Series of problems of infiltration and seepage deformation, as well as slope failure of river band and dike of Red
River in Hanoi has made the administators and people to be fearful. In history, dike breaks have occurred in many
places, influencing on the social-economic situation of the region. The major cause of the above geological hazards is
engineering geological conditions of the dyke foundation. This paper presents analysis on the formation and geological
engineering properties of the Quaternary sediment near Red River, especially dyke foundation in Hanoi. Simultaneously,
the paper have marked out some of the geological hazards such as infiltration, seepage deformation in the flood, dyke
slope slide, settle of the dyke surface and the cracks extend from dyke to the river bank. These information are useful to
the administrator to defend dyke in flood season.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm địa chất công trình nền đê sông Hồng khu vực Hà Nội và các tai biến địa chất liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
480
33(3ĐB), 480-492 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 11-2011
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
NỀN ĐÊ SÔNG HỒNG KHU VỰC HÀ NỘI VÀ
CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN
TRẦN VĂN TƯ, ĐÀO MINH ĐỨC, TRẦN LINH LAN
E-mail: tranvantu92@yahoo.com.vn
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 17 - 8 - 2011
1. Mở đầu
Lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội
châu thổ Sông Hồng gắn liền với sự hình thành và
phát triển của hệ thống đê. Các sự cố gây ra phá
huỷ đê liên quan đến nền đê chỉ mới được phát
hiện và đi sâu nghiên cứu vào những năm 90 của
thế kỷ XX. Đáng chú ý là sự cố vỡ đê Vân Cốc
ngoài năm 1986 cho thấy nước sông còn ở mức
báo động II. Vết vỡ theo hướng xiên với trục đê
một góc 15°, quy mô phát triển và diễn biến phá
hủy đê cho thấy sự cố liên quan đến thế nằm của
lớp cát bụi là sản phẩm đặc trưng của trầm tích
dạng hồ đầm lầy ven sông do dịch chuyển của cửa
Sông Đáy và Sông Hồng.
Khu vực Hà Nội trong lịch sử tiến hóa của
đồng bằng là ranh giới của quá trình biển tiến, do
vậy, tồn tại nhiều lớp đất yếu là sản phẩm của các
quá trình trầm tích vũng, vịnh, hồ đầm lầy ven
biển. Trong Đệ Tứ, dưới tác động mạnh mẽ của tự
nhiên và nhân tạo, quy luật chuyển dòng, bồi tích
ven Sông Hồng và các sông nhánh có những đặc
thù riêng. Hệ thống đê được xây dựng từ lâu với sự
không hiểu biết nhiều về tính chất đất nền đê mà
nó không được xử lý trước khi xây dựng. Nhiều
đoạn đê, đặc biệt khu vực Hà Nội (bao gồm Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên) được đắp trên nền đất
yếu. Nhìn chung, có hai loại hình đất yếu liên quan
đến sự phá hỏng của đê, một là đất yếu về cường
độ gây ra lún sụt, trượt mái đê, hai là đất dễ bị biến
dạng thấm khi có tác động của áp lực thủy động.
Một điều đáng chú ý là cấu tạo đặc biệt của địa
tầng nền đê đã tạo ra tiền đề và phát triển các sự cố
nêu trên.
Các sự cố đê điều liên quan đến địa chất công
trình nền đê có thể coi là các tai biến địa chất. Sự
đa dạng về cấu trúc địa chất công trình nền đê dẫn
đến sự đa dạng về tai biến địa chất đối với đê điều
Hà Nội. Có thể kể ra phổ biến là thấm và biến dạng
thấm, lún không đều mặt đê, trượt lở mái đê và bờ
sông, nứt thân đê và cuối cùng là thảm họa vỡ đê.
Đáng chú ý là lịch sử vỡ đê khu vực này cho thấy
chỉ tập trung tại một số điểm như Phúc Thọ, Hải
Bối, Ái Mộ,
Trong bài báo này, các tác giả giới thiệu một số
phân đoạn địa chất công trình nền đê đặc trưng của
đê Sông Hồng thuộc Hà Nội và các tai biến địa
chất liên quan. Các tác giả cũng cũng phân tích
nguồn gốc, quy mô phát triển của các hệ tầng đặc
biệt có thể dẫn đến các tai biến địa chất.
2. Đặc điểm địa chất công trình nền đê Hà Nội
2.1. Đặc điểm của các dạng địa hình đặc biệt
Hoạt động của Sông Hồng và các sông nhánh
làm thay đổi đáng kể địa hình vùng ven sông. Khi
chưa có hệ thống đê, quy luật trầm tích tuân thủ
theo điều kiện tự nhiên, chủ yếu phụ thuộc vào chế
độ hoạt động tân kiến tạo, vào chế độ thuỷ triều,
điều kiện khí tượng, thủy văn và chế độ bùn cát
được dòng chảy mang tải. Nhìn chung, khi sông
chảy vào vùng trầm tích bở rời, việc chuyển dòng,
tạo dòng mới và tiêu diệt dòng cũ theo một quy
luật hết sức phức tạp. Trong quá trình chuyển
481
dòng, bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ và tạo ra nhiều
dạng địa hình mới. Hình 1 trích ra lịch sử một số
giai đoạn dịch chuyển đường trục lòng Sông Hồng
kể từ năm 1890 cho đến 1985 vùng Vân Cốc, Đan
Phượng. Qua đó cho thấy trong vòng 100 năm, từ
1890 đến 1985, Sông Hồng có sự biến đổi dòng rất
mạnh. Tuy th, do có hệ thống đê điều nên quy luật
có sai khác so với tự nhiên. Điều đó được phản ánh
bằng các dịch chuyển có tính chất chu kỳ qua lại,
[3, 4, 7, 8].
Hình 1. Sơ đồ chuyển dòng Sông Hồng khu vực Vân Cốc
Đáng chú ý ở đây là ba dạng địa hình căn bản
liên quan đến ổn định đê:
(i) Địa hình cao nằm thành dải ven theo sông,
đây là loại địa hình cổ hình thành trên các sản
phẩm của trầm tích Sông Hồng trong thời gian
chưa có đê. Trên địa hình này hầu hết là các khu
vực dân cư lập lên từ lâu đời, phân bố rải rác ven
đê thuộc huyện Đan Phương, Từ Liêm và Mê Linh.
Địa hình cao bị chia cắt mạnh bởi hoạt động của
các sông nhánh. Tuy nhiên, chúng được cấu tạo từ
sét, sét pha bền vững làm tăng độ ổn định của đê
với các tác động của dòng thấm.
(ii) Địa hình bãi bồi hiện đại chủ yếu phân bố
ven sông và hiện nay đang tiếp tục diễn ra bên
ngoài đê, phần lớn được cấu tạo từ sét, sét pha đặc
chắc. Địa hình này nằm phổ biến ven Sông Hồng.
Tuy nhiên nhiều chỗ có cấu tạo từ tướng lòng rõ rệt
thể hiện bằng các thành tạo hạt thô như cát mịn và
nhỏ. Trên bản đồ thấy rõ khu vực thuộc ngã ba
Thao Đà, Liên Hồng (Ba Vì), khu vực đê Vân Cốc,
khu vực kè Liên Trì, Văn Quán, Liên Mạc (Từ
Liêm), Võng La (Đông Anh), Nhật Tân (Tây Hồ),
Tầm Xá (Đông Anh), cửa Đuống, Long Biên, Cự
Khối, Tự Nhiên (Thường Tín), Quang Lăng (Phú
Xuyên),... Đây là các bãi nổi giữa sông hình thành
tại các nơi sông bị chuyển dòng mạnh. Địa hình
thuộc dạng sóng cát khá cao so với xung quanh.
Một quy luật tự nhiên là đê được đắp trên các sống
cát này, hai bên là các trũng kéo dài theo dải thành
các hồ ao hiện tại. Đó cũng là nguyên nhân sự cố
thấm sủi mạnh với nền đê.
482
(iii) Địa hình trũng, đầm lầy phân bố rất nhiều
nơi đặc biệt các nơi thuộc phía nam khu vực. Nó là
kết quả của quá trình sụt lún tân kiến tạo hay là sản
phẩm của sự lấp dòng không hoàn chỉnh của các
lòng sông cổ bao gồm cả lòng Sông Hồng và các
sông nhánh. Ngoài ra, nó còn là kết quả do hoạt
động đào bới của con người. Địa hình trũng thường
đi liền với các tướng hồ đầm lầy hiện đại hoặc cổ
trên các thành tạo vũng vịnh có tướng sông biển
hỗn hợp. Dọc theo đê cả về thượng lưu lẫn hạ lưu
nhiều hồ ao kéo dài hiện đang tồn tại ở Thanh Trì,
Phú Xuyên, Thường Tín, Đông Anh, Phúc Thọ,...
Nhà nước đã chi rất nhiều tiền của để lấp các hồ ao
ven đê song cũng chỉ được một số nơi trọng điểm.
Hiện nay, sự san lấp tự phát bởi người dân không
được quản lý chặt chẽ đã tạo ra lớp đất phủ bề mặt
có kết cấu rất yếu.
Đê được đắp từ thời Lý - Trần, vị trí và hướng
của nó được quyết định theo hiện trạng hệ thống
sông và địa hình hai bên bờ sông lúc đó. Tuy
nhiên, do hoạt động của lòng sông từ trước đó, đê
được đắp qua nhiều khu vực cấu tạo lên từ tướng
lòng với cát hạt mịn đến trung cho nên sự cố về
thấm là không tránh khỏi.
2.2. Hoạt động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại
Trên hình 2 là sơ đồ hoạt động kiến tạo và địa
động lực hiện đại khu vực đê Sông Hồng Hà Nội.
Hệ thống đê và Sông Hồng chịu tác động trực tiếp
của các đứt gãy sâu Sông Hồng, Sông Chảy, Vĩnh
Ninh và sông Lô theo phương tây bắc - đông nam
và các đứt gãy bậc cao như Đông Anh, Hưng
Yên, [1].
Hình 2. Sơ đồ kiến tạo và địa động lực hiện đại khu vực đê Sông Hồng Hà Nội, nguồn: Trần Văn Thắng (1999)
483
Theo Văn Đức Chương (1999), [1], các đứt gãy
chính đã nêu ở trên được xác định tương đối chắc
chắn dựa vào phân tích địa chất, địa vật lý và viễn
thám. Tuy nhiên, các đứt gãy bậc cao hơn cần thiết
phải được xác định từ các luận chứng khác nhau để
đánh giá đúng mức ảnh hưởng của hoạt động kiến
tạo hiện đại đến các công trình xây dựng. Nhưng
tác động mạnh với đê và sông lại chính là các đứt
gãy bậc cao này.
Về mặt địa động lực hiện đại được thể hiện bởi
các đới nâng hạ cục bộ, các kiến trúc vòng, các đới
tách giãn kèm sụt lún phương kinh tuyến và hoạt
động động đất. Khu vực từ ngã ba Thao Đà đến
trung tâm Hà Nội, diện tích sụt lún mạnh bao gồm
các đới: Đan Phượng - Hoài Đức; Gia Lâm; Hà
Nội. Đồng thời ở khu vực này các hệ thống đứt gãy
phát triển khá phức tạp và hoạt động tích cực bao
gồm hàng loạt các đứt gãy phương TB-ĐN, ĐB-
TN và á kinh tuyến.
Từ trung tâm Hà Nội đến Phú Xuyên, đới sụt
lún do tác động ngoài hệ thống đứt gãy TB-ĐN còn
có đóng góp lớn của hệ thống đứt gãy á kinh tuyến.
Khu vực bị phá hủy mạnh là Thanh Trì và Phú
Xuyên. Đoạn Sông Hồng từ Thanh Trì đến Phú
Xuyên đang chuyển dòng qua lại biên giới của đới
sụt lún và đới nâng hạ điều hòa kẹp giữa đứt gãy
sông Chảy và sông Lô.
Trong giới hạn khu vực nghiên cứu, các đới
phá hủy phương á kinh tuyến được phát triển chủ
yếu ở phần TB đoạn từ Tam Nông - Trung Hà đến
Hà Nội. Đây là phần chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, nơi mà lớp phủ trầm tích bở rời khá
mỏng nên các đứt gãy hoạt động thường tác động
trực tiếp hoặc gần trực tiếp lên hệ thống đê điều và
dòng chảy. Ngoài ra, còn kể đến các đới Châu Sơn,
Sơn Tây, Vân Cốc, Hồ Tây, Thanh Trì và xa hơn
nữa về phía nam là đới Phú Xuyên cũng ảnh hưởng
lớn đến đê điều. Do hoạt động địa động lực hiện
đại mà có sự tác động rất lớn đến dòng chảy của
Sông Hồng và các sông nhánh.
Dòng chảy Sông Hồng ở khu vực ngã ba Thao
Đà đến Sơn Tây thường thay đổi hướng rất đột ngột
tùy thuộc vào hướng phát triển của đới đứt gãy. Từ
phương TB-ĐN ở khu vực Tam Nông đến Trung Hà
đột ngột chuyển hướng á kinh tuyến, từ Cổ Đô
chuyển đột ngột sang phương á vỹ tuyến và từ Tân
Hồng lại đột ngột chuyển sang phương á kinh tuyến.
Đoạn sông từ Phúc Thọ (Sơn Tây) đến Hà Nội -
Thanh Trì hệ thống đê điều của Sông Hồng bị đe
dọa nghiêm trọng và luôn có sự cố. Dòng chảy Sông
Hồng phát triển trên phông sụt lún chung nên lòng
dẫn tiếp tục mở rộng theo chiều ngang rất mạnh, tích
tụ trầm tích lớn, các bãi bồi giữa, bãi bồi thấp rất
phát triển. Do vậy, hai bờ sông thường xuyên bị xói
lở do lòng dẫn thay đổi, uốn khúc.
Cửa lấy nước của sông Đuống nằm trùng vùng
sụt lún nên khả năng thoát nước tự nhiên cũng bị
giảm dần. Cũng tương tự cửa sông Đáy và sông Cà
Lồ lại nằm đúng đới sụt lún phương kinh tuyến nên
khả năng thu nước tự nhiên của chúng cũng bị suy
giảm dần và trong quá trình vận hành chúng cắt
qua các khối nâng hoạt động, nếu không đổi dòng
dẫn kịp thời, chúng sẽ bị suy thoái. Điều này thấy
rất rõ đối với sông Cà Lồ do cắt qua khối nâng
Vĩnh Yên - Phúc Yên nên lòng dẫn gần như “chết”
hẳn. Do khối nâng Chương Mỹ hoạt động đã đẩy
lùi sông Đáy về phía đông, vì vậy hiện sông Đáy
đang chảy quanh khối nâng Chương Mỹ khá rõ.
Chính vì những yếu tố nêu trên mà khả năng thoát
lũ của sông Đáy sẽ ngày một suy giảm.
Những ví dụ nêu trên cho thấy đối với vùng
đồng bằng, cụ thể là châu thổ Sông Hồng do độ
nghiêng của địa hình rất nhỏ nên những yếu tố biến
dạng kiến tạo (các đứt gãy hoạt động, các khối
nâng - hạ cục bộ) có tác động rất lớn đến sự thay
đổi hướng và chế độ động lực dòng chảy hay nói
cách khác các dòng chảy ở đây rất nhạy bén với sự
thay đổi bình đồ kiến trúc dù đó chỉ là những gì rất
nhỏ. Mặt khác, hệ thống sông ngòi ở đây lại phát
triển chủ yếu trên các thành tạo bở rời nên càng tạo
điều kiện cho sự thay đổi nhanh lòng dẫn.
Như vậy, hoạt động tân kiến tạo và kiến tạo
hiện đại không những tác động trực tiếp vào công
trình gây nứt đê mà còn làm biến đổi dòng Sông
Hồng mạnh mẽ. Sự chuyển dòng này tác động trực
tiếp vào đê và làm thay đổi cơ bản địa chất nền đê.
Cũng phải nhận thấy rằng khu vực có hoạt động
mạnh mẽ của các đứt gãy địa chất nền đê rất phức
tạp do hình thành các hệ tầng địa chất đặc biệt.
Trong khi đó các khu vực khác với cấu tạo địa chất
theo quy luật chung hình thành đồng bằng châu thổ
nên đê và lòng sông khá ổn định.
2.3. Tính chất địa chất công trình của các tập
đất đá
Hình 3, 4 chỉ ra một số mặt cắt địa chất công
trình dọc theo tuyến đê Sông Hồng tại một số đoạn
đê đặc trưng. Bảng 1 và 2 chỉ ra các tính chất vật lý
cơ học của các loại đất chủ yếu của nền đê Sông
Hồng thuộc Hà Nội, [10].
484
Hình 3. Mặt cắt địa chất công trình: a) Dọc đê K63-K67; b) Ngang đê K7+900; c) Ngang đê K47+720
485
Hình 4. Mặt cắt địa chất công trình: d) Ngang đê K95; e) Ngang đê K32+ 77
486
Bảng 1. Tính chất vật lý cơ học các lớp đất chủ yếu nền đê (Đất dính)
Phục hệ Thành phần hạt (mm)
Độ
ẩm
TN
Dung
trọng
TN
Dụng
trọng
khô
Tỷ
trọng
Hệ số
rỗng
Giới
hạn
chảy
Giới
hạn
dẻo
Lực
dinh
Góc
ma sát
trong
Hệ số
nén
lún a1-2
Hệ số
thấm
Địa tầng
nguồn gốc
Loại đất
>10 10-2 0,5-2 0,25-0,5 0,1-0,25 0,05-0,1 0,05-0,005 <0,005 % g/cm3 g/cm3 g/cm3 % % kg/cm3 Độ cm2/kg m/s
Cát pha 5,2 36,2 15,9 32,1 11,3 26,4 1,86 1,47 2,67 0,813 27,5 21,5 0,104 16,93 0,027 8, 10-6
aQ23 tb2 Sét 1,1 1,6 4,1 4,4 11,6 27,8 49,8 37,8 1,8 1,32 2,7 1,038 46,9 27,3 0,289 8,76 0,05
Sét pha 2,2 1,6 2 8,2 18,1 48,8 22,6 28,4 1,89 1,47 2,7 0,829 34,9 22,5 0,195 8,9 0,031 5, 10-7
Bùn 2,8 5,7 16,3 55,1 22,3 47,3 1,79 1,21 2,66 2,192 40,4 26,7 0,047 5,08 0,103 8, 10-6
Cát pha 2,6 8,7 34,7 21 29 7,6 27,6 1,87 1,46 2,68 0,839 26,8 20,8 0,157 17,19 0,03
aQ23 tb1 Sét pha 1,4 1,7 1,8 8 21 45,8 23,3 27,9 1,91 1,5 2,7 0,798 35,1 22,6 0,244 9,11 0,03 4, 10-7
Sét 1,9 2 1 2,1 14,1 36,8 45,3 30,6 1,87 1,44 2,71 0,881 46,3 26,7 0,392 9,41 0,023
lbQ21-2 hh3 bùn 3,8 4,7 15,7 51,8 29,3 56,5 1,74 1,1 2,68 1,407 44 26,5 0,049 5,21 0,111
mQ21-2 hh2 Sét 0,7 1,6 2,1 10,5 40,5 46,9 33,2 1,83 1,37 2,7 0,961 45,7 24,8 0,296 7,02 0,038
lbmQ21-2 hh1 Sét 4,1 5,7 8,8 41,9 39,9 45,2 1,68 1,16 2,67 1,313 50,6 29 0,153 5,96 0,06
1bmQ21-2 hh1 Sét pha 1,4 1,9 5,2 19 48,3 25,4 36,6 1,81 1,32 2,7 1,057 39,1 26,2 0,157 6,29 0,058
1bmQ21-2 hh1 bùn 6,2 4,9 2,0 3,7 13,8 40,5 30,3 63,7 1,39 0,88 2,5 1,9 57,9 38,8 0,153 7,76 0,128
aQ13 vp3 Sét 1,8 8,5 5 47,5 44,2 30,2 1,83 1,4 2,72 0,943 43,2 21,5 0,433 8,85 0,027
aQ13 vp2 Cát pha 1,7 2,1 5,5 24,6 50,6 15,7 28,2 1,88 1,45 2,59 0,729 29,3 22,9 0,095 15,03 0,037
Sét pha 0,7 7,5 15 47,3 29,5 31,4 1,87 1,42 2,71 0,906 34,8 22,4 0,293 12,64 0,039
aQ13 vp1 Cát pha 4,60 6,8 16,7 22,8 17,1 28,4 10,2 24,5 1,92 1,54 2,68 0,749 26,3 20,7 0,186 15,16 0,028
Sét pha 4,8 5,1 7,0 13,4 18,1 29,7 16,7 25,8 1,91 1,52 2,7 0,779 33,4 20,8 0,273 9,58 0,032
Một vài đặc điểm về địa tầng:
Địa tầng chủ yếu do trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp bao gồm
các thành tạo dưới đây.
Tầng dưới cùng là đá trầm tích Neogen, hoặc đá gốc có tuổi và thành
phần thạch học khác nhau, chiều sâu có chỗ đạt tới trên 100m. Theo Văn
Đức Chương (1986), [1], móng cứng của trầm tích Đệ Tứ vùng Hà Nội
gồm các đá trầm tích Neogen hệ tầng Phù Cừ, Tiên Hưng (phía nam Hà
Nội), các thành tạo carbonat tuổi Trias (vùng Phúc Thọ) và đá biến chất
thuộc hệ tầng Sông Hồng (vùng Ba Vì, Sơn Tây). Nhìn chung, bề mặt đá
cứng không bằng phẳng, phụ thuộc vào bề mặt cổ địa lý nhất là tác động
của các đứt gãy tân kiến tạo. Tiếp đó là lớp cuội sỏi có nguồn gốc lũ tích
(apQ11-2 - hệ tầng Lệ Chi và Hà Nội) chiều sâu bề mặt hệ tầng này khu vực
đê thay đổi từ bắc xuống nam (vùng Ba Vì: 15-20m, Phúc Thọ: 20-30m,
487
Bảng 2. Tính chất vật lý cơ học các lớp đất chủ yếu nền đê (Đất rời)
Phụ hệ Thành phần hạt (mm) Tỷ trọng
Góc
nghỉ
khí
khô
Góc
nghỉ
khí ướt
Hệ số rỗng
Hệ số
thấm
Địa tầng
-Nguồn
gốc
Loại
đất
>10 2-5 0,5-2 0,25-0,5 0,1-0,25 0,05-0,1 0,05-0,005 <0,005 (g/cm3) (Độ) (Độ) Lớn nhất
nhỏ
nhất m/s
aQ23 tb2 Cát 9,4 26,7 39,9 13,8 12,4 1,7 2,68 31,37 22,72 4,10-5
aQ23 tb1 Cát 3,5 11 28,5 32,1 12,3 11,1 1,6 2,65 30,1 21,4 4,10-5
1bQ21-2 hh1 Cát 2,3 13,6 28,3 31,6 10,3 12,2 1,7 2,66 30,66 19,49
aQ13 vp1 Cát 4,0 12,8 28,6 27,9 13,9 10,9 1,8 2,67 30,03 21,56 5,310-5
aQ12 hn Cát 11,8 4,5 16,4 31,4 22,2 13,7 36,8 32,9 1,3 0,5
hn-vp Cát cuội 24,6 12,8 18,5 20,1 12,6 11,1 2,67 35,12 32,82 1,047 0,635 4,610
-4
Trung tâm Hà Nội: 30-40m, Phú Xuyên: 40-65m).
Đây là tầng chứa nước có áp chính của vùng trũng
Hà Nội. Tại một số mặt cắt cực bắc khu vực, lớp
cuội sỏi này ở độ sâu nhỏ và thông với lòng sông,
nước sông có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nước
ngầm tầng nông trong đồng gây ra các sự cố về
thấm của đê.
Hệ tầng Vĩnh Phúc nằm phía trên hệ tầng Hà
Nội với nguồn gốc sông, biển và sông biển hỗn
hợp. Thành phần đa dạng với lớp cát hạt thô đến
trung đôi khi có lẫn cuội sỏi, cũng tham gia vào
hình thành lên tầng chứa nước có áp khu vực. Lớp
cát này ở độ sâu không lớn, ở phía bắc khu vực hầu
hết đáy sông cắt vào nó làm cho thêm mất ổn định
bờ sông. Nhiều nơi tạo ra khối sập lớn như ở Ba
Vì, Linh Chiểu. Cùng với lớp cát này là lớp sét
loang lổ nguồn gốc sông biển hỗn hợp (amQ13).
Lớp đất này khá rắn chắc, ổn định cao về mặt chịu
tải và chống thấm, là cấu tạo chủ yếu của địa hình
cao trong khu vực. Cùng tuổi còn trầm tích dạng
hồ đầm lầy chủ yếu là bùn và than bùn có cường
độ yếu song vì đặc điểm phân bố mà không ảnh
hưởng nhiều đến đê. Hệ tầng Hải Hưng với nguồn
gốc biển, hồ đầm lầy ven biển và đầm lầy sông
biển hỗn hợp là tầng đất yếu chủ yếu của khu vực.
Tầng Hải Hưng phạm vi phân bố phía bắc có thể
đến qua hồ Tây, rải rác khu vực cửa Đuống. Tuy
nhiên, do hoạt động của Sông Hồng nó bị bào mòn
nghiêm trọng. Tầng đất bùn hệ tầng Hải Hưng là
nguyên nhân chủ yếu gây biến dạng móng công
trình kể cả đê và các công trình đất khác. Nó cũng
là nguyên nhân chính biến dạng mặt đất do khai
thác nước ngầm. Trên mặt cắt thấy rõ tầng Hải
Hưng phân bố nền đê từ hồ Tây xuống phía nam cả
đê tả và đê hữu Sông Hồng, phổ biến nhất khu vực
Thường Tín và Phú Xuyên. Hệ tầng Thái Bình
hình thành do trầm tích sông, chủ yếu là sét, sét
pha có chỉ tiêu vật lý cơ học khá tốt. Với chiều dày
đến chục mét là tầng bảo vệ tốt cho biến dạng thấm
và làm móng cho các công trình xây dựng nhỏ.
Tuy nhiên, với trầm tích trong điều kiện đặc biệt
với hồ móng ngựa hoặc hồ đầm lầy mà hình thành
lên tầng bùn có chiều dày nhỏ hơn 10m. Trong
điều kiện trầm tích dạng tướng lòng cũng tồn tại
tầng cát mịn, cát pha ảnh hưởng lớn đến thấm và
biến dạng thấm.
Như vậy, về mặt địa tầng địa chất nền đê Sông
Hồng thuộc Hà Nội có một số đặc điểm nổi bật sau
đây với sự làm việc bình thường của đê:
- Tầng thông nước chính bao gồm từ cuội sỏi,
cát hạt thô đến mịn phân bố khắp khu vực với độ
sâu bề mặt khác nhau. Tùy thuộc vào độ sâu bề mặt
mà Sông Hồng có thể cắt vào tầng này gây nên sự
thông lưu với nước ngầm có áp khu vực hoặc nước
ngầm tầng không áp ven đê.
- Lớp cát pha, cát bụi rất nhạy cảm với sự tác
động động khi bão hoà nước. Chúng phân bố với
độ sâu không lớn do vậy ảnh hưởng trực tiếp
đến đê, [2].
- Lớp đất sét, sét pha hệ tầng Thái Bình phủ
đều lên bề mặt có tác dụng bảo vệ biến dạng thấm.
Tuy nhiên, tầng này bị xâm hại mạnh do chuyển
dòng Sông Hồng và sông nhánh, do hoạt động
nhân sinh kinh tế nên khả năng bảo vệ biến dạng
thấm cho đê bị giảm sút, thậm chí nếu chỗ nào
chiều dày mỏng có thể gây vỡ đê.
- Tầng đất yếu chủ yếu là bùn tuổi Holocen
sớm - giữa đến hiện đại. Nếu phân bố gần mặt đất
gây nên biến dạng lún lớn và trượt lở mái đê.
Quan hệ về mặt địa tầng các lớp đất trên cho
mô hình làm việc của đê. Mô hình làm việc của địa
chất nền đê có ba tầng: tầng phủ sét - sét pha dày,
có ổn định thấm tốt; tầng thông nước bao gồm cuội
488
sỏi đến cát hạt mịn; tầng giữa là lớp đất đặc biệt từ
cát pha, cát bụi đến tầng bùn. Khu vực cát hạt
trung - mịn nhô cao, đê bị thấm sủi mạnh. Khu vực
tầng bùn ở độ sâu không lớn gây ra trượt lở mái đê
và lún mặt đê mạnh. Đặc biệt nguy hiểm khi tầng
cát pha cát bụi nhô cao với tầng chống thấm bên
trên mỏng có thể dễ dàng gây biến dạng thấm. Với
sự hoạt động kinh tế xã hội và phát triển dân số mà
các vùng trũng ven đê được san lấp dần để ở.
Người ta đào bới và san lấp không có quy hoạch
hướng dẫn, đồng thời đất lấp không được đầm chặt
là nguyên nhân tiềm ẩn cho biến dạng thấm. Nhiều
nơi vào mùa mưa khi có lũ, lớp đất bề mặt bùng
nhùng, lầy lội.
Tính chất vật lý cơ học của các lớp đất chủ yếu
cấu tạo nên nền đê được trình bày trên bảng 1, 2.
Chúng được phân ra làm 4 dạng liên quan đến độ
ổn định công trình: lớp đất rời với hệ số thấm lớn;
đất dính có cường độ cao; đất bùn và đất; đặc biệt,
chủ yếu là sét pha - cát bụi. Nguồn gốc và tính chất
của các lớp đất này đã được nêu trong chú giải mặt
cắt và được phân tích bên trên.
2.4. Tương tác của nước mặt và nước ngầm ven
sông
Trong nghiên cứu địa chất thuỷ văn, khu vực
Hà Nội có 3 phức hệ chứa nước chính. Phức hệ
Pliocen-Pleistocen (N2-Q1), nước ngầm có áp được
chứa trong tầng đá nứt nẻ. Phức hệ Pleistocen giữa
và trên (Q12-3 - tầng chứa nước qp), nước ngầm có
áp được chứa trong tầng cát cuội sỏi. Phức hệ chứa
nước lỗ hổng (Q2 - tầng chứa nước qh). Về mặt
thuỷ lực, nhiều nơi các tầng chứa nước thông với
nhau và thông với nước mặt tạo lên sự phức tạp
của động thái nước ngầm, đặc biệt các vùng ven
sông. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đê và các công
trình xây dựng khác. Sự bổ sung nước sông vào
tầng nước có áp đã làm giảm sụt lún mặt đất do
khai thác nước ngầm khu vực đó, mặc dù vẫn tồn
tại tầng đất yếu. Sự gia tăng áp lực nước ngầm vào
mùa lũ đã dẫn tới một loạt các sự cố về thấm và
biến dạng thấm của nền đê. Hình 5 và 6 cho một ví
dụ về tình trạng nước dưới đất ven đê khu vực Sen
Chiểu về mùa lũ.
Hình 5. Mực nước áp lực trong đồng khi lũ lên tại K32+960
R2 = 0,9906
4
6
8
10
12
14
16
4 6 8 10 12 14 16
Mùc n−íc s«ng (m)
M
ùc
n
−í
c
ng
Çm
(m
)
Hình 6. Tương quan giữa nước sông và nước ngầm tại PH3
489
Tương quan chặt chẽ giữa nước sông và nước
ngầm trong đồng đã chứng tỏ sự liên hệ về mặt
thủy lực giữa nước mặt và nước ngầm. Điều này
cũng giải thích tại sao khu vực Phúc Thọ và Ba Vì
áp lực nước ngầm do lũ lên có độ lớn ở nơi cách
hàng cây số về phía đồng (khi có lũ các giếng nước
ăn cách đê hàng cây số vẫn dâng cao). Hiện tượng
này là phổ biến ở các khu vực ven sông từ ngã ba
Thao Đà về trung tâm Hà Nội và nhiều điểm thuộc
Thanh Trì, Thường Tín, Gia Lâm. Tuy nhiên, cũng
nhiều nơi, đặc biệt khu vực Phú Xuyên, Thường
Tín, tầng cát nằm sâu nên sự liên hệ nước mặt và
nước ngầm có tương quan kém chặt chẽ.
3. Các tai biến địa chất liên quan đến độ bền
vững của đê
Các tai biến địa chất được coi là hậu quả của
môi trường địa chất dưới tác động của tự nhiên và
nhân tạo đến hoạt động kinh tế - xã hội, đến sự làm
việc của công trình xây dựng và môi trường tự
nhiên, trong đó có cả bản thân môi trường địa chất.
Tai biến địa chất xảy ra với đê điều được coi là các
tác động nguy hiểm của địa chất nền đê đến sự làm
việc bình thường của đê, có thể gây vỡ đê hoặc ảnh
hưởng đến kết cấu công trình. Trong khu vực đê
Sông Hồng, Hà Nội có 6 loại hình sự cố cơ bản
liên quan đến tai biến địa chất nền đê:
(i) Thẩm lậu, đùn sủi thân và nền đê, sự phát
triển gia cường của biến dạng thấm dẫn đến lún sụt
và vỡ đê.
(ii) Hiện tượng xói lở bờ sông rất nghiêm trọng
gây nên mất ổn định cho đê.
(iii) Hiện tượng lún mặt đê quá cho phép gây
ra sự lồi lõm mặt đê, làm khó khăn trong giao
thông và làm tiền đề cho các phá hỏng khác.
(iv) Hiện tượng sạt trượt mái đê thậm chí
cắt sâu vào thân đê và nền đê gây ra các phá huỷ
thân đê.
(v) Các tác động trực tiếp của hoạt động kiến
tạo hiện đại bao gồm tác động từ từ và chấn động
gây nên nứt đê.
(vi) Nứt ngang đê và bãi sông kéo dài đến tận
bờ sông.
Theo nghĩa cổ điển đây, chính là các quá trình
địa chất công trình động lực với nền đê khi có lũ.
Hiện tượng xói lở bờ sông rất nghiêm trọng, gây
nên mất ổn định cho đê xảy ra chủ yếu do hoạt
động địa động lực hiện đại, hiện trạng dòng chảy
mặt, cấu tạo địa chất bờ sông và một phần do hoạt
động nhân sinh kinh tế. Đây là vấn đề phức tạp cần
có nghiên cứu riêng. Các tác động trực tiếp của
hoạt động kiến tạo hiện đại bao gồm tác động từ từ
và chấn động gây nên nứt đê được nghiên cứu
trong chương trình 48.02 vào những năm 90 của
thế kỷ XX do GS. Nguyễn Trọng Yêm làm chủ
nhiệm. Thời gian đó, một loạt các đoạn đê bị nứt
nghiêm trọng đã làm xôn xao giới quản lý và khoa
học. Khu vực Hà Nội nứt đê rất nghiêm trọng ở
Văn Quán, Tản Hồng, Khê Thượng, Phú Xuyên.
Tuy nhiên, xảy ra nứt nghiêm trọng nhất là các
đoạn đê được đắp bằng cơ giới, đầm chặt, [9]. Hiện
tượng nứt đê xảy ra hàng loạt có lẽ do tác động
đồng thời của các yếu tố như hoạt động địa động
lực hiện đại, co ngót, nền đất yếu. Ở đây dạng tai
biến này cũng không đề cập nhiều. Như vậy tai
biến địa chất ở đây được đề cập chủ yếu là thấm và
biến dạng thấm nền đê; trượt lở mái đê, lún gây
biến dạng lớn mặt đê và hiện tượng nứt ngang đê
cùng với bãi chạy ra đến bờ sông.
3.1. Hiện tượng thấm và biến dạng thấm
Hiện tượng thấm không phải là một tai biến địa
chất, song thấm lớn qua công trình ngăn nước lại là
một hiện tượng có hại với mục đích sử dụng của
công trình. Thấm lớn làm tăng áp lực thấm ở hạ
lưu công trình, gây nên các tác động có hại lên
công trình. Với đê, thấm lớn khi có lũ làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt bình thường của dân cư ven
đê và gây ra áp lực lớn lên tầng đất bảo vệ gần mặt
đất và có thể gây hiện tượng bục đất sau này sẽ
miêu tả chi tiết. Thường lũ với báo động 3 trở lên,
mực nước lũ so với bãi thượng lưu 4-4,5m, so với
trong đồng khoảng 6,0-6,5m. Với lời giải bằng
phương pháp phần tử hữu hạn trên chương trình
SEEP/W, [6] cho một loạt mặt cắt đê từ Ba Vì,
Phúc Thọ, Đan Phượng đến các vị trí sự cố của khu
vực Thanh Trì K79-K85 cho thấy:
- Áp lực thấm vào tầng chắn nước trên mặt
trong trường hợp không có vùng thoát ở hạ lưu có
thể lên đến 5-6m, phổ biến ở 4-5m. Tuy nhiên,
trong trường hợp có vùng thoát như các giếng
khơi, ao hồ thì áp lực thấm chỉ còn 1,5-2,5m.
- Gradient thủy lực trong bài toán không có
vùng thoát rất nhỏ thường nhỏ hơn 0,1. Tuy nhiên,
trong trường hợp có ao hồ cách chân đê 50m,
490
gradient thủy lực lớn nhất lên tới 3,38, thường từ
0,7 đến 1,0.
Đất bị phá hủy kết cấu dưới tác động của thấm
được gọi là biến dạng thấm. Biến dạng thấm của
đất phát triển lan tỏa có thể gây phá hủy công trình
dẫn đến tai biến. Có ba hiện tượng cần lưu ý đó là
xói ngầm, cát chảy và bục đất.
Xói ngầm xẩy ra từ từ với loại đất bất đồng
nhất chủ yếu là cát pha, cát bụi (hệ số bất đồng
nhất η> 20), gradient dòng thấm J>0,25 (theo
Ixtomina, [6]). Gradient dòng thấm lớn chỉ khi có
dị thường ở hạ lưu đê như ao hồ, các hố làm gạch
hoặc đào bới của dân chúng, các giếng đào lấy
nước ăn. Trị số này còn lớn hơn nữa khi dị thường
gần chân đê hơn.
Hiện tượng cát chảy cũng xảy ra do tác động
của dòng thấm. Theo đúng nghĩa của nó, hiện
tượng chỉ xảy ra với đất loại cát và gradient dòng
thấm vượt qua trị số giới hạn. Theo tính toán, [6]
lớp cát bụi và mịn khu vực Phúc Thọ khi chảy có
mái dốc khoảng 3-5°, phù hợp với độ dốc của đáy
sông từ ven bờ ra giữa dòng.
Như vậy các loại cát pha đến cát bụi, thuộc nền
đê Hà Nội có thể xảy ra xói ngầm và cát chảy.
Hiện tượng cát chảy và xói ngầm chỉ xảy ra khi hội
đủ ba điều kiện sau: (i) Đất có tính chất phù hợp,
(ii) Có gradient dòng thấm vượt quá trị số giới hạn
và (iii) Phải có vùng thoát, nghĩa là hiện tượng xảy
ra phải có cơ hội kéo dài không tự triệt tiêu. Điều
kiện thứ ba rất quan trọng, khi không có miền
thoát, hiện tượng xảy ra sẽ tự triệt tiêu, cho nên
hiện tượng bục đất sau đây giúp hiện tượng xói
ngầm và cát chảy phát triển không ngừng.
Bục đất là hiện tượng phá hủy lớp đất không
thấm bề mặt đất dưới tác động của áp lực thấm.
Nền đê Hà Nội phổ biến có lớp đất trầm tích sông
hệ tầng Thái Bình là sét và sét pha phủ trên bề mặt.
Chiều dày của nó phụ thuộc vào điều kiện trầm tích
và hoạt động nhân sinh kinh tế. Công thức sau đây
được xác định là chiều dày giới hạn không bị bục
đất, [6]:
[ ] ϕλ
γ
γϕλγγ
tg
HtgCC
kt dn
n
dndn
21414
2
+⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ ++⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ +−
=
Trong đó, t là chiều dày cho phép, m; C là lực
dính kết của đất, H là áp lực nước thấm, m; φ là
góc ma sát trong của đất; λ là hệ số áp lực hông, k
là hệ số an toàn. Như vậy, với đất sét pha hệ tầng
Thái Bình 1, chỉ tiêu vật lý cơ học là γđn = 0,91
g/cm3, góc ma sát trong φ=9,11°, lực dính kết
C=0,244 kg/cm2 thì với áp lực nước tại đáy lớp là
1, 2, 3, 4, 5 và 6m thì t trong trường hợp lấy hệ số
an toàn k=1, lần lượt là 0,43; 0,86; 1,28; 1,68; 2,08
và 2,48m. Trong trường hợp có lũ lớn vào cấp báo
động 3 thì áp lực nước ngầm trong đê có thể lên
đến 6m, nhiều chỗ có chiều dày tầng phủ nhỏ hơn
2,48m có thể bị bục đất. Sau đó, quá trình cát chảy
và xói ngầm xảy ra mạnh mẽ gây ra vỡ đê.
3.2. Hiện tượng trượt lở mái đê
Một dạng tai biến địa chất phổ biến là trượt lở
mái dốc của công trình đất trên nền đất yếu. Sự
trượt lở này khác với trượt mái dốc khi ta đào đất.
Vì đê được đắp không được thăm dò địa chất hoặc
không được xử lý nền, nhiều nơi tầng bùn thành
tạo thời kỳ Holocen sớm và muộn dưới nền đê đều
ảnh hưởng đến ổn định mái đê. Thường đê có độ
dốc mái thượng lưu là 2, hạ lưu là 3 hoặc lớn hơn
nữa. Để nghiên cứu bài toán ổn định về trượt ta sử
dụng phần mềm SLOPE/W, [7]. Mặt cắt gồm:
Thân đê (lớp 1), lớp 2 là sét-sét pha hệ tầng Thái
Bình có chiều dày 0-3m hoặc lớn hơn, lớp 3 là tầng
bùn hệ tầng Thái Bình hoặc Hải Hưng dày 5-10m,
lớp 4 là cát hoặc sét hệ tầng Vĩnh Phúc. Chỉ tiêu
vật lý cơ học của các lớp cho trên bảng 1, 2. Hệ số
an toàn mái đê phụ thuộc chủ yếu vào độ dày lớp 2
và hệ số mái dốc. Kết quả tính toán ở bảng 3.
Bảng 3. Hệ số an toàn của mái đê
Chiều dày lớp 2 (m) Hệ số mái dốc K
0
0,5
1
3
0
2
2
2
2
3
0,792
0,821
1,037
1,171
0,885
Từ kết quả trên cho thấy việc tăng chiều dày
tầng phủ có ý nghĩa hơn việc tăng hệ số mái dốc.
Tuy nhiên khi đắp cơ đê người ta đồng thời tăng cả
chiều dày tầng phủ và hệ số mái dốc.
3.3. Lún mặt đê do nền đất yếu
Đây cũng là tai biến phổ biến cho đê với nền
đất yếu. Như trên đã nêu, tầng bùn hệ tầng Hải
Hưng và Thái Bình phân bố nhiều nơi ở nền đê.
Với mô đun biến dạng lớn gây ra biến dạng lún lớn
với mặt đê. Hiện tượng càng nghiêm trọng khi có
các phương tiện giao thông có tải nặng đi trên đê.
491
Theo tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn,
tầng bùn phân bố với độ sâu từ 0 đến 5m ảnh
hưởng rất lớn đến độ lún mặt đê. Trong một bài
toán với tầng bùn chiều dày 8m, phân bố với độ
sâu 2m đã gây ra độ lún mặt đê đến 0,25m. Trị số
này vượt quá giá trị cho phép với công trình đất.
Tầng bùn hệ tầng Thái Bình xuất hiện chủ yếu
ở vùng Phúc Thọ với sự dịch chuyển mạnh mẽ của
cửa Đáy và Sông Hồng trong lịch sử. Khu vực
phân bố tầng bùn hệ tầng Hải Hưng chủ yếu ở khu
vực nội thành Hà Nội, vùng Gia Lâm, Đông Anh
và Thường Tín, Thanh Trì.
3.4. Nứt đê và bãi sông
Đây là hiện tượng mới xuất hiện vào những
năm 1995-2000 ở vùng Phúc Thọ, Sơn Tây. Vết
nứt cắt qua thân đê, qua bãi và ra đến bờ sông. Vết
nứt thường cắt hết tầng sét-sét pha (chiều dày từ 3
đến 5m), hình nêm với chiều rộng 0,25-0,30m và
khoảng cách 6-10m. Cùng thời gian này cũng phát
hiện thấy hiện tượng tương tự ở đê nhiều nơi khác
ở miền Bắc và miền Trung (Đê sông La, Hà Tĩnh).
Khu vực Phúc Thọ và Sơn Tây được khảo sát và
đánh giá [5, 6], với nguyên nhân sau đây: Do tồn
tại của lớp cát bụi và cát pha dưới tầng đất sét và
sét pha. Về mùa cạn, nước sông rất thấp có hiện
tượng thấm ngược từ đồng ra sông. Lớp cát bụi và
cát pha bị lôi kéo (cát chảy) ra sông và làm rỗng
bên dưới lớp sét và sét pha bề mặt. Quá trình phát
triển mạnh mẽ và gây ra phá hủy tầng bề mặt, gây
ra nứt theo hướng thế nằm của lớp cát bụi, cát pha.
Trong bài toán tính thấm giải bằng chương trình
SEEP/W, các nhà khoa học Viện Địa chất đã xác
định được gradient lớn nhất của dòng thấm đạt tới
0,287 khi thấm từ đồng ra sông, đủ sức lôi kéo các
hạt cát bụi, mịn và gây ra phá hủy tầng đất này.
Các vết nứt kiểu này ở ven sông có thể tạo
thành các phễu sụt mà nhiều người cho rằng đó là
các hố địa ngục nếu nó liên quan đến đường giao
thông và nhà dân. Cũng phải nhấn mạnh rằng, khu
vực Hà Nội có thể dự báo sẽ hình thành các hố trên
đường giao thông kiểu như ở thành phố Hồ Chí
Minh thời gian qua.
4. Một vài thảo luận thay lời kết luận
Hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ nói chung và
Hà Nội nói riêng gắn liền với sự phát triển văn hóa,
xã hội vùng châu thổ Sông Hồng và có ý nghĩa lịch
sử to lớn. Thời Nguyễn đã có những tranh luận gay
gắt và kéo dài về sự tồn tại hệ thống đê đồng bằng
Bắc Bộ. Song chính quyền Trung ương vẫn giữ
nguyên và ngày càng tu bổ thêm hệ thống đê. Thời
phong kiến và Pháp thuộc, đê bị vỡ rất nhiều kể cả
khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, thời kỳ từ 1945 trở lại
đây vỡ đê đã được hạn chế tối đa. Đó thể hiện nỗ
lực của toàn dân và bộ máy chính quyền của nhà
nước ta, trong đó có sự đóng góp lớn của đội ngũ
khoa học công nghệ. Phát hiện vai trò địa chất nền
đê đến ổn định đê vào những năm 90 của thế kỷ
trước có sự đóng góp rất lớn của các cán bộ khoa
học Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Một số mặt cắt địa chất nền đê trình bày
bên trên đặc trưng cho các khu vực đã từng xảy ra
các sự cố nghiêm trọng với đê điều. Tuy nhiên với
độ dài hàng trăm ki lô mét, đê có sự bất đồng nhất
rất cao về mặt địa chất nền đê. Để hiểu hết địa chất
nền đê trong điều kiện phức tạp về điều kiện trầm
tích Đệ Tứ, về địa mạo, về địa động lực hiện đại
khu vực là việc rất khó khăn và phải kéo dài, tốn
rất nhiều kinh phí.
Với các phân tích điều kiện địa chất công trình
nền đê Hà Nội và các tai biến địa chất liên quan
bên trên giúp cho các nhà quản lý đê thêm cơ sở
khoa học để phòng chống các sự cố xảy ra trong
mùa lũ.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Văn Đức Chương (chủ biên), 1999: Nghiên
cứu xác định các khu vực cấu trúc địa chất nền đê
xung yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Lưu trữ Viện Địa
chất, Hà Nội.
[2] Vũ Cao Minh (chủ biên), 1986: Các đánh
giá bước đầu về nguyên nhân gây sự cố vỡ đê Vân
Cốc ngoài. Báo cáo lưu trữ tại Viện Địa chất.
[3] Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Thanh Sơn,
2000: Đặc điểm xói lở và bồi tụ tại đới đứt gãy
Sông Hồng (đoạn Việt Trì về Hà Nội). Tạp chí Các
KH về TĐ, T.22, 4, 436-441.
[4] Trần Văn Tư, 2001: Địa chất Đệ Tứ với
hiện tượng xói lở bờ Sông Hồng đoạn Việt Trì -
Đan Phượng. Tạp chí Địa chất, 267, 77-83.
[5] Trần Văn Tư, 2003: Tính chất của các lớp
đất nền đê và hiện tượng thấm sủi nền đê và bờ
Sông Hồng khu vực Phúc Thọ và Đan Phượng (Hà
Tây). Tạp chí Các KH về TĐ, T.25, 4PC, 544-550.
[6] Trần Văn Tư, 2004: Những sự cố liên quan
492
đến biến dạng thấm với đê và bờ sông hữu Hồng
khu vực Phúc Thọ, Đan Phượng (Hà Tây). Tạp chí
Các KH về TĐ, T.26, 1PC, 30-37.
[7] Trần Văn Tư, Vũ Cao Minh, 1997: Đánh
giá áp lực nước ngầm nền đê Hà Nội qua hệ thống
thiết bị đo áp. Tạp chí Các KH về TĐ, T.19, 2,
154-157.
[8] Ngô Trọng Thuận, 1990: Xây dựng mô
hình tính toán diễn biến dòng sông vùng hạ lưu các
sông lớn phục vụ cho khai thác tài nguyên nước ở
vùng tam giác châu. Báo cáo đề tài cấp Bộ. Tổng
cục Khí tượng thuỷ văn, Hà Nội.
[9] Nguyễn Trọng Yêm (chủ biên), 1985: Báo
cáo chương trình cấp nhà nước 48.02 “Chuyển
động hiện đại và sự thành tạo khe nứt hiện
đại trũng Sông Hồng”. Lưu trữ TTKH&CNQG,
Hà Nội.
[10] Viện Địa chất, 1981-1990: Các báo cáo
lưu trữ về khảo sát đê Sông Hồng thuộc Hà Nội,
Hà tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.
SUMMARY
Geological engineering characteristic of Red River dyke basement in Hanoi and concerning geological hazards
Series of problems of infiltration and seepage deformation, as well as slope failure of river band and dike of Red
River in Hanoi has made the administators and people to be fearful. In history, dike breaks have occurred in many
places, influencing on the social-economic situation of the region. The major cause of the above geological hazards is
engineering geological conditions of the dyke foundation. This paper presents analysis on the formation and geological
engineering properties of the Quaternary sediment near Red River, especially dyke foundation in Hanoi. Simultaneously,
the paper have marked out some of the geological hazards such as infiltration, seepage deformation in the flood, dyke
slope slide, settle of the dyke surface and the cracks extend from dyke to the river bank. These information are useful to
the administrator to defend dyke in flood season.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 439_1192_1_pb_9955_2106706.pdf