Đặc điểm các trường hợp dị vật đường thở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1
Nguồn gốc dị vật phần lớn là từ thực vật nên
thường không cản quang khó phát hiện được
trên X quang. Chỉ có dị vật cản quang ta mới
thấy được trên X quang dị vật không cản quang
sẽ bị mô mềm và xương che lấp khó phát hiện
được. Nhưng qua đó ta có thể phát hiện gián
tiếp dị vật bằng những biểu hiện bất thường trên
XQ quang mà những bệnh thông thường không
giải thích được. Chúng tôi ghi nhận có 14 trường
hợp dị vật là xương nhưng không phát hiện
được trên X quang. Điều này có thể do xương
xốp ít cản quang hoặc dị vật có thể lẫn vào mô
viêm đôi khi lẫn sau cột sống. Như vậy dấu
hiệu dị vật cản quang thường ít gặp trong
trường hợp nghi ngờ nên kết hợp chụp cả phim
nghiêng và phim thẳng. Theo Ribeiro V S và
cộng sự vị trí thường gặp nhất của dị vật là cây
phế quản phải (412%) và tác giả cũng ghi nhận
có 133% dị vật ở bên phế quản trái(9). Kết quả
này tương đương với nghiên cứu của chúng tôi.
Như vậy khác với người lớn đa số dị vật nằm ở
cây phế quản phải vì cấu trúc giải phẫu phế
quản trái gập gốc hơn và carina lệch trái so với
đường giữa(1). Nên những ca lâm sàng có biểu
hiện giảm phế âm bên trái hay ứ khí xẹp phổi
bên trái cũng cần loại trừ dị vật đường thở
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp dị vật đường thở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 327
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phan Hữu Nguyệt Diễm*, Châu Kim Phụng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dị vật đường thở vẫn còn là một vấn đề chính yếu và là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất gây bệnh tật và tử ong đột ngột ở trẻ. Chẩn đoán có thể bị bỏ sót do không khai thác kỹ bệnh sử để tìm
hội chứng xâm nhập và phân tích các bệnh cảnh lâm sàng cũng như dấu hiệu X quang.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị dị vật đường thở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2008 đến 12/2009.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả 105 trẻ (75 nam và 30 nữ) được chẩn đoán dị vật đường thở
bằng nội soi phế quản ống cứng trong 2 năm (2008 – 2009).
Kết quả: Đa số bệnh nhân (68,5%) nhỏ hơn 3 tuổi. Bệnh sử có hội chứng xâm nhập được ghi nhận
trong 82 trẻ. Dấu hiệu thường gặp trên X quang là ứ khí do tắc nghẽn. Tuy nhiên có 33 trường hợp X
quang bình thường. Hạt đậu phọng và hạt mãng cầu là những loại dị vật thường gặp nhất (39 trẻ). Có 54
trường hợp dị vật được tìm thấy ở cây phế quản bên phải, 27 trường hợp ở cây phế quản bên trái và 8
trường hợp ở vùng gần dây thanh.
Kết luận: Nội soi bằng ống cứng giúp phát hiện và lấy dị vật đường thở ở trẻ em. Chúng ta nên thực hiện
sớm thủ thuật này ngay khi có hội chứng xâm nhập hoặc khi có bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ kể cả khi X quang
ngực bình thường.
Từ khóa: dị vật, đường thở, nội soi ống cứng, trẻ em.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF RESPIRATORY FOREIGN BODIES IN CHILDREN AT CHILDREN
HOSPITAL N° 1
Phan Huu Nguyet Diem Chau Kim Phung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 327 - 332
Background: Foreign body aspiration is still a major problem and one of the most important reasons for
mortality and morbidity particularly sudden death among children. The diagnosis may be forgotten by the
physicians because of the lack of knowledge of the exact history and analysis of radiographical and clinical
findings.
Target: Describe the characteristics epidemiology, clinical, clinical intervention, treatment of airway foreign
bodies in children at children hospital N° 1 2008 – 2009.
Materials and methods: A retrospective description of 105 children (75 males and 30 females) diagnosed
airway foreign bodies by rigid bronchoscopy over a period of 2 years (2008-2009) was conducted.
Results: The majority of patients (68,5%) were younger than three years of age. Definitive history of foreign
body inhalation or sudden chocking episodes were present in 82 children. Chest radiographs were normal in 33
cases. Peanut and soursop seed were the commonest foreign body (39 cases). Foreign bodies were found in the
right bronchial tree in 54 cases, in the left bronchial tree in 27 cases, and at vocal cord level in 8 cases.
* Bộ Môn Nhi ĐHYD TP.HCM. ** Bệnh viện đa khoa Sa Đec.
Tác giả liên hệ: Châu Kim Phụng. Email: chaukimphung@gmail.com Điện thoại: 0957043985
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 328
Conclusions: Rigid bronchoscopy usually gives good results in detecting and removing airway foreign
bodies in children. It should be performed at the earliest opportunity when the diagnosis is suspected even the
definitive history is not clear and the chest radiograph is normal.
Keywords: foreign body, respiratory, airway, rigid bronchoscopy, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường thở là một cấp cứu tai mũi
họng thường gặp ở trẻ em và cũng có thể gặp ở
người lớn nếu không được chẩn đoán và xử trí
kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong hoặc di
chứng cho nạn nhân(8).
Theo Hiệp Hội An Toàn Quốc Gia tại Mỹ
mỗi năm ước tính có khoảng 3.000 ca tử vong do
hít DVĐT. Trong đó riêng năm 2000 hít dị vật
chiếm hơn 17.000 trường hợp nhập viện cấp cứu
và 160 trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ nhỏ hơn
14 tuổi(1).
Chẩn đoán và điều trị DVĐT ở trẻ em vẫn
còn là thách thức cho các nhà lâm sàng. Những
tiến bộ trong thời gian gần đây của ngành TMH
đặc biệt là nội soi phế quản và phương pháp gây
mê đã giúp lấy dị vật được an toàn cho bệnh
nhân. Nhưng có nhiều trường hợp do phát hiện
trễ vì không hỏi bệnh sử đầy đủ cũng như chẩn
đoán nhầm với một số bệnh cảnh lâm sàng
tương tự nên để lại di chứng hoặc tử vong đáng
tiếc xảy ra.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm
dịch tễ học lâm sàng cận lâm sàng kết quả nội
soi phế quản các biến chứng xảy ra ở trẻ để rút
ra được những kinh nghiệm lâm sàng trong
chẩn đoán và xử trí DVĐT trẻ em. Cũng như
giúp cảnh báo các bậc phụ huynh về tình trạng
bệnh lý này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng cận lâm
sàng kết quả điều trị DVĐT trẻ tại Bệnh viện
Nhi Đồng I từ 01/01/2008 đến 31/12/2009.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ của DVĐT
trẻ em.
2. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng của
DVĐT trẻ em.
3. Xác định tỉ lệ các cận lâm sàng của DVĐT
trẻ em.
4. Xác định tỉ lệ các kết quả điều trị: vị trí dị
vật loại dị vật các điều trị khác và biến chứng
xảy ra ở trẻ em.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhi ≤ 15 tuổi nhập viện tại Bệnh
viện Nhi Đồng I và nằm điều trị trong khoảng
thời gian nói trên:
Được chẩn đoán DVĐT.
Nội soi phế quản ống cứng gắp được dị vật.
Tiêu chí loại trừ
Chẩn đoán DVĐT nhưng không được nội
soi hoặc nội soi không có dị vật
Phương pháp tiến hành
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu
thống nhất.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
So sánh trung bình của các biến số định
lượng giữa các nhóm bằng phép kiểm t-test. So
sánh tỉ lệ của các biến số định tính bằng phép
kiểm Chi bình phương (λ2). Sự khác biệt có ý
nghĩa khi p < 005.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 105 trẻ được nghiên cứu bao gồm 75 nam
(714%) và 30 nữ (286%) tuổi từ 1 tháng 15 ngày
đến 13 tuổi. Trong đó 56 (533%) bệnh nhân tuổi
từ 1 đến 3 và 16 (152%) bệnh nhân nhỏ hơn 1
tuổi (bảng 1 và 2). Có 82 trường hợp bệnh sử có
hội chứng xâm nhập.47 trẻ có dấu hiệu giảm
phế âm 1 bên. 44 trẻ khi khám phổi nghe được
ran phế quản tắc nghẽn. 47 trẻ có biểu hiện khò
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 329
khè 43 trẻ có triệu chứng ho lúc nhập viện (bảng
3). Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận ứ
khí do tắc nghẽn là dấu hiệu thay đổi X quang
thường gặp nhất (40 trẻ). Tuy nhiên có 33 trường
hợp X quang phổi bình thường (bảng 4). Biểu
hiện trên CT- scan nhiều là đông đặc phổi (4 trẻ)
và ứ khí (3 trẻ) (bảng 5). Về vị trí dị vật đa số
trường hợp (54 ca) nằm ở cây phế quản phải chỉ
có 27 trẻ dị vật ở cây phế quản trái. Loại dị vật
thường gặp nhất ở trẻ em là hạt mãng cầu và hạt
đậu phọng (39 ca). Ngoài ra hạt dưa (12 ca) hạt
điệp (3 ca) hạt hướng dương (2 ca) hạt cơm (1
ca) hạt bắp (1 ca) và hạt điều (1 ca). Có 14
trường hợp dị vật là xương cá heo. 6 trường hợp
dị vật là đồ vật bằng nhựa (nylon mãnh đồ
chơi). 5 dị vật kim loại (bông tai lò xo cây đinh
bóng đèn led mãnh kim loại) (bảng 67). Trong
105 trẻ nhập viện có 19 trường hợp biến chứng
suy hô hấp được hổ trợ hô hấp không có trường
hợp tử vong (bảng 8).
Bảng 1. Đặc điểm theo tuổi trẻ bị dị vật đường thở
(n=105).
Nhóm tuổi Số trẻ Tỷ lệ (%)
≤12 tháng 16 15.2
>12 tháng _ 3 tuổi 56 53.3
>3 tuổi_ 6 tuổi 20 19.1
>6 tuổi _ 10 tuổi 9 8.6
>10 tuổi 4 3.8
Bảng 2. Đặc điểm theo giới trẻ bị dị vật đường thở
(n=105).
Giới Số bệnh nhân Phần trăm (%)
Nam 75 71,4
Nữ 30 28,6
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ bị dị vật đường
thở (n-105).
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
-Hội chứng xâm nhập
-Khò khè
-Giảm phế âm 1 bên
-Ran ở phổi
-Ho
-Rút lõm lồng ngực
-Tím tái
-Khàn tiếng, mất giọng
-Thở rít thanh quản
-Co kéo liên sườn
-Nôn ói
82
47
47
44
43
34
19
15
10
7
5
78,1
44,8
44,8
41,9
41
32,4
18,1
14,3
9,5
6,7
4,8
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
-Tràn khí dưới da
-Giảm phế âm 2 bên
-Lơ mơ, thở hước
-Nghe tiếng kèn trong miệng khi
hít vào
2
1
1
1
1,9
0,9
0,9
0,9
(Mỗi trẻ có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng).
Bảng 4. Đặc điểm hình ảnh X quang trẻ bị dị vật
đường thở (n=98).
Hình ảnh X quang Số bệnh nhân Phần trăm (%)
Ứ khí bất thường 1 bên 40 40,8
Viêm phổi 17 17,3
Xẹp phổi 12 12,2
Tràn khí màng phổi 1 1
Tràn khí trung thất 1 1
Khối choáng chỗ đốt sống
C2C3
1 1
Dị vật cản quang 5 5,1
X quang bình thường 33 33,7
Bảng 5. Đặc điểm hình ảnh CT-scan trẻ bị dị vật
đường thở (N=12).
Hình ảnh CT- scan Số bệnh nhân (n/N)
Đông đặc 4/12
Ứ khí 3/12
Áp xe phổi 2/12
Xẹp phổi 2/12
Tràn khí trung thất 1/12
Bảng 6. Đặc điểm loại dị vật đường thở (n=105).
Loại dị vật Số bệnh nhân Phần trăm (%)
-Hạt đậu phọng 22 21
-Hạt mãng cầu 17 16,3
-Mãnh xương 14 13,4
-Hạt dưa 12 11,5
-Chất nhựa 6 5,8
-Kèn 5 4,9
-Miếng ổi 4 3,8
-Hạt điệp 3 2,9
-Cây đinh 2 1,9
-Hạt hướng dương 2 1,9
-Chất lợn cợn 2 1,9
-Chất nâu đen mũn 2 1,9
-Kim loại 2 1,9
-Vỏ hạt trái cây 2 1,9
-Bóng đèn 1 0,9
-Cục gòn 1 0,9
-Đầu đũa 1 0,9
-Hạt cơm 1 0,9
-Hạt bắp 1
-Hạt điều 1
0,9
0,9
-Mãnh kiếng vụn 1 0,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 330
Loại dị vật Số bệnh nhân Phần trăm (%)
-Lò xo 1 0,9
-Vỏ cua 1 0,9
-Nhánh bông cỏ 1 0,9
Bảng 7. Đặc điểm vị trí dị vật đường thở (n=105).
Vị trí dị vật Số bệnh
nhân
Phần trăm
(%)
Tổng cộng
n (%)
PQ chính 48 45.7
PQ thùy dưới 4 3.8
Phải
PQ thùy trên 2 1.9
54 (51.4)
PQ chính 25 23.8 Trái
PQ thùy dưới 2 1.9
27 (25.7)
Khí quản 10 9.5 10 (9.5)
Giữa thanh thiệt và thực
quản
1 0.9 1 (0.9)
Hạ thanh môn 7 6.7 7 (6.7)
Hai vị trí 6 5.8 6 (5.8)
Bảng 8. Đặc điểm các biến chứng dị vật đường thở
(N=34).
Loại biến chứng Số bệnh nhân (n/N)
Viêm phổi 9/34
Suy hô hấp + viêm phổi 8/34
Suy hô hấp + Xẹp phổi 7/34
Xẹp phổi 5/34
Suy hô hấp 4/34
Áp xe phổi 1/34
Bảng 9. Mối liên quan giữa vị trí dị vật và nhóm tuổi
trẻ.
Nhóm tuổi
Vị trí dị vật
< 12 tháng
N (%)
1 – 3 tuổi
N (%)
> 3 tuổi
N (%)
Phải 6 (37.5) 29 (51.8) 24 (72.7)
Trái 3 (18.8) 17 (30.4) 7 (21.2)
TM, hạ TM, KQ 7 (43.7) 10 (17.8) 2 (6.1)
Tổng cộng 16 (100) 56 (100) 33 (100)
χ2 =12.2881 P=0.015.
Bảng 10. Mối liên quan giữa kết quả XQ và hội
chứng xâm nhập.
HCXN
Kết quả XQ
Không
N (%)
Có
N (%)
Bình thường 7 (31.8) 26 (34.2)
Bất thường 15 (68.2) 50 (65.8)
Tổng cộng 22 (100) 76 (100)
χ2 =0.0437 P=0.834.
BÀN LUẬN
Cơ thể con người có một số cơ chế để bảo vệ
đường hô hấp tránh vật lạ xâm nhập vào bao
gồm: Hoạt động cơ học của thanh thiệt và sụn
phễu sự co thắt của 2 dây thanh khi có vật lạ
đến gần phản xạ với xung động hướng tâm
được hoạt hóa khi có vật lạ tiếp xúc với đường
hô hấp. Tuy nhiên không có cơ chế nào là hoàn
hảo. Dị vật có thể được hít vào đường hô hấp
đặc biệt ở trẻ em vì những lý do sau: trẻ nhỏ
thường chưa đủ răng nên khả năng nhai thức ăn
hạn chế vì thế thường phải nuốt những mẫu
thức ăn lớn hơn trẻ thường ngủ nằm sấp trẻ
nhỏ thường cho những vật không phải thức ăn
vào miệng và đặc biệt chúng thường hay đùa
giỡn nói cười chạy nhảy khi ăn nên rất dễ hít
sặc vào đường thở (13).
Theo Mahyar A và cộng sự dị vật đường thở
thường xảy ra ở trẻ nhỏ < 15 tuổi và nhóm tuổi
thường gặp nhất là từ 1 đến 3 tuổi. Trong nghiên
cứu này tuổi trung bình là 445 tháng (9 tháng
đến 12 tuổi) có đến 63 (612%) trẻ từ 1 đến 3 tuổi
và 91% trẻ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở.
Trong đó 66 (653%) là nam điều này cũng phù
hợp vì trẻ nam thường năng động hơn hiếu kỳ
và nghịch phá hơn trẻ nữ; vì vậy trẻ nam có tỷ lệ
mắc các tai nạn cao(5).
Về dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán dị vật
đường thở cần hỏi kỹ bệnh sử hội chứng xâm
nhập. Chúng tôi ghi nhận 82 (781%) trẻ có hội
chứng xâm nhập trước khi nhập viện. Trong 23
trẻ không khai thác được hội chứng xâm nhập
có 17 trường hợp có triệu chứng ho khò khè 8
trường hợp có giảm phế âm và 1 trường hợp
vừa ho khò khè kèm giảm phế âm. Nhưng có 7
trường hợp bệnh nhân vừa có X quang bình
thường và không có hội chứng xâm nhập nhưng
lại được nội soi gắp dị vật là: 2ca chẩn đoán
bệnh khác nhưng lâm sàng không đáp ứng điều
trị nên được chụp CT- scan phát hiện dị vật 3
trường hợp ghi nhận bệnh sử có hít phải dị vật
1 trường hợp người nhà phát hiện trẻ bị nhét dị
vật vào miệng và 1 trường hợp trẻ đột ngột thở
rít khàn tiếng khi đang ngồi chơi. Như vậy
trong những trường hợp không khai thác được
hội chứng xâm nhập cũng không nên loại trừ
chẩn đoán nếu có bệnh cảnh lâm sàng nghi ngờ
dị vật. Và trước bệnh nhi có ho khò khè kéo dài
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 331
giảm phế âm 1 bên điều đầu tiên phải hỏi kỹ
bệnh sử hội chứng xâm nhập. Trong trường hợp
nghi ngờ lâm sàng không giải thích được cần
phải chỉ định nội soi để loại trừ chẩn đoán.
Về dấu hiệu X quang có 65 trẻ có hình ảnh
bất thường trong đó nhiều nhất là ứ khí 1 bên
do tắc nghẽn (40 trẻ). Điều này cũng giống với
nhiều nghiên cứu khác(710). Có 17 trường hợp
viêm phổi 12 trường hợp xẹp phổi 1 bên 5
trường hợp dị vật cản quang (lò xo bông tai cây
đinh bóng đèn và mãnh kim loại). Như vậy dấu
hiệu dị vật cản quang ít gặp trên lâm sàng. Tuy
nhiên có 33 trẻ có hình ảnh X quang bình
thường. Như vậy nếu bệnh sử có hội chứng xâm
nhập rõ và lâm sàng có triệu chứng nghi ngờ dị
vật nên chụp cả 2 thì hít vào và thở ra tối đa để
so sánh. Nhưng ngay cả khi hình ảnh X quang
bình thường cũng cần chỉ định nội soi phế quản
để loại trừ dị vật đường thở.
Về dấu hiệu CT- scan đông đặc phổi chiếm
4/12 trường hợp; ứ khí chiếm 3/12 trường hợp;
xẹp phổi chiếm 2/12 trường hợp; áp xe phổi
chiếm 2/12 trường hợp và tràn khí trung thất
chiếm 1/12 trường hợp. CT-scan tốt hơn X
qaung trong việc phát hiện dị vật nhưng ít được
sử dụng vì độc tính của tia và giá thành cao. CT-
scan có thể giúp giúp chẩn đoán phân biệt
những trường hợp có bệnh sử lâm sàng và X
qaung không điển hình làm chẩn đoán trễ và
phức tạp. Phân biệt các trường hợp tắc nghẽn cơ
học như hạch bạch huyết u dò khí quản thực
quản bất thường bẩm sinh Tuy nhiên đôi khi
CT-scan chẩn đoán lầm với bẫy khí và bất
thường khác. Do đó việc sử dụng CT-scan nên
sớm được thực hiện ở những trẻ có nguy cơ cao
mà lâm sàng và điều trị không tương xứng(9).
Những năm đầu nội soi thực hiện không kết
hợp với gây mê nên có nhiều khó khăn. Ngày
nay với sự tiến bộ của gây mê giúp cho nội soi
được dễ dàng và an toàn hơn. Nội soi là phương
tiện tốt nhất giúp chẩn đoán xác định dị vật
đường thở cũng như lấy được dị vật ra khỏi
đường thở(11). Trong nghiên cứu của Chik K K và
cộng sự: hạt đậu phọng chiếm tỷ lệ cao nhất
74%(2). Theo nghiên cứu của chúng tôi có 59 trẻ
bị dị vật là các hạt nhiều nhất là hạt mãng cầu
và hạt đậu phọng. Đây là những loại hạt trơn và
nhỏ trẻ khi ăn nếu đùa giỡn chạy nhảy rất dễ bị
hít sặc. Do đó các bậc cha mẹ hay người chăm
sóc trẻ cần thận trọng khi cho ăn các thức ăn có
hạt trơn láng dễ rớt vào đường thở gây dị vật
đường thở.
Nguồn gốc dị vật phần lớn là từ thực vật nên
thường không cản quang khó phát hiện được
trên X quang. Chỉ có dị vật cản quang ta mới
thấy được trên X quang dị vật không cản quang
sẽ bị mô mềm và xương che lấp khó phát hiện
được. Nhưng qua đó ta có thể phát hiện gián
tiếp dị vật bằng những biểu hiện bất thường trên
XQ quang mà những bệnh thông thường không
giải thích được. Chúng tôi ghi nhận có 14 trường
hợp dị vật là xương nhưng không phát hiện
được trên X quang. Điều này có thể do xương
xốp ít cản quang hoặc dị vật có thể lẫn vào mô
viêm đôi khi lẫn sau cột sống. Như vậy dấu
hiệu dị vật cản quang thường ít gặp trong
trường hợp nghi ngờ nên kết hợp chụp cả phim
nghiêng và phim thẳng. Theo Ribeiro V S và
cộng sự vị trí thường gặp nhất của dị vật là cây
phế quản phải (412%) và tác giả cũng ghi nhận
có 133% dị vật ở bên phế quản trái(9). Kết quả
này tương đương với nghiên cứu của chúng tôi.
Như vậy khác với người lớn đa số dị vật nằm ở
cây phế quản phải vì cấu trúc giải phẫu phế
quản trái gập gốc hơn và carina lệch trái so với
đường giữa(1). Nên những ca lâm sàng có biểu
hiện giảm phế âm bên trái hay ứ khí xẹp phổi
bên trái cũng cần loại trừ dị vật đường thở.
Trẻ càng nhỏ thì hoạt động hít thở chưa
hoàn chỉnh nên khi hít dị vật thì không hít được
vào sâu bên dưới nhưng lại nguy hiểm hơn vì
gây tắc nghẽn đường thở nhiều làm bệnh nhân
dễ suy hô hấp thậm chí tử vong. Trẻ lớn hơn thì
mọi hoạt động được hoàn thiện dần nên hít thở
mạnh làm dị vật vào sâu bên dưới nhất là bên
phải phù hợp theo điều kiện thuận lợi về giải
phẩu của phế quản phải.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 332
HCXN là đặc trưng của DVĐT và XQ bất
thường là có tổn thương ở đường thở nhưng
không phải vì thế mà ta loại bỏ hẳn DVĐT trong
chẩn đoán khi lâm sàng điều trị không đáp ứng
và bệnh sử nghi ngờ thì cần được nội soi để
kiểm tra dị vật tránh bỏ sót.
KẾT LUẬN
Dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ dưới 3
tuổi (685%) gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ (25/1)
nhiều nhất là hạt đậu phọng và hạt mãng cầu.
Đa số hỏi được bệnh sử có hội chứng xâm nhập.
Tuy nhiên trong trường hợp không khai thác
được các dấu hiệu như ho khò khè kéo dài
khàn giọng hoặc mất giọng kèm thở rít thanh
quản ứ khí xẹp phổi 1 bên không giải thích
được nguyên nhân cần chỉ định nội soi phế quản
để loại trừ chẩn đoán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bye M. R. (2009) “Airway Foreign Body” Respir Care 52 (1)
pp.74-80
2 Chik K. K. (2009) “Foreign body aspiration in Hong Kong
Chinese children ” Hong Kong Med J 15 (1) pp.06-11.
3 Cotton R. T. et al (2006) “Foreign body aspiration” Kendig
Disorders of the Respiratory Tract in Children 7th edition WB
Saunders pp. 610-615.
4 Karen L. et al (2008) “Flexible Bronchoscopic Management of
Airway Foreign Bodies in Children” Chest 121 pp. 1695-1700.
5 Mahyar A. and Tarlan S. (2008) “Foreign bodies aspiratin in
children” Acta Medica Iranica 46 (2) pp. 115-119.
6 Murray A. D. (2009) “ Foreign Bodies of the Airway”
emedicine Otolaryngology and Facial Plastic Surgery
www.emedicine.medscape.com.
7 Narasimhan K. L. et al (2002) “Foreign body airway
obstructions in children – Lessons learnt from a prospective
audit” J Indian assoc pediatric surgery 7 pp. 184-189.
8 Nguyễn Văn Đức (2008) “Dị vật đường thở” Tai Mũi Họng
Nxb Y học quyển 2 tr. 296-303.
9 Ribeiro V. S. et al (2009) “Foreign body aspiration in children
and adolescents experience of a Brazilian referral center” J
Bras Pneumol 35 (7) pp. 653-659
10 Shin S. M. et al (2009) “CT in children with suspected residual
foreign body in airway after bronchoscopy” American Journal
of Roentgenology 192 pp.1744-1751.
11 Yadav S. P. S. et al (2007) “Airway foreign bodies in children:
experience of 132 caess” Singapore Med J 48 (9) pp. 850-853.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cac_truong_hop_di_vat_duong_tho_tre_em_tai_benh_vie.pdf