Các đặc điểm cận lâm sàng
Vị trí XH
Nhân bèo là vị trí XH thường gặp nhất,
chiếm tỷ lệ 46,2%, tiếp theo là đồi thị (27,0%);
thùy não (10,4%); thân não (6,3%); tiểu não
(5,3%); và nhân đuôi (4,7%). Kết quả này tương
đương với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự(8),
được tiến hành trên các BN tại thành phố Izumo
– Nhật Bản, ghi nhận vị trí XHN thường gặp
nhất là nhân bèo (34%), tiếp theo là đồi thị (33%);
thùy não (15%); thân não (9%); tiểu não (7%); và
nhân đuôi (2%). Theo nghiên cứu của Arboix và
cộng sự(2) thì vị trí XHN thường gặp nhất của các
BN tại Barcelona – Tây Ban Nha là thùy não
(33,2%), tiếp theo là đồi thị (13,5%); hạch nền
(10,5%); bao trong và hạch nền (7,9%); tiểu não
(6,6%); và thân não (6,6%). Kết quả này khác biệt
so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể
do sự khác biệt về chủng tộc.
Thể tích ổ XH
Trung bình là 35,6 ± 38,5 ml. Nếu phân chia
thành từng nhóm thì số BN có thể tích ổ XH
dưới 30 ml chiếm tỷ lệ 61%, từ 30 đến 60 ml
chiếm 20%, và trên 60 ml chiếm 19%.
Tràn máu vào não thất
Chiếm tỷ lệ 61%, kết quả này cao hơn nhiều
so với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự (39%).
Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi
được tiến hành tại BV Chợ Rẫy, là một BV thuộc
tuyến trung ương, tiếp nhận nhiều BN nặng của
tất cả các tỉnh, thành phía Nam Việt Nam
chuyển về; còn nghiên cứu của Tetsuji và cộng
sự(8) được tiến hành tại thành phố Izumo – Nhật
Bản. Khi phân mức độ tràn máu vào não thất
thành 3 nhóm: nhẹ, trung bình, và nặng thì tỷ lệ
của mỗi nhóm lần lượt là 19,5%; 23,9%; và 17,6%.
Tỷ lệ này cũng khác biệt so với nghiên cứu của
Tetsuji và cộng sự (với các tỷ lệ lần lượt là 19%;
15%; và 5%). Sự khác biệt này có thể cũng do các
BN trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn so
với nghiên cứu của họ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của xuất huyết não do tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA XUẤT HUYẾT NÃO DO TĂNG HUYẾT ÁP
Hồ Hữu Thật*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát một cách tổng quát các đặc điểm về dịch tễ học (DTH), lâm sàng (LS), và cận lâm
sàng (CLS) của xuất huyết não (XHN) do tăng huyết áp (THA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, được tiến hành trên 318 bệnh nhân (BN)
XHN do THA điều trị tại khoa Nội thần kinh – BV Chợ Rẫy từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 11/2007.
Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình: 59,2; tỷ lệ nam/nữ là 2,3:1; có tiền sử THA: 71%, trong đó số BN
có theo dõi và điều trị HA liên tục chiếm tỷ lệ 1%. Vị trí XHN thường gặp nhất là nhân bèo, chiếm tỷ lệ
46,2%, tiếp theo là đồi thị (27,0%); thùy não (10,4%); thân não (6,3%); tiểu não (5,3%); và nhân đuôi
(4,7%).
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF HYPERTENSIVE INTRACEREBRAL HEMORRHAGE
Ho Huu That, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 394 - 398
Objective: The aim of this prospective study was to investigate generally the epidemiological, clinical,
and imaging characteristics of hypertensive intracerebral hemorrhage (ICH).
Methods: The subjects were 318 patients with acute hypertensive ICH admitted to Neurology
departement - Cho Ray hospital from April 2007 to November 2007.
Results: Mean age is 59.2; male/female ratio is 2.3:1; the antecedent of hypertension was reported in
71% of the patients, of which there are only 1% were treated and followed continuously. The most common
sites of hypertensive ICH was the putamen (46.2%), followed by the thalamus (27.0%), lobar areas (10.4%),
brainstem (6.3%), cerebellum (5.3%), and caudate nucleus (4.7%).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ (ĐQ) là bệnh lý thường gặp nhất
trong thực hành lâm sàng thần kinh, là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba (sau ung
thư và bệnh tim mạch) tại Hoa Kỳ(0,9).
XHN chỉ chiếm khoảng 10% đến 15% tất cả
các trường hợp ĐQ, nhưng có tỷ lệ tử vong cao
nhất. Chỉ 38% BN XHN sống sót sau năm đầu
tiên.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, XHN được chia
thành 2 nhóm: XHN nguyên phát và XHN thứ
phát. XHN nguyên phát là tình trạng xuất huyết
(XH) trong nhu mô não, có thể lan vào não thất
và/hoặc khoang dưới nhện, do vỡ tự phát các
mạch máu (MM) nhỏ bị tổn thương bởi THA
mãn tính hoặc bệnh lý MM dạng bột(0,0,6,7). XHN
nguyên phát chiếm khoảng 78% – 88% các
trường hợp, trong đó THA là nguyên nhân
thường gặp nhất(5). XHN thứ phát ít gặp hơn, do
biến chứng của các tổn thương như bất thường
MM não, u não, bệnh lý về đông máu, hoặc do
điều trị thuốc.
Tại Việt Nam, trước đây đã có một số nghiên
cứu về XHN do THA, tuy nhiên chưa có nghiên
cứu nào khảo sát một cách tổng quát các đặc
điểm về DTH, LS, cũng như các vị trí XH điển
hình do THA trên hình ảnh học.
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là khảo
sát một cách tổng quát các đặc điểm về DTH, LS,
và CLS của XHN do THA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu bao gồm tất cả các BN XHN
* Khoa: Bệnh lý mạch máu não, BV. Nhân dân 115, ** Bộ môn Thần kinh, ĐHYD TP. HCM.
cấp do THA nhập vào khoa Nội thần kinh –
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5/2007 đến tháng
11/2007. Các BN được chẩn đoán bằng LS và CT
scan não. Chẩn đoán LS ĐQ dựa theo tiêu chuẩn
của tổ chức y tế thế giới. ĐQ cấp được tính trong
tháng đầu của bệnh. Chẩn đoán nguyên nhân là
THA khi BN ĐQ XHN cấp có HATT lúc NV ≥
140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg, và có
tiền sử THA và/hoặc có dày thất trái trên điện
tâm đồ (ECG). Tất cả các BN có các XN về đông
máu và/hoặc số lượng tiểu cầu bất thường, hoặc
có bằng chứng của XHN do vỡ dị dạng MM não
trên hình ảnh chụp mạch máu não đều bị loại
khỏi nghiên cứu.
Tất cả các BN được hỏi bệnh sử, tiền sử,
thăm khám LS và CLS ngay lúc NV để ghi
nhận các yếu tố: tuổi, giới, thời gian từ lúc
khởi phát đến lúc NV (tính bằng ngày), HA lúc
NV, mức độ ý thức theo thang điểm GCS, tiền
sử THA và quá trình theo dõi điều trị, tiền sử
uống rượu, đo ECG, chụp CT scan sọ não, và
các XN về số lượng tiểu cầu, đông máu, đường
huyết, và men gan.
Số liệu thu thập sẽ được xử lý và phân tích
bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0.
Các biến định tính được thống kê theo tần suất,
tỷ lệ phần trăm. Các biến định lượng được thống
kê theo giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, trung
bình, độ lệch chuẩn. Sau đó, tất cả các biến được
trình bày dưới dạng các bảng, hoặc biểu đồ.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ 15/04/2007
đến 04/11/2007, tổng cộng có 318 BN thỏa mãn
tiêu chuẩn XHN do THA với các đặc điểm sau:
Các đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Các đặc điểm DTH.
Các thông số Kết quả Tỷ lệ
Đối tượng (n) 318
Giới (nam/nữ) 221/97 2,28 : 1
Tuổi (năm) 59,2 ± 13,5
Không/thỉnh thoảng 220 70%
Mỗi ngày 98 30% Tiền sử uống
rượu
Tiền sử THA 227/318 71%
Qúa trình điều Không điều trị 66/227 29%
Các thông số Kết quả Tỷ lệ
Điều trị liên tục 2/227 1% trị của BN trong
nhóm có tiền
sử THA Điều trị không liên tục 159/227 70%
Các đặc điểm lâm sàng
Bảng 2: Các đặc điểm LS.
Các thông số
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Thời gian từ lúc khởi
phát đến lúc NV 0 ngày 20 ngày 1,8 ngày 3,5 ngày
Huyết áp lúc NV (mmHg)
Tâm thu 140 300 177,8 27,5
Tâm trương 60 180 98,1 13,6
Điểm GCS lúc NV 3 15 11,2 4,3
Bảng 3: Phân nhóm thời gian từ lúc khởi phát đến
lúc NV.
Thời gian từ lúc khởi phát
đến lúc NV
Số trường
hợp Tỷ lệ
Ngày 0
Ngày 1 – 3
Ngày 4 – 20
149
121
48
47%
38%
15%
Bảng 4: Phân độ điểm hôn mê Glasgow lúc NV.
Điểm hôn mê Glasgow lúc NV
(điểm)
Số trường
hợp Tỷ lệ
15
14 – 13
12 – 7
6 – 3
130
47
80
61
41%
15%
15%
19%
Các đặc điểm về cận lâm sàng
Đặc điểm của khối máu tụ trên CT scan
Vị trí xuất huyết
Bảng 5: Phân bố vị trí XHN.
Vị trí ổ XH Số trường hợp Tỷ lệ
Nhân bèo
Đồi thị
Não thùy
Thân não
Tiểu não
Đầu nhân đuôi
147
86
33
20
17
15
46,2%
27,0%
10,4%
6,3%
5,3%
4,7%
Thể tích ổ XH
Bảng 6: Phân độ thể tích XHN.
Thể tích ổ XH (ml) Số trường hợp Tỷ lệ
< 30
30 – 60
> 60
193
65
60
60,7%
20,4%
18,9%
Tràn máu não thất
Bảng 7: Tỷ lệ tràn máu não thất.
Mức độ tràn máu não thất Số trường hợp Tỷ lệ
Không
Ít
Trung bình
Nhiều
124
62
76
56
39%
19,5%
23,9%
17,6%
Các cận lâm sàng khác
Bảng 8: Các XN khác.
XN Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
TQ (giây)
TCK (giây)
AST (IU/l)
ALT (IU/l)
10,0
21,6
12
6
13,0
35,0
342
326
12,3
31,1
47,3
35,6
0,5
2,1
40,2
30,0
BÀN LUẬN
Các đặc điểm dịch tễ học
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung
bình của BN là 59,2 ± 13,5. Nhỏ nhất là 29 tuổi và
lớn nhất là 96 tuổi. Trong đó, hai nhóm tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 41 đến 50 (chiếm
27,9%), và từ 51 đến 60 (chiếm 27,7%). Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của Arboix và
cộng sự(0) (70,5 tuổi). Sự khác biệt này có thể do
việc kiểm soát HA của các BN THA ở Việt Nam
kém hơn so với ở nước ngoài, dẫn đến tuổi khởi
phát ĐQ cũng thấp hơn.
Giới
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy XHN
do THA xảy ra ở nam (69%) nhiều hơn ở nữ
(31%). Tỷ lệ nam/nữ (221/97 người) là 2,3; không
có sự khác biệt rõ so với các nghiên cứu khác
trong và ngoài nước. Có lẽ, nam giới có nhiều
yếu tố nguy cơ gây XHN hơn nữ giới như uống
rượu nhiều, hút thuốc lá, stress trong công việc.
Tiền sử uống rượu
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử uống rượu mỗi
ngày là 30%, thấp hơn so với tác giả Tetsuji(8) và
cộng sự. Sự khác biệt này có lẽ là do người nước
ngoài có thói quen uống rượu nhiều hơn so với
người Việt Nam.
Tiền sử THA
Tỷ lệ BN có tiền sử THA là 71%, thấp hơn so
với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự ở Nhật
Bản (79%). Sự khác biệt này có thể là do trong
nghiên cứu của chúng tôi có những BN chưa
từng đi khám sức khỏe lần nào nên không biết
được trị số HA trước đó của họ là bao nhiêu, có
tăng hay không; hoặc do người dân Nhật Bản
quan tâm đến sức khỏe của họ nhiều hơn.
Quá trình điều trị của các BN có tiền sử
THA
Tỷ lệ BN có tiền sử THA được điều trị liên
tục chỉ chiếm 1%, còn lại 29% không điều trị, và
70% điều trị không liên tục. Qua đó cho thấy số
BN có tiền sử THA ở Việt Nam được theo dõi và
điều trị liên tục chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này có
thể do ý thức về bệnh tật của người Việt Nam
còn thấp và/hoặc mạng lưới y tế của Việt Nam
hoạt động còn chưa thật sự hiệu quả.
Các đặc điểm lâm sàng
Thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc
NV
Thời gian từ lúc khởi phát ĐQ đến lúc NV
trung bình là 1,8 ± 3,5 ngày. Trong đó, số BN NV
vào ngày 0 (ngày xảy ra ĐQ) chiếm tỷ lệ 47%,
thấp hơn so với nghiên cứu của Tetsuji và cộng
sự(8) (77%). Điều này có thể do tiêu chí chọn mẫu
của chúng tôi chọn những trường hợp XHN do
THA, bao gồm cả những BN từ các tỉnh chuyển
đến nếu thỏa mãn các điều kiện. Khi xảy ra ĐQ,
phần lớn những BN từ các tỉnh được nhập ngay
vào tuyến y tế địa phương khám và điều trị ban
đầu, sau đó có trường hợp được chuyển lên
bệnh viện Chợ Rẫy vì bệnh nặng cần can thiệp
phẫu thuật hoặc theo yêu cầu của thân nhân BN.
Vì thế thời gian từ lúc khởi phát ĐQ tới lúc nhập
bệnh viện Chợ Rẫy kéo dài hơn.
HATT lúc NV
HATT trung bình lúc NV là 177,8 ± 27,5
mmHg. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở mức
HA từ 160 mmHg đến 180 mmHg (chiếm tỷ lệ
53,1% tổng số các BN).
HATTr lúc NV
HATTr trung bình lúc NV là 98,1 ± 13,6
mmHg. Tỷ lệ BN có HATTr ≥ 90 mmHg chiếm
83,6%. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở mức
HA 100 mmHg (chiếm tỷ lệ 53,1% tổng số các
BN)
Điếm Glasgow lúc NV
Trung bình là 11,2 ± 4,3. Trong đó, số BN có
điểm GCS = 15 chiếm tỷ lệ cao nhất (41%), tương
đương với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự
(41%). Số BN có điểm GCS từ 14 – 13; 12 – 7; và
từ 6 – 3 chiếm các tỷ lệ lần lượt là 15%; 25%; và
19%. Các kết quả này cũng tương đương với
nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự(8).
Các đặc điểm cận lâm sàng
Vị trí XH
Nhân bèo là vị trí XH thường gặp nhất,
chiếm tỷ lệ 46,2%, tiếp theo là đồi thị (27,0%);
thùy não (10,4%); thân não (6,3%); tiểu não
(5,3%); và nhân đuôi (4,7%). Kết quả này tương
đương với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự(8),
được tiến hành trên các BN tại thành phố Izumo
– Nhật Bản, ghi nhận vị trí XHN thường gặp
nhất là nhân bèo (34%), tiếp theo là đồi thị (33%);
thùy não (15%); thân não (9%); tiểu não (7%); và
nhân đuôi (2%). Theo nghiên cứu của Arboix và
cộng sự(2) thì vị trí XHN thường gặp nhất của các
BN tại Barcelona – Tây Ban Nha là thùy não
(33,2%), tiếp theo là đồi thị (13,5%); hạch nền
(10,5%); bao trong và hạch nền (7,9%); tiểu não
(6,6%); và thân não (6,6%). Kết quả này khác biệt
so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể
do sự khác biệt về chủng tộc.
Thể tích ổ XH
Trung bình là 35,6 ± 38,5 ml. Nếu phân chia
thành từng nhóm thì số BN có thể tích ổ XH
dưới 30 ml chiếm tỷ lệ 61%, từ 30 đến 60 ml
chiếm 20%, và trên 60 ml chiếm 19%.
Tràn máu vào não thất
Chiếm tỷ lệ 61%, kết quả này cao hơn nhiều
so với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự (39%).
Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi
được tiến hành tại BV Chợ Rẫy, là một BV thuộc
tuyến trung ương, tiếp nhận nhiều BN nặng của
tất cả các tỉnh, thành phía Nam Việt Nam
chuyển về; còn nghiên cứu của Tetsuji và cộng
sự(8) được tiến hành tại thành phố Izumo – Nhật
Bản. Khi phân mức độ tràn máu vào não thất
thành 3 nhóm: nhẹ, trung bình, và nặng thì tỷ lệ
của mỗi nhóm lần lượt là 19,5%; 23,9%; và 17,6%.
Tỷ lệ này cũng khác biệt so với nghiên cứu của
Tetsuji và cộng sự (với các tỷ lệ lần lượt là 19%;
15%; và 5%). Sự khác biệt này có thể cũng do các
BN trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn so
với nghiên cứu của họ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 318 BN XHN do THA trong
giai đoạn cấp tại khoa Nội thần kinh – BV Chợ
Rẫy từ tháng 05/2007 đến tháng 11/2007, chúng
tôi ghi nhận được một số kết luận như sau:
Tuổi mắc bệnh có xu hướng ngày càng trẻ
hơn, trung bình là 59,2 tuổi, thấp hơn so với các
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nam giới mắc bệnh cao hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ là 2,3:1.
Tiền sử THA được ghi nhận trong 71%
trường hợp, trong đó số BN có theo dõi và điều
trị HA liên tục chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 1%.
Vị trí XHN thường gặp nhất là nhân bèo,
chiếm tỷ lệ 46,2%, tiếp theo là đồi thị (27,0%);
thùy não (10,4%); thân não (6,3%); tiểu não
(5,3%); và nhân đuôi (4,7%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aminoff MJ, Greenberg DA, Simon RP (2005). Stroke. In:
Aminoff MJ, Greenberg DA, Simon RP. Clinical Neurology,
sixth edition, pp. 311 – 312. McGraw-Hill, New York.
2. Arboix A, Comes E, García-Eroles L, Massons J, Oliveres M,
Balcells M et al (2002). Site of bleeding and early outcome in
primary intracerebral hemorrhage. Acta Neurol Scand, 105:
282 – 288.
3. Broderick JP, Adams HP, Barsan W, et al (1999). Guidelines
for the management of spontaneous intracerebral
hemorrhage: a statement for healthcare professionals from a
special writing group of the stroke council, American Heart
Association. Stroke, 30: 905 – 915.
4. Brott TG, Broderick JP, Kothari RU et al (1997). Early
hemorrhage growth in patients with intracerebral
hemorrhage. Stroke, 28: 1 – 5.
5. Fisher CM (1971). Pathological observations in hypertensive
cerebral hemorrhage. J Neuropathol Exp Neurol, 30: 536 –
550.
6. Kanzi S, Corman C, Douen AG (2002). Blood pressure
management in acute stroke: comparison of current
guidelines with prescribing patterns. Can. J. Neurol Sci, 29:
125 – 131.
7. Rasool AHG, Rahman ARA, Choudhury SR, Singh RB (2004).
Blood pressure in acute intracerebral hemorrhage. Journal
of human hypertension, 18: 187 – 192.
8. Tetsuji I, Naohiko O, Akihiko T, Masaaki S, Kaita Y (2003).
Primary intracerebral hemorrhage in Izumo city, Japan:
incidence rates and outcome in relation to the site of
hemorrhage. Neurosurgery, 53: 1283 – 1298.
9. Vũ Anh Nhị (2001). Hôn mê. In: Vũ Anh Nhị. Thần kinh học –
Lâm sàng và điều trị, tr. 1 – 11. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_cua_xuat_huyet_nao_do_tang_huyet_ap.pdf