- Khai thác hiệu quả các cơ sở sản xuất sẵn có như: nhà máy ñường, xi măng,
tinh luyện dầu thực vật, ống thép, ñồng thời ñầu tư chiều sâu vào mở rộng một số cơ
sở sản xuất có lợi thế cạnh tranh trong chế biến hải sản, nông sản, chế biến lâm sản.
- Xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp với công nghệ hiện ñại nhằm tăng
nhanh năng lực sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
- Kêu gọi ñầu tư vào khu công nghiệp Bắc Vinh, lấp ñầy 50 - 60% diện tích.
Xây dựng một số khu công nghiệp: Nam Cấm, Hoàng Mai, Cửa Lò, Phủ Quỳ. gọi
vốn ñầu tư vào các dự án lớn.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, phấn ñấu tốc
ñộ bình quân hàng năm trên 10%; trong ñó chú trọng vào các ngành công nghiệp
chiếm tỷ trọng cao làm ñiểm nhấn chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Có các giải pháp và chính sách hợp lý ñể phát triển công nghiệp như giải
pháp về vốn, giải pháp về công nghệ, giải pháp nhân lực, giải pháp ñối với các
doanh nghiệp, giải pháp thị trường và giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong
hoạt ñộng sản xuất công nghiệp.
Tóm lại, trong thời gian tới, Nghệ An cần huy ñộng tối ña các nguồn lực trong
tỉnh, ñồng thời có chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài ñể tập trung ñầu tư
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, trước hết là công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ
công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu. trên cơ sở coi trọng thị trường tiêu
thụ nội tỉnh, ưu tiên thị trường xuất khẩu. ðồng thời, công nghiệp Nghệ An cần phải có
những bước ñi vững chắc hơn nữa ñể khẳng ñịnh vai trò của mình trong nền kinh tế,
ñưa Nghệ An ñi lên “sánh vai” cùng với các tỉnh bạn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp Nghệ An những năm đầu thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
227
CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN NHỮNG NĂM ðẦU THẾ KỶ XXI
LƯƠNG THỊ THÀNH VINH, HỒ THỊ THANH VÂN
Khoa ðịa lý, Trường ðại học Vinh
I. ðẶT VẤN ðỀ
Cùng với xu hướng phát triển chung của ñất nước, hiện nay Nghệ An ñã có
những ñịnh hướng cụ thể cho phát triển công nghiệp với tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Với lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông - lâm - thủy sản, lại
có nguồn lao ñộng dồi dào, giao thông vận tải phát triển ñồng bộ, Nghệ An có nhiều
ñiều kiện ñể phát triển một nền công nghiệp toàn diện, nhằm thúc ñẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cung cấp sản phẩm cho nhu cầu thị trường và tham gia
xuất khẩu. ðồng thời phát triển công nghiệp còn là ñộng lực ñể Nghệ An vươn lên,
giữ một vai trò trong ñịa bàn kinh tế trọng ñiểm miền Trung trong một tương lai
không xa.
II. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
NGHỆ AN
1. Tiềm năng
Trong mấy chục năm qua ðảng bộ và chính quyền tỉnh rất quan tâm và ñề ra
nhiệm vụ rõ ràng cho phát triển công nghiệp. Sự cần cù, thông minh của nhân dân
Nghệ An cùng với chính sách ñổi mới của Nhà nước khuyến khích mọi thành phần
kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi ñể phát huy tính năng ñộng của người dân
ñầu tư vào sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
Nghệ An có vị trí quan trọng trong khu vực Bắc Trung Bộ, có ñường biên giới
chung với Lào, thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, có trên 4.000 hải lý vuông vùng
biển là ñiều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, có cảng biển quốc gia
Cửa Lò, có cửa khẩu quốc gia Nậm Cắn, có sân bay, ñường sắt và ñường bộ xuyên
Việt ñi qua... ðó là thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển
công nghiệp nói riêng của Nghệ An.
ðất ñai vùng núi và trung du của tỉnh Nghệ An phù hợp cho việc phát triển các
cây công nghiệp (mía, chè, cà phê, cao su, lạc, thông, tre, cây ăn trái,...). Thực tế ñã
hình thành các vùng chuyên canh cây chè, cà phê, cao su và nhất là vùng nguyên
liệu mía cho các nhà máy ñường.
Nền nông nghiệp của Nghệ An những năm gần ñây ñã có bước phát triển
tương ñối nhanh, sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi phát triển khá. ðây là ñiều kiện
thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến. Bước ñầu hình thành một số
ngành công nghiệp trọng ñiểm, có vị thế trong cả nước, là tiền ñề ñể phát triển công
nghiệp ở các giai ñoạn tiếp theo.
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
228
Tài nguyên khoáng sản còn nhiều tiềm năng, lớn nhất là ñá vôi... tạo ñà cho
việc phát triển vật liệu xây dựng, xi măng và các vật liệu khác từ ñá vôi sau xi măng.
Ngoài ra còn có thiếc ñược ñánh giá là lớn nhất trong cả nước tạo tiên ñề cho công
nghiệp khai khoáng và một số loại khoáng sản có giá trị khác như mangan, ti tan, ñá
quý, bôxit, than ñá...
Lực lượng lao ñộng dồi dào, nhất là lực lượng trẻ có sức khỏe và văn hóa
Nghệ An có hệ thống các trường dạy nghề và trường ñại học. Nhân dân Nghệ An
cần cù và chịu khó, thông minh, ham học hỏi, nhiều người Nghệ An ñang làm việc
trong nước và ngoài nước sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm giúp ñỡ trong việc phát triển
kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp của tỉnh nói riêng.
ðất nước ổn ñịnh về chính trị, quốc phòng, an ninh ñược giữ vững. Một số cơ
chế chính sách năng ñộng, thông thoáng của Chính phủ và các Luật về kinh tế ñược
Quốc hội thông qua ñang ñi vào cuộc sống.
Một số công trình lớn ñã ñược ñầu tư, bước ñầu hình thành một số ngành công
nghiệp trong tỉnh (Xi măng Hoàng Mai, Liên doanh mía ñường Phủ Quỳ...), khu
công nghiệp Bắc Vinh ñã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, ñường sá ñược nâng
cấp... ðó là những thuận lợi, tạo tiền ñề cho công nghiệp Nghệ An tăng trưởng cao
trong những năm tới.
2. Thực trạng phát triển
Trong 5 năm qua công nghiệp Nghệ An luôn giữ ñược tốc ñộ phát triển cao. So
với năm 2000 ñến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 3,4 lần. Tốc ñộ
tăng trưởng bình quân 5 năm 2001-2005 ñạt 28,2% (mục tiêu Nghị quyết là 17 -
18%). Giá trị sản xuất công nghiệp giai ñoạn 2001 - 2005 tăng liên tục với tốc ñộ
cao: năm 2001 ñạt 1.568,276 tỷ ñồng, tăng 33,28% so với năm 2000; năm 2004 ñạt
3.381,8 tỷ ñồng, tăng 12,46% so với năm 2003; Năm 2005 ước ñạt 3980 tỷ ñồng gấp
3,38 lần năm 2000.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh tăng
trưởng khá cao, tăng từ 18,9% năm
2000 lên 26,7% năm 2004 và 30,4%
năm 2005 (mục tiêu 25-26% vào năm
2005). Trong ñó, riêng công nghiệp
tăng 9,8% lên 20,94%. Giữa công
nghiệp TW với công nghiệp ñịa
phương ñã có sự gắn kết, bước ñầu
ngành công nghiệp ñã có ñóng góp
ñáng kể cho thu ngân sách của tỉnh.
Trong cơ cấu ngành công
nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp
khai thác năm 2001 là 5,66%, năm 2004 là 5,06%, công nghiệp sản xuất và phân
0%
20%
40%
60%
80%
100%
%
1990 1995 2000 2003 2004 2005 N¨m
N«ng - l©m - ng− nghiÖp C«ng nghiÖp - x©y dùng DÞch vô
Hình 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
229
phối ñiện, nước còn nhỏ bé không ñáng kể, chiếm tỷ trọng 0,25%, công nghiệp chế
biến chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 94% trong giá trị sản xuất. Công nghiệp chế biến
trong mấy năm qua có tốc ñộ tăng trưởng cao và quyết ñịnh tốc ñộ phát triển công
nghiệp ñịa bàn. Trong nội ngành công nghiệp chế biến cũng có sự chuyển biến ñáng
kể:
- Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại (chủ yếu là sản
xuất xi măng) có sự phát triển vượt bậc do nhà máy xi măng Hoàng Mai hoàn thành
ñầu tư và ñi vào sản xuất từ năm
2001 ñưa năng lực sản xuất xi măng
trên ñịa bàn toàn tỉnh lên 1,65 triệu
tấn/năm.Tỷ trọng giá trị sản xuất của
lĩnh vực này tăng từ 14,83% năm
2000 lên 40,48% năm 2005.
- Lĩnh vực sản xuất thực phẩm
và ñồ uống tỷ trọng giảm từ 43,99%
năm 2000 xuống còn 41% năm 2005.
Tỷ trọng tập trung chủ yếu công
nghiệp sản xuất ñường (chiếm gần
24% giá trị sản xuất công nghiệp
toàn tỉnh), bia nước giải khát (chiếm gần 4%). Các lĩnh vực sản xuất sản phẩm dệt
may, in, sản xuất sản phẩm bằng kim loại (chủ yếu là dịch vụ & gia công kết cấu)...
tiếp tục duy trì sản xuất trên năng lực sẵn có. Nhịp ñộ phát triển ñạt 15 - 22%, tỷ
trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp ổn ñịnh.
- Lĩnh vực sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản phẩm cao su và plastic, thiết
bị ñiện tử và truyền thông,... do không ñược ñầu tư tăng năng lực sản xuất ñổi mới
thiết bị trong khi thị trường khó khăn và bị cạnh tranh quyết liệt nên phát triển có xu
hướng chậm dần, tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu công nghiệp ñịa bàn.
- Sản xuất công nghiệp ñã có ñóng góp ñáng kể vào tăng thu ngân sách của
tỉnh. Năm 2001: 182,32 tỷ ñồng, tăng 37,31% so với năm 2000. Năm 2004: gần 300
tỷ ñồng, tăng 19,05% so với năm 2003.
- Tỷ trọng thu ngân sách từ sản xuất công nghiệp trong thu nội ñịa của tỉnh ñã
tăng dần. Năm 2004 chiếm xấp xỉ 45% thu nội ñịa. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp có số nộp ngân sách lớn như: Công ty Cổ phần bia ñạt trên 60 tỷ ñồng,
Công ty xi măng Hoàng Mai, Liên doanh mía ñường Nghệ An Tate & Lyle ñạt xấp
xỉ 40 tỷ ñồng/năm,...
Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế 5 năm qua chưa có sự thay ñổi
lớn. Công nghiệp quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ ñạo. Tỷ trọng giá trị sản
xuất khu vực quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng từ 30,48% năm 2001 lên
45% năm 2005 do một loạt nhà máy của các doanh nghiệp nhà nước ñầu tư hoàn
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 N¨m
TriÖu ®ång
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
%
Gi¸ trÞ s¶n xuÊt (TriÖu ®ång) Tèc ®é t¨ng tr−ëng (%)
Hình 2: Giá trị sản xuất và tốc ñộ tăng trưởng
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
230
thành và ñi vào sản xuất (xi măng Hoàng Mai, 2 nhà máy ñường Sông Con và Sông
Lam...). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh ñịa phương quản lý giảm
do thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh: chuyển
giao về các Tổng Công ty của Trung ương 6 doanh nghiệp (Công ty dệt kim Hoàng
Thị Loan, Công ty ðiện tử - Tin học và Viễn thông, Nhà máy Cao su, Nhà máy Cơ
khí Vinh, Nhà máy ép Dầu Vinh, Công ty Dâu tằm tơ); Thực hiện cổ phần hóa ñược
26 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Lĩnh vực có vốn
ñầu tư nước ngoài phát
triển ổn ñịnh. Tốc ñộ
tăng giá trị sản xuất 5
năm ñạt bình quân
23,21%. Tỷ trọng giá
trị sản xuất chiếm bình
quân 19,08 % của
công nghiệp trên ñịa
bàn.
Tổ chức lãnh thổ
công nghiệp Nghệ An
bước ñầu ñã ñược phát
triển với một số kết
quả ñáng khích lệ
nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ñang từng bước ñược nâng cấp hoàn thiện: hệ thống
ñường bộ, ñường sắt, ñường sông, ñường biển ở Nghệ An hiện tại và tương lai tạo
nên một hệ thống ñồng bộ khép kín sẽ là cơ sở ñể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ
An, nhất là khai thác thế mạnh từ rừng và biển Nghệ An. ðây sẽ là một bộ khung
vững chắc hỗ trợ ñắc lực cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An. Trong ñó, hình
thành ñược các tuyến lực quan trọng theo hướng Bắc - Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ
15), theo hướng ðông - Tây (quốc lộ 7, quốc lộ 48).
Công nghiệp Nghệ An bước ñầu hình thành một số ngành mũi nhọn có quy
mô, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như:
ñường kính, xi măng, bia, chè, dứa, tinh bột sắn, khoáng sản...
Tỉnh ñã hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung: mía, chè, sắn,
dứa... ñáp ứng nhu cầu ñầu vào cho các nhà máy chế biến, ñồng thời ñã góp phần
thay ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao ñộng
nông thôn. Bộ mặt nông thôn từng bước thay ñổi nhanh chóng.
Trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hầu hết các ñiểm công nghiệp của tỉnh ñều
có xu hướng phân bố dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu, gắn với những
Bảng 1. Số cơ sở sản xuất công nghiệp và lao ñộng
phân theo thành phần kinh tế năm 2005
Số cơ sở sản
xuất công
nghiệp (cơ sở)
Số lao ñộng
trong các cơ
sở (người)
Tổng số 32613 75437
Khu vực kinh tế trong nước
1. Nhà nước
- Trung ương quản lý
- ðịa phương quản lý
2. Tập thể
3. Cá thể
4. Tư nhân
5. Kinh tế hỗn hợp
32606
29
11
18
32
32376
55
114
74270
6683
2929
3754
1419
56687
1511
7970
Khu vực có vốn ñầu tư NN 7 1167
(Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An - 2005.)
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
231
ñiểm công nghiệp có cùng chung sản phẩm, quy trình công nghệ, hoặc tận dụng phụ
phẩm của nhau ñể giảm chi phí xây dựng hạ tầng và chi phí vận chuyển ñầu vào. Một
số ñiểm công nghiệp quan trọng có ý nghĩa ñối với phát triển công nghiệp của ñịa
phương cũng như ñối với tỉnh Nghệ An, ñiển hình như nhà máy mía ñường Tate &
Lyle (Tân Kỳ), nhà máy xi măng Hoàng Mai (Quỳnh Lưu). ðây là những hạt nhân tạo
vùng quan trọng tạo ñiều kiện ñể khai thác các tiềm năng và giảm sự phát triển chênh
lệch giữa khu vực trung du, miền núi với khu vực ñồng bằng.
Các hạt nhân phát triển công nghiệp của Nghệ An là trung tâm công nghiệp
Vinh, thị xã Cửa Lò, thị trấn Hoàng Mai, Phủ Quỳ ñã phát huy ñược vai trò ñộng lực
của mình. Trong ñó, Vinh là ñầu mối giao thông và thông tin liên lạc quan trọng nhất
của tỉnh: có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, ñường 15 Bắc - Nam, ñường 7, 8 ðông - Tây,
có ñường sắt Thống Nhất, có sân bay Vinh và các tuyến kỹ thuật quốc gia khác
(ñường dây 500KV, cáp quang...) là cơ sở và tạo ñiều kiện thuận loại ñể Vinh trở
thành hạt nhân kinh tế của tỉnh nói chung, công nghiệp nói riêng.
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung (Bắc Vinh, Nam
Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai) và các cụm công nghiệp (ðông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng
Lộc, Diễn Hồng, Thung Khuộc,...) thời gian vừa qua ñã tạo ra bước ñột phá trong
thu hút ñầu tư ñể phát triển công nghiệp, thúc ñẩy phát triển kinh tế, ñẩy nhanh quá
trình ñô thị hoá.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành ñã kéo theo sự phát triển
kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho gần 10.000 lao ñộng.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng góp phần
làm thay ñổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Làng nghề và làng có nghề ñã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập
cho người lao ñộng trên ñịa bàn làng nghề, ñồng thời làm thay ñổi cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, tạo nhiều ñiều kiện cho phát triển sản xuất nói chung
và phát triển tiểu thủ công nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, tốc ñộ tăng trưởng sản xuất công nghiệp không ổn ñịnh. Số lượng các
doanh nghiệp có tăng nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu công nghệ và chậm
nắm bắt những thông tin về thị trường. Nguồn nhân lực chưa ñáp ứng ñược yêu cầu
về kỹ thuật và trình ñộ chuyên môn. Hàng hóa chất lượng còn thấp, thiếu sức cạnh
tranh. Các dự án trong khu công nghiệp còn chậm ñược triển khai. Bên cạnh ñó, vấn ñề
an toàn lao ñộng và bảo vệ tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập.
III. KẾT LUẬN
Với tiềm năng và thực trạng như vậy, ñến năm 2010, tỉnh ñặt ra mục tiêu phấn
ñấu mức ñộ tăng trưởng công nghiệp bình quân 15 - 17%. Giá trị sản xuất công
nghiệp ñến năm 2010 tăng gấp 4,5 - 5 lần năm 2000. Tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng chiếm 35,8% GDP. Riêng công nghiệp chiếm 21,29% GDP của tỉnh. Giá trị
hàng hóa công nghiệp xuất khẩu 50 - 70 triệu USD.
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
232
ðể phát triển công nghiệp, những năm tới Nghệ An cần:
- Ưu tiên ñầu tư chiều sâu, ñổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất ñể tăng sức cạnh
tranh trên thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu.
- Khai thác hiệu quả các cơ sở sản xuất sẵn có như: nhà máy ñường, xi măng,
tinh luyện dầu thực vật, ống thép, ñồng thời ñầu tư chiều sâu vào mở rộng một số cơ
sở sản xuất có lợi thế cạnh tranh trong chế biến hải sản, nông sản, chế biến lâm sản...
- Xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp với công nghệ hiện ñại nhằm tăng
nhanh năng lực sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
- Kêu gọi ñầu tư vào khu công nghiệp Bắc Vinh, lấp ñầy 50 - 60% diện tích.
Xây dựng một số khu công nghiệp: Nam Cấm, Hoàng Mai, Cửa Lò, Phủ Quỳ... gọi
vốn ñầu tư vào các dự án lớn.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, phấn ñấu tốc
ñộ bình quân hàng năm trên 10%; trong ñó chú trọng vào các ngành công nghiệp
chiếm tỷ trọng cao làm ñiểm nhấn chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Có các giải pháp và chính sách hợp lý ñể phát triển công nghiệp như giải
pháp về vốn, giải pháp về công nghệ, giải pháp nhân lực, giải pháp ñối với các
doanh nghiệp, giải pháp thị trường và giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong
hoạt ñộng sản xuất công nghiệp.
Tóm lại, trong thời gian tới, Nghệ An cần huy ñộng tối ña các nguồn lực trong
tỉnh, ñồng thời có chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài ñể tập trung ñầu tư
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, trước hết là công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ
công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu... trên cơ sở coi trọng thị trường tiêu
thụ nội tỉnh, ưu tiên thị trường xuất khẩu. ðồng thời, công nghiệp Nghệ An cần phải có
những bước ñi vững chắc hơn nữa ñể khẳng ñịnh vai trò của mình trong nền kinh tế,
ñưa Nghệ An ñi lên “sánh vai” cùng với các tỉnh bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sở Kế hoạch và ðầu tư. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ
An thời kỳ 2001 - 2010, (tháng 10/2002.
[2]. Cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê Nghệ An 2002, 2003, 2005.
[3]. Bộ Công nghiệp và Sở Công nghiệp Nghệ An. Quy hoạch phát triển công
nghiệp tỉnh Nghệ An ñến năm 2010. (Bản ñiều chỉnh vi tính)
[4]. Sở Công nghiệp Nghệ An. Các báo cáo tổng kết, sơ kết tình hình phát triển
công nghiệp, các bài báo về công nghiệp.
[5]. Một số thông tin khai thác trên mạng Internet qua trang Web:
+ htttp://www.google.com.vn
+ htttp://www.nghean.gov.vn
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
233
TÓM TẮT
Dựa trên những tiềm năng sẵn có của mình, công nghiệp Nghệ An trong thời
gian qua ñã có nhiều bước phát triển ñáng kể. Bài báo này ñề cập ñến tiềm năng,
thực trạng phát triển (những kết quả ñạt ñược và những hạn chế) và ñịnh hướng của
ngành công nghiệp Nghệ An giai ñoạn 2005 - 2010.
SUMMARY
LUONG THI THANH VINH, HO THI THANH VAN
Based on the available capacities, Nghe An industry has had some remarkable
developing steps. This report mentions to its potentials, current situation
achievements and shortcomings and advance some propositions, thought apt in the
2006 - 2010 period.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_nghiep_nghe_an_nhung_nam_dau_the_ky_xxi.pdf