Trong nghiên cứu này. chúng tôi chỉ sử dụng
thuật ngữ khả năng mắc bệnh để phiên giải tỷ
suất OR chứ không phải nguy cơ mắc bệnh.
Đặc tính của một nghiên cứu bệnh chứng chỉ
dừng ở mô tả gián tiếp nguy cơ mắc bệnh qua
tỷ suất OR. Một thiết kế nghiên cứu khác có
thể sử dụng để xác định chính xác nguy cơ
mắc ung thư tế bào gan của những kiểu gen,
khi bị nhiễm HBV. Một nghiên cứu có thể đưa
ra chỉ số nguy cơ RR (relative risk). Đó là các
tiến cứu, được tiến hành trong nhiều năm, sau
khi đã xác định chính xác nhiễm HBV mạn. Kết
quả quan sát được trong thời gian dài sẽ ghi
nhận số bệnh nhân tiến triển thành ung thư tế
bào gan nguyên phát. Từ tỷ lệ phát bệnh thu
được, sẽ tính toán chính xác chỉ số nguy cơ
(RR) mắc ung thư tế bào gan cho từng kiểu
gen. Hơn nữa, độ tuổi trung bình của các bệnh
nhân ung thư còn cho biết tuổi khởi phát bệnh
của các kiểu gen gây ra cho các đối tượng
nhiễm HBV. Đây không những là hạn chế lớn
nhất của đề tài nghiên cứu này mà cũng là hạn
chế chung của các nghiên cứu bệnh chứng.
Tuy nhiên mô hình tiến cứu, đòi hỏi phải tiến
hành trên khoảng thời gian kéo dài trong nhiều
năm và phải quản lý được các đối tượng tham
gia nghiên cứu trong suốt quá trình điều trị. Tại
Việt Nam, HBV vẫn là nguyên nhân lớn nhất
của ung thư tế bào gan. Việc điều trị và quản lý
bệnh nhân viêm gan virus B đang ngày được
quan tâm. Một nghiên cứu tiến cứu trên những
đối tượng này là có tính khả thi.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa hình nucleotid đơn R72p trên gen TP53 và đánh giá nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát ở người nhiễm hepatitis B virus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201716
ĐA HÌNH NUCLEOTID ĐƠN R72P TRÊN GEN TP53 VÀ ĐÁNH
GIÁ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT Ở
NGƯỜI NHIỄM HEPATITIS B VIRUS
Trịnh Quốc Đạt, Trần Huy Thịnh
Trường Đại học Y Hà Nội
Đa hình nucleotid đơn (SNP) R72P tại vùng exon 4 của gen áp chế ung thư TP53 liên quan đến sự
hình thành và phát triển nhiều loại hình ung thư, trong đó có ung thư tế bào gan nguyên phát. Với mục đích
tìm kiếm mối liên quan giữa các kiểu gen của SNP R72P và HBV trong sự hình thành khối u gan, chúng
tôi tiến hành đánh giá khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của các kiểu gen R72P ở những
người nhiễm HBV mạn tính. Đối tượng nghiên cứu là 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát trong
đó có 171 trường hợp nhiễm HBV, nhóm chứng 267 đối tượng có 36 trường hợp nhiễm HBV. Sử dụng kỹ
thuật enzym cắt giới hạn (RFLP) để phân tích kiểu gen của R72P, sau đó đánh giá tỷ lệ phân bố và khả
năng mắc bệnh của các kiểu gen. Kết quả cho thấy, kiểu gen P72P của SNP R72P làm tăng khả năng
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát cho những người nhiễm HBV. OR = 3,23 ; 95% ; CI (1,12 – 9,45).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: TP53 R72P, HBV, ung thư gan tế bào gan nguyên phát
TP53 là gen áp chế ung thư nằm tại vị trí
p13.3 của nhiễm sắc thể số 17, mã hóa protein
p53 có trọng lượng phân tử 53kDa - một
protein trong nhóm điều hòa chu kỳ tế bào.
TP53 hoạt động như một yếu tố phiên mã,
đóng vai trò quan trọng trong các con đường
chuyển hóa và một số quá trình hoạt động tế
bào như: sửa chữa DNA, tạo mạch, kìm hãm
chu trình tế bào, tế bào chết theo chương trình
[1 - 3]. Khi có tổn thương ở DNA, TP53 làm
ngừng chu trình tế bào cho đến khi DNA bị tổn
thương được sửa chữa hoặc TP53 có thể làm
cho tế bào chết theo chương trình (apoptosis)
nếu không còn khả năng sửa chữa DNA [3; 4].
Chính những đặc tính sinh học này mà TP53
được xem như gen ức chế khối u.
Gần đây một trong những hướng nghiên
cứu rất được quan tâm là các đa hình nucleotid
đơn của TP53 có liên quan đến bệnh ung thư.
Kết quả các nghiên cứu đã công bố cho thấy
có hơn 200 SNP được tìm thấy trên vùng mã
hóa và không mã hóa của gen TP53 [5; 6]. Các
SNP này tạo ra các kiểu gen khác nhau của
TP53 trong cộng đồng. Các nghiên cứu cũng
chỉ ra có sự khác nhau trong khả năng mắc ung
thư của các kiểu gen. Đây được coi là những
yếu tố nguy cơ cần được quan tâm. Một trong
những SNP được biết đến nhiều nhất là R72P,
đây là SNP ở vị trí codon 72 trên trên exon 4
của gen TP53. Sự thay thế trình tự nucleotid
tại codon 72 dẫn đến bộ ba CGC mã hóa cho
arginin chuyển thành bộ ba CCC mã hóa cho
prolin [6; 7]. Sự thay thế này dẫn đến có thể
thay đổi khả năng bám của p53 đối với đoạn
trình tự đặc hiệu tại gen đích, thay đổi quá
trình hoàn thiện, tính ổn định của protein cũng
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 21/4/2017
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 17
như thay đổi khả năng tương tác của p53 với
các protein nội bào [2; 3]. Đây là những yếu tố
nguy cơ cho sự ổn định tế bào và mầm mống
cho sự xuất hiện ung thư.
Virus viêm gan B từ lâu đã được khẳng
định là một yếu tố nguy cơ gây ung thư tế bào
gan nguyên phát [8; 9]. Việt Nam là quốc gia
được WHO xếp vào vùng dịch tễ nhiễm virus
viêm gan B cao nhất thế giới. Các kết quả
nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã công bố
SNP R72P của của gen TP53 liên quan đến
nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là những kiểu
gen của đa hình nucleotid đơn này có làm tăng
khả năng mắc ung thư tế bào gan cho những
người nhiễm HBV mạn tính hay không? Do đó
nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá
mối liên quan giữa đa hình nucleotid đơn R72P
của gen TP53 với khả năng mắc ung thư tế
bào gan nguyên phát ở bệnh nhân nhiễm HBV
mạn tính.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
- 280 mẫu máu của bệnh nhân ung thư tế
bào gan nguyên phát, đang điều trị tại khoa
Nội Tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm
Ung bướu Thanh Hoá từ tháng 11 năm 2013
đến tháng 9 năm 2015.
- 267 mẫu máu được lựa chọn ngẫu nhiên,
của những người đến khám và điều trị một
số bệnh mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hoá được dùng làm nhóm đối chứng.
Những bệnh nhân này được khám kiểm tra
cận lâm sàng và kết luận là không mắc ung
thư tế bào gan nguyên phát hay bất kỳ một loại
hình ung thư nào khác.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại học Y
Hà Nội.
2. Phương pháp
2.1. Quy trình
- Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung thư
tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng.
- Sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử xác
định kiểu gen của SNP R72P.
- Phỏng vấn tiền sử và hồi cứu bệnh án
điều trị để xác định nhiễm HBV.
- Sử dụng phần mềm thống kê để phân tích
và xử lý kết quả.
2.2. Tách chiết DNA
- DNA được tách chiết theo phương pháp
phenol/chloroform từ máu ngoại vi của bệnh
nhân Ung thư tế bào gan nguyên phát và
người lành đối chứng.
- Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của
DNA được tách chiết bằng phương pháp đo
quang, dựa vào tỷ lệ A260nm/A280nm = 1,8
- 2,0.
2.3. Xác định kiểu gen TP53 tại codon 72
Arg/72/Pro bằng kỹ thuật RFLP
Khuyếch đại vùng gen chứa SNP R72P của
gen TP53 bằng phương pháp PCR sử dụng
cặp mồi đặc hiệu:
Mồi xuôi: 5’- CTG GTA AGG ACA AGG
GTT GG - 3’;
Mồi ngược: 5’- ACT GAC CGT GCA AGT
CAC AG - 3’.
Sau khi được khuếch đại bằng cặp mồi đặc
hiệu, sản phẩm PCR được kiểm tra và được
cắt enzym giới hạn BstUI ở điều kiện 37oC
qua đêm. Sản phẩm cắt được điện di cùng
với thang chuẩn 100bp trên gel agarose 2%.
Các băng DNA được nhuộm ethidium bromide
và chụp ảnh bằng hệ thống máy EC3 Imaging
system. Đoạn gen được nghiên cứu chứa trình
tự nhận biết của enzyme BstUI (CG CG) tại
vị trí codon 72. Khi BstUI cắt đoạn gen sẽ tạo
ra các đoạn DNA có kích thước 165 bp và 231
bp, tương ứng với allen R72 (wild type-GG).
Khi nucleotid G bị thay thế bởi C sẽ làm mất
trình tự nhận biết của enzym BstUI, do đó đoạn
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201718
gen sẽ không bị cắt, tương ứng với allen P72
(mutant type - CC). Do vậy, kiểu gen R72R sẽ
có hai băng, kiểu gen P72P có một băng và
kiểu gen R72P có ba băng trên hình ảnh điện
di. Kết quả này, được kiểm tra lại bằng giải
trình tự trực tiếp.
2.4. Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16,0 để
phân tích số liệu. Dùng kiểm định χ² để so sánh
tỷ lệ kiểu gen SNP R72P giữa nhóm bệnh và
chứng. Phân tích đa biến bằng phương trình
hồi quy logistic đa biến để đánh giá mối liên
quan giữa các kiểu gen R72P và khả năng
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của
người nhiễm HBV. Ước tính qua tỷ suất OR,
với khoảng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài đã được thông qua hội đồng đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường
Đại học Y Hà Nội chấp thuận số 118/HĐĐĐ-
ĐHYHN. Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham
gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền rút lui
khỏi nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham
gia vào nghiên cứu. Các thông tin cá nhân sẽ
được đảm bảo bí mật.
III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Bệnh Chứng
p
n % n %
Giới
Nam 239 85,4 214 80,1
0,06
Nữ 41 14,6 53 19,9
Tuổi (năm) 57 ± 11,6 56 ± 15,5 0,2
Nghiện rượu 23 8,2 9 3,3
Nhiễm HBV 171 61,1 36 13,5
Nhiễm HCV 12 4,3 4 1,5
Trong 547 đối tượng nghiên cứu có 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát và 267
người đối chứng. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình
và tỷ lệ giới tính của nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm bệnh và nhóm
chứng khá tương đồng nhau về tuổi, điều này phù hợp với một nghiên cứu bệnh chứng. Ngoài ra,
kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ rất nhiều, với 5,8 nam trên 1 nữ. Kết quả bảng
1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có HBV dương tính khá cao, 171/280
bệnh nhân, chiếm 61,1%. Đây là yếu tố được ghi nhận nhiều nhất trong số các yếu tố nguy cơ ung
thư tế bào gan nguyên phát, được chúng tôi tìm kiếm. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm HCV và nghiện
rượu thấp hơn nhiều. Lần lượt là 4,3% và 8,2%.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 19
Hình 1. Sản phẩm cắt đoạn gen mang SNP R72P bằng enzym BstUI.
MK: Thang chuẩn 100-1000bp; (+) mẫu đã biết trước kiểu gen dị hợp R72P (GC) làm chứng
dương. Kiểu gen đồng hợp tử P72P (CC) có một vạch, xuất hiện ở mẫu chứng B85 và mẫu bệnh
KG75, KG76. Kiểu gen dị hợp tử R72P (GC) có ba vạch, xuất hiện tại mẫu chứng B31, B33,
B36 và mẫu bệnh KG85, KG87. Kiểu gen đồng hợp tử R72R (GG) có hai vạch xuất hiện tại mẫu
chứng B35 và mẫu bệnh KG86.
Bảng 2. Kiểu gen của SNP R72P và khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát
của người nhiễm HBV
Đa hình kiểu gen
HBV (+) HBV (-)
OR* CI (95%) OR* CI (95%)
TP53
R72P
R72R 1,00 1,00
R72P 1,43 (0,51 – 4,01) 1,07 (0,95 – 3,31)
P72P 3,23 (1,12 – 9,45) 1,39 (0,99 – 2,71)
* OR được điều chỉnh từ các biến: tuổi, giới, HBV, HCV, nghiện rượu, theo mô hình hồi quy
logistic đa biến.
Kết quả tại bảng 2 cho thấy, kiểu gen của SNP R72P của gen TP53 có liên quan với nguy cơ
mắc Ung thư tế bào gan nguyên phát của người nhiễm virus HBV. Đặc biệt là kiểu gen P72P làm
tăng khả năng mắc bệnh của những người nhiễm HBV lên một cách rất có ý nghĩa. OR = 3,23 ;
95% ; CI (1,12 – 9,45). Khi so sánh giữa nhóm nhiễm HBV với nhóm không nhiễm HBV, thấy có sự
khác biệt tỷ suất OR của các kiểu gen SNP R72P.
Bảng 3. So sánh nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát của các kiểu gen SNP R72P
và các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ OR* CI (95%)
Nam giới 1,35 (0,78 – 2,30)
> 40 tuổi 2,26 (1,33 - 2,86)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201720
HBV (+) 11,67 (7,48 - 18,23)
HCV (+) 7,15 (2,10 - 24,3)
Nghiện rượu 3,72 (1,50 – 9,21)
Kiểu gen P72P 1,77 (1,03 - 3,14)
* OR được điều chỉnh từ các biến: tuổi, giới, HBV, HCV, nghiện rượu, theo mô hình hồi quy
logistic đa biến.
Kết quả trên cho thấy tỷ xuất OR của
nhiễm HBV là cao nhất, của nam so với nữ
là thấp nhất và không có ý nghĩa thống kê do
khoảng tin cậy chứa 1. Tỷ suất OR của kiểu
gen P72P cao hơn so với kiểu gen R72P là
1,77 lần một cách có ý nghĩa. Đây là tỷ suất
OR chung cho cả nhóm đối tượng nghiên cứu.
IV. BÀN LUẬN
Virus viêm gan B làm một yếu tố nguy cơ
lớn nhất của ung thư tế bào gan nguyên phát
trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam nằm trong
vùng dịch tễ nhiễm HBV cao, nên số trường
hợp ung thư tế bào gan nguyên phát có tiền
sử nhiễm HBV cũng rất nhiều. Tuy nhiên, trên
thực tế có nhiều trường hợp có tiền sử viêm
gan virus B nhưng không tiến triển thành ung
thư tế bào gan. Hoặc cùng nhiễm HBV nhưng
có người khởi phát ung thư gan rất trẻ nhưng
cũng có những người khởi phát chậm hơn.
Các kiểu gen của TP53 có vai trò gì trong hiện
tượng này không. Nhóm nghiên cứu đã tiến
hành phỏng vấn tiền sử nhiễm virus của các
đối tượng nghiên cứu và kết hợp với hồi cứu
bệnh án điều trị của bệnh nhân ung thư gan.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV rất cao trong
nhóm bệnh. Sử dụng phân tích đa biến để tìm
mối tương quan giữa các kiểu gen của SNP
R72P với tình trạng nhiễm HBV trong nguy cơ
mắc ung thư tế bào gan nguyên phát, chúng
tôi đã thu được những kết quả rất đáng chú ý.
Khi phân tích liên quan của các kiểu gen
với khả năng mắc ung thư cho 207 trường
hợp nhiễm HBV (171 trường hợp thuộc nhóm
ung thư tế bào gan nguyên phát và 36 trường
hợp thuộc nhóm chứng) húng tôi thấy kiểu gen
P72P của SNP R72P gen TP53 làm tăng khả
năng mắc ung thư tế bào gan lên một cách có ý
nghĩa. Chỉ số này cao hơn so với nhóm không
nhiễm HBV và cao hơn so với khi phân tích cả
nhóm 547 đối tượng nghiên cứu (bảng 3). Kết
quả của nghiên cứu phù hợp với một số nghiên
cứu đã công bố. Đặc biệt là các nghiên cứu tại
khu vực Đông Á. [10 - 12]. Một nghiên cứu tại
Hàn Quốc có kết quả, người nhiễm HBV mang
kiểu gen P72P của SNP R72P gen TP53 tăng
khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên phát
cao hơn người mang kiểu gen nguyên thuỷ
R/R [9]. Đặc biệt, một nghiên cứu tại Đài Loan
năm 2005 của Zhu và cộng sự cho thấy, allen
72P của SNP TP53 R72P làm tăng nguy cơ
mắc bệnh cho những người nhiễm HBV lên 11
lần [12].
Tuy các kết quả có khác nhau nhưng kết
luận của các nghiên cứu trên và của chúng tôi,
đều khẳng định kiểu gen P72P của SNP R72P
làm tăng khả năng mắc bệnh cho những người
nhiễm HBV. Điều này, cho phép nhóm nghiên
cứu đưa ra nhận định về một sự tương tác
giữa gen TP53 với virus viêm gan B. Sự tương
tác này sẽ đi theo chiều hướng mắc bệnh nếu
đó là các kiểu gen TP53 đột biến. Con đường
tín hiệu p53, dòng tín hiệu nội bào mà ở đó
TP53 là thành tố trung tâm, bị kích hoạt bởi
các yếu tố nguy cơ tổn hại bộ gen trong đó có
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 21
virus. Các virus khi xâm nhập tế bào sẽ kích
hoạt dòng tín hiệu sinh trưởng bất thường hay
chính là các oncogen. Hay gặp nhất là p14ARF.
Đây là một protein nội bào có khả năng ức chế
MDM2. Một gen điều hoà trong con đường tín
hiệu p53, có chức năng điều hoà ngược âm
tính đối với TP53. Khi tín hiệu virus xâm nhập
sẽ được p14ARF cảnh báo đến TP53 gián tiếp
qua việc ức chế MDM2. Khi MDM2 bị ức chế
sẽ giải phóng TP53 để thực hiện các chức
năng sinh học của mình [1]. Kết quả là tế bào
gan giữ được ổn định bộ gen trước các tác
động từ virus. Tuy nhiên nếu TP53 bất thường,
thì các tín hiệu virus xâm nhập truyền đến
nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết
không triệt để. Hậu quả là virus vô tư làm tổn
thương bộ gen của tế bào, để tạo ra các tế bào
có đặc tính di truyền quái đản, hay các tế bào
ung thư. Các kiểu gen đột biến của SNP R72P
là một trong các bất thường đó. Việc thay thế
nucleotid tại codon 72 làm ảnh hưởng đến khả
năng kích hoạt chết tế bào theo chương trình
cuả TP53 [6; 7]. Trong khi kích hoạt chết tế bào
theo chương trình lại là một trong những cơ
chế ức chế khối u quan trọng nhất của TP53.
Trong nghiên cứu này. chúng tôi chỉ sử dụng
thuật ngữ khả năng mắc bệnh để phiên giải tỷ
suất OR chứ không phải nguy cơ mắc bệnh.
Đặc tính của một nghiên cứu bệnh chứng chỉ
dừng ở mô tả gián tiếp nguy cơ mắc bệnh qua
tỷ suất OR. Một thiết kế nghiên cứu khác có
thể sử dụng để xác định chính xác nguy cơ
mắc ung thư tế bào gan của những kiểu gen,
khi bị nhiễm HBV. Một nghiên cứu có thể đưa
ra chỉ số nguy cơ RR (relative risk). Đó là các
tiến cứu, được tiến hành trong nhiều năm, sau
khi đã xác định chính xác nhiễm HBV mạn. Kết
quả quan sát được trong thời gian dài sẽ ghi
nhận số bệnh nhân tiến triển thành ung thư tế
bào gan nguyên phát. Từ tỷ lệ phát bệnh thu
được, sẽ tính toán chính xác chỉ số nguy cơ
(RR) mắc ung thư tế bào gan cho từng kiểu
gen. Hơn nữa, độ tuổi trung bình của các bệnh
nhân ung thư còn cho biết tuổi khởi phát bệnh
của các kiểu gen gây ra cho các đối tượng
nhiễm HBV. Đây không những là hạn chế lớn
nhất của đề tài nghiên cứu này mà cũng là hạn
chế chung của các nghiên cứu bệnh chứng.
Tuy nhiên mô hình tiến cứu, đòi hỏi phải tiến
hành trên khoảng thời gian kéo dài trong nhiều
năm và phải quản lý được các đối tượng tham
gia nghiên cứu trong suốt quá trình điều trị. Tại
Việt Nam, HBV vẫn là nguyên nhân lớn nhất
của ung thư tế bào gan. Việc điều trị và quản lý
bệnh nhân viêm gan virus B đang ngày được
quan tâm. Một nghiên cứu tiến cứu trên những
đối tượng này là có tính khả thi.
V. KẾT LUẬN
Đa hình nucleotid đơn R72P của gen TP53
liên quan đến khả năng mắc ung thư tế bào
gan nguyên phát ở người nhiễm HBV. Kiểu
gen P72P làm tăng khả năng mắc bệnh lên
hơn ba lần.
Lời cảm ơn
Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ kinh
phí của đề tài nhánh cấp nhà nước “Đánh giá
sự phân bố kiểu gen của một số gen liên quan
đến ung thư phổi và ung thư gan” thuộc đề tài
nhiệm vụ Quỹ gen “Đánh giá đặc điểm di truyền
người Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu trân trọng
cảm ơn khoa Nội tiêu hoá- Bệnh viện Bạch
Mai, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm nghiên cứu Gen-
Protein, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vogelstein, B., Lane, D. & Levine, A. J
(2000). Surfing the p53 network. Nature. 408,
307 – 310.
2. Vousden KH. & Lane DP (2007). P53 in
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 201722
health and disease. Nature Rev. Mol. Cell Biol.
275 – 283.
3. Prives C. & Hall PA (1999). The p53
pathway. J. Pathol. 187, 112 – 126.
4. Bode AM. & Dong Z (2004). Post-
translational modification of p53 in
tumorigenesis. Nature Rev cancer. 4, 793 -
805.
5. Olivier M., et al (2008). Recent
advances in p53 research: an interdisciplinary
perspective. Cancer Gene Ther. 125, 47 - 61.
6. Whibley C., Pharoah PD., Hollstein
M (2009). P53 polymorphisms: cancer
implications. Nat Rev Cancer. 9, 95 - 107.
7. Dumont, P., Leu, J. I., Della Pietra, A. C.
3rd, George, D. L. & Murphy, M (2003). The
codon 72 polymorphic variants of p53 have
markedly different apoptotic potential. Nature
Genet. 33, 357 – 365.
8. Chan,H.L, .et al (2006). Hepatocellular
carcinoma and hepatitis B virus. Semin. Liver
Dis. 26, 153 – 161.
9. Han,K.H, .et al (2005). How to predict
HCC development in patients with chronic B
viral liver disease?. Intervirology. 48, 23 – 28.
10. Kim,Y.J, .et al (2005). Single nucleotide
polymorphisms associated with hepatocellular
carcinoma with chronic hepatitis B virus
infection. Intervir-ology. 48, 10 – 15.
11. Yoon YJ, Chang HY, Ahn SH, Kim JK,
Park YK, Kang DR, .et al (2008). MDM2 and
p53 polymorphisms are associated with the
development of hepatocellular carcinoma in
patients with chronic hepatitis B virus infection.
Carcinogenesis. 29, 1192 - 1196.
12. Zhu ZZ, Cong WM, Liu SF, Xian ZH,
Wu WQ, et al. (2005). A p53 polymorphism
modifies the risk of hepatocellular carcinoma
among non-carriers but not carriers of chronic
hepatitis B virus infection. Cancer Lett. 229, 77
– 83.
Summary
THE TP53 R72P POLYMORPHISM AND HEPATOCELLULAR
CARCINOMA RISK OF HBV INFECTED PEOPLE
Single nucleotide polymorphism (SNP) R72P located in exon 4 of TP53 is involved in cancer
development and tumor onset: including hepatocellular carcinoma (HCC). For the purpose of
finding correlations between the genotypes of SNP R72P and HBV in hepatic tumor formation,
we evaluated the correlation between SNP R72P and the risk of HCC in people who are HBV
infected. The study population is 280 HCC patients, with 171 HBV infected cases. The control has
267 peoples with 36 HBV infected cases. The restriction fragment length polymorphism (RFLP)
technique was used for genotyping R72P SNP, then we detected frequency and risk of genotypes.
The outcome show evidence that P72P genotype increases the risk of HCC in HBV infected people.
OR = 3,23 ; 95% ; CI (1,12 – 9,45).
Keywords: TP53 R72P, HBV, hepatocellular carcinoma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da_hinh_nucleotid_don_r72p_tren_gen_tp53_va_danh_gia_nguy_co.pdf