Chúng tôi có 24,3% trường hợp thiếu máu
bao gồm: 7,6% thiếu máu nhẹ và 16,7% thiếu
máu trung bình với giá trị trung bình của Hb
là 8,5g/dl. Các trường hợp thiếu máu đều nằm
ở nhóm XHTH dươi do viêm TT Meckel và
đều cần phải truyền máu, các trường hợp này
phải truyền ít nhất 2 đơn vị máu, cá biệt có 1
truờng phải truyền đến 6 đơn vị máu mới ổn
định dấu hiệu sinh tồn. Tác giả Nguyễn Gia
Khánh cũng ghi nhận tất cả các trường hợp
XHTH dưới trong lô nghiên cứu đều có thiếu
máu với Hb/máu trung bình là 7,25 ± 1,85 và
phải được truyền máu. Vì vậy đi cầu ra máu
tái phát là dấu hiệu cần phải lưu ý để chẩn
đoán bệnh lý TT Meckel. Chúng tôi có 71,2%
túi thừa có mô hồi tràng viêm cấp tính hoặc
viêm xuất huyết, 24,2% có mô dạ dày lạc chỗ
và 4,5% có mô tụy lạc chỗ. Theo ghi nhận của
tác giả MA Y và cộng sự tại Trung Quốc thì có:
50% là mô dạ dày lạc chỗ, 15,2% là mô tụy lạc
chỗ, còn lại 34,8% là viêm cấp tính mô hồi
tràng. Nghiên cứu của John P tại Mỹ cũng cho
thấy mô dạ dày lạc chỗ chiếm ưu thế với tỉ lệ
52%, mô tụy lạc chỗ chỉ có 5%, 43% số còn lại
là biểu mô hồi tràng. So với y văn và các tác
giả có mô dạ dày lạc chỗ chiếm đa số thì tỉ lệ
mô dạ dày lạc chỗ của chúng tôi thấp hơn
nhiều, sự khác biệt này không được biết rõ,có
lẽ là đặc tính riêng của dân số mục tiêu
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh lý túi thừa Meckel tại bệnh viện Nhi đồng I và bệnh viện Nhi đồng II từ 1/2001- 3/2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 56
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ TÚI THỪA MECKEL TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
VÀ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II TỪ 1/2001- 3/2007
Nguyễn Tuấn Khiêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng vaø điều trị bệnh lý túi thöøa
Meckel tại bệnh viện nhi đồng 1 và bệnh viện nhi đồng 2.
Phöông pháp: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 66 bệnh nhi được chẩn đoán bệnh lý túi thừa Meckel. tuổi trung bình là 5,8 ± 4,2, nhỏ
nhất là 3 ngày, lớn nhất là 15 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 3,7/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng
(81,8%), ói (77,3%) và xuất huyết tiêu hóa dưới (24,2%). Viêm TT Meckel có 19/66 trường hợp, tỉ lệ
28,8%, tắc ruột, lồng ruột do TT Meckel có 18/66 trường hợp, tỉ lệ 27,2%, xuất huyết tiêu hóa dưới do TT
Meckel có 16/66 trường hợp, tỉ lệ 24,2%, viêm phúc mạc do thủng TT Meckel có 13/66 trường hợp, tỉ lệ
19,7%. Mô hồi tràng chiếm tỉ lệ 69,7%, mô dạ dày lạc chỗ chiếm tỉ lệ 24,3%, mô tụy lạc chỗ 6%. Kết quả
điều trị: khỏi bệnh 97%, tử vong 3% (2/66 trường hợp).
Kết luận: Túi thừa Meckel là một bệnh hiếm gặp. Việc chẩn đoán sớm bệnh lý túi thừa Meckel thường
gặp nhiều khó khăn. Nếu có những triệu chứng gợi ý như đau bụng, nôn ói hay xuất huyết tiêu hóa dưới thì
chúng ta cần chú ý về bệnh lý này và nên cho các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và điều trị
sớm nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra.
ABSTRACT
MECKEL’ S DIVERTICULUM IN THE PEDIATRIC HOPITAL NO 1 AND NO 2
FROM 1/2001 TO 3/2007
Nguyen Tuan Khiem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 56 – 61
Objective: Epydemiology, clinical, laboratory and treatment of Meckel's diverticulum at Chidren’s
Hoppital number 1 and 2.
Method: Retrospective study.
Results: 66 patients had symptoms. Mean age was 5,8 ± 4,2, the youngest paitient was 3 days old, the
oldest was 15 years old. The male-female ratio was approximately 3,7:1. The most common presenting
symptoms were abdominal pain (81,8%),vomiting (77,3%) and lower gastrointestinal bleeding (24,2%).
Diverticulitis: 28,8%; intestinal obstruction and volvulus: 27,2%; haemorrhage (24,2%). Colonic: 69,7%,
ectopic gastric mucosa: 24,3%, pancreatic: 6%.result of treatment: recover 97%, death: 3%.
Conclusion: Meckel’s diverticulum is race. The early diagnosis of Meckel’s diverticulum is very
different. We have to note Meckel’s diverticulum when there are many symptoms: abdominal pain,
vomiting, lower gastrointestinal bleeding, we have to performe essential laboratories to exactly diagnosis to
treat earlier to reduce complications.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Túi thừa Meckel hay gọi là túi thừa hồi
tràng, là di tích của ống noãn hoàng thoái hóa
còn sót lại ở giai đoạn phát triển phôi thai, túi
thừa Meckel gắn vào bờ tự do của hồi tràng và
có chiều dài trung bình từ 2-6 cm. Túi thừa
Meckle là dị daïng thường gặp ở đường tiêu
hóa, theo theo thống kê của y văn bệnh lý này
* BV. Nhi đồng II
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
chiếm khoảng 2-3% dân số, tuy nhiên bệnh lý
này rất ít gặp ở trẻ em. Ñaây là một trong
những nguyên nhân gây đau bụng cấp, XHTH
dưới, VPM do thủng ruột, lồng ruột hay tắc
ruột ở trẻ em. Trieäu chứng lâm sàng của bệnh
lý TT Meckel thường gặp là đau bụng, ói mửa
và đi cầu ra máu. Vì vậy, việc chẩn đoán xác
định sớm bệnh lý TT Meckel thường gặp rất
nhiều khó khăn do dễ nhầm lẫn với một số
bệnh lý nội, ngoại khoa khác; phẫu thuật được
chỉ định khi đã có các biến chứng, M ục đích
của chúng tôi là muốn cảnh giác chúng ta nên
nghĩ đến bệnh lý này trước các trường hợp
nôn ói, đau bụng, đi cầu ra máu kèm theo có
thiếu máu, từ đó đề nghị các xét nghiệm cần
thiết để chẩn đoán sớm và chính xác bệnh lý
TT Meckel..
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng, cận lâm sàng vaø điều trị bệnh lý túi
thöøa Meckel tại bệnh viện nhi đồng 1 và bệnh
viện nhi đồng 2.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỉ lệ các yếu tố dịch tễ học
những bệnh nhi mắc bệnh lý túi thừa Meckel:
tuổi, giới tính, địa phương và tiền căn bản
thân.
2. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng những bệnh nhi mắc bệnh lý túi
thừa Meckel.
3. Xác định tỉ lệ các thể lâm sàng của bệnh
lý túi thừa Meckel.
4. Xác định tỉ lệ các can thiệp điều trị trên
bệnh nhi mắc bệnh lý túi thừa Meckel.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu.
Tất cả bệnh nhi từ 1 ngày tuổi đến 15 tuổi
được chẩn đoán bệnh lý túi thừa Meckel tại
bệnh viện nhi đồng 1 và bệnh viện nhi đồng 2
từ 1/2001 đến ngày 3/2007.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Tuổi của bệnh nhi
Nhỏ nhất là 3 ngày, lớn nhất là 15 tuổi, tuổi
trung bình (năm + SD): 5,8 ± 4,2, gần 6 tuổi.
0
10
20
30
40
50
60
5 tuoi
33.3%
18.2%
48.5%
Biểu đồ phân bố tuổi
Bảng 1. Phân bố các thể lâm sàng theo tuổi
Thể LS
PB
tuổi
VTT
Meckel
(N=19)
XHTH do
TT Meckel
(N=16)
VPM do
TT Meckel
(N=13)
TR do TT
Meckel
(N=18)
< 2 tuổi 2(10,5%) 8 (50%) 5(38,4%) 7(38,8%)
2 – 5
tuổi
3(15,8%) 2(12,5%) 4(30,8%) 3(16,7%)
> 5 tuổi 14(73,7%) 6(37,5%) 4(30,8%) 8(44,5%)
Giới tính của bệnh nhi
Nam chiếm 78,8%, nữ chiếm 21,2%. Tỷ lệ
Nam/Nữ: 3,7/1.
Nơi thường trú
Thành phố HCM chiếm 53%, các tỉnh khác
chiếm 47%
Tiền căn bệnh lý
Có 9/66 trường hợp có tiền căn XHTH tái
phát
Thời gian nằm viện
Thời gian điều trị trung bình: 9.8 ± 4.2
ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 21 ngày.
Nhập viện vào khoa
Khoa ngoại: 56,1%, Khoa nội: 43,9%
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 58
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Ñau buïng ø Noân oùi Ñi caàu maùu
81.8%
77.3%
22.7%
Soá ca
Biểu đồ Phân bố triệu chứng cơ năng lúc vào viên
Triệu chứng lâm sàng thực thể lúc vào viện
Bảng 2. Phân bố các triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể Số ca(n) Tỉ lệ(%)
Sinh hiệu: Sốt:
Mạch nhanh:
Hạ huyết áp:
24
15
2
36,4
22,7
3
Nôn ói 51 77,3
Da niêm xanh nhợt: 15 22,7
Sờ thấy khối lồng: 6 9,1
Phản ứng thành bụng: 32 48,5
Chướng bụng, bụng căng: 17 25,7
Khối u vùng bụng: 5 7,6
Các thể lâm sàng của bệnh lý TT Meckel
- Viêm TT Meckel có 19/66 trường hợp
(28,8%).
- Xuất huyết tiêu hóa dưới do TT Meckel có
16/66 trường hợp (24,2%).
- Viêm phúc mạc do thủng TT Meckel có 13/66
trường hợp (19,7%).
- Tắc ruột do TT Meckel có 18/66 trường hợp
(27,2%).
Bảng 3: Phân bố triệu chứng LS theo các thể bệnh của bệnh lý TT Meckel
Triệu chứng Lâm
sàng
Chẩn đoán xác định
Viêm TT Meckel
(N=19)
XHTH dưới do viêm TT
Meckel
(N=16)
VPM do thủng TT
Meckel
(N=13)
Tắc ruột do TT Meckel
(N=18)
Tiền căn
Sốt >38C
Oi
Đau bụng
Đi cầu ra máu
Mạch nhanh
HA hạ
Thiếu máu
PƯTB(+)
Truyền máu
0
6/19 (31,5%)
13/19 (68,4%)
19/19 (100%)
1/19 (5,2%)
0
0
0
17/19 (89,4%)
0
9/16 (56,3%)
3/16 (18,8%)
9/16 (56,3%)
11/16 (68,8%)
16/16 (100%)
11/16 (68,8%)
1/16 (6,3%)
16/16 (100%)
0
16/16 (100%)
0
9/13 (69,2%)
11/13 (84,6%)
11/13 (84,6%)
0
2/13 (15,4%)
1/13 (7,7%)
0
9/13 (69,2%)
2/13 (15,4%)
1/18 (5,6%)
6/18 (33,3%)
18/18 (100%)
17/18 (94,4%)
3/18 (16,7%)
2/18 (11,1%)
0
0
6/18 (33,3%)
2/18 (11,1%)
Viêm TT Meckel chẩn đoán lầm với:
VRT: 14/19 trường hợp (73,7%).
Rối loạn tiêu hóa: 3/19 trường hợp (15,8%).
Viêm tụy cấp: 1/19 trường hợp (5,3%).
U mạc treo: 1/19 trường hợp (5,3%).
- XHTH dưới do viêm TT Meckel được
chẩn đoán ban đầu là:
XHTH dưới không nghĩ do viêm TT
Meckel: 14/16 trường hợp (87,5%).
Lồng ruột: 1/16 trường hợp (6,25%).
Hội chứng lỵ: 1/16 trường hợp (6,25%).
-VPM do thủng TT Meckel chẩn đoán lầm với
VPM do nguyên nhân khác: 5/13 trường
hợp (38,5%).
VRT: 4/13 trường hợp (30,8%).
Tắc ruột: 2/13 trường hợp (15,3%).
Rối loạn tiêu hóa: 1/13 trường hợp (7,7%).
Đau bụng cấp: 1/13 trường hợp (7,7%).
- Tắc ruột do TT Meckel được chẩn đoán
ban đầu là:
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
Tắc ruột, lồng ruột do nguyên nhân khác:
11/18 trường hợp (61,1%).
Rối loạn tiêu hóa: 3/18 trường hợp (16,7%).
VRT: 2/18 trường hợp (11,1%).
Viêm ruột: 1/18 trường hợp (5,5%).
Nhiễm trùng tiểu: 1/18 trường hợp (5,5%).
* Trong 66 trường hợp mắc bệnh lý TT
Meckel ở lô nghiên cứu này có 16 trường hợp
XHTH dưới sau thời gian nằm viện 2-5 ngày
mới được chỉ định phẫu thuật với chẩn đoán
viêm TT Meckel, chiếm tỉ lệ 24,2%. Các trường
hợp còn lại đều được chỉ định phẫu thuật với
các chẩn đoán như VRT,VPM RT, lồng ruột,
tắc ruột<, tỉ lệ 75,8%.
Đặc điểm cận lâm sàng bệnh lý túi thừa MECKEL.
Bảng 4. Phân bố đặc điểm CLS theo các thể lâm sàng của bệnh lý TT Meckel
Triệu chứng
CLS
Chẩn đoán xác định
Viêm TT Meckel
(N=19)
XHTH dưới do viêm
TT Meckel (N=16)
VPM do thủng TT
Meckel (N=13)
Tắc ruột do TT Meckel
(N=18)
BC tăng
CRP > 20mg/l
Siêu âm có TT
Chụp Tc 99m
GPB
Mô hồi tràng
Mô dạ dày lạc chỗ
Mô tụy lạc chỗ
13/19 (68,4%)
1/19 (5,2%)
3/19 (15,8%)
Không thực hiện
16/19 (84,2%)
3/19 (15,8%)
0
0
0
9/16 (56,3%)
1/16 (6,3%)
4/16 (25%)
10/16 (62,5%)
2/16 (12,5%)
10/13 (76,9%)
7/13 (53,8%)
0
Không thực hiện
11/13 (84,6%)
1/13 (7,7%)
1/13 (7,7%)
8/18 (44,4%)
0
2/18 (11,1%)
Có lồng ruột,tắc ruột:14/18
(77,8%)
Không thực hiện
15/18 (83,3%)
2/18 (11,1%)
1/18 (5,6%)
Hình 1: Chụp Tc 99m(+) bệnh nhi 6 tháng XHTH
do TT Meckel
Điều trị
Kháng sinh
100%
Truyền máu
30,3%(16 trường hợp XHTH dưới do túi
thừa, 2 trường hợp viêm cấp làm thủng TT gây
VPM, 1 trường hợp lồng ruột/ suy tủy + viêm
phổi, 1 trường hợp bán tắc ruột sau phẫu thuật.
Môû oå buïng
Noäi soi
Phân bố phương pháp phẫu thuật
Kết quả điều trị
Khỏi bệnh 97%, tử vong 3%(2/66 trường
hợp: sốc nhiễm trùng/VPM do thủng TT
Meckel, viêm phổi/ suy tủy trên bệnh nhi lồng
ruột do TT Meckel)
BÀN LUẬN
Túi thừa Meckel l dị dạng hay gặp ở
đường tiêu hóa nhưng rất ít gặp ở trẻ em. Túi
thừa Meckel thường không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng, các biến chứng xảy ra là tắc
ruột, lồng ruột, XHTH dưới, viêm túi thừa và
nếu thủng có thể gây VPM. Tỉ lệ này thay đổi
từ 4-25% tùy tác giả.
Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ Bản Soá 4 * 2007
Chuyên đề Nhi Khoa 60
Tuổi trung bình chúng tôi là 5,8 ± 4,2 (nhỏ
nhất là 3 ngày, lớn nhất là 15 tuổi), gần tương tự
với nghiên cứu của Ma Y có tuổi trung bình là
5,2, ghi nhận của Nguyễn Gia Khánh trên 8 bệnh
nhi XHTH dưới do viêm TT Meckel có tuổi
trung bình là 3 tuổi thấp hơn tuổ trung bình của
Sai Prasad nghiên cứu là 10 tuổi. Theo y văn, lứa
tuổi thường gặp là nhỏ hơn 2 tuổi, tuy nhiên
trong nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhi dưới 2 tuổi
chỉ có 33,3%, lứa tuổi chiếm ưu thế là lớn hơn 5
tuổi với đa số là viêm TT Meckel tỉ lệ 48,5%, tuổi
từ 2-5 tuổi chiếm 18,2%. Điều đó cho thấy bệnh
lý TT Meckel có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ lúc mới
sinh cho đến tuổi thành niên và có thể thay đổi
theo số lượng mẫu nghiên cứu và theo từng
vùng địa lý. Trong lô nghiên cứu này chúng tôi
ghi nhận được tỉ lệ Nam/ Nữ là 3.7/1. Theo
Zarate và A. Khan tỉ lệ này là 3/1. Ở một nghiên
cứu khác, Cynthia D thực hiện trên cả người lớn
và trẻ em thì tỉ lệ này là 2,45/1. Qua đó cho ta
thấy tỉ lệ mắc bệnh lý TT Meckel là gần 3/1. Tỉ lệ
này phù hợp với tỉ lệ trong y văn.
Triệu chứng lâm thường gặp là đau bụng, ói
và XHTH dưới. Đau bụng có thể là đau khắp
bụng hay khu trú ở hố chậu phải, thường đau
bụng trong viêm TT Meckel nhiều hơn trong
VRT, đi cầu ra máu được các tác giả đều ghi
nhận là phân có máu đỏ bầm giống như thu thập
của chúng tôi. Ghi nhận của Panov có 90% đau
bụng, 65% nôn ói và10% đi cầu ra máu, tác giả
Antoshkina thống kê thì các tỉ lệ này thấp hơn là
đau bụng 75%, nôn ói 24,7% và đi cầu ra máu có
5,9%. Đi cầu ra máu chiếm 24,2% trong nghiên
cứu của chúng tôi là cao hơn các khác, các tỉ lệ
còn lại là gần tương đương nhau.
Bảng 5. So sánh các triệu chứng cơ năng khi vào viện
Triệu
chứng
Chúng
tôi (%)
(n = 66)
Panov(%)
(n = 64)
Shukla(%)
(n = 830)
Antoshkina(%)
(n = 85)
Đau
bụng
81,8 90 57 75
Nôn ói 77,3 65 35 24,7
Đi cầu
ra máu
24,2 10 32 5,9
Qua phẫu thuật, chẩn đoán sau cùng của
66 trường hợp mắc bệnh lý TT Meckel trong lô
nghiên cứu của chúng tôi gồm có: 28,8% viêm
túi thừa cấp, 24,2% XHTH dưới do viêm TT
Meckel, 19,7% VPM do thủng TT Meckel,
27,3% cho cả tắc ruột, lồng ruột và xoắn ruột,
không có trường hợp nào thoát vị kiểu Littré.
Theo Cullen J thì kết quả là tương tự với
chúng tôi:26,7% XHTH dưới, 26,7 tắc ruột,
21,6% viêm túi thừa và 25% VPM do thủng
viêm TT Meckel. Tác giả James A cho rằng tỉ lệ
XHTH dưới chiếm ưu thế hơn với 38-56%, kế
tới là tắc ruột với tỉ lệ 33-42%, viêm túi thừa là
6-14% và các bệnh lý rốn ruột khác là 5-6%. Ở
một nghiên cứu khác, John P ghi nhận tắc ruột
chiếm ưu thế với tỉ lệ 33,8%, XHTH dưới chỉ
có 25%, ít hơn viêm túi thừa có tỉ lệ là 30,9%;
có 11.8% thoát vị kiểu Littré và các bệnh lý rốn
ruột khác chiếm 8,8%. Các thể lâm sàng của
bệnh lý TT Meckel cũng thay đổi tùy theo mẫu
nghiên cứu và vùng địa lý
Bảng 6. So sánh tỉ lệ các kết quả chẩn đoán
Tình trạng
Chúng
tôi(%)
(n = 66)
Cullen
J(%)
(n = 60)
James
A(%)
(n = 39)
John
P(%)
(n = 75)
Tắc ruột, lồng
ruột
27,3 26,7 33-42 33,8
XHTH dưới 24,2 26,7 38-56 25
Viêm TT
Meckel
28,8 21.6 6-14 30,9
Thủng TT
Meckel
19,7 25 0 0
Thoát vị Littré 0 0 0 11,8
Bệnh rốn ruột
khác
0 0 5-6 8,8
Chúng tôi có 24,3% trường hợp thiếu máu
bao gồm: 7,6% thiếu máu nhẹ và 16,7% thiếu
máu trung bình với giá trị trung bình của Hb
là 8,5g/dl. Các trường hợp thiếu máu đều nằm
ở nhóm XHTH dươi do viêm TT Meckel và
đều cần phải truyền máu, các trường hợp này
phải truyền ít nhất 2 đơn vị máu, cá biệt có 1
truờng phải truyền đến 6 đơn vị máu mới ổn
định dấu hiệu sinh tồn. Tác giả Nguyễn Gia
Khánh cũng ghi nhận tất cả các trường hợp
XHTH dưới trong lô nghiên cứu đều có thiếu
máu với Hb/máu trung bình là 7,25 ± 1,85 và
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
phải được truyền máu. Vì vậy đi cầu ra máu
tái phát là dấu hiệu cần phải lưu ý để chẩn
đoán bệnh lý TT Meckel. Chúng tôi có 71,2%
túi thừa có mô hồi tràng viêm cấp tính hoặc
viêm xuất huyết, 24,2% có mô dạ dày lạc chỗ
và 4,5% có mô tụy lạc chỗ. Theo ghi nhận của
tác giả MA Y và cộng sự tại Trung Quốc thì có:
50% là mô dạ dày lạc chỗ, 15,2% là mô tụy lạc
chỗ, còn lại 34,8% là viêm cấp tính mô hồi
tràng. Nghiên cứu của John P tại Mỹ cũng cho
thấy mô dạ dày lạc chỗ chiếm ưu thế với tỉ lệ
52%, mô tụy lạc chỗ chỉ có 5%, 43% số còn lại
là biểu mô hồi tràng. So với y văn và các tác
giả có mô dạ dày lạc chỗ chiếm đa số thì tỉ lệ
mô dạ dày lạc chỗ của chúng tôi thấp hơn
nhiều, sự khác biệt này không được biết rõ,có
lẽ là đặc tính riêng của dân số mục tiêu.
KẾT LUẬN
Túi thừa Meckel là một bệnh hiếm gặp.
Việc chẩn đoán sớm bệnh lý túi thừa Meckel
thường gặp nhiều khó khăn. Nếu có những
triệu chứng gợi ý như đau bụng, nôn ói hay
xuất huyết tiêu hóa dưới thì chúng ta cần chú
ý về bệnh lý này và nên cho các xét nghiệm
cần thiết để chẩn đoán xác định và điều trị
sớm nhằm hạn chế các biến chứng xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Antoshkina EP, Velichko SD, Tsvynda VD (1995).
Meckel's diverticulum in Children. Khirurgiia (Mosk), 4,
pp.14-16.
2 Baldisserotto M, Maffazoni, Dora(2003). Sonographic
findings of Meckel’s diverticulitis in children. AJR Am J
Roentgenol, 180, pp. 425–428.
3 Cullen JJ, Kelly KA, Moir CR (1994). Surgical management
of Meckel’diverticulum. An epidemiologic, population-
based study. Ann surg, 220(4), pp. 564-568.
4 Jenkins DD., Sylvester KG. (2004). Meckel’s diverticulum.
Operative Techniques in General Surgery. 6(4), Elsevier Inc, USA,
pp. 307-316.
5 Kempe H, Silver HK (1987). Meckel’diverticulum &
Ophalomesenteric Duct Remnats. Current pediatric
Diagnosis & Treatment. A Lange Medical Book, California,
pp. 529 530.
6 Kuwajerwala NK (2005). Meckel’diverticulum. eMedicine
7 Nguyễn Gia Khnh v cộng sự (2003). “ Nhận xt về xuất
huyết tiu hĩa do vim ti thừa Meckel ở trẻ em”. Nhi khoa tập
10- Hội nhi khoa Việt Nam. Nh xuất bản Y học, tr. 232-
236.
8 O’ neill JA (2004). Meckel’diverticulum. Principles of
pediatric surg. Second Edition Mosby, USA, pp. 499-502.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_ly_tui_thua_meckel_tai_benh_vien_nhi_dong_i_va.pdf