Cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp năm 2013

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBTVQH trong việc giải thích Hiến pháp, xuất phát từ thực tiễn khách quan là nhiều quy định, nguyên tắc của Hiến pháp cần phải được giải thích nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu hụt trong các quy định của pháp luật hiện hành như: một số quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định, nhưng chưa có văn bản luật quy định chi tiết; chưa có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện, nên khó thực hiện; nhiều quy định, nguyên tắc của Hiến pháp còn có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau, nếu không có sự giải thích dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc hiểu, vận dụng và thực hiện. Do vậy, tăng cường giải thích Hiến pháp là một trong những cơ sở quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định các hành vi của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp là đúng, hay sai, có được phép thực hiện hay không được thực hiện, lý do không được thực hiện, cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, cơ quan nào có thẩm quyền ngăn cấm; các hành vi của công dân, và việc thực thi công vụ của của cán bộ, công chức, của cơ quan có thẩm quyền là đúng hay sai. Bên cạnh việc tăng cường giải thích Hiến pháp của UBTVQH, để các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp được thực hiện trong cuộc sống, cũng cần nghiên cứu khả năng công dân có thể viện dẫn các quy định của Hiến pháp, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tòa án được áp dụng trực tiếp các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới quyền, lợi ích và nghĩa vụ của công dân, trong mối quan hệ với Nhà nước ngay cả khi chưa có các văn bản luật hay dưới luật quy định

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. yêu cầu khách quan cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội thông qua ngày 28/12/2013. Hiến pháp đã thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, kế thừa, phát triển các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mục tiêu của việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp mới là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên con đường XHCN. Hiến pháp mới, trong tổng số 120 điều, đã dành trọn vẹn 36 điều để quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều đáng chú ý, các quy định về QCN, bảo đảm QCN, QCD còn được quy định ở nhiều chương khác của Hiến pháp. Việc cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định mới về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 xuất phát từ những yêu cầu khách quan sau đây: Thứ nhất, các quy định mới về QCN, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp là những quy phạm có tính nguyên tắc, quy định nền tảng, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Hiến pháp là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những nguyên tắc chung. Chính vì vậy, để các nguyên tắc, các quy phạm của Hiến pháp có thể thực hiện được trong cuộc sống, đòi hỏi phải được thể chế hóa, chi tiết hóa bằng các luật, đạo luật, hay sự giải thích, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo nghĩa đó, từ những quy phạm/nguyên tắc 3 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT CUÅ THÏÍ HOÁA CAÁC QUY ÀÕNH MÚÁI VÏÌ QUYÏÌN CON NGÛÚÂI, QUYÏÌN CÖNG DÊN TRONG HIÏËN PHAÁP NÙM 2013 Tường Duy Kiên* * PGS,TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Chế định quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) được quy định trong Hiến pháp là những quy phạm, nguyên tắc có tính chất nền tảng. Muốn các quy phạm, nguyên tắc hiến pháp về QCN, QCD - nhất là các quy định, nguyên tắc mới - được thực thi trong thực tiễn cuộc sống, thì cần phải cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng pháp luật. Bài viết tập trung phân tích làm sáng tỏ yêu cầu khách quan cụ thể hóa các quy định mới về QCN, QCD trong Hiến pháp năm 2013; quan điểm, nguyên tắc cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp và các giải pháp cụ thể hóa bằng pháp luật. của Hiến pháp, xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước, bảo đảm QCN, các cơ quan có thẩm quyền cần xác định cụ thể việc ban hành văn bản pháp luật mới để thể chế hóa Hiến pháp, bảo đảm thực hiện được các quyền, hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành có liên quan nhưng đã lạc hậu, hay trái với các quy định của Hiến pháp. Thứ hai, Hiến pháp của Việt Nam, về cơ bản là Hiến pháp ở thể “tĩnh”, ít và khó có thể viện dẫn, áp dụng trực tiếp để giải quyết tại tòa án, nếu không được cụ thể hóa trong luật, hoặc không được giải thích của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật nhiều nước, các quy phạm Hiến pháp có thể được viện dẫn trực tiếp tại tòa án để phán xét về một vấn đề cụ thể; và tòa án được giao trực tiếp để giải thích Hiến pháp. Ở Việt Nam, việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, Hiến pháp giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH)1. Trong khi trên thực tiễn, vì nhiều lý do khác nhau, UBTVQH rất ít khi giải thích Hiến pháp. Vì vậy, nếu không cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về QCN, QCD bằng văn bản luật thì sẽ khó đi vào cuộc sống. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, đã dành riêng một điều (Điều 49) để quy định về thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Theo đó, tùy vào tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, UBTVQH giao cho các cơ quan có thẩm quyền2 xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình UBTVQH xem xét, quyết định. Tuy vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành, vẫn chưa có cơ quan được giao quyền độc lập để tuyên bố đạo luật nào đó, hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm Hiến pháp, vi phạm QCN. Thứ ba, các nguyên tắc, quy định mới về QCN, QCD trong Hiến pháp điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội ở phạm vi rộng, có liên quan đến nhiều chủ thể và hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. QCN, QCD, xét về mặt nội hàm khái niệm có quan hệ rộng, phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước, và xác định vị trí, vai trò của nhiều chủ thể trong xã hội. Trước hết khi một quy phạm QCN được quy định, nó xác lập quan hệ hai chiều giữa một bên là cá nhân, công dân - chủ thể hưởng quyền với một bên là Nhà nước - chủ thể mang nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền. Ví dụ: Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập3. Quy định này xác lập quan hệ giữa các chủ thể, trong đó trước hết là Nhà nước, rồi đến nhà trường, xã hội, gia đình có trách nhiệm bảo đảm quyền của công dân được đến trường. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện pháp luật để thể chế hóa nguyên tắc quyền được học tập của công dân, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; phải đầu tư kinh phí, xây dựng hệ thống trường, lớp, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ nhà giáo; nhà trường phải có đội ngũ giáo viên, các phương tiện giảng dạy, giảng đường, cơ sở vật chất; gia đình có trách nhiệm, nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi để con em được đến trường, tham gia đóng góp xây dựng nhà trường; xã hội có trách nhiệm giúp đỡ, động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nhất là đối 4 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Điều 74 Hiến pháp năm 2013. 2 Điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội. Các cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. 3 Điều 39 Hiến pháp năm 2013. tượng công dân có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, hỗ trợ xây dựng trường lớp Chính vì QCN có nội dung rộng, nên việc cụ thể hóa, chi tiết các quy phạm, nguyên tắc về QCN trong Hiến pháp là một nhiệm vụ không thể thiếu để các quy phạm, nguyên tắc hiến pháp về QCN đi vào cuộc sống. Thứ tư, việc cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định mới về QCN, QCD trong Hiến pháp là cách thức, biện pháp hữu hiệu nhất để Hiến pháp đi vào cuộc sống. Từ thực tiễn tổng kết, thi hành các Hiến pháp và đặc điểm của Hiến pháp Việt Nam cho thấy, do các biện pháp, cơ chế thực thi Hiến pháp còn có nhiều bất cập, nhất là chưa có mô hình bảo hiến, chưa có cơ quan độc lập để tuyên bố các đạo luật cụ thể là vi phạm QCN, vi phạm Hiến pháp; việc giải thích Hiến pháp trên thực tế còn nhiều bất cập, nên một trong những giải pháp khả thi nhất để Hiến pháp đi vào cuộc sống, đó chính là phải thể chế hóa, cụ thể hóa các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp trong các văn bản dưới Hiến pháp. 2. Quan điểm/nguyên tắc cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 Việc cụ thể hóa các quy định mới về QCN, QCD trong Hiến pháp năm 2013 dựa trên các quan điểm/nguyên tắc cơ bản sau đây: Thứ nhất, QCN xác lập mối quan hệ hai chiều giữa cá nhân, công dân với Nhà nước, theo đó Nhà nước, là chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, QCD. Phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, xuất phát từ bản chất của QCN, và bản chất của Nhà nước ta, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, QCD”4. Với việc quy định trách nhiệm công nhận, bảo vệ và bảo đảm QCN, QCD là thuộc về Nhà nước, Hiến pháp - đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đã đặt trách nhiệm lên vai Nhà nước, cụ thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng, là linh hồn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xác lập địa vị pháp lý của cá nhân, công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc này vào công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ là tiêu chí đánh giá bản chất dân chủ, tiến bộ, cũng như mức độ, hiệu quả áp dụng Hiến pháp trong thực tế. Thứ hai, các QCN, QCD được quy định, liệt kê trong Hiến pháp là nguyên tắc tối thượng và bất khả xâm phạm. Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà nhận thức chung của các nhà lập hiến, lập pháp trên thế giới, QCN được quy định trong Hiến pháp không chỉ xác lập vị trí của cá nhân, công dân - chủ thể mang quyền, mà còn là nguyên tắc mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ phải tuân thủ. Lời mở đầu của Tuyên ngôn quốc tế về QCN năm 1948, đã viết: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình thế giới; Sự coi thường và xâm phạm các QCN đã dẫn tới những hành động tàn bạo xúc phạm tới lương tâm nhân loại Điều cốt yếu QCN cần phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là 4 Điều 3 Hiến pháp năm 2013. 5 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức5”. Phải quán triệt quan điểm/nguyên tắc này trong thực tiễn, nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm QCN từ phía Nhà nước và các thực thể trong xã hội; đồng thời có ý nghĩa trong xây dựng hệ thống pháp luật. Theo đó, cần hiểu đầy đủ ý nghĩa, giá trị của nguyên tắc này. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, QCN, QCD do Hiến pháp và luật quy định. Các QCN, QCD trong Hiến pháp, luật là tối thượng, là bất khả xâm phạm. Vì vậy, việc thể chế hóa, chi tiết hóa các quy định của Hiến pháp, trước hết là để bảo đảm thực hiện quyền; tiếp đến là nhằm làm cho cá nhân, công dân, các cơ quan, tổ chức dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ thực hiện. Và như vậy, nguyên tắc thể chế hóa các quyền trong Hiến pháp không được gây khó, cản trở, hay hạn chế thực hiện quyền. Ví dụ, Hiến pháp quy định: Mọi công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định6. Tự do đi lại và cư trú, theo Hiến pháp là quyền tự do của cá nhân, công dân, và quyền này là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, cũng phải hiểu quyền tự do này, không phải là quyền tuyệt đối, vì có thể bị hạn chế theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Và trên thực tế, vì lý do an ninh, quốc phòng, chiến tranh, thảm họa tự nhiên, quyền này có thể bị hạn chế thực hiện. Ngoài các lý do trên, tự do đi lại, tự do cư trú của công dân phải được cơ quan nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Nhưng để thực hiện được quyền này, cần phải có pháp luật quy định. Và theo nguyên tắc QCN là tối thượng, thì thể chế hóa quy định này bằng các văn bản pháp luật phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện được quyền tự do này của họ. Vì vậy, quy định các điều kiện như để được cư trú, phải có điều kiện về thời gian lưu trú, thu nhập, có nhà ở, có hộ khẩu vô hình chung là các quy định hạn chế cá nhân, công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Thứ ba, QCN, QCD dù được quy định trong Hiến pháp hay trong các đạo luật khác cũng không phải là quy phạm có giá trị tuyệt đối, có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong những trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định QCN, QCD chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp nhất định7. Quy định này trước hết, phù hợp với chuẩn mực quốc tế chung về QCN, và hầu hết Hiến pháp các nước trên thế giới đều có các quy định xác định những giới hạn trong việc thực hiện quyền. Tuy nhiên, nên hiểu không phải tất cả các quyền và tự do của con người đều có thể bị hạn chế trong việc thực hiện. Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền có thể được phân loại là quyền tuyệt đối8, quyền tương đối9 và quyền có thể bị hạn chế10. 6 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 Viện Nghiên cứu Quyền con người, Một số văn kiện của Liên hợp quốc về quyền con người trong quản lý tư pháp, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr. 13. 6 Điều 23 Hiến pháp năm 2013. 7 Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013. 8 Quyền tuyệt đối là các quyền trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể bị xâm phạm, bị hạn chế. Ví dụ quyền không bị tra tấn, nhục hình 9 Quyền tương đối là các quyền cần phải được thực hiện dần dần, từng bước một vì phụ thuộc các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, đó là các quyền chăm sóc y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở 10 Quyền có thể bị hạn chế thực hiện, là các quyền tự do dân chủ, cá nhân, như ngôn luận, báo chí, đi lại, cư trú Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định nguyên tắc chung là QCN, QCD có thể bị hạn chế, nhưng chưa chỉ ra cụ thể quyền nào có thể bị hạn chế. Và do vậy, rất có thể sẽ bị lạm dụng trong thực thi công vụ. Quán triệt quan điểm, nguyên tắc này trong thực tiễn, cũng như thể chế hóa trong các đạo luật, các văn bản dưới luật cần phải hiểu và làm rõ nguyên tắc này. Theo đó, cần phải xác định cụ thể quyền nào có thể bị hạn chế, các lý do có thể bị hạn chế, cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế Thứ tư, QCN, QCD gắn với nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, cộng đồng và xã hội. Mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về QCD gắn với nghĩa vụ công dân. Quy định này, về mặt quan điểm, nguyên tắc chung là đúng, vì trong xã hội dân chủ, mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không thể có người chỉ được hưởng quyền mà lại không thực hiện nghĩa vụ và ngược lại. Tuy nhiên, khi viện dẫn vào cụ thể từng quyền, thì không phải quyền nào cũng có nghĩa vụ đi kèm. Hiểu và vận dụng nguyên tắc này trong thực tế và trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Thứ năm, bảo đảm thực hiện QCN, QCD phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, vào lịch sử cụ thể, bối cảnh văn hóa của quốc gia, dân tộc. QCN là tối thượng, là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, việc thể chế hóa, quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trên thực tế là việc không dễ. Bởi vì, việc quy định quyền trong Hiến pháp, trong luật mới chỉ là cơ sở pháp lý bảo đảm ban đầu, để các quyền có khả năng thực thi trong cuộc sống thì còn cần phải có hàng loạt các biện pháp bảo đảm khác, trong đó các bảo đảm về kinh tế, về quyết tâm chính trị, các yếu tố văn hóa, lịch sử cụ thể là rất quan trọng. Chính vì vậy, việc thể chế hóa nguyên tắc này trong thực tiễn và quán triệt vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là quy định các biện pháp bảo đảm trong luật để thực hiện các quyền đã được Hiến pháp, luật quy định cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, vào các điều kiện cụ thể. 3. Các giải pháp cụ thể hóa bằng pháp luật nhằm bảo đảm hiện thực hóa các quy định mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 3.1 Giải pháp chung - Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và nghiên cứu xây dựng chương trình pháp luật cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới và chiến lược lập pháp cho các nhiệm kỳ tiếp theo của Quốc hội. - Rà soát, đối chiếu, so sánh và bổ sung cơ chế thực thi Hiến pháp, trong đó cần cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của UBTVQH trong việc giải thích Hiến pháp; vai trò của tòa án, và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền trong việc áp dụng, thực thi Hiến pháp trong điều kiện chưa có cơ quan bảo hiến. 3.2 Các giải pháp cụ thể 3.2.1 Thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp về QCN, QCD bằng việc xây dựng mới các đạo luật Từ các quy định của Hiến pháp, yêu cầu khách quan đối với một số quyền muốn bảo đảm thực hiện được phải ban hành các luật riêng để quy định về trình tự, thủ tục về bảo đảm thực hiện. Đó là các quyền chính trị, quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại các Điều 25, Điều 27, Điều 28, Điều 29 Hiến pháp. Bao gồm các quyền sau đây: Quyền tiếp cận thông tin của công dân; quyền về lập hội; quyền hội họp, biểu tình; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. 7 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Mặc dù theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp, việc thực hiện các quyền tự do dân chủ về ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, hội họp, biểu tình do pháp luật quy định; nghĩa là có thể dùng các văn bản dưới luật để quy định. Tuy nhiên, thể chế hóa Hiến pháp bằng các văn bản dưới luật phải bảo đảm nguyên tắc, các văn bản dưới luật chỉ quy định cách thức, biện pháp để thực hiện các quyền được liệt kê trong Hiến pháp. Không được quy định các hạn chế thực hiện quyền trong các văn bản dưới luật. Vì nếu quy định các hạn chế/giới hạn là trái với nguyên tắc Hiến pháp. 3.2.2 Thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp về QCN, QCD bằng việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành Cùng với việc ban hành các đạo luật riêng, cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan, và thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, luật bằng các văn bản dưới luật, theo hướng hoàn thiện về cơ chế, thủ tục để bảo đảm thực hiện các quyền đã được Hiến pháp và luật quy định. Trước hết, đó các quy định mới về QCN, QCD như: quyền sống (Điều 19); quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác; thử nghiệm y học (khoản 3 Điều 20); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc của mình (Điều 42); quyền của mọi người được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43). Giải pháp này đòi hỏi các quy định mới về QCN, QCD trên lĩnh vực về dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa cần được quy định cụ thể hơn, chính xác hơn trong các đạo luật và bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế về QCN. - Về quyền sống: Quyền sống của cá nhân, công dân liên quan tới việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự. Về nguyên tắc, theo luật nhân quyền quốc tế, không cấm các quốc gia áp dụng hình phạt tử hình. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được phép áp dụng đối với những tội ác nghiêm trọng nhất căn cứ vào pháp luật hiện hành11. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đã xóa hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự. Những nước thuộc Liên minh châu Âu, điều kiện bắt buộc để một quốc gia trở thành thành viên là phải xóa hình phạt tử hình. - Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. Bảo đảm các quy định này, cần bổ sung, quy định chi tiết trong Bộ luật Dân sự, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác - Về quyền bảo đảm an sinh xã hội, cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các luật có liên quan lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động - Về quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các luật có liên quan trên các lĩnh vực du lịch, văn hóa, di sản văn hóa, thể thao - Về quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, cần sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 8 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11 Xem Điều 6 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị năm 1966. 9 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT - Về quyền của mọi người được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, quyền của người cao tuổi, quyền của người khuyết tật đã được bảo đảm bằng các đạo luật, cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Hiến pháp, thực tiễn của cuộc sống và thông lệ quốc tế. 3.3.3 Thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp về QCN, QCD bằng việc hiểu, vận dụng, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc của Hiến pháp về QCN, QCD vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Các nguyên tắc mới đã được bổ sung trong Hiến pháp cần phải được hiểu, áp dụng, thực hiện một cách thống nhất như: - Các QCN, QCD về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; - QCN, QCD chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; - Người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai; - Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. 3.3.4 Thể chế hóa các quy định mới của Hiến pháp về QCN, QCD bằng việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBTVQH trong việc giải thích hiến pháp, luật và nghiên cứu khả năng áp dụng trực tiếp các quy phạm, nguyên tắc của Hiến pháp tại tòa án, nếu chưa có các văn bản luật quy định chi tiết để bảo đảm thực hiện các quyền hiến định. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBTVQH trong việc giải thích Hiến pháp, xuất phát từ thực tiễn khách quan là nhiều quy định, nguyên tắc của Hiến pháp cần phải được giải thích nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu hụt trong các quy định của pháp luật hiện hành như: một số quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định, nhưng chưa có văn bản luật quy định chi tiết; chưa có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện, nên khó thực hiện; nhiều quy định, nguyên tắc của Hiến pháp còn có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau, nếu không có sự giải thích dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc hiểu, vận dụng và thực hiện. Do vậy, tăng cường giải thích Hiến pháp là một trong những cơ sở quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định các hành vi của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp là đúng, hay sai, có được phép thực hiện hay không được thực hiện, lý do không được thực hiện, cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, cơ quan nào có thẩm quyền ngăn cấm; các hành vi của công dân, và việc thực thi công vụ của của cán bộ, công chức, của cơ quan có thẩm quyền là đúng hay sai. Bên cạnh việc tăng cường giải thích Hiến pháp của UBTVQH, để các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp được thực hiện trong cuộc sống, cũng cần nghiên cứu khả năng công dân có thể viện dẫn các quy định của Hiến pháp, đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tòa án được áp dụng trực tiếp các quy định, nguyên tắc của Hiến pháp để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới quyền, lợi ích và nghĩa vụ của công dân, trong mối quan hệ với Nhà nước ngay cả khi chưa có các văn bản luật hay dưới luật quy định n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcu_the_hoa_cac_quy_dinh_moi_ve_quyen_con_nguoi_quyen_cong_da.pdf