Thứ nhất, việc thiết kế cấu thành tội
phạm do pháp nhân thương mại thực hiện
cùng với điều luật quy định về cấu thành
tội phạm do người phạm tội thực hiện đòi
hỏi chủ thể tiến hành tố tụng khi áp dụng
pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân thương mại phạm tội
không chỉ căn cứ vào khoản của điều luật
quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại, mà còn phải căn cứ cả vào
khoản quy định trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội được quy định trong cùng
điều luật đó. Đây là cách thiết kế quy phạm
pháp luật viện dẫn. Vì vậy, muốn xác định
chính xác hành vi phạm tội của pháp nhân
thương mại đã thực hiện, các chủ thể tiến
hành tố tụng không chỉ nhận thức đầy đủ
và đúng đắn quy định của điều khoản về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại, mà trước hết phải nhận thức đầy đủ và
đúng đắn về quy phạm pháp luật quy định
trách nhiệm hình sự của người phạm tội
trong cùng điều luật đó.
Hơn nữa, đối với nhiều cấu thành tội
phạm đều quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt
vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” là
dấu hiệu định tội đối với cả người phạm tội
và pháp nhân thương mại. Ngoài việc phải
xác định chính xác và đúng đắn các dấu hiệu
này đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng còn
phải phân biệt rõ ràng các dấu hiệu này đã
được áp dụng cụ thể như thế nào đối với
người phạm tội là đại diện của pháp nhân
thương mại và với pháp nhân thương mại.
Có như vậy mới bảo đảm thực hiện triệt để
nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đã
được quy định trong BLHS là: “việc pháp
nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự
không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá
nhân”4. Tuy nhiên, các chủ thể tiến hành
tố tụng cũng cần lưu ý: đối với người hoặc
những người đứng đầu pháp nhân thương
mại thì tùy từng trường hợp cụ thể để xử
lý. Nếu những người này đều biết và thống
nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì
họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh
với pháp nhân thương mại và người trực
tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho
rằng, trong số họ có người không biết hoặc
phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ
không phải chịu trách nhiệm chung tội danh
với pháp nhân thương mại
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện trong bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) và một số vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
1. Theo quy định của BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), pháp nhân
thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự đối với 33 tội danh được xác định cụ thể
tại Điều 76, trong đó có 22 tội danh thuộc
nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế, 09 tội danh thuộc nhóm các tội phạm về
môi trường và 02 tội danh thuộc nhóm các
tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng. Qua nghiên cứu cho thấy, các
cấu thành tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện có một số đặc điểm như sau:
Một là, dưới góc độ lập pháp hình sự, nhà
làm luật không xây dựng cấu thành tội phạm
riêng biệt đối với pháp nhân thương mại.
Nghiên cứu quy định 33 tội phạm cụ
thể trong ba chương thuộc phần Các tội
phạm của BLHS cho thấy, các tội phạm do
pháp nhân thương mại thực hiện đều được
quy định chung với điều luật quy định về
cấu thành tội phạm do người phạm tội thực
hiện; được thiết kế và quy định tại các khoản
cuối cùng của điều luật đó. Từ đó cho thấy
các dấu hiệu hành vi được mô tả trong các
cấu thành tội phạm được quy định tại các
điều luật có sự đồng nhất giữa người phạm
tội và pháp nhân thương mại phạm tội. Theo
đó, pháp nhân thương mại hoạt động thông
qua người đại diện của pháp nhân thương
mại hoặc các thành viên của pháp nhân
thương mại. Sở dĩ, nhà làm luật không xây
dựng một cấu thành tội phạm riêng nào cho
pháp nhân thương mại là góp phần giúp các
chủ thể áp dụng pháp luật xác định nhanh
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM DO PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA
CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
NGUYỄN ANH TUẤN*
* Tiến sĩ, Phó trưởng bộ môn Pháp luật và Nghiệp
vụ Công an, Học viện Chính trị Công an nhân dân
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới cả về lý luận
và thực tiễn, do đó đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng không những phải có nhận
thức đúng về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, mà còn phải nhận
thức về đặc điểm của tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện để góp phần
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với pháp nhân thương mại của
các chủ thể tiến hành tố tụng.
Từ khóa: Pháp nhân thương mại phạm tội, áp dụng pháp luật, chủ thể tiến
hành tố tụng.
Ngày nhận bài: 10/01/2020; Ngày biên tập xong: 20/01/2020; Ngày duyệt đăng:
17/02/2020.
Criminal liability of corporate legal entities is a new theoretical and practical
issue that legal proceedings entities need to aware of not only criminal liability of
corporate legal entities but also characteristics of crimes conducted by corporate
legal entities. Therefore, the effeciency of law application of legal proceedings
entities for corporate legal entities will be improved.
Keywords: Corporate legal entities conduct the crimes, law application, legal
proceedings entities.
44
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM DO PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
chóng hành vi của người phạm tội với trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại,
tránh sự đồng nhất hai loại trách nhiệm đó
với nhau. Hơn nữa, cách thiết kế điều luật
và mô tả cấu thành tội phạm như trên cũng
góp phần bảo đảm cho việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của
người phạm tội.
Tuy nhiên, đối với tư cách chủ thể của
tội phạm khác nhau thì các dấu hiệu cụ thể
thuộc các yếu tố của cấu thành tội phạm cơ
bản, cấu thành tội phạm tăng nặng cũng
có sự khác biệt tùy thuộc vào tính chất của
mỗi loại tội nhất định. Chẳng hạn: Đối với
Tội buôn lậu (Điều 188) thì giá trị hàng hóa,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý
trong cấu thành tội phạm cơ bản áp dụng đối
với người phạm tội và pháp nhân thương
mại là khác biệt nhau1, nhưng đối với Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) thì các
trường hợp phạm tội của pháp nhân thương
mại đều tương tự như đối với người phạm
tội, chỉ khác nhau về chế tài áp dụng2.
Hai là, nhiều cấu thành tội phạm do pháp
nhân thương mại thực hiện, nhà làm luật quy
định dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành
chính” hoặc “đã bị kết án” là dấu hiệu định tội.3
Theo quy định của BLHS, có 13/33 tội
danh do pháp nhân thương mại thực hiện
có dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành
chính” hoặc “đã bị kết án”, có 01 tội danh
có dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành
chính” là dấu hiệu định tội trong cấu thành
tội phạm cơ bản. Đây là dấu hiệu phản ánh
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
1 Xem: khoản 1 và khoản 6, Điều 188, BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
2 Xem: Điều 190, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017)
3 Xem: Các điều 188, 189, 190, 191, 192, 195, 200,
216, 227, 232, 242, 244, 245, 246 (đã bị xử phạt vi
phạm hành chính).
của hành vi phạm tội do pháp nhân thương
mại thực hiện có tính nguy hiểm đáng kể
cho xã hội, thể hiện khả năng chống đối xã
hội của pháp nhân thương mại, xâm phạm
trật tự pháp luật và trật tự quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực nhất định. Điều đặc biệt là
những dấu hiệu này đều được quy định là
dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm
đối với cả người phạm tội và pháp nhân
thương mại phạm tội.
Như vậy, với kỹ thuật lập pháp trên
đây đòi hỏi xác định rất rõ ràng, cụ thể hành
vi phạm tội của pháp nhân thương mại và
hành vi phạm tội của người đại diện pháp
nhân thương mại làm cơ sở cho thực tiễn
phân hóa trách nhiệm hình sự trong áp
dụng pháp luật hình sự.
Ba là, tội phạm do pháp nhân thương mại
thực hiện chỉ thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế có 48 điều luật quy định
các tội phạm cụ thể khác nhau trong các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế,
tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
thì có 22 điều luật quy định trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Chương XIX - Các tội phạm về môi trường
có 12 điều luật quy định các tội phạm cụ thể
khác nhau thì chỉ có 09 điều luật quy định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại. Chương XXI - Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng có 69 điều
quy định các tội phạm cụ thể khác nhau thì
chỉ có 02 điều quy định trách nhiệm hình sự
của pháp nhân thương mại. Đó là Điều 300
quy định về tội tài trợ khủng bố và Điều 324
quy định về tội rửa tiền.
BLHS chỉ quy định trách nhiệm hình
sự đối với các loại tội phạm trên thể hiện sự
tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
45Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
cũng như bảo đảm sự tiếp thu kinh nghiệm
lập pháp tiến bộ của các trên thế giới trong
lĩnh vực còn rất mới mẻ này. Đặc biệt, việc
quy định các tội phạm này tương đồng với
lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân
thương mại và đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn về tính phổ biến của hành vi nguy
hiểm cho xã hội do pháp nhân thương mại
thực hiện và nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm
trong tình hình mới.
Bốn là, tội phạm do pháp nhân thương mại
thực hiện đa phần đều có dấu hiệu định lượng.
Dấu hiệu định lượng là một trong
những dấu hiệu quan trọng thể hiện tại mặt
khách quan của tội phạm, tạo căn cứ quan
trọng để định tội danh đối với các cấu thành
tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm
tăng nặng của mỗi loại tội phạm. Trong 33
tội phạm do pháp nhân thương mại thực
hiện thì có tới 32 tội danh có quy định dấu
hiệu định lượng.
Dấu hiệu định lượng trong các cấu
thành tội phạm được quy định đối với pháp
nhân thương mại thể hiện ở cả cấu thành tội
phạm cơ bản và cấu thành tội phạm tăng
nặng, như: Tội buôn lậu (Điều 188), Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới (Điều 189), Tội gây ô nhiễm môi trường
(Điều 235)... Có tội chỉ quy định dấu hiệu
định lượng ở cấu thành tội phạm tăng nặng
mà không quy định ở cấu thành tội phạm
cơ bản, như: Tội sản xuất, buôn bán hàng
giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm (Điều 193), Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh (Điều 194)...
Dấu hiệu định lượng phản ánh hậu quả
của tội phạm do pháp nhân thương mại
thực hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất
(tính mạng, sức khỏe) với những tình tiết,
gồm: làm chết người; tổn hại cho sức khỏe
của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật theo tỷ
lệ phần trăm (%) trong giới hạn nhất định,
như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều
192), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
(Điều 193), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều
194)...; dưới dạng thiệt hại về vật chất với
những tình tiết thể hiện giá trị của tài sản,
như: Tội in, phát hành, mua bán trái phép
hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước (Điều 203), Tội gian lận trong kinh
doanh bảo hiểm (Điều 213)... Dấu hiệu định
lượng còn phản ánh là đối tượng tác động
của tội phạm thể hiện bằng giá trị tài sản (giá
từ ... đồng đến ... đồng), như: Tội buôn lậu
(Điều 188), Tội vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); bằng
số lượng, trọng lượng của vật chất, phương
tiện phạm tội (mét khối, kilôgam), như: Tội
vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng
và lâm sản (Điều 232), Tội gây ô nhiễm môi
trường (Điều 235)... Điều này cũng phản
ánh rằng, đa số các tội phạm do pháp nhân
thương mại thực hiện có cấu thành tội phạm
vật chất.
Năm là, các tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện chủ yếu là tội phạm ít nghiêm
trọng và tội phạm nghiêm trọng.
Căn cứ vào các loại hình phạt được
quy định tại các điều luật cụ thể đối với
các tội phạm do pháp nhân thương mại
thực hiện và phân loại tội phạm tại Điều
9 BLHS, có nhiều quan điểm khác nhau
về phân loại tội phạm đối với pháp nhân
thương mại. Quan điểm thứ nhất cho rằng,
pháp nhân thương mại chỉ phạm tội ít
nghiêm trọng do tội phạm ít nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do BLHS quy định đối với
tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; còn tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chỉ căn cứ
vào hình phạt tù. Hình phạt đối với pháp
46
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM DO PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
nhân thương mại lại không có hình phạt tù
mà thường quy định cho mỗi tội phạm là
“Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy
định tại khoản ... Điều này ... thì bị phạt tiền từ
... đồng đến ... đồng”.
Còn quan điểm thứ hai thì phân loại tội
phạm do pháp nhân thương mại thực hiện
trong các điều luật sẽ tương ứng với phân
loại tội phạm do cá nhân thực hiện tại các
điều luật đó. Chúng tôi cho rằng, quan điểm
thứ hai về phân loại tội phạm đối với pháp
nhân thương mại là hợp lý hơn. Bởi lẽ, nếu
chỉ căn cứ vào hình phạt tiền mà xác định
tất cả các tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng
thì không phản ánh đầy đủ tính chất và
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
do pháp nhân thương mại thực hiện. Trong
33 tội phạm do pháp nhân thương mại thực
hiện có 23 tội phạm ít nghiêm trọng, 09
tội phạm nghiêm trọng và 01 tội phạm rất
nghiêm trọng.
Như vậy, để xác định loại tội phạm do
pháp nhân thương mại thực hiện cần phải
căn cứ vào quy định của BLHS về phân loại
tội phạm tại Điều 9 và quy định về các loại
tội phạm tại các điều luật cụ thể theo các
điều khoản đó.
Sáu là, các tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện luôn là lỗi cố ý.
Việc xem xét hành vi phạm tội cũng
như lỗi của pháp nhân thương mại được
xác định thông qua hành vi, lỗi của người
đứng đầu, lãnh đạo chỉ huy hoặc đại diện
của pháp nhân thương mại thể hiện ở chỗ:
hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ
đạo, điều hành hoặc có sự chấp thuận của
người đứng đầu, đại diện của pháp nhân
thương mại với danh nghĩa thay mặt pháp
nhân thương mại thực hiện nhiệm vụ, trách
nhiệm được pháp nhân thương mại giao.
Mặc dù trong các tội phạm do pháp
nhân thương mại có thể thực hiện, người
phạm tội thực hiện có thể có lỗi vô ý nhưng
đối với pháp nhân thương mại thì luôn là
lỗi cố ý vì người đứng đầu, người đại diện
nhân danh pháp nhân thương mại khi thực
hiện hành vi đều hướng đến mục tiêu lợi
nhuận của pháp nhân thương mại. Do đó,
họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có
thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vì vậy, không được đồng nhất hoàn toàn
lỗi của pháp nhân thương mại với lỗi của
người đại diện của pháp nhân thương mại.
2. Trên cơ sở nhận thức đặc điểm của tội
phạm do pháp nhân thương mại thực hiện
theo quy định của BLHS, đòi hỏi chủ thể áp
dụng pháp luật phải lưu ý một số vấn đề
cơ bản sau đây đối với việc truy cứu trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
được khách quan, đúng đắn. Điều đó có
ý nghĩa quan trọng và góp phần nâng cao
hiệu quả phòng, chống tội phạm do pháp
nhân thương mại thực hiện trong thời gian
tới ở nước ta.
Thứ nhất, việc thiết kế cấu thành tội
phạm do pháp nhân thương mại thực hiện
cùng với điều luật quy định về cấu thành
tội phạm do người phạm tội thực hiện đòi
hỏi chủ thể tiến hành tố tụng khi áp dụng
pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân thương mại phạm tội
không chỉ căn cứ vào khoản của điều luật
quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại, mà còn phải căn cứ cả vào
khoản quy định trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội được quy định trong cùng
điều luật đó. Đây là cách thiết kế quy phạm
pháp luật viện dẫn. Vì vậy, muốn xác định
chính xác hành vi phạm tội của pháp nhân
thương mại đã thực hiện, các chủ thể tiến
hành tố tụng không chỉ nhận thức đầy đủ
và đúng đắn quy định của điều khoản về
47Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
NGUYỄN ANH TUẤN
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại, mà trước hết phải nhận thức đầy đủ và
đúng đắn về quy phạm pháp luật quy định
trách nhiệm hình sự của người phạm tội
trong cùng điều luật đó.
Hơn nữa, đối với nhiều cấu thành tội
phạm đều quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt
vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” là
dấu hiệu định tội đối với cả người phạm tội
và pháp nhân thương mại. Ngoài việc phải
xác định chính xác và đúng đắn các dấu hiệu
này đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng còn
phải phân biệt rõ ràng các dấu hiệu này đã
được áp dụng cụ thể như thế nào đối với
người phạm tội là đại diện của pháp nhân
thương mại và với pháp nhân thương mại.
Có như vậy mới bảo đảm thực hiện triệt để
nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đã
được quy định trong BLHS là: “việc pháp
nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự
không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá
nhân”4. Tuy nhiên, các chủ thể tiến hành
tố tụng cũng cần lưu ý: đối với người hoặc
những người đứng đầu pháp nhân thương
mại thì tùy từng trường hợp cụ thể để xử
lý. Nếu những người này đều biết và thống
nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì
họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh
với pháp nhân thương mại và người trực
tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho
rằng, trong số họ có người không biết hoặc
phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ
không phải chịu trách nhiệm chung tội danh
với pháp nhân thương mại.
Thứ hai, các tội phạm do pháp nhân
thương mại thực hiện là các tội phạm thuộc
nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế, môi trường, trật tự, an toàn công cộng.
Có thể nhận thấy, xuất phát từ tính chất hoạt
động thực tiễn của các pháp nhân thương
mại trên các lĩnh vực trên nên những loại tội
4 Xem: khoản 2, Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017).
phạm này thường được thực hiện trong một
khoảng thời gian lâu dài, hành vi có tính chất
lặp đi lặp lại nhiều lần và hoạt động phạm
tội liên quan đến những lĩnh vực chuyên
môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công
nghệ và kiến thức môi trường liên quan đến
hoạt động của pháp nhân thương mại nên
đặc trưng của quá trình điều tra, xử lý các
vụ phạm tội có số lượng tài liệu, chứng cứ
được thu thập rất lớn. Do đó, để thu thập
được đầy đủ tài liệu, chứng cứ là cơ sở cho
việc chứng minh hành vi phạm tội, đòi hỏi
các chủ thể tiến hành tố tụng phải lập kế
hoạch cụ thể, tập trung xác định chính xác
các tài liệu, chứng cứ cần thu thập, đảm bảo
đầy đủ, khách quan, hợp pháp để xác định
sự thật khách quan của vụ án, làm rõ hành
vi phạm tội của pháp nhân thương mại.
Điều này cho thấy những khó khăn trước
mắt mà các chủ thể tiến hành tố tụng cần
phải nhận thức để kịp thời khắc phục, góp
phần nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét
xử các pháp nhân thương mại phạm tội.
Thứ ba, nhiều cấu thành tội phạm do
pháp nhân thương mại thực hiện có quy
định dấu hiệu định lượng, một mặt tạo sự
thuận lợi, dễ dàng cho việc xác định một
cách cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu định tội,
định khung tạo cơ sở cho việc áp dụng
loại và mức hình phạt phù hợp với từng
trường hợp phạm tội nhất định; mặt khác
cũng gây ra những khó khăn nhất định
trong quá trình xác định hành vi phạm tội
của pháp nhân thương mại, nhất là những
hành vi phạm tội trong lĩnh vực tài chính,
thuế, bảo hiểm xã hội, chứng khoán, sở hữu
công nghiệp và môi trường Điều này đòi
hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện
khoa học kỹ thuật, có sự đánh giá của các cơ
quan chuyên môn; phải mất khá nhiều thời
gian chờ kết luận giám định thì mới có thể
xác định được. Bên cạnh đó, việc xác định
chứng cứ trong các tội phạm này cũng rất
khó khăn, đặc biệt đối với tội gây ô nhiễm
48
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI PHẠM DO PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THỰC HIỆN...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
môi trường. Đây không những là khó khăn,
thách thức trước mắt mà còn lâu dài, đòi hỏi
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ
thể tiến hành tố tụng với chủ thể quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực, các cơ quan chuyên
môn để tập trung xác định và làm rõ hành
vi phạm tội, kết luận chính xác tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
mà pháp nhân thương mại đã thực hiện.
Thứ tư, về vấn đề phân loại tội phạm
để áp dụng các quy định khác của BLHS và
Bộ luật Tố tụng hình sự có liên quan đến
việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân thương mại hoặc người phạm
tội. Trên cơ sở quy định của khoản 2 Điều
9 thì: “Tội phạm do pháp nhân thương mại
thực hiện được phân loại căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội theo quy định tại khoản
1 Điều này và quy định tương ứng đối với
các tội phạm được quy định tại Điều 76 của
Bộ luật này”. Điều này có nghĩa là việc xác
định loại tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện theo quan điểm thứ hai ở trên
đã phân tích là hoàn toàn xác đáng. Vấn đề
đặt ra là cần nhận thức cho thật sự thống
nhất giữa các chủ thể tiến hành tố tụng về
vấn đề này để áp dụng các quy định đối với
người phạm tội với tư cách là đại diện của
pháp nhân thương mại và áp dụng đối với
pháp nhân thương mại với tư cách là chủ
thể của tội phạm trong vụ án đang khởi
tố, điều tra, truy tố và xét xử. Phân loại tội
phạm liên quan đến pháp nhân thương mại
chủ yếu là việc xác định thời hiệu truy cứu
truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn và
thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử. Còn đối
với người phạm tội với tư cách là đại diện
của pháp nhân thương mại thì có liên quan
đến nhiều quy định khác nhau, như: hành
vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm
và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
người phạm tội.
Tuy nhiên, trên cơ sở quy định của
BLHS về các tội phạm do pháp nhân thương
mại thực hiện có khoản quy định: “Phạm
tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79
của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động
vĩnh viễn”. Rõ ràng, đối chiếu với quy định
tại Điều 9 về phân loại tội phạm thì trường
hợp phạm tội này không thể xác định được
loại tội do pháp nhân thương mại thực hiện
thuộc loại tội nào bởi khoản này có nội dung
độc lập với các khoản khác quy định về
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
trong cùng một điều luật. Điều này đòi hỏi
các cơ quan có thẩm quyền phải ban hành
hướng cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực
tiễn tố tụng.
Thứ năm, các tội phạm do pháp nhân
thương mại thực hiện luôn được thực hiện
dưới hình thức cố ý. Để xác định lỗi của pháp
nhân thương mại đòi hỏi phải xác định lỗi của
đại diện pháp nhân thương mại. Tuy nhiên,
xác định lỗi của pháp nhân thương mại với
lỗi của người đại diện pháp nhân thương
mại trong trường hợp cả hai đều là chủ thể
của tội phạm trong cùng một vụ phạm tội sẽ
như thế nào bởi thực tiễn cho thấy, có những
trường hợp đại diện của pháp nhân thương
mại chỉ là một người đứng đầu hoặc ban
lãnh đạo. Nếu trường hợp một người đứng
đầu mà cũng là đại diện duy nhất của pháp
nhân thương mại thì sẽ xác định như thế
nào, tức là họ không thể đại diện cho chính
mình, như Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên. Có lẽ điều này các nhà làm
luật cũng chưa dự liệu hết nên đã quy định
cụ thể một trong các điều kiện truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại là “hành vi phạm tội được thực hiện có
sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của
pháp nhân thương mại”5./.
5 Xem: điểm c, khoản 1, Điều 75 Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cua_toi_pham_do_phap_nhan_thuong_mai_thuc_hien_tron.pdf