Điều 370 Bộ luật TTDS năm 2004, trên
cơ sở nội luật hóa Điều V của Công ước34,
nêu ra các căn cứ để tòa án xem xét không
công nhận và cho thi hành phán quyết của
TTNN, không hề đề cập đến nghĩa vụ phải
chứng minh của bên phản đối yêu cầu. Với
quy định này thì không thể đoán định được
nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên nào;
nếu thuộc về bên được thi hành thi không
phù hợp với Điều V35, còn nếu thuộc về bên
phải thi hành thì không chắc chắn vì luật
không minh định rõ ràng. Nhìn từ thực tiễn,
bên được thi hành, vì càng muốn yêu cầu
của mình được chấp nhận, sẽ càng phải cố
gắng chứng minh tính hợp lý và hợp pháp
của yêu cầu. Điều này cho thấy, dù luật
không minh định rõ nhưng vô hình trung đã
đặt gánh nặng chứng minh lên vai bên được
thi hành, dù theo Công ước, họ chỉ phải nộp
phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài.
Hơn nữa, quy định này tạo ra sự sai biệt giữa
pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước
khác (cả luật thành văn và án lệ), cùng là
thành viên của Công ước, về nghĩa vụ chứng
minh của bên phải thi hành khi phản đối yêu
đối yêu cầu của bên được thi hành
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÖNG NHÊÅN VAÂ CHO THI HAÂNH PHAÁN QUYÏËT
CUÃA TROÅNG TAÂI NÛÚÁC NGOAÂI
Lê nguyễn gia Thiện*
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Tính mở của Công ước new york
Công ước New York (Công ước), vốn
được xem là điều ước quốc tế (ĐƯQT) có
nhiều thành viên tham gia nhất, cũng như có
tầm bao phủ rộng nhất trong lĩnh vực trọng
tài thương mại quốc tế (TMQT)7, thiết lập
một “mức sàn” tối thiểu mang tính nền tảng
mà mọi quốc gia thành viên đều phải tuân
thủ khi đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn.
Tinh thần xuyên suốt của Công ước là ủng
hộ trọng tài (pro-arbitration)8, đồng thời
khuyến khích các nước thành viên tạo điều
kiện thuận lợi, thông thoáng để việc công
nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN
tại nước thành viên đó được dễ dàng, nhanh
chóng. Điều III Công ước nhấn mạnh: “Các
quốc gia thành viên sẽ công nhận các phán
quyết trọng tài (nước ngoài) là có hiệu lực
ràng buộc và cho thi hành các phán quyết
này theo những nguyên tắc tố tụng của nơi
mà phán quyết được xem xét công nhận và
cho thi hành, theo các điều kiện nằm trong
những điều khoản tiếp theo của Công ước
New York. Pháp luật quốc gia không được
áp đặt những điều kiện phức tạp hơn, hoặc
phí/chi phí liên quan đến việc công nhận và
cho thi hành phán quyết của TTNN chịu sự
điều chỉnh của Công ước New York cao hơn
việc công nhận và cho thi hành phán quyết
của trọng tài trong nước”.
Như vậy, Công ước nhường lại việc quy
định cụ thể quy trình, phương cách cho pháp
luật của quốc gia nơi xem xét công nhận và
cho thi hành. Tuy nhiên, các điều kiện cơ
bản, tối thiểu mà Công ước đã liệt kê thì
pháp luật quốc gia không được xâm phạm.
* Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
1 Bộ luật TTDS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 25/11/2015, có hiệu lực ngày 1/7/2016, trừ
một số trường hợp theo Điều 517.
2 Chương XXXVII Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam, từ Điều 451 đến Điều 463.
3 Một số điều khác, ví dụ: Khoản 4 Điều 31 về Những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án,
Điều 37 về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chương VII về Chứng minh và chứng cứ, Điều 242 về Phán quyết của
TTNN được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
4 Công ước New York là tên gọi phổ biến của Công ước về Công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN được Liên hiệp quốc
thông qua ngày 10/6/1958 tại New York (Hoa Kỳ), chính thức có hiệu lực vào ngày 7/6/1959. Tính đến đầu năm 2016, đã có 156
quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước này.
5 Bộ luật TTDS còn nhiều điểm mới khác liên quan đến chế định công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN.
6 Bên yêu cầu trong hầu hết các trường hợp sẽ là bên được thi hành phán quyết của TTNN.
7 Mauro-Rubino Sammartano, International Arbitration: Law and Practice, Kluwer Law International, 2001,p. 943.
8 Joseph T. McLaughlin/Laurie Genevro, Enforcement of Arbitral Awards under the New York Convention - Practice in U.S. Courts,
Berkeley Journal of International Law, Vol. 3, Issue 2, 1986, pp. 249-272.
Trong Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 20151, các quy định liên quan đến việc
công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (TTNN) ở Việt
Nam đã được thiết kế, kiện toàn theo hướng hội nhập quốc tế, khuyến khích việc
công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam2’3. Bài viết phân tích
những điểm mới của Bộ luật TTDS năm 2015 về chế định công nhận và cho thi
hành phán quyết của TTNN, đặt trong mối tương quan so sánh với Bộ luật TTDS
năm 2004 và Công ước New York4. Các điểm mới này bao gồm5: (1) thời hiệu yêu
cầu công nhận và cho thi hành; (2) việc gửi tài liệu của bên yêu cầu6; (3) các tài
liệu cần gửi khi yêu cầu công nhận và cho thi hành; (4) sự tham gia của Viện kiểm
sát (VKS); (5) nghĩa vụ chứng minh của các bên.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Trên thực tế, có thể xảy ra một số trường
hợp như sau: (1) các điều kiện để công nhận
và cho thi hành phán quyết của TTNN cao
hơn phán quyết trọng tài trong nước, (2) các
điều kiện để công nhận và cho thi hành phán
quyết của TTNN thấp hơn hoặc bằng phán
quyết của trọng tài trong nước. Đối với
trường hợp thứ hai, vấn đề đã được minh
bạch vì hoàn toàn phù hợp với Công ước.
Tuy nhiên, trường hợp thứ nhất lại mang đến
hệ quả pháp lý phức tạp hơn, vì đã vi phạm
Điều III của Công ước. Trong trường hợp
này, luật quốc gia sẽ không được áp dụng
khi toà án tiến hành công nhận và cho thi
hành phán quyết của TTNN, thay vào đó,
Công ước sẽ được áp dụng9. Đây là “nguyên
tắc không phân biệt đối xử” (principle of
non-discrimination) của Công ước. Bên
cạnh “nguyên tắc không phân biệt đối xử”
giữa phán quyết của trọng tài trong nước và
phán quyết của TTNN, một nguyên tắc nữa
cũng được Công ước thiết lập, dựa trên nền
tảng của Điều III, là những vấn đề nào liên
quan đến việc công nhận và cho thi hành
phán quyết của TTNN, nếu không được dự
liệu bởi Công ước thì pháp luật quốc gia
thành viên có toàn quyền hạn định, đây gọi
là “nguyên tắc quyền biệt đãi” (principle of
favourable right).
2. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi
hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Công ước để ngỏ về vấn đề thời hiệu mà
bên yêu cầu có thể vận dụng để thực hiện
quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành
phán quyết của TTNN. Vấn đề này được
Công ước chuyển lại cho pháp luật quốc gia
tùy nghi hoạch định. Khi khảo sát pháp luật
các nước về thời hiệu nói chung, cũng như
thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
phán quyết của TTNN, nhiều tác giả nhận
định10, thời hiệu chịu sự điều chỉnh của luật
nội dung theo pháp luật các nước thuộc
truyền thống dân luật (civil law
legislations)11. Ngược lại, các nước theo
truyền thống thông luật (common law
legislations) xem thời hiệu là một bộ phận
cấu thành nên luật hình thức12.
Bộ luật TTDS năm 2004 không quy
định cụ thể thời hiệu để một bên có thể yêu
cầu tòa án công nhận và cho thi hành phán
quyết của TTNN là bao lâu13, hơn nữa, Bộ
luật TTDS năm 2004 quan niệm việc yêu
cầu công nhận và cho thi hành phán quyết
của TTNN là việc dân sự. Căn cứ vào điểm
b khoản 3 Điều 159 thì trong trường hợp
pháp luật không quy định rõ về thời hiệu,
thời hiệu áp dụng cho các yêu cầu về việc
dân sự sẽ là 01 năm. Theo chúng tôi, thời
hiệu 01 năm dành cho bên được thi hành để
yêu cầu công nhận và cho thi hành phán
quyết của TTNN là thuộc diện ngắn nhất,
chỉ dài hơn pháp luật của Trung Quốc trước
đây14. Bên cạnh đó, quy định của Bộ luật
TTDS năm 2004 giống với các nước khác
khi không quy định một thời hiệu riêng biệt
cho việc yêu cầu công nhận và cho thi hành
phán quyết của TTNN. Thế nhưng, chỉ cho
bên yêu cầu 01 năm để thực hiện quyền yêu
cầu công nhận của mình là quá ngắn, điều
này dẫn đến việc trên thực tế, có bên dù đã
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và
9 Ví dụ, nếu Tòa án của một nước thành viên X nào đó buộc bên A khi yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN
phải tạm ứng 100 đơn vị tiền tệ lệ phí để yêu cầu tòa án M giải quyết. Nhưng trong trường hợp khác, một bên yêu cầu B khi yêu
cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trong nước tại tòa án N (cũng của nước X) chỉ phải nộp 80 đơn vị tiền tệ
lệ phí, thì điều này dẫn đến sự phân biệt nghiêm trọng giữa quy trình công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN và phán
quyết của trọng tài trong nước. A trong trường hợp này có quyền yêu cầu tòa án giảm mức tạm ứng xuống còn 80 đơn vị tiền tệ.
10 Kronke, Nacimiento & Otto, The New York Convention: A Global Commentary on the New York Convention, Kluwer Law
International, 2010,p. 127.
11 Các nền pháp chế thuộc civil law như Thụy Sỹ, Pháp và Đức đều chế định thời hiệu thành một phần của bộ dân luật. Thời hiệu
để bên thắng kiện trong tố tụng trọng tài có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN là 10 năm theo luật
Thụy Sỹ, 5 năm theo luật Pháp và 30 năm theo luật Đức, tương ứng là các Điều 127 Bộ Dân luật Thụy Sỹ, 2224 Bộ Dân luật Pháp
và 197(1)(2) Bộ Dân luật Đức.
12 Các nền pháp chế thuộc truyền thống thông luật quy định rằng thời hiệu nói chung, cũng như thời hiệu công nhận và cho thi
hành phán quyết của TTNN chịu sự điều chỉnh của một đạo luật chuyên biệt, gọi là Đạo luật về Thời hiệu (Limitation Act). Theo
các đạo luật này, thời hiệu để một bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN lần lượt sẽ là 6 năm theo luật
Anh, 3 năm theo luật Ấn Độ. Đặc biệt, Hoa Kỳ, dù cũng theo common law, nhưng quy định khác với các nước khác về vấn đề
thời hiệu. Pháp luật Hoa Kỳ dự liệu vấn đề thời hiệu để yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại một điều
luật nằm ngay trong Luật Trọng tài Liên bang (Federal Arbitration Act). Điều 207 dành cho bên được thi hành một khoảng thời
gian tối đa là 3 năm để tiến hành yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Hoa Kỳ.
13 Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của TTNN được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày
14/9/1995 (Pháp lệnh 1995) cũng quy định theo hướng tương tự.
14 Theo quy định tại Điều 219 Luật TTDS 1991 của Trung Quốc, thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài sẽ là 01 năm nếu có ít nhất một bên là cá nhân, hoặc 06 tháng nếu các bên đều là pháp nhân hoặc tổ chức khác. Tuy nhiên,
Luật TTDS 2012 hiện nay của Trung Quốc đã nâng thời hiệu này lên thành 02 năm.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
của cả tòa án về các thủ tục phục vụ cho việc
công nhận và cho thi hành phán quyết của
TTNN, nhưng vẫn bị tòa án từ chối công
nhận và cho thi hành vì lý do hết thời hiệu15.
Bộ luật TTDS năm 2015 đã nâng mức thời
hiệu này lên thành 3 năm (Điều 451). Điều
này có ý nghĩa lớn đối với bên yêu cầu công
nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN
tại Việt Nam vì họ sẽ có thêm thời gian để
nghiên cứu các tình huống, chuẩn bị các tài
liệu cần thiết, cũng như xem xét lựa chọn tòa
án nào mình có thể cậy nhờ để thi hành phán
quyết của trọng tài trên thực tế.
3. Việc gửi tài liệu của bên yêu cầu
Công ước không quy định bên yêu cầu
phải tiến hành gửi tài liệu cho cơ quan nào,
với các bước cụ thể ra sao, bởi lẽ tại Điều
III Công ước đã nêu rõ quy trình công nhận
và cho thi hành hoàn toàn chịu sự điều chỉnh
của pháp luật quốc gia. Tại hầu hết các quốc
gia là thành viên của Công ước, bên yêu cầu
công nhận và cho thi hành phán quyết của
TTNN có quyền nộp đơn trực tiếp cho tòa
án mà mình thực hiện yêu cầu16. Tuy nhiên,
theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại
khoản 1 Điều 364 Bộ luật TTDS năm 2004
thì bên yêu cầu phải gửi đơn cho Bộ Tư
pháp, rồi sau đó, trong thời hạn 7 ngày, Bộ
Tư pháp sẽ chuyển các giấy tờ này cho tòa
án có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền,
sau khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp
chuyển đến, trong thời hạn 03 ngày sẽ ra
quyết định thụ lý vụ việc. Như vậy, từ khi
bên yêu cầu gửi đơn và các tài liệu kèm theo
cho Bộ Tư pháp, đến khi Tòa án ra quyết
định thụ lý, sẽ mất thêm 10 ngày. Khoảng
thời gian thực tế sẽ kéo dài hơn khá nhiều
nếu rơi vào các ngày nghỉ lễ, tết, cuối tuần,
chưa kể là khả năng các văn thư gửi đến Bộ
Tư pháp và từ Bộ Tư pháp gửi đi có thể bị
thất lạc. Tất cả các yếu tố này dẫn đến việc
quyền và lợi ích hợp pháp của bên yêu cầu
sẽ không được bảo đảm.
Thay vì bên yêu cầu chỉ có một quyền
là gửi đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo
cho Bộ Tư pháp, thì theo khoản 1 Điều 451
Bộ luật TTDS năm 2015, bên yêu cầu có hai
quyền, hoặc là gửi cho Bộ Tư pháp17, hoặc
là gửi trực tiếp cho tòa án mà mình cậy nhờ
xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành.
Quy định mới này rõ ràng đã phát huy rất tốt
tinh thần của Công ước là pro-arbitration
(ủng hộ trọng tài), giúp cho bên yêu cầu thực
hiện được quyền của mình dễ hơn, hạn chế
được thời gian phải gửi đơn qua Bộ Tư
pháp. Hơn nữa, quy định này cũng phù hợp
với Điều VII Công ước khi không khước từ
các quy định khác với Công ước nằm trong
ĐƯQT mà các nước thành viên tham gia.
4. Các tài liệu cần gửi khi yêu cầu công
nhận và cho thi hành
Theo Điều IV của Công ước, bên yêu
cầu muốn tòa án một nước công nhận và cho
thi hành phán quyết của TTNN thì phải nộp
đơn yêu cầu, kèm theo đó là bản gốc có xác
thực hợp lệ hoặc bản sao có chứng thực hợp
lệ18 của phán quyết trọng tài và bản gốc thỏa
thuận trọng tài hoặc bản sao có chứng thực
hợp lệ của thỏa thuận trọng tài. Nếu phán
quyết trọng tài được tuyên bằng ngôn ngữ
không phải là ngôn ngữ chính thức của nước
nơi có tòa án xem xét việc công nhận và cho
thi hành thì tòa án có thể yêu cầu bên yêu
cầu phải nộp thêm bản dịch hợp lệ được xác
nhận bởi một thông dịch viên chính thức hay
đã tuyên thệ hoặc bởi một cơ quan ngoại
giao hoặc lãnh sự.
Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật
TTDS năm 2004 thì bên yêu cầu phải gửi
kèm theo đơn yêu cầu bản sao hợp pháp
phán quyết của TTNN và bản sao hợp pháp
thoả thuận trọng tài. Ngoài ra, các giấy tờ,
15 Xem Quyết định số 01/2014/QĐST-KDTM của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.
16 Thông thường sẽ là tòa án nơi bên phải thi hành cư trú (nếu là cá nhân), hoặc nơi bên phải thi hành có trụ sở chính (nếu là pháp
nhân), hoặc nơi bên phải thi hành có tài sản. Cũng có trường hợp cá biệt, tòa án thụ lý yêu cầu công nhận và cho thi hành lại là
tòa án nơi văn phòng đại diện của bên phải thi hành tọa lạc, xem bản án: Seetransport Wiking v. Navimpex Centrala, 793 F.Supp
444 (S.D.N.Y. 1992).
17 Việc gửi đơn và các tài liệu kèm theo cho Bộ Tư pháp chỉ áp dụng trong trường hợp ĐƯQT mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có
quy định là phải gửi thông qua Bộ Tư pháp. Công ước New York là ĐƯQT đa phương hữu hiệu nhất trong lĩnh vực trọng tài TMQT
không quy định về vấn đề này, nên có thể suy ra rằng, hầu hết các yêu cầu chỉ cần nộp trực tiếp cho tòa án tiến hành công nhận
và cho thi hành là được.
18 Thực tiễn trọng tài TMQT chứng minh rằng, việc xác thực phán quyết trọng tài (authentication) rất ít khi xảy ra, vì hầu hết các
phán quyết đều được chứng thực (certification). Cơ quan có thẩm quyền xác thực hay chứng thực rất đa dạng, từ cơ quan công
chứng cho đến cơ quan lãnh sự, cơ quan ngoại giao, thậm chí cả trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn. Xem: Kronke,
Nacimiento & Otto, The New York Convention: A Global Commentary on the New York Convention, Kluwer Law International,
2010,p. 181.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng
nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản
dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng
thực hợp pháp. So sánh quy định của Điều
IV Công ước và Điều 365 Bộ luật TTDS
năm 2004, chúng tôi có một số nhận xét như
sau: (1) nếu như Điều IV cho phép các bên
có nhiều sự lựa chọn hơn khi nộp các tài liệu
liên quan đến yêu cầu công nhận và cho thi
hành phán quyết của TTNN cùng với đơn
yêu cầu, bao gồm bản gốc có xác thực hợp
lệ hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ của
phán quyết trọng tài và bản gốc hoặc bản sao
có chứng thực hợp lệ của thỏa thuận trọng
tài, thì Bộ luật TTDS năm 2004 chỉ chấp
nhận việc nộp bản sao hợp pháp phán quyết
của TTNN và bản sao hợp pháp thoả thuận
trọng tài của bên yêu cầu. Có thể nói rằng,
quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 đã
hạn chế lớn đến khả năng nộp tài liệu của
bên yêu cầu vì thực tiễn trọng tài TMQT
chứng minh rằng, nhiều khi việc nộp bản
gốc phán quyết và thỏa thuận trọng tài lại
thuận tiện hơn cho bên yêu cầu, do các văn
bản này có giá trị pháp lý vững chắc hơn bản
sao, bên yêu cầu cũng không cần thời gian
để chờ đợi quy trình chứng thực phán quyết
trọng tài. Sự khác biệt giữa Công ước và Bộ
luật TTDS 2004 trong trường hợp này là rõ
ràng, hơn nữa, căn cứ vào thứ tự áp dụng
pháp luật ĐƯQT phải được áp dụng trước.
Do vậy, khi tòa án xem xét công nhận và cho
thi hành phán quyết của TTNN, dù bên yêu
cầu có nộp bản chính có xác thực của phán
quyết trọng tài và bản chính thỏa thuận trọng
tài thì tòa án cũng không được từ chối. (2)
Việc dịch bản chính hoặc sao phán quyết
trọng tài và thỏa thuận trọng tài ra tiếng Việt
là một quy định hợp lý, phù hợp với Công
ước. Bởi vì, tiếng Việt là ngôn ngữ chính
thức được các tòa án sử dụng để xét xử, hơn
nữa tòa án khác trọng tài ở điểm các bên
được thỏa thuận ngôn ngữ cho tố tụng trọng
tài nhưng không được thỏa thuận ngôn ngữ
sử dụng cho quy trình tố tụng tại tòa án. Việc
tòa án Việt Nam sử dụng tiếng Việt, trong
trường hợp này, là nguyên tắc lex fori bất di
bất dịch của trọng tài TMQT19.
Bộ luật TTDS năm 2015 tại Điều 453
đã khắc phục triệt để sự khác biệt giữa Công
ước và pháp luật quốc gia (theo quy định của
Bộ luật TTDS năm 2004), khi quy định rằng
bên được thi hành phải nộp kèm theo đơn
yêu cầu bản chính hoặc bản sao có chứng
thực phán quyết của TTNN và bản chính
hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng
tài giữa các bên20. Quy định này một mặt thể
hiện sự tuân thủ của pháp luật Việt Nam đối
với Công ước, mặt khác tạo ra nhiều điều
kiện thuận lợi hơn để bên yêu cầu có thể đáp
ứng các tiêu chí của quy trình công nhận và
cho thi hành.
5. Sự tham gia của Viện kiểm sát
Pháp luật các nước không quy định về
việc tham gia của cơ quan công tố vào quy
trình công nhận và cho thi hành phán quyết
của TTNN, đồng thời khi đọc các quyết định
của tòa án nước ngoài liên quan đến việc
công nhận hoặc không công nhận phán quyết
của TTNN, không bản án nào có đề cập đến
sự tham gia của các cơ quan công tố.
Tại Việt Nam, do tính đặc thù của thiết
chế VKS21 cũng như mô hình tố tụng, cơ
quan này có vai trò quan trọng trong việc
kiểm tra, giám sát hoạt động tuân thủ pháp
luật của không chỉ các đương sự, những
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, mà
còn cả cơ quan có thẩm quyền công nhận và
cho thi hành phán quyết của TTNN (tòa án).
VKS không tham gia vào việc ra quyết định
có công nhận phán quyết của TTNN hay
không, vì chỉ có tòa án (thông qua việc chỉ
định Hội đồng xét đơn yêu cầu) có thẩm
19 Có trường hợp đặc biệt như Thụy Sỹ dùng cùng lúc 4 ngôn ngữ chính thức là Đức, Pháp, Italia và Romansh. 4 ngôn ngữ này
được phân bổ tại 26 bang (Canton) khác nhau của Thụy Sỹ. Tòa thượng thẩm thành phố Basel trong một quyết định đã tuyên
rằng một phán quyết trọng tài được tuyên bằng tiếng Pháp cũng có thể được công nhận và cho thi hành tại bang sử dụng tiếng
Đức mà không cần phải phiên dịch, xem: Appellationsgericht Basel-Stadt, Schweizerische Juristen-Zeitung 2005, S. 177ff.
(cons.3.a).
20 Dù rằng Bộ luật TTDS năm 2015 quy định trường hợp này được áp dụng khi các ĐƯQT song phương hoặc đa phương mà Việt
Nam tham gia không có quy định khác, nhưng ĐƯQT quan trọng và phổ biết nhất trên toàn thế giới về vấn đề công nhận và cho
thi hành phán quyết của TTNN là Công ước New York, nên sự khác biệt giữa Công ước New York và các ĐƯQT khác liên quan
đến chế định này hầu như là không có.
21 Viện kiểm sát được hiểu là tất cả cơ quan và cá nhân thuộc ngành kiểm sát, bao gồm kiểm tra viên, kiểm sát viên, viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân các cấp và viện kiểm sát nhân dân các cấp.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
quyền này, nhưng VKS, thông qua việc thực
hiện các quyền và chức năng22 của mình sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến việc công nhận và
cho thi hành phán quyết của TTNN. Chức
năng của VKS thể hiện ở một số điểm như
sau: (1) nghiên cứu các hồ sơ, giấy tờ liên
quan đến yêu cầu công nhận và cho thi hành,
bao gồm phán quyết trọng tài, thỏa thuận
trọng tài và các giấy tờ khác23; (2) tham gia
phiên họp giải quyết đơn yêu cầu24; (3) phát
biểu ý kiến tại phiên họp25; (4) kháng nghị
quyết định của tòa án về việc đình chỉ, tạm
đình chỉ việc xét đơn cũng như việc công
nhận hay không công nhận phán quyết của
TTNN26; (5) ở các phiên họp phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm liên quan đến việc
xem xét lại quyết định của tòa án về việc
công nhận và cho thi hành phán quyết của
TTNN, VKS cũng có các quyền tương tự.
Do có vai trò quan trọng như đã phân
tích, nên khoản 2 Điều 369 Bộ luật TTDS
năm 2004 đã quy định sự tham gia của VKS
trong phiên họp giải quyết tranh chấp là bắt
buộc, nếu VKS vắng mặt thì Hội đồng xét
đơn yêu cầu phải tạm hoãn phiên họp. Tuy
vậy, theo quy định mới của Bộ luật TTDS
năm 2015 (khoản 2 Điều 458) thì nếu VKS
vắng mặt, Hội đồng xét đơn vẫn tiến hành
phiên họp. Hai quy định này có tính chất trái
ngược nhau hoàn toàn, điều này dẫn đến
nhiều vấn đề cần bàn luận như sau:
- Với mô hình và nền pháp chế đặc thù
như Việt Nam, sự tham gia của VKS vào
quy trình công nhận và cho thi hành phán
quyết của TTNN là hoàn toàn phù hợp. Điều
này không trái Công ước vì, dù pháp luật các
nước không quy định việc cơ quan công tố
tham gia vào quy trình xét yêu cầu công
nhận và cho thi hành của bên được thi hành
phán quyết của TTNN, Công ước đã “trao
quyền” hoàn toàn cho pháp luật quốc gia
trong việc hoạch định quy trình công nhận
và cho thi hành này (Điều III).
- Về việc bắt buộc VKS tham gia phiên
họp xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho
thi hành phán quyết của TTNN, chúng tôi
cho rằng Công ước được xây dựng trên tinh
thần pro-arbitration, Việt Nam đã gia nhập
Công ước hơn 20 năm nay27, nên không có
lý do gì Việt Nam không tuân thủ hoặc làm
trái lại tinh thần này. Quy trình công nhận và
cho thi hành phán quyết của TTNN được
thiết kế trong Bộ luật TTDS là nhằm ủng hộ
quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành của
bên thắng kiện, chứ không phải để hạn chế
quyền của họ. Vì thế, quy trình được thiết kế
càng thông thoáng, càng thuận tiện thì sẽ
càng thúc đẩy việc công nhận và cho thi hành
phán quyết của TTNN nhanh chóng và dễ
dàng hơn. Việc VKS vắng mặt dẫn đến sự
đình hoãn phiên họp giải quyết của tòa án có
thể xem là trái với tinh thần pro-arbitration,
vì nó sẽ kéo dài thời gian tố tụng, tạo ra
nhiều bất lợi hơn cho bên yêu cầu.
- Việc không tham dự trực tiếp phiên
họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi
hành không dẫn đến hệ quả là triệt tiêu chức
năng, quyền hạn của VKS, vì VKS được
quyền xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc
trước khi phiên họp diễn ra. Khi phiên họp
được tiến hành, VKS dù không tham dự vẫn
có thể gửi các nhận xét, thẩm định cùng các
căn cứ pháp lý phù hợp của mình liên quan
đến việc xét đơn cho Hội đồng xét đơn. Hội
đồng xét đơn, căn cứ vào những đánh giá,
biện bác của VKS vẫn có thể đưa ra một
quyết định hợp tình hợp lý. Hơn nữa, khi
phiên họp kết thúc, VKS cũng nhận được
quyết định của Hội đồng xét đơn, ghi rõ các
tình tiết vụ việc, các lời trình bày và tranh
luận giữa các bên, các nhận xét, thẩm lượng
của Hội đồng xét đơn và hơn hết là quyết
định cuối cùng của Hội đồng xét đơn về việc
yêu cầu công nhận và cho thi hành có được
xem xét hay không. Đến lúc này, VKS vẫn
22 Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013.
23 Khoản 2 Điều 368 Bộ luật TTDS năm 2004 và khoản 1 Điều 457 Bộ luật TTDS năm 2015.
24 Khoản 2 Điều 369 Bộ luật TTDS năm 2004 và khoản 2 Điều 458 Bộ luật TTDS năm 2015.
25 Khoản 5 Điều 369 Bộ luật TTDS năm 2004 và khoản 5 Điều 458 Bộ luật TTDS năm 2015 .
26 Khoản 2 Điều 372 Bộ luật TTDS năm 2004 và khoản 2 Điều 461 Bộ luật TTDS năm 2015.
27 Việt Nam chính thức gia nhập Công ước New York ngày 12/9/1995 theo Quyết định số 453/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày
28/7/1995.
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
có thể thực hiện quyền kháng nghị của
mình. Như vậy, dù không tham gia trực tiếp
phiên họp nhưng VKS vẫn đảm bảo được
việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
mình trong tố tụng.
6. nghĩa vụ chứng minh của các bên
Nghĩa vụ chứng minh của các bên trong
các quy trình tố tụng liên quan đến các quan
hệ pháp luật tư28. Có ba nguyên tắc được áp
dụng một cách xuyên suốt, cả ở tố tụng tòa
án hay tố tụng trọng tài, cả ở cấp độ quốc
gia hay quốc tế29, đó là:
(1) Nguyên tắc “actori incumbit probatio”,
nghĩa là nguyên đơn phải gánh chịu trách
nhiệm chứng minh30. Đây có thể xem là lý
thuyết tố tụng cơ bản nhất, là căn nguyên
trong lĩnh vực tố tụng tư, vì khi một bên nào
đó thực hiện quyền khởi kiện hoặc yêu cầu
của mình, bên này trước hết phải trưng ra
các bằng chứng. Các bằng chứng này là cơ
sở để tòa án hay trọng tài xem xét giải quyết
các yêu cầu của bên nguyên đơn. Hơn nữa,
việc một bên thực hiện quyền khởi kiện
hoặc yêu cầu mà không trình bày được bất
cứ bằng chứng nào thì không thể giúp chính
bên này đạt được yêu cầu, mà còn ảnh
hưởng đến sự tôn nghiêm của công tác xét
xử khi tòa án phải xem xét một lời yêu cầu
khống, không được bổ trợ bởi một chứng cứ
vững chắc nào.
(2) Nguyên tắc “collaboration”, đây là
nguyên tắc tương hỗ, bởi lẽ ngoài nghĩa vụ
chứng minh của nguyên đơn như trong
nguyên tắc “actori incumbit probatio” nêu
trên, nguyên tắc này còn bao hàm cả nghĩa vụ
chứng minh của bị đơn. Nguyên tắc này là
nguyên tắc phái sinh từ nguyên tắc trên vì chỉ
khi quy trình tố tụng được tiến hành, nghĩa là
nguyên đơn đã khởi phát các yêu cầu, cáo
buộc thì bị đơn mới phải thực hiện chứng
minh. Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong
trường hợp này không phải quyền khởi kiện
hoặc yêu cầu vì họ là bên bị kiện, nó là sự biện
minh (defense). Sự biện minh chính là quyền
của bị đơn khi nêu ra những lập luận, biện bác
đối kháng lại với các yêu cầu, cáo buộc của
nguyên đơn. Khi nguyên đơn thực hiện quyền
khởi kiện hoặc yêu cầu, nguyên đơn đã kèm
theo các chứng cứ phù hợp thì bị đơn, khi nêu
ra các biện bác của mình, cũng phải trình cho
cơ quan tài phán những chứng cứ phục vụ
cho lập luận của mình. Pháp luật các nước
common law và civil law có quan niệm khác
nhau về nguyên tắc collaboration này. Khi giải
quyết vụ việc, các tòa án các nước civil law
với đặc thù là “mô hình tố tụng theo lối thẩm
vấn” thường áp nghĩa vụ chứng minh cho bị
đơn khi bị đơn nêu ra khước biện của mình,
nếu bị đơn không đưa ra được bằng chứng,
tòa án sẽ suy đoán rằng bằng chứng này là bất
lợi rõ ràng cho bị đơn. Ngược lại, các nước
common law, do đặc thù là “mô hình tố tụng
theo lối tranh tụng” không bắt buộc bị đơn nêu
ra các chứng cứ để biện bác lại nguyên đơn,
cơ quan tố tụng sẽ tự động xem xét và dựa
trên các tài liệu sẵn có, cùng những tranh luận
qua lại giữa các bên để đưa ra những quyết
định của mình.
(3) Nguyên tắc “sua ponte”, nguyên tắc
này xác định nghĩa vụ chứng minh của các
bên dựa trên những nhận xét và thẩm định
của cơ quan tài phán, bất kể các bên có yêu
cầu hay không. Ví dụ, trong một phiên giải
quyết tranh chấp của trọng tài, dựa trên thẩm
quyền được xây dựng thông qua lý thuyết
Kompetenz-kompetenz31, trọng tài có toàn
28 Chúng tôi chỉ nói đến các quy trình tố tụng nhằm giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự và thương mại giữa tư nhân với
nhau. Còn tố tụng mang tính công, như tố tụng hình sự, thì nghĩa vụ chứng minh đương nhiên thuộc về bên buộc tội (cơ quan
công tố), bị can, bị cáo cũng có quyền chứng minh để góp phần thanh minh cho sự vô tội của mình, nhưng về nguyên tắc là họ
không có nghĩa vụ phải làm như vậy.
29 Mojtaba Kazazi, Burden of Proof and Related Issues: A Study of Evidence Before International Tribunals, Kluwer Law International,
1996, pp. 370-378.
30 Nguyên tắc này được hình thành từ những quy định sơ khai nhất của pháp luật La Mã về TTDS. Về luật TTDS thời La Mã, xem: Moriz
Wlassak, Römische Prozessgesetze: Ein Beitrag zur Geschichte des Formularverfahrens, Verlag von Duncker & Humblot, 1988.
31 Nguyên tắc Kompetenz-kompetenz (hay là Compétence-compétence, Competence-competence) là một lý thuyết được đề xuất
bởi các luật gia Đức, nguyên tắc này còn gọi là nguyên tắc “thẩm quyền về thẩm quyền”, nghĩa là hội đồng trọng tài có toàn
quyền xác định thẩm quyền của mình khi các bên không thỏa thuận, hoặc pháp luật không có quy định. Về nội dung nguyên tắc
này, xem thêm: Francisco González de Cossío, The Compétence-Compétence Principle, Revisited, Journal of International Arbi-
tration, 24(3), 2007,pp. 231-248.
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 24 (328) T12/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
quyền trong việc xét đoán và yêu cầu các bên
thực hiện các nghĩa vụ chứng minh về tư cách
chủ thể của mình, yêu cầu các bên chứng
minh tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài,
yêu cầu các bên cung cấp những tài liệu, số
liệu về việc giao hàng, thanh toán, tổn thất
khi một bên không thực hiện nghĩa vụ...
Khi bên được thi hành trong phán quyết
trọng tài tiến hành yêu cầu công nhận và cho
thi hành, bên này phải thực hiện nghĩa vụ
chứng minh. Nghĩa vụ chứng minh này bao
gồm hai loại tài liệu đã phân tích ở trên (thỏa
thuận trọng tài và phán quyết trọng tài).
Theo tinh thần pro-arbitration của Công
ước, toà án công nhận không được quyền
đòi thêm các văn bản nào khác ngoài các
văn bản nêu tại Điều IV, ngoại trừ các văn
bản chứng minh tư cách tố tụng của bên yêu
cầu32. Việc chứng minh các văn bản này
hiện thực hóa nguyên tắc actori incumbit
probatio, đồng thời hình thành nên quyền
yêu cầu một cách hợp pháp của bên yêu cầu.
Bên còn lại, nếu muốn phản đối yêu cầu của
bên được thi hành thì, theo khoản 1 Điều V
Công ước, sẽ phải chứng minh với tòa án
rằng phán quyết trọng tài đã vi phạm điểm
từ a đến e33.
Điều 370 Bộ luật TTDS năm 2004, trên
cơ sở nội luật hóa Điều V của Công ước34,
nêu ra các căn cứ để tòa án xem xét không
công nhận và cho thi hành phán quyết của
TTNN, không hề đề cập đến nghĩa vụ phải
chứng minh của bên phản đối yêu cầu. Với
quy định này thì không thể đoán định được
nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên nào;
nếu thuộc về bên được thi hành thi không
phù hợp với Điều V35, còn nếu thuộc về bên
phải thi hành thì không chắc chắn vì luật
không minh định rõ ràng. Nhìn từ thực tiễn,
bên được thi hành, vì càng muốn yêu cầu
của mình được chấp nhận, sẽ càng phải cố
gắng chứng minh tính hợp lý và hợp pháp
của yêu cầu. Điều này cho thấy, dù luật
không minh định rõ nhưng vô hình trung đã
đặt gánh nặng chứng minh lên vai bên được
thi hành, dù theo Công ước, họ chỉ phải nộp
phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài.
Hơn nữa, quy định này tạo ra sự sai biệt giữa
pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước
khác (cả luật thành văn và án lệ), cùng là
thành viên của Công ước, về nghĩa vụ chứng
minh của bên phải thi hành khi phản đối yêu
đối yêu cầu của bên được thi hành36.
Sự không rõ ràng của quy định về nghĩa
vụ chứng minh theo Bộ luật TTDS năm
2004 đã được khắc phục một cách triệt để tại
khoản 1 Điều 459 Bộ luật TTDS năm 2015
khi quy định: “Tòa án không công nhận phán
quyết của TTNN khi xét thấy chứng cứ do
bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để
phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp
pháp và phán quyết trọng tài thuộc một trong
các trường hợp sau đây”. Theo quy định
này, nghĩa vụ chứng minh đặt lên vai của
bên phải thi hành, điều này trùng khớp với
quy định tại Điều V của Công ước
32 Dù Công ước không đòi hỏi các bên chứng minh điều này, nhưng thực tiễn tòa án các nước luôn luôn đặt ra yêu cầu chứng minh
về tư cách tố tụng của bên yêu cầu, điều này là hiển nhiên vì tòa án cần phải chắc chắn rằng mình đang làm việc với người có
thẩm quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Đặc biệt, nếu như bên được thi hành bị giải thể hoặc sáp nhập với một bên
khác sau khi phán quyết trọng tài được ban hành, đồng thời các quyền, nghĩa vụ và tài sản của bên bị giải thể, sáp nhập đã được
kế thừa, tòa án đương nhiên có quyền yêu cầu bên kế thừa chứng minh năng lực tố tụng của mình.
33 Các căn cứ nêu ra tại Điều V (cả khoản 1 và 2) theo tinh thần của Công ước là mang tính đóng. Nghĩa là chỉ khi nào bên phản
đối (theo khoản 1) và tòa án (theo khoản 2) đưa ra được các bằng cớ chứng minh phán quyết TTNN vi phạm một trong các căn
cứ này. Tuy vậy, đôi khi tòa án đưa ra một căn cứ khác ngoài các căn cứ của Điều V để từ chối việc công nhận và cho thi hành,
chẳng hạn như forum non conveniens.
34 Công ước đưa ra 7 căn cứ để không công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, 7 căn cứ này bao gồm các vấn đề sau:
năng lực chủ thể; thỏa thuận trọng tài; quy trình tố tụng công bằng (due process); tính vượt quá yêu cầu của phán quyết trọng
tài (ultra petita); thành phần và thủ tục trọng tài; phán quyết bị hủy hoặc đình hoãn; trọng tài tính (khả năng vụ việc được giải
quyết bằng trọng tài) và trật tự công cộng. Cần lưu ý là khi đối diện với 7 căn cứ này, tòa án không nhất thiết phải từ chối việc
công nhận và cho thi hành vì theo tinh thần pro-arbitration của Công ước, tòa án các nước thành viên được “khuyến khích” công
nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN.
35 Trong thực tiễn giải quyết của tòa án Việt Nam, năm 2013 có tòa án buộc bên được thi hành phải chứng minh tư cách chủ thể
của bên phải thi hành khi ký kết thỏa thuận trọng tài. Điều này là trái với Công ước một cách rõ ràng vì nghĩa vụ chứng minh này
rơi vào Điều V (1) (a) và nó lẽ ra phải thuộc về bên phải thi hành.
36 Điều 103 (2) Luật Trọng tài 1996 của Anh; án lệ Petroalliance Services Co Ltd v. Same, [2002] EWCA Civ 543, [2002] 2 Lloyd’s
Rep 326; Điều 46 (8) Luật Trọng tài 2003 của Nhật Bản; Điều 48(1) Luật Trọng tài và hòa giải 1996 (tu chỉnh 2015) của Ấn Độ;
Điều 43 Luật Trọng tài Thái Lan 2002; Điều 840 BLTTDS Italia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_nhan_va_cho_thi_hanh_phan_quyet_cua_trong_tai_nuoc_ngoa.pdf