Chúng tôi đã ghi nhận được tổng cộng 49 loài
tảo lam xuất hiện ở hai mùa (mưa và nắng) thuộc
các địa điểm khảo sát tại Trà Vinh. Trong đó, chi
Oscillatoria có độ đa dạng loài cao nhất với 18 loài
chiếm 36,73 % tổng số loài.
- Thành phần loài tảo lamở loại hình thủy vực
ruộng lúa là đa dạng nhất (28 loài), chủ yếu các
loài thuộc chi Anabeana và Anabaenopsis, trong
khi đó, ở ao tôm ít đa dạng nhất (12 loài).
- Vào mùa nắng, mật độ tảo lam trung bình dao
động từ 760 – 132.960 cá thể/lít. Mật độ cao nhất
là loài Microcytis aeruginosa với 132.960 cá thể/
lít và thấp nhất là loài Raphidiopsis sp. với 760 cá
thể/lít. Vào mùa mưa, mật độ tảo lam trung bình
dao động từ 600 – 126.000 cá thể/lít,cao nhất là
loài Spirulina platensis với 126.000 cá thể/lít và
thấp nhất là loài Cylindrospermopsis raciborskii
với 600 cá thể/lít.
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng thành phần loài tảo lam (cyanophyta) trong một số ruộng lúa và ao thủy sản thuộc tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
133
133
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI TẢO LAM (CYANOPHYTA) TRONG
MỘT SỐ RUỘNG LÚA VÀ AO THỦY SẢN THUỘC TỈNH TRÀ VINH
VARIETY OF BLUE – GREEN ALGAE (CYANOPHYTA) SPECIES IN SOME RICE FIELDS AND
AQUACULTURE PONDS IN TRA VINH PROVINCE
Tóm tắt
Nghiên cứu về sự đa dạng thành phần loài tảo
lam (Cyanophyta) ở một số thủy vực (ao tôm, ao
cá và ruộng lúa) thuộc tỉnh Trà Vinh đã được tiến
hành từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015 vào hai
mùa (mưa và nắng). Kết quả ghi nhận được 49
loài tảo lam thuộc 04 bộ: Oscillatoriales (21 loài),
Noctoscales (12 loài), Chroococcales (11 loài) và
Synechococcales (5 loài); Thành phần loài ở ruộng
lúa là nhiều nhất (28 loài) và ao tôm là ít nhất
(12 loài). Chi Oscillatoria có độ đa dạng loài cao
nhất với 18 loài chiếm 36,73 %. Loài Oscillatoria
rubescens Gom có mặt ở cả ba loại hình thủy vực
vào cả hai mùa. Sự chênh lệch số loài giữa mùa
nắng và mùa mưa là rất ít (mùa nắng: 35 loài,
mùa mưa: 36 loài). Mật độ trung bình của tảo
lam tại các điểm khảo sát dao động từ 4.560 –
932.640 cá thể/lít. Vào mùa nắng, loài Microcytis
aeruginosa có mật độ cao nhất với 132.960 cá
thể/lít và Raphidiopsis sp. có mật độ thấp nhất với
760 cá thể/lít. Vào mùa mưa, mật độ trung bình
cao nhất là loài Spirulina platensis với 126.000
cá thể/lít và thấp nhất là loài Cylindrospermopsis
raciborskii với 600 cá thể/lít. Kết quả nghiên cứu
còn cho thấy loài Microcytis aeruginosa và loài
Spirulina platensis phát triển ở nơi có hàm lượng
dinh dưỡng cao.
Từ khóa: tảo lam, ao tôm, ao cá, ruộng lúa.
Abstract
The study of the species diversity of blue –
green algae in some waterbodies (shrimp pond,
fish pond and rice fields) of Tra Vinh province was
conducted in two seasons (rain and dry seasons)
from January to March 2015. Total 49 species
of blue – green algae were recorded belonging
to four ministries: Oscillatoriales (21 species),
Nostoccales (12 species), Chroococcales (11
species) and Synechococcales (5 species). The
number of the algae species in the rice field was the
highest (28 species) and the shrimp pond had the
lowest number (12 species) among three types of
waterbodies. Oscillatoria had the highest species
number with 18 species, accounting for 36.73 %.
Oscillatoria rubescens Gom species presented in
all three types of the investigated waterbodies in
both seasons. The difference in number of algae
species between the dry season (35 species) and the
rainy season (36 species). Blue - green algae had
the average density ranged from 4,560 - 932,640
individuals/liter. In the dry season, Microcytis
aeruginosa had the highest average density with
132,960 individuals/liter and Raphidiopsis sp.
had the lowest with 760 individuals/liter. In the
rainy season, Spirulina platensis had the highest
average density with 126,000 individuals/liter and
Cylindrospermopsis raciborskii had the lowest
with 600 individuals/liter. This study also showed
that Microcytis aeruginosa and Spirulina platensis
well developed in water-bodies with the high
content of nutrition.
Keywords: blue – green algae, rice fields, fish
ponds, shrimp ponds.
1. Đặt vấn đề1
Tảo lam (blue-green algae) hay còn gọi là vi
khuẩn lam (Cyanobacteria) là một ngành tảo tương
đối đa dạng về mặt giống, loài và nơi phân bố. Tảo
lam hiện diện hầu hết ở các thủy vực nước ngọt,
lợ, mặn vàkể cả môi trường trên cạn, góp phần
vào sự đa dạng sinh học của quần xã thủy sinh vật
và hệ sinh thái dưới nước.Cùng một số ngành tảo
khác, tảo lam cung cấp năng lượng sơ cấp cho sinh
quyển đồng thời giải phóng một lượng lớn oxy vào
1 Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh
trong không khí thông qua quá trình quang hợp và
trao đổi chất. Một số loài tảo lamlà nguồn dược
phẩm và là nguồn thức ăn giàu protein, vitamin,
giàu các axit amin không thay thế. Một số loài tảo
lam có dị bào còn cung cấp nguồn phân đạm cho
cây trồngnhờ vào khả năng cố định đạm, giúp cải
tạo đất và được ứng dụng vào nghiên cứu khoa
học - công nghệ, xử lý môi trường,Mặt khác,
tảo lam vẫn có một số loài sản sinh ra độc tố gây
nhiễm độc cho các loài động, thực vật thủy sinh
và con người. Thêm vào đó, sự phát triển quá mức
Phạm Thị Bình Nguyên1
134
134
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
của tảo lam sẽ gây hiện tượng dày đặc và nở hoa
làm ảnh hưởng đến môi trường nước, cụ thể là đối
với các môi trường ao nuôi thủy sản, đặc biệt ở
tỉnh Trà Vinh – một tỉnh có nhiều thế mạnh về nuôi
trồng và khai thác thủy sản.Vì thế, đây cũng là một
địa điểm có thể bị ảnh hưởng của tảo lam.Chính vì
vậy, việc nghiên cứu về đa dạng thành phần loài
tảo lam trong các ruộng lúa và ao thủy sản tại Trà
Vinh là điều cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho các
nghiên cứu ứng dụng sau này về đối tượng tảo lam.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung
a. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: thu mẫu
tảo lam vào hai mùa, mùa nắng (tháng 3, 4, 5/2015)
và mùa mưa (7,8,9/2015). Mỗi mùa, mẫu được thu
lặp lại ba lần tương ứng với ba tháng thu mẫu. Tần
suất thu mẫu 01 lần/tháng vào buổi sáng (8-10h)
hoặc buổi chiều (15-16h)(với điều kiện thời tiết
nắng, không có mưa và mây mù).
b. Địa điểm
+ Ao tôm ở Cầu Ngang và Duyên Hải (06
mẫu/06 ao)
+ Ao nuôi cá lóc và cá thát lát ở Trà Cú (05
mẫu gồm: 02 mẫu/02 ao cá thát lát, 03 mẫu/03 ao
cá lóc).
+ Các ruộng lúa ở Châu Thành và Càng Long
(05 mẫu gồm: 02 mẫu ở ruộng lúa tại Châu Thành,
03 mẫu ở ruộng lúa tại Càng Long).
Ký hiệu địa điểm:
+ Đ1, Đ2, Đ3 tương ứng với mẫu thu ở ao tôm
thẻ 1, 2, 3 tại Duyên Hải.
+ Đ4, Đ5 tương ứng với mẫu thu ở ao cá thát
lát 1, 2 tại Trà Cú.
+ Đ6, Đ7, Đ8 tương ứng với mẫu thu ở ao cá
lóc 1, 2, 3 tại Trà Cú.
+ Đ9, Đ10, Đ11 tương ứng với mẫu thu ở ao
tôm sú 1, 2, 3 tại Cầu Ngang.
+ Đ12, Đ13 tương ứng với mẫu thu ở ruộng lúa
1, 2 tại Châu Thành.
+ Đ14, Đ15, Đ16 tương ứng với mẫu thu ở
ruộng lúa 1, 2, 3 tại Càng Long.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Ngoài thực địa: Các yếu tố thủy, lý và hóa
của nước bao gồm độ mặn, độ trong, độ kiềm, pH,
nhiệt độ và ánh sáng được đo trực tiếp bằng các
thiết bị cầm tay tại hiện trường thu mẫu.
- Đối với mẫu dùng để định tính: Mẫu tảo được
thu bằng cách dùng lưới phiêu sinh thực vật định
tính có kích thước mắt lưới khoảng 25 µm, kéo
lưới trên bề mặt nước, dọc theo bờ ao, ruộng (nơi
có diện tích chứa nước tương đối thuận tiện cho
việc thu mẫu) với thể tích nước qua miệng lưới
càng nhiều càng tốt. Mẫu thu được cho vào chai
thủy tinh 12ml và cố định bằng formol 4%(12 ml
mẫu sẽ cho vào 1,2 ml formol 4%).
- Đối với mẫu được dùng để định lượng: Mẫu
tảo được thu bằng cách thu nước ở các vị trí khác
nhau của ao nuôi hoặc ruộng lúa cho vào xô 05
lít, khuấy đều và đổ qua lưới phiêu sinh thực vật
định lượng cô đặc lại một thể tích nước nhất định
(30ml). Mẫu thu được cho vào hộp nhựa và cũng
cố định bằng formol 4%(30 ml mẫu sẽ cho vào 3
ml formol 4%)
b. Trong phòng thí nghiệm
- Định tính: Sau khi thu,mẫu được cố định và
được đem về phòng thí nghiệm để lắng. Dùng pipet
hoặc ống nhỏ giọt hút lấy phần cặn ở dưới đáy chai
và cho lên lame, đậy lamelle lại (tránh bọt khí) sau
đó mẫu được quan sát dưới kính hiển vi (Olympus
BX51) ở vật kính có độ phóng đại là 10X, 40X
và đo kích thước mẫu tảo bằng thước trắc vi thị
kính. Chúng tôi dựa vào việc so sánh hình thái
và kích thước tảo để xác định giống, loài và chụp
hình mẫu. Việc định danh dựa vào tài liệu định loại
của Desikachary (1959), Shirota A.(1966), Phạm
Hoàng Hộ (1969) và Nguyễn Văn Tuyên (2003).
- Định lượng: Mẫu được đưa về phòng thí
nghiệm để lắng, sau đó dùng micropippet hút 10
µl/1 lần đếm.Quan sát và đếm số lượng tế bào tảo
lam dưới kính hiển vi ở vật kính 10X – 40X. Đếm
05 lần cho 01 mẫu và tính giá trị trung bình của số
lượng tế bào tảo lam.
c. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2010. Xử lý thống kê bằng
chương trình Statgraphics, với mức ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
3. Kết quả và thảo luận
3.1.Danh mục thành phần loài tảo lam ở các địa
điểm khảo sát tại Trà Vinh
Từ kết quả phân tích định tính trên 96 mẫu thu
được tại 16 địa điểm thuộc ba loại hình thủy vực
(ao tôm, ao cá và ruộng lúa) ở tỉnh Trà Vinh, qua 06
đợt thu mẫu vào hai mùa (mưa và nắng), bước đầu
135
135
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
chúng tôi đã xác định được 49 loài tảo lam thuộc
04 bộ (Oscillatoriales, Noctoscales, Chroococcales
vàSynechococcales), 09 họ và 15 chi khác nhau.
Trong đó, bộ Oscillatoriales là bộchiếm ưu thế với
21 loài (42,86%), kế đến là bộ Nostoccales với
12 loài (24,49%), bộ Chroococcales với 11loài
(22,45 %), còn lại thành phần loài ít nhất là bộ
Synechococcales với 5 loài (10,2%).
Kết quả cho thấy ở ruộng lúa có nhiều loài tảo
lam nhất (28 loài) và ao tôm là ít nhất (12 loài) trong
03 loại hình thủy vực. Đặc biệt, ở ruộng lúa, các
loài tảo lam thuộc chi Anabeana, Anabaenopsis
và Oscillatoria xuất hiện nhiều. Điều này phù hợp
với kết quả nghiên cứu cho rằng các chi có dị bào
thường xuất hiện nhiều ở thủy vực là ruộng lúa
(Renoylds, C.S. 1984). Ngược lại, ở ao tôm không
có các loài tảo lam thuộc bộ Nostoccales vì đây là
bộ gồm các loài tảo lam có dị bào, thường sống ở
các ruộng lúa, trong điều kiện thiếu đạm, tảo lam
sẽ cố định đạm để tự dưỡng. Tảo lam thuộc chi
Oscillatoria có độ đa dạng loài cao nhất với 18
loài chiếm 36,73 % tổng số loài.Loài Oscillatoria
rubescens Gom có mặt ở cả ba loại hình thủy vực
vào cả hai mùa. Sự chênh lệch số loài giữa mùa
nắng và mùa mưa là rất ít (mùa nắng: 35 loài,
mùa mưa: 36 loài). Tất cả thủy vực khảo sát đều
có sự phân bố của tảo lam (Bảng 1). Ngoài ra, đề
tài đã phát hiện 03 loài tảo lam nằm trong danh
mục các loài có khả năng sản sinh ra độc tố (Bảng
2). Các loài này sản sinh ra độc tố Microcystinvà
Cylindrospermopsin, hai dạng độc tố này có những
tác động xấu lên da, thận, phổi, gan, hệ tiêu hóa và
thần kinh, chúng có thể là tác nhân gây ung thư
hoặc dẫn đến cái chết cho nạn nhân (Nguyễn Thị
Thanh Hương et al 2007). Trái lại, kết quả đã thấy
có sự hiện diện củaloài Spirulina platensis là tảo
lam có lợi giàu protein, vitamin và một vài axit béo
thiết yếu, giàu carotenoid nên nó được ứng dụng
nhiều trong việc dùng làm thức ăn, mỹ phẩm, dược
phẩm và thực phẩm chức năng (Vũ Ngọc Út2013).
Bảng 1.Danh mục thành phần loài và sự phân bố của tảo lam ở Trà Vinh
Stt Tên khoa học Ao tôm Ao cá Ruộng lúa Mùa nắng Mùa mưa
I. Bộ Noctoscales
(1) Họ Nostocaceae
* Chi Anabeana
1 Anabaena crassa Lemm X X X
2 Anabaena variabilis Popova X X
3 Anabeane iyengarii Bharadwaja X X X
4 Anabaena spiroides Klebs X X X X
5 Anabaena sphaerica Elenk X X
6 Anabaena ballyganglii Banerii X X
(2) Họ Aphanizomenonaceae
* Chi Anabaenopsis
7 Anabaenopsis circinarlis Rabenhorst X X X
8 Anabaenopsis tanganyikae Wolosz&Miller X X
9 Anabaenopsis arnoldii Aptekarj X X
* Chi Raphidiopsis
10 Raphidiopsis curvata Fritsch X X X
11 Raphidiopsis sp, X X
* Chi Cylindrospermopsis
12 Cylindrospermopsis raciborskii Woloszynska X X
II. Bộ Synechococcales
(3) Họ Merismopediaceae
* Chi Synechocystis
13 Synechocystis aquatilis Sauv X X
* Chi Aphanocapsa
14 Aphanocapsa littoralis Hansgirg X X X
(4) Họ Pseudanabaenaceae
* Chi Pseudanabaena
15 Pseudanabaena schmidlei Jagg X X
(5) Họ Merismopediaceae
* Chi Merismopedia
16 Merismopedia minima G, Beck X X
17 Merismopedia punctata Meyen X X
III. Bộ chroococcales
(6) Họ chroococcaceae
* Chi chroococcus
18 Chroococcus sp, X X
19 Chroococcus minimus Lemm X X X X
136
136
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Stt Tên khoa học Ao tôm Ao cá Ruộng lúa Mùa nắng Mùa mưa
(7) Họ Microcystaceae
* Chi Microcytis
20 Microcytis panniformis Komarek, 2002 X X X X
21 Microcytis aeruginosa Kutzing 1846 X X X
22 Microcystis ichtyoblable Kutzing 1843 X X X
23 Microcytis flos – aquae Kirchner 1898 X X X
24 Microcytis robusta Nygaard X X X
25 Micrrocystis firma Schmidle 1902 X X
26 Microcystis wesenbergii Kom 1968 X X
27 Microcytis protocytis Crow 1923 X X
(8) Họ Aphanothecaceae
* Chi Aphanothece
28 Aphanothhece saxicola Nag X X
IV. Bộ Oscillatoriales
(9) Họ Oscillatoriaceae
* Chi Oscillatoria
29 Oscillatoria sp, 1 X X X
30 Oscillatoria sp, 2 X X
31 Oscillatoria sp, 3 X X X X
32 Oscillatoria simplicissima Gom X X X X
33 Oscillatoria mougeotii Forti X X X X
34 Oscilatoria salina Biswwas X X
35 Oscillatoria prolifica Gom X X X
36 Oscillatoria rubescens Gom X X X X X
37 Oscillatoria guttulata Goor X X X X
38 Oscillatoria raoi De Toni J X X X
39 Oscillatoria chlorina Gom X X X X
40 Oscillatoria subbrevis Schmidle X X
41 Oscillatoria earlei Gardnern X X
42 Oscillatoria subuliformis Gom X X X X
43 Oscillatoria princeps Wauch X X
44 Oscillatoria limnetica Lemm X X
45 Oscillatoria ornata Gom X X
46 Oscillatoria annae Goor X X X
* Chi Spirulina
47 Spirulina platensis Gom X X X
* Chi Trichodesmium
48 Trichodesmium lacustre Klebahn X X
* Chi Lyngbya
49 Lyngbya limnetica Lemm X X
Tổng số loài 12 22 28 35 36
Bảng 2. Danh mục các loài sản sinh độc tố khảo sát tại Trà Vinh
Stt Tên khoa học Độc tố tảo
1 Microcystis aeruginosa Kutzing 1846 Microcystin
2 Cylindrospermopsis raciborskii Woloszynska Cylindrospermopsin
3 Lyngbya limnetica Lemm Microcystin
137
137
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
3.2. Biến động thành phần loài tảo lam theo không gian và thời gian
Hình 1. Biến động thành phần loài tảo lam qua hai mùa mưa và nắng tại các địa điểm khảo sát ở Trà Vinh
Số lượng loài tảo lam được khảo sát tại ba ao
tôm tại Duyên Hải (Đ1, Đ2 và Đ3), hai ao cá thát
lát tại Trà Cú (Đ4 và Đ5), ba ao cá lóc tại Trà Cú
(Đ6, Đ7 và Đ8), ba ao tôm tại Cầu Ngang (Đ9,
Đ10 và Đ11), hai ruộng lúa tại Châu Thành (Đ12
và Đ13) và ba ruộng lúa tại Càng Long (Đ14, Đ15
và Đ16)
Kết quả phân tích cho thấy, Đ8 có số lượng loài
tảo lam nhiều nhất (13 loài)và kế đến là Đ4 (12
loài) vào mùa nắng (Hình 1).Điều này phù hợp với
điều kiện thực tế khảo sát, do ao cá lóc 3 (Đ8) là
ao nuôi với mật độ cao (70 - 80 con/m2 ), tần suất
cho ăn 03 lần/ngày và khối lượng thức ăn gia tăng
theo thời gian nuôi từ 70 -170 kg/ngày nên đây là
thủy vực giàu chất dinh dưỡng thuận lợi cho loài
tảo lam phát triển.Số lượng loài ít nhất (01 loài) ở
Đ1 và Đ3 vào cả hai mùa.Đây là các ao nuôi tôm
thẻ, thường có thời gian nuôi ngắn và cải tạo ao
nuôi, diệt tảo có hại trước khi thả nuôi nên thành
phần loài tảo lam thấp. Tuy nhiên, thành phần loài
tảo lam còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế (ao
thu hoạch, ao mới thả nuôi, thời gian nuôi và đối
tượng sinh vật) tại các địa điểm thu mẫu qua các
tháng thu mẫu.
3.3.Biến động mật độ tảo lam theo mùa và địa
điểm khảo sát
3.3.1. Khảo sát biến động mật độ tảo lam theo mùa
Kết quả phân tích định lượng và xử lý thống kê
cho thấy vào mùa nắng mật độ tảo lam trung bình
dao động từ 760 – 132.960 cá thể/lít. Mật độ cao
nhất là loài Microcytis aeruginosa với 132.960 cá
thể/lít,thấp nhất là loài Raphidiopsis sp. với 760
cá thể/lít. Vào mùa mưa, mật độ trung bình dao
động từ 600 – 126.000 cá thể/lít, cao nhất là loài
Spirulina platensis với 126.000 cá thể/lít và thấp
nhất là loài Cylindrospermopsis raciborskii với
600 cá thể/lít. Loài Microcytis aeruginosalà loài
tảo lam có khả năng sản sinh ra độc tố Microcystin
có hại cho môi trường và loàiSpirulina platensislà
loài có lợi và có giá trị kinh tế cao.
3.3.2. Biến động mật độ tảo lam theo địa điểm
khảo sát
Hình 2. Mật độ tảo lam tại các điểm khảo sát của tỉnh Trà Vinh
138
138
Nông nghiệp – Thủy sản
Số 22, tháng 7/2016
Mật độ tảo lam được khảo sát tại ba ao tôm tại
Duyên Hải (Đ1, Đ2 và Đ3), hai ao cá thát lát tại
Trà Cú (Đ4 và Đ5), ba ao cá lóc tại Trà Cú (Đ6,
Đ7 và Đ8), baao tôm tại Cầu Ngang (Đ9, Đ10 và
Đ11), hairuộng lúa tại Châu Thành (Đ12 và Đ13)
và baruộng lúa tại Càng Long (Đ14, Đ15 và Đ16)
Kết quả phân tích định lượng của 96 mẫu được
thu từ 16 địa điểm ở tỉnh Trà Vinh qua 06 tháng cho
thấy mật độ trung bình của tảo lam tại các điểm từ
Đ1 đến Đ16 dao động từ 4.560 – 932.640 cá thể/lít.
Cao nhất là điểm Đ8 với 932.640 cá thể/lít tương
ứng với số lượng loài cao nhất là 13 loàivà kế đến
là điểm Đ4 với 866.160 cá thể/lít (12 loài) (Hình
2).Điểm Đ8 là mẫu thu ở ao cá lóc 3 tại huyện Trà
Cú có nhiệt độ, pH, ánh sáng (t = 33,3 0C, pH =
9,2, ánh sáng = 2443 lux) và hàm lượng nitrogen
và carbon cao nhất vào mùa nắng (N = 53,28 mg/
lít và C = 121,01 mg/lít) so với các địa điểm khác.
Điều này phù hợp với nghiên cứu cho rằng nhiều
ánh sáng kết hợp với dinh dưỡng cao tạo điều kiện
cho tảo phát triển mạnh (Lê Văn Cát, 2006). Kết
quả phân tích thống kê ở điểm Đ8 cho thấy loài
Microcytis aeruginosa có mật độ loài cao nhất với
75.240 cá thể/lít và giữ vị trí thứ 2 là loài Spirulina
platensis với 47.080 cá thể/lít.Ở điểm Đ4, loài
Spirulina platensis đạt mật độ cao nhất (50.160
cá thể/lít).Như vậy, qua khảo sát, loài Microcytis
aeruginosa vàloàiSpirulina platensis thường xuất
hiện ở các thủy vực là ao nuôi cá. Đây là các thủy
vực giàu dinh dưỡng (hàm lượng N, P, C cao) và
độ kiềm cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu
trước đây cho rằng Microcytis aeruginosa thường
có mật độ cao và nở hoa ở các thủy vực giàu dinh
dưỡng (Shirota et al, 1966) trong khi Spirulina
platensis phân bố nhiều ở các thủy vực nước đứng,
tù, nước ngọt và giàu Na
2
CO
3
(Vũ Ngọc Út 2013).
Loài Microcytis aeruginosa phát triển mạnh và có
mật độ cao trong ao nuôi cá có thể làm nước ở các
ao nuôi này bị ô nhiễm (màu xanh đậm, nổi bọt,
mùi hôi), làm cá chậm lớn và cũng có khả năng
ảnh hưởng đến chất lượng của thịt cá.
4. Kết luận
- Chúng tôi đã ghi nhận được tổng cộng 49 loài
tảo lam xuất hiện ở hai mùa (mưa và nắng) thuộc
các địa điểm khảo sát tại Trà Vinh. Trong đó, chi
Oscillatoria có độ đa dạng loài cao nhất với 18 loài
chiếm 36,73 % tổng số loài.
- Thành phần loài tảo lamở loại hình thủy vực
ruộng lúa là đa dạng nhất (28 loài), chủ yếu các
loài thuộc chi Anabeana và Anabaenopsis, trong
khi đó, ở ao tôm ít đa dạng nhất (12 loài).
- Vào mùa nắng, mật độ tảo lam trung bình dao
động từ 760 – 132.960 cá thể/lít. Mật độ cao nhất
là loài Microcytis aeruginosa với 132.960 cá thể/
lít và thấp nhất là loài Raphidiopsis sp. với 760 cá
thể/lít. Vào mùa mưa, mật độ tảo lam trung bình
dao động từ 600 – 126.000 cá thể/lít,cao nhất là
loài Spirulina platensis với 126.000 cá thể/lít và
thấp nhất là loài Cylindrospermopsis raciborskii
với 600 cá thể/lít.
- Mật độ trung bình của tảo lam tại các điểm
khảo sát dao động từ 4.560 – 932.640 cá thể/lít.
Cao nhất là điểm Đ8 với 932.640 cá thể/lít tương
ứng với số lượng loài cao nhất là 13 loài và kế đến
là điểm Đ4 với 866.160 cá thể/lít (12 loài) (Hình
1 và 2). Thấp nhất là điểm Đ3 với 4.560 cá thể/lít.
Loài Microcytis aeruginosavà Spirulina platensis
phát triển ở nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Tài liệu tham khảo
Bergey, John G Holt.1994. Bergey’s manual of determinative bacteriology. Publication: Lippincott Williams
& Wilkins. 2000.
Dương, Đức Tiến. 1996. Phân loại vi khuẩn lam Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Desikachary.1959.Cyanophyta. Published by Indian council of agricultural research New Delhi. 684 pp.
Hoàng, Phương Hà, Trần, Văn Nhị và Lê, Quang Huấn.2009. Đặc điểm một số loài vi khuẩn lam thuộc chi
Anabeana phân lập ở ruộng lúa Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống.
Lê, Văn Cát, Đỗ, Thị Hồng Nhung, Ngô, Ngọc Cát. 2006. Nước nuôi thủy sản, chất lượng và giải pháp cải
thiện chất lượng nước. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Nguyễn, Văn Tuyên. 2003. Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam. Triển vọng và thứ thách.
NXB Nông nghiệp. 495 trang.
Nguyễn, Thị Thanh Hương và Nguyễn, Danh. 2007. “Nghiên cứu đa dạng thành phần vi khuẩn lam phù du
ở Hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11 - tháng
11/2009.
Phạm, Hoàng Hộ. 1967. Tảo học.Tủ sách khoa học. NXB Bộ Giáo dục & Đào tạo, 273 trang.
Renoylds, C.S. 1984.The Ecology of Freshwater Phytoplankton. University Press, Cambridge.384pp.
Shirota A. and Hoang Quoc Truong. 1966. “The Freshwater plankton of South Viet Nam”. Ann. Fac. Sci.
Saigon. 177-236 pp.
Vũ Ngọc Út và Dương Hoàng Oanh. 2013. Giáo trình thực vật và động vật thủy sinh. NXB Đại học Cần Thơ.
324 trang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (5).pdf