Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể
rút ra một số kết luận sau:
Động học quá trình chuyển hóa các hợp
chất NAs trong các hệ phản ứng có sự
tham gia của gốc •OH, điều này đều
tuân theo mô hình động học giả bậc
nhất đã được thiết lập với gốc •OH. Hệ
nào có khả năng sinh ra lượng gốc •OH
càng lớn thì hằng số tốc độ biểu kiến
giả bậc nhất k' và khả năng chuyển hóa
NAs càng cao. Chính vì vậy có thể lấy
thông số động học k' làm cơ sở để lựa
chọn các hệ oxi hóa nâng cao có khả
năng ứng dụng hiệu quả để xử lý các
hợp chất NAs khi chúng cùng bị ô
nhiễm trong môi trường nước
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chung về động học quá trình phân hủy hecxogen, octogen và tetryl trong các hệ oxi hóa nâng cao có sự kết hợp giữa các tác nhân oxi hóa và quang hóa - Vũ Quang Bách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY HECXOGEN,
OCTOGEN VÀ TETRYL TRONG CÁC HỆ OXI HÓA NÂNG CAO
CÓ SỰ KẾT HỢP GIỮA CÁC TÁC NHÂN OXI HÓA VÀ QUANG HÓA
Đến tòa soạn 3 - 2 - 2016
Vũ Quang Bách, Đỗ Ngọc Khuê, Đỗ Bình Minh,
Đào Duy Hưng, Nguyễn Văn Hoàng, Tô Văn Thiệp
Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
Nguyễn Vân Anh
Đại học Bách khoa Hà Nội
SUMMARY
GENERAL KINETIC CHARACTERISTICS OF HEXOGEN, OTOGEN AND
TETRYL DECOMPOSING PROCESS IN ADVANCED OXYDATION
SYSTEMS COMBINED WITH OXIDIZING AGENTS AND
PHOTOCHEMICALS
The paper presents the research result in metabolic capacity of a number of Nitramine
(NAs) compounds by advanced oxydation process including the combination betweem
oxidizing agents and photochemicals. The finding indicated, in all systems including
hydroxyl radicals (•OH), kinetics of NAs metabolic reaction followed the pseuso-fisrt-
order rules. In the studied oxidation systems, the system which was able to generate
greater amount of •OH radicals had NAs metabolic capacity better than the others.
Therefore, k'NAs kinetic premeters could be taken as the base in order to select the
advaced oxidation system which has the effectively applied potential in the NAs
compound treatment when they appeared simultaneously in the solution.
1. MỞ ĐẦU
Các hợp chất nitrramin (NAs) trong đó
có hecxogen (RDX), octogen (HMX) và
tetryl (Tet) là những hóa chất có tính nổ
mạnh [1]. Đây là những chất ô nhiễm
thường găp trong thành phần nước thải
của một số dây chuyền sản xuất vật liệu
nổ [2]. Do các hoá chất này vừa có độ
24
bền hóa học, sinh học cao vừa rất độc
với môi trường. chính vì vậy cần phải
có biện pháp xử lý hiệu quả nguồn nước
bị nhiễm hoá chất này.
Để xử lý nguồn nước thải bị nhiễm các
loại thuốc nổ này đã thử nghiệm áp
dụng một số giải pháp công nghệ khác
nhau như: hấp phụ trên than hoạt tính
[3], điện phân [4,5,6]. Phương pháp hấp
phụ có ưu điểm là có khả năng tách
nhanh thuốc nổ khỏi môi trường nước,
nhưng lại tạo ra chất thải nguy hại mới
là than hoạt tính bị nhiễm thuốc nổ
mạnh [2,3]. Phương pháp oxi hóa điện
hóa (EO) và có khả năng phân hủy tốt
tetryl [4], nhưng đối với RDX và HMX
thì hiệu quả không cao [5]. Trong khi
đó các thử nghiệm của chúng tôi cho
thấy việc sử dụng các quá trình oxi hóa
nâng cao dựa trên cơ sở kết hợp các
thành phần chất oxi hóa với quang hóa
sẽ cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả
phân hủy các hợp chất NAs trong môi
trường nước. Kết quả nghiên cứu về
hiệu quả phân hủy các hợp chất NAs
bằng một số quá trình oxi hóa nâng cao
(AO) đã được xem xét trong các tài
liệu[6-8] . Trong bài báo này chúng tôi
tập trung giới thiệu các kết quả nghiên
cứu liên quan đến động học quá trình
phân hủy NAs trong một số hệ phản
ứng không và có sự kết hợp giữa các
thành phần oxi hóa với quang hóa (UV)
như: hệ gồm NAs và 1 tác nhân oxi hóa:
NAs/UV, NAs/H2O2, NAs/EO), hệ gồm
NAs và 2 tác nhân oxi hóa: NAs/EO-
H2O2, NAs/UV-H2O2, NAs/EO-UV) và
hệ gồm NAs và 3 tác nhân oxi hóa:
NAs/EO-H2O2-UV và các hệ Fenton
(NAs/Fenton, NAs/Fenton-UV). Mục
tiêu của nghiên cứu này là xác định
được mức độ tương thích của mô hình
động học phản ứng phân hủy các hợp
chất NAs trong các hệ AO kể trên với
mô hình động học phản ứng giả bậc
nhất được thiết lập cho quá trình oxi
hóa các chất hữu cơ bằng gốc •OH
[9,10]; đồng thời xác định được thông
số động học có thể sử dụng làm cơ sở
lựa chọn các hệ AO thích hợp cho mục
đích xử lý hiệu quả nguồn nước bị
nhiễm các hợp chất NAs.
2. PHẦN THỰC NGHIỆM
2.1 Thiết bị và hoá chất dùng cho
nghiên cứu
2.1.1 Thiết bị phản ứng oxi hóa và
quang hóa
- Hệ phản ứng gồm bình thủy tinh (1)
có dung tích 1 lít dùng để thực hiện
phản ứng, có thể kiểm soát được nhiệt
độ và theo dõi pH thay đổi trong quá
trình phản ứng. Bình chứa dung dịch
phản ứng (1) được để hở để bão hòa oxi
không khí. Dung dịch phản ứng được
khuấy liên tục trong quá trình thí
nghiệm bằng máy khuấy từ 300
vòng/phút (2) và tuần hoàn nhờ máy
bơm định lượng tốc độ 750ml/phút (3).
Bơm định lượng (3) được kết nối giữa
bình chứa dung dịch và buồng phản ứng
quang (4) để tuần hoàn dung dịch.
Buồng phản ứng quang (4) gồm 1 đèn
25
UV công suất 15 W bước sóng 254 nm
nằm giữa cột phản ứng phân cách bằng
ống thạch anh bao quanh đèn, chiều dày
lớp chất lỏng là 3cm.
Hình 1. Mô hình hệ thống thiết bị thực hiện phản ứng oxi hóa và quang hóa NAs trong
môi trường nước
2.1.2 Thiết bị phân tích
- Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HP
1100 (Mỹ) sử dụng detector chuỗi
(DAD). Điều kiện đo: cột sắc ký
Hypersil C18 (200x4mm), tỷ lệ pha
động axetonitril/nước = 67/33 (theo thể
tích); tốc độ dòng 0,6ml/phút; áp suất
280bar; tín hiệu đo ở bước sóng của
NAs 227nm. Hàm lượng NAs được xác
định theo phương pháp ngoại chuẩn
[5,6].
- Máy đo pH có độ chính xác ±0,01 của
hãng OAKLON, serie 510 (Mỹ);
- Cân phân tích độ chính xác ±0,1mg
của hãng CHYO (Nhật Bản).
2.1.3 Hoá chất
- Các hợp chất NAs như RDX, HMX và
Tet dạng tinh thể có độ sạch phân tích.
- Các dung môi dùng cho phân tích
HPLC (axetonytril, metanol, etanol,
axeton, hexan) có độ sạch dùng cho
phân tích sắc ký của hãng Merck.
- H2O2 nồng độ 30%, có độ sạch phân
tích (xuất xứ Merck).
- FeSO4.7H2O, có độ sạch phân tích
(xuất xứ Merck).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xây dựng đường
chuẩn xác định nồng độ các hợp chất
NAs
Để xây dựng đường chuẩn xác định
nồng độ các hợp chất NAs ta tiến hành
chuẩn bị 6 mẫu dung dịch mỗi hợp chất
NAs có nồng độ tương ứng là (0; 5; 10;
25; 50 và 100 mg/l ứng với tetryl), (0;
2,5; 5; 10; 25 và 50 mg/l ứng với RDX),
(0; 0,5; 1; 1,5; 10 và 20 mg/l ứng với
HMX). Đo từng mẫu trên máy sắc ký
lỏng hiệu năng cao HPLC tại tín hiệu đo
= 227 nm cho ra đồ thị ngoại chuẩn
dùng để xác định hàm lượng NAs trong
mẫu thí nghiệm.
Các phương trình đường chuẩn dùng để
xác định nồng độ của các hợp chất NAs
26
bằng phương pháp HPLC được biểu
diễn như sau:
Tetryl: y = 63,2597x + 57,3946, khoảng
tuyến tính 0÷100 mg/l.
RDX: y = 36,2411x + 51,4647, khoảng
tuyến tính 0÷50 mg/l.
HMX: y = 52,6638x + 39,3301, khoảng
tuyến tính 0÷20 mg/l.
Trong đó: x là nồng độ các hợp chất
NAs (mg/l); y là diện tích pic trên sắc
đồ HPLC.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc
điểm động học phản ứng oxi hóa phân
hủy NAs
Trong nghiên cứu này để so sánh và
đánh giá đặc điểm động học phản ứng
oxi hóa phân hủy NAs trong các hệ oxi
hóa khác nhau chúng tôi đã lấy mô hình
động học giả bậc nhất đã được thiết lập
cho phản ứng oxi hóa các chất hữu cơ
bằng gốc •OH [9] làm căn cứ. Trong
trường hợp các hợp chất NAs mô hình
này (gọi tắt là mô hình C) được thể hiện
bằng phương trình 1:
ln (CNAs/CNAs(0) ) = -k'NAs.t (1)
Ở đây:
k'NAs: hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến
giả bậc nhất;
CNAs(0): Nồng độ NAs ở thời điểm t=0;
CNAs: Nồng độ NAs ở thời điểm.
Để xác định k’NAs trước tiên cần xây
dựng đồ thị biểu diễn sự biến đổi nồng
độ NAs theo thời gian (CNAs/CNAs(0) - t),
sau đó là đồ thị -ln(CNAs/CNAs(0)) - t đối
với từng hệ nghiên cứu. Nếu đồ thị -
ln(CNAs/CNAs(0)) - t ứng với hệ nào có
dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ thì
có nghĩa là phản ứng oxi hóa NAs trong
hệ đó tương thích với mô hình động học
phản ứng giả bậc nhất (phương trình 1)
và ngược lại. Dựa vào đồ thị -
ln(CNAs/CNAs(o)) - t có thể tính được giá
trị của k’NAs của hệ NAs/AO đó.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả khảo sát sự biến đổi nồng độ
các hợp chất NAs gồm RDX, HMX và
Tet theo thời gian phản ứng (thể hiện
qua đồ thị -ln(CNAs/CNAs(o)) - t) trong
các hệ chỉ có một tác nhân oxi hóa như
EO (hệ NAs/EO), H2O2 (hệ NAs/H2O2),
UV (hệ NAs/UV), được dẫn trên hình
3.1.
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0 20 40 60 80 100
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
0.80
0.90
0 20 40 60 80 100
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
y = 0.0226x
R2 = 0.997
y = 0.0038x
R2 = 0.9989
0.000
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
0.800
0.900
1.000
0 10 20 30 40 50
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc -ln(C/C0) - t ứng với hệ NAs/UV (a), NAs/H2O2
(b), NAs/EO (c) (Điều kiện: T=25 oC, pH=6), CTetryl =43,63 mg/l, CRDX =19,22 mg/l,
CHMX =5,28 mg/l, đèn UV công suất 15 W bước sóng 254 nm
a b c
27
Từ hình 2 ta nhận thấy đồ thị -
ln(CNAs/CNAs(o) ) - t ứng với các hệ
NAs/UV và NAs/H2O2 chỉ có dạng
đường cong bão hòa còn đối với hệ
NAs/EO thì có dạng đường thẳng đi qua
gốc tọa độ. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do phản ứng phân hủy
NAs trong các hệ NAs/UV và
NAs/H2O2 được thực hiện trong điều
kiện chưa có sự tham gia của tác nhân
oxi hóa nâng cao là •OH mà chỉ có các
tác nhân quang hóa (UV) và oxi hóa
thông thường (H2O2) cho nên chưa thể
có được sự phù hợp của mô hình động
học C (vốn chỉ được thiết lập cho phản
ứng có sự tham gia của gốc •OH) với
phản ứng phân hủy NAs trong các hệ
này. Trong khi đó trong hệ NAs/EO vì
đã có sự tham gia của gốc •OH là tác
nhân oxi hóa nâng cao cho nên đã phát
hiện được sự tương thích giữa mô hình
C với động học phản ứng phân hủy NAs
trong hệ NAs/EO.
Kết quả khảo sát sự biến đổi nồng độ
các hợp chất NAs theo thời gian phản
ứng trong các hệ có sự kết hợp giữa 2
tác nhân oxi hóa như NAs/EO-H2O2,
NAs/EO-UV, NAs/UV-H2O2, được dẫn
trên hình 3.
y = 0.0351x
R2 = 0.998
y = 0.0056x
R2 = 0.9984
y = 0.0035x
R2 = 0.9919
0.000
0.200
0.400
0.600
0.800
1.000
1.200
1.400
1.600
0 10 20 30 40 50
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
Tetryl/EO-H2O2
RDX/EO-H2O2
HMX/EO-H2O2
b
y = 0.0787x
R2 = 0.9950
y = 0.0202x
R2 = 0.9992
y = 0.0133x
R2 = 0.9829
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
0 10 20 30 40 50
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
c y = 0.0931x
R2 = 0.9918
y = 0.0531x
R2 = 0.9973
y = 0.0378x
R2 = 0.9746
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
0 5 10 15 20 25 30
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc -ln(C/C0) - t ứng với hệ NAs/EO-H2O2(a)
NAs/UV-H2O2 (b) và NAs/EO-UV (c)
Điều kiện: a) TiO2/Inox, NaCl=3 g/l, I=1 A/dm2, T=25 oC, pH=6
b) H2O2 = 14,5 mM, T=25 oC, pH=6
c) TiO2/Inox, NaCl=3 g/l, I=1 A/dm2, T=25 oC, pH=6
CTetryl =43,63 mg/l, CRDX =19,22 mg/l, CHMX =5,28 mg/l, đèn UV công suất 15 W bước
sóng 254 nm
Từ hình 3 ta nhận thấy mặc dù có chung
một đặc điểm với hệ chỉ có một tác
nhân oxi hóa (hệ NAs/UV, NAs/H2O2)
là tốc độ suy giảm nồng độ NAs theo
thời gian phản ứng giảm dần theo dãy
Tet> RDX >HMX nhưng đồ thị -
ln(C/C0) - t của các hệ có sự kết hợp
giữa hai tác nhân oxi hóa (NAs/EO-
H2O2, NAs/EO-UV, NAs/UV-H2O2) lại
luôn có dạng đường thẳng đi qua gốc
tọa độ. Điều đó có nghĩa phản ứng oxi
hóa NAs trong các hệ có hai tác nhân
oxi hóa đều tuân theo mô hình động học
giả bậc nhất đã được thiết lập với gốc
•OH [9].
a
28
Tương tự như vậy, các đường cong phụ
thuộc -ln(C/C0) - t có dạng đường thẳng
đi qua gốc tọa độ cũng đã được phát
hiện được đối với các hệ phản ứng có
sự kết hợp giữa ba tác nhân oxi hóa như
NAs/EO-UV-H2O2; hoặc trong các hệ
Fenton (NAs/Fenton, NAs/UV-Fenton)
(hình 4).
a
y = 0.1564x
R2 = 0.9975
y = 0.078x
R2 = 0.9961
y = 0.067x
R2 = 0.991
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
0 5 10 15 20 25 30
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
Tetryl/EO-H2O2-UV
RDX/EO-H2O2-UV
HMX/EO-H2O2-UV
b y = 0.0674x
R2 = 0.9996
y = 0.009x
R2 = 0.9863
y = 0.0061x
R2 = 0.9912
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
0 10 20 30 40 50
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
c y = 0.1781x
R2 = 0.9953
y = 0.1239x
R2 = 0.9943
y = 0.0726x
R2 = 0.993
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
0 10 20 30 40 50
Thời gian (phút)
-ln
(C
/C
0)
Tetryl/Fenton-UV
RDX/Fenton-UV
HMX/Fenton-UV
Hình 4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc -ln(C/C0) - t ứng với hệ NAs/EO-H2O2-UV (a),
NAs/Fenton (b) và NAs/UV-Fenton (c)
Điều kiện: a) TiO2/Inox, NaCl=3 g/l, I=1 A/dm2, H2O2 = 14,5 mM , T=25 oC, pH=6
b) Fe2+ = 0,675 mM, H2O2 = 14,5 mM, T=25 oC, pH=3
c) Fe2+ = 0,675 mM, H2O2 = 14,5 mM, T=25 oC, pH=3,
CTetryl =43,63 mg/l, CRDX =19,22 mg/l, CHMX =5,28 mg/l, đèn UV công suất 15 W bước
sóng 254 nm
Điều đó có nghĩa là động học phản ứng
phân hủy NAs trong các hệ oxi hóa nâng
cao có sự tham gia của gốc •OH như hệ
NAs/EO hoặc các hệ có sự kết hợp giữa
hai hoặc ba tác nhân oxi hóa (kể cả các hệ
Fenton) phù hợp với mô hình động học
giả bậc nhất (mô hình C) đã được thiết
lập cho trường hợp oxi hóa phân hủy
các chất hữu cơ bằng gốc •OH (phương
trình 1) [9].
Dựa trên cơ sở các đồ thị -ln(C/C0) - t
đã tính được hằng số tốc độ biểu kiến
giả bậc nhất k'NAs ứng với các hệ AO
của NAs (hình 5).
0
0.04
0.08
0.12
0.16
0.2
NA
s/E
O
NA
s/E
O-
H2
O2
NA
s/F
en
ton
NA
s/U
V-
H2
O2
NA
s/E
O-
UV
NA
s/E
O-
H2
O2
-U
V
NA
s/F
en
ton
-U
V
k'
N
As
Tetryl
RDX
HMX
Hình 5. Hằng số tốc độ biểu kiến k'NAs ứng với các hệ oxi hóa nâng cao khác nhau của NAs
29
Từ hình 5 ta nhận thấy, sự biến đổi
hằng sô tốc độ k'NAs trong các hệ AO
của NAs phụ thuộc vào thành phân tác
nhân oxi hóa trong các hệ đó. Hằng số
này biến đổi theo quy luật chung là tăng
dần theo dãy:
NAs/EO → NAs/EO-H2O2 →
NAs/Fenton → NAs/UV-H2O2 →
NAs/EO-UV → NAs/EO-H2O2-UV →
NAs/UV-Fenton.
Nói cách khác k'NAs của hệ AO có một
tác nhân oxi hóa oxi hóa luôn thấp hơn
k'NAs của hệ có 2 và 3 tác nhân oxi hóa
trong đó hệ nào có khả năng tạo hàm
lượng cao gốc •OH thì hệ đó luôn có giá
trị k'NAs cao. Thí dụ, trong hệ NAs/EO
thì k'NAs có giá trị thấp vì NAs bị phân
hủy chỉ bằng lượng nhỏ •OH được tạo
ra từ nguồn là quá trình điện phân trên
anot trong khi đó k'NAs của các hệ
NAs/EO-H2O2, NAs/EO-UV lại có giá
trị cao hơn vì ngoài lượng •OH được
sinh ra từ nguồn trên còn có thêm tác
động của lượng lớn H2O2 được bổ sung
vào dung dịch (hệ NAs/EO-H2O2). Giá
trị k'NAs của hệ NAs/EO-UV cao hơn
k'NAs của hệ NAs/EO và NAs/EO-H2O2
vì trong hệ này •OH được tạo ra từ 2
nguồn là phản ứng trên anot và phản
ứng quang phân H2O2 được sinh ra từ
phản ứng khử oxi hòa tan trong dung
dịch. Giá trị k'NAs của hệ NAs/EO cũng
thấp hơn so với hệ NAs/UV-H2O2 hoặc
NAs/EO-UV-H2O2 vì trong 2 hệ này
•OH đều được sinh ra từ phản ứng
quang phân H2O2 bằng UV. Đặc biệt
hàm lượng •OH được sinh ra trong hệ
NAs/UV-Fenton là cao hơn đáng kể so
với hệ NAs/Fenton và cả hệ NAs/EO-
UV-H2O2. Nguyên nhân là do trong hệ
này nhờ phản ứng quang phân H2O2 và
tái sinh liên tục chất xúc tác Fe2+ dưới
tác động của UV cho nên hàm lượng
•OH luôn cao và được giữ ổn định trong
suốt quá trình phản ứng. Đây chính là
điểm khác biệt cơ bản giữa hệ
NAs/Fenton và NAs/UV-Fenton.
Kết quả khảo sát còn cho thấy giá trị
k'NAs ứng với các hệ AO của NAs cũng
thay đổi phụ thuộc vào cấu tạo của các
hợp chất NAs. Hằng số k' giảm dần theo
dãy: Tetryl >RDX > HMX. Nguyên
nhân của hiện tượng này có thể liên hệ
với sự khác nhau về cấu tạo và tính chất
của các hợp chất nitramin. Xét về cấu
tạo thì tetryl là một hợp chất chứa vòng
thơm do đó phải có độ bền hoá học kém
hơn RDX, HMX. Hoạt tính của nhóm
thế ái điện tử (SE) các chất thơm
thường phụ thuộc vào xu hướng của
nhóm hút hay đẩy electron. Với nhóm
đẩy electron (ví dụ -CH3, -NH2, -OH, -
Br, -Cl, -NCH3NO2) sẽ hoạt hoá vòng
thơm còn nhóm hút electron (ví dụ -
NO2, -COOH, -NH3, -CN) sẽ phản
hoạt hoá vòng thơm. Các nitramin vòng
(thí dụ, RDX, HMX) không có trạng
thái giàu electron như vòng benzen của
nitro thơm. Do đó việc thế SE của các
30
chất này không dễ dàng xảy ra. Điều
này đã chỉ ra tại sao các hợp chất nitro
thơm có hiệu quả phân huỷ lớn hơn
đáng kể so với các hợp chất nitramin
vòng [1,10].
Từ kết quả khảo sát về đặc điểm động
học phản ứng phân hủy NAs trong một
số hệ AO khác nhau đã cho phép đi đến
kết luận là có thể chọn thông số động
học là hằng số tốc độ biểu kiến giả bậc
nhất k'NAs làm cơ sở để lựa chọn các hệ
AO có khả năng ứng dụng để xử lý hiệu
quả các hợp chất NAs khi các hợp chất
này cùng có mặt trong dung dịch. Hệ
nào có giá trị k'NAs càng cao thì hiệu quả
xử lý các hợp chất NAs càng lớn. Thí
dụ, các hệ có giá trị k'NAs cao như
NAs/Fenton-UV, NAs/EO-UV-H2O2
(hình 5) đều có khả năng phân hủy
nhanh không chỉ Tetryl mà cả RDX và
HMX, trong khi đó hệ NAs/EO lại chỉ
có khả năng phân hủy nhanh Tetryl còn
với RDX và HMX thì tốc độ chuyển
hóa lại rất chậm (bảng 1 và 2).
Bảng 1. Kết quả xử lý nguồn nước nhiễm đồng thời tetryl và RDX bằng tác nhân UV-
Fenton (Điều kiện: pH=3, H2O2=7,25 mM, Fe2+=0,675 mM, T=25oC, CTet=35,24
mg/l, CRDX=22,78 mg/l), đèn UV công suất 15 W bước sóng 254 nm
Thời gian,
phút
Hệ NAs/UV-Fenton Hệ điện hóa (EO)
Tetryl RDX Tetryl RDX
CTet, mg/l η, %
CRDX,
mg/l
η, % η, % η, %
0 35,24 0 22,78 0 0 0
10 17,24 51,08 11,49 49,56 9,36 1,45
20 4,45 87,37 4,36 80,86 20,09 4,08
30 0 100 1,02 95,52 27,33 5,44
60 0 100 36,32 7,15
Bảng 2. Kết quả xử lý nguồn nước bị nhiễm đồng thời RDX và HMX bằng tác nhân
UV- Fenton.(Điều kiện: pH=3, H2O2=7,25 mM, Fe2+=0,675 mM, T=25 oC,
CRDX=22,78 mg/l, CHMX=4,76 mg/l) đèn UV công suất 15 W bước sóng 254 nm
Thời gian,
phút
Hệ NAs/UV-Fenton Hệ điện hóa (EO)
HMX RDX HMX RDX
CHMX,
mg/l
η, %
CRDX,
mg/l
η, % η, % η, %
0 4,76 0 21,58 0 0 0
10 2,65 44,33 11,12 48,47 1,47 2,78
31
Thời gian,
phút
Hệ NAs/UV-Fenton Hệ điện hóa (EO)
HMX RDX HMX RDX
CHMX,
mg/l
η, %
CRDX,
mg/l
η, % η, % η, %
20 1,68 64,71 3,76 82,58 3,99 5,51
30 0,78 83,61 0,89 95,88 5,88 7,60
60 0 100 0 100 7,35 9,27
Từ bảng 1 và 2 ta nhận thấy, khả năng
chuyển hóa đồng thời các hợp chất NAs
bằng tác nhân UV-Fenton là rất tốt. Sau
60 phút có thể loại bỏ hoàn toàn các
hợp chất NAs trong dung dịch, còn đối
với các giải pháp khác như EO thì hiệu
suất chuyển hóa (η) thấp hơn đáng kể.
4. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể
rút ra một số kết luận sau:
Động học quá trình chuyển hóa các hợp
chất NAs trong các hệ phản ứng có sự
tham gia của gốc •OH, điều này đều
tuân theo mô hình động học giả bậc
nhất đã được thiết lập với gốc •OH. Hệ
nào có khả năng sinh ra lượng gốc •OH
càng lớn thì hằng số tốc độ biểu kiến
giả bậc nhất k' và khả năng chuyển hóa
NAs càng cao. Chính vì vậy có thể lấy
thông số động học k' làm cơ sở để lựa
chọn các hệ oxi hóa nâng cao có khả
năng ứng dụng hiệu quả để xử lý các
hợp chất NAs khi chúng cùng bị ô
nhiễm trong môi trường nước.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số
104.07-2014.25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Thiếp (2002), Hóa học và
độ bền của vật liệu nổ, Nxb Quân đội
Nhân dân.
2. Đỗ Ngọc Khuê (2010), Công nghệ xử
lý các chất thải nguy hại phát sinh từ
hoạt động quân sự, Nxb Quân đội
Nhân dân.
3. Nguyễn Hải Bằng (2011), Nghiên
cứu đặc điểm quá trình hấp phụ của
các chất nổ nhóm nitramin trong môi
trường nước và ứng dụng trong xử lý
môi trường, Luận án TS, Viện KH-
CNQS.
4. Đỗ Ngọc Khuê, Đỗ Bình Minh,
Nguyễn Hải Bằng, Tô Văn Thiệp,
Vũ Quang Bách (2010), Nghiên cứu
khả năng sử dụng phương pháp điện
phân để xử lý làm sạch nguồn nước
bị nhiễm thuốc nổ Tetryl, Tạp chí
Phân tích hóa, lý và sinh học,
tr.119-127, T.15.
32
5. Đỗ Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Bằng,
Đỗ Bình Minh, Tô Văn Thiệp, Vũ
Quang Bách (2010), Ứng dụng
phương pháp HPLC để đánh giá
hiệu quả phân hủy điện hoá thuốc
nổ Hexogen nhiễm trong nước thải,
Tạp chí Phân tích Hoá, lý và sinh
học, tr.127-132, T.15.
6. Vũ Quang Bách, Đỗ Bình Minh, Đỗ
Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Bằng, Vũ
Đức Lợi (2013), Nghiên cứu khả
năng nâng cao hiệu quả phân huỷ
điện hoá thuốc nổ 2,4,6-
trinitrophenyl-N-metylnitramin
nhiễm trong môi trường nước bằng
một số tác nhân oxi hoá nâng cao,
Tạp chí Phân tích hoá, lý và sinh
học, tr.37-43, T.18.
7. Vũ Quang Bách, Đỗ Bình Minh, Đỗ
Ngọc Khuê (2012), Khả năng sử
dụng phương pháp điện phân và
một số tác nhân oxi hoá để phân
huỷ đồng thời hexogen và tetryl
nhiễm trong môi trường nước, Tạp
chí Nghiên cứu Khoa học và Công
nghệ quân sự, tr.72-81, số 21.
8. D.N. Khue, T.D. Lam, N.V. Chat,
V.Q. Bach, D.B. Minh, V. D. Loi,
N. Van Anh (2014), Sumultaneous
degradation of 2,4,6-trinitrophenyl-
N-metylnitramine (tetryl) and
hexahydro-1,3,5-trinitro-1,3,5
triazine (RDX) in polluted
wastewater Using Some Advanced
Oxidation Processes, Journal of
Industrial and Engineering
Chemitry 20 pp.1468–1475.
9. Kyung Duk Zoh, Michael K. Stenstrom
(2002), Fenton oxidation of
hexahydro-1,3,5-trinitro-1,3,5-triazine
(RDX) end octahydro-1,3,5,7-
tetranitro-1,3,5,7-tetrazocine (HMX),
Water Research, pp 1331-1341,
Vol.36.
10. Ming-Jer Liou, Ming-chun Lu,
Jong- Nan Chen (2003). Oxidation
of explosives by Fenton and photo-
Fenton processes. Water Research
37, pp.3172-3179.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26264_88262_1_pb_1273_2096816.pdf