40 bệnh nhi bị rắn Chàm quạp cắn nhập
BVNĐ 1 từ 2005 đến 2010 đa số do vô tình dẫm
đạp, nhiễm độc nặng 21 (52,5%), trung bình 11
(27,5%) và nhẹ 8 (20%) ca. Bà Rịa Vũng Tàu hay
gặp nhất, bị rắn cắn ngoài đường tăng nguy cơ
hoại tử gấp 8 lần so với bị cắn trong và xung
quanh nhà. Chảy máu và bầm máu tại chỗ tỉ lệ
thuận với độ nặng của bệnh. Bóng nước cũng như
xuất huyết bóng nước làm tăng khả năng hoại tử
và rối loạn đông máu lên gấp 4,08 và 5,92 lần. Vết
thương tại chỗ lan rộng qua 2 khớp lớn thì nguy
cơ nhiễm độc nặng tăng lên gấp 36 lần. Bất
thường các yếu tố đông máu tỉ lệ thuận với độ
nặng của bệnh. Bệnh nhân nhiễm độc càng nặng
càng tăng nguy cơ thiếu máu từ mức độ trung
bình đến nặng.
Biện pháp sơ cứu không được khuyến cáo
chiếm tỉ lệ cao. Điều trị đặc hiệu tại tuyến trước
chưa được chú trọng. Huyết thanh kháng nọc rắn
sử dụng có hiệu quả nhất trong 24 giờ đầu sau khi
bị cắn; 21,43% xảy ra phản ứng phụ khi dùng
huyết thanh kháng nọc rắn nhưng tất cả đều nhẹ.
Nhiễm độc nặng tăng nguy cơ truyền máu và sản
phẩm máu lên gấp 19,8 lần, đồng thời tăng khả
năng sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lên gấp
27,5 lần. Thời gian nằm viện trung bình là 8,17
ngày, bệnh nhân càng nặng thời gian nằm viện
càng kéo dài (p<0,01). Nghiên cứu của chúng tôi
không có bệnh nhân nào tử vong.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh lý rắn chàm quạp cắn ở bệnh nhi nhập khoa cấp cứu BVNĐ 1 từ năm 2005 đến 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 44
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ RẮN CHÀM QUẠP CẮN Ở BỆNH NHI
NHẬP KHOA CẤP CỨU BVNĐ 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2010
Trần Đình Điệp*, Bùi Quốc Thắng**
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh lý
rắn Chàm quạp cắn tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2005 đến 2010.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca.
Kết quả: Có 40 ca bị rắn chàm quạp cắn trong nghiên cứu. Có 33 ca (80%) nhiễm độc từ trung bình đến
nặng. Tuổi trung bình là 9,15 tuổi, trong đó 33 (80%) trên 6 tuổi. Nam chiếm 3/4. Đa phần bị cắn vào mùa mưa
(tháng 4 – 9). Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh có bệnh nhân nhập viện nhiều nhất với 14 ca (35%). Có 22 ca (55%) bi
rắn cắn ngoài đường. Hầu hết bệnh nhân (82,5%) nhập viện trước 24 giờ sau khi bị rắn cắn. Có 29 ca (72,5%)
bị cắn ở chân. Chảy máu (80%) và bầm máu (67,5%) tại vết cắn tỉ lệ thuận với độ nặng của bệnh (p<0,05).
Tiểu cầu giảm trong 13 trường hợp (32,5%), 25 trường hợp (62,5%) PT kéo dài và 22 trường hợp (55%) APTT
kéodài. Fibrinogen giảm trong 27 trường hợp (67,5%) và 24 trường hợp (60%) có đông máu nội mạch lan tỏa.
Bạch cầu tăng > 12,000/mm3 trong 18 trường hợp (45%). Có 28 (70%) bệnh nhân có chỉ định dùng huyết thanh
kháng nọc rắn và tất cả trường hợp này đều được điều trị bằng huyết thanh trên. Thời gian nằm viện trung
bình là 8,17 ngày và không có trường hợp nào tử vong.
Kết luận: Bệnh nhân bị rắn cắn ngoài đường tăng nguy cơ hoại tử gấp 8 lần so với bị cắn trong và xung
quanh nhà. Bóng nước cũng như xuất huyết trong bóng nước làm tăng khả năng hoại tử và đông máu nội mạch
lan tỏa lên gấp 4,08 và 5,92 lần. Huyết thanh kháng nọc rắn sử dụng có hiệu quả nhất trong 24 giờ đầu sau khi
bị cắn, với những trường hợp nhập viện trễ mà bị nhiễm độc nặng, điều trị huyết thanh kháng nọc rắn vẫn có
hiệu quả tác dụng.
Từ khóa: rắn chàm quạp cắn
ABSTRACT
PATHOLOGICAL FEATURES OF PATIENTS AFTER CALLOSELASMA RHODOSTOMA BITES IN
THE EMERGENCY DEPARTMENT OF THE CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM 2005 TO 2010
Tran Dinh Diep, Bui Quoc Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 44 - 50
Objective: To describe epidemiology, clinical and laboratory features, treatment and outcomes of
Calloselasma rhodostoma bites admitted to the Children’s Hospital 1 at HCMC from 2005 to 2010.
Methods: Retrospective case series.
Results: Among 40 patients with snakebites, 33 (80%) had moderate to severe degrees of envenomation.
Most of the patients (82.5%) were hospitalized early within 24 hours after the bite. Bleeding (80%) and black or
blue wounds (67.5%) were associated with severe degree(p<0.05). Platelet was decreased in 13 (32.5%) patients,
Prothrombin time (PT) was prolonged in 25 (62.5%) patients, Activated partial thromboplastin time (APTT) was
prolonged in 22 (55%) patients, Fibrinogen was decreased in 27 (67.5%) cases, 24 (60%) patients were DIC.
Patients bitten by snakes on the road had 8 times higher to have necrosis than those bitten at home. Scald and
* Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ngãi Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Đình Điệp, ĐT: 0914007714, Email: dinhdieptran@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 45
bleed in scald increased the risks of necrosis and DIC by 4.08 times and 5.92 times. Antivenoms were indicated in
n (70%) cases, and all the patients received elapid antivenom. The mean of hospital duration was 8.17 days
without any death.
Conclusion: Calloselasma rhodostoma bites caused severe lesions and coagulation disorders.Antivenoms
were treated in all patients and still efficient in late hospitalizations.
Key word: snakebite
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, hàng năm có khoảng 35.000 –
50.000 người chết do rắn độc cắn và chủ yếu ở các
nước đang phát triển. Rắn Chàm quạp cắn thường
gặp trong cấp cứu Nhi khoa, triệu chứng do rắn
cắn diễn tiến phức tạp, trong khi việc điều trị đặc
hiệu bằng HTKN tại nước ta cho đến nay còn
nhiều hạn chế, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Thế
giới cũng đã có nhiều nghiên cứu vềđặc điểm của
loại rắn này, tuy nhiên các nghiên cứu ở trẻ em
không nhiều.
Với mong muốn tìm hiểu các đặc điểm của
bệnh lý rắn Chàm quạp cắn ở trẻ em, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài này nhằm xác định
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn
nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
năm 2005 – 2010.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả loạt ca.
Dân số chọn mẫu: Tất cả những bệnh nhi bị
rắn Chàm quạp cắn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1
TP.HCM từ 01/01/2005 đến 31/12/2010.
KẾT QUẢ
Có 40 bệnh nhi bị rắn Chàm quạp cắn nhập
BVNĐ 1 từ 2005 đến 2010, 21 ca (52,5%) nhiễm
độc nặng, 11 (27,5%) ca trung bình, 8 (20%)
ca nhẹ.
Đặc điểm dịch tễ
Có 39 trường hợp trẻ vô tình bị rắn cắn
chiếm 97,5%. Có 25 trường hợp (62,5%) đem
theo rắn. Số trường hợp đến từ Bà Rịa Vũng Tàu
nhiều nhất với 14/40 BN (35%), kế đến là từ
Bình Thuận 8 (20%), Bình Phước 6 (15%) và
Bình Dương 5 (12,5%).
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ
Mức độ nhiễm
độc
Số BN
(%)
Ý nghĩa
Nhẹ và
TB
Nặng
Giới
Nam 14 15 29(72,5) p =
0,873 Nữ 5 6 11(27,5)
Nhóm tuổi
< 6 tuổi 3 5 8(20) p =
0,134 > 6 tuổi 16 16 32(80)
Địa điểm bị
rắn cắn
Trong & X
quanh nhà
9 9 18(45)
p =
0,896
Ngoài đường 10 12 22(55)
Thời gian từ
lúc bị cắn
BVNĐ 1
< 6 giờ 11 7 18(45)
p =
0,096
7-24 giờ 6 9 15(37,5)
> 24 giờ 2 5 7(17,5)
Thời điểm bị
rắn cắn
trong ngày
0-6 giờ 1 2 3(7,5)
p =
0,139
>6-12 giờ 10 4 14(35)
>12-18 giờ 2 6 8(20)
>18-24 giờ 6 9 15(37,5)
Thời điểm bị
rắn cắn
trong năm
Tháng 1-3 4 1 5(12,5)
p =
0,418
Tháng 4-6 5 7 12(30)
Tháng 7-9 7 7 14(35)
Tháng 10-12 3 6 9(22,5)
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Mức độ nhiễm độc Số BN
(%)
Ý nghĩa
Nhẹ và TB Nặng
Vị
trívết
cắn
Bàn tay 8 3 11(27,5)
p = 0,093 Bàn chân 10 17 27(67,5)
Cẳng chân 1 1 2(5)
Triệu
chứng
tại chỗ
Móc độc 18 21 39(97,5) p = 0,475
Sưng, đau 19 20 39(97,5) p= 0,525
Chảy máu 11 21 32(80) p= 0,001
Bầm máu 8 19 27(67,5) p= 0,002
Bóng nước,
XH bóng
nước
4 9 13(32,5) p= 0,186
Nhiễm trùng 7 14 21(52,5) p = 0,059
Hoại tử 7 6 13(32,5) p = 0,577
Độ lan
rộng
vết
thương
> 2 khớp lớn 1 14 15(37,5) χ2(1) =
16,05 p =
0,0001
OR=36
< 2 khớp lớn 18 7 25(62,5)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 46
Các triệu chứng chảy máu chân răng
7(17,5%), chảy máu tai 1(2,5%), XHTH 2 (5%) chủ
yếu gặp ở bệnh nhân nặng.
Một số thay đổi CLS
Bảng 3: Một số thay đổi CLS
Sử dụng
HTKN
Số BN Ý nghĩa
Có Không (%)
Tiểu cầu giảm 12 1 13 (32,5) p = 0,0327,
OR = 8,25
PT kéo dài 23 2 25 (62,5) p = 0,0001,
OR = 23
APTT kéo dài 21 1 22 (55) p = 0,0001,
OR = 33
Fibrinogen giảm 25 2 27 (67,5) p<0,0001,
OR = 41,67
DIC dương tính 23 1 24 (60) p<0,0001
OR = 50,6
Bệnh nhân càng nặng càng có nguy cơ thiếu
máu từ mức độ trung bình trở lên (p<0,05)
Kết quảđiều trị
Bảng 4: Kết quả điều trị
Các biện pháp sơ
cứu tại chỗ
Mức độ độc Số BN p
Nhẹ và TB Nặng (%)
Bất động 0 1 1(2,5) >0,05
Băng ép 1 2 3(7,5) >0,05
Rửa vết thương 0 3 3(7,5) >0,05
Rạch da 5 6 11(27,5) >0,05
Hút nọc 4 6 10(25) >0,05
Garrot 11 8 19(47,5) >0,05
Đắp thuốc nam 7 11 18(45) >0,05
Bảng 5: Sử dụng HTKN
Sử dụng HTKN SốBN Tỉ lệ %
Số BN có chỉ định HTKN lần 1 28/40 70
Số BN sử dụng HTKN lần 1 28/28 100
Số BN sử dụng HTKN lần 2 11/28 39,28
Tác dụng phụ/ BN sử dụng HTKN lần 1 6/28 21,43
Một số mối tương quan
Bảng 6: Mối liên quan giữa truyền máu, sử dụng
HTKN, thời gian nằm viện và mức độ nhiễm độc
Mức độ nhiễm độc Số BN
(%)
Ý nghĩa
Nhẹ và TB Nặng
Truyền máu, sản
phẩm máu
1 11 12(30)
p = 0,0012
OR = 19,8
Sử dụng HTKN 8 20 28(70)
p = 0,0003
OR = 27,5
Thời gian
nằm viện
< 7 ngày 15 6
21(52,
5)
p = 0,002
8 – 14
ngày
2 12 14(35)
> 14
ngày
2 3 5(7,5)
Bảng 7: Mối liên quan giữa địa điểm bị rắn cắn và
hoại tử
Hoại tử Số BN
(%)
Ý nghĩa
Có Không
Địa
điểm bị
rắn cắn
Ngoài đường 11 11 22(55) χ2(1) = 6,82
p = 0,009
OR = 8
Trong nhà và
xung quanh nhà
2 16 18(45)
Bảng 8: Mối liên quan giữa hoại tử và XH bóng nước
XH bóng nước Số BN
(%)
Ý nghĩa
Có Không
Hoại tử
Có 7 6 13(32,5) χ2(1) = 4
Không 6 21 27(67,5)
p<0,05
OR = 4,08
DIC
Có 11 13 24(60) χ2 (1) = 4,86
Không 2 14 16(40)
p<0,05
OR = 5,92
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Có 40 BN bị rắn Chàm quạp cắn nhập BVNĐ
1 đều ở các tỉnh phía nam, trong đó Bà Rịa Vũng
Tàu làđịa phương có số trẻ bị rắn cắn nhiều nhất
(35%), kế đến là Bình Thuận (20%), Bình Phước
(15%), Bình Dương (12,5%). Bệnh nhân bị rắn cắn
ngoài đường (55%) có nguy cơ hoại tử cao hơn
những bệnh nhân bị rắn cắn ở trong nhà hoặc
xung quanh nhà (45%) gấp 8 lần. Nghiên cứu của
chúng tôi có 62,5% đem theo rắn, đối với các
trường hợp còn lại xác định rắn phải kết hợp
nhiều yếu tố như vùng dịch tễ, nhìn thấy - mô tả -
nhận diện rắn qua ảnh mẫu cũng như dựa vào các
hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng của rối loạn
đông máu do rắn Chàm quạp cắn.
Tỉ lệ trẻ nam:nữ là 2,6:1, kết quả này cũng gần
giống kết quả của các tác giả khác(1,17). Điều này có
thể lý giải là do nam vốn tính hiếu động hơn nữ,
thích mạo hiểm hơn nên có nguy cơ cao bị rắn
cắn hơn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 47
Tuổi trung bình là 9,15 tuổi, nhỏ nhất là 8
tháng, lớn nhất 15 tuổi, 80% bệnh nhân bị rắn
Chàm quạp cắn từ 6 tuổi trở lên, những trẻ lớn
trong độ tuổi đi học trở lên thường cha mẹ ít quan
tâm để mắt hơn trẻ nhỏ, để chạy chơi tự do các em
các em có điều kiện đi ra khỏi nhà hơn hoặc có
nhiều hoạt động, sinh hoạt tự ý hơn nên dễ vô
tình bị rắn cắn hơn. Kết quả này tương tự với các
nghiên cứu khác(10,11). 37,5% bị rắn cắn trong thời
gian 19-24 giờ là thời gian hoạt động mạnh nhất
của rắn do đó BN nhất là trẻ em dễ có điều kiện
tiếp xúc với rắn hơn, những tháng 4-9 trẻ bị cắn
nhiều nhất (65%) - đây là những tháng có điều
kiện khí hậu phù hợp cho các loài rắn sinh sôi,
phát triển và hoạt động. Kết quả của chúng tôi
tương tự với kết quả của nghiên cứu khác(10,17).
Đa số tai nạn rắn cắn ở trẻ em trong nghiên
cứu này đều do vô tình dẫm đạp (97,5%), kết quả
này tương tự như Ngô Ngọc Quang Minh(10).
Điểm khác biệt về mặt dịch tễ ở đây là so với tai
nạn rắn cắn ở người lớn chủ yếu là do nạn nhân
chủ động bắt rắn, như nghiên cứu của Morandi N
67% bị rắn cắn là do tiếp xúc cố ý với rắn(9), hay
như Rippey JJ thì 60% là do chủ động bắt rắn(13).
Như vậy trẻ bị rắn cắn đa phần do vô tình dẫm
đạp, cùng với phát hiện thời điểm bị rắn cắn
nhiều nhất vào buổi tối, nên chăng để hạn chế bị
rắn cắn nên tránh để trẻ đi ra đường vào buổi tối,
nếu có việc phải đi ra đường thì phải có giày, có
đèn soi đường, cầm cây khua vào những bụi cây
cỏ rậm rạp để xua đuổi rắn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 82,5%
trường hợp bị rắn Chàm quạp cắn nhập BVNĐ 1
trước 24 giờ, có 1 tỉ lệ không nhỏ bệnh nhân đến
bệnh viện sau 24 giờ (17,5%), giải thích cho điều
này có lẽ là bệnh nhân trong lô nghiên cứu này
đều ở khá xa BVNĐ 1, người nhà bệnh nhân vẫn
còn lựa chọn các biện pháp điều trị dân gian tại
địa phương như garrot, rạch da, hút nọc, hoặc
điều trị thuốc nam như là một cấp cứu ban đầu đã
làm chậm trễ thời gian đi đến bệnh viện. Bệnh
nhâncàng đến muộn nguy cơ nhiễm độc của bệnh
càng nặng.
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân trong nghiên cứu này là trẻ em đa
số do vô tình dẫm phải nên thường vết cắn ở chi
dưới nhiều hơn, nhất là ở bàn chân (67,5%). Theo
kết quả của chúng tôi 80% bệnh nhân đều ở mức
trung bình và nặng, trong đó bệnh nhân nặng
chiếm 52,5%. Kết quả này tương tự với tác giả
Steve Holve: 75% rắn cắn ở trẻ em thường xếp
từđộ 2 trở lên(5), Paret G 47,5% BN ở mức độ trung
bình và nặng(11). Độ nặng của nạn nhân bị rắn cắn
tùy thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa bệnh nhân, loại
rắn, lượng độc tố tiết vào cơ thể nạn nhân, cùng
một con rắn nhưng lượng độc tố mỗi lần tiết ra
khác nhau tùy thuộc lúc no hay đói. Hơn nữa, thể
tích máu bệnh nhi nhỏ hơn người lớn cho nên với
cùng một lượng độc tố do rắn tiết ra nguy cơ bệnh
nặng ở trẻ em là nhiều hơn. Ngoài ra, BVNĐ 1 là
tuyến điều trị cuối cùng, các bệnh nhân nhập viện
chủ yếu là những bệnh nhân vượt khả năng được
gởi từ các tuyến cơ sở tới, điều này có lẽ làm tăng
thêm tỉ lệ bệnh nặng trong lô nghiên cứu của
chúng tôi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh
nhân tìm thấy dấu móc độc, đau, sưng nề (97,5%).
Nhiễm trùng và hoại tử do rắn Chàm quạp cắn
chiếm tỉ lệ khá cao: 52,5% và 32,5%. Chảy máu tại
vết cắn (80%) và bầm máu (67,5%) tỉ lệ thuận với
độ nặng của bệnh. Bóng nước cũng như xuất
huyết trong bóng nước (32,5%) làm tăng khả
năng hoại tử và rối loạn đông máu lên gấp 4,08 và
5,92 lần. Kết quả của chúng tôi gần giống như
nghiên cứu các tác giả khác(1). Các trường hợp
lâm sàng biểu hiện rất nặng như xuất huyết tiêu
hóa (5%), chảy máu chân răng (17,5%), chảy máu
tai (2,5%)nhưng không có sự khác biệt giữa các
mức độ nặng của bệnh nhân, điều đó có thể cho
thấy các dấu hiệu trên không đủ để đánh giá mức
độ nặng của bệnh nhân, mà phải kết hợp thêm
nhiều dấu hiệu nữa hay nói cách khác là cần phải
khám xét toàn diện trước một trường hợp bị rắn
Chàm quạp cắn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vết
thương tại chỗ lan rộng qua 2 khớp lớn (37,5%)
thì nguy cơ nhiễm độc nặng tăng lên gấp 36 lần.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 48
Tác giả Charman V.D cũng có kết quả là 33% vết
thương lan rộng qua 2 khớp(2). Theo Steve H,
khác biệt cơ bản giữa trẻ em và người lớn khi bị
rắn cắn là tỉ lệ lượng nọc rắn đưa vào so với thể
tích máu của nạn nhân ở trẻ em lớn hơn người lớn
do đó độc tính nọc rắn tác động lên trẻ em sẽ tăng
cao hơn so với người lớn, có lẽ vì thế mà độ lan
rộng tổn thương tại chỗ trong nghiên cứu chúng
tôi khá nặng(5).
Đặc điểm cận lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi thấy giảm tiểu cầu
(32,5%), PT kéo dài (62,5%), APTT kéo dài (55%),
Fibrinogen giảm (67,5%), rối loạn đông máu
dương tính (60%) tỉ lệ thuận với độ nặng của bệnh
(p<0,05) và lần lượt làm tăng khả năng sử dụng
huyết thanh kháng nọc rắn lên gấp 8,25 lần, 23
lần, 33 lần, 4,67 lần, 50,6 lần. Kết quả này tương
đương với kết quả của các tác giả khác(10,7,15).
Trong nọc rắn Chàm quạp có các enzym có hoạt
tính gây rối loạn đông máu (hoạt tính giống
thrombin, hoạt hóa yếu tố X,V, hoạt tính tiêu
fibrin, hoạt tính gây kết tập tiểu cầu, hoạt hóa
protein C gây tăng tiêu thụ, rối loạn quá trình
đông máu) nên bất thường các xét nghiệm yếu tố
đông máu cũng là điều dễ hiểu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân
thiếu máu ở mức độ trung bình và nặng (Hb <
9g/l) là 6/40 chiếm tỉ lệ 15% và chỉ gặp ở bệnh
nhân nặng. Thiếu máu trung bình đến nặng ở 2
nhóm bệnh nhân nhẹ và trung bình với bệnh
nhân nặng là khác nhau có ý nghĩa thống kê với
p<0,05, bệnh nhân càng nặng càng có nguy cơ
thiếu máu từ trung bình trở lên. Nọc rắn Chàm
quạp cắn chủ yếu gây rối loạn đông máu, gây
chảy máu, nên khi xảy ra trên cơ địa bệnh nhi thì
thiếu máu cũng là điều tất nhiên.
Kết quả điều trị
Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã
chứng minh các biện pháp sơ cứu như buộc
garrot, rạch vết thương, hút nọc, đắp lạnh không
hiệu quả mà thậm chí còn gây nhiều tác dụng có
hại hơn(4,14). Tuy nhiên trong nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy gần 50% buộc garrot, 45% đắp
các loại thảo mộc, lá cây lên vết thương, khoảng
1/4 trường hợp được rạch da, hút nọc. Những
động tác này không những chậm trễ quá trình
đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế mà còn có thể làm
vết thương tại chỗ nặng thêm, phải chăng đây là
một trong những lý do làm cho tỉ lệ sưng nề,
nhiễm trùng, hoại tử vết thương tăng cao trong
nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi. Nên
chăng cần có chương trình tuyên truyền sâu rộng
cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của rắn
cắn và những sai lầm trong xử trí ban đầu để
tránh những hậu quả đáng tiếc do rắn gây ra.
Các bệnh nhân bị rắn Chàm quạp cắn nhập
BVNĐ 1 đa số đều được chuyển từ tuyến trước,
theo ghi nhận của chúng tôi tại các tuyến này
điều trị chủ yếu là rửa vết cắn, truyền dịch rồi
chuyển viện. Chỉ có 1 bệnh nhân được sử dụng
1 lọ huyết thanh kháng nọc rắn, 1 bệnh nhân
được truyền 1 đơn vị máu toàn phần, việc bất
động chi bị cắn hầu như không thấy ghi nhận
trong hồ sơ bệnh án. Qua đây thiết nghĩ Bộ Y tế
nên thường xuyên có những chương trình tập
huấn cho cán bộ y tế các tuyến cơ sở về việc
nhận diện các loài rắn độc, đặc điểm tổn thương
chúng gây ra, các biện pháp điều trị được
khuyến cáo, và đặc biệt là sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn ngay tại tuyến cơ sở vừa đạt được
hiệu quả điều trị sớm, vừa đỡ tốn kém chi phí
cho quá trình chuyển bệnh.
Trong nghiên cứu này cho thấy số bệnh nhân
có chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn lần 1 là
28/40 (70%) và tất cả đều được sử dụng khi có chỉ
định. Kết quả của chúng tôi gần giống kết quả của
các tác giả khác như Tanen D 77%(15), Weber RA
61%(19). Trong số 28 bệnh nhân sử dụng huyết
thanh kháng nọc rắn lần 1 thì có đến 11/28
(39,28%) trường hợp phải sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn lần 2 do bệnh nhân bị rối loạn
đông máu nặng và kéo dài. Chỉ định sử dụng
huyết thanh kháng nọc rắn ở 2 nhóm bệnh nhẹ
và trung bình với bệnh nặng khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Lý tưởng nhất trong sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn là trước 6 giờ, trong nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 49
của chúng tôi tỉ lệ này có 14,28%, có lẽ là do mất
thời gian trong quá trình vận chuyển bệnh nhân
từ nhà đến bệnh viện tỉnh, rồi từ bệnh viện tỉnh
đến BVNĐ 1. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
82,14% trường hợp sử dụng huyết thanh kháng
nọc rắn trong 24 giờ đầu, 17,86% sử dụng huyết
thanh kháng nọc rắn sau 24 giờ, có trường hợp
đến 10 ngày sau khi bị rắn cắn vì thực tế lâm sàng
cho thấy một số trường hợp nặng nhập viện trễ sử
dụng huyết thanh kháng nọc rắn vẫn có hiệu quả.
Tác dụng phụ sau sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn chiếm 21,43%, đa số chỉ là phản
ứng phản vệ nhẹ: nổi mề đay, ngứa, khó chịuTỉ
lệ tác dụng phụ trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với một số tác giả như Trịnh Xuân
Kiếm (11%)(1), Kulkarni (1,6%)(6). Tuy nhiên tỉ lệ
này vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của nhiều tác
giả khác như: Tanen D và cộng sự (36%)(15),
Lovecchio F (38%)(8), Bucaretchi F (44,6%)(1). Sự
khác nhau này có lẽ phụ thuộc vào độ tinh khiết
của huyết thanh kháng nọc rắn trong quá trình
bào chế của từng nhà sản xuất.
Điều trị tại chỗ đóng vai trò quan trọng, trong
nghiên cứu của chúng tôi gần 100% trường hợp
được săn sóc vết thương tại chỗ, có 5 trường hợp
(12,5%) cắt lọc, 1 trường hợp ghép da (2,5%), 2
bệnh nhân (5%) được phối hợp điều trị bằng oxy
cao áp, đặc biệt có 1 trường hợp bệnh nhân bị rắn
Chàm quạp cắn tự điều trị tại nhà hơn 10 ngày
không đỡ, nhập viện trong trường hợp nhiễm độc
nặng, hoại tử đầu xa ngón 4 bàn tay phải, sau khi
điều trị rối loạn đông máu ổn định bệnh nhân có
chỉ định đoạn chi bị hoại tử (tháo khớp liên đốt
gần ngón 4 bàn tay phải).
Nghiên cứu của chúng tôi có 12/40 BN (30%)
phải sử dụng máu hoặc các chế phẩm từ máu.
Độc tố rắn Chàm quạp có chứa các enzyme giống
thrombin, chất gây chảy máu (rhodostoxin), chất
gây ức chế ngưng tập tiểu cầu, fibrinogenase,
oxidase L-amino acid, protease, men
phospholipase A2 và esteraza argininecho nên
gây rối loạn đông máu rất mạnh, vì vậy ngoài
việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn thì tỉ lệ
cao bệnh nhân sử dụng máu và các chế phẩm
máu là điều dễ hiểu.
Rắn Chàm quạp thích sống ở những nơi đất
rừng thấp, khô ráo, thức ăn của chúng thường là
ếch, nhái, một số loài lưỡng cư khác, độc tố của
rắn gây hoại tử mô nhiều cho nên khi bị rắn cắn
rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử, điều này giải thích
phần nào tỉ lệ sử dụng kháng sinh trong nghiên
cứu của chúng tôi là khá cao (95%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bất
thường các xét nghiệm đông máu trước và sau 6
giờ sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lần lượt
là: PT kéo dài (62,5% - 68,18%), APTT kéo dài
(55% - 31,82%), Fibrinogen giảm (67,5% -
90,91%), D-Dimer dương tính (62,5% - 50%),
chứng tỏ xét nghiệm đông máu sau 6 giờ sử dụng
huyết thanh kháng nọc rắn thay đổi không nhiều
so với trước khi sử dụng huyết thanh kháng nọc
rắn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ bất thường
các xét nghiệm đông máu trước và sau 24 giờ sử
dụng huyết thanh kháng nọc rắn (bao gồm có
hoặc không sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
lần 2) lần lượt là: PT kéo dài (62,5% - 4,35%),
APTT kéo dài (55% - 4,35%), Fibrinogen giảm
(67,5% - 30,43%), D-Dimer dương tính (62,5% -
4,35%). Như vậy có thể nói sau 24 giờ sử dụng
huyết thanh kháng nọc rắn các xét nghiệm đông
máu gần như đã trở về bình thường, điều này nói
lên tính hiệu quả rõ rệt của huyết thanh kháng
nọc rắn trong nghiên cứu của chúng tôi. Vấn đề ở
đây chỉ là làm sao để huyết thanh kháng nọc rắn
luôn có sẵn, bệnh nhân cần được sử dụng sớm khi
có chỉ định tránh mất thời gian vô ích, cần thiết
lặp lại huyết thanh kháng nọc rắn để đạt hiệu quả
điều trị.
Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 8,17 ngày (ngắn nhất là 1
ngày, dài nhất là 23 ngày), kết quả này tương tự
nghiên cứu của Weber RA và cộng sự (trung bình
là 8 ngày)(19), BN càng nặng thời gian nằm viện
càng kéo dài (p<0,05).
Với việc chỉ định và sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn sớm trước 24 giờ sau khi bị rắn
Chàm quạp cắn (82,14%), sử dụng huyết thanh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 50
kháng nọc rắn lần 2 khi có rối loạn đông máu
nặng, kéo dài, không đáp ứng với liều huyết
thanh kháng nọc rắn lần 1 (39,28%), cùng phối
hợp với các biện pháp điều trị khác như săn sóc
vết thương, cắt lọc, oxy cao áp, truyền máu và các
chế phẩm máu, sử dụng kháng sinhmà trong
nghiên cứu của chúng tôi đã không có bệnh nhân
nào tử vong.
Kết luận
40 bệnh nhi bị rắn Chàm quạp cắn nhập
BVNĐ 1 từ 2005 đến 2010 đa số do vô tình dẫm
đạp, nhiễm độc nặng 21 (52,5%), trung bình 11
(27,5%) và nhẹ 8 (20%) ca. Bà Rịa Vũng Tàu hay
gặp nhất, bị rắn cắn ngoài đường tăng nguy cơ
hoại tử gấp 8 lần so với bị cắn trong và xung
quanh nhà. Chảy máu và bầm máu tại chỗ tỉ lệ
thuận với độ nặng của bệnh. Bóng nước cũng như
xuất huyết bóng nước làm tăng khả năng hoại tử
và rối loạn đông máu lên gấp 4,08 và 5,92 lần. Vết
thương tại chỗ lan rộng qua 2 khớp lớn thì nguy
cơ nhiễm độc nặng tăng lên gấp 36 lần. Bất
thường các yếu tố đông máu tỉ lệ thuận với độ
nặng của bệnh. Bệnh nhân nhiễm độc càng nặng
càng tăng nguy cơ thiếu máu từ mức độ trung
bình đến nặng.
Biện pháp sơ cứu không được khuyến cáo
chiếm tỉ lệ cao. Điều trị đặc hiệu tại tuyến trước
chưa được chú trọng. Huyết thanh kháng nọc rắn
sử dụng có hiệu quả nhất trong 24 giờ đầu sau khi
bị cắn; 21,43% xảy ra phản ứng phụ khi dùng
huyết thanh kháng nọc rắn nhưng tất cả đều nhẹ.
Nhiễm độc nặng tăng nguy cơ truyền máu và sản
phẩm máu lên gấp 19,8 lần, đồng thời tăng khả
năng sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lên gấp
27,5 lần. Thời gian nằm viện trung bình là 8,17
ngày, bệnh nhân càng nặng thời gian nằm viện
càng kéo dài (p<0,01). Nghiên cứu của chúng tôi
không có bệnh nhân nào tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bucaretchi F et al (2001), “Snakebites by Bothrops spp in
children in Campinas, Sao Paulo, Brazil”. Rev Inst Med Trop
Sao Paulo, 43(6), pp. 329-33
2. Charman VD et al (2001), “Copper head snakebite clinical
severty of local effects”. Annals of Emergency Medicin, pp. 51-
61.
3. Gold BS et al (2002), “Bites of venom snakes”, N Eng J Med,
347 (5), pp.347–355.
4. Gold BS, Wingert WA (1994), “Snake venom poisoning in the
United States”. A review of therapeutic, 87(6), pp. 579-589
5. Holve S, “Envenomations”, Nelson Textbook of Pediatrics, 16th
ed, chapter 724, pp. 2174 – 2178.
6. Kulkarni ML, Anees S (1994), “Snake venom poisoning:
experience with 633 cases”. Indian Pediatr, 31(10), p. 1239-1243.
7. Leslie V, Steven A et al (1999), “Recurrent and pesistent
coagulopathy following pit Viper envenomation”. Arch Intern
Med, Vol 159, Apr 12, pp. 706 - 710.
8. Lovecchio F, Debus DM (2001), “Snakebite envenomation in
children: 10 years retrospective review”, Wilderness
Environ Med, 12(3), pp. 184 - 189.
9. Morandi N, Williams J (1997), “Snakebite injuries:
contributing factors and intentionality of exposure”.
Wilderness Environ Med, 8(3), pp. 152 - 153.
10. Ngô Ngọc Quang Minh (2003), Đặc điểm bệnh lý rắn độc cắn ở
bệnh nhân nhập viện Nhi Đồng 1, Luận văn tốt nghiệp cao học.
11. Paret G et al (1997), “Vipera palaestinae snake
envenomations: experience in children”. Hum ExpToxicol,
16(11), pp. 683 - 687.
12. Pochanugool C et al (1998), “Venomous snakebite in
Thailand: Clinical experience”. Mil Med, 163(5), pp.
318 - 323.
13. Rippey JJ, Rippey E, Branch WR (1976), “A survey of snake
bite in the Johannesburg area”. S Afr Med, 50(46), pp. 1872 -
1876.
14. Tan NH (2004), “Symptomatology, Treatment and
Toxinology of Malayan pit viper (Calloselasma
rhodostoma) venom”, Med. J. Malaysia, Second Edition: June
15th, pp 1-29.
15. Tanen D et al (2001), “Epidemiology and hospital course of
rattlesnake envenomations cared for at a tertiary referral
center in Central Arizona”. Acad Emerg Med, 8(2), pp. 177 –
182.
16. Trịnh Xuân Kiếm, Trần Quốc Túy (2001), Thử nghiệm lâm sàng
huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp, Báo cáo tổng kết đề tài
khoa học công nghệ cấp bộ Khoa học công nghệ.
17. Walter FG (1998), “North American venomous snakebite”.
Haddad, Shannon (ed) Clinical management of poisoning and drug
overdose, Published by W.B.Saunder company, America, pp.
333-351.
18. Warrenll DA (1992), “Clinical toxicology of snakebite in Asia”.
Treatment of snake bite, Australasian Medical Publishing
Company Limited, pp. 493-558.
19. Weber RA, White RR (1991), “Poisonous snakebite in central
Texas. Possible indicators for antivenin treatment”. Ann Surg,
213(5), pp. 466 – 71.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_ly_ran_cham_quap_can_o_benh_nhi_nhap_khoa_cap.pdf