Khi đánh giá tổn thương định khu trên nội
soi, chúng tôi ghi nhận tổn thương ở hang vị
nhiều hơn so với thân vị (45,4% so với 16%), tổn
thương ở toàn bộ dạ dày chiếm tỷ lệ cũng khá
cao 38,6% . Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu khác trong y văn, hang vị là nơi
H.pylori có ái tính cao và dễ bị tổn thương nhất.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
viêm toàn bộ dạ dày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều
so với các nghiên cứu khác. Lý do chúng tôi vẫn
chữa giải thích được.
Trong số 120 trường hợp đau bụng mạn có
dấu hiệu báo động đỏ định hướng đường tiêu
hóa, được nội soi sinh thiết làm giải phẫu bệnh
và xác định nhiễm H.pylori, tỷ lệ dương tính
71,7% cao hơn nhiều so với 47,1% của nghiên
cứu Frank F và cộng sự(9), Nguyễn Văn Bàng và
cộng sự(10) khi nghiên cứu trên các hộ gia đình
nhiều thế hệ ở miền Bắc cho thấy tỉ lệ nhiễm
H.pylori chung là 30,2% ở nhóm < 10 tuổi và
50,8% ở nhóm 10 – 20 tuổi. Do đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi được chọn lọc là những trẻ
đau bụng tái diễn có dấu hiệu báo động đỏ với
nguy cơ tổn thương thực thể cao vì vậy tỷ lệ
nhiễm H.pylori cao hơn trong cộng đồng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp đau bụng mạn được nội soi tiêu hóa trên tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 415
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP ĐAU BỤNG MẠN
ĐƯỢC NỘI SOI TIÊU HÓA TRÊN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
TỪ NĂM 2012 – 2013
Nguyễn Thị Hồng Ngọc*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, kết quả nội soi và giải phẫu bệnh của những trẻ đau
bụng mạn được chỉ định nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ 1/7/2012 – 1/7/2013.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhi tuổi từ 4 – 15 tuổi, được chỉ định nội soi tiêu hóa trên có
dấu hiệu cảnh báo nghi tổn thương đường tiêu hóa trên, tại phòng nội soi bệnh viện Nhi Đồng 1. Những trẻ này
sẽ được khai thác tiền sử bản thân và gia đình, sau đó sẽ được nội soi và làm giải phẫu bệnh, xác định nhiễm
H.pylori.
Kết quả: Trong 120 bệnh nhân đau bụng mạn được nội soi tiêu hóa trên. Tuổi trung bình 8,5 tuổi, nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 7 – 9 tuổi. Đặc điểm lâm sàng điển hình: vị trí đau quanh rốn, mức độ đau là độ 2
theo phân loại “Pain Scale”, thời gian kéo dài một cơn đau < 15 phút, tính chất cơn đau liên tục, tần suất xuất
hiện đau bụng trong 1 tháng là 4 – 6 ngày/ tuần, thời gian xuất hiện cơn đau đầu tiên đến khi nội soi là 3 – 6
tháng. Đặc điểm nội soi: 81,7% trường hợp tổn thương đại thể trên nội soi và 97,5% tổn thương vi thể trên nội
soi, nhiễm H.pylori 71,7%. Tổn thương dạng viêm chiếm tỉ lệ cao nhất và vị trí thường gặp nhất là ở dạ dày.
Kết luận: Tổn thương vi thể trên nội soi là 97,5%. Tỷ lệ nhiễm H.pylori 71,7%. Tổn thương dạng viêm
chiếm tỉ lệ cao nhất và vị trí thường gặp nhất là dạ dày.
Từ khóa: Đau bụng mạn, đau bụng tái diễn, đau bụng ở trẻ em, đau bụng mạn ở trẻ em.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CHRONIC ABDOMINAL PAIN PATIENTS HAVING UPPER
GASTROINTESTINAL ENDOSCOPY AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 2012 – 2013
Nguyen Thi Hong Ngoc, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 415 ‐ 420
Aim: To estimate epidemiological, history, clinical and endoscopy, histopathological characteristics of chronic
abdominal pain patients having upper gastrointestinal endoscopy at children’s hospital 1
Method: Cases description
Results: A total of 120 patients were included (57 M, mean age 8.5 years). The age group accounted for the
highest percentage was 7‐9 years old. Presenting clinical features: Localization was umbilicus, Severity of pain (
score 1 – 5 ) was score 2, Frequency of pain is 4 – 6 days/week, Duration of pain was under 15 minute, The mean
duration of abdominal pain was 3 – 6 months. Endoscopic characteristics: Macroscopic lesions on endoscopy were
81.7% and microscopic lesions were 97.5%, H. pylori infection took 71.7%, Inflammatory lesions accounted for
the highest percentage and the most common location is in the stomach.
Conclusion: Microscopic lesions on endoscopy was 97.5%, H. pylori infection took 71.7%. Inflammatory
lesions accounted for the highest percentage and the most common location is in the stomach.
Key words: Chronic abdominal pain in children, recurrent abdominal pain, abdominal pain in children
* Phòng Khám đa khoa Dương Hòa Bình ** Bộ môn Nhi. Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc ĐT: 0976216512 Email: bs.hongngoc85@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 416
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau bụng mạn là một vấn đề khá thường
gặp trong thực hành nhi khoa. Các nghiên cứu
cho thấy đau bụng mạn chiếm khoảng 2‐4% số
lần thăm khám của các phòng khám nhi khoa
tổng quát(6). Nghiên cứu trong cộng đồng ghi
nhận 10–15% trẻ ở lứa tuổi đi học bị đau bụng
thường xuyên gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt
học tập và vui chơi của trẻ(3). Tỷ lệ trẻ bị đau
bụng mạn làm trẻ không học bài được là 52,59%
và 38,51% số trẻ đau bụng phải nằm nghỉ, trong
đó 8,89% số trẻ phải nghỉ học do đau bụng(1).
Apley và Naish đã nghiên cứu đau bụng
mạn ở trẻ em vào năm 1958 với định nghĩa là
tình trạng có ít nhất 3 cơn đau bụng trong
khoảng thời gian ít nhất 3 tháng, và có ảnh
hưởng đến sinh hoạt bình thường(3). Tuy nhiên
định nghĩa này có hạn chế là không phân biệt
được nguyên nhân chức năng và thực thể.
Nguyên nhân đau bụng mạn có thể gồm 2
nhóm: thực thể hay chức năng. Đau bụng mạn
thường dễ gây nhầm lẫn, ngay cả thầy thuốc nhi
khoa có kinh nghiệm cũng cảm thấy khó chẩn
đoán đau bụng, họ phải theo dõi diễn tiến bệnh
mới có thể tìm được nguyên nhân. Nhiều nghiên
cứu chứng minh rằng hầu hết đau bụng mạn ở
trẻ em là do nguyên nhân chức năng, nhưng với
sự tiến bộ của các thăm dò cận lâm sàng, đặc
biệt nội soi, các nghiên cứu gần đây đã mô tả
một tỷ lệ ngày càng tăng các nguyên nhân thực
thể (2). Nhiệm vụ đặt ra với một bác sĩ lâm sàng
đứng trước một đứa trẻ với đau bụng mạn là xác
định xem liệu có nguyên nhân thực thể nào bên
dưới hay không. Không nằm ngoài nhiệm vụ
đó, mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc
điểm các trường hợp đau bụng mạn được nội
soi tại bệnh viện Nhi đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu
‐ Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
của bệnh nhi đau bụng mạn có chỉ định nội soi.
‐ Xác định tỷ lệ các đặc điểm nội soi, giải
phẫu bệnh của bệnh nhi đau bụng mạn được chỉ
định nội soi.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán đau
bụng mạn có chỉ định nội soi tại phòng nội soi
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 7/2012 đến tháng
7/2013.
Phương pháp
Mô tả hàng loạt ca, cỡ mẫu lấy trọn
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
Trẻ đau bụng mạn có các dấu hiệu định
hướng đường tiêu hóa có tuổi thấp nhất là 4
tuổi, lớn nhất là 15 tuổi. Tuổi trung bình là 8,5
tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 7 – 9
tuổi: 40,0%. Tỉ lệ đau bụng mạn ở nam và nữ
xấp xỉ nhau: 57 % so với 43%. Không có sự khác
nhau nhiều giữa thành phố và tỉnh. (bảng1).
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ (N=120)
Đặc tính n(%)
Tuổi
4 – 6 33(27,5)
7 – 9 48(40,0)
10 – 12 28(23,3)
13 – 15 11(9,2)
Giới tính
Nam 68(57)
Nữ 52(43)
Địa dư
Thành phố 65(54,2)
Tỉnh 55(45,8)
Các dấu hiệu báo động đỏ
Bảng 2: Các dấu hiệu báo động đỏ
ĐẶC TÍNH n(%)
Tiền căn gia đình có viêm dạ dày 65(54,2)
Sụt cân 39(32,5)
Đau đánh thức ban đêm 35(29,2)
Ói tái đi tái lại 27(22,5)
Tiêu phân đen 14(11,7)
Ói máu 11(9,2)
Thiếu máu 11(9,2)
Trong 120 trẻ đau bụng mạn, các dấu hiệu
báo động đỏ được ghi nhận nhiều nhất là tiền
căn gia đình có viêm dạ dày 54,2% (65/120), kế
đến sụt cân 32,5%(39/120) và đau đánh thức ban
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 417
đêm 29,2% (35/120). Ở cùng một trẻ đau bụng
mạn có thể có nhiều hơn một dấu hiệu báo động
đỏ (Bảng 2).
Các đặc tính của đau bụng
Bảng 3: Tính chất đau bụng (N=120)
Đặc tính n (%)
Quanh rốn 81(67,5)
Thượng vị 34(28,3)
Khác 5(4,2)
Mức độ đau
Đau mức 1 28(23,3)
Đau mức 2 43(35,8)
Đau mức 3 28(23,3)
Đau mức 4 19(15,8)
Đau mức 5 2(1,8)
Thời gian kéo dài một cơn đau
Cả ngày 4(3,3)
>1 giờ 5(4,2)
15 phút – 1 giờ 38(31,7)
< 15 phút 73(60,8)
Thời gian cơn đau nổi trội nhất trong ngày
Đau bất kỳ 66(55)
Sáng sớm, trước ăn sáng 23(19,2)
Tối, sau bữa ăn tối 7(5,8)
Khuya, trước khi đi ngủ 24(20)
Các yếu tố làm giảm đau
Tự nhiên 81(67,5)
Thuốc 27(22,5)
Thức ăn 8(6,7)
Tần xuất cơn đau trong 1 tháng
4 – 6 ngày/ tuần 59(49,2)
1 – 3 ngày / tuần 44(36,7)
1 – 4 ngày/ tháng 17(14,1)
Thời gian xuất hiện cơn đau đầu tiên đến khi
nội soi
3 – 6 tháng 49(40,8)
6 – 12 tháng 27(22,5)
> 12 tháng 44(36,7)
Mức độ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Nhập viện 24(20,0)
Nghỉ học 32(26,7)
Phải nằm nghỉ 39(32,5)
Vẫn sinh hoạt bình thường 25(20,8)
Các đặc điểm lâm sàng điển hình chủ yếu
là đau quanh rốn và đau vùng thượng vị, các
vị trí khác chiếm tỉ lệ thấp. Riêng vị trí đau
bụng quanh rốn chiếm tỉ lệ cao nhất 67,5%
(81/120), mức độ đau được ghi nhận nhiều
nhất là mức 2 theo bảng phân loại “Pain Scale”
35,8% (43/120). Trong đó có 2/120 trường hợp
đau dữ dội được đánh giá là mức độ 5. Đặc
điểm nổi trội của tính chất đau bụng ở trẻ đau
bụng mạn là thời gian kéo dài một cơn đau đa
số dưới 15 phút (60,8%), đau liên tục (64,2%),
cơn đau có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong
ngày (55%), không chịu ảnh hưởng của thức
ăn (64,2%), tự nhiên hết đau (67,5%).
Các điểm đáng chú ý là đau vào đêm,
trước khi đi ngủ chiếm đến 20%, đau liên quan
đến thức ăn 35,8%, sử dụng thuốc để cắt cơn
đau 22,5%, tần suất xuất hiện cơn đau bụng
chiếm tỉ lệ cao nhất là 4 – 6 ngày/ tuần (49,2%).
Đa số trẻ đến khám và nội soi sau 3 ‐ 6 tháng
từ khi xuất hiện cơn đau bụng đầu tiên
(40,8%), tuy nhiên >12 tháng cũng chiếm tỉ lệ
khá cao 36,7%. 20,0 % trẻ phải nhập viện vì
đau bụng mạn hoặc các dấu hiệu đi kèm với
nó; 26,7% trẻ phải nghỉ học (Bảng 3).
Kết quả nội soi
Trong 120 trường hợp trẻ đau bụng mạn, có
98 trường hợp có bất thường về hình ảnh đại thể
trên nội soi chiếm 81,7% và 117 trẻ có bất thường
về hình ảnh vi thể trên nội soi chiếm tỉ lệ 97,5%.
Trong số 98 trường hợp bất thường về hình ảnh
đại thể trên nội soi: chiếm tỷ lệ cao nhất là vị trí
dạ dày 62,2% (61/98), tổn thương dạng viêm
87.8% (86/98), chúng tôi ghi nhận các trường
hợp có hình ảnh tổn thương loét đều ở vị trí tá
tràng. Trong 88 trường hợp viêm dạ dày trên nội
soi, đa số tổn thương tập trung ở hang vị 45,4%
(40/88) hoặc ở cả hang vị và thân vị 38,6%
(34/88). Trong 88 trường hợp viêm dạ dày và 25
trường hợp viêm tá tràng, dạng tổn thương
chiếm tỷ lệ cao nhất: ở dạ dày là sang thương
dạng nốt 55,2%, ở tá tràng là sang thương phù
nề và sung huyết với tỉ lệ lần lượt là 43% và 41%.
Tổn thương trên nội soi đôi khi kết hợp nhiều
hơn 2 dạng trên cùng một bệnh nhân (Bảng 4).
Dạng tổn thương hay phối hợp với nhau là sung
huyết với phù nề niêm mạc và phù nề niêm mạc
với sang thương dạng nốt. Chúng tôi không
thấy các dạng sang thương bở, xuất tiết, teo
niêm mạc, chấm xuất huyết, chợt phẳng, chợt
nổi dạng mạch máu lúc nội soi. Tổn thương mô
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 418
học thường gặp là thâm nhiễm bạch cầu đa
nhân trung tính, bạch cầu lympho, tương bào
trong mô đệm biểu hiện của tình trạng viêm
mạn tính thể hoạt động (56,4%). Viêm mạn tính
với sự thâm nhiễm BC lympho, tương bào trong
mô đệm ít gặp hơn (43,6%). Chúng tôi không
ghi nhận thấy trường hợp chuyển sản ruột, teo
niêm mạc, nang lympho (Bảng 5).
Bảng 4: Tổn thương đại thể
Đặc tính n (%)
Tổn thương đại thể (N=98)
Dạ dày 61(62,2)
Dạ dày + tá tràng 27(27,6)
Tá tràng 10(10,2)
Hình thái tổn thương (N=98)
Viêm 86(87,8)
Viêm + loét 10(10,2)
Loét 2(2)
Vị trí tổn thương ở dạ dày (N=88)
Hang vị 40(45,4)
Hang vị + Thân vị 34(38,6)
Thân vị 14(16)
Bảng 5: Tổn thương vi thể
Đặc tính n (%)
Đặc tính n(%)
Tổn thương vi thể (N=120)
Có tổn thương 117(97,5)
Không tổn thương 3(2,5)
Mức độ viêm mạn tính (N=117)
Nhẹ 38(32,5)
Trung bình 48(41)
Nặng 31(26,5)
Mức độ viêm mạn tính hoạt động (N=66)
Nhẹ 41(62,1)
Trung bình 25(37,9)
Nặng 0(0)
Bảng 6: Nhiễm H.pylori
Đặc tính n (%)
Đặc tính n(%)
Nhiễm H.pylori
Có 86(71,7)
Không 34(28,3)
Mức độ nhiễm H.pylori
Mức độ viêm mạn tính hoạt động (N=66)
Nhẹ 40(46,5)
Trung bình 41(37,7)
Nặng 5(5,8)
Trong 120 trường hợp trẻ đau bụng mạn
trong lô nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm
H.pylori chiếm đến 71,7%, trong đó : nhiễm
H.pylori mức độ nặng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ
có 5 trường hợp, chiếm tỷ lệ 5,8 %. còn lại chủ
yếu mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ gần
bằng nhau 46,5 % và 47,7% (Bảng 6).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Theo nghiên cứu tổng kết của Berger MY,
Gieteling MJ năm 2007 cho thấy rằng trẻ đau
bụng mạn có hai khoảng tuổi mắc đau bụng
mạn cao nhất là 4 ‐6 tuổi và 7 – 12 tuổi(4). Lứa
tuổi mắc bệnh nhiều nhất của chúng tôi 7 – 9
tuổi cũng nằm trong hai khoảng tuổi mắc đau
bụng mạn cao nhất này. Về giới, chúng tôi nhận
thấy tỷ lệ nam/nữ là 57/43. So sánh với các tác
giả khác, theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc
Tuyết về đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ
sở tại quận 1 tỷ lệ giữa nam và nữ mắc đau bụng
mạn của tác giả này cũng xấp xỉ nhau(12).
Một số nghiên cứu và hướng dẫn lâm sàng
đã nhận định rằng chìa khóa để hướng đến chẩn
đoán đau bụng mạn nguyên nhân thực thể là
các dấu hiệu cờ đỏ. Trong số rất nhiều dấu hiệu
cờ đỏ định hướng tổn thương nhiều cơ quan
khác nhau thì các dấu hiệu tiền căn gia đình có
viêm dạ dày, sụt cân, đau đánh thức ban đêm, ói
tái đi tái lại, tiêu phân đen, ói máu, thiếu máu
không rõ nguyên nhân là một trong nhiều dấu
hiệu cờ đỏ định hướng đường tiêu hóa. Trong
nghiên cứu của El‐Chammas K và cộng sự về
vai trò của dấu hiệu cờ đỏ ở trẻ đau bụng mạn
và bệnh lý Crohn, 606 bệnh nhân đau bụng mạn
thì chỉ có 128 có tổn thương thực thể, dấu hiệu
thiếu máu, nôn có sự khác biệt ở trẻ đau bụng
mạn thực thể và chức năng có ý nghĩa thống kê
(p<0,05), riêng dấu hiệu sụt cân và đau khớp
không có sự khác biệt giữa hai nhóm(8). Tương
tự nghiên cứu của Whitehead, Hammer(14), ba
dấu hiệu báo động có tính khách quan, tin cậy
và có ý nghĩa gợi ý bệnh thực thể là đau đánh
thức nữa đêm, ói máu, và tiêu máu.
Như vậy cho thấy mặc dù các tác giả đều
nói lên vai trò của dấu hiệu báo động đỏ nhưng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 419
dấu hiệu báo động đỏ ở mỗi tác giả là có điểm
khác nhau. Chúng tôi chọn ra một vài dấu hiệu
nỗi bật dễ khai thác ở trẻ, chúng tôi nhận thấy
rằng dấu hiệu phổ biến nhất trong số những trẻ
đau bụng mạn đến nội soi là tiền căn gia đình có
viêm loét dạ dày 54,2% và những trường hợp
này những người trong gia đình để được xem là
có viêm loét dạ dày đều phải được nội soi để xác
định là có viêm loét dạ dày, kế đó là sụt cân
32,5% và đau đánh thức ban đêm (29,2%).
Theo nghiên cứu của Dutta S, Mehta M và
Verma IC, từ những năm 1999 cho thấy đặc
điểm lâm sàng điển hình của một trẻ đau bụng
mạn là đau quanh rốn, thời gian đau kéo dài 5 –
30 phút và xảy ra hàng ngày, không thấy khác
biệt có ý nghĩa thống kê nào về các đặc điểm này
giữa hai nhóm chức năng và thực thể. Thời gian
trung bình của bệnh tại thời điểm thăm khám ở
nhóm chức năng dài hơn ở nhóm thực thể, theo
giải thích của tác giả thì đau bụng mạn có
nguyên nhân thực thể có nguyên nhân được xác
định ở một số giai đoạn, bệnh nhân bị rối loạn
chức năng thường có những triệu chứng tương
tự bệnh thực thể, do đó không có gì phải ngạc
nhiên rằng các đặc tính của đau phần lớn tương
tự ở hai nhóm .Và vì vậy các đặc tính của cơn
đau cũng không giúp phân biệt giữa hai nhóm
cơ năng và thực thể(7). Theo số liệu của AAP và
NASPGHAN năm 2013 có 13% trẻ đang học
trung học cơ sở và 17% trẻ đang học trung học
phổ thông có cơn đau bụng diễn ra hàng ngày(2).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho một kết quả
tương tự đặc điểm nổi trội của tính chất đau
bụng ở trẻ đau bụng mạn trong nghiên cứu của
chúng tôi là đau quanh rốn, đau mức độ 2 theo
bảng phân loại Pain Scale thời gian kéo dài một
cơn đau phần lớn dưới 15 phút (60,8%), thời
gian từ khi xuất hiện cơn đau đầu tiên đến khi
trẻ đi thăm khám là 3 – 6 tháng (40,8%), đau liên
tục (64,2%), cơn đau có thể diễn ra bất kỳ lúc nào
trong ngày (55%), không chịu ảnh hưởng của
thức ăn (64,2%), tự nhiên hết đau (67,5%). Đa số
trẻ đau bụng mạn có dấu hiệu định hướng
đường tiêu hóa hầu như ngày nào cũng có cơn
đau bụng (49,2%).
Kết quả nội soi
Theo nhiều tác giả thì khoảng 10‐20% tìm
được nguyên nhân tổn thương thực thể ở bệnh
nhân đau bụng mạn, trong đó bệnh lý dạ dày‐tá
tràng do H.pylori được phát hiện qua nội soi
đường tiêu hóa trên là chủ yếu(5).
Trong số 120 trường hợp có phát hiện hay
không phát hiện tổn thương đại thể qua nội soi
thì đều làm giải phẫu bệnh và 117/120 (97,5%) có
tổn thương trên giải phẫu bệnh, trong khi đó chỉ
có 98/120 (81,7%) tổn thương đại thể trên nôi soi.
Như vậy có những trường hợp hình ảnh đại thể
trên nội soi bình thường nhưng vẫn có tổn
thương trên giải phẫu bệnh, vì chẩn đoán viêm
dạ dày là chẩn đoán trên giải phẫu bệnh nên từ
kết quả cho ta thấy rằng việc sinh thiết khi hình
ảnh đại thể trên nội soi là bình thường thì cần
thiết. Chúng tôi cũng nghi nhận được rằng tỷ lệ
tổn thương mô học của những trẻ đau bụng
mạn có dấu hiệu cảnh báo chiếm tỷ lệ rất
cao.Như vậy có thể thấy trẻ đau bụng mạn có
dấu hiệu định hướng đường tiêu hóa thì khả
năng có tổn thương thực thể là rất cao và cũng
giống như nghiên cứu của các tác giả khác.
Với tổn thương đại thể trên nội soi vị trí
hay gặp nhất là dạ dày 62,2% và loại tổn
thương thường gặp nhất là viêm 87,8%, những
vị trí khác như tá tràng, hay dạng phối hợp thì
ít gặp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với các nghiên cứu. Theo nghiên cứu
của Phạm Hoàng Hưng thì hình thái tổn
thương thường gặp nhất qua nội soi ở trẻ đau
bụng mạn là viêm dạ dày và viêm hành tá
tràng(11) .Theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc
Tuyết thì nguyên nhân thực thể tìm được ở
bệnh nhân đau bụng mạn bao gồm bệnh lý
viêm dạ dày và viêm hành tá tràng(13).
Khi đánh giá tổn thương định khu trên nội
soi, chúng tôi ghi nhận tổn thương ở hang vị
nhiều hơn so với thân vị (45,4% so với 16%), tổn
thương ở toàn bộ dạ dày chiếm tỷ lệ cũng khá
cao 38,6% . Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu khác trong y văn, hang vị là nơi
H.pylori có ái tính cao và dễ bị tổn thương nhất.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 420
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
viêm toàn bộ dạ dày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều
so với các nghiên cứu khác. Lý do chúng tôi vẫn
chữa giải thích được.
Trong số 120 trường hợp đau bụng mạn có
dấu hiệu báo động đỏ định hướng đường tiêu
hóa, được nội soi sinh thiết làm giải phẫu bệnh
và xác định nhiễm H.pylori, tỷ lệ dương tính
71,7% cao hơn nhiều so với 47,1% của nghiên
cứu Frank F và cộng sự(9), Nguyễn Văn Bàng và
cộng sự(10) khi nghiên cứu trên các hộ gia đình
nhiều thế hệ ở miền Bắc cho thấy tỉ lệ nhiễm
H.pylori chung là 30,2% ở nhóm < 10 tuổi và
50,8% ở nhóm 10 – 20 tuổi. Do đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi được chọn lọc là những trẻ
đau bụng tái diễn có dấu hiệu báo động đỏ với
nguy cơ tổn thương thực thể cao vì vậy tỷ lệ
nhiễm H.pylori cao hơn trong cộng đồng.
KẾT LUẬN
1. Tuổi trung bình 8,5 tuổi, nhóm tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất là 7 – 9 tuổi. Đặc tính lâm
sàng: đau quanh rốn, thời gian kéo dài cơn
đau < 15 phút, đau độ 2, tần suất cơn đau 4 – 6
ngày/ tuần, thời gian từ cơn đau đầu tiên đến
khi nội soi là 3 – 6 tháng.
2. 81,7% trường hợp tổn thương đại thể trên
nội soi và 97,5% tổn thương vi thể trên nội soi,
nhiễm H.pylori 71,7%. Tổn thương dạng viêm
chiếm tỉ lệ cao nhất và vị trí thường gặp nhất là
ở dạ dày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alfvén G (2001), ʺRecurrent abdominal pain. A world‐wide
problem of organic, functional and psychosomatic aetiologyʺ,
Acta Pediatric, 90, pp. 599 ‐ 604.
2. American Academy of Pediatric (2005), ʺChronic Abdominal
Pain in Childrenʺ, Pediatrics, 115, pp. e370 ‐ e381
3. Apley J, Naish N (1958), ʺRecurrent abdominal pains : a fielf
survey of 1000 school childrenʺ, Arch Dis Child, 50, pp. 429 –
436.
4. Berger MY, Gieteling MJ (2007), ʺChronic abdominal pain in
children ʺ, BMJ, 334, pp. 997 ‐ 1002.
5. Bremner AR, Sandhu BK (2009), ʺRecurrent Abdominal Pain
in Childhood: The Functional Elementʺ, Indian Pediatrics, 46,
pp. 376 ‐ 380.
6. Chitkara DK, (2005) ʺThe Epidemiology of childhood
recurrent abdominal pain in Western countries: A systematic
review Americanʺ, Journal of gastroenterology, pp. 1868 ‐
1874.
7. Dutta S, Mehta M, Verma IC (1999), ʺRecurrent abdomianl
pain in Indian children and its relation with school and family
enviromentʺ, Indian Pediatrics, 36, pp. 917 ‐ 920.
8. El‐Chammas K, Majeskie A, Simpson P, Sood M, Miranda A
(2013), ʺRed flags in children with chronic abdominal pain
and Crohnʹs disease‐a single center experienceʺ, Pediatric
Journal, 162(4), pp. 783 ‐787.
9. Frank F, Stricker T (2000), ʺ Helicobacter pylori infection
recurrent abdominal painʺ, Pediatric Gastroenterol, 31(4), pp.
424 ‐ 427.
10. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Gia Khánh, Phùng Đắc Cam
(2004), ʺNhiễm Helicobacter pylori và bệnh lý dạ dày ‐ tá
tràng ở trẻ emʺ, Tạp chí nghiên cứu khoa học, số 30(4), tr 29 ‐
34.
11. Phạm Hoàng Hưng và cộng sự (2002), ʺTình hình nhiễm Hp
ở bệnh nhân đau bụng tái diễn tại khoa nhi bệnh viện trung
ương Huếʺ, Y học thực hành, số 4, tr 62 ‐ 63.
12. Phạm Thị Ngọc Tuyết (2011), “Đau bụng mạn ở học sinh
trung học cơ sở tại quận 1 TPHCM: Tỷ lệ hiện mắc và mối
liên quan với các yếu tố sang chấn tâm lý”, Luận án Tiến sĩ Y
học., Đại học Y Dược TP. HCM.
13. Phạm Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyễn và cộng sự
(2004), ʺNhững yếu tố sang chấn tâm lý liên quan đến đau
bụng tái diễn ở học sinh trung học cơ sở quận 1, Thành phố
Hồ Chí minh năm 2003ʺ, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí
Minh, số 8(2), tr 108 ‐ 112.
14. Weydert JA, Ball TM, Davis MF (2003), ʺSystematic Review of
treatment for recurrent abdominal painʺ, Pediatrics, 111, pp.
e1 ‐ e11.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cac_truong_hop_dau_bung_man_duoc_noi_soi_tieu_hoa_t.pdf