Đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại buôn Đrăng Phôk vườn quốc gia Yok Đôn

KẾT LUẬN Phát triển sinh kế của cộng đồng sống ở vùng đệm các VQG luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhằm đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, giảm áp lực lên nguồn tài nguyên của VQG. Để giải quyết vấn đề này tại Buôn Đrăng Phôk thuộc vùng lõi VQG Yok Đôn, đề tài đã sử dụng bộ công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và tiến hành điều tra thu thập số liệu của 80 hộ gia đình. Kết quả phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng cho thấy có những đặc trưng điển hình về nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính tại điểm nghiên cứu. Hoạt động sản xuất chính của người dân là sản xuất nông lâm nghiệp theo lối quảng canh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và kinh nghiệm bản địa. Thông qua mô hình hồi quy đa biến đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại điểm nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên là: (1) Lúa nước, (2) Chăn nuôi, (3) Hoa màu, (4) Lâm sản ngoài gỗ, (5) Điều, (6) Diện tích đất. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình, đề tài đề xuất được 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển các nguồn vốn sinh kế, nâng cao thu nhập của cộng đồng tại buôn Đrăng Phôk, VQG Yok Đôn.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại buôn Đrăng Phôk vườn quốc gia Yok Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách 130 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI BUÔN ĐRĂNG PHÔK VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN Đồng Thị Thanh1, Trần Hương Liên2, Nguyễn Thiên Tạo3, Hoàng Thị Minh Huệ4 1,4Trường Đại học Lâm nghiệp 2,3Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Phát triển sinh kế của cộng đồng sống ở vùng đệm các vườn quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm. Thông qua nghiên cứu nhằm đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương trong việc nâng cao thu nhập, giảm áp lực lên nguồn tài nguyên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển tài nguyên vườn quốc gia. Để giải quyết vấn đề này tại buôn Đrăng Phôk thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, đề tài đã sử dụng bộ công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và tiến hành điều tra thu thập số liệu của 80 hộ gia đình. Kết quả phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng cho thấy có những đặc trưng điển hình về nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính tại điểm nghiên cứu. Hoạt động sản xuất chính của người dân là sản xuất nông lâm nghiệp theo lối quảng canh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và kinh nghiệm bản địa. Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại điểm nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên là: (1) Lúa nước, (2) Chăn nuôi, (3) Hoa màu, (4) Lâm sản ngoài gỗ, (5) Điều, (6) Diện tích đất. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình, đề tài đề xuất được 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập của cộng đồng tại buôn Đrăng Phôk, Vườn Quốc gia Yok Đôn, gồm: (1) Nâng cao chất lượng nguồn vốn sinh kế, (2) Phát triển chăn nuôi, (3) Hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất, (4) Thực hiện hiệu quả các chương trình chính sách hỗ trợ. Từ khóa: Hộ gia đình, nhân tố ảnh hưởng, phát triển sinh kế, thu nhập hỗn hợp, vùng đệm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cộng đồng tại vùng đệm các Vườn quốc gia (VQG), Khu bảo tồn là rất cần thiết, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Vùng đệm các Vườn quốc gia là nơi sinh sống của nhiều dân tộc bản địa, có tập quán canh tác truyền thống, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên và kinh nghiệm truyền thống (Đồng Thị Thanh và Pham Quang Vinh, 2012). Nguồn thu nhập hộ gia đình có thể từ khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, thu từ hoạt động làm nương rẫy trên đất rừng (Firey Walter, 1999; Masozera MK, Alavalapati JRR, 2004); Mujawamariya G, Karimov AA, 2014). Tại VQG Yok Đôn, hiện nay vẫn có dân cư sinh sống ngay trong vùng lõi. Việc quy hoạch quản lý bảo tồn tài nguyên rừng và đầu tư phát triển VQG không thể tách rời với sinh kế của người dân tại cộng đồng. Tuy nhiên thực tế có nhiều vấn đề khó khăn, bất cập giữa bảo tồn và khai thác sử dụng tài nguyên rừng với đáp ứng những nhu cầu ổn định đời sống, phát triển kinh tế cộng đồng mang tính đặc thù của địa phương (Tổng cục Lâm nghiệp, 2011). Vì vậy việc giải quyết tháo gỡ những khó khăn trong sinh kế và phát triển bền vững sinh kế cộng đồng là một trong yếu tố then chốt để dung hòa vấn đề này. Bài báo tập trung phân tích các đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng, các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình tại điểm nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Xác định đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng tại buôn Đrăng Phôk thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn; - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại điểm nghiên cứu; - Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế cộng Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 131 đồng tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Lý thuyết về sử dụng tài nguyên được đề xuất bởi Firey (1999), lý thuyết thừa nhận sự phụ thuộc của con người vào một nguồn lực nhất định. Các cộng đồng sống gần các khu bảo tồn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng cho sinh kế của họ (Firey Walter, 1999; Masozera MK và Alavalapati JRR, 2004). Đối với các hộ gia đình trong cộng đồng này, rừng còn là nguồn cung các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, tạo nguồn thu nhập cho hộ thông qua mua, bán các sản phẩm này (Mujawamariya G và Karimov AA, 2014). Có thể nhận định, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập các hộ gia đình sống gần rừng và các khu bảo tồn. Các nghiên cứu ở trong nước cũng cho kết quả tương tự, nghiên cứu của Lê Đình Hải (2017) cho thấy các yếu tố như quy mô vốn vay, diện tích của nông hộ, áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở Ba Vì, thành phố Hà Nội. Như vậy, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu trước đây và điều kiện đặc thù tại địa bàn nghiên cứu, căn cứ vào kết quả phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng để nhận diện các nhân tố tiềm năng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, bao gồm 13 nhân tố tiềm năng (Bảng 1). Bảng 1. Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy đa biến TT Ký hiệu Nội dung Đơn vị tính Kỳ vọng dấu 1 Tuoi_chu_ho Tuổi của chủ hộ Tuổi - 2 Dan_toc Dân tộc Nhận giá trị 1: M’Nong; Nhận giá trị 2: Ja Rai; Nhận giá trị 3: Ê Đê; Nhận giá trị 4: Dân tộc khác + 3 Hocvan_chuho Trình độ học vấn của chủ hộ Nhận giá trị 0: Mù chữ, 1: Tiểu học, 2: Trung học cơ sở, 3: Trung học phổ thông + 4 Nhan_khau Số nhân khẩu của hộ gia đình Người + 5 Lao_dong_chinh Số lao động chính của hộ gia đình Người + 6 Dien_tich Tổng diện tích đất của HGĐ Ha + 7 Soluong_giasuc Số lượng gia súc Con + 8 Lua_nuoc Tổng thu từ lúa nước Triệu đồng/năm/hộ + 9 Hoa_mau Tổng thu từ hoa màu Triệu đồng/năm/hộ + 10 Dieu Tổng thu từ điều Triệu đồng/năm/hộ + 11 LSNG Tổng thu từ lâm sản ngoài gỗ Triệu đồng/năm/hộ + 12 Chan_nuoi Tổng thu từ chăn nuôi Triệu đồng/năm/hộ + 13 KhoanBV_rung Tổng thu nhập từ hoạt động khoán bảo vệ rừng Triệu đồng/năm/hộ + 14 Thu_nhap Biến phụ thuộc thể hiện thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình Triệu đồng/năm/hộ Mô hình hồi quy các biến được xác định như sau: THU NHẬP = β0 + β1TUOI + β2DANTOC + β3HOCVAN + β4NHAN KHAU + β5LAODONGCHINH + β6DIEN TICH + β7SO LUONG GIA SUC + β8LUA NUOC + β9HOA MAU + β10DIEU + β11LSNG + β12CHAN NUOI + β13KHOANBV_RUNG Kinh tế & Chính sách 132 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 2.2.2. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp - Kế thừa các tài liệu thứ cấp: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, báo cáo tổng kết năm và định hướng phát triển kinh tế xã hội của UBND xã Đrông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý rừng đặc dụng, quản lý vùng đệm của các Vườn Quốc gia, chính sách phát triển sinh kế vùng đệm; phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Yok Đôn giai đoạn 2010 – 2020; nghiên cứu các báo cáo khoa học, bài báo, các vấn đề liên quan đến sinh kế (Tổng cục Lâm nghiệp, 2011; Thủ tướng chính phủ, 2012; UBND xã Đrông Na, 2017). 2.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Sử dụng phương pháp và bộ công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để tìm hiểu và thu thập các thông tin, số liệu hiện trường (Nguyễn Bá Ngãi, 2001). Các công cụ sử dụng trong đề tài gồm: 2.2.3.1. Phỏng vấn bán định hướng + Cán bộ Vườn quốc gia: về các thông tin nguồn tài nguyên, tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên, các chương trình chính sách phát triển sinh kế đối với cộng đồng. + Cán bộ xã, cán bộ thôn: về tình hình chung của địa phương, các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất và tài nguyên rừng, thưc trạng quy hoạch và các giải pháp chung để phát triển sản xuất, quản lý và sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả. + Hộ gia đình: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 80 hộ gia đình nhằm thu thập thông tin để xử lý số liệu và phân tích thống kê. Các thông tin về đặc điểm cơ bản hộ gia đình, tài sản, các loại đất sản xuất, các nguồn vốn sinh kế, hình thức và mức độ tác động tới rừng, các loại tài nguyên rừng mà người dân khai thác, các kiến thức bản địa của người dân trong việc trồng, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. Thu thập các thông tin về phân tích kinh tế hộ gia đình, thu nhập và các yếu tố cấu thành thu nhập của các hộ gia đình điều tra. 2.2.3.2. Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm nhằm củng cố và bổ sung các thông tin về hoạt động sinh kế của người dân, đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng, các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình, giải pháp nhằm phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập hộ gia đình. 2.2.3.3. Phân tích SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất, phát triển sinh kế. Từ đó là cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng tại điểm nghiên cứu. 2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Tổng hợp số liệu PRA để phân tích thông tin tại điểm nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 cho phân tích thống kê mô tả, thống kê so sánh để xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình và phân tích các đặc điểm cộng đồng. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích là cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu nhập hỗn hợp hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng (Triệu Văn Hùng (chủ biên), 2013). Đặc điểm nguồn vốn sinh kế của các HGĐ tại điểm nghiên cứu được mô tả thông qua 14 chỉ tiêu đánh giá (12 chỉ tiêu định lượng và 2 chỉ tiêu định tính) tổng hợp ở bảng 2. Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 133 Bảng 2. Đặc điểm hộ điều tra theo các biến phân loại TT Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình 1 Tuổi chủ hộ Tuổi 20 89 43,76 2 Nhân khẩu Người 1 6 3,69 3 Lao động chính Người 1 4 2,19 4 Diện tích Ha 0,5 9,5 2,1506 5 Số lượng vật nuôi Con 0 6 2,61 6 Thu nhập từ lúa nước Triệu đồng 5 17,5 11,975 7 Thu nhập từ hoa màu Triệu đồng 0 20 12,3537 8 Thu nhập từ điều Triệu đồng 0 7 2,5363 9 Thu nhập từ LSNG Triệu đồng 0 6 2,3237 10 Thu nhập từ chăn nuôi Triệu đồng 0 15 6,5875 11 Thu nhập từ khoán BVR Triệu đồng 0 3,5 1,7875 12 Tổng thu nhập của HGD Triệu đồng 10 72,5 46,0762 TT Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%) 13 Dân tộc M' Nong Người 38 47,50 Ja Rai Người 13 16,20 Ê đê Người 27 33,80 Khác Người 2 2,50 14 Trình độ học vấn Mù chữ Người 10 12,50 Tiểu học Người 42 52,50 THCS Người 23 28,80 THPT Người 5 6,20 3.1.1. Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng, đặc biệt với người dân buôn Đrăng Phôk đa số các hoạt động sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nương rẫy và khai thác tài nguyên. - Diện tích đất: Diện tích đất bình quân của hộ điều tra là 2,15 ha, hộ có diện tích cao nhất là 9,5 ha, thấp nhất 0,5 ha. Quỹ đất của các hộ gia đình được phân bổ thành 3 loại chính: đất thổ cư, đất lúa, đất nương rẫy; diện tích đất thổ cư chiếm 13,6% tổng quỹ đất, 86,4% là đất canh tác. Theo dữ liệu điều tra ở 80 hộ tại buôn, trên quỹ đất canh tác có các loại cây trồng chính như: lúa nước ở đất lúa 1 và 2 vụ; ngô, sắn, điều, mía trên đất nương rẫy. Đây là hoạt động sinh kế đem lại nguồn nông sản đảm bảo lương thực thực phẩm, tạo nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống và tái đầu tư sản xuất, phát triển thị trường tại cộng đồng. - Tài nguyên rừng: Nguồn tài nguyên của VQG Yok Đôn còn khá phong phú. Với tổng diện tích 115.545 ha, tập trung chủ yếu ở địa bàn xã Krông Na của huyện Buôn Đôn (96.887ha; chiếm 83,85%) (UBND xã Đrông Na, 2017). Có các trạng thái rừng khác nhau: Kiểu rừng thưa rụng lá cây họ Dầu (rừng Khộp, chiếm 96% diện tích của VQG), Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, Kiểu rừng kín cây lá rộng nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, Kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa, Trảng cây bụi và trảng cỏ (Tổng cục Lâm nghiệp, 2011). Tập quán khai thác và sử dụng tài nguyên rừng là hoạt động sinh kế quan trọng của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Qua phỏng vấn cho thấy cộng đồng vẫn thường xuyên tiếp cận với nhiều nguồn tài nguyên rừng như: củi, các loại rau rừng, quả rừng, nấm, măng, cây thuốc, phong lan, mật ong, chai cục, động vật rừng Sản phẩm thu lượm, săn bắt được dùng một phần nhỏ, còn lại thường bán hoặc trao đổi để lấy các loại thực phẩm, vật dụng cần thiết cho gia đình. Việc sử Kinh tế & Chính sách 134 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 dụng gỗ để làm nhà, sửa nhà, làm chuồng trại, khai thác tre, le để đan lát các vật dụng phục vụ sinh hoạt, sản xuất vẫn còn diễn ra trong buôn, tuy nhiên dưới sự giám sát và cho phép của kiểm lâm. 100% người dân được phỏng vấn ý thức được khai thác gỗ là trái phép, tuy nhiên đa số người dân vẫn cho rằng được khai thác các nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ trong VQG. - Đất ngập nước: Buôn Đrăng Phôk nằm cạnh sông Srêpok, nhiều ao hồ có nước quanh năm, đặc thù của sinh cảnh đất ngập nước. Kiểu sinh cảnh này chứa đựng nhiều loài động thực vật có giá trị sử dụng và khá quan trọng đối với sinh kế của cộng đồng. Người dân trong buôn có kinh nghiệm đánh bắt cá trên sông Srêpôk và ở các suối trong rừng vào mùa mưa. Hoạt động này cũng đem lại nguồn thực phẩm và thu nhập cho một số hộ dân ở buôn. Như vậy, nguồn vốn tự nhiên tại buôn Đrăng Phôk được thể hiện qua quỹ đất, tài nguyên rừng, tài nguyên trên đất ngập nước là những yếu tố tự nhiên quan trọng, tạo nên đặc trưng riêng ở địa phương và có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân. Hoạt động sinh kế phụ thuộc vào nguồn vốn tự nhiên và dựa vào kinh nghiệm bản địa của người dân là chủ yếu thông qua canh tác ruộng, rẫy và chăn nuôi. 3.1.2. Vốn con người Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế (Triệu Văn Hùng (chủ biên), 2013). - Tuổi chủ hộ và trình độ học vấn: Tại điểm nghiên cứu, tuổi bình quân của chủ hộ là 43,67 (thấp nhất 20 tuổi và cao nhất 89 tuổi). Với tuổi trung bình như trên là thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn lực, sử dụng tri thức, ra quyết định trong chiến lược phát triển sinh kế HGĐ và cộng đồng. Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là tiểu học (chiếm 52,5%), tiếp đến là trung học cơ sở (chiếm 28,8%), trung học phổ thông (chiếm 6,2%). Tại cộng đồng vẫn còn 12,5% chủ hộ mù chữ, tập trung hầu hết vào các hộ có độ tuổi cao, hộ nghèo. Nhìn chung người dân có trình độ học vấn thấp. Đây là rào cản lớn để tiếp cận với các nguồn thông tin, khoa học kỹ thuật trong sản xuất. - Nhân khẩu và lao động: Số lượng nhân khẩu dao động từ 1 đến 6 người/hộ, trung bình là 3,69; số lao động bình quân 2,19 người/hộ. Số lượng nhận khẩu và lao động được coi ở mức trung bình, thậm chí là thấp đối với vùng dân tộc thiểu số. Số hộ trong buôn tăng từ 98 hộ (năm 2016) lên 116 hộ (năm 2018). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tách hộ tại điểm nghiên cứu là để thụ hưởng chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Đây cũng là minh chứng cho sự trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ và thể hiện tính ỳ trong sản xuất tại cộng đồng. - Dân tộc: Có 3 dân tộc chính gồm M’Nông chiếm 47,5%, Ê Đê chiếm 33,8%, Ja Rai chiếm 16,2%. Đây là 3 dân tộc bản địa sống lâu đời tại buôn, sử hữu kiến thức bản địa phong phú trong sản xuất nông lâm nghiệp, chọn giống, chăm sóc cây trồng vật nuôi, kinh nghiệm hái lượm, săn bắt và chăm sóc sức khỏe. - Tri thức bản địa: Người dân tại điểm nghiên cứu có hệ thống trị thức bản địa phong phú trong các lĩnh vực đời sống, sinh hoạt, sản xuất và các mối quan hệ làng bản. Hệ thống kiến thức này có giá trị vô cùng quan trọng trong việc là nền tảng cơ sở để tạo ra nguồn sinh kế cho các hộ gia đình và duy trì cuộc sống của xã hội truyền thống. Đặt trong bối cảnh của xã hội khép kín với nền kinh tế tự cung tự cấp tại điểm nghiên cứu thì đây còn là cơ sở duy nhất. Điều này được minh chứng rất rõ nét qua hệ thống tri thức của cộng đồng liên quan đến quá trình mưu sinh như: các phương thức sinh kế cụ thể, cách chọn giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, chọn đất, canh tác, công cụ lao động... Như vậy, xét về nguồn vốn con người cho thấy tại điểm nghiên cứu có thuận lợi với nguồn lao động khá dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp và quản lý tài nguyên; tuy nhiên còn nhiều hạn chế về chất lượng nguồn lao động, khả năng tiếp cận, người dân chưa quan tâm đến nâng cao chất Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 135 lượng về nguồn vốn con người cũng như việc áp dụng các nguồn thông tin kiến thức khoa học mới trong sản xuất. Bên cạnh đó, qua điều tra cho thấy động lực cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo của các hộ gia đình là thấp. 3.1.3. Vốn xã hội Buôn Đrăng Phôk chủ yếu dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống (chiếm 97,5% số hộ điều tra) đã phản ánh những đặc thù riêng của người dân nơi đây trong canh tác, đời sống, sinh hoạt và thiết chế cộng đồng - Hoạt động canh tác và văn hóa cộng đồng: với phương thức canh tác quảng canh, phụ thuộc vào chủ yếu vào tự nhiên và kinh nghiệm; cộng đồng bản địa đã hình thành những phong tục tập quán, tín ngưỡng thể hiện sự gắn bó và phụ thuộc vào thiên nhiên như lễ hộ cúng lúa mới, cúng bến nước, cúng thần voi, lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ trưởng thành... gắn với văn hóa cồng chiêng. - Hoạt động chăn thả gia súc: Trâu là gia súc chính được thả rông tự kiếm ăn trong rừng, đây cũng là tập quán lâu đời của người dân bản địa. Theo điều tra, số lượng gia súc trung bình 2,61 con/hộ, hộ có đàn trâu nhiều nhất là 6 con. Hiện nay, mặc dù quy định đối với rừng bảo tồn không cho phép chăn thả gia súc trong rừng và trâu thả ở rừng đã từng bị mất cắp hoặc bị hại, nhưng ở buôn vẫn còn khoảng 75% số hộ dân nuôi trâu, bò theo phương thức này. - Luật tục truyền thống: Trong quan hệ cộng đồng, già làng là người có tiếng nói, kinh nghiệm, uy tín và đóng vai trò quan trọng giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất; đặc biệt trong việc hòa giải, xử lý mâu thuẫn. Tại buôn hiện vẫn duy trì những luật tục truyền thống liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng, mùa vụ... Đây là cơ sở để quy định các quy chế về quản lý sử dụng nguồn tài nguyên, quy ước bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của người dân. - Hệ thống chính sách được áp dung: Tại buôn Đrăng Phôk hiện đang áp dụng hệ thống các chính sách liên quan đến nhiều lĩnh vực, điển hình như: (1) Chính sách về quy hoạch và quản lý vùng đệm; (2) Chính sách về đầu tư và phát triển VQG; (3) Chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đệm; (4) Chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế cộng đồng; (5) Chính sách phát triển nông thôn ưu tiên vùng sâu vùng xa Theo đó, nhìn chung các chính sách đã có tác động tích cực đến cộng đồng thông qua việc ổn định trong sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện, nhà cộng đồng), giao khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi (hỗ trợ giống bò cái sinh sản theo hình thức luân chuyển của VQG). Bên cạnh đó người dân trong buôn còn nhận được sự hỗ trợ từ các hoạt động tài trợ, từ thiện của Nhà nước và các tổ chức đối với khu vực đặc thù. Tuy nhiên còn một số vấn đề bất cập như: chưa thực hiện được đề án quy hoạch mở rộng và tách buôn thành vùng đệm của VQG theo quyết định số 672/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dẫn đến một số vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rẫy; quy định về hình thức và mức độ tác động cộng đồng lên tài nguyên rừng chưa rõ ràng; mâu thuẫn về bảo tồn tài nguyên và phát triển sinh kế cộng động vẫn tiềm ẩn. Ngoài ra, sự chồng chéo giữa chính sách đầu tư phát triển vũng đệm với chính sách phát triển nông thôn ưu tiên đối với các cộng đồng vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số đã tạo ra “tính ỳ”, trông chờ và ỷ lại vào các hỗ trợ, mà thiếu chủ động của người dân địa phương. 3.1.4. Vốn vật chất Cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ hoạt động sinh kế cộng đồng là nguồn vốn vật chất đặc trưng tại điểm nghiên cứu. Nhìn chung tại buôn đã được đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và đồng bộ. Qua điều tra, 100% hộ dân đã sử dụng nguồn điện này cho sinh hoạt. Đường giao thông từ tỉnh lộ 01 vào buôn là đường cấp phối, được nâng cấp và tu sửa hàng năm, có thể đi lại trong mùa mưa. Tại buôn có 2 bể nước sạch, nhiều hộ gia đình có nước giếng. Hệ thống thủy lợi đảm bảo, giúp tăng diện tích canh tác lúa 2 vụ của buôn lên Kinh tế & Chính sách 136 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 khoảng 52 ha, chiếm 86,4% diện tích đất lúa. Tại buôn đã có trường học được xây dựng kiên cố, sạch sẽ với tổng số khoảng 40 – 46 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 5. Trạm y tế quân dân y kết hợp, với sự hỗ trợ của bộ đội biên phòng đã triển khai hoạt động thăm khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân, sưu tầm cây thuốc cho vườn thuốc nam của trạm. Tuy nhiên tài sản của gia đình còn đơn giản, công cụ sản xuất lạc hậu, quy mô hộ gia đình, chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người dân chưa dành sự quan tâm nhiều cho việc đầu tư công cụ sản xuất. 3.1.5. Vốn tài chính Nguồn thu nhập chính của người dân từ sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra còn có các nguồn thu khác từ thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ ở rừng, chăn nuôi, nhận khoán bảo vệ rừng với VQG Yok Đôn. Một số hộ có thêm nguồn thu từ làm thuê, buôn bán, lương và phụ cấp hàng tháng. Kết quả điều tra 80 hộ gia đình trong buôn cho thấy, thu nhập của các hộ có sự chênh lệch khá lớn, thấp nhất là 10 triệu đồng/hộ/năm, cao nhất là 72,5 triệu đồng/hộ/năm. Mức thu nhập trung bình của các hộ điều tra là 46,07 triệu đồng/hộ/năm (trung bình 12 triệu đồng/người/năm). Có 3 nhóm hộ chính ở buôn là: nghèo, cận nghèo và thoát nghèo. Nguồn vốn tài chính hạn hẹp là một trong những rào cản trong việc đầu tư cho sản xuất, phát triển thâm canh. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình tại buôn Đrăng Phôk, VQG Yok Đôn Kết quả phân tích tương quan hồi quy giữa biến độc lập (13 biến được mô tả ở bảng 1) và biến phụ thuộc (THU NHAP) trong mô hình hồi quy cho thấy, trừ biến DAN TOC có giá trị Sig > 0,05 nên biến này không có tương quan với THU NHAP. 12 biến còn lại được đưa vào để thực hiện phân tích tương quan hồi quy đa biến. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3. Bảng 3. Tóm tắt mô hình hồi quy TT Biến độc lập Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig.) VIF Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) Giá trị tuyệt đối của Beta Tầm quan trọng của biến 1 Constant 0,063 0,015 0,988 2 Tuoi_chu_ho 0,015 0,312NS 0,756 2,051 0,020 0,020 12 3 Hocvanchuho 0,847 0,805NS 0,424 1,900 0,048 0,048 9 4 Nhan_khau -0,392 -0,565NS 0,574 3,076 -0,043 0,043 10 5 Lao_dong_chinh 1,819 1,021NS 0,311 3,776 0,087 0,087 8 6 Dien_tich 0,148 0,295* 0,047 1,397 0,015 0,126 6 7 Soluong_vatnuoi 0,901 1,754NS 0,084 1,589 0,097 0,097 7 8 Lua_nuoc 1,088 4,233** 0,000 2,103 0,268 0,268 1 9 Hoa_mau 0,872 3,553** 0,001 2,166 0,229 0,229 3 10 Dieu 1,069 2,321* 0,023 1,618 0,129 0,129 5 11 LSNG 2,222 3,521** 0,001 1,912 0,213 0,213 4 12 Chan_nuoi 1,034 4,021** 0,000 2,177 0,259 0,259 2 13 KhoanBV_rung 0,320 0,378NS 0,707 1,580 0,021 0,021 11 Biến số phụ thuộc: Thu nhập hỗn hợp hộ gia đình (triệu đồng/năm) F (với mức ý nghĩa Sig < 0,01) 38,052 Hệ số R Square 0,872 Hệ số Adjusted R Square 0,849 Durbin-Watson (d) 1,757 Ghi chú: **: mức ý nghĩa < 0,01; *: mức ý nghĩa < 0,05, NS: không có ý nghĩa thống kê. Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 137 Kết quả phân tích thống kê cho thấy: Với F của mô hình = 38,052, Sig của F = 0,0000, cho thấy mô hình hồi quy luôn luôn tồn tại với mức độ tin cậy 99%. Hệ số R2 có giá trị 0,849, cho biết các biến độc lập được đưa vào mô hình giải thích được 84,9% sự thay đổi của thu nhập hỗn hợp hộ gia đình, còn 15,1% được giải thích bởi các nhân tố khác chưa có điều kiện đưa vào mô hình và sai số ngẫu nhiêu. Như vậy, có thể kết luận mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế. Kết quả kiểm tra VIF đều < 10 thỏa mãn mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định Durbin Watson cho kết quả 1< d = 1,757 < 3, có thể kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Kiểm tra giá trị Sig của các biến cho thấy: trong 12 biến độc lập đưa vào mô hình có 6 biến có mức ý nghĩa thống kê < 0,05, bao gồm: Lúa nước, Hoa màu, Chăn nuôi, Lâm sản ngoài gỗ, Điều, Diện tích đất. Như vậy có thể kết luận 6 nhân tố này có ảnh hưởng đáng kế đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu với mức ý nghĩa 95%. Ngoài ra kết quả thống kê cũng cho thấy 6 nhân tố trên có mối quan hệ cùng chiều với biến thu nhập và đúng như kỳ vọng dấu đặt ra ban đầu. Dựa vào hệ số hồi quy được chuẩn hóa, nghiên cứu xác định tầm quan trọng của các biến như sau: (1) Lúa nước, (2) Chăn nuôi, (3) Hoa màu, (4) Lâm sản ngoài gỗ, (5) Điều, (6) Diện tích đất. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Thu nhập = 0,268*Lúa nước + 0,259*Chăn nuôi + 0,229*Hoa màu + 0,213*LSNG + 0,129*Điều + 0,126*Diện tích. Từ kết quả phân tích cho thấy có 12 yếu tố tác động đến thu nhập, mối quan hệ giữa từng hoạt động sản xuất với thu nhập của cộng đồng thể hiện qua phương trình hồi quy. Để tăng thu nhập hỗn hợp của các HGĐ cần có các giải pháp phù hợp đối với từng hoạt động canh tác. Đặc biệt trong bối cảnh không thể mở rộng diện tích đất sản xuất thì định hướng giải pháp thâm canh, đầu tư về kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng đất bằng các mô hình sản xuất NLKH là rất cần thiết. 3.3. Một số giải pháp góp phần phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình tại buôn Đrăng Phôk, VQG Yok Đôn Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm các nguồn sinh kế, các yếu tố tác động đến thu nhập HGĐ và tính chất đặc thù của khu vực điều tra, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng. 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn sinh kế của cộng đồng - Nâng cao chất lượng nguồn vốn tự nhiên thông qua việc thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên rừng, đất và nước tại điểm nghiên cứu. Bên cạnh phương án bảo vệ rừng của VQG cần có lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng, dựa trên cơ sở có sự tham gia của người dân trong buôn để xay dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả nhất. - Nâng cao chất lượng nguồn vốn con người thông qua hoạt động giáo dục, đào tạo tập huấn, tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn. Kết hợp với chăm sóc sức khỏe, thông tin truyền thông để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Nâng cao chất lượng nguồn vốn vật chất thông qua việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng thôn bản, có cơ chế quản lý sử dụng tài sản chung hiệu quả. Tháo gỡ các khó khăn trong vấn đề tiếp cận máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất. - Nâng cao chất lượng nguồn vốn xã hội thông qua việc lập kế hoạch bảo tồn các giá trị bản địa cộng đồng, kiến thức bản địa trong sản xuất, quản lý bảo vệ tài nguyên. Bên cạnh đó cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong Kinh tế & Chính sách 138 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 cộng đồng; triển khai hiệu quả các chính sách áp dụng tại địa phương. Tăng cường mở rộng và phát triển mạng lưới khuyến nông khuyến lâm cơ sở. Công tác khuyến nông có thể phối hợp với các hoạt động của VQG để triển khai các chương trình đáp ứng được yêu cầu của các bên như phát triển khuyến nông gắn với bảo tồn, khuyến khích phát triển kỹ thuật, hệ thống canh tác thân thiện với động vật hoang dã, nhằm giảm thiểu xung đột giữa động vật hoang dã với người. - Nâng cao chất lượng nguồn vốn tài chính thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, VQG khi cho vay vốn phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại buôn. Trên cơ sở đó, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thông tin kiến thức về thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình sinh kế bền vững dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán canh tác, kiến thức bản địa, nhu cầu thị trưởng và áp dụng hiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất và tiến đến sản xuất theo hướng hàng hóa. 3.3.2. Phát triển chăn nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, có sự tương quan chặt giữa thu nhập hộ gia đình với số lượng vật nuôi. Tuy nhiên theo đánh giá với hình thức chăn thả rông gia súc trên rừng đã làm cho cây bị đổ gãy, chết các cây tái sinh, chồi non, đất bị nén chặt làm ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên rừng tự nhiên, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và rủi ro cho các đàn gia súc, nảy sinh mâu thuẫn sinh kế và bảo tồn giữa VQG với cộng đồng. Vì vậy cần quy hoạch bãi chăn thả, có phương án chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ thả rông sang bán thả rông và nuôi nhốt thông qua các chương trình hỗ trợ sinh kế cộng đồng của tỉnh và VQG. Bên cạnh đó cung cấp cho người dân các kiến thức về chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, chủ động nguồn thức ăn cho ăn súc thông qua việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp; trồng cỏ và cây thức ăn gia súc trong vườn nhà, ruộng, nương rẫy. 3.3.3. Hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất Cần xem xét, bổ sung và hoàn thiện chính sách quy hoạch vùng đệm phát triển kinh tế; và triển khai các hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đệm cần kịp thời cùng với quy hoạch khu bảo tồn, giúp tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Theo đó, trong đề án quy hoạch của VQG Yok Đôn, buôn Đrăng Phôk được mở rộng và chuyển thành vùng đệm thuộc phân khu Dịch vụ - Hành chính, đề nghị tách ra thành vùng đệm của VQG. Đối với diện tích đất rẫy, hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và qua phỏng vấn thực tế cũng thấy hầu hết người dân chưa tự xác định được ranh giới. Do vậy cần có có biện pháp xác định ranh giới và cắm mốc có sự tham gia của người dân, công khai thừa nhận quyền sở hữu cho các hộ để người dân yên tâm canh tác và đầu tư lâu dài. Bên cạnh đó là những quy định và quản lý cụ thể việc sang nhượng, buôn bán đất canh tác, nhằm tránh trường hợp người ngoài vào đầu tư, tích tụ ruộng đất, gây ra tình trạng thiếu đất của người dân địa phương. 3.3.4. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ Các chính sách hiện hành về quy hoạch, quản lý, đầu tư, phát triển rừng đặc dụng có vai trò quan trọng đối các hoạt động sinh kế cộng đồng tại buôn. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong quá trình triển khai liên quan đến tiến độ, tiếp cận nguồn tài nguyên, chưa khuyến khích được sự chủ động, đầu tư của người dân. Do đó, cần ban hành và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cộng đồng trong phát triển sinh kế dựa trên nguyên tắc hài hòa giữa phát triển sinh kế gắn với bảo tồn, cho phép Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 139 người dân tiếp cận khai thác và sử dụng một số loài thuộc các nhóm tài nguyên rừng bền vững. Trao quyền tự chủ, chủ động, khuyến khích sự tự giác, phát huy sáng tạo nâng cao năng lực cộng đồng thông qua các hoạt động quản lý tài nguyên có sự tham gia. Qua thực tế điều tra cho thấy người dân địa phương có kho tàng kiến thức bản địa rất phong phú tuy nhiên chưa được quan tâm và sử dụng hiệu quả. Do vậy trong việc triển khai các dự án phát triển cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri thức truyền thống với kiến thức khoa học trên cơ sở áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát đánh giá các hoạt động. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra những hỗ trợ sinh kế đảm bảo tính phù hợp, bền vững và phát huy năng lực cộng đồng. Ngoài ra, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển sinh kế cần sử dụng các kinh nghiệm, tri thức bản địa của người dân như là chìa khóa cho sự phát triển thôn bản, là giải pháp để thực hiện các chương trình dự án bảo tồn của VQG. 4. KẾT LUẬN Phát triển sinh kế của cộng đồng sống ở vùng đệm các VQG luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhằm đề xuất được những giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, giảm áp lực lên nguồn tài nguyên của VQG. Để giải quyết vấn đề này tại Buôn Đrăng Phôk thuộc vùng lõi VQG Yok Đôn, đề tài đã sử dụng bộ công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và tiến hành điều tra thu thập số liệu của 80 hộ gia đình. Kết quả phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng cho thấy có những đặc trưng điển hình về nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính tại điểm nghiên cứu. Hoạt động sản xuất chính của người dân là sản xuất nông lâm nghiệp theo lối quảng canh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và kinh nghiệm bản địa. Thông qua mô hình hồi quy đa biến đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại điểm nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên là: (1) Lúa nước, (2) Chăn nuôi, (3) Hoa màu, (4) Lâm sản ngoài gỗ, (5) Điều, (6) Diện tích đất. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nguồn vốn sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp của hộ gia đình, đề tài đề xuất được 4 nhóm giải pháp góp phần phát triển các nguồn vốn sinh kế, nâng cao thu nhập của cộng đồng tại buôn Đrăng Phôk, VQG Yok Đôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Hải (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4, tr. 162-171. 2. Triệu Văn Hùng (chủ biên) (2013). Sinh kế vùng cao - Một số nghiên cứu điểm về phương pháp tiếp cận mới. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Trần Ngọc Lân (chủ biên) (1999). Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Bá Ngãi (2001). Phương pháp đánh giá nông thôn. Trường Đại học Lâm nghiệp. 5. Tổng cục Lâm nghiệp (2011). Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Yok Đôn giai đoạn 2010 - 2020. 6. Đồng Thị Thanh, Pham Quang Vinh (2012). Bài giảng Lâm nghiệp cộng đồng. Trường Đại học Lâm nghiệp. 7. Thủ tướng chính phủ (2012). Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội. 8. UBND xã Đrông Na (2017). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An ninh năm 2017; mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch năm 2018, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk. 9. Firey Walter (1999). Man, mind and land: a theory of resource use. Social Ecology Press. 10. Masozera MK, Alavalapati JRR (2004). Forest dependency and its implications for protected areas management: a case study from the Nyungwe Forest Reserve, Rwanda. Scandinavian Journal of Forest Research, 19, pp 85-92. 11. Mujawamariya G, Karimov AA (2014). Importance of socioeconomic factors in the collection of NTFPs: The case of gum arabic in Kenya. Forest Pol Econ, 42, pp 24-29. Kinh tế & Chính sách 140 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2019 LIVELIHOOD CHARACTERISTICS AND FACTORS AFFECTING INCOME OF HOUSEHOLDS IN DRANGPHOK VILLAGE YOKDON NATIONAL PARK Dong Thi Thanh1, Tran Huong Lien2, Nguyen Thien Tao3, Hoang Thi Minh Hue4 1,4Vietnam National University of Forestry 2,3Vietnam Academy of Science and Technology Livelihood development of buffer zone community in national parks has always been a concerning issue. The main aim of this research, which focused on households in Drangphok village in Yokdon national park, was to propose suitable solutions for local conditions in reducing pressures on resources, increasing income, and balancing between conservation and sustainable development of National Park’s resources in general. Participatory Rural Appraisal (PRA) methods were applied with the participation of 80 local families. Our results from analyzing livelihood characteristics have disclosed a few typical features of human capital, social capital, natural capital, physical capital, and financial capital in the studied area. Firstly, the main production activity was agroforestry dominated by extensive farming, which means heavily reliant on natural resources and indigenous experiences. Secondly, we ranked the main factors affecting the household income at the study site using the multivariate regression model. In the order from highest effect to lowest effect, the results were: (1) paddy rice, (2) animal husbandry (3) cash crop, (4) non-timber forest products, (5) cashew, (6) size of cultivated land. Based on the above results of analyzing livelihood characteristics and the factors affecting the mixed-income of local households, we propose four groups of solutions to contribute towards the livelihood development and income improvement for local communities in Drangphok village of Yokdon national park. They are: (1) Improving the quality of livelihood capital, (2) Developing animal husbandry, (3) Perfecting the land use planning and (4) Implementing effective agricultural support policies. Keywords: Buffer zone, family, impact factor, livelihood development, mixed income. Ngày nhận bài : 07/9/2018 Ngày phản biện : 23/01/2019 Ngày quyết định đăng : 30/01/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cac_nguon_von_sinh_ke_va_cac_nhan_to_anh_huong_den.pdf
Tài liệu liên quan