Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Hình thái địa hình đáy biển và đặc điểm trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Vân Phong có những đặc điểm chính sau: 1. Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờ đá, mũi đá và bãi cát, có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: - Địa hình bờ đá gốc: phân bố dọc theo bờ phía Bắc của lạch Cửa Bé ra đến mũi Khải Lương. - Bờ biển tích tụ: khu vực bãi Ninh Tịnh, Bãi Cỏ. - Bờ biển mài mòn, xói lở: phân bố dọc bờ phía Tây của vịnh. - Bờ biển tích tụ cổ: phân bố dọc theo bờ Tây của bán đảo Hòn Gốm, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ. 2. Đặc điểm địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong có thể chia thành hai phần. - Phần trong là vịnh Bến Gỏi độ sâu dưới 20m, địa hình đáy vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. - Phần ngoài là vịnh Vân Phong có độ sâu 20 - 30m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra phía cửa vịnh. Ngoài ra khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé, có diện tích khoảng 1.000ha, rất kín, thông trực tiếp với biển qua lạch Cửa Bé, độ sâu lớn nhất trong lạch Cổ Cò là 34m. Địa hình lạch Cửa Bé có dạng một chữ V không đối xứng, sâu hơn ở phần sát bờ đảo Hòn Lớn, độ sâu trung bình 20 - 23m. Lạch Cửa Bé là luồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò. 3. Trầm tích tầng mặt đáy vịnh Vân Phong chủ yếu là các kiểu trầm tích từ cát trung – cát nhỏ đến bùn và bùn sét. Các kiểu trầm tích bùn và bùn sét chiếm ưu thế và có diện tích phân bố lớn nhất. Trầm tích ở vịnh Vân Phong có hai nguồn gốc chính là lưu chuyển (các vật liệu lục nguyên do sông suối mang ra và các vật liệu do sự mài mòn các rạn san hô chết) và nguồn gốc sinh vật, các vật liệu hạt thô được sóng gia công và lắng đọng trong các vùng gần bờ phía Tây và Nam. Các vật liệu hạt nhỏ được mang ra xa bờ và lắng đọng ở các độ sâu thường là 15 - 25m.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2014, tập 20: 44 - 52 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐÁY VÀ TRẦM TÍCH TẦNG MẶT VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA Phạm Bá Trung, Nguyễn Đình Đàn, Trần Văn Bình, Trịnh Minh Cường Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờ đá, mũi đá và bãi cát, có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: địa hình bờ đá gốc, bờ biển tích tụ, bờ biển mài mòn, xói lở và bờ biển tích tụ cổ, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ. Hình thái địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong có thể chia thành hai phần như sau: Phần trong vịnh Vân Phong (vụng Bến Gỏi) có độ sâu dưới 20m, địa hình đáy vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Phần ngoài vịnh Vân Phong, có độ sâu 20 - 30m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra phía cửa vịnh. Ngoài ra, khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé, thông trực tiếp với biển qua lạch Cửa Bé. Độ sâu lớn nhất trong vụng Cổ Cò là 34m, độ sâu trung bình 20 - 23m. Lạch Cửa Bé với độ sâu trung bình 30m, rộng trung bình 1,2km là luồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò. Phụ thuộc vào nguồn tiếp vật liệu bồi tích và các quá trình thủy thạch động lực trầm tích tầng mặt của đáy vịnh Vân Phong chủ yếu là các kiểu trầm tích từ cát trung – cát nhỏ đến bùn và bùn sét. Các kiểu trầm tích bùn và bùn sét chiếm ưu thế và có diện tích phân bố lớn nhất. TOPOGRAPHICAL AND SEDIMENTOLOGICAL CHARACTERISTICS OF VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Pham Ba Trung, Nguyen Dinh Dan, Tran Van Binh, Trinh Minh Cuong Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract The coastline of Van Phong bay is alternation between rocky coast, rocky headlands and sandy beaches. Four main types of terrain can be distinguished such as: bedrock, accumulation, abrasion - erosion, and ancient accumulation coasts. In addition, the coastline of Van Phong bay is gathered a lot of marine accumulative terrace. Bottom topography of Van Phong bay could be divided into two parts: Ben Goi bay (inside part) is characterized by the shallow depth (less than 20m) with the main axis is laid in Northeast-Southwestern direction. Bottom topography is relatively simple with gentle slope. Van Phong bay (outer part) is characterized by deeper depth (from 20 to 30m) with the main axis is laid in Northwest-Southeastern direction. The bottom topography is relatively flat. Besides, the embayment of Co Co – Cua Be area, with 44 average depth of 20 - 23m, which is connected to the open sea through Cua Be channel. Cua Be channel is characterized by average depth of more than 30m and width of about 1.2km, which is an ideal natural area for marine transportation and harbor activities. Depending on the source of supplied materials and hydro-litho-dynamic processes the surface layer of bottom sediment in Van Phong bay is dominated by medium sand, silt and clay. In there, the silt and clay cover the largest area. I. MỞ ĐẦU Vịnh Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Trong các thủy vực tự nhiên ven biển Nam Trung Bộ, vịnh Vân Phong có những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo, và chịu tác động của nhiều yếu tố: cấu trúc địa chất vùng bờ, hoạt động tân kiến tạo, cấu tạo đường bờ, thủy thạch động lực đới bờ. Những tác động này ảnh hưởng đến địa chất – địa mạo đáy vịnh và tiềm năng tài nguyên nguồn lợi của vịnh. Đây là một trong những khu vực có hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú, đã có khu bảo tồn biển Rạn Trào. Ngoài ra, ở vùng ven bờ đang phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa như: du lịch, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, cảng biển. Vì thế vịnh Vân Phong đã và đang được con người khai thác và sử dụng với mức độ ngày càng tăng. Những hoạt động địa chất tự nhiên và hoạt động kinh tế diễn ra trong phạm vi vùng vịnh như hoạt động tân kiến tạo, quá trình xói lở - bồi tụ, kinh tế- xã hội (du lịch, đánh bắt - chế biến thủy sản, giao thông vận tải biển) đang là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới địa chất môi trường và môi trường sinh thái vùng vịnh. Nội dung của bài báo này là một phần kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ đề tài cấp cơ sở 2013 của phòng Địa chất – Địa mạo biển. Đây là một trong những cơ sở dữ liệu khoa học góp phần phục vụ cho việc quy hoạch, định hướng quản lý bảo vệ và phát triển bền vững khu vực vùng vịnh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tài liệu - Hải đồ do Hải quân Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979 và tái bản năm 1981 với các tỉ lệ 1:100.000; 1:200.000, 1:300.000 và Hải đồ của Hải quân Mỹ (1967) tỉ lệ 1:50.000. - Tài liệu đo sâu của tàu Gagarinsky (ngày 02 tháng 3 đến ngày 07/06/1990), trong chương trình hợp tác Việt - Xô. - Tài liệu đo sâu của tàu HQ- 652 (5/6/2000) của dự án “Mapping -2000”, trong Chương trình hợp tác giữa PACON thuộc Trường đại học Hawaii (Mỹ) và Viện Hải dương học, trong khuôn khổ “Chương trình bản đồ Thái Bình Dương” (Pacific Mapping Programme). - Bản đồ C-map năm 1999, tỷ lệ 1: 50.000. - Kết quả của các chuyến khảo sát tháng 6/1994 (chương trình biển – hải đảo, đề tài 07) và 5/2013 (đề tài cấp cơ sở). 2. Phương pháp 2.1. Ngoài thực địa: Đo sâu khu vực vịnh Vân Phong, bằng máy đo sâu hồi âm Lowarance LMS -525CDF. Các file dữ liệu được lưu trữ trên máy tính bao gồm các tham số kinh độ, vĩ độ, độ sâu, thang đo từ 0 - 1600m, với độ chính xác là ± 1m. Mẫu trầm tích đáy được thu bằng cuốc lấy mẫu “Petite Ponar” của Mỹ theo các trạm được định vị bằng máy định vị vệ tinh GPS. Các mẫu được mô tả tại chỗ về các đặc điểm như màu sắc, mùi, kiểu trầm tích, thành phần vật liệu và độ sâu thu mẫu sau đó được mang về phòng thí nghiệm để xử lý và phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu. Số mẫu thu được trong chuyến khảo sát tháng 5 năm 2013 là 16 mẫu (Hình 1). 45 46 Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu ở vịnh Vân Phong Fig. 1. Sampling locations in Van Phong bay 2.2. Trong phòng thí nghiệm: Để thành lập được các bản đồ, sơ đồ nghiên cứu tại khu vực vịnh Vân Phong, chúng tôi thành lập bản đồ nền khu vực vịnh Vân Phong, hệ VN2000, múi 60, kinh tuyến 1110 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004, phần đất liền), sau đó, số hóa các số liệu đo sâu từ các bản đồ tỉ lệ 1:100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam (1981), Hải đồ Mỹ, tỉ lệ 1:50.000, (1965), phần mềm C-map (1993), tất cả các số liệu đo đạc trong các chuyến khảo sát trước đây, được xử lý và hiệu chỉnh theo độ sâu được quy về mức “0” triều trạm Nha Trang. Các số liệu đo đạc được xử lý, hiệu chỉnh số đo trên máy ở các mốc tạm với tọa độ ghi trên Hải đồ rồi từ đó thành lập các bản đồ địa hình đáy biển khu vực nghiên cứu. Trong quá trình thành lập các sơ đồ tuyến, điểm đo và bản đồ địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong, đã sử dụng các phần mềm Surfer 10.0, MapInfo 10.5, Arcview 3.2 và Adobe photoshop 7.0. Các mẫu sau khi được mang về phòng thí nghiệm được xử lý và phân tích cơ học, thành phần vật liệu và thành phần hóa học theo “Qui phạm điều tra Địa chất biển” do Tổng cục Đo lường và Chất lượng Nhà nước ban hành năm 1982. Phân tích độ hạt để xác định phần trăm trọng lượng cấu thành nên các kiểu trầm tích. Độ hạt của trầm tích được xác định bằng phương pháp “rây” ở các cấp hạt cát (> 0,062mm) và phương pháp ống hút ở các cấp hạt nhỏ hơn 0,062mm. Sau đó chúng được phân loại và gọi tên theo bảng phân loại của Folk 1964, sự phân loại này được đặt trên cơ sở phân loại của Wentworth 1992. 47 III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm hình thái đường bờ vịnh Vân Phong Vùng ven bờ vịnh Vân Phong có địa hình khá đặc biệt: hầu như toàn bộ dải ven bờ phía Bắc, phía Tây và phía Nam của vịnh được che chắn bởi các dãy núi; phía Đông Bắc là bán đảo Hòn Gốm. Dãy núi phía Tây Bắc chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, kéo dài 70km từ dãy núi Đá Bia (Phú Yên) ở phía Bắc tới phía Bắc của thành phố Nha Trang, với độ cao trung bình 700m, đỉnh cao nhất là 2.051m. Các thung lũng sông bắt nguồn từ dãy núi này đều ngắn và dốc, đổ vào vịnh Vân Phong theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phía Nam Tây Nam là dãy núi thuộc bán đảo Hòn Hèo, kéo dài trên 20km, độ cao trung bình 400m, có đỉnh Tiên Du cao 771m. Dọc theo vùng bờ vịnh có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: - Địa hình bờ đá gốc phân bố dọc theo bờ phía Bắc của lạch Cửa Bé ra đến mũi Khải Lương. - Bờ biển tích tụ: khu vực bãi Ninh Tịnh, Bãi Cỏ. - Bờ biển mài mòn, xói lở: phân bố dọc bờ phía Tây của vịnh. - Bờ biển tích tụ cổ: phân bố dọc theo bờ Tây của bán đảo Hòn Gốm (Hình 2). Hình 2. Sơ đồ hình thái vùng bờ vịnh Vân Phong Fig. 2. Coastline features of Van Phong bay 1.1. Dạng bờ đá gốc: Đoạn bờ từ ngang Hòn Đôi xuống Khải Lương, xung quanh các đảo như Hòn Đôi, Hòn Đen, đoạn bờ mũi Bàng Thang. Đây là dạng bờ biển gần như giữ nguyên hình dạng nguyên sinh từ khi được thành tạo. 48 Vật liệu cấu thành bờ là đá granite bền vững, các vòng cung nhỏ xen kẽ các bờ và mũi đá có được tích tụ nhưng với lượng vật liệu cuội, sỏi, cát không đáng kể, các quá trình ngoại sinh, tích tụ, mài mòn không làm biến đổi đường bờ. 1.2. Dạng bờ chủ yếu tích tụ: Thuộc dạng bờ này là các bãi phía Đông bán đảo Hòn Gốm (bãi Ngang, bãi Thắm), bãi Ninh Tịnh. Đây chính là các bãi biển hiện đại, vật liệu chủ yếu là cát biển do quá trình di chuyển ngang của bồi tích tạo thành. 1.3. Dạng bờ chủ yếu mài mòn, xói lở: Dạng bờ chủ yếu mài mòn, xói lở: trong đó các quá trình mài mòn, xói lở, tích tụ vật liệu cùng song hành và xen kẽ, nhưng vai trò chủ đạo là xói lở, mài mòn. Hậu quả dẫn đến đường bờ bị phá hủy, làm biến đổi không những về mặt hình thái mà còn làm thay đổi cả về mặt sinh cảnh, sinh thái và tập tục ven biển. Thuộc dạng bờ này là gần như cả vùng bờ phía Tây vịnh Vân Phong. Dạng bờ chủ yếu mài mòn, xói lở xen kẽ tích tụ tập trung tại vùng đồng bằng ven biển Vạn Ninh, ở đây, có rất nhiều thềm biển cấu tạo từ san hô, đá cuội, cát (Fontaine, 1964). Dải đồng bằng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi như: sông Cạn, sông Ngòi Tre, sông Hương, sông Dong Diên, sông Chà Là, sông Bụ Bông, sông Hiền Lương, sông Mương Cái Hệ thống sông suối này một mặt cung cấp nguồn vật liệu cho vịnh tạo điều kiện gây ra bồi lấp một số vùng bờ, mặt khác hệ thống sông ngòi còn cung cấp nguồn nước ngọt, đây là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tác động của con người làm thay đổi hiện trạng bề mặt vùng bờ và địa hình bờ ven vịnh. Những hệ thống ao hồ nuôi tôm, cua ven biển, những cánh đồng lúa được thay bằng các mương, ao, đầm nước lợ, là những nguyên nhân chính làm biến đổi đường bờ tại khu vực này. Ở những khu vực còn lại như khu vực bán đảo Hòn Khói, dạng bờ này có thành phần vật liệu chính là cát và san hô chết. Cả hai loại này là nguồn vật liệu phục vụ cho việc xây dựng, chính vì vậy việc khai thác ở đây diễn ra mạnh mẽ và thiếu kế hoạch. Hậu quả là bờ biển bị xói lở nghiêm trọng, lượng bồi tích thiếu hụt, hình dáng các bãi, bờ bị biến đổi mạnh. 1.4. Dạng bờ tích tụ cổ: Thuộc dạng này là đoạn bờ phía tây bán đảo Hòn Gốm (từ ngang vụng Cổ Cò trở lên đỉnh). Cấu thành nên dạng bờ này là các đụn cát cổ. Những đụn cát này có độ cao từ 4 - 5m và 15 - 20m. Ở khu vực vịnh Vân Phong các đụn cát ở phía Bắc thường có độ cao trên 10m, càng về phía Nam độ cao của các đụn giảm dần. Dạng bờ tích tụ cổ hiện nay đang trong giai đoạn cân bằng vì quá trình cung cấp vật liệu và tích tụ đã kết thúc, các tác động ngoại sinh kể cả chế độ thủy động lực biển hầu như không có khả năng xói mòn, di dịch những gì đã tích đọng. Sa khoáng chủ yếu tập trung trong dạng bờ này. Ngoài ra trong phạm vi vùng bờ và trên các đảo gặp nhiều dấu tích của các thềm biển 1,5 - 2,0m, 4 - 6m và 15m. - Thềm 1,5 - 2,0m phân bố dọc bờ Ninh Phước, Ninh Thủy, Hòn Mỹ Giang, bán đảo Hòn Khói, mũi Cổ Cò,... Cấu tạo thềm là các khối san hô chết, cát cuội kết lẫn nhiều khối tảng san hô và mảnh vỏ sinh vật vỡ và nguyên vẹn. - Thềm 4 - 6m phân bố ở vùng bờ Ninh Thủy, bán đảo Hòn Khói, Bãi Tre (đảo Hòn Lớn), Hòn Mỹ Giang với cấu tạo thềm là cuội, sỏi, cát. Thành phần là mảnh vụn san hô (chủ yếu là san hô dạng cành) lẫn vỏ các loài nhuyễn thể (foraminifora). Đây là tầng đã và đang được Nhà máy xi măng Hòn Khói khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng. - Thềm 15m phân bố ở khu vực dọc bờ phía Bắc bán đảo Hòn Khói. Cấu tạo thềm là cát sinh vật lẫn nhiều sỏi sạn là các mảnh vụn san hô và các loài sinh vật hai mảnh vỏ (Fontaine, 1972). Đây cũng là tầng được Nhà máy xi măng Hòn Khói khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng. 48 2. Đặc điểm địa hình đáy khu vực vịnh Vân Phong Từ những kết quả đo đạc, khảo sát trong chuyến khảo sát 5/2013 và tham khảo các số liệu từ các Hải đồ, đã xây dựng bản đồ địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong, tỷ lệ 1:50.000 (Hình 3 và 3a). Từ các bản đồ này cho thấy, địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong có thể chia thành phần trong và phần ngoài. Hình 3. Bản đồ địa hình đáy vịnh Vân Phong Fig. 3. Bottom topographic map of Van Phong bay Hình 3a. Hình thái địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong (3D) Fig. 3a. Morphology of bottom topography in Van Phong bay (3D) 49 51 - Phần trong là vụng Bến Gỏi phân cách với phần ngoài bởi bán đảo Hòn Khói ở phía Tây Nam và mũi Tây Bắc của đảo Hòn Lớn ở phía Đông Bắc, ngoài ra còn thông ra biển qua vụng Cổ Cò và lạch Cửa Bé. Vụng Bến Gỏi có độ sâu không quá 20m, trên bề mặt đáy vịnh có nhiều bãi cạn được cấu tạo bởi rạn san hô sống và san hô chết. Nhìn chung địa hình đáy vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Đường đẳng sâu phân bố khá đều, song song với nhau và song song với đường bờ. - Phần ngoài là vịnh Vân Phong có độ sâu 20 - 30m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam hướng ra phía cửa vịnh. - Khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé: là vực nước nằm giữa bờ Tây Nam bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn. Vụng Cổ Cò với diện tích khoảng 1.000ha, rất kín, thông trực tiếp với biển qua lạch Cửa Bé. Trong vụng Cổ Cò có đảo Hòn Ông và Hòn Đỏ. Độ sâu lớn nhất trong vụng là 34m, địa hình bằng phẳng được phủ bởi bùn cát và bùn sét. Địa hình đáy lạch Cửa Bé có dạng một chữ V không đối xứng, sâu hơn ở phần sát bờ đảo Hòn Lớn, độ sâu trung bình 20 - 23m. Lạch Cửa Bé là luồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò. 3. Đặc điểm trầm tích tầng mặt vịnh Vân Phong Trầm tích đáy vịnh Vân Phong, chủ yếu là các kiểu trầm tích từ cát nhỏ đến bùn sét. Các kiểu trầm tích cát lớn, cát trung chỉ phân bố trên diện tích rất hẹp tại khu vực phía Tây Bắc của đảo Hòn Lớn và Hòn Mỹ Giang. Sự phân dị cơ học trầm tích thể hiện khá rõ ràng (Hình 4). Khu vực phía Nam vịnh Vân Phong từ mũi Đông Bắc Hòn Mỹ Giang xuống Hòn Hèo có trầm tích cát và bùn sét phân bố ở độ sâu 20 - 23m, trầm tích thường có màu xám, xám sáng, chọn lọc kém, thành phần cát bao gồm các vật liệu lục nguyên và các mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc vỡ nát và nguyên vẹn. Từ mũi đông Hòn Khói đến Hòn Mỹ Giang, dọc bờ phía Tây bán đảo Hòn Gốm có trầm tích cát phân bố thành dải hẹp dọc bờ, tới độ sâu 5 - 7m đến hơn 10m; ở ven bờ phía Tây từ đèo Cổ Mã tới Ninh Thọ có trầm tích cát phân bố thành dải hẹp dọc bờ, tới độ sâu 2 - 3m. Trầm tích cát thô màu xám, xám vàng xuất hiện ở khu vực quanh bãi cạn giữa mũi Đông Hòn Khói và Hòn Mỹ Giang. Ở đây chúng phân bố thành dải bao quanh đới rạn, ranh giới giữa chúng với đới cát nhỏ bên trong ở độ sâu 10 - 11m và khoảng 350 - 370m từ bờ ra theo mặt cắt vuông góc với đường bờ. Thành phần vật liệu gồm: chủ yếu là các vật liệu lục nguyên và vật liệu sinh vật. Hàm lượng carbonat trong trầm tích thường đạt trên 25% (Phạm Văn Thơm và cs., 1979) với thành phần chủ yếu là vỏ xác sinh vật vôi (hàm lượng carbonat thường là 57%), đôi nơi còn lẫn mùn bã thực vật màu đen. Ngoài ra có một đới rộng ở khu vực này có cát nhỏ chọn lọc rất tốt màu xám, xám tro có thành phần vật chất tương tự với dãi cát phân bố ở phía Tây bán đảo Hòn Gốm, dọc bờ Tây vụng Bến Gỏi. Phía Tây bán đảo Hòn Gốm, dọc bờ Tây vụng Bến Gỏi, khu vực quanh bãi cạn giữa mũi Hòn Khói và mũi Đông Bắc đảo Hòn Lớn có cát nhỏ chọn lọc rất tốt có màu xám, xám tro phân bố thành dải hẹp. Thành phần chính của cát nhỏ là thạch anh, fenspat, các mảnh đá vụn, các khoáng vật nặng (manhetit, zircon, ilmenit, granat, epidot) và vụn vỏ xác sinh vật với hàm lượng carbonat trong cát nhỏ thay đổi theo từng khu vực: Phía Tây bán đảo Hòn Gốm thường là 5 - 7%, dọc bờ Tây vụng Bến Gỏi thường là > 20%, trong vụng Bến Gỏi cát lẫn bùn sét thường có màu xám, xám xanh (khu vực Đầm Môn) và xám vàng (vịnh Vân Phong) với thành phần vật liệu cấp hạt cát chủ yếu là vụn vỏ xác sinh vật, các khoáng vật thạch anh, fenspat và ít khoáng vật nặng, hàm lượng carbonat 20 - 30% (Phạm Văn Thơm và cs., 1979). 50 52 Hình 4. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Vân Phong Fig. 4. Distribution feature of surface sediment in Van Phong bay Vụng Cổ Cò, vụng Bến Gỏi có kiểu trầm tích phổ biến là bùn sét thường có màu xám xanh, độ ướt và độ dính cao, lạch Cửa Bé và phần còn lại vịnh Vân Phong có màu xám vàng do ảnh hưởng của dòng bồi tích dọc bờ. Nhìn chung, kiểu trầm tích này có độ chọn lọc tốt, hàm lượng carbonat trong thành phần trầm tích cao (20 - 27%) trong vụng Bến Gỏi và 15 - 20% ở vịnh Vân Phong. Các kiểu trầm tích cát bùn và bùn cát màu xám hoặc xám nâu, tạo thành các dải hẹp phân bố bên ngoài đới trầm tích cát nhỏ. Hàm lượng cacbonat trong trầm tích dao động từ 20 - 30%. Trầm tích bùn sét chọn lọc tốt đến trung bình, tỷ lệ cấp hạt > 0,1mm không đáng kể. Diện tích phân bố chiếm gần như toàn bộ bề mặt đáy vịnh. Trong vịnh Bến Gỏi chúng có màu xám xanh, hàm lượng cacbonat 20 - 25%, còn ở vịnh Vân Phong chúng có màu xám nâu, hàm lượng cacbonat là 15 - 25% (Phạm Văn Thơm, 1981). Trầm tích ở vịnh Vân Phong có hai nguồn gốc chính: nguồn gốc lưu chuyển (các vật liệu lục nguyên do sông suối mang ra và các vật liệu do sự mài mòn các rạn san hô chết) và nguồn gốc sinh vật. Các vật liệu hạt thô được sóng gia công và lắng đọng trong các vùng gần bờ phía Tây và Nam. Các vật liệu hạt nhỏ được mang ra xa bờ và lắng đọng ở các độ sâu thường là 15 - 25m. IV. KẾT LUẬN Hình thái địa hình đáy biển và đặc điểm trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Vân Phong có những đặc điểm chính sau: 1. Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờ đá, mũi 51 53 đá và bãi cát, có thể phân biệt 4 dạng địa hình chính như sau: - Địa hình bờ đá gốc: phân bố dọc theo bờ phía Bắc của lạch Cửa Bé ra đến mũi Khải Lương. - Bờ biển tích tụ: khu vực bãi Ninh Tịnh, Bãi Cỏ. - Bờ biển mài mòn, xói lở: phân bố dọc bờ phía Tây của vịnh. - Bờ biển tích tụ cổ: phân bố dọc theo bờ Tây của bán đảo Hòn Gốm, ngoài ra còn là nơi tập trung rất nhiều bậc thềm biển tích tụ. 2. Đặc điểm địa hình đáy biển khu vực vịnh Vân Phong có thể chia thành hai phần. - Phần trong là vịnh Bến Gỏi độ sâu dưới 20m, địa hình đáy vịnh tương đối đơn giản, thoải đều theo các hướng Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam. - Phần ngoài là vịnh Vân Phong có độ sâu 20 - 30m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra phía cửa vịnh. Ngoài ra khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé, có diện tích khoảng 1.000ha, rất kín, thông trực tiếp với biển qua lạch Cửa Bé, độ sâu lớn nhất trong lạch Cổ Cò là 34m. Địa hình lạch Cửa Bé có dạng một chữ V không đối xứng, sâu hơn ở phần sát bờ đảo Hòn Lớn, độ sâu trung bình 20 - 23m. Lạch Cửa Bé là luồng tàu tự nhiên rất lý tưởng cho các tàu ra vào khu vực vụng Cổ Cò. 3. Trầm tích tầng mặt đáy vịnh Vân Phong chủ yếu là các kiểu trầm tích từ cát trung – cát nhỏ đến bùn và bùn sét. Các kiểu trầm tích bùn và bùn sét chiếm ưu thế và có diện tích phân bố lớn nhất. Trầm tích ở vịnh Vân Phong có hai nguồn gốc chính là lưu chuyển (các vật liệu lục nguyên do sông suối mang ra và các vật liệu do sự mài mòn các rạn san hô chết) và nguồn gốc sinh vật, các vật liệu hạt thô được sóng gia công và lắng đọng trong các vùng gần bờ phía Tây và Nam. Các vật liệu hạt nhỏ được mang ra xa bờ và lắng đọng ở các độ sâu thường là 15 - 25m. Lời cảm ơn: Công trình này là một phần kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ đề tài cấp cơ sở 2013 của phòng Địa chất – Địa mạo biển, được hỗ trợ kinh phí của Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Fontaine H., 1964. Anciens niveaux marins dans la region de Ninhhoa (Province de Nhatrang). Archives geologiques du Vietnam. No. 6, Saigon. Fontaine H., 1972. Remarque sur les formations littorales quaternaires de centre Viet Nam meridional. Archives geologiques du Vietnam. No. 15, Saigon. Phạm Văn Thơm, Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Hửu Sữu, 1979. Đặc điểm trầm tích của các vịnh Vân Phong – Bến Gỏi và Cam Ranh. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập I, phần 2, tr. 115-125. Phạm Văn Thơm, 1981. Trầm tích tầng mặt vùng biển ven bờ Phú Khánh. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập II, phần 1, tr. 179- 198. 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_phambatrung_trang44_52_397_2070857.pdf
Tài liệu liên quan