Kết luận
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, đặc điểm
sinh kế nổi bật của nông hộ vùng trồng keo tại vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là số hoạt
động sinh kế trung bình/hộ thấp, không tăng, mặc dù có nhiều hoạt động nhưng tập trung vào
các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, hoạt động ngành nghề, kinh doanh dịch vụ còn
ít. Xu hướng thay đổi chính trong hoạt động sinh kế của hộ không phải tăng số hoạt động sinh
kế mà có sự dịch chuyển từ hoạt động sinh kế này sang hoạt động sinh kế khác, cũng như thay
đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế đó là giảm hoạt động khai thác lâm sản, tăng hoạt động
trồng keo và hoạt động khác chủ yếu là hoạt động làm thuê trong sản xuất rừng trồng keo, thay
đổi đối tượng trong chăn nuôi và trồng trọt từ gia cầm, cá nước ngọt, sắn sang nuôi gia súc bò,
heo và trồng các cây có giá trị kinh tế. Xu hướng này giữa các nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc
Cơ Tu, giữa nhóm hộ trồng keo và nhóm hộ không trồng keo là giống nhau, nhưng khác nhau ở
chỗ nhóm hộ dân tộc Kinh có xu hướng tăng hoạt động trồng cao su, trồng cây trồng khác và
chăn nuôi, còn ở nhóm hộ dân tộc Cơ Tu lại giảm. Nhóm hộ dân tộc cơ Tu có xu hướng tăng
hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Nhóm hộ trồng keo có xu hướng giảm hoạt động trồng các cây
trồng khác, nhưng nhóm hộ không trồng keo lại tăng. Nhóm hộ trồng keo giảm hoạt động
trồng cao su, kinh doanh dịch vụ, nhưng ở nhóm hộ không trồng keo lại tăng. Sự thay đổi này
dẫn đến cơ cấu thu nhập của hộ cũng thay đổi tăng giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động
sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình
quân/người. Tuy nhiên, mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ, đặc biệt mức tăng của nhóm hộ
dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp. Vì thế, tiến độ xây dựng nông thôn mới đối với các xã có tỷ lệ
dân tộc thiểu số cao sẽ khó khăn hơn, rất cần nhiều sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức và các
cơ quan, ban ngành.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng sinh kế và thu nhập của nông hộ vùng trồng keo ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708
Tập 129, Số 3B, 2020, Tr. 55–68; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5668
* Liên hệ: trannamthang@gmail.com
Nhận bài: 22-02-2020; Hoàn thành phản biện: 04-03-2020; Ngày nhận đăng: 20-03-2020
ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
VÙNG TRỒNG KEO Ở MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Thị Hồng Quế, Lê Thị Hoa Sen, Trần Nam Thắng*
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam
Tóm tắt: Đa dạng hoạt động sinh kế giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Nghiên
cứu này nhằm hiểu rõ đa dạng sinh kế, xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập của
các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm của các nông hộ vùng trồng keo ở miền núi của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã phỏng vấn 30 người am hiểu và 180 hộ ở vùng miền núi thông qua kỹ
thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có phân loại. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết
hợp với phỏng vấn sâu. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai. Kết quả cho
thấy, từ 2011 đến 2018, xu hướng đa dạng sinh kế của nông hộ là không tăng số hoạt động sinh kế mà thay
hoạt động sinh kế này bằng hoạt động sinh kế khác và thay đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế. Thay
đổi này dẫn đến thay đổi trong thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Cơ cấu thu nhập của hộ thay đổi
tăng, giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm
tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của hộ, nhưng mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ
khác nhau về dân tộc và trồng keo. Có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các hộ dân tộc Kinh và dân tộc
Cơ Tu. Mức tăng thu nhập của nhóm hộ dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp.
Từ khóa: sinh kế, dân tộc thiểu số, thu nhập, trồng keo, miền núi, nông thôn mới
1 Đặt vấn đề
Sinh kế có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là con đường để kiếm
sống. Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội)
và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [4, 5]. Ở Việt Nam, khái niệm sinh kế được giải thích
trong Từ điển Tiếng Việt với nghĩa “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. Theo Ellis,
một sinh kế bao gồm các tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và vốn xã
hội), các hoạt động và việc tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ
xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được [6, 7]. Hoạt
động sinh kế là việc sử dụng các nguồn lực, sức lao động để thực hiện các hoạt động được kỳ
vọng đáp ứng những cơ hội mới, ưu tiên cho phát triển và áp lực bên ngoài để tạo ra các sản
phẩm vật chất, dịch vụ, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người. Đa dạng là sự tồn tại nhiều
nguồn thu khác nhau tại một thời điểm [7]. Đa dạng hóa sinh kế nông thôn mô tả hiện tượng
các hộ nông dân tham gia các hoạt động phi nông nghiệp hoặc chuyển sang thu nhập phi nông
nghiệp để cải thiện mức sống của họ [7]. Đa dạng hóa sinh kế bao gồm cả hoạt động nông
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
56
nghiệp và phi nông nghiệp được thực hiện để tạo thu nhập, bổ sung cho hoạt động chính của
hộ gia đình, thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp, lao động
có lương, kinh doanh hoặc tự làm trong các công ty nhỏ và các chiến lược khác để giảm thiểu
rủi ro [3]. Xu hướng đa dạng các hoạt động sản xuất, đa dạng các nguồn thu nhập và tài nguyên
là cách để nông hộ giải quyết các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cho cuộc sống
tốt hơn [9]. Khái niệm về đa dạng hóa liên quan đến số lượng các nguồn thu nhập và sự cân
bằng giữa chúng. Trong các nghiên cứu, một nhóm tác giả đã ứng dụng chỉ số đa dạng Simpson
để đánh giá mức độ đa dạng sinh kế của nông hộ ở vùng nông thôn Banglades; các tác giả đã sử
dụng số nguồn thu nhập của các hộ gia đình thay đổi qua các năm để đưa ra các nhận định về
tăng hay giảm nguồn thu để đánh giá về đa dạng các hoạt động sinh kế tăng hay giảm. Đa dạng
hóa sinh kế có thể là quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp các loại cây trồng chủ yếu
sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa sinh kế có thể là đa dạng từ
ngành kinh tế trong nông nghiệp đến các hoạt động phi nông nghiệp. Và đa dạng hóa sinh kế
cũng có thể là các quá trình mà nông dân chuyển đổi từ cây trồng có giá trị thấp sang các hoạt
động cho các loại cây trồng có giá trị cao và giảm thiểu rủi ro [3]. Trong báo cáo kết quả ba năm
triển khai thực hiện đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016–
2020, tỉnh Bến Tre thúc đẩy đa dạng hoá sinh kế thông qua thúc đẩy các hoạt động sản xuất
nông nghiệp bằng tận dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương, phát triển nghề thủ công,
làng nghề truyền thống, xây dựng tổ nhóm liên kết sản xuất và đã đạt được một số kết quả nhất
định [1]. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái toàn cầu như hiện nay thì người
nghèo, đặc biệt là người dân miền núi gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện đời sống kinh
tế gia đình, đảm bảo nguồn thu nhập cho người nghèo là vấn đề không dễ dàng giải quyết. Tuy
đa dạng sinh kế nông nghiệp không phải là vấn đề mới, nhưng nó vẫn là chủ đề quan trọng thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn bền vững.
Vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế gồm hai huyện Nam Đông và A Lưới có tỷ lệ đồng
bào dân tộc thiểu số lớn hơn 50%. Vùng miền núi thường là vùng khó khăn, trình độ học vấn
thấp, đa số là dân tộc thiểu số nên duy trì truyền thống và kỹ thuật canh tác nông nghiệp lạc
hậu, mang tính tự cung, tự cấp, khó hòa nhập vào kinh tế thị trường hiện đại, thu nhập thấp.
Chính vì thế, phát triển sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số, ngoài việc hỗ trợ họ chuyển
nghề, đa phần liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững, là một lĩnh vực rất khó khăn
hiện nay ở Việt Nam [10]. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt
Nam được bắt đầu từ năm 2011 với 19 tiêu chí, trong đó theo báo cáo đánh giá tình hình 5 năm
xây dựng nông thôn mới (2015) của tỉnh Thừa Thiên Huế thì tiêu chí số 11 – tiêu chí thu nhập là
tiêu chí khó đạt nhất đặc biệt đặc biệt là các xã vùng núi, ở vùng sâu, vùng xa dẫn đến quá trình
xây dựng nông thôn mới còn chậm. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người dân và nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng đất rừng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hồi gần 50 nghìn ha rừng và đất
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
57
rừng của các lâm trường và ban quản lý rừng phòng hộ để giao cho địa phương và dân quản lý
và trồng rừng [2]. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
thì cây keo là loài cây trồng chính chiếm gần 80% diện tích rừng trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
với hơn 63 nghìn ha thuần keo được phát triển mạnh trong thời gian qua và cây keo đã góp
phần làm tăng và ổn định nguồn thu nhập và các hoạt động sinh kế khác của nông hộ miền núi.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về xu hướng đa dạng hóa sinh kế và
thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm trong thời kỳ xây
dựng nông thôn mới. Nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và
các nhà tài trợ làm cơ sở để phát triển kinh tế vùng nông thôn miền núi, ổn định sinh kế, tăng
thu nhập cho hộ gia đình người dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số
góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
2 Mục tiêu và phương pháp
2.1 Mục tiêu
Hiểu rõ đa dạng sinh kế và xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập
của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm trong thời kỳ xây dựng nông thôn
mới.
2.2 Phương pháp
Địa bàn nghiên cứu là vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế gồm ba xã thuộc tại hai huyện
miền núi gồm xã Hương Phong và Hồng Hạ thuộc huyện A Lưới và xã Thượng Quảng thuộc
huyện Nam Đông, là các xã phù hợp với nội dung nghiên cứu. Đây là các xã trọng điểm trồng
keo có sự khác nhau về tỷ lệ dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số cũng như thu nhập bình quân đầu
người và mức độ đạt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động
sinh kế của các nhóm nông hộ.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp/công cụ khác nhau để thu thập và phân tích tài
liệu. Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo về tình hình kinh tế – văn hóa xã
hội của xã, huyện. Ngoài ra, các thông tin còn được thu thập từ các công trình nghiên cứu khoa
học, bài báo, tạp chí liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp cụ thể sau:
Phỏng vấn người am hiểu: Thực hiện phỏng vấn sâu 30 người am hiểu gồm cán bộ lãnh
đạo Chi cục Kiểm Lâm, cán bộ lãnh đạo hạt kiểm lâm và lãnh đạo 2 huyện Nam Đông và A
Lưới, cán bộ lãnh đạo, cán bộ kiểm lâm, cán bộ phụ trách nông nghiệp và các trưởng thôn của
các xã nghiên cứu về thực trạng trồng keo, xu hướng đa dạng sinh kế và thay đổi thu nhập của
nông hộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
58
Phỏng vấn hộ: Phỏng vấn ngẫu nhiên có phân loại với tổng số 180 hộ trong đó có 90 hộ
dân tộc Kinh và 90 hộ dân tộc Cơ Tu, là dân tộc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dân tộc thiểu số
tại vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Mỗi nhóm dân tộc chọn ngẫu nhiên 60 hộ trồng keo và 30 hộ
không trồng keo với 2 mốc thời gian 2011 và 2018. Nghiên cứu đã tính thu nhập của các hộ gia
đình bằng cách khấu trừ tổng chi phí từ tổng lợi nhuận. Tỷ lệ thu nhập từ các nguồn khác nhau
là cơ sở để đánh giá đa dạng hóa sinh kế của hộ. Số liệu định tính được phân tích đánh giá dựa
vào nguồn số liệu của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural
Appraisal - PRA), phỏng vấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến nguồn thu và
đa dạng sinh kế của nông hộ vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Số liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Nghiên cứu sử dụng hai
phương pháp phân tích số liệu chính. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc
điểm của hộ, thực trạng các nguồn lực sinh kế của hộ, số hoạt động sinh kế và mức thu nhập từ
các hoạt động sinh kế; phương pháp phân tích so sánh được sử dụng để so sánh các nhóm hộ
trồng keo và không trồng keo, nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu. Phân tích ANOVA
được thực hiện để đánh giá mức độ sai khác các nhóm hộ về số hoạt động sinh kế, tổng thu
nhập và thu nhập bình quân/người/năm với mốc thời gian là năm 2011 là năm bắt đầu chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến mốc thời gian năm 2018 là mốc thời gian
đến thời điểm nghiên cứu.
3 Kết quả
3.1 Đặc điểm vùng trồng rừng keo miền núi Thừa Thiên Huế
Huyện Nam Đông cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam, với tổng diện
tích tự nhiên 647,78 km2, chiếm 12,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện
Nam Đông có 10 xã và 1 thị trấn với tổng số 5.738 hộ, 24.815 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân
tộc thiểu số có 2.423 hộ, 11.044 khẩu, chiếm 44,5% dân số toàn huyện. Huyện A Lưới cách thành
phố Huế 70 km về phía Tây, có độ cao 600 mét so với mặt nước biển. Huyện A Lưới có 20 xã và
1 thị trấn. Diện tích 1.225,21 km2. Dân số năm 2018 là 50.460 người. Người Kinh chiếm 25,1%,
còn lại là các dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện chủ yếu là dân
tộc Cơ Tu và một số ít các dân tộc khác như Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều...
Tỉnh Thừa thiên Huế có tổng diện tích rừng trồng năm 2018 là 94.835,13 ha, trong đó
huyện Nam Đông có tổng 6.671,61 ha rừng trồng với 6.178,30 ha trồng thuần keo và 64,90 ha
trồng xen với bạch đàn và thông. Huyện A Lưới có tổng 15.516,78 ha rừng trồng, trong đó
13.895,4 ha thuần keo và 198,90 ha keo trồng xen với thông và bạch đàn.
Nghiên cứu chọn ba xã gồm xã Hương Phong và Hồng Hạ thuộc huyện A Lưới, xã
Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông. Đây là các xã trọng điểm trồng keo có sự khác nhau về
tỷ lệ dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số. Số hộ dân tộc Kinh ở xã Hương Phong là trên 95%, xã
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
59
Thượng Quảng khoảng 46%, xã Hồng Hạ dưới 5%.
3.2 Nguồn vốn sinh kế của hộ vùng trồng rừng keo (số liệu 2018)
Bảng 1 mô tả một số chỉ tiêu về vốn kinh kế của các hộ điều tra. Trong đó về vốn con
người và lao động thì nông hộ vùng miền núi có trình độ văn hoá trung bình dưới lớp 7. Tuổi
bình quân của chủ hộ là 46,71 tuổi; số nhân khẩu trung bình là 4,1 người/hộ; số lao động trung
bình là 2,26 lao động/hộ. Diện tích đất khá lớn, trung bình là 2,93ha/hộ. Vốn tài chính và vốn tự
nhiên của hộ bao gồm nhà, đất và tài sản trên đất với tổng giá trị trung bình là 448,31 triệu
đồng/hộ; thu nhập bình quân đầu người/năm là 29,79 triệu đồng/người. Về vốn xã hội thì nông
hộ miền núi có 93% hộ có tham gia các hội, đoàn thể gồm: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, Hội người cao tuổi và tham gia một số tổ chức như Đoàn thanh niên, Ban quản lý
bảo vệ rừng. Tỷ lệ số hộ tham gia Hội nông dân cao nhất (58,4%), tham gia ban quản lý bảo vệ
rừng chiếm 15,5% số hộ.
Các nhóm hộ khác nhau về dân tộc và trồng keo có sự khác nhau về vốn sinh kế. Nhóm
hộ trồng keo có vốn sinh kế cao hơn nhóm hộ không trồng keo và nhóm hộ dân tộc Kinh có vốn
sinh kế cao hơn nhiều so với nhóm hộ dân tộc Cơ Tu. Trong đó nhóm hộ trồng keo có tổng diện
tích đất là 4,18 ha cao hơn rất nhiều so nhóm hộ không trồng keo là 0,42 ha cho nên tổng giá trị
tài sản bao gồm nhà, đất và tài sản trên đất của nhóm hộ trồng keo là 552,68 triệu đồng/hộ, cao
hơn rất nhiều so với nhóm hộ không trồng keo, trung bình là 239,58 triệu đồng/hộ. Nhóm hộ
dân tộc Kinh có độ tuổi trung bình, trình độ văn hoá của chủ hộ, tổng diện tích đất, tổng giá trị
tài sản và thu nhập bình quân/người/năm cao hơn nhóm hộ dân tộc Cơ Tu rất nhiều.
Bảng 1. Các chỉ tiêu chính về nguồn vốn sinh kế của hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Người
Kinh
(n = 90)
Người
Cơ Tu
(n = 90)
Trồng
keo
(n = 120)
Không
trồng
keo
(n = 60)
BQ chung
(n = 180)
Tuổi chủ hộ Tuổi 47,97 45,44 48,70 42,06 46,71
Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 7,21 5,93 6,82 6,24 6,62
Tỷ lệ chủ hộ là nam % 84,4 81,1 95,00 63,33 90
Tổng số nhân khẩu Khẩu 3,88 4,32 4,18 3,93 4,1
Tổng lao động LĐ 2,20 2,32 2,29 2,19 2,26
Tổng diện tích đất Ha 3,71 2,14 4,18 0,42 2,93
Tổng giá trị tài sản của hộ Triệu đồng 503,97 392,65 552,68 239,58 448,31
Thu nhập bình
quân/người/năm
Triệu đồng 39,61 20,15 31,13 27,06 29,78
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
60
3.3 Hoạt động sinh kế và thay đổi hoạt động sinh kế trong quá trình xây dựng nông thôn
mới
Hoạt động sinh kế hộ được phân tích dựa vào hai nhóm hoạt động chính là sản xuất
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt,
chăn nuôi, trồng keo và cao su. Các hoạt động phi nông nghiệp bao gồm công chức nhà nước,
ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, khai thác lâm sản rừng và các hoạt động khác.
Thu nhập từ các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra gồm chín nguồn thu chính, trong
đó có sáu nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và ba nguồn thu từ các hoạt động
phi nông nghiệp. Cụ thể như sau:
1. Thu từ trồng trọt các loại cây trồng gồm lúa, sắn, hoa màu và cây ăn quả...,
2. Thu từ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, cá...,
3. Thu từ trồng và khai thác mủ cây cao su,
4. Thu từ trồng keo,
5. Thu từ kinh doanh dịch vụ từ các sản phẩm nông nghiệp hoặc phục vụ sản xuất
nông nghiệp cũng như hàng hoá khác (quán ăn, tạp hoá),
6. Thu từ lương đối với những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của nhà
nước gồm lương công chức hoặc lương hưu,
7. Thu từ ngành nghề như mộc, nề, may, cắt tóc,
8. Thu từ khai thác sản phẩm từ rừng tự nhiên kể cả sản phẩm gỗ, săn bắt và sản
phẩm phi gỗ khác,
9. Các nguồn thu khác: như thu từ làm thuê, thu do tham gia quản lý bảo vệ rừng,
các khoản hỗ trợ.
Thay đổi hoạt động sinh kế của hộ được trình bày ở Bảng 2
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
61
Bảng 2 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 đã có sự dịch chuyển hoạt
động sinh kế tạo thu nhập của nông hộ miền núi. Năm 2011, tỷ lệ về số hộ có hoạt động khai
thác lâm sản là cao nhất với 83,9%, tiếp theo là cao su, cây trồng khác (chủ yếu là sắn), trồng keo
và lương. Số hoạt động sinh kế trung bình/hộ là 3,05 hoạt động với độ lệch chuẩn là 1,01 hoạt
động. Tỷ lệ số hộ có hoạt động sinh kế là ngành nghề và kinh doanh, dịch vụ thấp. Trong khi
đó đến năm 2018 tỷ lệ số hộ có hoạt động sinh kế khai thác lâm sản đã giảm từ cao nhất xuống
rất thấp chỉ còn 12,8% số hộ do tài nguyên rừng suy giảm nhanh và quyết định của Thủ tướng
chính phủ năm 2016 cấm khai thác lâm sản; tỷ lệ số hộ có hoạt động trồng keo tăng nhanh lên
cao nhất từ 33,3% lên 66,7% số hộ. Sau năm 2011, diện tích trồng keo tăng nhanh do người dân
khai hoang đất trống, chuyển đổi những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, địa hình
hiểm trở sang trồng keo. Người dân được cấp đất và diện tích keo cho thu hoạch tăng. Tiếp đó
là tỷ lệ số hộ có hoạt động sinh kế khác tăng nhanh từ 17,2% số hộ năm 2011 lên 45% số hộ năm
2018. Các hoạt động này chủ yếu là làm thuê từ sản xuất rừng keo, hộ chuyển từ khai thác lâm
sản sang làm thuê cho hộ trồng keo, tiền trợ cấp từ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Tỷ lệ số hộ
có hoạt động sinh kế từ cao su, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ tăng nhưng không đáng kể. Tỷ lệ
số hộ có hoạt động ngành nghề giảm và vẫn ở mức thấp thất do người dân miền núi có nghề
chủ yếu như mây tre đan, dệt thổ cẩm với thu nhập thấp lại đòi hỏi tay nghề khéo léo, làm
việc có tổ chức. Tuy nhiên, do đặc thù đồng bào miền núi dân trí thấp, tay nghề ít tinh xảo,
thích lao động tự do nên làm một thời gian thì họ cũng bỏ nghề. Số hoạt động sinh kế của nông
hộ miền núi trung bình năm 2011 là 3,05 và năm 2018 là 2,99, nhưng do hệ số biến động (STD)
Bảng 2. Thay đổi hoạt động sinh kế giai đoạn 2011–2018
ĐVT: % hộ
Hoạt động sinh kế Năm 2011 Năm 2018
Khai thác lâm sản 83,9 12,8
Trồng keo 33,3 66,7
Cao su 50,0 52,2
Cây trồng khác 46,7 40,6
Chăn nuôi 20,6 23,3
Kinh doanh, dịch vụ 15,6 21,1
Lương 30,6 30,6
Ngành nghề 7,2 6,7
Hoạt động khác 17,2 45,0
Số hoạt động sinh kế/hộ 3,05 (1,01) 2,99 (1,04)
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
62
của năm 2011 là 1,01 và năm 2018 là 1,04 cho nên số hoạt động sinh kế của nông hộ trong giai
đoạn 2011, 2018 là tương đương nhau, khoảng 3 hoạt động sinh kế/hộ.
Thay đổi hoạt động sinh kế của các nhóm hộ khác nhau trong giai đoạn 2011–2018 được
trình bày ở Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3 cho thấy, ở nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu, tỷ lệ số hộ có hoạt động
trồng keo và hoạt động khác đều tăng và tỷ lệ số hộ có hoạt động khai thác lâm sản giảm. Tuy
nhiên, so sánh giữa 2 nhóm hộ thì năm 2011, tỷ lệ số hộ có hoạt động khai thác lâm sản ở nhóm
hộ dân tộc Kinh thấp hơn ở nhóm hộ dân tộc Cơ Tu, nhưng đến năm 2018 thì ngược lại. Nhóm
hộ dân tộc Kinh có tỷ lệ số hộ với hoạt động sinh kế trồng cao su, chăn nuôi tăng còn nhóm hộ
dân tộc Cơ Tu giảm. Nhóm hộ dân tộc Cơ Tu có tỷ lệ số hộ có hoạt động kinh doanh, dịch vụ
tăng chủ yếu mua bán sản phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ số hộ có nguồn thu từ lương và ngành
nghề ổn định. Số hoạt động sinh kế của 2 nhóm hộ năm 2018 thấp hơn năm 2011. Theo kết quả
phân tích ANOVA thì số hoạt động sinh kế năm 2011 có sự sai khác ý nghĩa ở mức tin cậy
99,9% đối với hai nhóm hộ.
Bảng 3. Thay đổi hoạt động sinh kế của các nhóm hộ khác nhau về dân tộc
ĐVT: % số hộ
Hoạt động sinh kế
Dân tộc Kinh (n = 90) Dân tộc Cơ Tu (n = 90)
2011 2018 2011 2018
Khai thác lâm sản 77,8 13,3 90 12,2
Trồng keo 35,6 74,4 31,1 58,9
Cao su 48,9 54,4 51,1 50
Cây trồng khác 31,1 32,2 62,2 48,9
Chăn nuôi 20 30 21,1 16,7
Kinh doanh, dịch vụ 27,8 27,8 3,3 14,4
Lương 33,3 33,3 27,8 27,8
Ngành nghề 13,3 12,2 1,1 1,1
Thu khác 16,7 44,4 17,8 45,6
Số hoạt động sinh kế/hộ 3,04 (0,97) 2,98 (1,03) 3,06*** (0,99) 2,7 (1,01)
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
63
Bảng 4. Thay đổi hoạt động sinh kế của các nhóm hộ khác nhau về trồng keo
ĐVT: % số hộ
Hoạt động sinh kế
Hộ trồng keo (n = 120) Hộ không trồng keo (n = 60)
2011 2018 2011 2018
Khai thác lâm sản 80 6,7 91,7 25
Trồng keo 50 100 – –
Cao su 40,8 35,8 68,3 85
Cây trồng khác 55,8 35 28,3 51,7
Chăn nuôi 25 29,2 11,7 11,7
Kinh doanh, dịch vụ 7,5 6,7 31,7 50
Lương 29,2 29,2 33,3 33,3
Ngành nghề 7,5 8,3 6,7 3,3
Thu khác 17,5 40 16,7 55
Số hoạt động
sinh kế/hộ 3,13 (0,85) 2,91 (0,90) 2,88 (1,27) 3,15 (1,27)
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Bảng 4 cho thấy, so với năm 2011 thì năm 2018, cả hai nhóm hộ trồng keo đều có tỷ lệ số
hộ có hoạt động khai thác lâm sản giảm mạnh và tăng tỷ lệ số hộ có nguồn thu khác và ổn định
tỷ lệ số hộ có nguồn thu từ lương. Ngoài ra, ở nhóm hộ trồng keo, tỷ lệ số hộ có nguồn thu từ
trồng keo, chăn nuôi và ngành nghề tăng; nhưng tỷ lệ số hộ có nguồn thu từ trồng trọt, cao su
và kinh doanh dịch vụ lại giảm. Trong khi đó, ở nhóm hộ không trồng keo, tỷ lệ số hộ có nguồn
thu từ trồng trọt, cao su, kinh doanh dịch vụ lại tăng. Như vậy, các hộ trồng keo đã tận dụng
được nguồn lực đất đai để chăn nuôi và các hộ không trồng keo đã chuyển từ hoạt động khai
thác lâm sản sang trồng cao su và hoạt động khác. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy không
có sai khác ý nghĩa về số hoạt động sinh kế của các nhóm hộ khác nhau về trồng keo ở cả năm
2011 và 2018.
3.4 Thay đổi cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong vùng trồng keo
Bảng 5 cho thấy bốn hoạt động sinh kế có thu nhập chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập
của hộ là khai thác lâm sản, trồng keo, cao su và lương. Năm 2018, cơ cấu thu nhập của hộ có
thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ thu nhập từ khai thác lâm sản và lương, nhưng lại tăng tỷ lệ thu
nhập trồng keo, cây trồng khác, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ và thu khác do có sự chuyển đổi
hoạt động sinh kế của hộ. Trong đó nhóm hộ dân tộc Kinh có tỷ lệ thu nhập từ trồng keo trong
cơ cấu thu nhập tăng gần hai lần và trồng keo trở thành hoạt động sinh kế cho thu nhập cao
nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ dân tộc Kinh.
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
64
Trong khi đó, hộ dân tộc Cơ Tu có thu nhập từ nguồn thu khác chiếm tỷ lệ cao nhất trong
cơ cấu thu nhập của hộ. Theo đánh giá của người am hiểu thì năm 2011, hoạt động khai thác
lâm sản và cao su là hai hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ,
nhưng năm 2018 cao su giảm giá, cây keo dễ trồng và được trồng nhiều và keo trở thành hoạt
Bảng 5. Thay đổi cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ theo dân tộc (% tổng thu nhập)
Hoạt động sinh kế
Dân tộc Kinh Dân tộc Cơ Tu
2011 2018 2011 2018
Khai thác lâm sản 24,5 8,6 28,2 7,4
Trồng keo 10,5 20,5 15,4 16,4
Cao su 23,2 11,7 12,8 14,1
Cây trồng khác 7,9 9,1 8,9 9,7
Chăn nuôi 6,7 7,1 7,9 8,4
Kinh doanh, dịch vụ 2,0 10,6 0,9 8,3
Lương 16,6 14,5 12,3 11,2
Ngành nghề 3,6 3,6 3,2 1,4
Thu khác 5,0 14,3 10,4 23,1
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Bảng 6. Thay đổi cơ cấu thu nhập của nhóm hộ trồng keo và không trồng keo (% tổng thu nhập)
Hoạt động sinh kế
Hộ trồng keo (n = 120) Hộ không trồng keo (n = 60)
2011 2018 2011 2018
Khai thác lâm sản 26,0 6,6 27,2 10,9
Trồng keo 19,5 27,7 – –
Cao su 17,1 12,7 19,5 13,3
Cây trồng khác 7,7 8,3 9,8 11,5
Chăn nuôi 7,5 9,7 6,9 3,9
Kinh doanh, dịch vụ 0,8 5,6 2,9 17,4
Lương 11,5 10,6 19,9 17,4
Ngành nghề 3,8 2,6 2,6 2,2
Thu khác 6,0 16,2 11,2 23,4
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
65
động sinh kế quan trọng nhất ngoài việc cho giá trị sản phẩm gỗ còn tạo ra một khối lượng lớn
công ăn việc làm và có ý nghĩa lớn tạo việc làm thuê cho người dân tộc Cơ Tu.
Bảng 6 cho thấy, năm 2011, hoạt động khai thác lâm sản, trồng cao su và lương chiếm tỷ
lệ cao trong cơ cấu thu nhập hai nhóm hộ trồng keo và không trồng keo, nhưng đến năm 2018,
tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động này đều giảm ngoài lý do cao su giảm giá thì các hộ có xu
hướng chuyển hoạt động sinh kế sang các hoạt động khác như làm thuê, kinh doanh dịch vụ,
dẫn đến làm thay đổi cơ cấu thu nhập. Năm 2018, đối với nhóm hộ trồng keo thì cơ cấu thu
nhập từ trồng keo của hộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với nhóm hộ không trồng keo thì thu nhập
từ hoạt động khác chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ. Ngoài ra, có sự thay đổi
đối tượng trong hoạt động sinh kế chăn nuôi và trồng cây khác, các hộ đã chuyển trồng sắn
sang một số cây có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả và cây thuốc. Ngoài ra,
trong chăn nuôi trước đây người dân chủ yếu nuôi gia cầm và cá nước ngọt, nhưng đến năm
2018, nhiều hộ chuyển sang chăn nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao.
3.5 Thay đổi mức thu nhập của các nhóm hộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Mặc dù số hoạt động sinh kế không tăng, nhưng thu nhập của hộ tăng là do có sự chuyển
đổi hoạt động sinh kế. Có thể thấy tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của năm 2018
tăng hơn năm 2011 (Bảng 7). Tuy nhiên, mức tăng này cũng khác nhau đối với các nhóm hộ.
Nhóm hộ trồng keo có tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người cao hơn nhóm hộ không
trồng keo nhưng không đáng kể; nhưng có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ dân tộc Kinh và
Bảng 7. Thay đổi mức thu nhập của các nhóm hộ trong giai đoạn 2011–2018
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2018
Tổng thu nhập của hộ trồng keo Triệu/hộ/năm 79,24 113,31
Tổng thu nhập của hộ không trồng keo Triệu/hộ/năm 76,08 98,09
Tổng thu nhập của hộ người Kinh Triệu/hộ/năm 102,24 134,89
Tổng thu nhập của hộ người dân tộc Cơ Tu Triệu/hộ/năm 54,66*** 82,17***
Thu nhập/người của hộ trồng keo Triệu/người/năm 21,79 31,13
Thu nhập/người của hộ không trồng keo Triệu/người/năm 21,04** 27,06
Thu nhập/người của hộ người Kinh Triệu/người/năm 29,74 39,61
Thu nhập/người của hộ người dân tộc Cơ
Tu Triệu/người/năm
13,52*** 20,15*
Ghi chú: * Sai khác so với ô phía trên có ý nghĩa thống kê 95%; ** Sai khác so với ô phía trên có ý nghĩa
thống kê 99%; *** Sai khác so với ô phía trên có ý nghĩa thống kê 99,9%
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
66
dân tộc Cơ Tu do dân tộc Kinh có tổng thu nhập/hộ và thu nhập bình quân/người cao hơn rất
nhiều so với dân tộc Cơ Tu và có sai khác ý nghĩa cả hai mốc thời gian năm 2011 và 2018. Điều
này cho thấy để đạt được kỳ vọng xây dựng nông thôn mới thì các xã có tỷ lệ dân tộc thiểu số
cao sẽ khó khăn hơn nhiều và cần nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
4 Kết luận
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, đặc điểm
sinh kế nổi bật của nông hộ vùng trồng keo tại vùng miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế là số hoạt
động sinh kế trung bình/hộ thấp, không tăng, mặc dù có nhiều hoạt động nhưng tập trung vào
các hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, hoạt động ngành nghề, kinh doanh dịch vụ còn
ít. Xu hướng thay đổi chính trong hoạt động sinh kế của hộ không phải tăng số hoạt động sinh
kế mà có sự dịch chuyển từ hoạt động sinh kế này sang hoạt động sinh kế khác, cũng như thay
đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế đó là giảm hoạt động khai thác lâm sản, tăng hoạt động
trồng keo và hoạt động khác chủ yếu là hoạt động làm thuê trong sản xuất rừng trồng keo, thay
đổi đối tượng trong chăn nuôi và trồng trọt từ gia cầm, cá nước ngọt, sắn sang nuôi gia súc bò,
heo và trồng các cây có giá trị kinh tế. Xu hướng này giữa các nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc
Cơ Tu, giữa nhóm hộ trồng keo và nhóm hộ không trồng keo là giống nhau, nhưng khác nhau ở
chỗ nhóm hộ dân tộc Kinh có xu hướng tăng hoạt động trồng cao su, trồng cây trồng khác và
chăn nuôi, còn ở nhóm hộ dân tộc Cơ Tu lại giảm. Nhóm hộ dân tộc cơ Tu có xu hướng tăng
hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Nhóm hộ trồng keo có xu hướng giảm hoạt động trồng các cây
trồng khác, nhưng nhóm hộ không trồng keo lại tăng. Nhóm hộ trồng keo giảm hoạt động
trồng cao su, kinh doanh dịch vụ, nhưng ở nhóm hộ không trồng keo lại tăng. Sự thay đổi này
dẫn đến cơ cấu thu nhập của hộ cũng thay đổi tăng giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động
sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình
quân/người. Tuy nhiên, mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ, đặc biệt mức tăng của nhóm hộ
dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp. Vì thế, tiến độ xây dựng nông thôn mới đối với các xã có tỷ lệ
dân tộc thiểu số cao sẽ khó khăn hơn, rất cần nhiều sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức và các
cơ quan, ban ngành.
Tài liệu tham khảo
1. Báo Lao Động & Xã hội online (2019), Nhìn lại ba năm thực hiện Đề án phát triển đa dạng
sinh kế, thoát nghèo bền vững ở Bến Tre, Truy cập ngày 15/12/2019, Link:
ngheo-ben-vung-o-ben-tre-1314040.html.
2. Bùi Phước Chương (2011), Báo cáo nghiên cứu chuỗi giá trị gỗ keo các các xã vùng trung du
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tài liệu dự án IUCN năm 2011.
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3B, 2020
67
3. Carter M (1997), Environment, Technology, and the social Articulation of Risk in West
African Agriculture, Economic Development and Cultural Change, 45(3), 557–591.
4. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets, Available at
https://www.livelihoodscentre.org/documents/114097690/114438878/Sustainable+livelihood
s+guidance+sheets.pdf/594e5ea6-99a9-2a4e-f288-cbb4ae4bea8b?t=1569512091877, Truy cập
ngày 15/12/2019.
5. DFID (2005), Agriculture Policy, An Interim Evaluation. Available at
Truy cập ngày 15/12/2019.
6. Ellis, F. (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries, Oxford University
Press, New York.
7. Ellis F. (2005), Small-Farms, Livelihood Diversification and Rural-Urban Transitions, Strategic
Issue in Sub-Saharan Africa, Paper presented for the research workshop on―The Future of
Small Farms‖ in Kent, UK.
8. Hossain M., Bayes A. (2010), Rural Economy and Livelihoods: Insights From Bangladesh, A. H.
Development Publishing House, Dhaka, Bangladesh.
9. Marchetta, F. (2011), On the Move Livelihood Strategies in Northern Ghana, Post-
Doctorante
CNRS, Clermont Universit, Universit d’Auvergne, CNRS, UMR 6587, Centre d’Etudes et de
Recherches sur le Developpement International (CERDI), F-63009 Clermont-Ferrand,
France.
10. Trần Lệ Thị Bích Hồng (2018), Ảnh hưởng của chính sách xoá đói giảm nghèo tới sinh kế của hộ
nghèo dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ nông nghiệp chuyên
ngành kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Hoàng Thị Hồng Quế và CS. Tập 129, Số 3B, 2020
68
LIVELIHOOD DIVERSIFICATION OF HOUSEHOLDS
PLANTING ACACIA SP. IN MOUNTAINOUS AREAS
OF THUA THIEN HUE PROVINCE
Hoang Thi Hong Que, Le Thi Hoa Sen, Tran Nam Thang*
University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam
Abstract: Livelihood diversification helps to reduce vulnerability toward shocks. This study aims at
understanding livelihood diversification, identifying livelihood options, and changing the income of
households planting Acacia sp. in the mountainous areas of Thua Thien Hue province. Thirty key
informants and 180 households were interviewed through stratified random sampling. Principal
information was collected by using a semi-structured questionnaire and in-deep interviews. The data were
analyzed through descriptive statistics and ANOVA. The results show that from 2011 to 2018, the
livelihood options did not increase, but changing from one option to another. The performers in the
livelihood activities also changed. These changes led to the changes in the income and income structure of
the households. The income structure of households depends on livelihood options. The changes in
livelihood options increase the total income and income per capita. However, the increase is different
between the Kinh and the Katu people, and whether they plant Acaccia or not. The increase in income of
the Katu people remains relatively low.
Keywords: livelihood, ethnic minority, income, acacia, mountainous, new rural area
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da_dang_sinh_ke_va_thu_nhap_cua_nong_ho_vung_trong_keo_o_mie.pdf