Crom và hợp chất của crom
Khóa luyện thi ĐH đảm bảo môn HÓA thầy Phạm Ngọc Sơn trên năm 2012.
Tài liệu bao gồm:
Tài liệu bài giảngBài tập tự luyệnHướng dẫn giải bài tập tự luyện
Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn đã và đang chuẩn bị ôn thi cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng sắp tới !
Chúc các bạn thi tốt!
2 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Crom và hợp chất của crom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 29. Crom và hợp chất của crom
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
BÀI 29. CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Cho phản ứng:
a K2Cr2O7 + b FeSO4 + c H2SO4 d Cr2(SO4)3+ e Fe2(SO4)3+ f K2SO4 + g H2O
Các hệ số là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (d + e + f + g) bằng
A. 10. B. 15. C. 12. D. 26.
Câu 2: Phát biểu không đúng là
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
Câu 3: Thêm một lượng dư dung dịch NaOH vào cốc chứa Cr2(SO4)3, sau phản ứng lại thêm tiếp H2O2 vào cốc thì
dung dịch trong cốc có màu
A. không màu. B. vàng. C. xanh tím. D. da cam.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:
Cr(OH)3 KOH X 2 (Cl KOH) Y 2 4H SO Z 4 2 4 (FeSO H SO ) T
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. B. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.
C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4. D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.
Câu 5:Cho 13,5 gam hỗnhợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượngdư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong
điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (không có
không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1.
Câu 6: Để oxi hoá hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH
tương ứng là
A. 0,015 mol và 0,04 mol. B. 0,015 mol và 0,08 mol.
C. 0,03 mol và 0,08 mol. D. 0,03 mol và 0,04 mol.
Câu 7: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được
23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị
của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.
Câu 8: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản
ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng
10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là (Cho hiệu suất của các phản ứng
là 100%)
A. 50,67%. B. 20,33%. C. 66,67%. D. 36,71%.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar] 3d54s1
B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.
C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d.
D. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A.Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B.Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.
C.Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D.Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
Câu 11. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Cr + 2F2 CrF4 B. 2Cr + 3Cl2 t 2CrCl3
C. 2Cr + 3S
t
Cr2S3 D. 3Cr + N2 t Cr3N2
Câu 12. Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:
A.0,78 gam B.1,56 gam C.1,74 gam D.1,19 gam
Câu 13. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 mL khí (đktc).
Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A.0,065 gam B.0,520 gam C.0,560 gam D.1,015 gam
Câu 14. Tính khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 29. Crom và hợp chất của crom
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
A. 20,250 g B. 35,695 g C. 40,500 g D. 81,000 g
Câu 15. Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A.Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.
B.Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C.Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D.Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
Câu 16. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A.Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B.CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính;
C.Cr
2+
, Cr
3+
có tính trung tính; Cr(OH)4
-
có tính bazơ.
D.Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
Câu 17. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn
thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A.0,86 gam B.1,03 gam C.1,72 gam D.2,06 gam
Câu 18. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn hoàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO4
2-
là
A. 0,015 mol và 0,08 mol B.0,015 mol và 0,10 mol
C.0,030 mol và 0,16 mol D.0,030 mol và 0,14 mol
Câu 19. So sánh nào dưới đây không đúng?
A.Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.
B.Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C.H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D.BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.
Câu 20. Lượng H2O2 và KOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn hoàn 0,01 mol KCr(OH)4 thành K2CrO4 là
A.0,015 mol và 0,01 mol B.0,015 mol và 0,04 mol
C.0,03 mol và 0,04 mol D.0,03 mol và 0,01 mol
Câu 21. Lượng kim loại kẽm cần thiết để khử hết dung dịch chứa 0,02 mol CrCl3 trong môi trường axit là
A.0,325 gam B.0,650 gam C.0,975 gam D.1,300 gam
Câu 22. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A.Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
B.Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C.Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.
D.Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
Câu 23. Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng
A.0,52 gam B.0,68 gam C.0,76 gam D.1,52 gam
Câu 24. Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là
A. 0,96 gam. B.1,92gam C.3,84 gam D.7,68 gam
Câu 25. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A.Thêm dư NaOH vào dd K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B.Thêm dư NaOH và Cl2 vào dd CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
C.Thêm từ từ dd NaOH vào dd CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.
D.Thêm từ từ dd HCl vào dd Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
Câu 26. Giải pháp điều chế nào dưới đây là không hợp lý?
A.Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3.
B.Dùng phản ứng của muối Cr (II) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2.
C.Dùng phản ứng của muối Cr (III) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3.
D.Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với dung dịch K2Cr2O7 để điều chế CrO3.
Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn
Nguồn: Hocmai.vn