Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí ô tô 1-5

Mặc dù vậy, Công ty đã không ngừng phấn đấu đi lên, cải tiến kỹ thuật, từng bước hoà nhập, để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, đánh giá được xu hướng phát triển của đất nước là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cùng với hệ thống xe buýt, Công ty cơ khí ô tô 1-5 đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất. Thực tế là Công ty đã tiến hành nhập thiết bị máy móc và đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất mới và mở rộng quy mô cho ra đời các loại xe khách và xe buýt với kiểu dáng mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Có được những thành tích đó là sự vươn lên không ngừng đổi mới của Công ty mà trước hết là sự năng động, sáng tạo của Ban giám đốc, của bộ máy quản lý Công ty- những người hết lòng tận tuỵ với Công ty và sự đoàn kết đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sự thành công đó còn có sự đóng góp không thể thiếu được của bộ phận tư vấn công tác tài chính của Công ty là phòng tài chính- kết toán. Tuy vậy, trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán mới với những quy định, cách thức và việc ghi chép ban đầu có sự thay đổi mới đã ảnh hưởng không ít đến công tác kế toán của Công ty.

doc74 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu tháng 7/2004 được kế toán tập hợp và ghi như sau: Căn cứ vào NKCT số 1 ghi có TK 111, NKCT số 10 ghi có TK 141, NKCT số 5 ghi có TK 331và bảng phân bổ nguyên vật liệu để ghi cột có TK đối ứng với Nợ TK 621. Đồng thời, kế toán sử dụng số liệu trên các sổ này để ghi vào NKCT số 7 cho toàn Công ty. 3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: ở Công ty cơ khí ô tô 1-5, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý phân xưởng, tiền công thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến địa điểm cho khách hàng theo yêu cầu. Khoản tiền đó bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp, nhân viên phân xưởng và khoản tiền trả trực tiếp cho bộ phận vận chuyển sản phẩm. Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này của Công ty chiếm khoảng 8-10% chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty. Hiện nay Công ty cơ khí ô tô 1-5 sử dụng hai hình thức tiền lương là hình thức lương thời gian và lương sản phẩm. + Lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định: Lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá lương thời gian Trong đó: Đơn giá tiền lương thời gian = Lương cơ bản Số ngày làm việc trung bình trong tháng Lương cơ bản = Hệ số X Mức lương tối thiểu Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp ( nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và nhân viên thống kê..) + Lương sản phẩm: Là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng,quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này lương sản phẩm được xác định: Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương tính cho một công Căn cứ vào định mức lao động, đơn giá tiền lương do phòng quản lao động và tiền lương tính toán, tuỳ thuộc vào công việc ở Xí nghiệp, phân xưởng khác nhau và đơn giá tiền lương khác nhau. 3.2. Chứng từ ghi sổ Tại Công ty cơ khí ô tô 1-5 tiền lương trả cho công nhân được xác định thông qua hợp đồng khoán việc. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức giờ công do phòng kỹ thuật ban hành Công ty sẽ ký hợp đồng khoán việc đến từng Xí nghiệp, trên đó thể hiện rõ số lượng công việc và thời gian phải hoàn thành và tổng số tiền công được thanh toán.. Để xác định thời gian lao động từng tổ sản xuất sử dụng bảng chấm công cho từng công nhân trong tổ. Số ngày công của mỗi cá nhân được tập hợp về phòng Tài chính kế toán dưới hình thức sổ báo công có sự giám sát của phòng Tổ chức lao động. Công ty sử dụng hệ số lương theo thang bảng lương do nhà nước quy định để xác định hệ số lương cho mỗi người lao động. Để thanh toán lương cho Công nhân công ty sử dụng Bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán tiền lương của tổ bọc vỏ 2 B60 (Biểu 5 ). 3.3. Quy trình tính lương tại công ty cơ khí ô tô 1-5 Hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và các hợp đồng khoán việc ký với các Xí nghiệp phòng Tổ chức lao động sẽ quyết định mức lương thanh toán cho Xí nghiệp. Hàng ngày, công việc của mối công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lý theo dõi và ghi chép. Đến cuối tháng sẽ tổng hợp số ngày công của từng công nhân ở từng phân xưởng và gửi lên phòng kế toán để tính lương. Căn cứ vào bảng chấm công ở dưới phân xưởng của các Xí nghiệp gửi lên cùng với hợp đồng khoán sản phẩm và mức lương cơ bản của từng công nhân do phòng Tổ chức - lao động đã quy định, kế toán tiền lương sẽ tính và xác định số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động hàng tháng. Số tiền lương thực tế mà người lao động nhận được xác định như sau: Tiền lương thực tế phải trả cho một người lao động = Tiền lương sản phẩm của một lao động + Tiền lương thời gian của một lao động + Các khoản phụ cấp (nếu có) Kế toán tiền lương xác định để lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng của từng Xí nghiệp. Bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng được tính căn cứ vào bậc lương, số công làm việc của người lao động, số phụ cấp ( nếu có ) và các khoản mà người lao động phải nộp, số tiền góp vốn. Các khoản này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào số tiền lương thực tế của người lao động thực lĩnh. Trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép, ngừng sản xuất vì lý do khách quan công nhân sản xuất vẫn được trả lương phụ bằng 75 % tiền lương cơ bản. Công ty không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép. Tại Công ty việc trích BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân sản xuất cũng như toàn bộ công nhân viên được thực hiện theo quy định của bộ tài chính. 3.3. Trình tự ghi sổ Trong tháng 7/2004, số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng được kế toán ghi như sau: Nợ TK 622 : 4.680.677.800 Có TK 334 : 4.680.677.800 Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương kế toán thực hiện trích các khoản BHXH,BHYT, KPCĐ. Trong tháng 7/2004,kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của Công ty và quỹ lương thực tế của Công ty xác định số BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ trích % đã quy định. Cụ thể, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng để ghi : Nợ TK 622 : 142.862.156 Có TK 338 : 142.862.156 - 338.2 : 93.613.556 - 338.3 : 43.454.647 - 338.4 : 5.793.953 Căn cứ vào đó kế toán định khoản và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng. Số liệu thể hiện Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 7/2004 (Biểu 6). Ngoài khoản tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng thì còn bao gồm cả tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ do khách hàng yêu cầu. Đồng thời, còn một số chi phí khác mua ngoài bồi dưỡng cho công nhân độc hại cũng được hạch toán TK 622. Cụ thể trong tháng có phát sinh nghiệp vụ liên quan, kế toán ghi như sau: Nợ TK 622 : 142.382.392 Có TK 331 : 61.927.278 Có TK 131 : 36.898.314 Có TK 141 : 43.556.800 Sau khi xác định số tiền thực trả cho công nhân viên, kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết TK 622.( Biểu 7 ) Nội dung sổ chi tiết TK 622 phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp đến TK 622. Đó là khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng; các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, khoản tiền công thuê ngoài vận chuyển và tiền bồi dưỡng độc hại cho công nhân sản xuất. Để ghi vào sổ chi tiết, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH và các chứng từ liên quan ( Bảng kê số 1,2; NKCT số 10 ghi Có TK 141 ) để ghi vào sổ chi tiết. Sổ chi tiết TK 622 được ghi vào cuối mỗi tháng sau khi đã tập hợp các chứng từ liên quan. Sau khi ghi sổ chi tiết, kế toán tổng hợp bên Nợ TK 622 để kết chuyển sang TK 631- Giá thành sản xuất sản phẩm. Nợ TK 631 : 4.965.922.292 Có TK 622 : 4.965.922.292 Toàn bộ chi phí liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên NKCT số 7, ngoải ra còn có các nghiệp vụ liên quan đến các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng được thể hiện trên NKCT số 1,2,10. Cuối tháng, kế toán khoá sổ căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các NKCT số 1 ghi Có TK 111, NKCT số 10 ghi Có TK 141 để ghi vào dòng ghi TK đối ứng Nợ TK 622 với số tiền tương ứng. Cụ thể số liệu tháng 7/2004 kế toán ghi vào sổ cái TK 622.( Biểu 8 ) Số liệu trên sổ kế toán liên quan được sử dụng để ghi vào NKCT số 7 để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp. 4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 4.1. Nội dung chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung cho phân xưởng, phục vụ gián tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Tại Công ty cơ khí ô tô 1-5, tiền lương nhân viên phân xưởng không tính vào chi phí sản xuất chung mà được hạch toán chung với chi phí nhân công sản xuất trực tiếp. Trong đó: - Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung trong các phân xưởng tại Công ty bao gồm: Chi phí các thiết bị sửa chữa TSCĐ trong phân xưởng, chi phí cầu dao, cầu trì…ngoài ra bao gồm các loại vật rẻ như bóng đèn, bàn ren, bảo hộ, dây an toàn. Số vật liệu, công cụ dụng cụ này khi phát sinh, kế toán tính cả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không cần phân bổ đưa vào TK 142 - Chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất chung đó là phần khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ dùng cho sản xuất và dùng cho quản lý. - Chi phí dịch vụ mua ngoài : là phần chi phí dịch vụ về điện, nước…dùng cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý. - Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí về mua chổi, xăng dầu, phân bón 4.2. Trình tự hạch toán và ghi sổ a- Chi phí vật liệu- công cụ dụng cụ. Việc hạch toán xác định giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo phương pháp giá hạch toán cũng giống với hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho. Việc tính toán này được thể hiện trên Bảng kê số 3- Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ tháng 7/2004 ( Biểu 1). Căn cứ vào chứng từ xuất kho và Bảng kê số 3 tháng 7/2004 kế toán lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ để phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng theo quan hệ đối ứng Có TK 153 và Nợ TK liên quan. Cụ thể số liệu tháng 7/2004 chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng được kế toán ghi như sau: Nợ TK 627 : 522.960.003 Có TK 153 : 522.960.003 Sau đó, căn cứ vào Bảng phân bổ ghi vào NKCT số 7. b- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phần khấu hao TSCĐ ở đây không chỉ bao gồm phần khấu hao của TSCĐ dùng ở phân xưởng mà còn cả của TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp. Để quản lý TSCĐ trong Công ty, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng ký khấu hao TSCĐ ( Biểu 9 ). Sổ khấu hao TSCĐ được bộ phận kế toán tính sẵn trên Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Bảng đăng ký này được đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Bảng đăng ký được lập căn cứ vào sổ tài sản của Công ty và lập theo QĐ 1062/TSCĐ. Số khấu hao được tính theo công thức : Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá TSCĐ - Số hao mòn luỹ kế Thời gian sử dụng còn lai Mức khấu hao từng tháng = Số khấu hao hàng năm 12 Hàng tháng căn cứ vào sổ đăng ký trích khấu hao TSCĐ tháng 7/2004 kế toán ghi: Nợ TK 627 : 173.590.298 Có TK 214 : 173.590.298 đồng thời kế toán ghi Nợ TK 009 : 173.590.298 Căn cứ vào sổ trích khấu hao, hàng tháng kế toán lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 7/2004 ( Biểu 10). Do đã chi tiết trên bảng đăng ký trích khấu hao nên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của Công ty chỉ ghi số tổng cộng số khấu hao đã trích trong tháng. Biểu 10 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 7/2004 STT Chỉ tiêu Tỉ lệ khấu hao % Nơi SD Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 241 TK 142 NG KH Trích KH 173.590.298 Cộng 173.590.298 Người lập bảng Kế toán trưởng c- Chi phí dịch vụ mua ngoài: ở Công ty cơ khí ô tô 1-5 hàng tháng phát sinh việc chi trả tiền điện nước phục cho toàn Công ty, nhưng bộ phận kế toán tính chung hạch toán hết vào TK 627 ( không bóc tách riêng chi phí cho tiền điện phục vụ sản xuất kinh doanh và tiền điện phục vụ quản lý kinh doanh ). Cụ thể tháng 7/2004 có giấy báo thanh toán tiền dịch vụ thuê ngoài trong tháng, kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 627 : 335.810.371 Có TK 331 : 335.810.371 d- Chi phí khác bằng tiền Khi phát sinh các khoản chi phí này, kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào sổ quỹ, cuối tháng tập hợp ở sổ kế toán liên quan. Kế toán ghi sổ theo bút toán sau: Nợ TK 627 : 254.250.394 Có TK 111 : 42.162.800 Có TK 141 : 212.087.594 Cuối tháng, kế toán ghi Sổ chi tiết TK 627 ( Biểu 11) Nội dung sổ chi tiết chi phí sản xuất chung phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp đến TK 627. Đó là chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.. Để ghi sổ chi tiết TK 627, kế toán căn cứ vào bảng kê số 1,2, NKCT số 10 ghi Có TK 141, NKCT số 5 ghi Có TK 331, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu 9) và bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ( Biểu 1). Kế toán ghi vào sổ chi tiết theo các dòng đối ứng với các tài khoản liên quan. Sổ chi tiết TK 627 được ghi vào cuối tháng, tổng số chi phí sổ chi tiết bên Nợ TK 627 sẽ được kế toán kết chuyển vào TK 631- Giá thành sản xuất. Cụ thể tháng 7/2004 sẽ kết chuyển như sau: Nợ TK 631 : 1.379.901.197 Có TK 627 : 1.379.901.197 Cuối tháng sau khi đã tập hợp toàn bộ các NKCT liên quan, kế toán tiến hành ghi Sổ cái TK 627. ( Biểu 12) Việc ghi sổ cái TK 627 tháng 7/2004, kế toán căn cứ vào số liệu trên các NKCT số 1,2,5,10 và các bảng phân bổ có liên quan để ghi vào cột ghi Có TK đối ứng Nợ TK 627 với số tiền tương ứng với các dòng. 5. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty Kế toán sử dụng NKCT số 7 ( Biểu 13 ) để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của toàn Công ty. Nhật ký chứng từ số 7 bao gồm 3 phần: - Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp - Phần 2: Chi phí sản xuất theo yếu tố - Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, kế toán phản ánh trên NKCT số 7 như sau: * Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp: - Căn cứ vào bảng kế sản phẩm dở cuối tháng, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 154, cột TK 631. - Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 335, cột TK 152,153. - Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu,kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 621, cột TK 152. - Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 622 và cột TK 334,338. - Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ, Bảng trích khấu hao TSCĐ, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 627 tương ứng với cột TK 153,214. - Căn cứ vào chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng phản ánh trên sổ cái TK 154, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 631 tương ứng với cột TK 154 - Căn cứ vào số tổng cộng trên các sổ chi tiết chi phí, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 631 tương ứng với cột TK 621,622,627. - Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, BHXH kế toán ghi vào dòng Nợ TK 642 tương ứng cột TK 334,338. * Phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố: - Yếu tố nguyên vật liệu: Căn cứ váo số phát sinh bên Có ở cột TK 152,153 đối ứng với dòng ghi các TK 335,621,627,641 ở Phần 1- NKCT số 7 để ghi vào các dòng TK 335,621,627,641 ở cột nguyên vật liệu phần này. - Yếu tố nhiên liệu, động lực: Căn cứ vào NKCT số 5 ( ghi Có TK 331) đối ứng với dòng ghi Nợ TK 627 ở Phần 1- NKCT số 7 để ghi vào dòng TK 627 cột nhiên liệu, động lực. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp: Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng với các dòng ghi Nợ các TK 622,642 ở Phần 1- NKCT số 7 để ghi vào dòng TK 622,642 ở cột tiền lương và các khoản phụ cấp. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 338 đối ứng các dòng ghi Nợ TK 622,642 ở Phần 1- NKCT số 7 để ghi vào dòng TK 622,642 ở cột BHXH, BHYT, KPCĐ. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 214 đối ứng với Nợ TK 627 ở Phần 1- NKCT số 7, kế toán ghi vào dòng TK 627 cột khấu hao TSCĐ tương ứng. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào NKCT số 5 ghi Có TK 331 đối ứng với dòng Nợ TK 621 ở Phần 1- NKCT số 7 ghi vào dòng TK 621 cột chi phí dịch vụ mua ngoài. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào các cột ghi Có TK phản ánh trên các NKCT số 1,2,10 đối ứng với các dòng ghi Nợ TK 335,621,622,627,642 ở Phần 1- NKCT số 7 để ghi vào dòng TK 335,621,622,627,641,642 ở cột chi phí bằng tiền khác. * Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: - Căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ghi vào cột 3 dòng TK 631 ở Phần 3-NKCT số 7. - Căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 621,622,627 đối ứng Nợ TK 631 ghi vào cột 4,5,6 của Phần 3- NKCT số 7. III. Công tác Tính giá thành sản phẩm 1. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cơ khí ô tô 1-5 Như đã trình bày trong phần đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tuỳ thuộc loại sản phẩm mà có tính chất sản xuất khác nhau, do đó, công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng khác nhau. Cụ thể là, đối với sản phẩm là MCT Công ty tiến hành sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng với chu kỳ sản xuất dài, có tháng Công ty tiến hành sản xuất gần chục đơn đặt hàng. Nhưng có tháng không có đơn đặt hàng mà chi phí bỏ ra thì rất lớn theo kiểu gối đầu, tháng nọ nối tháng kia. Do đó, tất cả chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ và những chi phí sản xuất còn dở dang cuối kỳ trước chuyển sang đều được coi là chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ này. Còn đối với sản phẩm là xe khách, xe buýt được sản xuất hàng loạt. Các sản phẩm này được tiến hành theo một quy trình công nghệ sản xuất khép kín cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Do đó, trong kỳ những sản phẩm nào chưa được qua kiểm nghiệm, nhập kho còn nằm trên dây chuyền thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của kỳ đó. Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí dở dang cuối tháng trước sang TK 631: Nợ TK 631 : 22.148.771.934 Có TK 154 : 22.148.771.934 Hàng tháng, bộ phận kiểm kê đánh giá sản phẩm đều thực hiện kiểm kê số sản phẩm đang sản xuất và số sản phẩm hoàn thành để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối tháng.Việc xác định chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo mức độ % sản phẩm hoàn thành tương đương của sản phẩm làm dở cuối kỳ. Trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với từng loại sản phẩm,kế toán lập Bảng kiểm kê sản phẩm làm dở như sau: ( biểu 14) Bảng kiểm kê sẩn phẩm làm dở STT Tên sản phẩm % hoàn thành Số lượng Chi phí dở dang cuối kỳ 1 Xe buýt B60 80 10 4.647.290.691 2 Xe buýt B80 80 12 6.492.527.193 … ……….. ………… …. ….. 10 Xe khách K29 60 41 9.927.652.310 84.948.918.540 Căn cứ vào bảng kiểm kê sản phẩm làm dở,kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 : 84.948.918.540 Có TK 631 : 84.948.918.540 Để theo dõi số liệu chi phí sản phẩm dở dang cuối mỗi tháng, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính được thuận lợi, kế toán ghi vào sổ cái TK 154 –chi phí sản xuất dở dang , phần chi phí sản phẩm dở dang cuối mỗi tháng. Cụ thể số liệu tháng 7/2004, kế toán căn cứ vào bảng kê sản phẩm dở dang cuối tháng và số dư Có TK 154 để ghi vào sổ cái TK 154 ( Biểu 15 ). ( Biểu 15) Sổ cái TK 154 Số dư đầu năm Nợ Có 119.004.499.873 STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 631 39.924.665.432 22.148.771.934 84.948.918.540 1 Cộng số phát sinh Nợ 39.924.665.432 22.148.771.934 84.948.918.540 2 Tổng số phát sinh Có 62.832.216.429 39.924.665.432 22.148.771.934 3 Số dư cuối tháng Nợ 39.924.665.432 22.148.771.934 84.948.918.540 Có 2. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. 2.1. Đối tượng tính giá thành: Mục đích cơ bản cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào là tập hợp chi phí và tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh vào trong giá thành của sản phẩm nhằm mục đích quản trị. Trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng loại xe và các chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại xe dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp như chi phí nhân công trực tiếp. Từ đó, có thể tính được tổng giấ thành của từng loại xe và giá thành đơn vị của loại xe đó. Do đó, Công ty xác định đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm hoàn thành nhập kho. 2.2. Kỳ tính giá thành: Phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nên kỳ tính giá thành của Công ty được xác định theo tháng. Tức là vào thời điểm cuối tháng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Việc xác định kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo đã tạo được thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành. 2.3. Phương pháp tính giá thành: Công ty tiến hành sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục nên chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này được tiếp tục chế biến tạo ra sản phẩm hoàn thành. Do đó, để tính được giá thành của sản phẩm thì kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối tháng trước chuyển sang và chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong tháng này và chi phí sản xuất làm dở cuối tháng này. Trên cơ sở đó, kế toán giá thành áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp theo các khoản mục chi phí đã tập hợp được tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo từng khoản mục chi phí. Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ _ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm xác định số thành phẩm nhập kho cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm được mở một bảng tính giá thành riêng. Kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 632 : Có TK 631: Ví dụ: Trong tháng 7/2004, Công ty hoàn thành nhập kho 15 sản phẩm xe buýt B60. Kết quả kiểm kê trong tháng có 5 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành là 80%. Các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến việc sản xuất xe buýt B60 được kế toán tập hợp như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho loại xe buýt được tổng hợp trong tháng dựa trên các chứng từ xuất kho liên quan và các chứng từ nhập kho còn thừa. Kế toán căn cứ vào đó để xác định số đã xuất dùng trong tháng cho xe buýt B60. Chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất xe B60 được phản ánh trên Bảng phân bổ số 2 ( Biểu 2 ). Cụ thể trong kỳ kế toán tập hợp được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là:7.538.996.190 - Chi phí nhân công trực tiếp: Phần chi phí nhân công được tập hợp cho toàn Công ty không mở chi tiết cho từng phân xưởng hay Xí nghiệp và không mở chi tiết cho từng sản phẩm trong Xí nghiệp đó. Do đó, kế toán để tiến hành tính giá thành sản phẩm yêu cầu cần tính được phần chi phí nhân công trực tiếp cho loại xe B60 này. Việc tính chi phí nhân công trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất cấu thành sản phẩm này căn cứ vào tổng giờ công định mức do phòng kĩ thuật lập nên và đơn giá tiền lương tính trên 1 giờ công của loại sản phẩm. Đơn giá lương trên 1 giờ công = Tổng quỹ lương cơ bản Tổng giờ công phát sinh Dựa trên đơn giá tiền lương trên 1 giờ công của loại sản phẩm và tổng số giờ công định mức được xây dựng cho loại sản phẩm, tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho loại sản phẩm đó. Chi phí tiền lương = Tổng giờ công định mức * Đơn giá lương trên 1 giờ công Trong tổng số giờ công thực tế để sản xuất ra xe B60 được thể hiện thông qua bảng chấm công của từng bộ phận tham gia vào sản xuất sản phẩm xe buýt B60. Cụ thể, trong tháng để sản xuất ra loại sản phẩm xe buýt B60 phải trải qua nhiều bộ phận sản xuất khác nhau, tại các bộ phận này thực hiện theo các giờ công khác nhau và được bộ phận thống kê ghi chép lại như sau: Bộ phận tham gia Số giờ công hoàn thành Tổng lương cơ bản - Xí nghiệp sản xuất xe buýt 32.400 121.365.000 - Phân xưởng gia công chi tiết 6.180 19.259.949 - Phân xưởng cơ khí 4.153 16.704.000 - Phân xưởng ghế đệm 3.520 14.964.000 Tổng 46.253 172.292.949 Đơn giá tiền lương tính cho 1 giờ công lao động thực tế = 172.292.949 = 3725 đồng/h 46.253 Căn cứ vào tổng giờ công định mức tính cho xe B60 do phòng kĩ thuật lập nên và đơn giá tiền lương tính cho một giờ công lao động để tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho xe B60 là: Chi phí tiền lương = 3725 x 46602 = 173.592.450 Trên cơ sở tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp để sản xuất ra xe B60, kế toán tiến hành trích BHXH trên tiền lương theo quy định hiện hành. Số trích tiền lương của công nhân sản xuất tập hợp là : 37.234.500 Do đó, tính ra chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ là: 210.826.950 - Chi phí sản xuất chung được tính cho việc sản xuất xe B60 trên cơ sở phân bổ dựa vào tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể là: Chi phi sản xuất chung cho B60 = Tổng chi phí sản xuất chung x Chi phí nhân công trực tiếp tính cho xe B60 Tổng chi phí nhân công trực tiếp = 1.379.901.197 x 210.826.950 4.965.922.292 = 58.582.485 Biết chi phí sản xuất xe B60 dở dang đầu kỳ là: 3.914.908.210 Trong đó: - Chi phí NVLTT: 3.754.005.483 - Chi phí NCTT : 105.702.522 - Chi phi SXC : 55.200.205 - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp là: 7.808.405.625 Theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được đánh giá theo từng khoản mục như sau: Chiphí NVLTT trong SPLD = 3.754.005.483 + 7.487.480.154 x 5 = 2.810.371.409 15 + 5 Chi phí NCTT trong SPLD = 105.702.522 + 210.826.952 x 5*80% = 66.637.784 15 + 5*80% Chi phí SXC trong SPLD = 55.200.205 + 110.098.519 x 5*80% = 34.799.731 15 + 5*80% Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định như sau: 2.810.371.409 + 66.637.784 + 34.799.731 = 2.911.808.924 Tổng giá thành sản phẩm xe B60 là: 3.914.908.210 + 7.808.405.625 – 2.911.808.924 = 8.811.504.911 (đồng) Giá thành đơn vị của xe B60 là: 587.433.661 (đồng). Thành phẩm nhập kho, kế toán ghi theo bút toán: Nợ TK 632 : 8.811.504.911 Có TK 631 : 8.811.504.911 Dựa trên cơ sở số liệu, tính giá thành sản phẩm thông qua bảng tính giá thành. Bảng tính giá thành sản phẩm xe B60 Tháng 7/2004 Số lượng : 15 xe Khoản mục Dở đầu kỳ SPS Dở cuối kỳ Z z CPNVLTT 3.754.005.483 7.487.480.154 2.810.371.409 8.431.114.228 56.074.282 CPNCTT 105.702.522 210.826.952 66.637.784 249.891.690 16.659.446 CPSXC 55.200.205 110.098.519 34.799.731 130.498.995 8.699.933 Cộng 6.914.908.210 7.808.405.625 2.911.808.924 8.811.504.911 587.433.661 Chương 3 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại côn g ty 1. Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh ra đời sớm thuộc bộ GTVT, Công ty cơ khí ô tô 1-5 đã trải qua nhiều biến động. Có những thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, đáp ứng và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, Công ty vấp phải không ít khó khăn về thiết bị sản xuất còn lạc hậu, sản phẩm chất lượng chưa cao cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ cùng ngành. Mặc dù vậy, Công ty đã không ngừng phấn đấu đi lên, cải tiến kỹ thuật, từng bước hoà nhập, để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, đánh giá được xu hướng phát triển của đất nước là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cùng với hệ thống xe buýt, Công ty cơ khí ô tô 1-5 đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất. Thực tế là Công ty đã tiến hành nhập thiết bị máy móc và đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất mới và mở rộng quy mô cho ra đời các loại xe khách và xe buýt với kiểu dáng mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Có được những thành tích đó là sự vươn lên không ngừng đổi mới của Công ty mà trước hết là sự năng động, sáng tạo của Ban giám đốc, của bộ máy quản lý Công ty- những người hết lòng tận tuỵ với Công ty và sự đoàn kết đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sự thành công đó còn có sự đóng góp không thể thiếu được của bộ phận tư vấn công tác tài chính của Công ty là phòng tài chính- kết toán. Tuy vậy, trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán mới với những quy định, cách thức và việc ghi chép ban đầu có sự thay đổi mới đã ảnh hưởng không ít đến công tác kế toán của Công ty. Qua một thời gian tìm hiểu ngắn và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng cùng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban giám đốc Công ty, các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng tài chính –kế toán đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở nhà trường và liên hệ thực tiễn công tác kế toán trong tương lai. Tuy tìm hiểu về thực tiễn chưa lâu cũng như chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ hơn công tác kế toán của Công ty. Nhưng qua bài luận văn này em cũng xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét và một số kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty. Em hy vọng rằng nó sẽ đóng góp một phần nhỏ bé để công tác kế toán của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. 1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. Công ty cơ khí ô tô 1-5 là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tuy chịu sự chỉ đạo, quản lý của tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, của Bộ GTVT nhưng Công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước thực hiện mô hình quản lý, hạch toán khoa học phù hợp địa bàn hoạt động, quy mô sản xuất và những đặc điểm khác đã giúp Công ty từng bước đứng vững trên thị trường. Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô sản xuất rộng, bộ phận quản lý được chia thành các phòng ban chức năng khác nhau để quản lý việc sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thay đổi chính sách quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý nói chung và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng. * Về bộ máy kế toán: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã tăng cường công tác quản lý trước hết là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do phòng kế toán- tài chính đảm nhận. Bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Phòng tài chính - kế toán với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mỗi nhân viên kế toán đều có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững chính sách chế độ của nhà nước cũng như nhiệm vụ của mình. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một phần hành kế toán nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ đều hoàn thành tốt công việc của mình, làm việc có khoa học, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Việc phân công như vậy giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho người có khả năng đi sâu tìm hiểu nâng cao nghiệp vụ phát huy hết khả năng, sức lực của mình. Việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán rất nhanh chóng, chính xác kịp thời, đầy đủ. Việc phân công nhiệm vụ giữa nhân viên kinh tế tại các Xí nghiệp, phân xưởng và nhân viên kế toán hiện nay là phù hợp. * Về tổ chức công tác hạch toán kế toán: Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Hình thức tổ chức kế toán này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động có quy mô rộng nhưng tập trung của Công ty. Do đó, đảm bảo kiểm tra, giám sát đối chiếu số liệu phù hợp. Từ đó, cung cấp thông tin kinh tế và tập trung xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh về một đầu mối là phòng tài chính- kế toán. * Về hình thức kế toán: Công ty vận dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ một cách sáng tạo có hiệu quả phù hợp với sự phân cấp quản lý của Công ty và tạo mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong toàn thể hệ thống kinh tế của Công ty. Việc áp dụng hình thức này trong hạch toán kinh tế vừa đảm bảo ghi chép thông tin đầy đủ, chi tiết vừa đảm bảo có hệ thống. Khi việc sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng thì hình thức này đáp ứng được việc ghi chép nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp. Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán của Công ty thực hiện đúng chế độ quy định: chứng từ sổ sách về cơ bản phản ánh đúng các nội dung kinh tế, ghi chép phù hợp theo đúng mẫu sổ quy định. * Việc áp dụng hình thức tiền lương: Công ty áp dụng hình thức tiền lương bao gồm tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm đã đảm bảo tính đúng, đủ khoản tiền phải trả cho công nhân viên. Đồng thời khuyến khích được người lao động tăng năng suất lao động,tiết kiệm thời gian sản xuất, góp phần tăng sản lượng và thu nhập cho Công ty, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty cũng rất linh hoạt trong chính sách tiền lương đối với lao động trong Công ty cũng như lao động thuê ngoài nhằm đảm bảo chính sách lao động hợp lý và có hiệu quả cao. * Kỳ tính giá thành: Công ty xác định kỳ tính giá thành là theo tháng phù hợp với kỳ báo cáo và tình hình biến động của giá cả thị trường giúp kế toán phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời. 1.2. Một số hạn chế trong công tác kế toán tại Công ty Bên cạnh những ưu điểm về công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, thì Công ty còn một số mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện hơn nữa. * Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất như vậy là chưa phù hợp với việc tổ chức sản xuất thành Xí nghiệp, trong các Xí nghiệp được tổ chức thành nhiều phân xưởng sản xuất. Do đó, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy sẽ không phản ánh đúng nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Từ đó, làm cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm đáp ứng kịp thời ra quyết định của nhà quản lý bị hạn chế. Mặt khác, việc tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ không xác định được các chi phí liên quan đến từng sản phẩm cụ thể dẫn đến việc tính giá thành không chính xác. Hiện nay Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Như vậy chỉ biết được tổng chi phí sản xuất cấu thành trong từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở phân bổ mà không chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm theo các phân xưởng. * Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Về chi phí nguyên vật liệu. Hiện nay Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Như vậy, việc nhập xuất nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ trong kỳ là phải theo dõi TK 611-Mua hàng, còn TK 152,153 chỉ phản ánh số dư đầu kỳ và tồn cuối kỳ của các loại vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty. Nhưng Công ty vẫn phản ánh việc nhập-xuất vật liệu, công cụ dụng cụ trên TK 152,153 mà không theo dõi trên TK 611. Khi xuất kho vật liệu sản xuất sản phẩm, kế toán ghi : Nợ TK 621 Có TK 152,153 Như vậy về tài khoản sử dụng trong kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK mà Công ty sử dụng là chưa phù hợp. Do trong điều kiện sản xuất của Công ty, vật liệu- công cụ dụng cụ có nhiều chủng loại, việc xuất kho vật liệu diễn ra thường xuyên cho nên việc nắm bắt thông tin về các loại vật liệu là rất cần thiết. Do đó, nếu theo phương pháp KKĐK thì phải đến cuối tháng, sau khi kiểm kê toàn bộ vất tư còn lại cuối kỳ,vật tư tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ mới xác định được vật tư xuất kho dùng vào sản xuất sản phẩm. Do đó, thông tin không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và quản lý vật tư của Công ty. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đã thực hiện hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo tiền lương của nhân viên phân xưởng vào trong chi phí nhân công trực tiếp. Do đó, việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh phù hợp chi phí phát sinh thuộc đối tượng nào thì tính cho đối tượng đó. Mặt khác, khoản tiền trả cho lao động thuê ngoài vân chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ Công ty cũng hạch toán chung vào chi phí nhân công trực tiếp mà đáng lẽ ra phải theo dõi và tính vào cho chi phí bán hàng của Công ty. Công ty không tiến hành trích trước tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, mặc dù, số lượng công nhân nghỉ phép không đều giữa các tháng. Do không trích trước như vậy nên tháng nào có công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép thì phát sinh chi phí tháng đó. Điều này dẫn đến một tháng nào đó số lượng công nhân nghỉ phép tập trung sẽ làm cho giá thành bị đội lên một cách bất hợp lý và ngược lại. Việc biến động giá thành sản phẩm có ảnh hưởng tới việc hạch toán giá vốn hàng bán, từ đó ảnh hưởng kết quả cuối cùng của Công ty. - Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: + Về chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Do không bóc tách chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân viên quản lý phân xưởng nên trong chi phí sản xuất chung này không có chi phí nhân viên phân xưởng. Thực chất, chi phí sản xuất phát sinh ở bộ phận nào không được hạch toán đầy đủ cho bộ phận đó, làm cho công tác quản lý chi phí sản xuất ở Công ty không được đơn giản. + Về trích khấu hao TSCĐ Việc trích khấu hao TSCĐ, Công ty cũng không hạch toán riêng việc trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất sản phẩm với TSCĐ sử dụng cho mục đích khác như dùng cho quản lý doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí về trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, Công ty tiến hành ghi toàn bộ vào chi phí sản xuất chung. Điều này, sẽ làm cho giá thành sản phẩm đội lên nhiều do bao gồm cả phần chi phí đáng lẽ phải tính cho chi phí quản lý doanh nghiệp. * Về công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty : Chi phí sản xuất trên thực tế phát sinh được tập hợp trên tài khoản tổng hợp, không theo dõi chi tiết đến từng đối tượng gánh chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí. Công ty tính toán khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm dựa trên những định mức hay những tiêu thức phân bổ riêng. Do đó, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đầy đủ và đúng với khoản chi phí thực tế phát sinh để sản xuất ra sản phẩm đó. * Về việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán: Phòng kế toán đang dần được trang bị phần mềm máy vi tính trong điều kiện Công ty mở rộng quy mô sản xuất thời gian dài nên hạn chế trong công tác. Hiện nay, việc sử dụng kế toán máy chủ yếu vẫn để lập bảng về nguyên vật liệu, bảng thanh toán và lưu trữ nhập, xuất-tồn vật liệu, còn mọi công việc ghi chép sổ hạch toán lưu chuyển còn sử dụng thủ công, tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhân viên kế toán. 2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc cải tiến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 1-5, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: 2.1. Phương pháp hàng tồn kho: Công ty áp dụng kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì đến cuối tháng mới tính ra được số vật tư xuất dùng cho sản xuất trong kỳ. Do đó, cuối tháng mới cung cấp số liệu cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là không kịp thời. Đồng thời, công việc kế toán dồn vào cuối tháng với số lượng công tác nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX vì nhờ đó xác định được số vật tư nhập kho, xuất dùng và tồn cuối kỳ ở mọi thời điểm. Mặt khác, tạo điều kiện để quản lý chi phí vật tư một cách khoa học và có hiệu quả. 2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức sản xuất theo từng Xí nghiệp, trong các Xí nghiệp có tổ chức thành các phân xưởng, mỗi phân xưởng tham gia vào sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm. Công ty nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng Xí nghiệp, chi tiết cho từng phân xưởng, chi tiết từng loại sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy nhằm tính đúng, tính đủ từng khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Đồng thời, sẽ quản lý chi phí sản xuất một cách đơn giản và chặt chẽ hơn. 2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí . Công ty sau khi xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng Xí nghiệp, sau đó, chi tiết cho từng phân xưởng, chi tiết cho từng bộ phận thì xác định cách thức tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp. Cụ thể, các chi phí phát sinh ở bộ phận nào thì tính cho bộ phận đó, trên cơ sở đó mở chi tiết cho từng loại sản phẩm để góp phần cho việc tính giá thành sản phẩm. * Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trên thực tế khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu thì kế toán mở sổ chi tiết cho từng Xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng phân xưởng, từng loại sản phẩm. Điều này sẽ đảm bảo tính đầy đủ chi phí nguyên vật liệu cho đối tượng sử dụng. Ví dụ trong tháng 7/2004 Công ty tiến hành sản xuất xe buýt B60, chi phí về nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ được kế toán ghi: Nợ TK 621(Xí nghiệp xe buýt) Có TK 152,153 Tuy nhiên, Xí nghiệp xe buýt không chỉ sản xuất một loại xe mà tiến hành sản xuất nhiều loại xe khác nhau. Do đó, nhân viên Xí nghiệp cần mã hoá hoá đơn để theo dõi chi tiết đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, kế toán lập Sổ tổng hợp TK 621 để theo dõi phần chi phí nguyên vật liệu toàn Công ty, trong đó có chi tiết cho từng Xí nghiệp và chi tiết cho từng loại sản phẩm. Mẫu sổ như sau: Mẫu số 1 Sổ tổng hợp TK 621 TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 TK 153 …. TK 141 Tổng cộng - XN xe buýt + SP B60 … - XN xe khách - XN chi tiết và nội thất - XN MCT Tổng cộng * Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty nên bóc tách chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng ra khỏi khoản mục chi phí nhân công trực tiếp nhằm đảm bảo chi phí phát sinh ở bộ phận nào thì tính cho bộ phận đó. Trong Công ty số lượng nhân viên là tương đối lớn đặc biệt là số công nhân trực tiếp sản xuất chiếm số lớn. Do vậy, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không có kế hoạch đều đặn giữa các tháng nên tiền lương nghỉ phép không thường xuyên, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Công ty trả lương cho công nhân nghỉ ốm trong kỳ là 75% tiền lương cơ bản là không hợp lý. Vì mức lương cơ bản là mức lương được xác định dựa trên hệ số cấp bậc và mức lương tối thiểu do nhà nước quyđịnh, không căn cứ vào thời gian và sản phẩm thực tế sản xuất ra.Công ty nên trả lương cho công nhân sản xuất nghỉ ốm là 100% tiền lương cơ bản. Ta có thể ước tính mức trích tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất hàng tháng tại Công ty như sau: - Số công nhân sản xuất trong Công ty là: 1.554 - Cấp bậc tay nghề bình quân côngnhân sản xuất toàn Công ty là 4,5/7 có mức lương cơ bản là 500.000đ/ tháng - Tiền lương cơ bản tính cho 1 ngày công là: 500.000 : 26 = 19.230đ Theo quy định hàng năm là mỗi công nhân được nghỉ phép là 15 ngày Tổng tiền lương nghỉ phép trong 1 năm : 19.230 * 15 * 1.554 = 4448.251.300 Vậy tiền lương nghỉ phép 1 tháng là: 37.354.275 Từ đó tính ra tỉ lệ trích trước tiền lương công nhân trực tiếp nghỉ phép. Tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tiền lương nghỉ phép Tiền lương thực tế Hàng tháng, Công ty tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép Nợ TK 622 : 37.354.275 Có TK 335 : 37.354.275 Khi phát sinh thực tế khoản chi phí này, kế toán ghi: Nợ TK 335 : 37.354.275 Có TK 334 : 37.354.275 Số liệu về chi phí nhân công trực tiếp được kế toán thể hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu 15), chi tiết đối với từng Xí nghiệp. Cuối kỳ, căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp phát sinh theo Xí nghiệp,chi tiết cho loại sản phẩm Nợ TK 622 ( chi tiết loại sản phẩm) Có TK 334 Và khi kết chuyển xác định giá thành sản phẩm, kế toán cũng ghi : Nợ TK 631 ( chi tiết loại sản phẩm) Có TK 622 Về chi phí nhân công trực tiếp, Công ty còn hạch toán tiền công thuê ngoài của lao động vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ là không hợp lý. Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho giá thành không chính xác. Nếu trong tháng phát sinh khoản tiền công thuê ngoài thì kế toán nên hạch toán vào TK 641- chi phí bán hàng. * Đối với chi phí sản xuất chung: - Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Công ty nên bóc tách ra và mở chi tiết TK 6271- chi phí nhân viên quản lý phân xưởng thể hiện rõ từng yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung. Vì tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm nên cần tiến hành phân bổ. Việc tiến hành phân bổ thực hiện theo các tiêu thức sau như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu.. - Chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho bộ phận phân xưởng cũng được tiến hành giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tiến hành chi tiết theo các sản phẩm để xác định giá thành chi tiết. Công cụ dụng cụ xuất dùng trong Công ty không xếp cùng vào một loại phân bổ 100% giá trị là chưa hợp lý. Công cụ dụng cụ bao gồm nhiều loại khác nhau : có loại giá trị lớn không chỉ liên quan đến việc sản xuất kinh doanh trong kỳ này mà còn liên quan đến nhiều kỳ sau thì cần tiến hành phân bổ cho các kỳ sau. Còn đối với công cụ dụng cụ chỉ dùng trong kỳ thì tiến hành kết chuyển hết khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm. Vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí của Công ty thì công cụ dụng cụ nên chia làm 2 loại : loại phân bổ 50% và loại phân bổ 100%. Đặc biệt là trong điều kiện QĐ 206 về quản lý TSCĐ thì giá trị của TSCĐ tăng lên, do đó giá trị của công cụ dụng cụ lớn lên, điều này càng hướng Công ty vào việc phân bổ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Công ty không nên hạch toán phần chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng của bộ phận quản lý doanh nghiệp vào TK 6274. Làm như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Việc lập bảng trích khấu hao TSCĐ của Công ty hiện nay chưa đúng với cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Căn cứ vào số liệu về TSCĐ của Công ty, tháng 7/2004 lập lại Bảng tính và trích khấu hao TSCĐ.( Biểu 16) Kế toán tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 627 (627.4) : 138.872.478 Nợ TK 642 (642.4) : 34.718.120 Có TK 214 : 173.590.298 - Về hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài. ở Công ty cơ khí ô tô 1-5 hạch toán tiền điện nước sử dụng cho toàn Công ty vào chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp. Vì nếu hạch toán chung tiền điện vào TK 627 thì làm cho chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm đội lên. Công ty nên tách chi phí tiền điện sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí tiền điện của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán riêng như vậy trước tiên giúp cho Công ty kiểm soát được nguồn điện sử dụng đúng đối tượng góp phần thực hiện tiết kiệm chi phí về tiền điện. Mặt khác, giúp Công ty phản ánh đúng giá trị chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ điện nước Tháng 7/2004 TK ghi Nợ Tiền điện * TK 627 109.127.700 * TK 642 90.872.300 Cộng 200.000.000 * Đối với việc tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty: Trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi tiết cho từng Xí nghiệp, kế toán tiến hành mở cho mỗi Xí nghiệp một bảng tổng hợp chi phí phát sinh và mở chi tiết cho từng loại sản phẩm. Từ đó, lập cho mỗi loại sản phẩm một bảng tính giá thành riêng và mỗi Xí nghiệp có thể mở Bảng tính giá thành tổng hợp cho các loại sản phẩm ở Xí nghiệp. Dựa trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh từng Xí nghiệp, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí cho toàn Công ty. Điều này được thể hiện qua Bảng kê số 4- Bảng tổng hợp chi phí toàn Công ty. Bảng này được lập theo mấu biểu quy định của chế độ và căn cứ vào đó để ghi vào sổ NKCT số 7 để tập hợp chi phí cho toàn Công ty. * Đối với công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty: Chi phí phát sinh tập hợp được trong kỳ mở chi tiết cho từng Xí nghiệp, sau đó, chi tiết đến từng loại sản phẩm. Như vậy, những chi phí liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm thì tập hợp trực tiếp, còn những chi phí liên quan nhiều loại sản phẩm trong từng Xí nghiệp thì phân bổ trên những tiêu thức hợp lý. Đánh giá sản phẩm làm dở vẫn dựa trên phương pháp mà Công ty đang sử dụng tính ra được khoản chi phí dở dang cuối kỳ của từng loại sản phẩm trong từng Xí nghiệp. Lập riêng cho mỗi Xí nghiệp một bảng tính giá thành riêng. Bảng tính giá thành tháng 7/2004 Xí nghiệp xe buýt Loại SP Dở ĐK SPS Dở CK Z * B45 1.089.585.047 7.656.578.781 461.898.882 8.284.264.946 * B60 6.914.908.210 7.808.405.625 2.911.808.924 11.811.504.911 * B80 663.760.215 20.606.646.066 499.425.169 20.770.981.112 Cộng 8.668.253.472 36.071.630.472 3.873.132.975 40.866.750.969 Dựa trên bảng tính giá thành của từng Xí nghiệp có thể lập bảng tính giá thành tất cả sản phẩm sản xuất ra của toàn Công ty. kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như một” ngôn ngứ kinh doanh”, được coi là “ Nghệ thuật “ để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin. Nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc không thể thiếu được trong công tác kế toán của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã phần nào đáp ứng yêu cầu hiện nay của công tác quản lý doanh nghiệp. Bài luận văn này được trình bày kết hợp giữa lý luận và thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. Xuất phát từ những quan điểm đổi mới và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tổ chức hạch toán nghiệp vụ tại Công ty, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phan Thị Dung, em cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán đối với Công ty. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do điều kiện còn hạn chế vè mặt kiến thức và thời gian khảo sát thực tế nên bài luận văn không tránh khỏi nhứng sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy giáo để bài luận văn của em hoàn thiện hơn. Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phan Thị Dung cùng toàn bộ cán bộ trong phòng tài chính- kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0037.doc
Tài liệu liên quan