Nguyên nhân của DTS trung ương có thể là
vô căn hoặc những bất thường của hệ thần kinh
trung ương bao gồm: viêm nhiễm, chấn thương,
hóa trị, xạ trị, những bất thường về cấu trúc hoặc
u bướu. Tần suất của bất thường của hệ thần
kinh trung ương khoảng 6%. Hầu hết DTS trung
ương ở bé gái là vô căn (90%) trong khi đó ở bé
trai thường do u não (8,10,15,19). Theo tác giả Bùi
Phương Thảo và cộng sự, 95,7% bé gái không
tìm thấy nguyên nhân, 6,9% trường hợp phát
hiện u trong nội sọ bao gồm 9 harmatoma, 2 u
tuyến yên, 1 astrocytoma và 1 germinoma và
28% u gặp ở bé trai (1). Còn trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ u não cao hơn chiếm 27,8% tất cả
các trường hợp với 8 harmatoma, 1
microadenoma, 1 astrocytoma + glioma, với tỷ lệ
rất cao là 60% ở nam. Sự khác biệt này có thể do
tỉ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
các nghiên cứu khác và DTS trung ương ở bé trai
thường do u não. Đa số các trường hợp trong
nghiên cứu chúng tôi đều khỏe mạnh trước đó, 1
trường hợp bị viêm màng não sơ sinh và 1
trường hợp bị u thượng thận đã phẫu thuật
trước đó. Người ta nhận thấy 8% bé gái và 40%
bé trai DTS trung ương không có triệu chứng lại
có bệnh lý nội sọ không được phát hiện. Tỉ lệ
này giảm dần theo tuổi. Khoảng 2-7% bé gái
trong độ tuổi 6-8 được phát hiện bệnh lý thần
kinh trung ương không được chẩn đoán trước
đó, và chỉ 1% có u như astrocytoma hoặc
glioma(2,3,4,10). Trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng như của tác giả Bùi Phương Thảo đều phát
hiện 1 trường hợp astrocytoma, là loại u não rất
hiếm gặp. Những yếu tố làm giảm sự phát hiện
khối u bao gồm: chủng tộc, tiền sử gia đình DTS
và con nuôi(10). Vì những lý do đó nên trong
đồng thuận trên tạp chí Pediatrics 2009 khuyến
cáo việc chụp MRI não nên được thực hiện ở tất
cả bé trai nghi DTS trung ương, bé gái DTS trung
ương < 6 tuổi hoặc sự tiến triển dậy thì nhanh
hoặc có dấu hiệu thần kinh trung ương trên lâm
sàng(8,10). Martin Chalunreau và cộng sự khi
nghiên cứu trên những bé gái DTS trung ương
đã đưa ra những yếu tố tiên lượng của sự bất
thường hệ thần kinh trung ương và DTS trung
ương bao gồm: tuổi chẩn đoán sớm (< 6 tuổi),
không có sự hiện diện lông mu tại thời điểm
chẩn đoán, sự tiến triển dậy thì nhanh, tuổi
xương tiến triển nhanh, tăng LH và Estradiol
trong máu. Tuy nhiên chỉ hai yếu tố tuổi < 6 và
Estradiol > 45 pmol/L có giá trị khi đưa vào phân
tích đa biến(15). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
4 bé gái có u ở não, 100% tuổi chẩn đoán trước
6,2 bé không có lông mu tại thời điểm chẩn đoán
(50%), tuổi xương tiến triển nhanh (tuổi xương
trung bình 6,7 so với tuổi thật trung bình 2,75),
LH trung bình tăng > 5 UI/L và Estradiol trung
bình tăng > 120 pg/ml. Còn các bé nam hiện diện
u não, 100% được chẩn đoán trước 6 tuổi, 100%
hiện diện lông mu tại thời điểm chẩn đoán, tuổi
xương tiến triển nhanh hơn so với bé gái (9,75
tuổi) và mức testosterone cao trước test kích
thích GnRH (trung bình 370,4 ng/ml).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp dậy thì sớm trung ương tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2008 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 33
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
Nguyễn Phương Khanh*, Hùynh Thoại Loan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Dậy thì sớm (DTS) được định nghĩa khi sự phát triển các đặc tính sinh dục trước 8 tuổi ở bé gái
và trước 9 tuổi ở bé trai. Cơ chế DTS chưa được hiểu rõ. Các yếu tố góp phần trong DTS bao gồm: chủng tộc,
tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố dinh dưỡngDTS đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn do tỉ lệ bệnh ngày
càng tăng dần và những hậu quả của nó gây giảm chiều cao cũng như rối loạn tâm lý của trẻ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 36 trường hợp DTS tại bệnh viện trong 5 năm.
Kết quả: Tuổi chẩn đoán trung bình của nghiên cứu là 66,22 ± 29,85 tháng với tuổi nhỏ nhất là 12 tháng,
tuổi lớn nhất 108 tháng. Năm mươi phần trăm bé trai được chẩn đoán trước 6 tuổi trong khi đó 61,6% bé gái
được chẩn đoán sau 6 tuổi. Tỉ lệ nữ gấp 2,6 lần nam. Các triệu chứng DTS ở bé gái bao gồm 100% phát triển
ngực, 80% xuất hiện lông mu và tỉ lệ khá cao bé gái xuất huyết âm đạo (34,6%). Còn ở bé trai, các triệu chứng
DTS xuất hiện khá đầy đủ với 100% phát triển bộ phận sinh dục ngoài, 80% có lông mu, 70% hiện diện mụn
trứng cá và 80% bị khàn giọng, 27,8% trường hợp DTS hiện diện u não với 8 harmatoma, 1 microadenoma và 1
astrocytoma được xem là 1 loại u não hiếm gặp. Tỉ lệ u não ở bé trai là 60%.
Kết luận: Ngày nay, khi tình hình kinh tế xã hội và dinh dưỡng tại Việt Nam đang ngày càng được cải
thiện, DTS nên được quan tâm nhiều hơn. Việc phát hiện sớm bệnh và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện chiều cao
của trẻ lúc trưởng thành, và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Từ khóa: dậy thì sớm, Bệnh viện Nhi Đồng 1.
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES OF CENTRAL PRECOCIOUS PUBERTY IN CHILDREN’S HOSPITAL 1
Nguyen Phuong Khanh, Huynh Thoai Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 33 - 40
Objectives: Central precocious puberty (CPP) is more and more increasing and its consequence results in
adult stature and emotional distress. The present was designed to describe clinical features, lab results and causes
of children with CPP in Children’s Hospital 1 (CH1).
Methods: We reviewed the medical records of 36 patients who admitted in CH1 between 2008 and 2013
with ICD code E30.1.
Results: Mean age at diagnosed time was 66.22 ± 29.85 months (12-108 months); Năm mươi phần trăm
males were diagnosed before the age of six whereas 61.6% females discovered after six years-old. Female: male
ratio was 2.6:1. Clinical characteristics in female were 100% breast development, 80% pubic hair and 34.6%
vaginal bleeding; while the signs and symptoms of PP in male nearly appear with 100% external reproductive
organs development, 80% pubic hair, 70% acne and 80% deep voice existence. 27.8% PP related to brain tumors:
8 harmatomas, 1 microadenoma and 1 astrocytoma which is rarely seen. The percentage of brain tumor in male
was 60%.
Conclusions: When the socioeconomic and nutritional status in Viet Nam is improved nowadays, we should
be interested in PP. Early PP diagnosis and treatment will improve the adult stature and the quality of life.
Keywords: precocious puberty, children’s hospital 1
* Khoa Thận – Nội Tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ThS.BS Ng Phương Khanh ĐT:0908.118.400 Email: drphuongkhanhnguyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 34
ĐẠI CƯƠNG
Dậy thì sớm (DTS) được định nghĩa khi các
đặc tính sinh dục phụ như sự phát triển ngực,
lông mu ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi hoặc
kinh nguyệt xuất hiện trước 9,5 tuổi; và ở bé trai,
sự phát triển tinh hoàn, lông mu xảy ra trước 9
tuổi(8,11,13,15,19). Sự phát triển dậy thì sớm ở nữ gấp
5 lần ở nam. Tỉ lệ DTS ở bé gái tăng từ 2,5% năm
1969 lên 10% vào những năm 1990, và chưa có
nghiên cứu nào công bố tần suất ước tính DTS ở
bé trai. Tác giả Ho – Seong – Kim ghi nhận số
bệnh nhi điều trị DTS trung ương ở Hàn Quốc
tăng đáng kể từ 226 năm 2004 lên 1707 năm
2008(4,8,15). Hậu quả của sự phát triển DTS gây ra
giảm chiều cao của trẻ lúc trưởng thành, mặc dù
có sự phát triển chiều cao vượt trội trước đó.
Ngoài ra sự xuất hiện sớm của tuyến vú và kinh
nguyệt ở bé gái cũng như sự xuất tinh ở bé trai
gây ra những rối loạn tâm lý cho trẻ(17). Cơ chế
DTS vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều yếu tố góp
phần vào sự phát sớm của dậy thì bao gồm: Yếu
tố về gen, yếu tố môi trường như tình trạng kinh
tế xã hội, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, địa lý,
stress...(8,9,10,11).Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về
DTS đã được công bố từ rất lâu.Tình trạng dậy
thì sớm tại Việt Nam chỉ mới được quan tâm
những năm gần đây và rất ít nghiên cứu được
thực hiện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và nguyên nhân các trường hợp DTS trung
ương tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán DTS
trung ương từ năm 2008 đến nay với các tiêu
chuẩn chẩn đoán bao gồm: sự phát triển dậy thì
ở bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi, chiều
cao tăng trên 2 độ lệch chuẩn so với tuổi, tuổi
xương tăng trên 1 năm so với tuổi thật,
Testosterone > 10 ng/dl hoặc Estradiol > 10
pg/ml, LH tăng trên 5 mUI/mL (mẫu máu ban
đầu hoặc sau test kích thích GnRH).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả các trường hợp
bệnh. Tất cả bệnh nhi được đo chiều cao và cân
nặng được tính theo chỉ số khối cơ thể (theo độ
lệch chuẩn của WHO 2007). Đánh giá dậy thì
theo Marshall và Tanner. Tuổi xương ước tính
theo Greulich và Pyle. Siêu âm bụng. Nghiệm
pháp kích thích GnRH được thực hiện với
Triptorelin 0,1 mg tiêm dưới da, LH và FSH đo ở
các thời điểm 0, 60, 120, 180 phút. Sau khi được
chẩn đoán DTS thực, bệnh nhi được chụp MRI
não để loại trừ khối u não.
Phân tích thống kê
Các biến số được thu thập và trình bày trên
bảng biểu bằng số trung bình (với các biến số
định lượng), tỉ lệ phần trăm (với các biến số định
tính) bằng phần mềm SPSS 16.0 và WORD 2013.
KẾT QUẢ
Tổng số các trường hợp DTS từ năm 2008 tại
bệnh viện là 36 với tuổi trung bình: 66,22 ± 29,85
tháng, tuổi nhỏ nhất là 12 tháng và lớn nhất là
108 tháng. Nhóm tuổi thường gặp > 72 tháng
(50%). Tỉ lệ nam:nữ = 1:2,6 (lần lượt là 28,6% và
71,4%). (Biểu đồ 1 & 2).
Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi.
Khi phân bố theo giới, nhóm tuổi thường
gặp ở nam là 24-72 tháng (50%), trong khi đó ở
nữ nhóm > 72 tháng chiếm 61,6%.
Đa số các trẻ sanh thường, đủ tháng, cân
nặng lúc sanh > 2500 gr và không bệnh lý gì
trước đó. Tuy nhiên có 1 trường hợp bị viêm
màng não sơ sinh và 1 trường hợp với u thượng
8 10
[18]
[27,8]%
[50]%
72 THÁNG
Số ca Tỉ lệ %
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 35
thận phải phẫu thuật.Tuổi dậy thì của cha mẹ >
13 tuổi.
Biểu đồ 2: Phân bố theo nhóm tuổi và giới.
Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu
tiên đến khi đi khám trung bình: 10 ± 9,25 tháng.
Đa số các bé trai đến khám sau 6-12 tháng (70%)
từ khi phát hiện bệnh, trong khi đó các bé gái
đến khám sớm hơn < 6 tháng (57,8%) (Bảng 1). Ở
bé gái, ngực to là lý do đến khám chủ yếu
(46,2%) nhưng xuất huyết âm đạo là lý do đến
khám sớm nhất, ngược lại ở bé trai dương vật to
(60%) là lý do đến khám nhiều nhất. (Bảng 2 và
biểu đồ 3).
Bảng 1: Phân bố theo thời gian đến khám bệnh.
Nam Nữ Tổng
< 6 tháng 2 (20%) 15 (57,8%) 17
6-12 tháng 7 (70%) 9 (34,6%) 16
12-24 tháng 1 (10%) 1 (3,8%) 2
> 24 tháng 0 1 (3,8%) 1
Bảng 2: Phân bố lý do khám bệnh theo thời gian
khám bệnh
12 tháng
Xuất huyết âm đạo 9 (100%) 0 0
Ngực to 5 (41,7%) 6 (50%) 1 (8,3%)
Dương vật to 2 (33,3%) 4 (66,7%) 0
Lông mu 1 (14,2%) 3 (42,9%) 3 (42,9%)
Dịch âm đạo 1 (100%)
Xuất tinh 1 (100%)
Chiều cao trung bình của nghiên cứu: 121,76
± 17,66 cm và theo SDS: 2,82 ± 2,49 SD (- 0,62;
11,55). Cân nặng được tính theo BMI, trung bình
1,34 ± 0,83 SD (0,05; 3,47). Về triệu chứng thực
thể, 100% bé gái có phát triển ngực nhưng chỉ
34,5% xuất hiện kinh nguyệt. Ở bé trai, đa số các
triệu chứng xuất hiện gần như đầy đủ của
trường hợp DTS trung ương. (Bảng 3 & 4).
Biểu đồ 3: Phân bố lý do khám bệnh theo giới
Bảng 3: Đặc điểm các triệu chứng dậy thì ở bé gái:
Số ca Tỉ lệ % Đánh giá theo Tanner
Ngực to 26 100 Giai đoạn 2: 16 (61,5%)
Giai đoạn 3: 10 (38,5%)
Lông mu 11 44% Giai đoạn 2: 9 (81,8%)
Giai đoạn 3: 2 (18,2%)
Kinh nguyệt 9 34,6
Mụn trứng cá 2 8
Bảng 4: Đặc điểm các triệu chứng dậy thì ở bé trai:
Số ca Tỉ lệ % Đánh giá theo Tanner
Tinh hoàn to 10 100 Giai đoạn 2: 6 (60%)
Giai đoạn 3: 4 (40%)
Dương vật to 10 100 Giai đoạn 3: (30%)
Giai đoạn 4: (20%)
Giai đoạn 5: 5 (50%)
Lông mu 8 80
Mụn trứng cá 7 70
Khàn giọng 8 80
Hầu hết các xét nghiệm chức năng tuyến
giáp, 17-OH Progesterone và Prolactine đều
trong giới hạn bình thường. Có 8 bé gái (30,7%)
và 3 bé trai (30%) có tăng LH (> 5 mUI/ml) khi
lấy mẫu máu ban đầu nên không cần thực hiện
test kích thích GnRH với Triptorelin. Khi thực
hiện test kích thích GnRH, mức LH trung bình
của 18 bé gái (69,3%) và 7 bé trai (70%) qua từng
thời điểm và mức Estradiol và Testosterone
trung bình trước và sau test kích thích GnRH
như sau: (biểu đồ 4 & 5).
0 20 40 60 80
< 24 THÁNG
24-72 THÁNG
> 72 THÁNG
Nữ Nam 0 20 40 60 80
NGỰC TO
LÔNG MU
XHAD
DỊCH ÂM ĐẠO
DƯƠNG VẬT TO
XUẤT TINH
Nữ Nam
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 36
Biểu đồ 4: Mức LH trung bình sau test kích thích
GnRH
Biểu đồ 5: Testosterone và Estradiol sau test kích
thích GnRH
Tuổi xương tại thời điểm chẩn đoán của bé
gái và bé trai ngang nhau (khoảng 8 tuổi) nhưng
ở bé trai tuổi xương hơn tuổi thực nhiều hơn bé
gái. Tỉ lệ u não chung ở cả hai giới là 27,8%. Kết
quả MRI não ở bé gái đa số là bình thường
(86,4%), ngược lại 60% bé trai có u não.
Harmatoma là tổn thương hệ thần kinh trung
ương thường gặp nhất, ở cả hai giới.Chỉ duy
nhất 1 trường hợp là astrocytoma + glioma, cũng
là một dạng tổn thương hiếm gặp (Bảng 5).
Bảng 5: Đặc điểm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Bé gái (n=26) Bé trai (n=10)
Tuổi xương 8,17 ± 3,19 tuổi 8,11 ± 3,2 tuổi
Tuổi xương hơn
tuổi thực
24,55 ± 14,7 tháng 43,33 ± 39,2
tháng
Siêu âm bụng Tử cung dạng dậy thì: 9 Bình thường
Nang buồng trứng: 2
MRI não Bình thường: 22 Bình thường: 4
U não: 4 (15,4%) U não: 6 (60%)
Harmatoma: 2 Harmatoma: 6
Microadenoma: 1
Astrocytoma + Glioma: 1
BÀN LUẬN
Theo định nghĩa, DTS khi sự phát triển dậy
thì xảy ra trước tuổi theo chuẩn của từng quốc
gia, do sự khác nhau về chủng tộc, điều kiện môi
trường, vị trí địa lý và dinh dưỡng(8,9,10). Ở Châu
Âu, người ta sử dụng mốc 8 tuổi nhưng ở Mỹ lại
sử dụng mốc 7 tuổi cho sự phát triển dậy thì ở bé
gái(11). Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta chưa có
thống kê về tuổi dậy thì trung bình ở cả hai giới
nam và nữ nên chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của
Châu Âu.
Theo Peter A Lee và cộng sự, sự phát triển
tuyến vú và lông mu ở bé gái (từ Tanner 2) thay
đổi theo chủng tộc, 15% và 18% ở trẻ da đen
nhưng chỉ gặp 5% và 3% ở trẻ da trắng. Tương
tự năm 2010, Biro và cộng sự ghi nhận sự phát
triển dậy thì bé gái 7-8 tuổi là 10,4% ở trẻ da
trắng, 23,4% ở trẻ da đen và 14,9% trẻ da
màu(17,19). Tỉ lệ phát triển dậy thì ở các quốc gia
Châu Á rất khác nhau. Những nghiên cứu về sự
phát triển dậy thì ở các quốc gia Châu Á như
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ cho
thấy tuổi bắt đầu phát triển ngực và lông mu (từ
Tanner 2) sau 9 tuổi. Rất ít nghiên cứu trên thế
giới đưa ra những con số về phát triển dậy thì ở
bé trai. Một nghiên cứu ở Đan Mạch cho thấy
tuổi trung bình phát triển tinh hoàn ở bé trai
giảm từ 11,92 tuổi xuống 11,66 tuổi giữa những
giai đoạn 1991-1993 và 2006-2008. Tương tự, một
nghiên cứu dịch tễ ở Trung Quốc năm 2013 cho
thấy tuổi để phát triển tinh hoàn ở bé trai từ
Tanner 2 là 11,25 tuổi. Như vậy ở Châu Á vẫn
dùng mốc 8 tuổi cho bé gái, và 9 tuổi cho bé trai.
Năm 2013, tác giả Miagqiang Zhu và cộng sự ở
Trung Quốc khi nghiên cứu sự phát triển dậy thì
ở những trẻ em tuổi học đường ở 6 thành phố
lớn đã công bố tần suất dây thì sớm chung cho
cả hai giới là 0,43% (37 nam và 43 nữ tương
đương 1:1,16)(9,16,22).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số các
trường hợp DTS trong 5 năm là 36 trường hợp
với tuổi trung bình 66,22 ± 29,85 tháng (5,5 ± 2,48
tuổi) tuổi nhỏ nhất là 12 tháng và tuổi lớn nhất là
108 tháng, trong đó tỉ lệ nam:nữ là 1:2,6 (lần lượt
2.9
23.01
24.9
23.82
1.61
26.17
30.16
23.32
0
5
10
15
20
25
30
35
0 phút 60 phút 120 phút 180 phút
Bé trai Bé gái
0
200
400
600
800
0 phút 24 giờ
Testosterone () Estradiol (pg/ml)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 37
là 28,6% và 71,4%). Khác với chúng tôi, tác giả
Bùi Phương Thảo và cộng sự khi nghiên cứu
trên những trẻ DTS thực tại miền Bắc Việt Nam
ghi nhận tỉ lệ nam:nữ là 1:6,5 (lần lượt là 13,4%
và 87,6%), tuổi trung bình của nhóm là 83,5 ±
29,3 tháng(1). Sự khác nhau này có thể do thời
gian, đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn chọn
mẫu khác nhau. Tuy nhiên, nhóm tuổi thường
gặp giữa hai nghiên cứu giống nhau, đa số > 72
tháng. Khi phân bố theo giới, nhóm tuổi thường
gặp ở nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 24-
72 tháng (50%) trong khi đó 61,6% bé gái > 72
tháng. Điều này có thể do DTS ở nam thường
liên quan đến u não, trong khi đó ở nữ đa số là
vô căn và DTS có liên quan đến bất thường hệ
thần kinh trung ương thường tiến triển nhanh(15).
Theo Peter A Lee, sự phát triển dậy thì ở cá
thể bình thường là một tiến trình trải qua nhiều
giai đoạn, trung bình khoảng 2 năm. Ở bé gái
khởi đầu là sự phát triển của tuyến vú, sự tăng
vọt về chiều cao, kế đến là sự phát triển của lông
mu và cuối cùng là sự xuất hiện của kinh
nguyệt. Ngược lại, ở bé trai, sự phát triển của
tinh hoàn rồi dương vật, sự xuất hiện của lông
mu và sự tăng vọt về chiều cao(19). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, thời gian trung bình từ lúc
xuất hiện triệu chứng đến khi đi khám ở bé trai
thường muộn hơn bé gái (70% bé trai đến khám
sau 6-12 tháng so với 57,8% bé gái đến khám
trước 6 tháng), có thể do biểu hiện triệu chứng
DTS ở bé trai thường kín đáo và ít được cha mẹ
nhận biết. Ngực to ở bé gái là lý do đến khám
nhiều nhất, trong khi đó xuất huyết âm đạo lại là
triệu chứng đến khám sớm nhất. Điều này cũng
dễ hiểu vì so với ngực to, xuất huyết âm đạo
được xem là một biểu hiện khẩn cấp và không
dễ dàng chấp nhận trên một lứa tuổi nhỏ.
Chiều cao trung bình của nghiên cứu là
121,76 ± 17,66 cm và theo SDS: 2,82 ± 2,49 SD,
phù hợp y văn (chiều cao trẻ DTS thường tăng >
2SD)(10,11,19). Cân nặng tính theo BMI ở mức trung
bình (1,34 ± 0,83 SD) mặc dù người ta cho rằng
DTS có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố dinh
dưỡng đặc biệt trên những trẻ béo phì. Sự tích tụ
nhiều của mô mỡ ở vú có thể bị nhầm lẫn với sự
phát triển của tuyến vú trên những trẻ này.
Ngoài ra người ta ghi nhận tuổi xương có thể
tiến triển nhanh ở những trẻ béo phì(12). Theo tác
giả Bùi Phương Thảo và cộng sự, các biểu hiện
dậy thì sớm ở bé gái bao gồm sự phát triển tuyến
vú 99,4%, lông mu 40,1% và kinh nguyệt 19,1%.
Trong khi đó ở bé trai thể tích trung bình của
tinh hoàn là 6,8 ± 3,2 ml, chiều dài dương vật
trung bình 6,9 ± 1 cm, sự xuất hiện lông mu
chiếm 80,9%(1). Tương tự trong nghiên cứu của
chúng tôi, 100% bé gái có ngực to và 44% có lông
mu, chủ yếu ở giai đoạn 2 theo Tanner; tuy
nhiên, 34,6% bé gái bị xuất huyết âm đạo, nhiều
hơn trong nghiên cứu của Bùi Phương Thảo và
cộng sự. Ở bé trai, 100% có sự phát triển tinh
hoàn (chủ yếu giai đoạn 2) và dương vật (chủ
yếu giai đoạn 4-5), sự phát triển lông mu (chủ
yếu giai đoạn 2) chiếm 80%. Ngoài ra, chúng tôi
còn ghi nhận 70% bé trai có mụn trứng cá và
80% bị khàn giọng, tương tự nghiên cứu của tác
giả Bùi Phương Thảo. Tất cả các trường hợp DTS
trung ương trong nghiên cứu chúng tôi đều
không có triệu chứng thần kinh trung ương cả
về cơ năng lẫn thực thể.
Theo phân nhóm, DTS được chia thành
trung ương và ngoại biên. DTS trung ương do
sự trưởng thành của trục hạ đồi tuyến yên gây
sự tăng tiết hormone hướng sinh dục của tuyến
yên, kích thích tuyến sinh dục tiết hormone sinh
dục. Ngược lại, DTS ngoại biên là kết quả của sự
kích thích hormone sinh dục, có thể là suy tuyến
giáp nguyên phát lâu dài không được phát hiện,
tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, các khối
u thượng thận hoặc u tiết hCG (human chorionic
gonadotropin), LH (luteizing hormone)(19).
Hầu hết các xét nghiệm về chức năng tuyến
giáp, 17-OH Progesterone, hCG và Prolactine
trong nghiên cứu chúng tôi đều trong giới hạn
bình thường, loại trừ DTS do các nguyên nhân
ngoại biên. Trong chẩn đoán DTS trung ương,
LH được xem là có giá trị chẩn đoán nhất so với
FSH, Estradiol và Testosteron. Theo Peter A Lee,
khi sử dụng mốc LH trên mức tiền dậy thì (0,2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 38
UI/L) và tỉ số LH / FSH > 1, khoảng 50% trường
hợp DTS trung ương được chẩn đoán và không
cần dùng test kích thích GnRH. Thật vậy, tác giả
Ho-Seong-Kim đã phát hiện 53,8% trẻ DTS thực
theo Tanner khi dùng LH > 0,2 UI/L. Tương tự,
Rosende EA và cộng sự có thể phân biệt DTS
thực sự và giai đoạn tiền dậy thì ở 50% bé gái
nhưng ở bé trai là 100% (độ nhạy lẫn độ đặc
hiệu)(8,10,21). Trong nghiên cứu của chúng tôi
30,7% bé gái và 30% bé trai có tăng LH (> 5 UI/L)
khi lấy mẫu LH ban đầu. 69,3% bé gái và 70% bé
trai phải tiến hành test kích thích GnRH và kết
quả LH tăng cao đáng kể qua từng thời điểm với
đỉnh LH sau tiêm Triptorelin 120 phút ở cả hai
giới. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy nghiên
cứu báo cáo về tỉ lệ tăng LH theo từng thời điểm
của test khích thích GnRH. Ngoài ra, tỉ lệ LH /
FSH đảo ngược dữ dội cho biết DTS trung ương
tiến triển cần phải được điều trị cũng như mức
Estradiol, Testosterone tăng cao sau test góp
phần thêm cho chẩn đoán(10,21).
Nguyên nhân của DTS trung ương có thể là
vô căn hoặc những bất thường của hệ thần kinh
trung ương bao gồm: viêm nhiễm, chấn thương,
hóa trị, xạ trị, những bất thường về cấu trúc hoặc
u bướu. Tần suất của bất thường của hệ thần
kinh trung ương khoảng 6%. Hầu hết DTS trung
ương ở bé gái là vô căn (90%) trong khi đó ở bé
trai thường do u não (8,10,15,19). Theo tác giả Bùi
Phương Thảo và cộng sự, 95,7% bé gái không
tìm thấy nguyên nhân, 6,9% trường hợp phát
hiện u trong nội sọ bao gồm 9 harmatoma, 2 u
tuyến yên, 1 astrocytoma và 1 germinoma và
28% u gặp ở bé trai (1). Còn trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ u não cao hơn chiếm 27,8% tất cả
các trường hợp với 8 harmatoma, 1
microadenoma, 1 astrocytoma + glioma, với tỷ lệ
rất cao là 60% ở nam. Sự khác biệt này có thể do
tỉ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
các nghiên cứu khác và DTS trung ương ở bé trai
thường do u não. Đa số các trường hợp trong
nghiên cứu chúng tôi đều khỏe mạnh trước đó, 1
trường hợp bị viêm màng não sơ sinh và 1
trường hợp bị u thượng thận đã phẫu thuật
trước đó. Người ta nhận thấy 8% bé gái và 40%
bé trai DTS trung ương không có triệu chứng lại
có bệnh lý nội sọ không được phát hiện. Tỉ lệ
này giảm dần theo tuổi. Khoảng 2-7% bé gái
trong độ tuổi 6-8 được phát hiện bệnh lý thần
kinh trung ương không được chẩn đoán trước
đó, và chỉ 1% có u như astrocytoma hoặc
glioma(2,3,4,10). Trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng như của tác giả Bùi Phương Thảo đều phát
hiện 1 trường hợp astrocytoma, là loại u não rất
hiếm gặp. Những yếu tố làm giảm sự phát hiện
khối u bao gồm: chủng tộc, tiền sử gia đình DTS
và con nuôi(10). Vì những lý do đó nên trong
đồng thuận trên tạp chí Pediatrics 2009 khuyến
cáo việc chụp MRI não nên được thực hiện ở tất
cả bé trai nghi DTS trung ương, bé gái DTS trung
ương < 6 tuổi hoặc sự tiến triển dậy thì nhanh
hoặc có dấu hiệu thần kinh trung ương trên lâm
sàng(8,10). Martin Chalunreau và cộng sự khi
nghiên cứu trên những bé gái DTS trung ương
đã đưa ra những yếu tố tiên lượng của sự bất
thường hệ thần kinh trung ương và DTS trung
ương bao gồm: tuổi chẩn đoán sớm (< 6 tuổi),
không có sự hiện diện lông mu tại thời điểm
chẩn đoán, sự tiến triển dậy thì nhanh, tuổi
xương tiến triển nhanh, tăng LH và Estradiol
trong máu. Tuy nhiên chỉ hai yếu tố tuổi < 6 và
Estradiol > 45 pmol/L có giá trị khi đưa vào phân
tích đa biến(15). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
4 bé gái có u ở não, 100% tuổi chẩn đoán trước
6,2 bé không có lông mu tại thời điểm chẩn đoán
(50%), tuổi xương tiến triển nhanh (tuổi xương
trung bình 6,7 so với tuổi thật trung bình 2,75),
LH trung bình tăng > 5 UI/L và Estradiol trung
bình tăng > 120 pg/ml. Còn các bé nam hiện diện
u não, 100% được chẩn đoán trước 6 tuổi, 100%
hiện diện lông mu tại thời điểm chẩn đoán, tuổi
xương tiến triển nhanh hơn so với bé gái (9,75
tuổi) và mức testosterone cao trước test kích
thích GnRH (trung bình 370,4 ng/ml).
Tuổi xương trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi ở cả hai giới khoảng 8 tuổi (96 tháng),
lớn hơn tuổi chẩn đoán trung bình, phù hợp y
văn (tuổi xương luôn tiến triển nhanh trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 39
DTS, > 1 năm so với tuổi thật). Và khi so sánh hai
giới, tuổi xương ở bé trai tiến triển nhanh hơn bé
gái (43,44 ± 39,2 tháng so với 24,55 ± 14,7 tháng)
cũng phù hợp vì 60% bé trai có u ở não và tuổi
xương tiến triển nhanh ở những trường hợp
DTS trung ương có sự hiện diện của khối u.
Ngoài tuổi xương và MRI não, siêu âm bụng
là một xét nghiệm không xâm lấn, nhanh chóng,
không quá đắt tiền nhưng lại rất hữu ích trong
chẩn đoán phân biệt DTS trung ương với phát
triển tuyến vú sớm. Các chỉ số được khuyến cáo
có giá trị trong chẩn đoán bao gồm: chiều dài tử
cung >c 3,4-4 cm, sự hiện diện của nội mạc tử
cung (độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 42-87%), thể
tích buồng trứng trên 1-3 ml (dài x rộng x cao x
0,523). Một nghiên cứu khác ghi nhận đường
kính ngang tử cung > 1,5 cm và thể tích buồng
trứng > 2 ml có giá trị trong chẩn đoán phân
biệt(7,10,12,19). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có
9/26 trường hợp có tử cung dạng dậy thì, và 2/26
trường hợp xuất hiện nang buồng trứng.
KẾT LUẬN
Có 36 trường hợp trong nghiên cứu chúng tôi
được chẩn đoán DTS trong 5 năm, tuổi chẩn đoán
khá sớm (trung bình 5,5 ± 2,48) với tuổi chẩn đoán
ở bé trai sớm hơn bé gái (50% bé trai < 6 tuổi trong
khi đó 61,6% bé gái > 6 tuổi), tỉ lệ nữ gấp 2,6 lần
nam. Các triệu chứng DTS ở bé gái bao gồm 100%
phát triển ngực, 80% xuất hiện lông mu và tỉ lệ
khá cao bé gái xuất huyết âm đạo (34,6%). Còn ở
bé trai, các triệu chứng DTS xuất hiện khá đầy đủ
với 100% phát triển bộ phận sinh dục ngoài, 80%
có lông mu, 70% hiện diện mụn trứng cá và 80%
bị khan giọng. 27,8% trường hợp DTS hiện diện u
não với 8 harmatoma, 1 microadenoma và 1
astrocytoma được xem là 1 loại u não hiếm gặp.
Tỉ lệ u não ở bé trai là 60%. Ngày nay, khi tình
hình kinh tế xã hội và dinh dưỡng tại Việt Nam
đang ngày được cải thiện, DTS là vấn đề nên
được quan tâm nhiều hơn vì những hậu quả của
nó.Việc phát hiện sớm bệnh và điều trị sớm sẽ
giúp cải thiện chiều cao của trẻ lúc trưởng thành,
và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.Tuy nhiên
đây chỉ là nghiên cứu hồi cứu mô tả, do đó cần có
một nghiên cứu sâu rộng hơn, đa trung tâm để có
một nhận xét toàn diện về DTS ở trẻ em Việt
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bui Phuong Thao, Vu Chi Dung, Nguyen Ngoc Khanh, Can
Thi Bich Ngoc, Nguyen Thi Hoan. (2013). Clinical
presentation and etiology of central precocious puberty in
Vietnamese children. Res Paediatr 80 (suppl 1), page 334.
2. Chalumeau M, Hadjiathanasiou CG, Ng SM, et al (2003).
Selecting girls with precocious puberty for brain imaging:
validation of European evidence-based diagnosis rule. J
Pediatr; 143(4):445-450.
3. Cisternino M, Arrigo T, Pasquino AM, et al. Etiology and age
incidence of precocious puberty in girls: a multicentric study. J
Pediatr Endocrinol Metab 2000;13(suppl 1):695-701.
4. Damgard K, Skakkebaek NE, Jensen TK (2009). Early puberty
in internationally adopted girls: hormonal and clinical
markers of puberty in 276 girls examined biannually over two
years. Horm Res72(4):236-46.
5. De Sanctis V, Corrias A, Rizzo V et al (2000). Etiology of
central precocious puberty in males: the results of the Italian
Study Group for Physiopathology of Puberty. J Pediatr
Endocrinol Metab;13(suppl 1):687-693.
6. Greulich WW & Pyle SI (1959). Radiographic Atlas of Skeletal
Development of the Hand and Wrist,2nd edn. Standford,
California: Standford University Press.
7. Haber HP, Wollmann HA, Ranke MB (1995). Pelvic
Ultrasonography: early differentiation between isolated
premature thelarche and central precocious puberty. Eur J
Pediatr;154(3): 182-186.
8. Ho-Seong-Kim (2010). Clinical application of GnRH analogs
in children and aldolescents. Korean Journals of Pediatrics Vol
53, No3.
9. Hua-Mei Ma, Min-Lian Du, Xiao-Pioy Luo, Shao-Ke Chen, Li
Liu, Rui-Min Chen, Cheng Zhu, Feng Xiong, Tang Li, Wei
Wang and Ge-Li Liu (2009). Onset of Breast & Pubic Hair
development and menses in urban Chineses Girls.
Pediatrics2009; 124; e 269.
10. Jean-Claude C, Erica AER, Lucia G and Mark RP (2009).
Consensus Statement on the use of GnRH Analogs in
Children. Pediatrics; 123: e752.
11. Jeremy KHW, Jan-Maarten Wit, Alan DR (2003). Pediatric
Endocrinology and Growth, chapter 6, p.131. Saunders, 2nd
edition.
12. Liat de V, Gadi H, Michael S and Phillip M (2006).
Ultrasonography and clinical parameters for early
differentiation between precocious puberty and premature
thelarche. European Journal of Endocrinology 154 891-898.
13. Mark AS (2008). Pediatric Endocrinology, chapter 14, p.530.
Saunders, 3rd edition.
14. Marshall WA & Tanner JM. Varisation in the pattern of
pubertal changes in girls. Archives of Disease in
Childhood1969 44 291-303.
15. Martin C, Wassim C, Christine T, Luis A, Gerard B and Raja B
(2008). Central Precocious Puberty in girls: an evidence-based
diagnosis tree to predict central nervous system
abnormalities. Peadiatrics;109;61.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 40
16. Miagqiang Zhu, Jun Fen Fu (2013). Epidemiologic study on
current pubertal development in Chinese school-aged
children. Horm Res Paediatr 80 (supple 1), page 334.
17. Paul B Kaplowitz (2013). Precocious puberty. eMedicine
18. (emedicine.medscape.com/article/924002-overview 11-02-
2013).
19. Peter AL (1999). Central Precocious Puberty: An overview of
diagnosis, treatment and outcome. Endocrinology and
Metabolism Clinics of North America, Vol 28, No4.
20. Peter AL (1992). Laboratory monitoring of children with
precocious puberty. Arch Pediatr Adolesc Med, Vol 148.
21. Resende EA, Lara BH, Reis JD, Ferreira BP, Pereira GA,
Borges MF (2007). Assessment of basal and gonadotropin-
releasing hormone-stimulated gonadotropins by
immunochemiluminometric and immunofluorometric assays
in normal children. J Clin Endocrinol Metab;92(4):1424-1429.
22. Sorensen K, Arksglaede L, Petersen JH, Judu A (2010). Recent
changes in puberty timing in healthy Danish boys: association
with body mass index. J Clin Endocrinol Metab Jan;95(1):263-
70.
Ngày nhận bài báo: 20/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/6/2014
Ngàybài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cac_truong_hop_day_thi_som_trung_uong_tai_benh_vien.pdf