Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc - một số kinh nghiệm với Việt NamMỤC LỤC
Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980.
1.Chiến lược CNH.
2.Thực trạng nền kinh tế.
2.1.Thành tựu.
2.2.Hạn chế.
Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp.
1.Nội dung của chiến lược CNH hỗn hợp.
2.Quá trình thực hiện.
2.1.Phát triển công nghệ.
2.2.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của những ngành CNcó kỹ thuật cao.
2.3.Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ.
2.4.Tự do hóa có điều tiết.
3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990.
3.1.Khủng hoảng mô hình công nghiệp hóa.
3.2.Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập.
3.3.Sự suy thoái môi trường sinh thái.
3.4.Quá trình CNH của Hàn Quốc gắn liền với mức tiết kiệm thấp và nợ nước ngoài cao.
Phần III:Một số kinh nghiệm với Việt Nam.
1.Hàn Quốc-Việt Nam những nét tương đồng.
2.Một số kinh nghiệm từ chiến lược CNH của Hàn Quốc với Việt Nam.
2.1.Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh hoặc có cơ hội phát triển.
2.2.Sử dụng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là XK làm đòn bẩy cho quá trình CNH.
2.3.Vai trò của chính phủ.
2.4.Kinh nghiệm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chính sách khoa học công nghệ.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc - Một số kinh nghiệm với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường thế giới hoặc là những sản phẩm thực sự cần thiết cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn nhập từ bên ngoài. Trường hợp ngược lại đối với những sản phẩm mà các hãng trong nước có đủ khả năng đáp ứng được với chi phí thấp hơn so với nhập từ bên ngoài vào thì chính phủ kiên quyết đóng chặt cánh cửa biên giới, nhằm dành thị trường trong nước cho sản xuất bản địa. Chiến lược CNH hỗn hợp của chính phủ Hàn Quốc kể từ đầu thập kỷ 80 đã cho phép khắc phục những nhược điểm của quá trình CNH hướng về XK một cách thuần túy. Đó là, việc xuất khẩu hàng nguyên vật liệu công nghiệp thường không có nhu cầu cao trên thế giới và giá hàng đó thấp, tăng ít hơn giá hàng công nghiệp chế tạo do đó tốc độ tăng trưởng của khu vực này không cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa. sự phát triển của các ngàng Công nghiệp XK lại phụ thuộc quá lớn vào vốn và công nghệ nước ngoài, sự lệ thuộc vào thị trường quốc tế có thể tăng mỗi khi thị trường quốc tế xảy ra những biến động lớn. Khi thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng về XK, Hàn Quốc có thể thu được những khoản thặng dư thương mại lớn đối với các thị trường XK nhưng đồng thời lại phải chịu những thâm thủng khổng lồ kinh niên với những đối tác chính cung cấp công nghệ và vốn.
Như vậy chiến lược CNH của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 (hiểu theo nghĩa rộng cũng chính là chiến lược hiện đại hóa) là một chiến lược phát triển hỗn hợp có sự kết hợp đồng bộ cả chiến lược phát triển hướng nội và chiến lược phát triển hướng ngoại theo mọi trình độ từ thấp đến cao, từ tuần tự đến nhảy vọt, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hướng ngoại để tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đưa Hàn Quốc gia nhập vào hàng ngũ các nước CN phát triển trên thế giới.
Với chiến lược CNH đúng đắn và phù hợp với tình hình mới này, Hàn Quốc đã thành công trong quá trình CNH, trở thành một nước CN mới ở Châu á. Trong thập niên 80, kinh tế phương Tây vẫn tăng với tốc độ chậm hơn so với thập niên 70 trong khi đó kinh tế của Hàn Quốc tuy đã phát triển chậm lại, song vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,5%/ năm (so với 9,1% trong thập kỷ 70). Những năm 70, Hàn Quốc vẫn còn ở vị trí 20-30 trong Bảng xếp hạng các nước XK trên thế giới nhưng đến năm 1991, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (trong đó Hàn Quốc là lớn nhất) đã đạt tới vị trí thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Đây là một thành tích đáng kinh ngạc, chứng tỏ được tính đúng đắn của CNH của Hàn Quốc.
Một số chỉ tiêu phát triển CN của Hàn Quốc qua từng thời kỳ:
Giai đoạn
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng CN chế tạo bình quân
Tỷ lệ CN chế tạo trong CN
Tỷ lệ CNN và hóa chất trong CN chế tạo
Tỷ lệ CN chế tạo đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Sản phẩm chủ yếu
1962-1966
8,5
14,2
25,7
10,2
34,2
Điện, phân bón, lọc dầu, sợi tổng hợp, PVC.
1967-1971
9,7
9,8
20,9
14,2
34,2
Sợi tổng hợp, hóa dầu, thiết bị điện.
1972-1976
10,1
18,1
29,5
29,8
38,7
Gang thép, thiết bị vận tải, điện tử gia dụng, tàu biển, hóa dầu.
1977-1981
5,5
10,3
21,3
45,3
30,8
Gang thép, máy móc, thiết bị CN, điện tử, tàu biển.
1982-1986
7,5
9,8
29,9
45,3
37,0
Máy chính xác, điện tử, tàu biển, thông tin.
Nguồn:Bộ Kế Hoạch Kinh Tế Hàn Quốc 1988.
2. Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp:
Những hoạt động nâng cấp CN thông qua phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt là các ngành vi điện tử của chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn 1980-1990 là những hoạt động góp phần đẩy xa hơn nữa, cao hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế. Đây thực sự là những biện pháp làm cho nền kinh tế Hàn Quốc “cất cánh lần thứ hai”.
Việc Nhà Nước đẩy mạnh hoạt động của mình để tạo ra và mở rộng bộ phận mới trong cơ cấu kinh tế là bước đi tất yếu nhằm đưa nền kinh tế tồn tại dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc thoát khỏi khó khăn do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc vào thời điểm này gặp phải chế độ bảo hộ mậu dịch gay gắt từ phía các nước tư bản phát triển và gặp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các nước NICs và các nước đang phát triển khác. Mọi cố gắng của Hàn Quốc nhằm đa dạng hóa xuất khẩu đều gặp giới hạn và không có triển vọng giải quyết vấn đề xuất khẩu lâu dài. Để giải quyết căn bản vấn đề phức tạp này và tạo tiềm năng xuất khẩu đáng kể cho tương lai, Hàn Quốc quyết định đi vào các ngành CN có kỹ thuật cao.
2.1. Phát triển công nghệ:
Muốn xây dựng các ngành CN có hàm lượng kỹ thuật cao, khâu then chốt là phải có công nghệ tương ứng hiện đại. Hàn Quốc đã sử dụng hai biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng này.
Thứ nhất, Nhà Nước sử dụng biện pháp truyền thống, đó là nhập khẩu kỹ thuật từ nước ngoài. Song đặc trưng của hoạt động Nhà Nước vào thời kỳ này trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ là giảm bớt sự can thiệp của mình vào các hoạt động dưới mọi hình thức. Đối với loại hình nhập khẩu Licences, so với giai đoạn trước, chính sách của Nhà Nước có nhiều thay đổi. Giai đoạn đầu từ 1962-1978, Nhà Nước đặt ra nhiều chuẩn mực, quy chế để hướng dẫn và giám sát nghiêm ngặt nội dung của việc đưa kỹ thuật nước ngoài vào sử dụng. Ví dụ, trước đây các công ty chỉ có thể đưa kỹ thuật, công nghệ vào với điều kiện chi phí cho kỹ thuật thường xuyên dưới 3% tổng giá trị bán ra, chi phí cho mỗi trường hợp phải dưới 10.000 USD và mọi đồ án đều phải xin phép chính phủ. Do thiếu ngoại tệ, Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu kỹ thuật thật cần thiết mà trong nước không có. Tuy nhiên từ tháng 4-1978, đặc biệt là từ những năm 80, việc nhập kỹ thuật được tự do hóa. Việc tự do hóa này được chia làm nhiều giai đoạn, cứ một đến hai năm lại được mở rộng thêm. Từ tháng 7-1984 trở đi, các xí nghiệp muốn nhập kỹ thuật chỉ phải gửi đồ án tới Bộ Tài Chính, trong vòng 20 ngày nếu không có ý kiến phản đối thì xí nghiệp đó có thể tự động nhập kỹ thuật nói trên. Cùng với quá trình tự do nhập khẩu Licences, chính phủ Hàn Quốc tự do hóa đầu tư trực tiếp để tăng nhập khẩu công nghệ (cả vốn lẫn kỹ thuật). Từ tháng 9-1980 chính phủ bỏ bớt hạn chế đối với đầu tư trực tiếp, nới lỏng hạn chế về tỷ lệ tư bản nước ngoài đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, mở rộng diện các ngành cho phép đầu tư, giảm bớt mức quy định đầu tư thấp nhất. Mục tiêu chủ yếu của những điều chỉnh này là nhập được những kỹ thuật cao từ nước ngoài. Tới tháng 7-1984, luật về đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài lại được sửa đổi và tự do hóa thêm một bước nữa. Từ tháng 4-1987, Nhà nước đã thay việc công bố các ngành được đầu tư (Positive List) bằng việc đăng danh sách số ngành không được đầu tư (Negative List) để mở rộng giới hạn đầu tư.
Bảng so sánh tự do hóa nhập khẩu kỹ thuật của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80
Nội dung
Đối tượng ngành
Giai đoạn 1 (4-1978)
Điều kiện cho phép tự động:
*Thanh toán trước chiếm 3 vạn USD.
*Chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 3%.
*Thời hạn hợp đồng dưới 3 năm.
Máy móc, đóng tàu, điện máy, điện tử, hóa chất.
Giai đoạn 2 (4-1979)
Điều kiện cho phép tự động:
*Tiền thanh toán dưới 50 vạn USD.
*Chi phí cho kỹ thuật dưới 10%.
*Thời hạn hợp đồng 10 năm.
Giai đoạn 3 (7-1980)
Điều kiện cho phép tự động:
*Chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 20 %.
*Thời hạn hợp đồng 10 năm.
Tất cả các ngành.
Giai đoạn 4 (9-1982)
Khi ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài quyết định về các điều khoản cá biệt phải tham khảo ý kiến của người phụ trách cao nhất về khoa học kỹ thuật rồi mới thông qua.
Tất cả các ngành.
Giai đoạn 5 (7-1984)
Chuyển từ chế độ cho phép sang chế độ báo cáo.
Tất cả các ngành.
Nguồn: Chính sách nhập khẩu kỹ thuật của các nước đang phát triển-Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản.
Đối với các hình thức nhập khẩu kỹ thuật khác cũng được tự do hóa. Kết quả là số trường hợp nhập khẩu vào thập kỷ 80 tăng nhanh, đầu tư trực tiếp cũng tăng. Đơn cử năm 1988, các công ty Hàn Quốc đã nhập 353 loại thiết bị hiện đại nhất, gấp 1,5 lần so với thời kỳ trước, trong đó 181 loại từ Nhật, 90 từ Mỹ, 46 từ Tây Âu. Nhập khẩu các nhà máy thiết bị toàn bộ có sử dụng robot và kỹ thuật vi điện tử cũng tăng. Năm 1988, Hàn Quốc đã nhập tới 36 xí nghiệp loại này, nhiều gấp 3 lần so với năm trước. Đồng thời với các biện pháp nhập khẩu kỹ thuật, Nhà Nước còn triển khai nhiều biện pháp để hấp thụ kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là xây dựng nhiều viện kỹ thuật chuyên ngành để thông tin đầy đủ cho các công ty tư nhân lựa chọn và mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo sau đại học để sử dụng tốt kỹ thuật tiên tiến.
Thứ hai, nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ cao Hàn Quốc mở rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại, giảm bớt khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước tiên tiến. Bắt đầu vào giai đoạn này, Nhà Nước đã đưa ra một chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn. Các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu cho tới năm 2000 là làm chủ kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thông tin, hóa chất. Ngoài ra , chương trình còn nghiên cứu áp dụng các loại vật liệu mới và chế phẩm sinh học, mở rộng nghiên cứu biển, khoảng không vũ trụ, sinh thái và bảo vệ sức khỏe. Đi đôi với việc kế hoạch hóa nghiên cứu, Nhà Nước vào năm 1981 đã quyết định sáp nhập 16 viện có quy mô nhỏ do các tổ chức khác nhau của chính phủ tài trợ thành 9 viện lớn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ, Viện khoa học công nghệ cao cấp của Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology: KAIST) là viện đứng đầu với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dự án quốc gia. Ngoài việc lập các viện trực thuộc, Nhà Nước còn khuyến khích thành lập các Viện nghiên cứu và phát triển các công ty tư nhân thông qua thuế khuyến khích và giúp đỡ về tài chính. Tới 1985, 183 Viện nghiên cứu tư nhân đã được thành lập. Để có đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ nặng nề mới-nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (khác với nhiệm vụ ứng dụng và địa phương hóa kỹ thuật nhập khẩu), Nhà nước còn đặc biệt chú ý phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Nhiệm vụ này đặt lên vai Viện khoa học cao cấp Hàn Quốc. Viện này được thành lập từ 1972. Viện được trang bị các phương tiện hiện đại và chế độ trả lương cao để lôi cuốn các nhà bác học và kỹ sư tài năng nhất của Hàn Quốc ở nước ngoài về góp sức giải quyết vấn đề này.
2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao:
Một loại hoạt động đặc biệt quan trọng khác đối với việc phát triển các ngành CN có kỹ thuật cao là đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các ngành này-một loại sản phẩm mà Hàn Quốc chưa hề có ưu thế. Nhiệm vụ đối ngoại của Nhà Nước vào giai đoạn này thực sự nặng nề hơn so với thời kỳ trước. Công tác đối ngoại không được xem như một mảng tách rời đối với hoạt động kinh tế chỉ vì mục tiêu chính trị mà như một công cụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế, cụ thể là mở rộng thị trường.
Chính phủ Hàn Quốc quyết định mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao là do:
*Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở giai đoạn này càng đòi hỏi một thị trường lớn hơn để xuất và nhập khẩu. Các công ty Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của các ngành dùng nhiều lao động như trước đây, mà ngày càng có nhu cầu mở rông xuất khẩu hàng điện tử, ô-tô, máy móc, hóa chất cao cấp ...Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc không chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm có dung lượng khoa học cao, mà còn cả XK công nghệ của mình ra thị trường nước ngoài.
*Nhu cầu XK ngày một lớn, song hàng hóa kỹ thuật cao của Hàn Quốc vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Sự cạnh tranh này không chỉ với các nước NICs khác ở sản phẩm dùng nhiều lao động và một số mặt hàng mà còn cả với các công ty đa quốc gia hùng mạnh ở các mặt hàng có kỹ thuật cao.
*Sự lớn nhanh của các công ty Hàn Quốc cùng với chính sách xuất khẩu bằng mọi giá của Hàn Quốc đã làm cho các nước tư bản phát triển dâng cao hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với hàng hóa của Hàn Quốc đồng thời cũng buộc Hàn Quốc phải khai phá thêm thị trường mới.
*Ưu thế về lao động rẻ của Hàn Quốc đã cạn, rất nhiều công ty của Hàn Quốc có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài (ở các nước có lao động rẻ hơn là chính). Công việc này trước hết đòi hỏi phải xử lý tốt quan hệ ngoại giao, thu thập thông tin nhiều mặt của nước định đầu tư.
Tất cả những nguyên nhân trên mang tính phổ biến và vượt khả năng giải quyết của từng công ty, bởi vậy Nhà Nước phải đứng ra gánh vác. Để có chính sách ngoại giao làm tốt chức năng hỗ trợ các vấn đề kinh tế nói chung và vấn đề thị trường cho các sản phẩm kỹ thuật cao nói riêng, Hàn Quốc đã thay đổi hoặc bổ sung các quan niệm mới cho chính sách ngoại giao kể từ nửa sau thập kỷ 80. Đối với các nước XHCN và Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc chủ chương chuyển từ đối đầu sang đối thoại trên cơ sở cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn đẩy nhanh việc bình thường hóa quan hệ với tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, mở rộng tới mức có thể quan hệ với các nước XHCN, tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển. Có thể nói, đây là một bước đi tiến bộ của chính phủ Hàn Quốc, nhất là trong thời kỳ hàng rào ngăn cách giữa hai hệ thống kinh tế XHCN và TBCN còn lớn. Sau khi thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, Hàn Quốc đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm CN của mình. Tới 1990, Hàn Quốc đã được nhiều nước XHCN, kể cả Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế trong một thời gian ngắn đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Hàn Quốc không những mở rộng nhanh buôn bán mà còn mở rộng cả về đầu tư vào hầu hết các nước XHCN cũ.
2.3. Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ:
Trong hai giai đoạn đầu của quá trình CNH, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nhiều về phương pháp tổ chức quy mô xí nghiệp của Nhật Bản. Đó là sự hình thahf và duy trì các tổ chức độc quyền hay còn gọi là các “chaebol”. Các chaebol của Hàn Quốc không chỉ là các công ty có quy mô lớn, kiểm soát nhiều ngành kinh tế then chốt của Hàn Quốc, có tầm hoạt động khắp thế giới mà còn làm chức năng phân phối, tái sử dụng năng lực sản xuất đối với hệ thống các xí nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Vì thế, nền kinh tế của Hàn Quốc dược coi là “nền kinh tế của các công ty lớn”.Có thể kể đến các công ty như SAMSUNG, LUCKY GOLDSTAR, LG, HUYNDAI, HYOSUNG ... Sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành, các bộ phận công nghiệp có quy mô lớn và CN có quy mô vừa và nhỏ trong nước.
Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 80, chính phủ đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ công nghiệp vừa và nhỏ, góp phần cải thiện năng suất, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý của bộ phận này. Năm 1982 Nhà Nước thông qua kế hoạch dài hạn 10 năm đẩy nhanh sự phát triển của CN vừa và nhỏ. Những mục tiêu cụ thể của kế hoạch 10 năm là đưa tổng giá trị của bộ phận CN vừa và nhỏ từ 33,4% vào năm 1982 lên 44,8% vào năm 1991, lao động trong khu vực này tăng từ 47,7% lên 54,3%, phần đầu tư tăng từ 29,7% lên 43,7%. Kế hoạch 10 năm đẩy nhanh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện qua các biện pháp:
@Thứ nhất, năm 1982, Nhà Nước đưa ra các chương trình giúp đỡ về tài chính, công nghệ và marketing cho các xí nghiệp được xem là có triển vọng (dù một triển vọng ở mức độ tối thiểu). Công việc hỗ trợ trên do các ngân hàng, các tổ chức có chức năng đẩy nhanh kinh doanh nhỏ và các Viện nghiên cứu khác nhau đảm nhận.
@Thứ hai, Nhà Nước hỗ trợ triển khai chương trình hiện đại hóa tập thể để giúp cho các doanh nghiệp này vượt qua được hạn chế về quy mô và cùng triển khai nhiều hoạt động. Chương trình này khuyến khích các doanh nghiệp cùng sử dụng các loại phương tiện mới kể cả các phương tiện đắt tiền và thiết bị chống ô nhiễm. Cách làm này không chỉ làm giảm giá thành sản phẩm mà còn nâng cao năng suất lao động. Các công ty lựa chọn cách hoạt động chung để nhận được nhiều sự giúp đỡ về tài chính từ các qũy đặc biệt.
@Thứ ba, Nhà nước kích thích phát triển công nghệ, đẩy nhanh hiện đại hóa quản lý. Hàng loạt dịch vụ mới đã được trao cho kinh doanh nhỏ. Dịch vụ đẩy nhanh kỹ thuật và hoàn thiện cũng như chương trình đào tạo kỹ thuật do Hiệp hội đẩy nhanh phát triển CN vừa và nhỏ (SMIPE) đảm nhiệm. Thông tin kỹ thuật do Viện kinh tế công nghệ (KIET) đảm nhiệm. Cả hai tổ chức này gánh vác việc giữ các doanh nghiệp CN vừa và nhỏ bắt kịp với tiến bộ kỹ thuật mới và phát triển tiềm năng của họ.
@Thứ tư, Nhà Nước đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện, các bộ phận chi tiết. Chính phủ khuyến khích các công ty lớn ký hợp đồng dài hạn với các công ty nhỏ đang nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật và quản lý để cung cấp phụ kiện chi tiết có chất lượng cao. Chính phủ tin tưởng rằng cách thiết lập mối quan hệ như vậy sẽ làm tăng nhanh hiệu quả của toàn ngành CN. Thêm nữa, những lĩnh vực sản xuất nhất định giành cho kinh doanh nhỏ cũng được đặt trên cơ sở hiệu quả và ưu thế so sánh.
@Thứ năm, Nhà Nước khuyến khích các đơn vị công nghiệp nhỏ tư nhân xây dựng các hội hợp tác. Các hội hợp tác này sẽ đảm bảo cho các thành viên các loại dịch vụ khác nhau, kể cả marketing, mua bán và trong một số trường hợp cả dịch vụ tiến hành các chương trình nghiên cứu và phát triển. Nhà nước giành tài trợ cho các Hiệp hội này. Nhà nước còn ủng hộ những cố gắng kinh doanh tập thể của các hội bằng cách trao một phần quan trọng hợp đồng cung cấp cho các hội kinh doanh nhỏ.
@Thứ sáu, nhiều biện pháp giúp đỡ khác cũng được bổ sung để đảm bảo phát triển cân đối giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước còn định rõ các loại hình CN ở nông thôn và các công ty tham gia vào các loại hình CN này sẽ nhận được các hình thức giúp đỡ khác nhau.
Để đưa các chính sách vào đời sống dễ dàng hơn, Nhà nước còn cụ thể hóa chúng bằng cách công bố các Đạo luật sau:
*Luật cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ. Luật này chỉ rõ mức độ kinh doanh như thế nào gọi là kinh doanh vừa và nhỏ, khẳng định tinh thần ủng hộ tổ chức hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ. Luật này đồng thời khuyến khích đổi mới dây chuyền sản xuất sản phẩm.
*Luật đẩy nhanh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ (The Small and Medium Industry Promotion Law). Luật này kích thích thành lập nhanh SMIPC (Hiệp hội đẩy nhanh sự phát triển của CN vừa và nhỏ). Với mục đích ủng hộ việc hiện đại hoá và các chương trình hợp tác cho khu vực CN vừa và nhỏ.
*Luật đẩy nhanh sự phát triển có hệ thống của CN vừa và nhỏ. Luật này khuyến khích các đơn vị CN lớn ký nhiều hợp đồng phụ với các doanh nghiệp nhỏ, kích thích các hoạt động làm ăn trung thực giữa các công ty lớn và công ty cung cấp phụ tùng linh kiện.
*Luật thanh toán các sản phẩm do SMI cung cấp (The Law On Payment For The Product Supplied From Small And Medium Industry). Luật này điều chỉnh các hoạt động không đúng đắn khi có các hợp đồng thầu phụ, khuyến khích định kỳ thanh toán và thanh toán lãi suất mà các công ty lớn phải trả khi thanh toán muộn cho các đơn vị công nghiệp vừa và nhỏ.
Vậy là, cùng nhằm mục tiêu khắc phục những vấn để cản trở quá trình phát triển do quá khứ để lại cũng như xuất hiện trong hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai tổng hợp các biện pháp kích thích sự phát triển của các đơn vị CN vừa và nhỏ, chuẩn bị đón luồng gió mới của thị trường trong tương lai (thị trường mà nhiều nhà kinh tế dự đoán CN vừa và nhỏ dễ thích ứng hơn).
2.4.Tự do hóa có điều tiết:
Nếu như trong những năm 50, Hàn Quốc triệt để thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu mà thực chất là việc bảo hộ ở mức cao các ngành CN trong nước bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; đồng thời trợ cấp cho các ngành CN này với hy vọng phát triển chúng để thay thế cho hàng NK. Tuy nhiên chiến lược này đã tỏ ra không thích hợp vì nó đã không tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước mà còn tạo ra sự ỷ lại của các công ty và xí nghiệp vào sự trợ cấp của Nhà Nước. Chính phủ Hàn Quốc đã sớm nhận thức được điều này và đã chuyển dần từ chính sách thay thế NK sang chính sách tự do hóa mậu dịch nhằm tạo động lực mới cho quá trình CNH.
Về ngoại thương, trong giai đoạn 1980-1990, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra hai hoạt động cụ thể và rất có hiệu quả là tổ chức những “Hội nghị đẩy mạnh XK” được tổ chức hàng tháng và “ngày XK” được tổ chức mỗi năm một lần. Những hội nghị hàng tháng để đẩy mạnh XK có sự tham gia của các Bộ trưởng kinh tế, đại diện của ngành CN và thương mại. Chính phủ cũng đồng thời thành lập “Tổ chức xúc tiến thương mại Hàn Quốc” (Korean Trade Promotion Corporation) vào năm 1984 và cho phép Hiệp hội các nhà thương mại Hàn Quốc thu lệ phí 1% của tổng giá trị xuất khẩu để sử dụng vào các mục tiêu đẩy mạnh XK hơn nữa. Chính sách tự do hóa mậu dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành CN của Hàn Quốc nhập khẩu nguyên nhiên liệu, công nghệ về để sản xuất cũng như XK các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới.
Tài chính là một khâu quan trọng trong huy động vốn cho quá trình CNH. Chính vì vậy, ngành tài chính luôn được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ. Hệ thống tài chính gồm 3 bộ phận quan trọng là ngân hàng TW, các ngân hàng thương mại và chuyên doanh, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm ... Tất cả đều chịu sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Chính sách thắt chặt tín dụng và lãi suất thấp của chính phủ trong một thời gian dài đã phát huy được tác dụng phát triển, kích thích và nâng cao tính hiệu quả của các ngành CN trọng điểm trên thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có tác dụng trong thập kỷ 80, còn sang thập kỷ 90 chính sách này không còn phù hợp và đã đẩy nền kinh tế lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng.
Về đầu tư, đến những năm 1980, do sự thâm hụt trong cán cân thương mại, Chính phủ một mặt đã thắt chặt hơn nữa các dòng vốn ra nước ngoài, mặt khác nới lỏng sự kiểm soát đối với các dòng vốn đầu tư vào Hàn Quốc. Chính vì thế kể từ những năm này, FDI vào Hàn Quốc có sự gia tăng đáng kể. Ví dụ, năm 1981, các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia vào thị trường chứng khoán của Hàn Quốc, năm 1985 các công ty Hàn Quốc được phép phát hành trái khoán ở nước ngoài.
Môi trường tự do hóa kết hợp với những chính sách điều tiết có hiệu quả của chính phủ đã phát huy tác dụng, rút ngắn một cách tối đa quá trình CNH ở Hàn Quốc. Đây là một trong những kinh nghiệm qúy báu mà những nước đi sau trong đó có Việt Nam cần phải học tập.
3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990:
Trong nền kinh tế thị trường không có sự hưng thịnh vĩnh viễn và cũng không có sự khủng hoảng vĩnh viễn. Tới cuối những năm 80, Hàn Quốc lại gặp phải những vấn đề phức tạp trên con đường phát triển.
3.1. Khủng hoảng mô hình CNH:
Công nghiệp, đặc biệt là các ngành CN có kỹ thuật cao của Hàn Quốc xây dựng theo mô hình “lắp ráp”: kết hợp sử dụng lao động rẻ một cách có hiệu quả với nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện bắt đầu trở thành lỗi thời không còn thích hợp để đẩy nhanh sự phát triển. Nếu như vào giữa những năm 80 với tốc độ tăng XK sản phẩm điện tử bình quân 30%/ năm, các quan chức chính phủ và công ty đã phấn khởi tin rằng Hàn Quốc sắp tạo một kỳ công mới về kinh tế với kỹ thuật cao mới thì thì tới cuối những năm 80 sự phấn khởi đã biến mất. Năm 1989, xuất khẩu của nhóm hàng điện tử tiêu dùng-nhóm hàng chủ lực của mặt hàng điện tử lần đầu tiên kể từ năm 1986 lâm vào tình trạng suy giảm ở mức 5,7% và toàn ngành CN điện tử cũng theo bước chân của nhóm hàng này, suy giảm trong XK đạt tới 4,8%. Sự suy giảm của XK hàng điện tử vào giai đoạn này là do chúng bị giảm bớt sức cạnh tranh trên thị trường thế giới bởi tiền lương và giá đồng won vào thời kỳ này tăng. Tiền lương tăng nhanh là do các tổ chức công đoàn ngày một mạnh hơn và gây sức ép buộc giới chủ phải tăng lương của công nhân Hàn Quốc trở thành cao nhất so với các nước NICs Đông á. Còn đồng won tăng là do sức ép của Mỹ nhằm giakm thâm hụt buôn bán của Mỹ ở nước này. Tuy nhiên, tiền lương và giá đồng won tăng là biểu hiện trực tiếp làm giảm sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa Hàn Quốc, song nguyên nhân sâu xa hơn theo các nhà phân tích Hàn Quốc là do công nghiệp kiểu lắp ráp phu thuộc nặng vào công nghệ của nước ngoài nhất là Nhật Bản và Mỹ, không đủ mạnh để chịu sự gia tăng dù là rất nhỏ của chi phí sản xuất. Chi phí cho lao động trung bình chỉ chiếm trên 8% chi phí cho sản xuất sản phẩm điện tử. Nếu tăng lương lên, thậm chí tới 20% thì giá thành của sản phẩm cũng chỉ tăng 1,6%. Mặc dù chi phí cho lao động tới mức tối đa cũng chỉ làm giá thành sản phẩm tăng không nhiều như trên, song các nhà XK vẫn không chịu đựng được vì còn phụ thuộc không ít vào kỹ thuật cao và tư bản của nước ngoài. Do phải trả lãi suất và tiền sử dụng công nghệ nên các công ty không có khả năng giảm giá thành hoặc giữ giá thành cho sản phẩm của mình để duy trì khả năng trên thị trường thế giới.Ví dụ như vào năm 1989, mặc dù Hàn Quốc đứng hàng thứ năm trên thị trường thế giới về XK máy tính cá nhân với 2 triệu chiếc, song thực ra là chỉ có vỏ là sản xuất tại Hàn Quốc còn các bộ phận chủ yếu như hệ thống đầu vào và đầu ra cơ bản (BIOS), bộ vi xử lý (Micro-processor), thiết bị chuyển dữ kiện từ đĩa vào bộ nhớ, bàn phím và chip sets đều nhập từ nước ngoài và chiếm một nửa giá thành. Ngoài ra, số tiền phải trả cho các công ty nước ngoài để sử dụng công nghệ của họ cũng chiếm một phần đáng kể.
Ngay cả phần sản xuất trong nước thì phần của tư bản nước ngoài đặc biệt là các công ty Nhật cũng rất lớn. Theo số liệu của Viện kinh tế và công nghệ Hàn Quốc tới cuối năm 1988, tổng số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành điện tử là 97,5 tỷ USD. số đầu tư này (kể cả toàn phần lẫn kinh doanh) tạo ra 51,3% tổng bô phận các linh kiện điện tử vào năm 1987. Nhật Bản tới cuối năm 1988 dồn đầu tư vào ngành điện tử 44,7 tỷ USD (45,8% tổng đầu tư của họ) và cung cấp 54,1% tổng số công nghệ đưa từ nước ngoài vào với 596 trường hợp cho Hàn Quốc. Với thế cung cấp kỹ thuật và vốn như vậy, Nhật Bản có tiềm năng “rung tận gốc” ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc, các công ty Nhật Bản giữ độc quyền công nghệ và vốn tại ngành công nghiệp chế tạo các bộ phận điện tử của Hàn Quốc. Do phụ thuộc vào công nghệ cao như trên nên Hàn Quốc ở mặt hàng này thường bị thâm hụt trong cán cân buôn bán với Nhật. Riêng năm 1988, Hàn Quốc đã nhập siêu tới 1,98 tỷ USD ở mặt hàng điện tử trong buôn bán với Nhật.
Cán cân thương mại trong ngành hàng điện tử của Hàn Quốc với Nhật Bản (triệu USD)
1980
1985
1986
1987
Điện tử tiêu dùng
-77
-95
-127
-120
Điện tử công nghiệp
-88
-325
-525
-313
Các linh kiện điện tử
-256
-652
-1477
-1981
Tổng cộng
-421
-1072
-2109
-2414
Nguồn : Viện kinh tế và công nghệ Hàn Quốc (KIET)
Như vậy, có thể nói Hàn Quốc tới giai đoạn này đang đứng trước nhu cầu cơ cấu lại nền công nghiệp để tiếp tục phát triển.
3.2. Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập :
Kể từ đầu những năm 60 cho tới thập kỷ 80, từ đời tổng thông Park Chung Hee đến tổng thống Roh Tae Woo, để đảm bảo khả năng cạnh tranh cao trong xuất khẩu nhăm tăng trưởng nhanh trong quá trình CNH, các chính phủ Hàn Quốc đã dùng nhiều chính sách chi phối thị trường lao động, duy trì cho giá lao động thấp. Hạn chế dân chủ và sự tồn tại của các chính phủ quân sự là những điều kiện không thể thiếu được để duy trì và triển khai có hiệu quả những chính sách này trong thực tế. Chính sách này một mặt tạo thành công liên tục cho các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu, song mặt khác làm ảnh hưởng tới phần lớn người dân đặc biệt là giai cấp công nhân. Chính sách kiềm chế giá lao động cộng với các chính sách tạo thuận lợi cho các Chaebol không những đã tạo cho các Chaebol tích lũy tư bản nhanh chóng trở thành những công ty có tầm cỡ trên thế giới mà còn tạo cho đời sống của tầng lớp này cùng gia đình của họ mộ cuộc sống xa hoa xa cách với tầng lớp nhân dân lao động.
Như vậy, thành quả của quá trình phát triển kinh tế nhanh chủ yếu rơi vào tầng lớp Chaebol , ít rơi vào những người lao động bình thường. Nghịch cảnh này không những làm cho người lao động không quan tâm tới sức cạnh tranh của hàng hóa Hàn Quốc trên thị trường thế giới mà còn làm họ phẫn uất và tăng tinh thần chống đối các Chaebol. Vấn đề ưu tiên hàng đầu của họ vào thời kỳ này là điều chỉnh lại thu nhập. Những bước đi của quá trình dân chủ hóa muôn mằn cũng bắt đầu từ đây. Xã hội Hàn Quốc vào thời kỳ này thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng của phương pháp phân phối thu nhập của chiến lược phát triển cũ.
3.3. Sự suy thoái môi trường sinh thái:
Để đẩy nhanh quá trình CNH, trong một thời gian dài, các chính phủ Hàn Quốc đã khai thác quá mức hoặc làm phương hại tới môi trường sống của mình. Với chiến lược mở rông bộ máy sản xuất phục vụ cho xuất khẩu đặc biệt đầu tư cho phát triển công nghiệp nặng và hóa chất phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, môi trường sinh thái thường chỉ được xem là vấn đề thứ yếu nên ô nhiễm môi trường gia tăng với một tốc độ “chóng mặt”.
Việc ép nông nghiệp phục vụ cho sự năng động của quá trình CNH hướng về xuất khẩu đã dẫn tới việc sử dụng quá nhiều hóa chất và bòn rút nguồn nước. Cách làm này không những làm mất sự năng động của ngành CN mà còn làm ảnh hưởng tới chất lượng lương thực thực phẩm và sự trong sạch của nguồn nước.
Vậy là tới thời điểm này, Hàn Quốc đã gặp phải những vấn đề hóc búa do những vấn đề cơ bản làm nền tảng cho chiến lược tăng tốc cũ đã thay đổi gây ra. Đây không đơn thuần chỉ là những vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội. Bởi vậy để tiếp tục tiến lên, Hàn Quốc cần phải có chiến lược phát triển mới với nội dung tổng hợp hơn.
3.4. Quá trình CNH của Hàn Quốc gắn liền với mức tiết kiệm thấp và nợ nước ngoài cao.
Bởi việc mở rộng năng lực sản xuất đã trở nên quá mức do sức ép của tăng trưởng, tổng đầu tư luôn vượt quá tổng tiết kiệm trong nước, hơn nữa phần lớn số tiền tiết kiệm trong dân cư đã được chuyển sang dạng bất động sản hoặc tương tự để tránh lạm phát. Do đó mức tiết kiệm của Hàn Quốc thấp hơn mức bình thường. Để cân bằng giữa đầu tư và tiết kiệm, chính phủ Hàn Quốc đã phải vay nợ nước ngoài và chấp nhận lạm phát. Đó là nguyên nhân chính làm cho số nợ nước ngoài của Hàn Quốc tăng cao trong một số năm. Điều đó làm cho nguồn vốn nước ngoài chảy vào Hàn Quốc tăng cao, đồng thời cũng vì thế số tài sản nợ nước ngoài ở các công ty lớn của Hàn Quốc-do phải chịu sức ép của việc mở rộng sản xuất và tăng năng lực xuất khẩu trở nên cao hơn so với chỉ số này ở các công ty lớn của các nước CN mới khác. Nợ nước ngoài của Hàn Quốc đặc biệt gia tăng trong giai đoạn 1980-1990 gắn với việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Nợ nước ngoài của Hàn Quốc qua một số năm
(Triệu USD)
Nguồn : Major Statistical of Korean Economy.National Statistical Office, Korea 1991.
Nợ nước ngoài của Hàn Quốc cũng thường đi kèm với lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán. Thâm hụt cán cân thanh toán của Hàn Quốc kéo dài đến năm 1985 do việc cho phép nhập khẩu ồ ạt nguyên liệu thô, bán thành phẩm và máy móc cho việc sản xuất hàng xuất khẩu làm cho cán cân thương mại luôn bị thâm thủng. Đó chính là hậu quả của chính sách “thay thế nhập khẩu thụ động”. Mặc dù vậy, nhưng từ 1986, cán cân thanh toán quốc tế của Hàn Quốc đã trở nên dư thừa và tình trạng thâm hụt đã được khắc phục. Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc cũng kéo theo sự biến động lớn của lạm phát. Đến đầu thập kỷ 80, Hàn Quốc luôn có tỷ lệ lạm phát cao nhất so với các NICs Châu á khác. Tuy nhiên, mức lạm phát cao này được chính phủ Hàn Quốc chấp nhận hay còn gọi là “chính sách hy sinh” để rút ngắn tới mức tối đa quá trình CNH, nhanh chong đưa Hàn Quốc gia nhập vào hàng ngũ các nước có nền CN phát triển trên thế giới.
Phần III: Một số kinh nghiệm từ chiến lược CNH của Hàn Quốc đối với Việt Nam.
1. Hàn Quốc-Việt Nam một số nét tương đồng:
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu á có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa. Việt Nam nằm ở Đông Nam á còn Hàn Quốc ở Đông Bắc á, cả hai nước đều ở vị trí bán đảo, nối liền với châu lục và nhìn ra đại dương. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, hai nước đều có nét chung là phải đương đầu với nhiều thế lực xâm lực hùng mạnh. Lịch sử Việt Nam còn ghi lại câu chuyện : Năm Bảo Khánh Bính Tuất (1226 dương lịch), trước mưu đồ lật đổ vương triều Lý của Trần Thủ Độ, con trai thứ bảy của Lý Anh Tông là Lý Long Tường phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn, vượt biển đến một vùng đất mà thời đó còn vô cùng xa xăm với ta, đó là Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay). Lịch sử Hàn Quốc cũng ghi nhận : Hoàng tử Lý Long Tường bằng tài năng của mình đã chiêu tập binh mã, tổ chức trường kỳ kháng chiến giúp Cao Ly thoat khỏi hiểm họa Mông Cổ. Trong chuyến viếng thăm Hàn Quốc, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Đỗ Mười đã đến thăm hậu duệ Hoàng Tử Lý Long Tường ở Hàn Quốc. 762 năm sau khi Lý Long Tường lên thuyền vượt biển, ngày 27-1-1992 một thương gia Nam Triều Tiên tên là Jim Boe Kim đã theo đường chim sâm cầm bay lần tìm về đền Đô (Đình Bảng-Bắc Ninh) bái lạy và ghi vào sổ vàng dòng chữ “về thăm đất tổ”. Có thể nói lịch sử lâu dài chống ngoại xâm đã hun đúc thêm tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, Cộng Hòa Hàn Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng phát triển quan hệ kinh tế. Mậu dịch song phương đạt tổng cộng 480 triệu USD vào năm 1992 và đã tăng gấp bốn lần đạt 1,84 tỷ USD vào năm 1997. Đối với Việt Nam, Cộng Hòa Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn vào hàng thứ hai sau Singapore. Khi chúng ta xem xuất khẩu của Singapore hầu hết chỉ là mậu dịch quá cảnh, thì Cộng Hòa Hàn Quốc, thực tế là đối tác thương mại lớn nhất đối với Việt Nam. Thặng dư mậu dịch của Hàn Quốc với Việt Nam là 920 triệu USD trong năm 1994; 1,16 tỷ USD năm 1995; 1,37 tỷ USD năm 1996 và 1,36 tỷ USD năm 1997. Thặng dư mậu dịch của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 1998 đạt 990 triệu USD. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài đứng vào hàng thứ năm ở Việt Nam với tổng trị giá đầu tư là 1,07 tỷ USD vào cuối tháng 7 năm 1998. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam khởi đầu tập trung vào các ngành cần nhiều lao động như dệt vải và quần áo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nó đã chuyển sang các ngành công nghiệp cần nhiều vốn như kim khí, máy móc, điện và điện tử.
Khi thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm Cộng Hòa Hàn Quốc vào tháng năm năm 1993, Hàn Quốc đã quyết định đóng góp 50 triệu USD từ qũy hợp tác phát triển kinh tế và hiện nay đang xây dựng những phương tiện cung cấp nước ở vùng kinh tế Thiên Tân (Đồng Nai) và tiến hành sữa chữa quốc lộ 18 Bắc Hà Nội. Và khi Tổng Thống Hàn Quốc Kim Young Sam viếng thăm Việt Nam tháng 11-1996, Hàn Quốc quyết định đóng góp thêm 50 triệu USD từ Qũy Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế (EDCF) để xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Bà Rịa-Việt Nam. Hơn nữa Hàn Quốc cũng mới nhận 362 thực tập sinh ngành công nghiệp sang Hàn Quốc và gửi 19 chuyên gia sang để huấn luyện công nhân Việt Nam giai đoạn 1998-1999. Có thể nói quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc từ khi bình thường hóa đến nay đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trên mọi mặt, phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới và nguyện vọng của nhân dân hai nước.
2. Một số kinh nghiệm với Việt Nam:
Giai đoạn 1980-1990 có thể coi là “giai đoạn cất cánh lần thứ hai” của nền công nghiệp Hàn Quốc nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung. Vậy điều gì đã quyết định sự phát triển nhanh chóng đó của Hàn Quốc? Hàn Quốc đã vươn lên một cách hết sức ngoạn mục từ đống đổ nát sau chiến tranh như thế nào trong hơn một phần tư thế kỷ qua? Điều gì là chìa khóa cho công cuộc công nghiệp hóa của Hàn Quốc? Việc nghiên cứu một đối tác quan trọng như Hàn Quốc-đất nước có nhiều nét tương đồng và là một đối tác quan trọng của Việt Nam để rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình CNH là rất có ý nghiã.
2.1.Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh hoặc có cơ hội phát triển:
Để thời gian CNH được rút ngắn một cách kỷ lục so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác, Hàn Quốc đã nỗ lực không ngừng để nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển các ngành có điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
*Vào thập kỷ 60, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
*Vào thập kỷ 70, phát triển mạnh các ngành sản xuất sản phẩm trung gian để phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp nhẹ, giảm bớt nhập khẩu loại hàng này. Cùng với sản xuất các sản phẩm trung gian, Hàn Quốc phát triển các ngành chế tạo, trước hết nhằm sản xuất linh kiện phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị công nghiệp nhẹ, sau đó tiến dần tới sản xuất các thiết bị tổng hợp hơn. Trong giai đoạn này, tiêu biểu là chương trình phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất.
*Đặc biệt trong giai đoạn 1980-1990, Hàn Quốc tiếp tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp lên trình độ cao hơn bằng cách phát triển mạnh các ngành có hàm lượng khoa học cao, các ngành chế tạo máy phức tạp và chính xác. Từ nửa sau thập niên 80, để có những kỹ thuật hiện đại nhất như các nước tư bản phát triển, Hàn Quốc lại cố gắng tự nâng mình lên cao nữa bằng cách đi vào lĩnh vực sản xuất công nghệ riêng-nấc thang cao nhất của chu trình tái sản xuất.
Như vậy, để có được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như ngày nay Hàn Quốc đã cố gắng không ngừng để nâng cấp công nghiệp của mình. Tư tưởng hiện đại hóa nhanh và lấy mức độ phát triển của các nước tư bản phát triển làm gương soi cho trình độ phát triển của mình thực sự đã tạo ra nỗ lực không ngừng cho việc nâng cấp này.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong điều kiện của Việt Nam, việc phát triển một bộ phận công nghiệp mới trong cơ cấu kinh tế ở trình độ cao hơn cần phải tính tới khả năng tồn tại của chúng trên thị trường. Khả năng này bao gồm cả các ngành có ưu thế , có thị trường và cả các ngành có tiềm năng lợi thế trong tương lai. Thấy được khả năng này sẽ giúp cho việc nâng cấp đúng và phát triển liên tục.
Lộ trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc đã chỉ rõ rằng trong từng giai đoạn phỉ có mục tiêu cụ thể ràng. Hệ thống các mục tiêu đó phải thực sự mang tính khoa học và hợp lý với điều kiện của Hàn Quốc, đồng thời thể hiện quá trình phát triển từ thấp đến cao hết sức hợp lý: 10 năm xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp nhẹ và các ngành sử dụng nhiều nhân công; 10 năm xây dựng công nghiệp nặngvà hóa chất;10 năm công nghiệp hóa có hàm lượng kỹ thuật cao. Đồng thời xuyên suốt quá trình đó là mục tiêu xuất khẩu dược đặt ra với yêu cầu thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Xuất khẩu của Hàn Quốc thực sự là hướng chính, khắc phục được sự hạn chế của thị trường nội địa, mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất có lợi thế so sánh.
2.2. Sử dụng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là xuất khẩu làm đòn bẩy cho quá trình công nghiệp hóa.
Từ nhiều thập kỷ nay, khi đề cập đến CNH để thoat khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, các nước chậm phát triển đều phải giải quyết vấn đề tạo vốn, giải quyết cho hợp lý mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Với chiến lược công nghiệp hóa phù hợp, Hàn Quốc đã tận dụng được các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại (thu nhập nhờ xuất khẩu, vay tín dụng quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài ...). Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa không còn bó gọn ở thị trường nội địa mà phát triển ra thị trường nước ngoài. Dung lượng lớn cũng như biến động rất phức tạp của thị trường nước ngoài đã đặt Hàn Quốc trước nhiệm vụ phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng ngoại thương tối đa trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt. Xuất khẩu được đẩy mạnh bằng mọi cách: nới lỏng dần dần tiến tới xóa bỏ hạn chế nhập khẩu, xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước công nghiệp phát triển từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, thiết lập hệ thống ngành phục vụ đi kèm phụ trợ cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, ban hành nhiều đạo luật mới, sửa đổi nhiều đạo luật cũ cho phù hợp với yêu cầu phát triển xuất khẩu ... Một điều quan trọng là họ đã tìm được những “khe hở” của thị trường quốc tế để đáp ứng. Tất cả các hoạt động công nghiệp được chú trọng để hướng tới đích cuối cùng là xuất khẩu với doanh số cao.
Sự mở rộng của những ngành xuất khẩu góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề then chốt của quá trình công nghiệp hóa như sau:
*Những thu nhập từ xuất khẩu đã cải thiện đáng kể cán cân thương mại cũng như cán cân thanh toán.
*Sự phát triển của các ngành công nghiệp xuất khẩu đã giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động trong xã hội, đưa tiềm năng sức lao động vào sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng này trong hệ thống phân công lao động quốc tế.
*Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu đã thúc đẩy việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ mới, tiêu biểu cho thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đưa họ đến vị trí quốc gia có tiềm lực mạnh về kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
*Công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu đòi hỏi được phát triển đồng bộ để tạo thành cơ cấu tổng thể, cơ cấu sản xuất và dịch vụ liên ngành nên nó đã kéo theo sự ra đời của một loạt các ngành công nghiệp sản xuất trực tiếp có liên quan đến đầu vào, đầu ra của các ngành xuất khẩu. Kết quả là cơ cấu CN nói riêng, cơ cấu kinh tế nói chung đã biến đổi về cơ bản, làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất.
*Công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu hoàn toàn không phủ nhận vai trò của nhiều ngành thay thế nhập khẩu nếu sản phẩm của những ngành này đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thay các cấu kiện rời cho các ngành hướng về xuất khẩu (hay đáp ứng nhu cầu trong nước). Vậy là hướng về xuất khẩu đã góp phần củng cố những thành quả công nghiệp trước đó, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn lực, phân bổ các nguồn lực hợp lý nhằm đem lại hiệu suất cao.
Tóm lại, sự xuất hiện của các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu đã đem lại sinh lực mới cho quá trình công nghiệp hóa. Chúng khuyến khích những nhân tố tích cực, loại bỏ những nhân tố tiêu cực thúc đẩy sự biến đổi của công nghiệp hóa đất nước.
2.3.Vai trò của chính phủ:
Trong vòng ba thập kỷ, tiến trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được chỉ đạo bằng “bàn tay sắt” của chính phủ thông qua các cơ quan như ủy ban kế hoạch kinh tế, Bộ tài chính, Bộ công nghiệp và thương mại và nhiều bộ chủ chốt khác. Khi cần thiết chính phủ Hàn Quốc can thiệp rất sâu vào nền kinh tế để định hướng cho sự phát triển. Nhưng khi các yếu tố của kinh tế thị trường phát triển đầy đủ thì chính phủ lại giảm sự can thiệp trực tiếp và sử dụng những biện pháp chính sách gián tiếp. Chính phủ áp dụng một chính sách trợ cấp và ưu đãi tài chính cho các công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, áp dụng chính sách xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, phát triển các sản phẩm có tính chiến lược một cách hợp lý, tạo ra một cơ cấu kinh tế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn 1980-1990 còn tăng cường bảo vệ quyền sở hữu tri thức (IPR); bãi bỏ nhiều hạn chế với đầu tư nước ngoài trong sáu lĩnh vực liên quan đến CN dệt, nhuộm, may mặc; không can thiệp vào việc xây dựng mới và mở rộng các nhà máy hóa dầu, các dây chuyền chế tạo bán dẫn trong nước. Các thủ tục nhập khẩu kỹ thuật nước ngoài, bất kể thuộc loại nào đều được đơn giản hóa trở thành chế độ thông báo. Nhờ sự chuyển hướng nhạy bén của chính phủ, các công ty Hàn Quốc đã tăng cường được sức cạnh tranh trong nước và nước ngoài, sức mạnh tài chính của họ mạnh hơn nhờ thị trường vốn lưu chuyển tự do, có hiệu quả và hiện đại ở trong nước. Họ cũng được lợi nhờ chính phủ tăng cường bảo vệ IPR giúp họ an tâm dùng nhiều nguồn tài lực hơn vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
2.4.Kinh nghiệm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chính sách khoa học công nghệ:
Trường hợp của Hàn Quốc cho thấy, các nước nghèo muốn rút ngắn thời kỳ CNH phải đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực. Trong thời kỳ 1980-1990, tuổi giáo dục trung bình của dân số nước này đã tăng tới 9,54; giảm số người mù chữ tới mức 0. Các trường đại học đã cung cấp cho đất nước 3.211 tiến sỹ, 22.000 tốt nghiệp cao học (tính đến năm 1992). Số nhân lực R&D đã tăng từ 2765 (năm 1965) lên 70.503 (năm 1990).
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đang là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam cần phải cân nhắc để tránh những vấn đề mà Hàn Quốc đã gặp phải. Đó là hệ thống giáo dục không linh hoạt để có thể đáp ứng những nhu cầu của phát triển công nghiệp, dẫn đến sự mất tương xứng giữa cung và cầu về nhân lực. Một trong những lý do chính của sự mất tương xứng này là các trường đại học không có khả năng đáp ứng trước các nhu cầu thay đổi.
Bên cạnh yếu tố con người là hệ thống chính sách khoa học công nghệ hợp lý của chính phủ Hàn Quốc cũng tạo nên một chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình công nghiệp hóa đặc biệt trong giai đoạn 1980-1990. Trong giai đoạn này Hàn Quốc đã thực hiện chương trình tập hợp chất xám thông qua việc tuyển mộ các nhà khoa học từ nước ngoài. Trong năm 1990; 3,5 triệu USD đã được chuẩn chi để mời 100 nhà khoa học nước ngoài về giúp đỡ cho chương trình phát triển khoa học công nghệ trong nước.
Được hưởng những kết quả phát triển giáo dục ngay từ khi giành được độc lập nhưng hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay vẫn tỏ ra chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa về nhiều mặt, giáo dục phổ cập, giáo dục đại học và cao đẳng, đào tạo chuyên nghiệp. Kinh nghiệm về CNH gắn liền với phát huy yếu tố con người, coi việc đầu tư nguồn nhân lực như là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa của Hàn Quốc trong điều kiện thiếu hụt nguồn tài nguyên quan trọng là cơ sở tham khảo cho sự khẳng định quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của Việt Nam.
Kết luận:
Thành công của quá trình CNH ở Hàn Quốc có sự đóng góp không nhỏ của giai đoạn 1980-1990. Giai đoạn này thực sự là “giai đoạn cất cánh lần thứ hai” của CN Hàn Quốc tạo nên “sự thần kỳ sông Hàn” mà nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới phải khâm phục và ngưỡng mộ.
Trong giai đoạn 1980-1990, bằng chiến lược CNH đúng đắn, bằng chính sách phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ, thực hiện tự do hóa có điều tiết; Hàn Quốc đã thành công trên con đường CNH đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước, tạo nên một kỳ công, một tấm gương cho sự phát triển.
Tuy nhiên, trên bất cứ chặng đường phát triển nào của Hàn Quốc nói chung và quá trình CNH nói riêng, bên cạnh thuận lợi cũng gặp vô số những khó khăn. Đó là vấn đề khủng hoảng mô hình CNH, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái, nợ nước ngoài gia tăng với một tốc độ chóng mặt mà kết quả là gần đây, tháng 4-2000, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch bán tập đoàn Daewo-một trong những Chaebol lớn nhất của Hàn Quốc-đang trên bờ vực của sự phá sản cho nước ngoài.
Trước những khó khăn, người Hàn Quốc nói chung với ý chí vươn lên đã biết tìm ra những giải pháp thích hợp để khắc phục, khai thác triệt để những thuận lợi để tiến lên phía trước.
Khái quát các thời kỹ phát triển ở nhiều nước khác nhau, Marx đã rút ra nhận xét:”Cả sự phát triển tuần tự lẫn sự phát triển rút ngắn, đều là quá trình lịch sử tự nhiên bởi vì các con đường đó đều được quy định bởi những quy luật, điều kiện khách quan nhất định. qua giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia các trung tâm mà một số nước đi sau có thể tận dụng cơ hội, rút ngắn tiến trình phát triển. khi xem xét các cuộc cách mạng CN ở những nước tiến hành thành công, có một điều duy nhất nổi lên là: Những nước tiến hành CNH sau nếu chuẩn bị tốt tiền đề, điều kiện, tận dụng được thời cơ sẽ rút ngắn được thời gian: Nước Anh làm công nghiệp hóa đầu tiên mất 120 năm, nước Pháp nhờ tạo tiền đề điều kiện tốt và tận dụng thành tựu kỹ thuật do nước Anh tạo ra, đã rút thời gian xuống còn 100 năm, nước Đức tương tự như vậy mất 80 năm, các nước CN mới trong đó có Hàn Quốc chỉ mất 25 đến 30 năm.”.
Với nước ta hiện nay, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới: CNH-HĐH. Bước vào thời kỳ này với những thuận lợi rất cơ bản là đường lối CNH-HDDH của Đảng phù hợp với yêu cầu và khả năng phát triển của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt thành tựu của 10 năm đổi mới vừa qua đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thời kỳ CNH-HĐH. Đó là những ưu điểm, thuận lợi không thể phủ nhận. Thêm vào đó về phía khách quan, ngày nay khi mà nhân loại đã giải quyết xong những điều kiện, nhiệm vụ mà các cuộc cách mạng CN theo đường lối cổ điển đặt ra, đang bước vào một nền kinh tế toàn cầu hóa hết sức nhanh chóng. Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, chúng ta đã phải đi từ số 0, từ hai bàn tay trắng. Tuy nhiên những thành tựu thu được trong thời kỳ đầu thực hiện CNH không phải là nhỏ: nguồn tài nguyên khá đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực phát triển năng động, lực lượng lao động dồi dào ... Nếu chúng ta có những chính sách đúng đắn để kết hợp những thành tựu trên và kinh nghiệm của những nước “đi trước”-trong đó có Hàn Quốc, chắc chắn ý tưởng CNH-HĐH đất nước của Đảng ta sẽ trở thành hiện thực trong một thời gian không xa.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 8”, NXB Chính trị quốc gia, 1996.
2.Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000”, NXB Chính trị quốc gia, 1992.
3.Đồng chủ biên Ngô Xuân Bình và Phạm Qúy Long, “Hàn Quốc trên con đường phát triển”, NXB Thống Kê, 2000.
4.Khoa Kinh Tế Chính Trị, Phân viện báo chí tuyên truyền, “Thực tiễn lịch sử vế cách mạng CN ở một số nước TBCN và những vấn đề rút ra với quá trình CNH-HĐH ở nước ta”, 1996.
5. Nguyễn Vĩnh Sơn, “Tìm hiểu Hàn Quốc”, Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa, 1996
6.Ngô Thị Trinh, “Kinh nghiệm cải cách và phát triển kinh tế của Nam Triều Tiên (1962-1990)”, Viện kinh tế thế giới, 1994.
7.Thư viện quân đội, “Korea Stastical Year Book”, 1989,1990.
8.Viện Kinh Tế Thế Giới, “Kinh tế các nước NICs”, NXB KHXH, 1990.
9.Các tạp chí: Một số vấn đề kinh tế thế giới, Nghiên cứu kinh tế, Việt Nam &Đông Nam á ngày nay, Ngoại Thương-1996,1997,1998.
10.The Institute For Food & Development Policy, “Dragon in distress”, Sanfransisco. Calif. USA, 1993.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50715.DOC