Bốn là, tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức,
bộ máy, biên chế làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật. Cần đổi mới về tổ chức bộ máy,
biên chế làm công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các Bộ,
ngành ở Trung ương cần bố trí đủ cán bộ chuyên
trách về theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Pháp chế,
trong khi các địa phương cần thành lập Phòng Pháp
chế tại 14 Sở, ngành theo đúng quy định của Nghị
định 55/2011/NĐ-CP. Đồng thời, cần tiếp tục
nghiên cứu việc thành lập tổ chức bộ máy chuyên
trách làm nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật từ
Trung ương đến địa phương, cũng như bố trí biên
chế, kinh phí hoạt động cho lực lượng này.
Năm là, tăng cường năng lực đội ngũ làm
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Việc tăng cường, nâng cao năng lực, trình độ của
đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật phải gắn liền với việc bồi
dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ
này. Bên cạnh việc tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng, Nhà nước cần có những chính sách
thỏa đáng về cơ chế, chế độ ưu tiên, thu hút đối
với những người làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật, đồng thời, cần có sự đầu tư
đầy đủ, toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại, tạo ra môi trường thuận lợi trong việc
tổ chức triển khai hoạt động theo dõi tình hình
thi hành pháp luật.
Sáu là, đổi mới về nội dung và phương thức
hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Nội dung theo dõi thi hành pháp luật cần tiếp tục
được nghiên cứu, rà soát để tránh sự dàn trải, trùng
lặp như hiện nay. Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh
giá cần phải cụ thể, sát với thực tế. Xây dựng mô
hình Cộng tác viên trong lĩnh vực theo dõi thi hành
pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng, kiểm
tra và theo dõi thi hành pháp luật; thu hút sự hỗ
trợ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; quy định cụ
thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc xử lý kết quả theo dõi thi
hành pháp luật.
Bảy là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý
thông tin về tình hình thi hành pháp luật, từ đó
kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để giải
quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như
chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo việc thực thi
pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật. Đổi mới về cơ chế
phối hợp trong hoạt động theo dõi tình hình thi
hành pháp luật. Cần gắn trách nhiệm của cá nhân
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong theo dõi
thi hành pháp luật trên cả hai phương diện kết
quả tích cực và những hậu quả xảy ra do thực
hiện hoặc không thực hiện theo dõi thi hành
pháp luật.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác theo dõi thi hành pháp luật hiện nay thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
81
CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Quốc Tuấn1
Tóm tắt: Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã và đang là một yêu cầu cấp bách và là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược trước yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế, đẩy mạnh cải
cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Bài viết đề cập thực trạng và các
giải pháp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật hiện nay.
Từ khóa: Hiến pháp; Bộ Chính trị; Thi hành pháp luật.
Ngày nhận bài: 10/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017
Abstract: Monitoring the implementation of law is activity “to consider, assess the reality of
implemation of law, making recommendations to implement solutions to enhance effectiveness of law
implemation and finalization of legal system”. The activity of monitoring law implementation has been
an urgent demand and it is one of key duties with strategic feature before requirement of international-
economic integration, promoting legal reform, administrative reform, building Viet Nam law-governed
state of socialism,ensuring human rights, legitimate rights and interests of organizations and individuals.
The article mentions reality and solutions for the activity of law implementation nowadays.
Keywords: Constitutions; Political Bureau; law implementation.
Date of receipt: 10/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017
Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của
Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ “Xây
dựng và hoàn thiện pháp luật phải gắn với tổ chức
thi hành pháp luật củng cố các thiết chế thi hành
pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản
lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra,
giám sát việc thi hành pháp luật”.
Bên cạnh những quy định mang tính căn bản
của Hiến pháp 2013, hệ thống thể chế về theo dõi
thi hành pháp luật hiện nay đang được điều chỉnh cụ
thể bởi các văn bản pháp lý ở tầm Nghị định do
Chính phủ ban hành và một số văn bản quy định
chi tiết thi hành như: Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/7/2012 của Chính phủ quy định về theo dõi
tình hình thi hành pháp luật, có hiệu lực kể từ ngày
01/10/2012; Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn
Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành
pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Ngoài ra, các quy định về theo dõi thi hành pháp
luật còn được đề cập rải rác trong các văn bản quy
định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tại
các chương, điều, khoản có liên quan trong các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, các văn bản
về cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính, về
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Qua gần 5 năm thực hiện Nghị định số
59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật,
hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng, có vị trí, vai trò rất lớn
trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền, phát huy dân chủ trong đời
sống xã hội, đảm bảo quyền con người, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại hạn
chế cần phải đề ra các giải pháp khắc phục, đẩy
mạnh hoạt động này trong thời gian tới.
1 Thạc sỹ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
82
1. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác
theo dõi thi hành pháp luật hiện nay
Quá trình triển khai thực hiện theo dõi thi hành
pháp luật thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại,
hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, thể chế pháp luật theo dõi thi hành
pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt
động này trên thực tế.
Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp năm 2013 quy
định Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ
có trách nhiệm “ Tổ chức thi hành và theo dõi việc
thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực
trong phạm vi toàn quốc”. Có thể nói đây là quy
định mang tính căn bản đặt nền móng cho công
tác thi hành pháp luật ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, thể
chế pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật hiện
nay mới ở tầm Nghị định và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Mặt khác, Nghị định 59/2012/NĐ-
CP, Thông tư số 14/2014/TT-BTP và các văn bản
hướng dẫn thi hành bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế,
chưa đủ để thúc đẩy, theo dõi thi hành pháp luật là
công cụ pháp lý quan trọng trong việc kiểm soát
quyền lực nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ pháp
luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cụ thể:
Một là, về phạm vi, trách nhiệm theo dõi thi
hành pháp luật.
Nghị định 59 /2012/NĐ-CP chỉ quy định
phạm vi trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật
chung cho các đầu mối theo dõi. Trong khi đó chất
lượng của công tác này còn đòi hỏi hiệu quả của
việc theo dõi trực tiếp ở từng lĩnh vực quản lý nhà
nước, đòi hỏi sự đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở
Hai là, về nội dung theo dõi tình hình thi hành
pháp luật.
Theo quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-
CP, Thông tư số 14/2014/TT-BTP thì các cơ quan
có thẩm quyền sẽ theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá ba nội
dung về tình hình ban hành văn bản quy định chi
tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tình
hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp
luật; tình hình tuân thủ pháp luật. Thực tiễn công
tác theo dõi thi hành pháp luật cho thấy việc xem
xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật gặp rất
nhiều khó khăn do lĩnh vực theo dõi rộng, các
tiêu chí theo dõi, đánh giá còn chung chung,
không cụ thể; việc theo dõi, đánh giá vẫn được
thực hiện dựa trên quản lý công việc mà chưa
dựa vào kết quả đầu ra của hoạt động theo dõi thi
hành pháp luật. Một số nội dung đánh giá như:
“Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật
của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền”
hay “Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn
áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của
cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền”,
“Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân” hay “Tác động của hoạt động tập huấn,
phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức
độ nâng cao nhận thức của người dân, của các cơ
quan, tổ chức và người dân” là những tiêu chí
mang tính chất định tính, rất khó thực hiện việc
đánh giá chính xác, khách quan, khoa học về tình
hình thi hành pháp luật.
Ba là, về tiếp nhận và xử lý thông tin về tình
hình thi hành pháp luật, các cơ quan theo dõi thi
hành pháp luật đang thực hiện việc thu thập
thông tin từ các nguồn chủ yếu sau: Phương tiện
thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân; đánh giá, kiến nghị
của các hiệp hội, doanh nghiệp; từ kết quả của
cơ quan giám sát, điều traTuy nhiên, thông tin
thu thập được trong thời gian qua từ các nguồn
nêu trên là rất hạn ít, thậm chí có cơ quan, đơn
vị không nhận được thông tin nào.Việc xử lý
thông tin sau tiếp nhận chưa kịp thời, khoa học
và triệt để.
Bốn là, cơ chế phối hợp chưa hiệu quả, chưa
có quy định về cách thức tổ chức công tác phối
hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật nên quá
trình thực hiện công tác này còn thiếu sự tham gia,
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có
liên quan, giữa các cơ quan thực hiện chức năng
quản lý theo ngành, lĩnh vực với các cơ quan có
thẩm quyền chung, giữa trung ương và địa
phương, giữa các cơ quan hành chính với cơ quan
thuộc hệ thống tư pháp
Năm là, cơ chế Cộng tác viên theo dõi thi
hành pháp luật được quy định trong Thông tư số
14/2014/TT của Bộ Tư pháp chỉ quy định chung,
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
83
chưa được hướng dẫn cụ thể về hình thức, cách
thức phối hợp, kinh phí để thực hiện công tác này
nên khó triển khai phối hợp và huy động sự tham
gia của các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật. Vì vậy, chưa phát huy
hiệu quả vai trò của các Đoàn thể, các tổ chức
trong xã hội, cá nhân về cung cấp thông tin và
tham gia vào xử lý thông tin về tình hình thi hành
pháp luật.
Thứ hai, trong tổ chức thực hiện công tác theo
dõi thi hành pháp luật các cơ quan còn nhiều lúng
túng, chưa thật sự bài bản, chưa có sự thống nhất,
đồng bộ và chưa đi vào nền nếp. Cụ thể:
Một là, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa nhận
thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của
công tác theo dõi thi hành pháp luật, do đó chưa
quan tâm đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
Trong nhiều trường hợp, việc triển khai thực hiện
chỉ là mang tính hình thức, đối phó với kiểm tra
của cơ quan nhà nước cấp trên mà chưa thực sự
hướng tới mục đích của công tác theo dõi là phát
hiện các vướng mắc, bất cập trong thi hành pháp
luật để kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả
thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hai là, quá trình triển khai thực hiện Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP còn tồn tại vướng mắc về việc
kiện toàn tổ chức pháp chế do đó ảnh hưởng đến
công tác theo dõi thi hành pháp luật của các Bộ,
ngành và địa phương. Một số cơ quan, đơn vị chưa
quan tâm đúng mức đối với công tác pháp chế nên
đã không bố trí kịp thời cán bộ có đủ năng lực, kinh
nghiệm để làm công tác pháp chế, theo dõi thi hành
pháp luật cũng như chưa có biên chế để bổ sung đội
ngũ này
Ba là, các Bộ, ngành, địa phương nhìn chung
vẫn còn thụ động, thiếu linh hoạt, sáng tạo, lúng
túng trong việc triển khai thực hiện công tác theo
dõi thi hành pháp luật. Việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật ở nhiều Bộ,
ngành, địa phương thời gian qua còn nặng tính
hình thức, đối phó.
Bốn là, việc xử lý kết quả theo dõi thi hành
pháp luật chưa được quan tâm, chú trọng thực
hiện. Cơ quan nhận được kiến nghị thực hiện
không đầy đủ, hoặc không thực hiện việc xử lý
theo yêu cầu của cơ quan theo dõi thi hành pháp
luật (bao gồm các biện pháp ban hành các văn
bản quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung, thay thế
văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
hoặc biện pháp chấn chỉnh trong việc áp dụng
pháp luật không chính xác...); nhiều trường hợp
khi phát hiện những hạn chế, sai sót, bất cập
trong thi hành pháp luật, cơ quan theo dõi thi
hành pháp luật không có biện pháp xử lý mà chỉ
rút kinh nghiệm; việc theo dõi, đôn đốc, nắm
thông tin về việc xử lý kết quả theo dõi thi hành
pháp luật trên thực tế chưa được thực hiện hoặc
thực hiện còn mang tính hình thức. Do vậy, mục
đích của công tác theo dõi thi hành pháp luật
chưa đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước đối với công tác này.
Năm là, kết quả huy động sự tham gia của
nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội trong công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật chưa thực sự sâu rộng,
chưa phát huy được đầy đủ sự tham gia và phản
biện từ cộng đồng xã hội trong quá trình tổ chức
thi hành pháp luật.
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế nêu trên do một số
nguyên nhân chủ quan, khách quan sau:
- Chưa có giải pháp đột phá trong việc nâng
cao nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí,
vai trò của công tác theo dõi, đánh giá tình hình
thi hành pháp luật; xây dựng các tiêu chí theo
dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; xây
dựng tiêu chí theo dõi, đánh giá tình hình thi
hành pháp luật khách quan, khoa học; nâng cao
năng lực cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy theo
dõi thi hành pháp luật. Chưa có cơ chế phối hợp
hiệu quả trong việc triển khai, thực hiện công tác
theo dõi thi hành pháp luật giữa các cơ quan nhà
nước với nhau, giữa cơ quan hành pháp với cơ
quan tư pháp, giữa cơ quan nhà nước với các tổ
chức chính trị, chính trị- xã hội và tổ chức xã hội-
nghề nghiệp.
- Theo dõi thi hành pháp luật là nhiệm vụ mới
được Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp và các Bộ,
ngành, địa phương thực hiện, thể chế pháp luật ở
tầm Nghị định đã bộc lộ nhiều bất cập hạn chế,
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
84
dẫn đến khó khăn trong triển khai theo dõi, đánh
giá tình hình thi hành pháp luật;
- Thực tiễn triển khai công tác theo dõi thi
hành pháp luật trong gần 5 năm qua cho thấy sự
cần thiết phải có các công cụ, phương tiện hỗ trợ
(về từng lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cụ thể
thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực
tiếp)2 và các hình thức phù hợp khác hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật (bảo đảm về tổ chức,
biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi
hành pháp luật)3. Hiện nay, Bộ Tư pháp và các Bộ,
ngành, địa phương thiếu các công cụ, phương tiện
hữu hiệu để thực hiện công tác theo dõi, đánh giá
việc thi hành pháp luật một cách chính xác, hiệu
quả và khoa học. Việc theo dõi, đánh giá chủ yếu
dựa trên hành lang pháp lý của Nghị định
59/2012/NĐ-CP với quy định về các tiêu chí theo
dõi, đánh giá còn chưa rõ ràng, cụ thể, gây khó
khăn trong việc theo dõi, đánh giá tình hình thi
hành pháp luật.
- Số lượng biên chế hành chính của nhiều
địa phương hạn hẹp và không được tăng thêm
theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước,
trong khi đó việc điều chuyển, bố trí, bổ sung
biên chế làm công tác pháp chế nói chung và
theo dõi thi hành pháp luật nói riêng còn gặp
nhiều khó khăn.
- Việc đầu tư kinh phí dành cho công tác
theo dõi thi hành pháp luật còn chưa thỏa đáng.
Kết quả tổng hợp cho thấy, nhiều Bộ, ngành, địa
phương chưa bố trí kinh phí riêng bảo đảm cho
công tác theo dõi thi hành pháp luật, mà trích từ
các khoản kinh phí phục vụ các hoạt động pháp
chế khác hoặc từ công tác kiểm tra chấp hành
pháp luật với nguồn kinh phí rất hạn hẹp và
thường được bố trí chậm so với yêu cầu triển
khai công việc được giao.
- Việc kiểm tra công tác theo dõi thi hành
pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, do
đó chưa kịp thời chấn chỉnh những sai sót, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc, chưa phát hiện, kịp
thời động viên, khuyến khích và nhân rộng
những điển hình góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trong lĩnh vực theo dõi tình
hình thi hành pháp luật.
3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
công tác theo dõi thi hành pháp luật hiện nay, theo
tác giả cần phải thực hiện một số giải pháp trọng
tâm, cơ bản sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành về vị trí, vai trò của công tác theo dõi thi
hành pháp luật. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác theo dõi thi hành pháp luật
nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng,
chính quyền về vị trí, vai trò của công tác theo
dõi thi hành pháp luật, từ đó tạo chuyển biến căn
bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ
lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ,
công chức trong quá trình tổ chức thực thi các
quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ công
vụ được giao.
Hai là, gắn theo dõi thi hành pháp luật với
xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Thi hành pháp
luật phải là một yếu tố cấu thành của hệ thống
pháp luật, chứ không thuần túy chỉ là một công
cụ, giải pháp thực hiện pháp luật. Việc theo dõi
tình hình thi hành pháp luật phải được thực hiện
ngay từ khi luật, pháp lệnh được ban hành. Để
thực hiện được yêu cầu này, hoạt động theo dõi
tình hình thi hành pháp luật phải từng bước
chuyển từ đánh giá theo quy trình sang đánh giá
theo tiêu chí tác động đầu ra (tức là đánh giá dựa
trên kết quả). Hoạt động theo dõi thi hành pháp
luật giúp đánh giá toàn diện, đầy đủ hiệu lực,
hiệu quả của một văn bản quy phạm pháp luật cụ
thể, của từng ngành luật cụ thể, cũng như của
toàn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm sử dụng
hợp lý, hiệu quả, nhanh chóng, thiết thực các kết
quả của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật
trong hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây
dựng pháp luật và thực thi luật pháp.
2 Trích khoản 1 Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP Về Theo dõi thi hành pháp luật
3 Trích Mục b, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP Về Theo dõi thi hành pháp luật
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
85
Ba là,gắn theo dõi thi hành pháp luật với kiểm
soát quyền lực nhà nước, bảo đảm thực thi quyền
con người, quyền công dân theo đúng tinh thần
của Hiến pháp năm 2013. Cần tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp
luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát
hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật, đặc biệt là vi phạm trong giải quyết thủ tục
hành chính cho tổ chức, cá nhân; tăng cường hiệu
lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan
dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, các cơ quan báo chí và người dân đối với công
tác tổ chức thi hành pháp luật.
Bốn là, tiếp tục kiện toàn và đổi mới về tổ chức,
bộ máy, biên chế làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật. Cần đổi mới về tổ chức bộ máy,
biên chế làm công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các Bộ,
ngành ở Trung ương cần bố trí đủ cán bộ chuyên
trách về theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Pháp chế,
trong khi các địa phương cần thành lập Phòng Pháp
chế tại 14 Sở, ngành theo đúng quy định của Nghị
định 55/2011/NĐ-CP. Đồng thời, cần tiếp tục
nghiên cứu việc thành lập tổ chức bộ máy chuyên
trách làm nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật từ
Trung ương đến địa phương, cũng như bố trí biên
chế, kinh phí hoạt động cho lực lượng này.
Năm là, tăng cường năng lực đội ngũ làm
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Việc tăng cường, nâng cao năng lực, trình độ của
đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật phải gắn liền với việc bồi
dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ
này. Bên cạnh việc tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng, Nhà nước cần có những chính sách
thỏa đáng về cơ chế, chế độ ưu tiên, thu hút đối
với những người làm công tác theo dõi tình hình
thi hành pháp luật, đồng thời, cần có sự đầu tư
đầy đủ, toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại, tạo ra môi trường thuận lợi trong việc
tổ chức triển khai hoạt động theo dõi tình hình
thi hành pháp luật.
Sáu là, đổi mới về nội dung và phương thức
hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Nội dung theo dõi thi hành pháp luật cần tiếp tục
được nghiên cứu, rà soát để tránh sự dàn trải, trùng
lặp như hiện nay. Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh
giá cần phải cụ thể, sát với thực tế. Xây dựng mô
hình Cộng tác viên trong lĩnh vực theo dõi thi hành
pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng, kiểm
tra và theo dõi thi hành pháp luật; thu hút sự hỗ
trợ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; quy định cụ
thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc xử lý kết quả theo dõi thi
hành pháp luật.
Bảy là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý
thông tin về tình hình thi hành pháp luật, từ đó
kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp để giải
quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như
chấn chỉnh các sai phạm, đảm bảo việc thực thi
pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật. Đổi mới về cơ chế
phối hợp trong hoạt động theo dõi tình hình thi
hành pháp luật. Cần gắn trách nhiệm của cá nhân
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong theo dõi
thi hành pháp luật trên cả hai phương diện kết
quả tích cực và những hậu quả xảy ra do thực
hiện hoặc không thực hiện theo dõi thi hành
pháp luật.
Tám là, cần sớm nghiên cứu xây dựng, ban
hành Luật theo dõi thi hành pháp luật. Luật này
phải đáp ứng được một số yêu cầu, đòi hỏi sau
đây: Luật theo dõi thi hành pháp luật cần phải
được đặt trong tinh thần của Hiến pháp năm
2013 và bối cảnh Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược trong xây dựng và tổ chức thi hành
pháp luật; phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đáp
ứng yêu cầu bảo đảm và phát huy dân chủ trong
đời sống xã hội; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế; phải gắn với vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước, bảo đảm thực thi quyền con người, quyền
công dân theo Hiến pháp 2013; Luật phải xác
định rõ ràng phương thức, nội dung, địa vị pháp
lý, trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể trong
hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, phân định
rõ khái niệm thi hành pháp luật và theo dõi thi
hành pháp luật... (Xem tiếp trang 90)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_tac_theo_doi_thi_hanh_phap_luat_hien_nay_thuc_trang_va.pdf