Công ty cổ phần - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tình huống : Công ty cổ phần Long Thành được thành lập tháng 7/2011, đăng ký kinh doanh chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó cổ phần phổ thông là 1 tỷ đồng, cổ phần ưu đãi cổ tức là 500 triệu, cổ phần ưu đãi biểu quyết là 500 triệu. Công ty phát hành 200.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng). Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005), hãy cho biết có những vấn đề pháp lý nào cần phải lưu ý khi diễn ra các sự kiện sau đây: a. Đại hội cổ đông bầu thành viên HĐQT (điều kiện hợp lệ, điều kiện thông qua quyết định). b. Cổ đông Trần T nắm giữ 10% cổ phần của công ty (trong đó có 5% là cổ phần ưu đãi biểu quyết và 5% là cổ phần phổ thông) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác. c. Công ty tiến hành phân chia cổ tức cho các cổ đông. d. Nguyễn H nắm giữ 20.000 cổ phần phổ thông của công ty, đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần của mình thành cổ phần ưu đãi cổ tức nhưng không được công ty chấp nhận, vì vậy, H yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình. e. Giả sử khi thành lập, vốn điều lệ của công ty ghi là 2 tỷ đồng nhưng các cổ đông sáng lập chỉ mua và trả tiền mua 100.000 cổ phần tương đương với 1 tỷ đồng.

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công ty cổ phần - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ : Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang chuyển đổi, từng bước thiết lập và vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách hướng vào thị trường là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Lực lượng tham gia góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế là các doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh khác. Thực tế đã cho thấy từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, hàng loạt các doanh nghiệp đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Và Luật doanh nghiệp( 2005) ra đời như một đòi hỏi tất yếu khách quan, điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong những loại hình công ti được ưa chuộng ngày nay là công ti cổ phần. Cũng giống như các loại hình công ty khác, công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của Luật doanh nghiệp năm 2005. Thực tế đã cho thấy trong quá trình thành lập, điều hành, chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần có nhiều vấn đề pháp lý mà các chủ thể phải tuân theo. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, cũng như vai trò của Luật doanh nghiệp trong quá trình điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động kinh doanh, chúng em xin lựa chọn 1 tình huống cụ thể sau đây : Tình huống : Công ty cổ phần Long Thành được thành lập tháng 7/2011, đăng ký kinh doanh chính là hàng thủ công mỹ nghệ. Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó cổ phần phổ thông là 1 tỷ đồng, cổ phần ưu đãi cổ tức là 500 triệu, cổ phần ưu đãi biểu quyết là 500 triệu. Công ty phát hành 200.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng). Bằng các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005), hãy cho biết có những vấn đề pháp lý nào cần phải lưu ý khi diễn ra các sự kiện sau đây: a. Đại hội cổ đông bầu thành viên HĐQT (điều kiện hợp lệ, điều kiện thông qua quyết định). b. Cổ đông Trần T nắm giữ 10% cổ phần của công ty (trong đó có 5% là cổ phần ưu đãi biểu quyết và 5% là cổ phần phổ thông) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác. c. Công ty tiến hành phân chia cổ tức cho các cổ đông. d. Nguyễn H nắm giữ 20.000 cổ phần phổ thông của công ty, đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần của mình thành cổ phần ưu đãi cổ tức nhưng không được công ty chấp nhận, vì vậy, H yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình. e. Giả sử khi thành lập, vốn điều lệ của công ty ghi là 2 tỷ đồng nhưng các cổ đông sáng lập chỉ mua và trả tiền mua 100.000 cổ phần tương đương với 1 tỷ đồng. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Cơ sở lí luận : 1.1 Thế nào là công ty cổ phần ? Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ti đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. 1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần : Theo quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó nó có các đặc điểm sau : Về thành viên công ty : cổ đông của công ty có thể là tổ chức, cá nhân ; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Về vốn điều lệ của công ty : Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần. Về tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp : phần vốn góp của cổ đông được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác ( trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp). Về chế độ trách nhiệm : Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về huy động vốn : trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu ) để huy động vốn. Tư cách pháp lý : công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. 1.3. Cơ sở pháp lý về công ty cổ phần : Công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. Do công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lí rất phức tạp, vậy nên các quy định pháp luật điều chỉnh công ty này khá chi tiết và chặt chẽ, đặc biệt là về chế độ vốn của công ty. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã dành hẳn chương IV với 52 điều luật ( từ Điều 77 đến Điều 129 ) để quy định cụ thể về loại hình công ty này. Đây là những căn cứ pháp lý để nhóm em giải quyết tình huống nêu ở đầu bài. 2. Giải quyết tình huống : Trong trường hợp công ty cổ phần Long Thành tổ chức đại hội đồng cổ đông bầu thành viên HĐQT, thì theo Luật doanh nghiệp năm 2005, cần phải chú ý đến một số vấn đề pháp lý sau đây : a.1. Về điều kiện hợp lệ : Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì : ‘‘ Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần’’. Các quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 96, trong đó đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT. Thứ nhất, về điều kiện hợp lệ tiến hành họp đại hội đồng cổ đông : Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật doanh nghiệp thì Đại hội đồng cổ đông chỉ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, nếu trong trường hợp số cổ đông dự họp không đại diện đủ cho 65% tổng số cổ phần thì cuộc họp sẽ bị hủy bỏ, không được tiến hành và phải triệu tập lại lần thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này. Về thành phần tham gia Đại hội đồng cổ đông : Tất cả các cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đều có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trong số vốn điều lệ của công ty cổ phần Long Thành có 500 triệu đồng là cổ phần ưu đãi cổ tức ( tương ứng 25% số vốn điều lệ ) nên những thành viên nắm giữ số cổ phần này sẽ không được tham dự Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều 82 luật doanh nghiệp. Về địa điểm họp đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông có thể được tổ chức tại trụ sở của công ti hoặc một địa điểm khác, nhưng phải ở trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật doanh nghiệp. Thứ hai, về điều kiện hợp lệ để bầu thành viên HĐQT : Ngay sau khi Đại hội đồng cổ đông đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tiến hành, thì trong quá trình bầu thành viên HĐQT cần tuân thủ các vấn đề pháp lý sau đây : Một là, về hình thức bầu thành viên HĐQT : Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì việc bầu thành viên HĐQT của công ty phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ( điểm d, khoản 2 Điều 104 Luật doanh nghiệp). Hai là, về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT : theo quy định tại khoản 1 Điều 110 thì thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau : Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lí kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Ba là, về việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT : Các cổ đông sẽ tiến hành biểu quyết để bầu thành viên trong HĐQT. Mỗi cổ đông sẽ có số phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần của mình trong công ty. Trong trường hợp này, do công ty cổ phần Long Thành có số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, , trong đó cổ phần phổ thông là 1 tỷ đồng, cổ phần ưu đãi cổ tức là 500 triệu, cổ phần ưu đãi biểu quyết là 500 triệu. Công ty phát hành 200.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng). Chính vì vậy, khi các cổ đông tiến hành biểu quyết thì cần phải lưu ý như sau : Đối với các cổ đông nắm giữ số cổ phần phổ thông, thì mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức : các cổ đông này không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào HĐQT ( khoản 3 Điều 82 ) Đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết : Do cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, nên một cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể có hai hay nhiều hơn hai số biểu quyết tùy theo quy định của Điều lệ công ty. Do vậy, trong quá trình biểu quyết để bầu thành viên HĐQT, cần phải lưu ý tính đúng số phiếu biểu quyết của các cổ đông, đặc biệt có sự khác biệt giữa cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông và cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ngay sau khi tất cả các điều kiện trên hợp lệ, thì mọi quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc bầu thành viên HĐQT đều có hiệu lực. a.2. Về điều kiện thông qua quyết định : Về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông, khoản 1 Điều 104 Luật doanh nghiệp quy định : ‘‘ Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản’’. Như vậy, có hai hình thức để đại hội đồng cổ đông thông qua thông qua quyết định. Thứ nhất, trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc bầu thành viên HĐQT phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (điểm d, khoản 2 Điều 104 ). Điều kiện để thông qua quyết định này như sau : Điểm c khoản 3 Điều 104 quy định : ‘‘ Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT...phải được thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT...và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên’’. Thứ hai, trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định được phép thông qua quyết định bầu thành viên HĐQT bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, thì điều kiện để thông qua quyết định trong trường hợp này được quy định tại khoản 5 Điều 104 như sau : ‘‘ Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp nhận ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quyết định’’. Như vậy, khác với điều kiện thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết là chỉ cần được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận thì điều kiện của việc thông qua quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp nhận. Cổ đông Trần T nắm giữ 10% cổ phần của công ty (trong đó có 5% là cổ phần ưu đãi biểu quyết và 5% là cổ phần phổ thông) muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác. Tình huống phát sinh ở đây là cổ đông Trần T nắm giữ 10% cổ phần của công ty trong đó có cả cổ phần phân phổ thông và cổ phần ưu đãi, cụ thể là : - có 5 % cổ phần ưu đãi biểu quyết - có 5 % cổ phần phổ thông Tuy nhiên, ông Trần T lại muốn chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần gồm cả hai loại ưu đãi và phổ thông cho đối tượng khác, theo Luật doanh nghiệp, ông Trần T cần lưu ý một số vấn đề pháp lý như sau: Theo quy định tại khoản 3 điều 78 Luật doanh nghiệp thì : “ Chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thanh cổ phần phổ thông”. Như vậy, ở đây trong số 10% cổ phần nắm giữ, ông T nắm giữ 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết, ông T là cổ đông sáng lập. Mà với cương vị là cổ đông sáng lập, pháp luật quy định về việc chuyển nhượng cổ phần của ông T hoàn toàn khác so với cổ đông thường . Cụ thể như sau : b.1. Đối với 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết : Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 thì: “ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác". Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 78 thì : “…ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”. Do công ty cổ phần Long Thành được thành lập vào tháng 7/2011 nên trong thời hạn ba năm kể từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014, ông T không được chuyển nhượng 5% cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho bất cứ ai. Sau thời hạn ba năm này, khi cổ phần ưu đãi biểu quyết của ông T chuyển đổi thành cổ phần phổ thông, thì ông T mới có quyền chuyển nhượng số cổ phần này cho người khác theo quy định của pháp luật. b.2. Đối với 5% cổ phần phổ thông : Do ông T là cổ đông sáng lập nên Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định về cổ phẩn phổ thông của cổ đông sáng lập ở Điều 84, cụ thể khoản 5 Điều 84 quy định như sau : “ Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty . Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều bị bãi bỏ”. Do vậy, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty nhận giấy được chứng nhận kinh doanh( từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014) ông T chỉ có thể chuyển nhượng số cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác, còn nếu ông T muốn chuyển nhượng cho người ngoài phải thông qua đại hội đồng cổ đông. Khi hết thời hạn 3 năm theo quy định, kể từ tháng 7/2011 trở đi, ông T có thể chuyển nhượng số cổ phần này cho người khác mà không thông qua đại hội đồng cổ đông vì lúc này, hạn chế đối với cổ phần phổ thông của ông T đã bị bãi bỏ. c. Công ty tiến hành phân chia cổ tức cho các cổ đông : Điều 93 Luật doanh nghiệp năm 2005 có quy định về vấn đề công ty cổ phần chia và trả cổ tức cho các cổ đông : Đối với các cổ đông nắm giữ các cổ phần ưu đãi : Theo khoản 1 điều này, cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Ở đây đặc biệt phải kể đến cổ phần ưu đãi cổ tức, đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm (khoản 1 Điều 82 ). Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền nhận mức cổ tức cao hơn cổ đông phổ thông khác hoặc mức ổn định hằng năm như đã ghi trên. Đối với các cổ đông phổ thông : Theo khoản 2 Điều 93 quy định : “Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo pháp luật, trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty ; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”. Vậy đối với việc trả cổ tức , công ty cổ phần cần bám sát Luật doanh nghiệp, dựa theo quy định của pháp luật để trả đúng và đủ cổ tức cho cổ đông. Đặc biệt, việc chia cổ tức phải thực hiện linh hoạt giữa cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi và cổ đông phổ thông. d. Nguyễn H nắm giữ 20.000 cổ phần phổ thông của công ty, đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần của mình thành cổ phần ưu đãi cổ tức nhưng không được công ty chấp nhận, vì vậy, H yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình. Khi diễn ra sự kiện trên, có một số vấn đề pháp lý cần phải lưu ý sau đây: Vấn đề pháp lý đầu tiên cần lưu ý khi xảy ra sự kiện này đó là vấn đề chuyển đổi cổ phần phổ thông sang cổ phần ưu đãi cổ tức. Vậy theo quy định của pháp luật, H có được đề nghị công ty chuyển toàn bộ 20.000 cổ phần phổ thông mà mình đang nắm giữa sang cổ phần ưu đãi cổ tức không ? Theo khoản 6 điều 78 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì: "Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội cổ đông". Như vậy, việc công ty không chấp nhận đề nghị chuyển đổi toàn bộ cổ phần phổ thông thành cổ phần ưu đãi cổ tức của H là đúng pháp luật. Thứ hai, việc H yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình do không được công ty chấp nhận chuyển đổi toàn bộ cổ phần của mình thành cổ phần ưu đãi cổ tức. Câu hỏi được đặt ra là Công ty cổ phần có quyền mua lại cổ phần của mình không? Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về việc công ty cổ phần mau lại mua lại cổ phần của mình trong 2 trường hợp sau: 1) Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông: Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại Công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. (Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005) 2) Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty: Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. (Điều 91 Luật doanh nghiệp 2005).quá 30% Tất cả cổ phần được mua lại trong 2 trường hợp nói trên được coi là cổ phần chưa bán. Có thể thấy, trong tình huống trên, trường hợp của H là yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình (mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông). Trong trường hợp công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông thì phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005: Thứ nhất, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này. Thứ hai, công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều 90 với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Ngoài ra, công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật doanh nghiệp 2005). Trên đây là một số vấn đề pháp lí cần lưu ý khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Như vậy, khi yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình, H phải đảm bảo có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, chỉ những cổ đông nào biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty mới có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Tuy nhiên, trong tình huống trên, H yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình vì lí do không được công ty chấp nhận đề nghị chuyển đổi cổ phần phổ thông của mình sang cổ phần ưu đãi cổ tức, lí do này là không có căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành và không đúng điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005. Vì vậy, H không thể vì lí do công ty không chuyển đổi cổ phần phổ thông của mình sang cổ phần ưu đãi cổ tức mà đưa ra yêu cầu buộc công ty phải mua lại toàn bộ cổ phần của mình. Do đó, công ty cổ phần Long Thành không có nghĩa vụ phải mua lại toàn bộ 20.000 cổ phần của H với lí do mà H đã đưa ra. e. Giả sử khi thành lập, vốn điều lệ của công ty ghi là 2 tỷ đồng nhưng các cổ đông sáng lập chỉ mua và trả tiền mua 100.000 cổ phần tương đương với 1 tỷ đồng. Trong trường hợp này thì giả sử khi thành lập công ty cổ phần Long Thành có cam kết vốn điều lệ là 2 tỷ đồng nhưng các cổ đông sáng lập chỉ mua và trả tiền mua 100.000 cổ phần tương đương với 1 tỷ đồng .Như vậy theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 sẽ cần lưu ý những vấn đề pháp lý như sau : Thứ nhất đối với công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp năm 2005 chỉ buộc các cổ đông sáng lập phải mua ít nhất 20% tổng số cổ phần được quyền chào bán. Tinh thần của quy định này là cổ đông sáng lập chỉ cần số vốn nhỏ ( 20% vốn điều lệ) nhưng công ty vẫn có đủ tiền để hoạt động nhờ bán cổ phần cho cổ đông bên ngoài. Đây chính là quy định tạo lợi thế huy động vốn cho công ty cổ phần. Theo hướng ấy, vốn điều lệ tại thời điểm thành lập phải được hiểu là đã bao gồm cả giá trị của số cổ phần được quyền chào bán. Khoản 1 Điều 84 Luật Doanh nghiệpquy định như sau : “ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ đã đăng kí mua trong thời hạn chín mươi ngày ,kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh” từ đó buộc các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần được quyền chào bán. Đây chính là quy định tạo lợi thế huy động vốn cho công ty cổ phần. Thứ hai đó là luật cho phép trong trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được bán hết ra bên ngoài trong thời hạn ba năm, nếu không bán hết thì phải giảm vốn điều lệ khoản 4 Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2005 như sau : “ Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng kí mua hết số cổ phần được chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm ,kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh” Như vậy thì trong trường hợp này thì khi mà các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần Long Thành không đăng kí mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được bán ra bên ngoài trong thời hạn trong thời hạn ba năm, nếu không Công ty cổ phần Long Thành phải giảm vốn điều lệ cho bằng với số cổ phần đã thực bán. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCng ty c7893 ph7847n M7897t s7889 v7845n 2737873 l lu7853n.doc
Tài liệu liên quan