KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 118 trẻ sơ sinh bị
nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp.
tại khối sơ sinh BV NĐ1 chúng tôi nhận thấy
có những đặc điểm nổi bật như sau:
Đa số là nam, nhiều nhất dân tộc Kinh, chủ
yếu ở các tỉnh. Thời điểm nhiễm Klebsiella spp.
cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8. Tỷ lệ
sanh non rất cao 82,2% và nhiễm khuẩn bệnh
viện chiếm 75,4%.
Đa số nhiễm khuẩn muộn, triệu chứng bỏ
bú chiếm 94,1%, suy hô hấp 87,3%, ói dịch nâu
71,6%, lừ đừ 80,5%, gan to 72,9%, toan chuyển
hóa 72,0%, chướng bụng 68,6%, tím tái 66,9%,
rối loạn nhịp tim 59,3%, vàng da 47,5%, cứng
bì 29%, hạ thân nhiệt 18,6%, viêm màng não
3,4%, sốc nhiễm khuẩn 68,6%, và suy thận
13,6%. TC giảm nặng chiếm 67,8%. Band
Neutrophil tăng 50,8%. BC có hạt độc không bào
19,5% và biến dạng HC có 69,5%. CRP tăng
chiếm 83,9%, thường các trường hợp nặng còn
có rối loạn yếu tố đông máu, suy gan, suy thận,
toan chuyển hóa. Viêm phổi thùy trên (61,3%)
nhiều hơn viêm phổi thùy dưới (17,2%).
Trong 84,2% trẻ tử vong có sốc, phải thở
máy 62,7%. Tỷ lệ kháng thuốc rất cao do có
men kháng thuốc phổ rộng ESBL và kháng
chéo với nhóm Aminoglycoside qua cơ chế
plasmide. Các kháng sinh còn nhạy là:
Ticarcillin 68,8%, Imipenem 98,9% và
Mepropenem 100%.
Cuối cùng là tỉ lệ tử vong rất cao 48,3%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do klebsiella spp. tại khối sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/1/2008 đến 31/12/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
52
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT SƠ SINH DO KLEBSIELLA SPP.
TẠI KHỐI SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 1/1/2008 ĐẾN 31/12/2009
Nguyễn Như Tân*, Bùi Quốc Thắng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do vi khuẩn gram âm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ
sơ sinh mà đứng đầu là vi khuẩn Klebsiella spp. Nên việc nhận biết sớm các đặc điểm có thể có ở trẻ sơ sinh bị
nhiễm khuẩn do vi khuẩn Klebsiella spp là rất cần thiết.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các tỉ lệ về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết có cấy máu
dương tính với vi khuẩn Klebsiella spp tại khối sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/ 1/2008 đến 31/12/2009.
Kết quả: Có 118 trẻ tại khối sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và có kết quả cấy máu dương tính
với vi khuẩn Klebsiella spp. Đa số là trẻ nam, sanh non chiếm 82,2%, có 24,6% trẻ nhiễm khuẩn huyết sau phẫu
thuật, nhiễm khuẩn huyết sớm chiếm 14,4% và nhiễm khuẩn huyết muộn là 85,6%. Các triệu chứng thường gặp
là hô hấp (87,35%), nôn dịch nâu (71,6%), gan to (72,9%), toan chuyển hóa (72%), viêm phổi thùy (61,3%) và
sốc nhiễm khuẩn (68,6%). Các xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán như: giảm tiểu cầu (67,8%), tăng CRP
(83,9%), tăng Band Neutrophyl (24,6%), hồng cầu biến dạng (69,5%), Bạch cầu có hạt độc không bào (19,5%).
Tỷ lệ cấy máu dương tính chiếm 8% trong tổng số trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết và chiếm 33,3% trong nhóm
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Đặc biệt, có men ESBL dương chiếm 78,8% và 21,19%
là men ESBL âm. Đáp ứng kém với kháng sinh nhóm beta – lactamase như: kháng Ampicillin (98,1%),
Cefotaxim (76,5%) và kháng Gentamycin (83,5%). Kháng sinh còn nhạy là: Amikacin (51,3%), Ciprofloxacin
(68,8%), Imipenem (98,9%)% và 100% Mepropenem. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 75,4% và tỷ lệ tử vong
48,8%.
Kết luận: Việc tìm ra những đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị về vi khuẩn
Klebsiella sp là hết sức cần thiết cho các nhà lâm sàng và cũng đóng góp cho những nghiên cứu sâu hơn để góp
phần tìm ra những phương pháp phòng chống và điều trị thích hợp đối với vi khuẩn Klebsiella spp, điều này sẽ
giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh, vi khuẩn kháng thuốc, Klebsiella, cấy máu
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS, CLINICAL, SUBCLINICAL AND RESULTS OF
TREATMENT OF NEONATAL SEPSIS CAUSED BY KLEBSIELLA SPP IN NEONATAL BLOCK A
CHILDREN'S HOSPITAL 1 FROM 01/01/2008 TO 31/12/2009
Nguyen Nhu Tan, Bui Quoc Thang * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 52 - 58
Background: Neonatal septicemia caused by gram-negative bacteria are the leading cause of death in infants
headed by the bacteria Klebsiella spp.
Objectives: This study aimed to determine the rate of epidemiological characteristics, clinical, subclinical
* Bệnh viện Hùng Vương ** Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Như Tân . Điện thoại:0903907044. Email: nhutannguyen@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
53
and treatment outcome of infants with sepsis caused by Klebsiella bacteria spp.
Methods: Retrospective series of records describing cases in infants with sepsis have positive blood cultures
with Klebsiella spp bacteria in the intensive care unit in a positive newborn Children's Hospital 1, from 01 / 01 /
2008 to 31/12/2009.
Results: 118 neonatal sepsis in the intensive care units infants, was diagnosed with sepsis and blood
culture results positive for bacteria Klebsiella spp. Most of the young men 1.62:1, preterm 82.2%, 24.6% have
children with septicemia after surgery, early sepsis was 14.4% and 85.6% were infected septicemia late. 87.35%
have respiratory symptoms, vomiting outbreaks brown 71.6% and 72.9% large liver, 72% metabolic acidosis,
acute lung lobe is 68.6% and 61.3% sepsis shock. The tests used to diangosis such as thrombocytopenia (67.8%),
CRP (83.9%), the Band Neutrophyl (24.6%), deformed red blood cells (69.5%), white blood cells are not toxic
particles (19.5%). Rate of 8% positive blood cultures in neonatal sepsis and accounted for 33.3% among infants
with sepsis caused by Gram-negative bacteria, yeast and 78.81% have a positive ESBL, ESBL negative 21.19%.
Amikacin antibiotic sensitivity also 51.3%, 68.8% Ciprofloxacin,: Imipenem 100% and 100% Mepropenem.
Conclusion: The purpose of this research is the discovery of the characteristics of the bacterium Klebsiella
spp dangerous, to find out which prevention and treatment methods appropriate bacteria Klebsiella spp, thus we
hope to contribute to reducing mortality in infants.
Key words: Neonatal sepsis, Klebsiella bacteria, resistant antibiotic bacteria, blood-culture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do vi khuẩn
gram âm là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ sơ sinh mà đứng đầu là vi khuẩn
Klebsiella spp(11,12,17). Mặc dù trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về trẻ sơ sinh bị nhiễm
khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp. từ
những thập kỷ 1960(8), nhưng tại Việt nam chỉ
có những nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết
sơ sinh nói chung, bao gồm cả Klebsiella spp.
mà chưa có nghiên cứu nào riêng biệt ở trẻ sơ
sinh bị nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này. Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về dịch tễ
học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của
điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết
gây ra do vi khuẩn Klebsiella spp trong khối sơ
sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ học, lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ
sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Klebsiella spp. tại khối sơ sinh bệnh viện nhi
đồng 1, từ 1/1/2008 đến 31/12/2009.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ học
ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi
khuẩn Klebsiella spp.
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về lâm sàng ở
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Klebsiella spp.
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về cận lâm
sàng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi
khuẩn Klebsiella spp.
- Xác định tỉ lệ các đặc điểm về kết quả
điều trị ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do
vi khuẩn Klebsiella spp.
Tiêu chí chọn bệnh
- Tất cả trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết
do vi khuẩn Klebsiella spp được chẩn đoán khi
xuất viện và có cấy máu dương tính với
Klebsiella spp, đã nằm điều trị tại khối sơ sinh
bệnh viện nhi đồng 1 từ 1/1/2008 đến
31/12/2009.
- Dựa theo bệnh án mẫu thống nhất.
Tiêu chí loại trừ
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
54
Klebsiella spp không nằm điều trị trong khối
sơ sinh của BVNĐ1 và ngoài khoảng thời gian
1/1/2008 đến 31/12/2009.
- Hồ sơ bệnh án thiếu thông tin theo bệnh
án mẫu.
Cách chọn mẫu
Chọn tất cả trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn chọn
bệnh trong thời gian nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành
Tất cả hồ sơ thỏa tiêu chí chọn bệnh được
đưa vào lô nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu
thống nhất.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 10.5.
Dùng phép kiểm χ2 để kiểm định các biến
số định tính và tính trung bình các biến số
định lượng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 118 trẻ sơ sinh bị khuẩn
huyết do vi khuẩn Klebsiella spp tại khối sơ
sinh BVNĐ1 từ 1/1/2008 đến ngày 31/12/ 2009,
chúng tôi thu thập được các đặc điểm sau :
Đặc điểm dịch tễ học của trẻ sơ sinh bị nhiễm
khuẩn huyết do Klebsiella spp
Tỷ số nam: nữ = 1,62:1, có 88,2 % dân tộc
kinh, 17,8% dân tộc thiểu số đa số đến từ các
tỉnh chiếm 88,1%, thành phố 11,9%.
Thời điểm nhiễm khuẩn huyết sơ sinh do
vi khuẩn Klebsiella spp rải rác đều trong năm,
nhưng tâp trung khá nhiều vào tháng 6, tháng
7, tháng 8.
Tỷ lệ sanh non chiếm 82,2%, tỷ lệ trẻ sanh
thường 66,1% nhiều hơn sanh thủ thuật 14,4%.
Số trẻ được điều trị ở tuyến trước chiếm
hầu hết 84,7%, chỉ có 15,3 % không điều trị,
chủ yếu là nhóm ngoại khoa cần chuyển gấp.
Kháng sinh trước nhập viện: Ampicillin
89,7% + Cefotaxim 69,2% + Gentamycin 64,1%.
Số ngày kháng sinh trung bình sử dụng 2,56 ±
0,64 ngày.
Đặc điểm lâm sàng thời điểm cấy máu của trẻ sơ
sinh bị nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella spp
Đa số trẻ bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
muộn 85,6% nhiều hơn nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh sớm chiếm 14,4%.
Các triệu chứng lâm sàng xếp theo thứ tự
từ cao đến thấp: bú kém hoặc bỏ bú 94,1%, suy
hô hấp 87,3%, trong ói 86,4% có ói dịch nâu
chiếm 71,6%, lừ đừ 80,5%, gan to 72,9%, toan
chuyển hóa 72,0%, chướng bụng 68,6%.
Sốc nhiễm khuẩn chiếm 68,6%, các triệu
chứng liên quan đến sốc như: tím tái 66,9%,
phục hồi màu sắc da > 3 giây 66,9%, rối loạn
nhịp tim 59,3%.
Các triệu chứng khác như: vàng da 47,5%,
cứng bì 28%, tăng thân nhiệt 48,3% và hạ thân
nhiệt 18,6%, suy thận 13,6.
Viêm màng não chỉ có 3,4%.
Các cơ quan bị rối loạn chức năng: nhiều
nhất là: hô hấp 87,3%, tiêu hóa 87,3% và gan
83,9%, kế tiếp là: tim mạch 66,1%, huyết học
55,9%, thận chỉ chiếm 13,6% và thần kinh 3,4%
Bảng 1. Tỉ lệ tổn thương các cơ quan trong
NKHSS do Klebsiella spp
Cơ quan Tần suất Tỷ lệ %
Hô hấp 103 87,3
Tiêu hóa 103 87,3
Gan 99 83,9
Tim mạch 78 66,1
Huyết học 66 55,9
Thận 16 13,6
Thần kinh 4 3,4
Đặc điểm cận lâm sàng vào thời điểm cấy máu
của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do
Klebsiella spp
Huyết đồ: có 16,9% hồng cầu (HC) giảm và
22,9% HCT giảm, bạch cầu (BC) tăng chiếm
32,2%, giảm 16,9% và TC giảm nặng < 50.000/
mm3 chiếm 67,8%, giảm nhẹ chiếm 7,6% và
giảm tiểu cầu (TC) có liên quan đến sốc và tử
vong, được kiểm định bằng phép kiểm χ2 và
có ý nghĩa thống kê với p < 0,005.
Phết máu ngoại biên: Band Neutrophil
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
55
tăng chiếm 50,8% và trung bình 10,1 ± 6,67%
BC có hạt độc không bào chiếm 19,5% và
69,5% có biến dạng HC. Cả 3 chỉ số trên có liên
quan đến sốc và tử vong có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001).
C- reactive protein: có 83,9% CRP tăng và
trung bình 67,80 ± 60,93 g/l.
Chức năng thận: Creatinin máu tăng
chiếm 26,3% và trung bình 0,84 ± 0,54 mg%.
Chức năng gan: Bilirubin toàn phần tăng
chiếm 50%. SGOT tăng chiếm 99,2% và SGPT
tăng 99,2%, trung bình 26,90 ± 36,95U/l.
Chức năng đông máu: TQ kéo dài: 28,8%,
TCK kéo dài: 5,2%.
Khí máu cơ bản: pH < 7,35 chiếm 21,2%,
BE giảm <-5mEq/l chiếm 68,6%, PaO2 trung
bình 48,93 ± 13,07 mmHg, PaCO2 trung bình
60,11± 9,18 mmHg.
Cấy máu: tỷ lệ cấy máu dương tính trong
nhiễm khuẩn huyết sơ sinh thấp 8% và trong
nhóm vi khuẩn gram âm chiếm 33,3%. Cấy
máu dương tính ≤ 72 giờ chiếm 28,8% và > 72
giờ chiếm 71,2%.
X - quang: tổn thương phổi 78,7%, viêm
phổi thùy trên 61,3% nhiều hơn viêm phổi
thùy dưới 17,2%, viêm phổi lan tỏa hai bên
10,8%, hiếm hơn: xẹp phổi 7,5%, TDMP 2,2%
và TKMP 1,1%.
Bảng 2: Tỷ lệ các xét nghiệm huyết học và sinh hóa
Xét nghiệm Tỷ lệ %
Giảm 20 (16,9)
- Bình thường 60 (50,8)
Bạch cầu
- Tăng 38 (32,2)
- Giảm nặng 80 (67,8)
- Giảm trung bình 9 (7,6)
- Bình thường- 22 (18,6)
Tăng 7 (5,9)
Hạt độc 23 (19,5)
Tiểu cầu
Biến dạng HC 82 (69,5)
Tăng 99 (83,9) CRP
- Bình thường 19 (16,1)
- Tăng 31 (26,3) Creatinin
Bình thường 87 (73,7)
Giảm 81 (68,6) BE
- Bình thường 37 (31,4)
Kết quả điều trị của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn
huyết do Klebsiella spp
Tỷ lệ trẻ nuôi ăn qua sonde dạ dày chiếm
64,4% và nuôi dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoàn
toàn chiếm 99,2%, đây là đặc điểm dinh dưỡng
ở trẻ sơ sinh bệnh nặng.
Tỷ lệ trẻ thở Mask: 24,6%, thở NCPAP:
47,5%, thở máy: 62,7%. Số ngày thở trung bình:
Mask 1,24 ± 1,01, NCPAP: 5,74 ± 3,62, máy:
5,22 ± 3,25.
Điều trị ban đầu: Ampicillin 47,5%, Cefotaxim
38,1%, Gentamycin 36,4%. Kháng sinh sau đổi khi
chưa có KSĐ: Ciprofloxacin 50,8%, Amikacin
47,5%. Khi có KSĐ: thường dùng là: Imipenem
71,2% hoặc Meropenem 1,7%.
Điểm đặc biệt nhất của vi khuẩn Klebsiella
spp là tình trạng đa kháng thuốc kháng sinh.
Bởi vì, vi khuẩn này có gien mã hóa sản xuất β
- lactamase phổ rộng ESBL và enzyme này
được lan truyền qua trung gian plasmid nên có
tính lây lan nhanh trên diện rộng, tạo nên hiện
tượng kháng chéo với các họ kháng sinh khác
như: Aminoglycoside và Choramphenicol(7,9)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 93 trẻ bị
nhiễm Klebsiella spp. có men ESBL dương
chiếm 78,81% và 25 ca chiếm 21,19% có men
ESBL âm.
Bảng 3 sau đây giúp ta thấy rõ hơn sự
phân bố tần suất và tỷ lệ kháng các kháng sinh
đã điều trị ban đầu khi chưa có kháng sinh đồ
với Klebsiella spp. có men ESBL dương và âm
và bảng 4 là kết quả điều trị sau khi có kháng
sinh đồ.
Bảng 3. Phân bố tần suất và tỷ lệ kháng kháng
sinh điều trị ban đầu với Klebsiella spp có men
ESBL dương và âm khi chưa có kháng sinh đồ
ESBL
Kháng sinh điều trị Dương
(n = 93)
Âm
(n = 25)
Tổng
Amikacin 45 (80,4) 11 (19,6) 56
Ampicillin 47 (83,9) 9 (16,1) 56
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
56
ESBL
Kháng sinh điều trị Dương
(n = 93)
Âm
(n = 25)
Tổng
Cefotaxim 37 (78,8) 8 (17,8) 45
Ciprofloxacin 51 (85.0) 9 (15,0) 60
Gentamycin 34 (79,1) 9 (20,9) 43
Peflocxacin 1 (50,0) 1 (50,0) 2
Ticarcillin 1 (100) 0 1
Vancomycin 2 (66,7) 1 (33,3) 3
Bảng 4. Phân bố tần suất và tỷ lệ nhậy kháng sinh
điều trị sau khi có kháng sinh đồ với Klebsiella spp
có men ESBL dương và âm
ESBL
Kháng sinh điều trị Dương
(n = 93)
Âm
(n = 25)
Tổng
Amikacin 27 (79,4) 7 (20,6) 34
Ciprofloxacin 19 (90,5) 2 (9,5) 21
Imipenem 66 (78,6) 18 (21,4) 84
Meropenem 1 (100) 0 1
Ticarcillin 12 (63,2) 7 (36,8) 19
Timentin 5 (83,3) 1 (21,2) 6
Vancomycin 26 (92,9) 2 (7,1) 28
Có 47,7% dùng Adrenalin độc lập hay phối
hợp Dopamin 60,2%. Có 72% dùng
Natribicarbonat chống toan chuyển hóa và
53,4% phải truyền máu hoặc chế phẩm của máu.
Tỷ lệ các cơ quan bị rối loạn chức năng từ
cao đến thấp là: hô hấp, tiêu hóa, gan, tim
mạch, huyết học và có liên quan đến sốc và tử
vong được kiểm định bằng phép kiểm χ2 và có
ý nghĩa thống kê với p<0,005. Số cơ quan bị tổn
thương càng nhiều thì tỷ lệ tử vong càng cao
và trong 84,2% trẻ tử vong có sốc.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 75,4%.
Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh do Klebsiella spp. là 48,3%.
BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Đa số là nam, sanh non 82,2% trong nhóm
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Klebsiella spp., bệnh ngoại khoa 24,6% cần
phẫu thuật. Thường thì 2 nhóm trẻ này phải
nằm lâu chịu nhiều thủ thuật dễ lây nhiễm nên
là yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn huyết bệnh
viện(13), là một nét đặc biệt quan trọng trong trẻ
sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Klebsiella spp(5). Hơn nữa, tỷ lệ nhiễm khuẩn
huyết sớm 14,4% ít hơn rất nhiều nhiễm khuẩn
huyết muộn 85,6%. Như vậy, về dịch tễ của
nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đặc điểm cần chú ý
là trẻ sanh non, bị dị tật, nhiễm khuẩn huyết
muộn, phải nằm viện lâu, lây nhiễm dễ dẫn
đến nhiễm khuẩn bệnh viện(12).
Lâm sàng
Các đặc điểm lâm sàng được mô tả vào
thời điểm trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng
và được lấy máu cấy là: suy hô hấp 87,35, ói
dịch nâu 71,6%, gan to 7,9%, toan chuyển hóa
72%, viêm phổi thùy 61,3% và sốc nhiễm
khuẩn 68,6% và những đặc điểm trên đây có
liên quan đến tình trạng bệnh nặng như sốc và
tử vong và có ý nghĩa thống kê p < 0,005. Nét
đặc trưng của triệu chứng lâm sàng của trẻ sơ
sinh bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Klebsiella spp. chính là triệu chứng rầm rộ ở trẻ
sanh non hoặc hậu phẫu phải nằm viện lâu,
phải thở máy, đột nhiên trở nặng với triệu
chứng hô hấp và tiêu hóa phù hợp với đặc
điểm của những loài vi khuẩn Klebsiella
pneumoniae và Klebsiella ozaenae theo 2 tác giả
người Trung Quốc là: Liang wen -Yu(16).
Berconizt Leonard(2) lần lượt là 80% và 85%.
Điểm nổi bật khác là: trẻ ói nhiều dịch nâu,
chướng bụng, thời gian phục hồi màu sắc da
mất chậm. Đây là những triệu chứng liên quan
đến sốc và tử vong chiếm tỷ lệ cao hơn so với
những loại vi khuẩn khác gây nhiễm khuẩn
huyết sơ sinh(16).
Cận lâm sàng
Tương tự các đặc điểm cận lâm sàng cũng
được mô tả vào thời điểm trẻ lấy máu cấy.
Liên quan đến sốc và tử vong được kiểm định
bằng phép kiểm χ2 và có ý nghĩa thống kê với
p < 0,001 có: giảm tiểu cầu, CRP, Band
Neutrophyl, HC biến dạng, BC có hạt độc
không bào.
Tác giả Berconizt Leonard(2) khi nghiên cứu
112 trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết tại bệnh
viện Brooklyn - New York cũng có nhận định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
57
tương tự và còn giải thích hiện tượng giảm số
lượng tiểu cầu là do vi khuẩn Klebsiella spp. có
2 lớp lypopolysaccharide (O- antigen) và
polysaccharide (K- antigen) ở vách tế bào, cả 2
kháng thể này đều có khả năng phá vỡ cấu
trúc của các tế bào máu.
Hình ảnh tổn thương phổi trên X - quang
khá điển hình như các tác giả khác đã nêu:
viêm phổi thùy trên chiếm 61,3% nhiều hơn
viêm phổi thùy dưới 17,2%(2,4,8,10).
Tỉ lệ cấy máu dương tính 8% chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng số trẻ nhiễm khuẩn huyết sơ
sinh và chiếm 33,3% trong nhóm vi khuẩn gram
âm, điều này phù hợp với nghiên cứu của nhà vi
khuẩn học Liang Wen- Yu(16). Đặc biệt, có 78,81%
men kháng thuốc phổ rộng ESBL dương và
21,19% có men ESBL âm, đây là đặc điểm nổi bật
cần quan tâm của loài vi khuẩn đa kháng thuốc
Klebsiella spp. mà nhiều công trình nghiên cứu
trên thế giới đã thực hiện(1,12) và còn tiếp tục tìm
kiếm giải pháp khắc phục sự kháng thuốc của
loài vi khuẩn này.
Kết quả điều trị
Vì có men kháng thuốc phổ rộng ESBL nên
tình trạng đáp ứng kém với kháng sinh nhóm
beta - lactamase, tỉ lệ kháng thuốc rất cao(9,11)
với: Ampicillin 98,1%, Cefotaxim 76,5%,
Gentamycin 83,5%. Còn nhậy cao với
Imipenem 100% và Mepropenem 100%. Vấn
đề cần bàn luận ở đây là: khi nào thì sử dụng
nhóm kháng sinh còn nhạy như:
Ciprofloxacin, Amikacin, đặc biệt là kháng
sinh Immipenem và Mepropenem? Qua kết
quả tìm được từ nghiên cứu, chúng tôi tạm đề
xuất: chỉ dùng phối hợp kháng sinh:
Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin ở giai
đoạn khởi phát nhiễm khuẩn, sau 3 ngày khi
có kháng sinh đồ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu kết quả cấy dương tính với Klebsiella
spp. có men ESBL âm tính thì tiếp tục dùng
phác đồ: Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin
nhưng lâm sàng phải có dấu hiệu cải thiện.
Còn nếu có ESBL dương tính mà lâm sàng xấu
hơn thì nên đổi Ciprofloxacin + Amikacin,
nhưng nếu trẻ đang vào sốc hoặc bệnh nặng
hơn thì nên sử dụng Imipenem hoặc
Mepropenem ngay, có thể dùng phối hợp
chung Amikacin.
Trong nghiên cứu chúng tôi có tỉ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện khá cao 75,4%, đây cũng là
đặc điểm đặc trưng của nhiễm khuẩn huyết ở
trẻ sơ sinh do vi khuẩn Klebsiella spp.(5,8) và tỉ lệ
tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
rất đáng lo ngại 48,8%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 118 trẻ sơ sinh bị
nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Klebsiella spp.
tại khối sơ sinh BV NĐ1 chúng tôi nhận thấy
có những đặc điểm nổi bật như sau:
Đa số là nam, nhiều nhất dân tộc Kinh, chủ
yếu ở các tỉnh. Thời điểm nhiễm Klebsiella spp.
cao nhất là tháng 6, tháng 7, tháng 8. Tỷ lệ
sanh non rất cao 82,2% và nhiễm khuẩn bệnh
viện chiếm 75,4%.
Đa số nhiễm khuẩn muộn, triệu chứng bỏ
bú chiếm 94,1%, suy hô hấp 87,3%, ói dịch nâu
71,6%, lừ đừ 80,5%, gan to 72,9%, toan chuyển
hóa 72,0%, chướng bụng 68,6%, tím tái 66,9%,
rối loạn nhịp tim 59,3%, vàng da 47,5%, cứng
bì 29%, hạ thân nhiệt 18,6%, viêm màng não
3,4%, sốc nhiễm khuẩn 68,6%, và suy thận
13,6%. TC giảm nặng chiếm 67,8%. Band
Neutrophil tăng 50,8%. BC có hạt độc không bào
19,5% và biến dạng HC có 69,5%. CRP tăng
chiếm 83,9%, thường các trường hợp nặng còn
có rối loạn yếu tố đông máu, suy gan, suy thận,
toan chuyển hóa. Viêm phổi thùy trên (61,3%)
nhiều hơn viêm phổi thùy dưới (17,2%).
Trong 84,2% trẻ tử vong có sốc, phải thở
máy 62,7%. Tỷ lệ kháng thuốc rất cao do có
men kháng thuốc phổ rộng ESBL và kháng
chéo với nhóm Aminoglycoside qua cơ chế
plasmide. Các kháng sinh còn nhạy là:
Ticarcillin 68,8%, Imipenem 98,9% và
Mepropenem 100%.
Cuối cùng là tỉ lệ tử vong rất cao 48,3%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
58
KIẾN NGHỊ
Chăm sóc thai sản tốt để hạn chế tối đa
tình trạng sanh non, nhẹ cân suy dinh dưỡng
trong tử cung.
Tránh nằm viện kéo dài ở trẻ sanh non nhẹ
cân và hậu phẫu.
Hạn chế dùng nhiều thủ thuật xâm lấn khi
chưa thật sự cần thiết. Việc thở máy, nuôi ăn
tĩnh mạch, lấy máu động mạch cần phải
đảm bảo được nguyên tắc vô khuẩn tuyệt đối
và phải rút nhanh hoặc thay dụng cụ nội mạch
đúng quy định.
Rửa tay đúng phương pháp trước và sau
khi tiếp xúc trẻ sơ sinh, cách ly tốt khi trẻ bệnh
nhiễm khuẩn, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
trong bệnh viện, trong khoa sơ sinh.
Cần nghĩ tới trẻ có khả năng bị nhiễm
khuẩn huyết sơ sinh do Klebsiella spp. khi trẻ có
yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện như:
sanh non, thở máy, can thiệp nhiều thủ thuật,
nằm viện kéo dài.
Cần nhớ Klebsiella spp. có men kháng thuốc
ESBL phổ rộng, để phối hợp kháng sinh sớm,
phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson T, Ofelia C, Richard B, (2005) “Health care
associated bacterial pneumoniae” Guidelines for Preveting
Health care associated pneumoniae, 6(2): 7- 24.
2. Berkonitz L (2008). “Klebsiella infection: different
diagnosis and workup” Infect Dis J. 4(3): 3-6.
3. Garcia HJ, Rodrigez-Medina X, Franco-Gutierrez M (2005):
Risk factors for surgical site infections in newborns in
a neonatal intensive care unit. Rev. Invest. Clin., 57, 425-
433.
4. Gordon.A, Isacs. D, (2006). “Late - onset neonatal Gram -
negative bacillary infections in Australia and New
Zealand: 1992- 2002” Pediatr Infect Dis J, 28(3): 25-29.
5. Graham PL, Begg MD, Larson E, Della-Latta P, Allen A;
Saiman L (2006). “Risk factor for late - onset gram -
negative sepsis in low birth weight infant hospitalized in
the neonatal intensive care unit” Pediatr Infect Dis J, 25(2):
113-117.
6. Gundes R, Aristory E, et al, (2005). “An outbreak of SHV-5
producing Klebsiella pneumoniae in a neonatal intensive
care unit, mefopenem failed to avoid fecal colonization”.
Neo Microbiol, 12(8): 231-236.
7. Lê Thị Thanh Hương, (2003). “Dịch tễ học và tính đề
kháng kháng sinh của nhiễm khuẩn huyết gram âm ở trẻ
sơ sinh”. Luận án tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên
ngành Nhi khoa.Trường ĐHYD. TP.HCM.
8. Li J, Ma Y, Wang Z, Yu X (2008). “Klebsiella pneumoniae
epideminology and analysis of risk factor for infacsions
caused by resistant strains”. Chin Med J, vol 115,(8), pp.
1158 - 1162.
9. Makhoul IR, Sujov P. Smolkin.T, et al, (2005). “Pathogen
specific early mortality in very low birth weight infants
with late-onset sepsis”. Clin Infect Dis, 10(14): 215- 224.
10. McDonald P, et al. (2004). “Antibiotic ressistant bacteria”.
Infection control guidelines, 12 (5): 29- 32.
11. Nordmann P, Cuzon G, (2009). “The real threat of
Klebsiella pneumoniae carbapenemase-producing bacteria”.
Lancet Infect Dis J. 9(4): 228 - 236.
12. Obiammine U, et al (2008). “Klebsiella pneumoniae
infection in neonatal suggest cefotaxim preferen in these
neonatal”. Pediatr Infect Dis J, 9(3): 11-19.
13. Thân Đức Dũng (2007). ”Khảo sát tình hình đề kháng kháng
sinh của vi khuẩn Klebsiella tại BVNĐ1”. Báo cáo khoa vi
sinh BVNĐ 1 2005-2007, tr 10-12.
14. Võ Công Đồng, (2005),”Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh”,
Chăm sóc sơ sinh, NXBY học.TP.HCM, tr 23- 29.
15. Võ Công Đồng, Phùng Nguyễn Thế Nguyên, (2005) ”Đặc
điểm nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella tại BVNĐ2 năm
2000 – 2003”. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 9 (1), tr.29-32.
16. Yu LW, Chuang YC (2007). “Microbiology and
pathogenesis of Klebsiella pneumonia infection”. Up to
date ctivation jan-2009. Pediatr Infect Dis J, 18(3): 21-39.
17. Yu LW, Chuang YC (2007). “Overview of Klebsiella
pneumoniae in infection” Up to date activation jan - 2009.
Infect Dis J. 14(6): 13-16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_hoc_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_t.pdf