Đặc điểm các trường hợp teo thực quản bẩm sinh tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 2007‐2012

Trong nghiên cứu chúng tôi, nguyên nhân tử vong chiếm đa số là dị tật nặng chiếm tỉ lệ 52,4%, và nhiễm trùng huyết nặng 33,3%. Chúng tôi cũng ghi nhận trong 21 ca tử vong có 10 trường hợp cân nặng dưới 1800 gram chiếm tỉ lệ 47,6%; số trường hợp cân nặng dưới 1500 gram có 5 trẻ. Tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ non tháng nhẹ cân ở chúng tôi còn cao. Nghiên cứu ở Thái Lan của Maitree Anuntkosol tỉ lệ sống chỉ 10% ở nhóm trẻ teo thực quản có cân nặng dưới 2000 gram so với 52% ở nhóm trẻ trên 2000 gram(6).Cũng theo tác giả Eun Young Chang năm 2010 cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa tỉ lệ tử vong giữa hai nhóm trẻ teo thực quản có cân nặng trên 2500 gram cao hơn so với nhóm trẻ dưới 2500 gram(2). Các nghiên cứu khác ở Malaysia, Ấn Độ, Pakistan(1,7,11) cũng cho thấy có liên quan có ý nghĩa giữa tỉ lệ tử vong và cân nặng lúc sinh trên trẻ teo thực quản. Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến tử vong đều ở nhóm trẻ non tháng nhẹ cân. Một phần lớn các trẻ tử vong là các trẻ có dị tật tim nặng. Các dị tật tim nặng cần phải phẫu thuật hoặc điều trị suy tim. Các trẻ này phải thở máy và nằm viện kéo dài, do đó dễ nhiễm trùng bệnh viện và các trẻ tử vong trong tình trạng tim nặng hoặc viêm phổi, nhiễm trùng huyết nặng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp teo thực quản bẩm sinh tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 2007‐2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 381 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP TEO THỰC QUẢN BẨM SINH   TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 2007‐2012  Bùi Thị Thùy Tâm*, Nguyễn Anh Tuấn**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Teo thực quản là một dị tật thực quản thường gặp nhất. Mặc dù có nhiều cải thiện, tử vong và  các biến chứng còn cao trong điều trị các trường hợp hợp teo thực quản bẩm sinh. Chúng tôi thực hiện nghiên  cứu này xác định đặc điểm các trường hợp teo thực quản bẩm sinh được điều trị.  Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp teo thực quản  bẩm sinh.  Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Chúng tôi hồi cứu 85 trường hơp bệnh nhân teo thực quản bẩm sinh  được điều trị từ 2007 đến 2012.  Kết  quả: Có  85  trường  hợp  teo  thực  quản  trong nghiên  cứu,  trong  đó  47 nam  (55,3%)  và  38 nữ  (44,7%). Tỉ lệ có chẩn đoán tiền sản là 17,6%. Tuổi thai và cân nặng lúc sinh trung bình là 37 tuần (29‐42  tuần) và 2400gram (1200‐3700gram). 36,5% trẻ sinh non tháng. Týp teo thực quản C hay gặp nhất. Các dị  tật kèm  theo hay  có 49  trẻ  (57,6), hay gặp bao gồm dị  tật  tim  là 39  trẻ  (45,9%), dị  tật  cơ xương 17  trẻ  (20%),dị tật tiêu hóa 9 trẻ (10,6%). Tỉ lệ viêm phổi và nhiễm trùng huyết trước mổ là 82,4% và 36,5%. Các  biến chứng hay gặp sau mổ là viêm phổi 72,8%, nhiễm trùng huyết 72,8%, xì dò miệng nối thực quản 15%.  Tỉ lệ tử vong là 24,7%. Nguyên nhân tử vong 21 trường hợp là dị tật nặng 11 ca, nhiễm trùng huyết 7 ca,  xì dò miệng nối nặng 2ca, sanh ngạt 1ca.   Kết luận: Tỉ lệ tử vong các trường hợp teo thực quản bẩm sinh còn cao. Dị tật nặng và nhiễm trùng là các  nguyên nhân thường gây tử vong.  Từ khóa: teo thực quản, dị tật nặng, nhiễm trùng huyết, xì dò miệng nối thực quản  ABSTRACT   CHARACTERISTICS OF CONGENITAL ESOPHAGEAL ATRESIA   AT CHILDREN’S HOSPITAL N0 2, 2007‐2012  Bui Thi Thuy Tam, Nguyen Anh Tuan   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 381‐385  Background: Esophageal atresia (EA) is the most frequent esophageal congenital anomaly. Despite there are  many improvement, mortality and complications remain high in treatment of congenital EA. This study is done  to determine manifestation in patients with EA who were treated.   Objective and methods: prospective study case series. We reviewed 85 cases EA who were treated  from  2007 to 2012. Epidemiological, clinical,laboratory data and therapeutic outcomes were carefully collected.  Result: there were 85 cases EA in this study, out of which 47 (55.3%) males and 38 (44.7%) females. The  rate of prenatal diagnosis was 17.6%. The average gestation age and birthweight were 37 weeks (range 29‐42  weeks) and 2400 gram (range 1200‐3700 gram). 36.5% were born prematurely. Type C was the most common.  Associated abnomalies occurred in 49 (57.6%) infants, including cardiac defects in 39 (45.9%), skeletal defects in  * Bác sĩ nội trú, Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM  ** Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM  Tác giả liên lạc: BSNT. Bùi Thị Thùy Tâm  ĐT: 0917116667  Email: thuytam29@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 382 17 (20%) and anorectal defects  in 9 (10.6%). The rate of preoperative pneumonia and sepsis were 82.4% and  36.5%.  The  most  common  post  operative  complications  were  pneumonia  (72.8%),  sepsis  (72.8%)  and  anastomotic  leak  (15%),  respectively. The mortality  rate was 24.7%. The  cause of death  in 21  cases  included  severe abnomalies (n=11), sepsis (n=7), severe anastomotic leak (n=2) and asphyxia (n=1).   Conclusion: mortality rate was remain high in EA. Severe anomalities and sepsis were the mainly cause.  Key words: Esophageal atresia, severe abnomalies, sepsis, anastomotic leak  ĐẶT VẤN ĐỀ  Teo thực quản là một dị tật thường gặp nhất  ở thực quản, với tần suất bệnh khoảng 1/4000 trẻ  sinh sống(6). Tỉ lệ sống sót của những trường hợp  teo thực quản phụ  thuộc vào nhiều yếu  tố như  phát hiện sớm, chăm sóc trước mổ, kĩ thuật mổ  và gây mê, chăm sóc sau mổ và các biến chứng  sau mổ đồng thời phát hiện và điều trị các dị tật  kèm  theo. Với những  tiến bộ  trong điều  trị  teo  thực quản, tỉ lệ sống ở những trẻ teo thực quản  trên 90%. Nhóm  trẻ có cân nặng  lúc sanh dưới  1500 gram có nguy cơ tử vong cao nhất(5).   Mặc dù đã có những tiến bộ trong hồi sức và  phẫu thuật, tỉ lệ tử vong đã cải thiện hơn nhưng  vẫn còn khá cao 41% theo báo cáo bệnh viện Nhi  Đồng  1  năm  1998‐2003,  56%  ở  bệnh  viện Nhi  Đồng 2 đến năm 2002(8,9). Các biến chứng viêm  phổi, nhiễm  trùng huyết, xì dò miệng nối  trên  trẻ teo thực quản vẫn còn khá cao.  Nghiên cứu này nhằm mục đích có được một  tổng quan về  tình hình điều  trị  teo  thực quản  tại  bệnh viện Nhi Đồng 2  trong 6 năm gần  đây, về  những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn  hạn chế, từ đó có những bước tiến cải thiện trong  điều trị, giảm tỉ  lệ tử vong cũng như những biến  chứng trong teo thực quản.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Hồi cứu mô tả loạt ca.  Tiêu chí chọn mẫu   Tất cả các hồ sơ bệnh án ra viện của bệnh nhi  được điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ  tháng 01‐2007  đến  tháng 12‐2012 có chẩn  đoán  xác định teo thực quản bẩm sinh.  Phương pháp xử lí số liệu  Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lí  bằng phần mềm SPSS.   KẾT QUẢ  Tỉ  lệ các đặc điểm dịch  tễ học bệnh nhân  teo thực quản  Chẩn đoán tiền sản đa ối thai kì có 15 trường  hợp chiếm tỉ lệ 17,6%.  Tỉ lệ nam/ nữ 1,24/1.  Tuổi thai của trẻ teo thực quản trung bình là  37±2,9 tuần (29‐42 tuần). Trong đó có 31 trẻ non  tháng chiếm tỉ lệ 36,5% và 54 trẻ đủ tháng chiếm  tỉ lệ 63,5%.  Cân nặng lúc sinh trung bình 2400±607 gram  (1200‐3700 gram).  Tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và  điều  trị  trước  phẫu  thuật  ở  bệnh  nhi  teo  thực quản  Các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán  Về phân loại teo thực quản theo Gross, trong  nghiên cứu chúng tôi, týp C 90,6% (77 ca), týp A  4,7%  (4  ca),  týp D  3,5%  (3  ca),  týp  E  1,2%  (1  trường hợp).  Thời  điểm nhập viện  trung bình  là 17 giờ  tuổi.   Biểu hiện  lâm sàng bao gồm  tăng  tiết nước  bọt  57,6%,  suy  hô  hấp  38,8%,  tiền  sử  bú  sữa  trước chẩn đoán  là 32,9%, ói  là 27,1% và  tím  là  15,3%. Có 32,9% trẻ có tiền sử bú sữa trước chẩn  đoán và có 16 trẻ chiếm tỉ lệ 18,8% không được  chẩn đoán teo thực quản lúc nhập viện.  Tỉ lệ viêm phổi và nhiễm trùng huyết trước  phẫu thuật là 82,4% (70/85) và 36,5% (31/85).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 383 Về các dị tật phối hợp, chúng tôi ghi nhận có  đến 49/85 trường hợp chiếm tỉ lệ 57,6% có dị tật  phối hợp; 77,6% chỉ có một dị tật phối hợp.   Dị  tật  tim  39  ca  (45,9%),  còn  ống  động  mạch 69%, thông liên nhĩ 43%, thông liên thất  23%,  ít gặp hơn  là Tứ chứng Fallot (2 ca), hẹp  eo động mạch chủ (1ca), bất thường Ebstein (1  ca), hẹp  động mạch phổi  (1  ca),  thất phải hai  đường ra (1ca).  Dị  tật  đường  tiêu  hóa  9  ca  (10,6%),  gồm  không hậu môn 5 ca, teo tá tràng 2 ca, dò trực  tràng âm đạo 1 ca, thủng đại tràng 1 ca.  Dị  tật  đường  tiết niệu 3  ca  (3,5%), 1  ca  lỗ  tiểu đóng thấp, 1 ca vùi dương vật và 1 ca thận  ứ nước.   Dị tật cơ xương 17 ca (20%), 7 ca dị tật ngón,  5 ca khoèo tay, 2 ca dị tật cẳng tay, 2 ca dị tật cột  sống, 2 ca chẻ vòm.  Các dị tật khác ít gặp có 6 ca (12,2%) gồm 1 ca  bất thường nhiễm sắc thể số 9, 3 ca dị dạng não, 1  ca dị dạng khí quản, 1 ca hội chứng Down.  Điều trị trước mổ  Tất cả  trẻ được nằm  tư  thế đầu cao, 100%  trẻ được sử dụng kháng sinh. Tỉ lệ suy hô hấp  86%, trong đó có 16/85 trường hợp (18,8%) cần  thở  máy,  11/85  trường  hợp  (12,9%)  cần  thở  CPAP,  47/85  trường hợp  (55,3%)  cần  thở  oxy  cannula  và  11/85  trường  hợp  (12,9%)  không  cần hỗ  trơ hô hấp. Tuy nhiên có 38/85  trường  hợp  (44,7%) không  được hút dịch  liên  tục  túi  cùng thực quản trên.  Phẫu thuật  Có 83 ca  trong  tổng số 85 ca  teo  thực quản  được  phẫu  thuật.Thời  điểm  phẫu  thuật  từ  lúc  nhập viện đến khi bệnh nhân được phẫu  thuật  trung bình  19,5 giờ  (3‐371 giờ)  có  53/83(62,4%)  được  phẫu  thuật  trước  24  giờ  sau  nhập  viện,  24/83  (28,9%)  phẫu  thật  từ  24‐48  giờ  và  6/83  (7,1%) phẫu thuật sau 48 giờ.   Tỉ lệ các đặc điểm hậu phẫu và biến chứng  sớm trẻ teo thực quản  Thời gian thở máy sau mổ trung bình 7 ngày  (1‐176 ngày).  Thời điểm cho ăn đường tiêu hóa trung bình  5 ngày (2‐27 ngày).  Thời gian nuôi  ăn  tĩnh mạch  cho  trẻ  trung  bình là 12 ngày.  Số ngày nằm viện trung bình là 23,4 ngày (1‐ 209 ngày).  Biến chứng xì dò miệng nối thực quản có 12  ca (15%), trong đó xì dò tối thiểu 5 ca (6,3%), xì  dò nặng 7 ca (8,8%).   Nhiễm trùng vết mổ có 15 ca (18,5%).  Biến chứng viêm phổi sau phẫu thuật có 59  ca (72,8%).  Biến  chứng  nhiễm  trùng  huyết  sau  phẫu  thuật có 59 ca (72,8%).  Biến  chứng dò khí  thực quản  tái phát  có 2  trường hợp.  Biến chứng hẹp thực quản có 1 trường hợp.  Tỉ lệ tử vong  Số  trẻ  teo  thực quản  tử vong  trong nghiên  cứu là 21 ca, chiếm tỉ lệ 24,7%  Nguyên nhân tử vong có 11 ca dị tật nặng (9  ca dị  tật  tim nặng,  1  ca dị  tật não  và  1  ca  bất  thường NST), 7 ca nhiễm trùng huyết nặng, 2 ca  biến chứng xì dò miệng nối thực quản nặng, 1 ca  sanh ngạt nặng.  BÀN LUẬN  Teo  thực  quản  là một  dị  tật  bẩm  sinh  của  thực quản  chiếm  tỉ  lệ 1/4000  trẻ  sinh  sống. Tại  bệnh viện Nhi Đồng 2  từ 1998  đến  2002  có  30  bệnh  nhân  teo  thực  quản  nhập  viện  điều  trị.  Hiện nay tỉ lệ bệnh nhi teo thực quản nhập viện  ngày càng nhiều. Trong nghiên cứu chúng tôi từ  năm 2007 đến 2012 có 85 bệnh nhi teo thực quản  nhập viện từ tuyến tỉnh và các bệnh viện trong  thành phồ chuyển đến.  Trẻ teo thực quản non tháng tỉ lệ cao 36,5%  cao hơn  so với nghiên  cứu  của Nguyễn Kinh  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 384 Bang, Eun Young Chang và Deurloo, cao hơn  so với nghiên cứu của P. K. Tandon(2,3,8,10). Tỉ lệ  trẻ non  tháng chúng  tôi cao, ngoài yếu  tố  tần  suất sinh non cao ở nhóm trẻ teo thực quản, có  thể do  chăm  sóc  tiền  sản  chúng  tôi  chưa  tốt,  các bà mẹ  lao động nặng  trong  thai kì, nhiễm  trùng  sinh dục không  được  tầm  soát và  điều  trị. Cân nặng  trong nghiên cứu của chúng  tôi  thấp hơn so với các nghiên cứu khác do tỉ lệ trẻ  non tháng cao hơn.   So với những năm trước, tỉ lệ trẻ được nhập  viện  sớm  trong  vòng  24  giờ  sau  sanh  có  tăng  hơn,  tỉ  lệ  trẻ nhập viện  trễ  đã giảm  từ  54,03%  xuống  22,4%.  Trẻ  nhập  viện  trễ  phần  lớn  do  chẩn đoán chậm.   Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi dị  tật  tim  thường  gặp  là  còn  ống  động mạch,  khác  với  những nghiên  cứu  là  thông  liên  thất  và  thông  liên nhĩ, điều này do mẫu nghiên cứu khác nhau  và trong nghiên cứu chúng tôi tỉ lệ trẻ non tháng  cao hơn, tần suất bệnh còn ống động mạch gặp  ở trẻ non tháng nhiều hơn. Chúng tôi cũng ghi  nhận với những trẻ kèm theo dị tật tim mạch tỉ  lệ sống cũng giảm từ 97,2% xuống còn 56,4%. Tỉ  lệ  tử vong do bệnh  tim  của  chúng  tôi  cao  liên  quan  đến  những  điều  trị  bệnh  tim  và  những  biến  chứng  kèm  theo.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tỉ  lệ  sống  ở nhóm  trẻ  teo  thực quản  không  kèm  theo  dị  tật  khác  là  97,2%  so  với  nhóm  kèm  theo  dị  tật  khác  giảm  xuống  còn  59,2%. Các dị tật khác như dị dạng hậu môn trực  tràng,  thận,  cơ  xương  hiếm  khi  gây  tử  vong  nhưng khi nặng làm giảm chất lượng cuộc sống  trẻ teo thực quản sau này(4,10).   Trong điều trị trước mổ các  trường hợp  teo  thực quản, tỉ lệ trẻ không được hút dịch tiết đến  44,7%.  Điều  này một  phần  do  chúng  ta  chưa  quan tâm đúng mức đến những điều trị nâng đỡ  nhưng hiệu quả phòng ngừa biến  chứng viêm  phổi  hít, mặt  khác  tại  những  khoa  tiếp  nhận  bệnh nhân ban đầu không trang bị máy hút liên  tục tại mỗi giường, tình hình bệnh đông không  được chăm sóc đúng mức. Tỉ lệ suy hô hấp tăng  do  tỉ  lệ viêm phổi  trước phẫu  thuật của chúng  tôi cao hơn, cũng như tỉ lệ trẻ non tháng nhẹ cân  cao hơn. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tử vong tăng  khi mức độ suy hô hấp càng nặng. Với những  trẻ  teo  thực quản cần  thở máy  thì  tỉ  lệ  tử vong  tăng lên 68,8% so với không có trường hợp nào  tử vong khi không  cần hỗ  trợ oxy. Có  thể giải  thích tình trạng tử vong do trẻ nhập viện trong  tình trạng quá nặng như viêm phổi, nhiễm trùng  huyết nặng không đáp ứng điều  trị, những  trẻ  tim bẩm sinh phức tạp và những hạn chế trong  chăm  sóc  trẻ  sơ  sinh  non  tháng.  Yếu  tố  cần  thông khí  cơ học  được xem  là một yếu  tố  tiên  lượng  tử  vong  đã  được  xem  xét  qua  nhiều  nghiên cứu.  Thời gian hậu phẫu ở nghiên cứu chúng tôi  kéo dài hơn so với các nghiên cứu khác do tỉ lệ  trẻ non tháng, nhiễm trùng sau mổ còn cao cũng  như các dị tật tim mạch, hô hấp kèm theo.  Tỉ lệ xì dò miệng nối là 15%. So với giai đoạn  5 năm  trước  từ 2008 đến 2002 ở bệnh viện Nhi  Đồng  2  thì  tỉ  lệ  xì  dò  15%,  ở Nhi  Đồng  1  là  32,35%. Nguyên  nhân  là miệng  nối  thực  quản  căng do hai đầu thực quản xa, nhiễm trùng dẫn  đến  thiếu máu nuôi  tại miệng nối, kĩ  thuật mổ  nối hai đầu thực quản. Chúng tôi cũng ghi nhận  tỉ lệ xì dò miệng nối ở nhóm trẻ bị nhiễm trùng  huyết  trước mổ  cao  hơn  (24,1%  so  với  9,8%).  Biến chứng xì dò miệng nối cũng gặp nhiều hơn  ở  nhóm  trẻ  có  cân  nặng  lúc  sinh  thấp  hơn  và  thời gian phẫu  thuật  trễ hơn. Biến chứng viêm  phổi  và  nhiễm  trùng  huyết  sau mổ  là  72,8%,  tăng  cao  ở nhóm  trẻ nhẹ  cân. Tình  trạng viêm  phổi sau mổ cao  liên quan đến tình trạng viêm  phổi bệnh viện do thở máy, hoặc không do thở  máy, một tỉ  lệ  trẻ sơ sinh non  tháng của chúng  tôi phải hỗ trợ hô hấp kéo dài do bệnh phổi trẻ  non tháng.  Trong  nghiên  cứu  chúng  tôi,  nguyên  nhân  tử vong  chiếm  đa  số  là dị  tật nặng  chiếm  tỉ  lệ  52,4%, và nhiễm trùng huyết nặng 33,3%. Chúng  tôi  cũng  ghi  nhận  trong  21  ca  tử  vong  có  10  trường hợp cân nặng dưới 1800 gram chiếm tỉ lệ  47,6%; số trường hợp cân nặng dưới 1500 gram  có 5 trẻ. Tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ non tháng nhẹ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 385 cân ở chúng tôi còn cao. Nghiên cứu ở Thái Lan  của Maitree  Anuntkosol  tỉ  lệ  sống  chỉ  10%  ở  nhóm  trẻ  teo  thực quản có cân nặng dưới 2000  gram  so  với  52%  ở  nhóm  trẻ  trên  2000  gram(6).Cũng  theo  tác  giả  Eun  Young  Chang  năm  2010  cũng  cho  thấy  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  tỉ  lệ  tử vong giữa hai nhóm  trẻ  teo  thực  quản có cân nặng trên 2500 gram cao hơn so với  nhóm  trẻ  dưới  2500  gram(2).  Các  nghiên  cứu  khác ở Malaysia, Ấn Độ, Pakistan(1,7,11) cũng cho  thấy có liên quan có ý nghĩa giữa tỉ lệ tử vong và  cân  nặng  lúc  sinh  trên  trẻ  teo  thực  quản. Các  trường hợp nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến tử  vong  đều  ở nhóm  trẻ non  tháng nhẹ  cân. Một  phần lớn các trẻ tử vong  là các trẻ có dị tật tim  nặng. Các dị  tật  tim nặng cần phải phẫu  thuật  hoặc điều trị suy tim. Các trẻ này phải thở máy  và nằm viện kéo dài, do đó dễ nhiễm trùng bệnh  viện và các trẻ tử vong trong tình trạng tim nặng  hoặc viêm phổi, nhiễm trùng huyết nặng.  KẾT LUẬN  Nhiều  trường  hợp  teo  thực  quản  chẩn  đoán chậm trễ, tỉ lệ các biến chứng và tử vong  còn cao. Nhóm trẻ nhẹ cân non tháng và đa dị  tật tử vong cao.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Anwar  ul  H,  Ubaidullah,  Akhter  N,  et  al  (2009).  Factors  affecting  survival  in  patients with  oesophageal  atresia  and  tracheo‐oesophageal  fistula.  J Ayub Med  Coll Abbottabad,  21(4), pp. 129‐33.  2. Chang  EY,  Chang  HK,  Han  SJ,  et  al  (2012).  Clinical  characteristics  and  treatment of  esophageal  atresia:  a  single  institutional experience. J Korean Surg Soc, 83(1), pp. 43‐9.  3. Deurloo JA, Ekkelkamp S, Schoorl M, et al (2002). Esophageal  atresia: historical evolution of management and results in 371  patients. Ann Thorac Surg. 73(1), pp. 267‐72.  4. Iuchtman M, Brereton R, Spitz L, et al (1992). Morbidity and  mortality in 46 patients with the VACTERL association. Isr J  Med Sci, 28(5), pp. 281‐4.  5. Kliegmen  RM  (2011).  Congenital  Anomalies:  Esophageal  Atresia and Tracheoesophageal Fistula, Nelson Textbook of  Pediatrics 19th edition, Sauder, pp. 1218‐1220.  6. Louhimo  I,  Lindahl H  (1983).  Esophageal  atresia:  primary  results of 500  consecutively  treated patients.  J Pediatr Surg,  18(3), pp. 217‐29.  7. Maitree  Anuntkosol,  Sukawat  Watanatittan,  Rangsan  Niramis, et al (2000). Esophageal A tresia: Six‐year Experience  with 105 Cases. The Thai  Journal of Surgery, 21(4), pp. 125‐ 128.211  8. Nguyễn Kinh Bang (2004). Những yếu tố tiên lượng qua thực  tế điều trị teo thực quản tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn  tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố  Hồ Chí Minh.  9. Nguyễn Kinh Bang,  Đỗ Trung Hiếu  (2004). Những  tiến bộ  trong điều trị teo thực quản tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Y học  Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9(1): Tr.22‐27.  10. Spitz L (2007). Oesophageal atresia. Orphanet Journal of Rare  Diseases  Orphanet  Journal  of  Rare  Diseases  2007,  2:24  doi:10.1186/1750‐1172‐2‐24.  11. Tandon  RK,  Sharma  S,  Sinha  SK,  et  al  (2008).  Esophageal  atresia: Factors influencing survival ‐ Experience at an Indian  tertiary centre. J Indian Assoc Pediatr Surg, 13(1), pp. 2‐6.  Ngày nhận bài báo      : 30/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo  : 05/11/2013  Ngày bài báo được đăng    : 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cac_truong_hop_teo_thuc_quan_bam_sinh_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan