các khía cạnh: lựa chọn bước đi, cơ cấu vùng và liên kết
vùng, cơ chế phát triển công nghiệp, Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp
cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các giai đoạn tiếp theo.
Từ khóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Phát triển công nghiệp, Chiến lược phát triển
Abstract: Over the past few years, while the process of industrialization and modernization
in Vietnam has achieved several major accomplishments, it also exposed many
restrictions. The paper clarifi es and analyses the perception limitations on the national
industrialization and modernization process, which have been articulated in regard to the
orientation, regional structures and links, mechanisms for industrial development, etc.
On that basis, a variety of solutions for industrialization and modernization for the next
stages has been nominated.
Keywords: Industrialization, Modernization; Industrial Development; Development
Strategy
I. Những hạn chế trong nhận thức về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa1
Nhận xét chung về quan điểm phát
triển công nghiệp của Việt Nam thời kỳ
1976 - 1985:
- Quan điểm xây dựng một nền công
nghiệp tự lập, tự cường dựa trên chủ
trương ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng là điểm xuyên suốt trong thời kỳ
này. Tuy nhiên, các nhân tố cần thiết để
(*) TS., Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; Email:
duongdinhgiam@gmail.com
có thể tự lực, tự cường lại thiếu hoặc chưa
xuất hiện, vì vậy trên thực tế, Việt Nam
có một nền công nghiệp dàn trải và thiếu
mũi nhọn.
- Tư tưởng tự lập và đóng cửa nền kinh
tế (nói đúng hơn là chỉ mở theo một hướng)
đã khiến các dòng chảy công nghệ và kỹ
thuật bị chặn lại, kết quả là công nghệ của
chúng ta lạc hậu tới nhiều thế hệ so với thế
giới. Cơ chế quản lý công nghiệp xa lạ với
các nguyên tắc của thị trường.
- Việc tổ chức hệ thống công nghiệp và
thương mại gần như biệt lập nhau càng làm
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.20184
cho công nghiệp thuần túy chỉ là cơ sở sản
xuất, không tự bán sản phẩm, vì vậy thiếu
yếu tố cạnh tranh.
Trong giai đoạn từ sau Đổi mới (1986)
đến nay, hai trong số ba khiếm khuyết được
chỉ ra ở trên đã từng bước được khắc phục
trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước trong phát triển kinh tế nói chung và
công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, quan
điểm “xây dựng một nền công nghiệp tự
lập, tự cường” hay xây dựng một nền
kinh tế độc lập tự chủ đã bị hiểu không
đúng bản chất dẫn đến những hậu quả xấu.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành
công nghiệp tự lập, tự cường có thể được
hiểu là ngành công nghiệp có năng lực
cạnh tranh cao, có khả năng thích ứng
cao, ít bị tổn thương với những biến động
của tình hình quốc tế và khu vực phức
tạp; trong bất cứ tình huống nào, ngành
công nghiệp cũng duy trì được các hoạt
động sản xuất, bảo đảm được các nhu cầu
thiết yếu của xã hội và phục vụ đắc lực
cho các mục tiêu an ninh, quốc phòng của
đất nước.
Việc hiểu không đúng bản chất của nền
công nghiệp tự lập, tự cường đã dẫn đến
xuất hiện những nhận thức lệch lạc, được
thể hiện ở những hình thái sau đây:
- Tâm lý dồn sức đầu tư cho phát triển
công nghiệp một cách thái quá đã dẫn tới
những sai lệch trong cách thu hút đầu tư và
phân bổ các nguồn lực. Nền kinh tế tiếp tục
có những đầu tư thiếu trọng tâm, mà đáng
ra phải tập trung trước hết cho nông nghiệp
và nông thôn, từ đó tạo sức bật cho công
nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến
và các lĩnh vực liên quan.
Đầu tư cho công nghiệp luôn cao gấp
khoảng 3 đến 6 lần đầu tư cho nông nghiệp,
cả đối với nguồn lực của Nhà nước và đầu
tư toàn xã hội (Bảng 1). Đầu tư nước ngoài,
tuy không có số liệu thống kê cụ thể, cũng
tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ.
Tâm lý dồn sức đầu tư cho công nghiệp
không chỉ thể hiện ở việc phân bổ nguồn
lực tài chính, mà còn ở các nguồn lực về đất
đai, lao động... Khoảng 20 năm gần đây, xu
hướng bùng nổ các khu, cụm công nghiệp
diễn ra trên phạm vi cả nước với quy mô
lớn đã dẫn đến tình trạng ở một số nơi
người nông dân bị mất đất sản xuất, không
còn kế sinh nhai.
%ҧQJ9ӕQÿҫXWѭFKRFiFQJjQKOƭQKYӵF
Ĉ˯n v͓: nghìn tͽ VNĈ
&iFFKӍWLrX
ĈҫXWѭ[mKӝL
1{QJQJKLӋS
&{QJQJKLӋS
;k\GӵQJ
'ӏFKYөNKiF
ĈҫXWѭQKjQѭӟF
1{QJQJKLӋS
&{QJQJKLӋS
;k\GӵQJ
'ӏFKYөNKiF
Ngu͛n:7әQJKӧSWӯ Niên giám th͙ng kê FiFQăP
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 5
- Sự mất cân đối trong đầu tư còn
được thể hiện ngay trong ngành công
nghiệp. Bảng 2 cho thấy, trước năm 2010,
cả một thời kỳ dài, trong cơ cấu đầu tư
từ các nguồn lực của Nhà nước, bên cạnh
việc tập trung đầu tư cho lĩnh vực năng
lượng - công nghiệp nền tảng (là hợp lý),
thì mức đầu tư cho lĩnh vực khai khoáng
luôn gần bằng mức đầu tư cho toàn bộ
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Những năm gần đây, tỷ lệ này đã được
điều chỉnh đáng kể. Vốn đầu tư nhỏ bé,
lại bị dàn trải cho khoảng 20 phân ngành
kinh tế, khiến cho công nghiệp chế biến,
chế tạo của Việt Nam thiếu đi những mũi
nhọn có thể đột phá.
- Xu hướng khép kín trong đầu tư, bao
gồm cả thượng nguồn và hạ nguồn, khiến
việc đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả (nóng
vội đối với một số lĩnh vực cần vốn và bí
quyết công nghệ cao, như thép hợp kim,
luyện kim màu, lọc hóa dầu, điện tử),
trong khi thượng nguồn của công nghiệp
chế biến (nguyên liệu từ nông, lâm, ngư
nghiệp) và các ngành dệt may, da giày,
dược liệu phù hợp với năng lực của nền
kinh tế lại bị bỏ ngỏ.
- Thêm vào đó, trong xu thế toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, cách tiếp cận
theo chuỗi giá trị của sản phẩm chưa được
các doanh nghiệp công nghiệp nắm vững
và vận dụng hiệu quả. Hầu hết các doanh
nghiệp đều không xác định được thế mạnh
của mình ở đoạn nào trong chuỗi giá trị sản
phẩm để tập trung đầu tư phát triển. Do
vậy, xu hướng đầu tư khép kín trong nội
bộ một doanh nghiệp, một ngành vẫn tiếp
tục tái diễn, khiến sản xuất tiếp tục bị manh
mún, hiệu quả thấp.
II. Những hạn chế trong quá trình thực thi
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Lựa chọn các bước đi chưa phù hợp
a. Về chủ trương công nghiệp hóa nhanh
Sau Đại hội VII (giai đoạn 1991-1995),
là giai đoạn sau khi đã thu được những
thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh
vực nông nghiệp, những khó khăn cơ bản
của nền kinh tế bước đầu được khắc phục,
thì tâm lý nóng vội, muốn đẩy nhanh công
nghiệp hóa lại tiếp tục xuất hiện. Ngay
từ Đại hội VIII (1996), Việt Nam đã chủ
trương đến năm 2020, mục tiêu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất
nước thành một nước công nghiệp có cơ sở
%ҧQJ9ӕQÿҫXWѭFKRF{QJQJKLӋS
Ĉ˯n v͓: nghìn tͽ VNĈ
&iFFKӍWLrX
ĈҫXWѭWRjQ[mKӝL
.KDLNKRiQJ
&KӃELӃQFKӃWҥR
6ҧQ[XҩWYjSKkQSKӕLÿLӋQNKtÿӕW«
&XQJFҩSQѭӟF[ӱOêUiF«
ĈҫXWѭQKjQѭӟF
.KDLNKRiQJ
&KӃELӃQFKӃWҥR
6ҧQ[XҩWYjSKkQSKӕLÿLӋQNKtÿӕW«
&XQJFҩSQѭӟF[ӱOêUiF«
Ngu͛n:7әQJKӧSWӯ Niên giám th͙ng kê FiFQăP
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.20186
vật chất - kỹ thuật hiện đại. Điều này liên
tục được nhắc đến ở các kỳ Đại hội sau,
thậm chí, từ Đại hội IX (2001), nội dung
này được đưa lên thành mục tiêu “tạo nền
tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại...”, trong khi những tiêu chí cơ bản của
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
(về mặt lý luận) vẫn chưa được xác định rõ.
Còn về thực tiễn, đối chiếu với những chỉ
tiêu đạt được trong giai đoạn đó và các năm
tiếp theo, so với các tiêu chí của một nước
công nghiệp hóa do các nhà nghiên cứu
trong nước hay thế giới xác định, thì nhiều
chỉ tiêu còn cách khá xa so với yêu cầu. Nếu
căn cứ vào các tiêu chí công nghiệp hóa của
thế giới, thì năm 2020 Việt Nam khó lòng
đạt được, đặc biệt là các chỉ tiêu về thu nhập
bình quân đầu người và tỷ lệ lao động nông
nghiệp trên tổng số lao động.
Theo chúng tôi, việc đặt ra các tiêu
chí công nghiệp hóa riêng cho Việt Nam là
không cần thiết, vì việc xác định một quốc
gia đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa
hay chưa là sự nhìn nhận của quốc tế, chứ
không phải là Việt Nam tự đánh giá mình
dưới một góc nhìn khác so với thông lệ.
b. Về lựa chọn chiến lược công nghiệp
hóa
Cho đến cuối những năm 1990 Việt
Nam mới chuyển mạnh sang định hướng
xuất khẩu. Nhưng do nền kinh tế có điểm
xuất phát thấp (ảnh hưởng của chiến tranh
và cả những yếu kém trong quản lý kinh tế),
nên khi đó Việt Nam mới cơ bản đáp ứng
được các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống
của người dân. Chính việc thay đổi định
hướng chiến lược công nghiệp hóa quá
nhanh, tập trung nhiều cho xuất khẩu (chủ
yếu là xuất khẩu khoáng sản và nông sản giá
rẻ, khiến tài nguyên đất nước cạn kiệt dần)
mà ít chú trọng tới thị trường trong nước,
nên thị trường trong nước bị hàng nhập khẩu
chiếm lĩnh ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các
sản phẩm công nghiệp tiêu dùng đại trà, như
may mặc, giày dép, hàng công nghệ phẩm,
thực phẩm chế biến,... kể cả nông sản - vốn
là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.
Một bất cập khác là sự tách rời, biệt lập
giữa các hoạt động công nghiệp và thương
mại. Nó không chỉ gây nên những ách tắc
hay tổn thất trong tiêu thụ sản phẩm (ở cả thị
trường trong nước và xuất khẩu) và tầm ảnh
hưởng của nó không chỉ ở quy mô doanh
nghiệp hay từng lĩnh vực sản xuất; mà ở
mức độ cao hơn, nó còn gây ra những tổn
thất ở tầm quốc gia. Trong khi các cơ quan
quản lý nhà nước về thương mại phải vất vả
đàm phán để ký kết các hiệp định thương
mại song phương và đa phương, tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình
hội nhập, thì hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất lại thờ ơ, chưa chủ động chuẩn bị cho
hội nhập (cả về nhân lực, năng lực quản lý
và các nguồn lực tài chính, công nghệ),
nên khi các thỏa thuận thương mại có hiệu
lực, nhiều lĩnh vực sản xuất trong nước đã
bị chèn ép, không có điều kiện vươn lên.
c. Về lựa chọn ngành công nghiệp
ưu tiên
Năm 2007, nhằ m tậ p trung nguồ n lự c
cho phá t triể n công nghiệ p, Chí nh phủ đã
ban hà nh Quyế t đị nh số 55/2007/QĐ-TTg
phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp
ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai
đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và
một số chính sách khuyến khích phát triể n.
Ba ngà nh đượ c xá c đị nh là công nghiệ p
mũ i nhọ n gồ m: cơ khí chế tạ o (ô tô, đóng
tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ
điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công
nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới
(năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công
nghiệp phần mềm, nội dung số). Bảy ngành
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 7
công nghiệp ưu tiên là: dệt may, da giày,
nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác
chế biến bauxite nhôm, thép, hóa chất.
Tuy nhiên, các cơ chế , chí nh sá ch hỗ
trợ cá c ngành công nghiệp nói trên chủ
yế u còn chung chung, đã bố trí đủ nhu
cầu về đất khi đầu tư, được hỗ trợ xúc tiến
thương mại nhưng không có nhữ ng cơ
chế cụ thể , đặc thù cho các lĩnh vực này,
nên các chính sách nà y không có tá c độ ng
mang tí nh độ t phá đế n sự phá t triể n, tăng
trưở ng củ a cá c ngà nh ưu tiên, mũ i nhọ n.
Bên cạnh đó, khái niệm công nghiệp ưu
tiên và công nghiệp mũi nhọn cũng như
các chính sách ưu đãi phù hợp cũng còn
gây nhiều tranh cãi.
Trong một thời gian dài (khoảng 25
năm, từ 1971 đến 2007), Việt Nam chưa xác
định được những trọng tâm phát triển công
nghiệp cho từng giai đoạn. Chủ trương “ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý” (đưa ra tại Hội nghị Trung ương 19
khóa III, tháng 1/1971) là đúng đắn, song
như thế nào là hợp lý thì lại không được xác
định rõ; đó là chưa kể xu hướng một số lĩnh
vực công nghiệp nặng lại đi quá xa, chệch
với phương châm “trên cơ sở phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Chính vì
vậy, các đầu tư cho phát triển công nghiệp
bị dàn trải, phân tán và kém hiệu quả; kể cả
mục tiêu thu hút đầu tư cũng như sử dụng
các nguồn lực của quốc gia.
Vốn đầu tư toàn xã hội cho công
nghiệp chế biến, chế tạo là một trọng tâm
và tăng theo các năm (luôn gấp đôi hoặc
gấp ba trong những năm gần đây). Tuy
nhiên, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
lại có xu hướng tập trung cao độ cho công
nghiệp khai khoáng và sản xuất, phân phối
điện, khí đốt. Các lĩnh vực công nghiệp
nặng được coi là nền tảng, như cơ khí, hóa
chất ít được quan tâm.
Vì vậy, tỷ trọng các phân ngành trong
lĩnh vực chế biến, chế tạo đều gần tương tự
nhau, chỉ chiếm 4-5%. Điều đó cho thấy,
phát triển còn dàn trải, chưa xác định được
lĩnh vực cần ưu tiên; hoặc đã xác định được
nhưng lại chưa thực sự có cơ chế, chính
sách phù hợp.
2. Cơ cấu vùng và liên kết vùng còn
nhiều bất cập
Giai đoạn 2001-2010, phân bố không
gian công nghiệp đã bước đầu được hình
thành theo hướng khai thác lợi thế về vị trí
địa lý, tiềm năng của các địa phương. Tuy
nhiên, không gian phát triển công nghiệp
giai đoạn này được hình thành một cách tự
nhiên theo thế mạnh của các địa phương,
chưa có sự phân bố hợp lý trên toàn quốc.
Lợi thế của từng vùng đã được xác định.
Nhìn vào tổng thể, việc phân bố không gian
tương đối hợp lý giữa các vùng. Tuy nhiên,
phát triển công nghiệp ngay trong nội bộ
các vùng còn nhiều bất cập. Tình trạng đầu
tư chồng chéo thường diễn ra, đặc biệt có
những ngành được đầu tư ở cả những khu
vực không có lợi thế. Đầu tư và kêu gọi đầu
tư thiếu đồng bộ, gắn kết ngay trong nội bộ
vùng. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, sản
xuất công nghiệp vẫn đạt được một số kết
quả nhất định, nhưng hiệu quả chưa được
như mong muốn. Nếu tình trạng phân bố
không gian bất hợp lý còn tiếp tục xảy ra thì
chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát
triển công nghiệp giai đoạn tiếp theo.
3. Một số cơ chế, chính sách cho phát
triển công nghiệp (phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa) còn chưa hợp lý
* Về cơ chế quản lý nhà nước về công
nghiệp
Công tác quản lý công nghiệp là khối
thống nhất, nhưng do quy mô và sở hữu của
các doanh nghiệp khác nhau, nên được phân
cấp quản lý theo trung ương và địa phương.
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.20188
Theo nguyên tắc, các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn địa phương nào thì phải báo
cáo với địa phương đó, mặc dù có thể do
Trung ương quản lý. Tuy vậy, trên thực tế,
nhiều doanh nghiệp nhà nước ở cấp trung
ương và doanh nghiệp FDI không nghiêm
túc thực hiện báo cáo với cơ quan quản lý
ở địa phương, nên địa phương khó tổng
hợp và nắm bắt được toàn bộ ngành công
nghiệp trên địa bàn. Ở cấp trung ương, cũng
có nhiều bất cập do phân công quản lý công
nghiệp cho nhiều bộ, ngành khác nhau, đặc
biệt có sự chồng chéo trong quản lý một
số phân ngành, nên Bộ Công thương là cơ
quan quản lý công nghiệp chung cũng khó
có thể nắm bắt được cụ thể tình hình phát
triển công nghiệp cả nước. Ví dụ, sản xuất
vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng quản
lý; sản xuất các phương tiện vận tải do Bộ
Giao thông Vận tải quản lý...; trong khi chủ
trương bỏ chế độ bộ chủ quản đã được đặt
ra từ lâu, nhưng vẫn chưa thực hiện được.
Hạn chế lớn nhất trong quản lý công
nghiệp theo địa bàn lãnh thổ là sự phá vỡ
các quy hoạch chuyên ngành. Trong cơ chế
thị trường và xu thế hội nhập, các quy hoạch
chỉ mang tính định hướng và cần được
định kỳ điều chỉnh, tuy nhiên, hiện tượng
thường xuyên vi phạm, đầu tư phá vỡ quy
hoạch tại các địa phương mà không có ý
kiến thẩm định của các bộ chuyên ngành là
nguyên nhân chính gây nên những mất cân
đối nghiêm trọng về cung cầu sản phẩm, về
cung ứng nguồn nhân lực, phá vỡ sự liên
kết giữa các vùng và các địa phương, dẫn
đến những hệ lụy về môi trường như thời
gian vừa qua.
Nhìn chung, sự phối hợp trong quản lý
giữa Trung ương và địa phương, giữa các
bộ, ngành thời gian gần đây đã có sự cải
thiện thông qua các hội nghị giao ban vùng,
các cuộc họp giữa các bộ, ngành và bộ quản
lý ngành với các địa phương; nhưng hiệu
quả phối hợp còn hạn chế.
* Về chí nh sá ch phá t triể n cá c vù ng
kinh tế trọ ng điể m
Nhận thức được vai trò và tầm quan
trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành một số văn
bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực này.
Tuy nhiên, quy mô của các vùng kinh tế
trọng điểm đã được mở rộng một cách thái
quá, nếu không muốn nói là thiếu cơ sở,
làm giảm vai trò động lực, lan tỏa của các
địa phương trong vùng. Ngoài ra, đối với
các vùng kinh tế, mặ c dù mụ c tiêu đặ t ra
nhằ m phá t huy thế mạ nh củ a toà n vù ng,
nhưng trên thự c tế , cá c tỉ nh trong vù ng
thườ ng cạ nh tranh vớ i nhau trong thu hú t
đầ u tư, lự a chọ n phá t triể n ngà nh ưu tiên,
mũ i nhọ n củ a tỉ nh/thà nh phố mà không có
sự hợ p tá c, phân chia theo thế mạ nh, năng
lự c củ a từ ng đị a phương. Bên cạ nh đó , sự
phát triển của các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế ở Việt Nam còn nhiều tồn
tại, hệ thống các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế còn thiếu sự liên kết theo
vùng lãnh thổ, chưa thực hiện được những
chiến lược, định hướng lớn của Chính phủ,
dẫn đến hạn chế trong khai thác các lợi thế,
tiềm năng, đặc thù của mỗi vùng, miền.
Hơn nữa, chất lượng quy hoạ ch xây dự ng
các khu công nghiệp, khu kinh tế còn hạn
chế, phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng
đến tiến độ đầu tư xây dựng.
4. Kết quả của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn còn hạn chế
Thành tựu nổi bật nhất về kinh tế trong
giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa
là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong
việc thực hiện các mục tiêu của ba chương
trình kinh tế (lương thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu).
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 9
Tư duy đổi mới đã xuất hiện trước
trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có
Chỉ thị 100 (tháng 10/1981) của Ban Bí thư
Trung ương Ðảng về khoán sản phẩm trong
nông nghiệp; tiếp theo là Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị (năm 1988). Các quyết sách
này đã thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản
xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đem
lại niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông
thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng
triệu nông dân.
Năm 2008, trên cơ sở kết quả hơn 20
năm đổi mới và phân tích thực trạng nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị
Trung ương 7 khóa X đã thông qua Nghị
quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn” với quan điểm, mục tiêu, giải pháp
đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong giai đoạn mới.
Nghiên cứu quan điểm của Đảng trong
phát triển kinh tế qua các kỳ Đại hội Đảng,
có thể thấy, ngay từ những năm đầu của
quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng tới
phát triển nông nghiệp, bên cạnh việc phát
triển công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp
nặng và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, có
một thời gian khá dài, do không chú ý đầy
đủ vào phát triển nông nghiệp (cả trong
lý luận và thực tiễn; với tư duy nóng vội,
muốn tập trung phát triển công nghiệp
nhanh chóng) nên từ những yếu kém về
quản lý và những khó khăn do thiên tai,
dịch bệnh, nền nông nghiệp của Việt Nam
đã gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn tiếp theo
đó, mặc dù Việt Nam có các chính sách
phù hợp trong nông nghiệp nên năng suất
lao động trong nông nghiệp đã có bước
tiến vượt bậc (thể hiện ở sản lượng sản
xuất và xuất khẩu), nhưng những tiến bộ
về chất trong nông nghiệp (bao gồm chất
lượng sản phẩm nguyên liệu, sản phẩm
chế biến) đạt được không nhiều. Sau khi
ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, các nội dung của công nghiệp hóa
nông nghiệp, nông thôn được quan tâm
hơn, nhưng dường như cũng mới chỉ có hai
vế là nông dân và nông thôn có những đổi
mới nhờ chương trình nông thôn mới, còn
công nghiệp hóa trong nông nghiệp dường
như không có nhiều thay đổi. Đặc biệt, mối
quan hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị
các sản phẩm nông nghiệp chế biến, bao
gồm sản xuất nông nghiệp, thu mua, chế
biến, phân phối đã không được thực hiện
tốt, làm giảm giá trị gia tăng của các sản
phẩm nông nghiệp. Và đối tượng chịu thiệt
thòi nhiều nhất vẫn luôn là người nông dân.
Tác động của công nghiệp hóa đến sản
xuất nông nghiệp được thể hiện qua việc
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của các sản phẩm nông nghiệp. Thời gian
qua, đặc biệt là những năm gần đây, năng
lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam đã từng bước được nâng lên. Tuy
nhiên, so với tiềm năng to lớn của nông
nghiệp Việt Nam thì năng lực cạnh tranh
của các sản phẩm nông nghiệp chế biến của
Việt Nam hiện còn khá thấp.
III. Các điều kiện cho tăng trưởng công
nghiệp còn hạn chế
Việc chuẩn bị các điều kiện cho tăng
trưởng công nghiệp trong dài hạn đã không
được tiến hành một cách bài bản và căn cơ
khiến công nghiệp Việt Nam khó thoát khỏi
tình trạng nhỏ bé, manh mún và lạc hậu. Cụ
thể là:
1. Về lực lượng doanh nghiệp
* Quy mô của doanh nghiệp ngày
càng nhỏ
Mặc dù số lượng doanh nghiệp đang
hoạt động trong toàn nền kinh tế có tăng (từ
149 nghìn năm 2007 lên khoảng 436 nghìn
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201810
năm 2015), nhưng quy mô doanh nghiệp có
xu hướng nhỏ lại. Theo khảo sát của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), năm 2007, doanh nghiệp siêu nhỏ
chiếm tỷ trọng 61,4% thì đến năm 2012
đã tăng lên 66,8% (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, 2013).
Nếu tính theo các tiêu chí về lao động
và vốn, thì số doanh nghiệp có quy mô
siêu nhỏ về lao động (dưới 11 lao động) đã
tăng từ 66,77% (2012) lên 71,5% (2014);
quy mô trung bình về lao động của doanh
nghiệp đã giảm từ 49 lao động (năm 2007)
xuống còn 29 lao động (2014). Sự suy giảm
này là do số lượng doanh nghiệp thành lập
mới tăng mạnh, nhưng số lao động mới
tăng không nhiều. Điều này cho thấy, nguy
cơ Việt Nam thiếu các doanh nghiệp quy
mô trung bình là hiện hữu.
Quy mô vốn của doanh nghiệp ngoài
nhà nước có được cải thiện, tăng từ 13 tỷ
đồng (2007) lên 27 tỷ đồng (2015), nhưng
so với khu vực nhà nước và FDI thì bé nhỏ
hơn nhiều (năm 2015, quy mô vốn trung
bình của các doanh nghiệp nhà nước là
2.666 tỷ đồng; các doanh nghiệp FDI đã
tăng từ 172 tỷ đồng lên 372 tỷ đồng).
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp
năm 2015 của VCCI, số doanh nghiệp có
quy mô vốn nhỏ đã tăng từ 77,07% (năm
2012) lên 83,04% (2014) (Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, 2015). Điều
đó cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam ngày càng giảm sút.
Khu vực ngoài nhà nước cũng có một
số doanh nghiệp lớn, nhưng hầu như lớn
lên là nhờ vào quá trình đầu tư và đầu cơ
tài sản, thay vì phát triển sản xuất; rõ rệt
nhất là trong ngành bất động sản. Việt Nam
không có tỷ phú công nghiệp.
* Sự phát triển không bền vững của các
doanh nghiệp tư nhân nội địa
Trong 3 năm (2012-2014), số lượng
doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt
động tăng lên, năm 2010 là 47 nghìn doanh
nghiệp, năm 2013 là 61 nghìn, nửa đầu năm
2014 là 34 nghìn. Nguyên nhân ẩn phía sau
những con số này một phần là do kinh tế
trong và ngoài nước chưa phục hồi, nhưng
phần lớn là do không tìm được thị trường
và tiếp cận vốn vay, chi phí đầu vào tăng
cao. Trong 2 năm 2015 và 2016, nhờ những
đổi mới trong các chính sách phát triển, số
lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay
lại hoạt động tăng nhanh (năm 2015 là hơn
94.700 doanh nghiệp; năm 2016 là hơn
136.780 doanh nghiệp).
Tuy nhiên, gần 95% doanh nghiệp
Việt Nam thuộc nhóm doanh nghiệp vừa
và nhỏ (thực chất là doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ), và chỉ có khoảng 15% trong số
này có thể tiếp cận tín dụng chính thức. Các
doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng
tìm nguồn tín dụng phi chính thức hơn là từ
ngân hàng do những ràng buộc về tài sản
thế chấp.
2. Về hệ thống hạ tầng công nghiệp
Tính đến hết tháng 3/2017, cả nước
có 325 khu công nghiệp được thành lập
với tổng diện tích đất tự nhiên là 94,9
nghìn ha, trong đó diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha,
chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong số 325 khu công nghiệp
này, 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích đất tự nhiên là
60,9 nghìn ha, 105 khu công nghiệp đang
trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện
tích đất tự nhiên là 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp
đầy các khu công nghiệp đạt 51,5%, riêng
các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động,
tỷ lệ lấp đầy đạt 73% (Vụ Quản lý các
khu kinh tế, 2017).
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 11
Do tư duy xây dựng và phê duyệt quy
hoạch chỉ ở phạm vi địa phương (không có
tầm nhìn vùng và liên vùng), nên có tình
trạng chồng chéo lãng phí nguồn lực và
cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các
khu, cụm công nghiệp; thường xuyên xảy
ra tình trạng các địa phương liền kề có các
khu, cụm công nghiệp giống nhau làm cho
tỷ lệ lấp đầy thấp.
Ngoài ra, do thiếu tầm nhìn về phát triển
bền vững (chủ yếu chạy theo số lượng dự
án để lấp đầy các khu, cụm công nghiệp),
các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch
và thu hút đầu tư song hầu hết trong số đó
là các khu, cụm công nghiệp phức hợp (đa
ngành nghề) nên rất khó cho việc phát triển
các cụm liên kết ngành và phát triển theo
mô hình sinh thái (đầu ra của doanh nghiệp
này, thậm chí cả phế thải, là đầu vào của
doanh nghiệp khác...).
Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật không hoàn
chỉnh khiến việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật
cho các doanh nghiệp trong mỗi khu không
thuận tiện, ảnh hưởng đến chi phí vận hành
doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các cơ quan quản
lý môi trường, các khu, cụm công nghiệp
được thành lập trước năm 2012 do nhiều
nguyên nhân khác nhau (thiếu vốn, không
ràng buộc được các doanh nghiệp xả thải,
nhận thức hạn chế,...) nên chỉ có 26% có hệ
thống xử lý nước thải được hoạt động. Hiện
trạng này đến nay vẫn rất khó khắc phục.
Theo một khảo sát đối với 35 tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, tổng lượng chất
thải nguy hại phát sinh khoảng 984.000 tấn/
năm. Trong khi đó, năng lực xử lý của các
cơ sở đã được cấp phép chỉ đáp ứng được
khoảng 14-15% nhu cầu (Theo: Hiệp hội
Công nghiệp môi trường Việt Nam, 2015).
Tình hình này cho đến nay cũng chưa có
nhiều chuyển biến tích cực.
3. Về năng lực công nghệ
Theo Báo cáo “Tình hình phát triển ứng
dụng khoa học công nghệ trong sản xuất
kinh doanh” của Bộ Khoa học và Công nghệ
(tháng 4/2014), trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp ngành công nghiệp nước ta
hiện nay đang lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ
công nghệ so với các nước trong khu vực. Có
tới 80 - 90% là công nghệ ngoại nhập; trong
đó 76% thuộc thế hệ 1960-1970, 75% số thiết
bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang; thiết
bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38%, lạc
hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu
vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiết bị lạc
hậu và rất lạc hậu chiếm tới 75%. Bên cạnh
đó, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công
nghệ còn hạn chế do thiếu lựa chọn công nghệ
tối ưu, trình độ công nghệ không phù hợp và
đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về
bí quyết công nghệ (kn ow-how) còn rất thấp.
Do đó, khả năng vận hành, thích nghi hóa và
làm chủ thiết bị công nghệ mới còn nhiều hạn
chế; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa
70-80% công suất. Việc đầu tư đổi mới công
nghệ chủ yếu được thực hiện ở các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tới
trên 90,6% tổng số vốn đầu tư). Ở các doanh
nghiệp nhà nước, vốn dành cho đổi mới công
nghệ cũng chỉ chiếm 8,7%. Khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước chỉ dành 0,67% trong
tổng vốn đầu tư để đầu tư cho khoa học công
nghệ. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi
mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ
khoảng 0,2-0,3% doanh thu; trong khi ở Ấn
Độ là 5% và Hàn Quốc là 10%.
Tình trạng này đang hạn chế năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền
kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
4. Về chất lượng nguồn nhân lực
Đến quý IV/2017, lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đạt
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201812
55,1 triệu người, trong đó hơn 11,6 triệu lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (bao
gồm cả đào tạo chuyên nghiệp và nghề từ 3
tháng trở lên) (Tổng cục Thống kê, 2017).
Còn theo con số thống kê quý I/2016, trong
tổng số hơn 54,4 triệu người từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc của cả nước, chỉ có hơn
11,3 triệu người đã được đào tạo (chiếm
20,89%), Riêng trong khu vực công nghiệp,
theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016),
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc trong
các ngành: khai khoáng; chế biến, chế tạo;
sản xuất và phân phối điện, khí đốt; cung
cấp nước và quản lý, xử lý rác thải, nước thải
lần lượt là: 50,4%; 18,5%; 78,7%; 43,4%.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của ngành
chế biến, chế tạo rất thấp (18,5%) có thể
là một trong các nguyên nhân chính khiến
sản phẩm công nghiệp chủ yếu là gia công.
Nhìn chung, trình độ lao động công nghiệp
vẫn ở mức thấp và tỷ lệ phân bố trình độ đào
tạo mất cân đối. Tỷ lệ trung cấp quá thấp
so với đại học và cao đẳng. Công nhân kỹ
thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật bậc cao
chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đa số công
nhân chỉ được đào tạo ngắn hạn, hướng dẫn
công việc ngay tại xưởng sản xuất.
Kết quả của một số cuộc khảo sát,
nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài
nước cùng cho chung kết quả: Hầu hết các
doanh nghiệp được khảo sát đều không hài
lòng với chất lượng giáo dục và kỹ năng
của nhân viên, đặc biệt là kỹ sư và kỹ thuật
viên. Không chỉ thiếu về kiến thức chuyên
môn, các lao động Việt Nam còn yếu về kỹ
năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và giao
tiếp. Với thực trạng như vậy, lợi thế về chi
phí nhân công thấp tại Việt Nam đang dần
mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài.
Theo Báo cáo thường niên Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2015 của VCCI, hiệu
quả sử dụng lao động (mối tương quan giữa
doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập
của người lao động) trong giai đoạn 2007-
2012 đã suy giảm đáng kể (từ 17,4 lần
xuống còn 14,9 lần và tăng lên 15,4 lần vào
năm 2014). Đặc biệt, hiệu suất sử dụng lao
động đã giảm mạnh vào năm 2012 (-11%),
chủ yếu do doanh thu bình quân trên 1 lao
động chỉ tăng 2,65%, nhưng số tiền phải trả
cho người lao động vẫn tăng với tốc độ cao
hơn nhiều (15,3%). Đây là một sức ép lớn
đối với các doanh nghiệp trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh.
IV. Đề xuất hệ thống giải pháp
1. Đổi mới nhận thức về quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; điều chỉnh trọng
tâm đầu tư phù hợp với lợi thế so sánh của
nền kinh tế
Công nghiệp hóa là một quá trình biến
đổi về chất của nền kinh tế, hay nói rộng
hơn là của cả nền kinh tế, xã hội và nền văn
minh. Với nguồn lực và kinh nghiệm hiện
tại, Việt Nam dù có đi tắt đón đầu thì quá
trình công nghiệp hóa cũng vẫn phải cần
thời gian để tích lũy đủ lượng, từ đó biến
đổi thành chất, làm nền tảng cho việc thực
hiện quá trình công nghiệp hóa, tiền đề cho
quá trình hiện đại hóa tiếp theo.
Bước khởi đầu là phát triển nông
nghiệp, từ đó tạo cơ sở để phát triển công
nghiệp (cung cấp nguồn nguyên liệu chất
lượng cao, ổn định cho công nghiệp chế
biến; từ chỗ có sản phẩm nông nghiệp chế
biến xuất khẩu, quay trở lại hỗ trợ công
nghiệp phát triển; công nghiệp lấy tiêu chí
phục vụ nông nghiệp làm phương châm
chủ đạo trong hoạt động sẽ có thị trường
đầu ra). Các hoạt động tương hỗ này đã tạo
điều kiện cho cả nông nghiệp và một số
lĩnh vực công nghiệp liên quan phát triển,
để có tích lũy ban đầu cho quá trình công
nghiệp hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa... 13
Các sai lầm trong việc tập trung đầu tư
thái quá cho công nghiệp mà bỏ quên nông
nghiệp (thậm chí chèn ép nông nghiệp, do
nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chiếm
giữ, bỏ hoang) cần phải được khắc phục
ngay. Ưu tiên đầu tư để phát triển một
nền nông nghiệp sạch, chất lượng cao; tạo
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến ở tất cả các khâu trồng trọt và chăn
nuôi với một số loại cây, con cụ thể (tránh
dàn trải).
2. Lựa chọn bước đi và giải pháp phù
hợp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
* Gắn quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với sự nghiệp phát triển nông
nghiệp và nông thôn
Để góp phần đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, cần gắn sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực công nghiệp với sự phát triển của
nông nghiệp và nông thôn, thông qua chế
biến các loại nông sản và các hoạt động hỗ
trợ khác.
Xuất phát từ nguồn lực và trình độ phát
triển của đất nước trong giai đoạn hiện tại
cho thấy, việc chọn cách tiếp cận phát triển
các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến
gắn với một nền nông nghiệp công nghệ
cao; công nghiệp trực tiếp hỗ trợ cho hoạt
động nông nghiệp đạt được hiệu quả cao,
là một hướng đi cần được xem xét nghiêm
túc. Các ngành, lĩnh vực được lựa chọn ưu
tiên là: Nhóm ngành chế tạo, nhóm ngành
chế biến, nhóm ngành hỗ trợ.
* Mục tiêu đến năm 2025
Trên cơ sở định hướng một số ngành,
lĩnh vực ưu tiên nói trên, mục tiêu của công
nghiệp Việt Nam được xác định cho giai
đoạn tới là:
- Công nghiệp Việt Nam phát triển với
cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có
khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội
nhập, có trình độ công nghệ tiên tiến ở một
số chuyên ngành, lĩnh vực và có khả năng
đáp ứng về cơ bản các yêu cầu của nền kinh
tế về tiêu dùng và xuất khẩu.
- Trở thành nước cung cấp các sản
phẩm nông sản và nông sản chế biến chất
lượng cao với một số thương hiệu mạnh,
tầm cỡ khu vực và thế giới.
- Phát triển các ngành công nghiệp hỗ
trợ và liên quan, đáp ứng các yêu cầu phát
triển một nền nông nghiệp sạch, chất lượng
cao và các sản phẩm nông sản chế biến
hoàn hảo.
* Giải pháp phát triển cho các ngành,
lĩnh vực được lựa chọn
- Đổi mới, hiện đại hóa các quy trình
công nghệ, thực hiện ở cả hai khâu: sản
xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm.
- Phát triển đồng bộ các ngành công
nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.
- Hoàn thiện và phát triển các chuỗi giá
trị trong công nghiệp chế biến.
3. Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo
vùng và tạo dựng các liên kết vùng
- Trong công tác quy hoạch, cần có cách
tiếp cận mới về phân vùng phát triển công
nghiệp, theo đó, hệ thống công nghiệp nên
được chia làm 2 vùng: vùng công nghiệp
lõi và vùng công nghiệp đệm.
- Tăng cường sự liên kết giữa các địa
phương trong vùng kinh tế.
- Xây dựng lại/điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển công nghiệp theo các
vùng dựa trên nguồn lực, định hướng, tiềm
năng và kinh nghiệm phát triển vùng (theo
sự phân công nói trên), đồng thời có xét
đến sự quan tâm của các luồng đầu tư nước
ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản, Hàn Quốc và
Hoa Kỳ trong những năm tới.
- Có chính sách khuyến khích hình
thành các cụm liên kết ngành (cluster) theo
Thông tin Khoa học xã hội, số 6.201814
các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, đặc
biệt tại các vùng công nghiệp lõi và công
nghiệp đệm, nơi có các doanh nghiệp đi
đầu cũng như hệ thống doanh nghiệp vệ
tinh tương đối phát triển. Trong đó, vai trò
chủ chốt phát triển cụm thuộc về cơ quan
quản lý, xúc tiến phát triển công nghiệp,
thương mại và đầu tư, với sự hỗ trợ mạnh
mẽ của các trường đại học, viện nghiên cứu
và hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính và
phi tài chính.
4. Tạo lập một hệ thống chính sách
đồng bộ và hiệu quả
Đổi mới thể chế kinh tế, tạo lập một
hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả
đang là đòi hỏi bức thiết cho sự phát triển
của cả nền kinh tế, chứ không phải chỉ
riêng cho các lĩnh vực liên quan tới ngành
công nghiệp.
Trong thời gian tới cần đổi mới tư duy
khi xây dựng chính sách, thay vì chủ quan
tư duy theo hướng cũ là “đưa chính sách
vào cuộc sống” (chính sách được soạn thảo
và ban hành theo ý chủ quan của các cơ
quan quản lý), thì bây giờ phải làm ngược
lại, là “đưa cuộc sống vào chính sách”, tức
là, trên cơ sở các định hướng và mục tiêu
phát triển trong từng giai đoạn của Nhà
nước, phải xuất phát từ những đòi hỏi của
cuộc sống để ban hành những chính sách
phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Các ưu đãi đề xuất cần phải được cân nhắc
kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban
hành, chính sách có thể triển khai thực
hiện được.
Trước mắt, cần tập trung xây dựng hệ
thống chính sách phù hợp cho các ngành
công nghiệp ưu tiên để có điều kiện phát
triển đột phá trong giai đoạn tới, làm tiền đề
cho những bước phát triển tiếp theo.
Ngoài ra, việc ban hành không kịp thời
các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn thi hành các chính sách mới, một trong
những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của
việc triển khai chính sách, cần phải được
khắc phục ngay
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014),
Báo cáo Tình hình phát triển ứng dụng
khoa học công nghệ trong sản xuất
kinh doanh.
2. Đả ng Cộ ng sả n Việ t Nam, Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc các khóa III,
IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến
lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020, ngày 06/2/2011.
4. Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt
Nam (2015), Đề tài “Đánh giá hiện
trạng và xây dựng định hướng ưu tiên
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng
công nghệ phục vụ phát triển ngành
công nghiệp môi trường giai đoạn
2016 - 2020”.
5. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê
các năm 2000, 2005, 2010, 2014, 2016.
6. Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Báo cáo thường niên Doanh
nghiệp Việt Nam các năm 2013, 2015.
7. Viện Kinh tế Việt Nam (2015), Kỷ yếu
Hội thảo 30 năm kinh tế Việt Nam, Hà
Nội, 11/2015.
8. Tổ ng cụ c Thố ng kê (2016), Bá o cá o
Điề u tra lao độ ng và việ c là m Việ t Nam
quý I năm 2016.
9. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo
Điều tra lao động việc làm quý IV
năm 2017.
10. Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (2017), Báo cáo tình hình thành
lập và phát triển KCN, KKT quý I năm
2017,
bai.aspx?idTin=36952&idcm=207
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_viet_nam_tu_nhan_thuc_den_han.pdf