Đặc điểm dịch tễ học thiếu men Glucose - 6 - Phosphate dehydrogenaseở trẻ sơ sinh được sinh ra tại tỉnh Ninh Thuận

Nghề nghiệp cha, mẹ Hiện nay, bệnh nghề nghiệp, nhất là những bệnh do nhiễm độc các ion kim loại nặng là vấn đề quan tâm của mọi ngành trong xã hội. Ở những người bị nhiễm độc chì mạn tính có hiện tượng giảm G6PD hồng cầu cùng với sự giảm hàm lượng cholesterol toàn phần(2). Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thiếu men G6PD ở nhóm sơ sinh có cha là công nhân 14,3%, cha không là công nhân 3,1%, tuy nhiên không có sự khác biệt (p > 0,05). Nhưng đối với nghề nghiệp của mẹ, tỷ lệ thiếu men G6PD ở nhóm sơ sinh có mẹ là thợ uốn tóc chiếm 40%, mẹ không là thợ uốn tóc 3,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, có khả năng thiếu G6PD liên quan đến nghề nghiệp của mẹ, con của các bà mẹ làm nghề uốn tóc có tỷ lệ thiếu G6PD cao hơn các nghề khác. Những người làm nghề uốn tóc thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc, trong thành phần thuốc nhuộm có chứa acetat chì. Theo Lương Thị Thúy(7), hoạt tính men G6PD hồng cầu của những người tiếp xúc với chì giảm hơn so với nhóm chứng. Có thể một số bà mẹ làm nghề uốn tóc bị nhiễm độc chì mạn tính từ thuốc nhuộm tóc, kim loại chì trong máu mẹ qua thai nhi làm giảm hoạt tính G6PD ở con. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ 01/2008 đến 6/2008 ghi nhận: 1- Hoạt tính men G6PD trung bình ở trẻ sơ sinh của lô nghiên cứu là 87,73% so với bình thường (hàm lượng men trung bình 7,02 UI/g Hb). Đa số có hoạt tính men thuộc lớp IV theo phân loại của WHO chiếm 79,9%, lớp III chiếm 3,5%, không có lớp Ihoặc lớp II. 2- Tỷ lệ thiếu men G6PD của lô nghiên cứu là 3,5% trong đó tỷ lệ thiếu G6PD ở trẻ nam 5,3%, trẻ nữ 1,5%, dân tộc Kinh 2,2%, Chăm 7% và Raglay là 8,3%. 3- Có 15 sơ sinh bị thiếu men G6PD, những trẻ này đa số có tuổi thai ≥ 37 tuần (14/15), cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gam (13/15) và là trẻ nam (12/15). Dân tộc Kinh 46,7% (7/15); tất cả cư ngụ ở miền núi hoặc đồng bằng; 2/3 số trẻ sống trong vùng sốt rét lưu hành. Hầu hết trẻ được sinh thườnghoặc mổ lấy thai ; 53,3% là con đầu. Phần lớn cha trẻ làm nông (60%) và thuộc dân tộc Kinh (46,7%) ; mẹ trẻ làm nông (60%) và thuộc dân tộc Kinh (46,7%). 4- Những trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD có tuổi thai trung bình 38,20 tuần; cân nặng trung bình lúc sinh 3100 gam; tuổi cha trung bình 31 tuổi; tuổi mẹ trung bình 28 tuổi. 5- Có mối liên quan giữa thiếu G6PD với: giới tính, dân tộc, vùng sinh thái, nghề nghiệp mẹ (thợ uốn tóc). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa thiếu G6PD với: tuổi thai, phân vùng sốt rét, tuổi cha, tuổi mẹ, nghề nghiệp cha (p > 0,05).

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ học thiếu men Glucose - 6 - Phosphate dehydrogenaseở trẻ sơ sinh được sinh ra tại tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC THIẾU MEN GLUCOSE - 6 - PHOSPHATE DEHYDROGENASE Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SINH RA TẠI TỈNH NINH THUẬN Lê Vũ Chương*, Lê Thị Ngọc Dung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh thiếu men Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase (G6PD) có tỷ lệ cao hơn ở những dân tộc sống trong vùng sốt rét lưu hành. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và có 61,8% dân số sống trong vùng dịch tễ sốt rét. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tình hình thiếu men G6PD. Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ học thiếu men G6PD ở sơ sinh để góp phần đề xuất biện pháp dự phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn của tỉnh Ninh Thuận từ 01/2008 đến 6/2008. Phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận trong 6 tháng đầu năm 2008. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, phân tầng theo các bệnh viện. Định lượng men G6PD bằng phương pháp WST-8/ 1-methoxy PMS (Tantular I.S. 2003). Kết quả: Hàm lượng men trung bình là 7,02 UI/g Hb, hầu hết hoạt tính men thuộc lớp IV theo phân loại của WHO (79,9%). Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh là 3,5%, trong đó tỷ lệ thiếu men ở sơ sinh dân tộc Kinh là 2,2%, Chăm 7%, Raglay 8,3%. Những trẻ sơ sinh thiếu G6PD đa số có tuổi thai ≥ 37 tuần (14/15), cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gam (13/15), trẻ trai (12/15), dân tộc Kinh (7/15), sống trong vùng sốt rét lưu hành (10/15) và có tuổi thai trung bình là 38,2 tuần, cân nặng trung bình lúc sinh là 3100 gam. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu men G6PD giữa trẻ trai (5,3%) và trẻ gái (1,5%), dân tộc ít người (7,2%) và dân tộc Kinh (2,2%), miền núi (6,9%) và vùng biển (0%), mẹ là thợ uốn tóc (40%) và mẹ làm nghề khác (3,1%) (p < 0,05). Mặc dù tỷ lệ thiếu men G6PD của sơ sinh sống trong vùng sốt rét lưu hành cao hơn ngoài vùng sốt rét lưu hành (4,0% so với 2,9%) và tỷ lệ thiếu G6PD của sơ sinh có cha là công nhân cũng cao hơn nghề khác (14,3% so với 3,1%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của tuổi thai, tuổi cha, tuổi mẹ giữa 2 nhóm sơ sinh thiếu men và đủ men G6PD (p > 0,05). Kết luận: Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận là 3,5%. Có mối liên quan giữa thiếu G6PD với: giới tính, dân tộc, vùng sinh thái, nghề nghiệp mẹ (thợ uốn tóc). Tuy nhiên, không có sự liên quan giữa thiếu G6PD với: tuổi thai, phân vùng sốt rét, tuổi cha, tuổi mẹ, nghề nghiệp cha. ABSTRACT EPIDEMIC CHATRACTERISTICS OF GLUCOSE -6-PHOSPHATE DEHYDROGENASE DEFICIENCY AMONG NEONATES IN NINH THUAN PROVINCE Le Vu Chuong, Le Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 27 – 34 Background: The prevalence of Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase deficiency among people living in malaria endemic areas is more higher than others. In Ninh Thuan, there are many ethnic groups and 61.8% of inhabitants living in malaria endemic areas. However, there is not any study on situation of Glucose-6-Phosphate * Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận, ** Bộ môn Nhi -Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Chuyên Đề Nhi Khoa 2 Dehydrogenase deficiency in this area. We carried out the study on Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase deficiency among newborns to propose intervention to prevent complications of this disease. Objective: To identify the prevalence and epidemic characteristics of Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase deficiency among neonates born in all hospitals of Ninh Thuan province from January 2008 to June 2008. Method: A cross sectional study was carried out on 423 neonates born in all hospitals of Ninh Thuan province in the first six months of 2008 with systematic and stratified sampling method. Quantity of Glucose-6- Phosphate Dehydrogenase was measuered by WST-8/1- methoxy PMS method (Tantular I.S. 2003). Results: The mean of G-6-PD was 7.02 UI/g Hb, almost enzyme activities (79.9%) were type IV (According to WHO’s classification). The prevalence of G-6-PD deficiency in neonates was 3.5%, the rate of G-6-PD deficiency in the Kinh was 2.2%, in the Cham was 7%, and in the Raglay group was 8.3%. Most of the G-6-PD deficient neonates had 37 weeks and more of gestational age (14/15), were 2,500 grammes and more in weight (13/15). Among fifteen G-6-PD deficient neonates twelve of them were boys, seven childs were Kinh group and ten of them lived in malaria endemic areas. The average gestational age was 38.2 weeks and the mean of weight was 3.100 grammes. The result of study showed that there was a significant difference of the rate of G-6-PD deficiency between boy (5.3%) and girl (1.5%); ethnic minority (7.2%) and Kinh (2.2%); living in mountianous region (6.9%) and coastal region (0.0%); their mothers were hairdressers (40%) and others (3.1%) (p < 0.05). Although the rate of G-6-PD deficiency of neonates living in malaria endemic areas was more higher than other areas (4.0% vs 2.9%) and the rate of G-6-PD deficiency of neonates whose fathers were workers was also more higher than others (14.3% vs 3.1%) but those differences were not significant. There was also no significant association between G-6-PD deficiency and among the average gestational age, mother’s age, and father’s age. Conclusion: The prevalence of G-6-PD deficiency in neonates born in all hospitals of Ninh Thuan province was 3.5%. There was a significant association between G-6-PD deficiency and among sex, ethnic, ecologic region, and occupation of mothers (hairdressers). However, there was no significant association between G-6-PD deficiency and among gestational age, age of parent, malaria region, and occupation of father. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu men G6PD là bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể X. Sơ sinh thiếu G6PD có thể bị vàng da từ ngày thứ 2-3 sau sinh, trường hợp nặng gây vàng da nhân. Trẻ có thể bình thường cho tới khi bệnh bộc phát do các tác nhân có tính oxy hóa (thuốc, thức ăn, bệnh nhiễm trùng) gây tán huyết. Bệnh liên quan với dân tộc và có tỷ lệ mắc cao hơn ở những dân tộc sống trong vùng sốt rét lưu hành. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sàng lọc G6PD sơ sinh ở những dân số có tỷ lệ thiếu men của nam giới ≥ 3 - 5%. Ninh Thuận là tỉnh có 61,8% dân số trong vùng sốt rét và có nhiều dân tộc sinh sống. Hàng năm, tại các bệnh viện của tỉnh có 7000-8000 trẻ được sinh ra, chiếm 70% sơ sinh toàn tỉnh, nhưng các bệnh viện chưa triển khai xét nghiệm G6PD. Trước tình hình đó, với mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và đặc điểm dịch tễ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận từ 01- 06/2008, những mục tiêu chuyên biệt sau đây sẽ lần lượt được khảo sát: 1- Xác định hoạt tính men G6PD trung bình và phân bố các mức hoạt tính men của lô nghiên cứu. 2- Xác định tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận từ 01- 6/2008. 3- Xác định tỷ lệ các đặc điểm về tuổi thai, cân nặng lúc sinh, giới, dân tộc, nơi cư ngụ, phương pháp sinh, con đầu hay con thứ, nghề nghiệp và dân tộc cha, mẹ của các sơ sinh bị thiếu G6PD. 4- Xác định các giá trị trung bình: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, tuổi cha, tuổi mẹ của các sơ sinh bị thiếu G6PD. Chuyên Đề Nhi Khoa 3 5- Xác định mối liên quan giữa thiếu G6PD ở sơ sinh và các yếu tố: tuổi thai, giới tính, dân tộc, nơi cư ngụ, tuổi cha - mẹ, nghề nghiệp cha- mẹ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ tháng 1đến tháng 6 năm 2008. Dân số mục tiêu là trẻ sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận. Cỡ mẫu gồm 423 sơ sinh được chọn ngẫu nhiên có hệ thống, phân tầng theo các bệnh viện.Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ đã được truyền máu hoặc thay máu. Trẻ sơ sinh được lấy mẫu máu trong vòng 24 giờ sau sinh gởi về khoa Huyết học - Truyền máu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Hàm lượng men G6PD hồng cầu được xác định bằng phương pháp WST-8/1-methoxy PMS (Tantular I.S. 2003)(9,12,19), sử dụng G6PD Assay Kit của DOJINDO Laboratories (Nhật Bản). Mẫu máu được lấy bằng giấy thấm Whatman 31 ET Chr, đọc kết quả bằng máy sinh hóa RA - 50. Dữ kiện được thu thập qua phỏng vấn người nhà và từ hồ sơ bệnh án, sau đó mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 11.05. Sự khác nhau của mỗi nhóm được đánh giá bằng test χ2 hoặc test Fisher’s Exact đối với các biến số định tính; test Student hoặc test Mann-Whitney đối với các biến số định lượng; ngưỡng ý nghĩa thống kê p < 0,05. KẾT QUẢ Chúng tôi đã khảo sát được 423 mẫu máu của sơ sinh được sinh tại 4 bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận và thu thập thông tin về trẻ. Kết quả như sau: Hoạt tính men G6PD của lô nghiên cứu Bảng1: Hàm lượng và hoạt tính G6PD phân bố theo nhóm tuổi thai, giới tính và dân tộc Đặc tính Hàm lượng ( IU/ g Hb) Hoạt tính (% bình thường) Giới tính Nam 6,96 ± 1,06 87,31 ± 13,23 Nữ 7,05 ± 0,93 88,21 ± 11,63 Dân tộc Kinh 7,04 ± 0,98 88,05 ± 12,21 Chăm 6,98 ± 1,10 87,21 ± 13,75 Raglay 6,87 ± 1,03 85,91 ± 12,92 Lô nghiên cứu (n=423) 7,02 ± 1,00 87,73 ± 12,51 Bảng 2: Phân lớp hoạt tính men G6PD theo phân loại của WHO Lớp men G6PD Tần số % Lớp I, II (hoạt tính < 10% bình thường) 0 0 Lớp III (hoạt tính 10 - 60% bình thường) 15 3,5 Lớp IV (hoạt tính 60 - 100% bình thường) 338 79,9 Lớp V (hoạt tính > 100% bình thường) 70 16,5 Tổng cộng 423 100 Bảng 3. Tỷ lệ thiếu G6PD phân bố theo nơi sinh Thiếu men ( hoạt tính < 60%) Nơi sinh Tổng số Số ca % BV Ninh Sơn 30 3 10 BV Ninh Phước 27 2 7,4 BV Ninh Hải 19 1 5,3 BV ĐK Tỉnh 347 9 2,6 Lô nghiên cứu 423 15 3,5 Đặc điểm dịch tễ của sơ sinh bị thiếu G6PD Bảng 4: Tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ của sơ sinh bị thiếu men G6PD Đặc điểm ( N = 15) Số ca % Nam 12 80 Giới tính Nữ 3 20 Kinh 7 46,7 Chăm 5 33,3 Dân tộc Raglay 3 20 < 37 tuần 1 6,7 Nhóm tuổi thai ≥ 37 tuần 14 93,3 < 2500 g 2 13,3 Cân nặng lúc sinh ≥ 2500 g 13 86,7 Sinh thường 8 53,3 Mổ 6 40 Phương pháp sinh Can thiệp 1 6,7 Con đầu 8 53,3 Con đầu, con thứ Con thứ 7 46,7 Miền núi 8 53,3 Vùng sinh thái Đồng bằng 7 46,7 Chuyên Đề Nhi Khoa 4 Đặc điểm ( N = 15) Số ca % Ven biển 0 0 Trong vùng SR lưu hành 10 67 Vùng sốt rét(SR) Ngoài vùng SR lưu hành 5 33 Nông 9 60 Công nhân 2 13,3 CBCC 2 13,3 Nghề nghiệp cha Buôn bán 2 13,3 Nông 9 60 Công nhân 1 6,7 CBCC 2 13,3 Thợ uốn tóc 2 13,3 Nghề nghiệp mẹ Thợ may 1 6,7 Kinh 7 46,7 Chăm 5 33,3 Raglay 3 20,0 Dân tộc cha Khác 0 0 Kinh 7 46,7 Chăm 5 33,3 Raglay 3 20 Dân tộc mẹ Khác 0 0 Bảng 5: Giá trị trung bình của một số đặc điểm dịch tễ của sơ sinh bị thiếu men G6PD Đặc điểm (N = 15) X ± SD Tuổi thai (tuần) 38,20 ± 2,40 Cân nặng lúc sinh (gam) 3100,00 ± 576,94 Tuổi cha (tuổi) 31,00 ± 6,75 Tuổi mẹ (tuổi) 28,00 ± 5,33 Các yếu tố liên quan với thiếu men G6PD Bảng 6: Liên quan giữa thiếu G6PD với giới tính, dân tộc, nơi cư ngụ, nghề nghiệp cha, mẹ Thiếu G6PD Không thiếu Đặc điểm Số ca % Số ca % p - value Giới tính Nam 12 5,3 215 94,7 0,037 Nữ 3 1,5 193 98,5 Dân tộc Kinh 7 2,2 305 97,8 Thiểu số 8 7,2 103 92,8 0,031 Vùng sinh thái Miền núi 8 6,9 108 91,3 Không là miền núi 7 2,3 300 97,7 0,035 Ven biển 0 0 97 100 Không là ven biển 15 4,6 311 95,4 0,038 Vùng sốt rét Ngoài vùng SR lưu 5 2,9 168 97,1 0,544 hành Trong vùng SR lưu hành 10 4,0 240 96,0 Nghề nghiệp cha Công nhân 2 14,3 12 85,7 Khác 13 3,1 396 96,9 0,089 Nghề nghiệp mẹ 0,011 Uốn tóc 2 40 3 60 Khác 13 3,1 405 96,9 Bảng 7: Liên quan giữa thiếu G6PD với tuổi thai, tuổi cha, tuổi mẹ Men G6PD N X ± SD p-value Tuổi thai (tuần) Thiếu 15 38,20 ± 2,40 0,166 Không thiếu 408 38,96 ± 1,20 Tuổi cha (tuổi) Thiếu 15 31,00 ± 6,75 0,608 Không thiếu 408 30,27 ± 6,30 Tuổi mẹ (tuổi) Thiếu 15 28,00 ± 5,33 0,719 Không thiếu 408 27,66 ± 6,09 Bảng 8: So sánh hàm lượng G6PD ở sơ sinh < 37 tuần và ≥ 37 tuần Tuổi thai N G6PD (IU/ g Hb) p –value < 37 tuần 7 6,67 ± 1,14 ≥ 37 tuần 416 7,03 ± 1,00 0,352 BÀN LUẬN Hoạt tính men G6PD của lô nghiên cứu: Hoạt tính men G6PD trung bình và phân bố các mức hoạt tính men Hoạt tính men G6PD trung bình của 423 sơ sinh là 87,73% so với bình thường. Hàm lượng G6PD trung bình là 7,02 IU/gHb, ở trẻ nam 6,98 IU/gHb thấp hơn một ít so với trẻ nữ (7,05 IU/gHb) và thay đổi theo dân tộc: Kinh 7,04 IU/gHb, Chăm 6,98 IU/gHb, Raglay 6,87 IU/gHb, điều này phù hợp với y văn là men G6PD hồng cầu thay đổi theo từng bộ tộc, từng vùng địa lý khác nhau(10,13,18). Các trường hợp thiếu men đều thuộc lớp III có hoạt tính men trong khoảng 10 - 60% trùng với hoạt tính men G6PD Mahidol, Đông Nam Á(3,11). Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh Chuyên Đề Nhi Khoa 5 Tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh của lô nghiên cứu là 3,5% ở mức bình quân khi so với các nghiên cứu tại miền Nam Việt Nam(4). Do đặc điểm dân số khác nhau nên tỷ lệ thiếu men G6PD của sơ sinh tại mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có cỡ mẫu 347 sơ sinh là đủ lớn, do đó tỷ lệ thiếu men G6PD 2,6% đại diện cho trẻ sơ sinh được sinh ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Thật vậy, nếu tỷ lệ thiếu men G6PD mong đợi p = 2,6%, mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, độ chính xác d = 0,05, thì cỡ mẫu tối thiếu là: n = 39). Đặc điểm dịch tễ của sơ sinh bị thiếu G6PD Tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ của các sơ sinh bị thiếu men G6PD Số trẻ sơ sinh thiếu G6PD đủ tháng, đủ cân chiếm đa số vì trong lô nghiên cứu hầu hết là trẻ đủ tháng và đủ cân. Số trẻ nam thiếu G6PD cao gấp 4 lần sơ sinh nữ (12 nam/03 nữ) là phù hợp với lý thuyết vì bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X. Kết quả của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu của Phạm Phương Phi(5), Trần Thị Hoa Phượng(6). Trong lô nghiên cứu có đến 73,8% trẻ dân tộc Kinh nên số trẻ thiếu men là dân tộc Kinh được tìm thấy nhiều hơn các dân tộc khác. Trong số 15 trẻ thiếu men, trẻ sinh thường chiếm 53,3%, sinh mổ 40%, can thiệp 6,7% gần tỷ lệ thuận với phân bố số lượng trẻ theo phương pháp sinh (lô nghiên cứu: sinh thường 62,9%, mổ lấy thai chiếm 30,3%, can thiệp giác hút, forceps 6,8%). Có 08/15 trẻ thiếu G6PD là con đầu và 07/15 trẻ thiếu G6PD là con thứ là tương đương nhau. Thiếu G6PD có thể gặp ở con đầu cũng như con thứ vì nhiễm sắc thể X bị đột biến gen gây thiếu G6PD đã tồn tại ở cha mẹ sơ sinh từ trước. Chúng tôi cũng đã định lượng G6PD cho 97 trẻ ở vùng biển nhưng không ghi nhận trường hợp nào thiếu men. Có khả năng cư dân ở vùng biển chủ yếu là người Kinh với tỷ lệ thiếu G6PD thấp hơn các dân tộc khác(4,8,20) ; hoặc vùng biển của Ninh Thuận là vùng gần như không có sốt rét lưu hành. Ở vùng sốt rét lưu hành, số trẻ thiếu G6PD cao gấp đôi vùng không có sốt rét lưu hành trong khi ở lô nghiên cứu số trẻ sống trong vùng sốt rét chỉ gấp 1,4 lần số trẻ sống ngoài vùng sốt rét lưu hành. Điều này phù hợp với lý thuyết và nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới(1,3,11,20). Ninh Thuận là tỉnh thuần nông, đa số cha mẹ trẻ làm nghề nông nên tần số thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh có cha mẹ làm nông cao hơn những nghề nghiệp khác. Trong số 15 trẻ thiếu men G6PD thì 07 trẻ có cha và mẹ cùng là người Kinh, 05 trẻ có cha mẹ cùng là người Chăm, 03 trẻ có cha mẹ cùng là người Raglay. Điều này chứng tỏ theo phong tục, tập quán của các các dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là dân tộc ít người, sự kết hôn trong cùng nhóm dân tộc là phổ biến, ít có sự pha trộn nên đột biến gen G6PD có tính chất khu trú theo nhóm dân tộc(8). Tại Ninh Thuận, người Chăm và Raglay theo chế độ mẫu hệ, có tập quán kết hôn gần huyết thống, kết hôn giữa những người cùng đạo và cùng làng, điều này dẫn đến nguy cơ xuất hiện các bệnh lý di truyền trong đó có bệnh thiếu men G6PD. Giá trị trung bình một số đặc điểm dịch tễ của các sơ sinh bị thiếu men G6PD Tuổi thai và cân nặng trung bình của các trẻ thiếu men G6PD nằm trong giới hạn sơ sinh đủ tháng và đủ cân, tương đương với độ tuổi và cân nặng trung bình của 423 sơ sinh trong lô nghiên cứu. Tất cả độ tuổi và cân nặng đều có trẻ thiếu G6PD, điều này chứng tỏ thiếu G6PD là bệnh di truyền, hoạt tính men được qui định bởi gen, không phụ thuộc tuổi thai và cân nặng. Tuổi cha mẹ các trẻ thiếu men G6PD nằm trong giới hạn độ tuổi sinh đẻ bình thường. Bất kỳ độ tuổi nào của cha, mẹ cũng đều có khả năng sinh con bị thiếu G6PD bởi vì đây là một bệnh di truyền, gen đột biến đã sẵn có trên nhiễm sắc thể X do di truyền từ các thế hệ trước. Các yếu tố liên quan với thiếu men G6PD Tuổi thai Chuyên Đề Nhi Khoa 6 Theo O Mesner và cộng sự thì hoạt tính men G6PD ở nhóm trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần cao hơn ở nhóm trẻ từ 37 tuần trở lên(17). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về hàm lượng men G6PD giữa 2 nhóm sơ sinh này (p > 0,05). Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi thai trung bình của nhóm thiếu G6PD và nhóm không thiếu G6PD (p > 0,05). Vì vậy chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm sàng lọc men G6PD ngay sau sinh cho trẻ non tháng cũng như trẻ đủ tháng. Giới tính Gen quy định cấu trúc G6PD nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, thiếu hụt G6PD là bệnh di truyền lặn do mẹ truyền cho con trai(3,11,15), tỷ lệ thiếu G6PD ở nam cao hơn nữ(5,6,8). Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thiếu men G6PD ở nam là 5,3%, ở nữ là 1,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Với cỡ mẫu 217 sơ sinh nam và 196 sơ sinh nữ là đủ lớn, do đó tỷ lệ thiếu men G6PD ở trẻ nam 5,3%, và trẻ nữ 1,5% cũng đại diện cho sơ sinh các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận. Như vậy, theo khuyến cáo của WHO(15) cần phải xét nghiệm sàng lọc men G6PD cho tất cả các sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận. Dân tộc Cỡ mẫu 312 sơ sinh dân tộc Kinh là đủ lớn nên tỷ lệ thiếu men G6PD ở sơ sinh dân tộc Kinh của lô nghiên cứu 2,2% cũng đại diện cho sơ sinh dân tộc Kinh. Tỷ lệ thiếu men ở dân tộc Kinh của chúng tôi gần với tỷ lệ thiếu men ở dân tộc Kinh tại Bảo Lộc, Lâm Đồng là 1,9%(16) và thành phố Hồ Chí Minh là 2,06%(4). Đối với dân tộc Chăm, Raglay và dân tộc khác, do cỡ mẫu của mỗi dân tộc quá nhỏ nên tỷ lệ thiếu men của lô nghiên cứu chưa đại diện cho các dân tộc này. Tuy nhiên, nếu tính chung cho các dân tộc ít người thì cỡ mẫu 111 là đủ lớn, do đó tỷ thiếu men 7,2% là đại diện cho nhóm sơ sinh các dân tộc ít người. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu G6PD giữa 2 nhóm sơ sinh dân tộc Kinh và dân tộc ít người (p < 0,05). Như vậy, thiếu G6PD liên quan với dân tộc, điều này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước(4,8,11,14,16,20). Vùng sinh thái Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thiếu men G6PD tính chung cho vùng đồng bằng và ven biển là 2,3%, so sánh với miền núi 6,9%, thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Miền núi Ninh Thuận có địa hình là vùng đồi thấp, 100% số xã nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, cư dân chủ yếu là dân tộc ít người sống ổn định qua nhiều thế hệ nên có tỷ lệ thiếu G6PD cao hơn các vùng khác, điều này phù hợp với nhiên cứu của P.Verle và cộng sự(20) tại các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình. Tỷ lệ thiếu G6PD ở vùng biển là 0%, những vùng còn lại là 4,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cư dân ở vùng biển tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là dân tộc Kinh, trong lô nghiên cứu của chúng tôi: vùng biển có 99% dân tộc Kinh, 1% là dân tộc ít người. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu men G6PD ở dân tộc Kinh thấp hơn các dân tộc khác(4,8,16). Hơn nữa, vùng biển tỉnh Ninh Thuận là vùng gần như không có sốt rét lưu hành. Có thể đó là những nguyên nhân dẫn đến sơ sinh ở vùng biển có tỷ lệ thiếu G6PD thấp. Vùng sốt rét Tỷ lệ thiếu men G6PD tính chung cho vùng sốt rét lưu hành là 4,0% cao hơn vùng không có sốt rét lưu hành 2,9%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tỷ lệ này (p > 0,05). Một số tác giả cho rằng vùng sốt rét lưu hành có liên quan đến thiếu G6PD(11,14). Nghiên cứu của chúng tôi khác với quan điểm này. Tác giả Tạ Thị Tĩnh cho rằng tỷ lệ thiếu G6PD phụ thuộc theo nhóm dân tộc, không phụ thuộc theo vùng địa lý(8). Quan điểm này lý giải được kết quả của chúng tôi. Chúng tôi không phủ nhận mối liên quan giữa bệnh sốt rét và bệnh thiếu men G6PD. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là cư dân sống trong vùng sốt rét lưu hành ở tỉnh Ninh Thuận ngày nay là không đại diện cho Chuyên Đề Nhi Khoa 7 nhóm người, nhóm dân tộc có tổ tiên đã từng sinh sống tại nơi đây qua nhiều thế hệ. Có hiện tượng dân di cư từ vùng không có sốt rét lưu hành đến vùng sốt rét lưu hành và ngược lại. Chính sự pha trộn dân cư này là nguyên nhân dẫn đến không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu men G6PD giữa 2 vùng. Tuổi cha, mẹ Chúng tôi giả thiết rằng đột biến gen có thể xảy ra trên bất kỳ một cá thể nào và khả năng đột biến gen tăng lên theo thời gian sống của cá thể. Tuổi cha mẹ càng cao thì khả năng xuất hiện đột biến gen gây thiếu men G6PD nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi cha trung bình giữa 2 nhóm sơ sinh thiếu và không thiếu men G6PD (p > 0,05). Tương tự, cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi mẹ trung bình giữa 2 nhóm sơ sinh này (p> 0,05). Nghề nghiệp cha, mẹ Hiện nay, bệnh nghề nghiệp, nhất là những bệnh do nhiễm độc các ion kim loại nặng là vấn đề quan tâm của mọi ngành trong xã hội. Ở những người bị nhiễm độc chì mạn tính có hiện tượng giảm G6PD hồng cầu cùng với sự giảm hàm lượng cholesterol toàn phần(2). Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thiếu men G6PD ở nhóm sơ sinh có cha là công nhân 14,3%, cha không là công nhân 3,1%, tuy nhiên không có sự khác biệt (p > 0,05). Nhưng đối với nghề nghiệp của mẹ, tỷ lệ thiếu men G6PD ở nhóm sơ sinh có mẹ là thợ uốn tóc chiếm 40%, mẹ không là thợ uốn tóc 3,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, có khả năng thiếu G6PD liên quan đến nghề nghiệp của mẹ, con của các bà mẹ làm nghề uốn tóc có tỷ lệ thiếu G6PD cao hơn các nghề khác. Những người làm nghề uốn tóc thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc, trong thành phần thuốc nhuộm có chứa acetat chì. Theo Lương Thị Thúy(7), hoạt tính men G6PD hồng cầu của những người tiếp xúc với chì giảm hơn so với nhóm chứng. Có thể một số bà mẹ làm nghề uốn tóc bị nhiễm độc chì mạn tính từ thuốc nhuộm tóc, kim loại chì trong máu mẹ qua thai nhi làm giảm hoạt tính G6PD ở con. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát 423 sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ 01/2008 đến 6/2008 ghi nhận: 1- Hoạt tính men G6PD trung bình ở trẻ sơ sinh của lô nghiên cứu là 87,73% so với bình thường (hàm lượng men trung bình 7,02 UI/g Hb). Đa số có hoạt tính men thuộc lớp IV theo phân loại của WHO chiếm 79,9%, lớp III chiếm 3,5%, không có lớp I hoặc lớp II. 2- Tỷ lệ thiếu men G6PD của lô nghiên cứu là 3,5% trong đó tỷ lệ thiếu G6PD ở trẻ nam 5,3%, trẻ nữ 1,5%, dân tộc Kinh 2,2%, Chăm 7% và Raglay là 8,3%. 3- Có 15 sơ sinh bị thiếu men G6PD, những trẻ này đa số có tuổi thai ≥ 37 tuần (14/15), cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gam (13/15) và là trẻ nam (12/15). Dân tộc Kinh 46,7% (7/15); tất cả cư ngụ ở miền núi hoặc đồng bằng; 2/3 số trẻ sống trong vùng sốt rét lưu hành.. Hầu hết trẻ được sinh thường hoặc mổ lấy thai ; 53,3% là con đầu. Phần lớn cha trẻ làm nông (60%) và thuộc dân tộc Kinh (46,7%) ; mẹ trẻ làm nông (60%) và thuộc dân tộc Kinh (46,7%). 4- Những trẻ sơ sinh bị thiếu men G6PD có tuổi thai trung bình 38,20 tuần; cân nặng trung bình lúc sinh 3100 gam; tuổi cha trung bình 31 tuổi; tuổi mẹ trung bình 28 tuổi. 5- Có mối liên quan giữa thiếu G6PD với: giới tính, dân tộc, vùng sinh thái, nghề nghiệp mẹ (thợ uốn tóc). Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa thiếu G6PD với: tuổi thai, phân vùng sốt rét, tuổi cha, tuổi mẹ, nghề nghiệp cha (p > 0,05). ĐỀ XUẤT - Sàng lọc bệnh thiếu G6PD cho tất cả sơ sinh được sinh ra tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Thuận. Chuyên Đề Nhi Khoa 8 - Huấn luyện cán bộ y tế (nơi có phòng sinh) kỹ thuật lấy mẫu máu, bảo quản và vận chuyển mẫu. - Ưu tiên sàng lọc cho trẻ sơ sinh nam, trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở miền núi. - Cần kiểm tra men G6PD trước khi điều trị Primaquin. - Tư vấn hôn nhân cho gia đình có người thiếu G6PD đặt biệt người Chăm, Raglay (kết hôn gần huyết thống). - Nghiên cứu phân tích trong cộng đồng về thiếu G6PD. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Thị Ánh Hoa (1997), "Bệnh thiếu men Glucose-6- phosphate dehydrogenase”, Nhi khoa sau đại học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 286-294. 2. Phạm Thị Lý (1998), Nghiên cứu so sánh Glucose-6-phosphate dehydrogenase hồng cầu người, thỏ, chuột, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Lâm Thị Mỹ (2008), Bệnh thiếu men Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase, Bộ môn Nhi - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (Bài giảng chứng chỉ Huyết học Nhi). 4. Nguyễn Thu Nhạn, Nguyễn Công Khanh (2006), ‘‘Xét nghiệm sàng lọc TSH ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh’’, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ, Bệnh viện Nhi Trung ương, tr. 8-10. 5. Phạm Phương Phi, Huỳnh Thị Duy Hương, Phạm Diệp Thùy Dương, Phạm Thanh Hường (2007), “Tầm soát thiếu men G6PD và suy giáp bẩm sinh trên sơ sinh tại Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 4, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007-2008”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 82-85. 6. Trần Thị Hoa Phượng (2004), Đặc điểm thiếu máu tán huyết do thiếu men Glucose - 6-Phosphate Dehydrogense tại bệnh viện Nhi đồng II, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đai học Y dược TP. Hồ Chí Minh. 7. Lương Thị Thúy (2002), Xác định mức độ thấm nhiễm chì và một số chỉ số sinh học trên lực lượng cảnh sát giao thông Thành phố Hải Phòng, năm 2001-2002, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y. 8. Tạ Thị Tĩnh (2006), “Thiếu Glucose - 6 - Phosphate Dehydrogenase hồng cầu ở một số dân tộc Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng giai đọan 2001-2005, Nhà xuất bản Y học, tr. 265 – 269. 9. Arai M., Kosuge K., Kawamoto F., Matsuoka H. (2006), “Reactivity of Blood Samples Spotted onto Filter Papers in the WST-8 Method for Screening of G6PD Deficiency”, Avta Medica. Okayama, Vol 60(2), pp. 127-134. 10. Beuler Ernest (1992), “The molecular biology of G6PD variants and other red cell enzyme defects”, Annu, Rer.Med, Vol. 44, pp. 47-59. 11. Beuler Ernest (1994), “ G6PD deficiency”, Blood, Vol. 84(11), pp. 3613-3636. 12. DOJINDO, G6PD Assay Kit General Protocol, DOJINDO Laboratories. 13. Hsia Y.E., Miyakawa F., Baltazar J., Ching N.S.P., Yuen J, Westwood B, Beutler E. (1993), “Frequency of Glucose-6- phosphate dehydrogenase (G6PD) mutation in Chinese, Filipinos, and Laotians from Hawaii”, Human Genetics, Vol 92(5), pp.470-476. 14. Jalloh A., Tantular I.S., Pusarawati S., Kawilarang A.P., Kerong H., Lin K. et al (2004), “Rapid epidemiologic assessement of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in malaria- endemic areas in Southeast Asia using a novel diagnostic kit”, Tropical Medicine and International Health, Vol 9(5), pp. 615-623. 15. Jennifer E. Frannk (2005), “Diagnosis and management of G6PD deficiency”, American Family Physician, Vol. 72 (7), pp. 1277-1282. 16. Matsuoka H., Thuan D.T.V., Thien H.V., Kanbe T., Jalloh A., Hirai M. et al (2007), “Seven different Glucose-6-phosphate dehydrogenase variant including a new variant distributed in Lam Dong province in Southern Viet nam”, Avta Medica. Okayama, Vol 61(4), pp. 213-219. 17. Mesner O., Hammerman C., Golschmidt D., Rudensky B., Bader D., Kaplan M. (2004), “Glucose -6-phosphate dehydrogenase activity in male premature and term neonates”, Archives of Disease in Childhood - Fetal and Neonatal Edition 89, pp. F555-F557. 18. Saha S., Saha N., Tay J.S., Jevaseelan K., Basair J.B., Chew S.E. (1994), “Molecular characterization of redcell Glucose-6- phosphate dehydrogenase deficiency in Singapore chinese”, America Journal of Hematology, Vol. 47 (4), pp. 273-277. 19. Tantular I.S., Kawamoto F. (2003), “An improved, simple screening method for detection of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency”, Tropical Medicine and International Health, Vol 8(6), pp. 569-574. 20. Verle P., Nha D.H., Tinh T.T., Uyen T.T., Thuong N.D., Kongs A., Stuyft P, Coosemans M (2000), “Glucose -6-phosphate dehydrogenase dificiency in northern Vietnam”, Trop Med Int Health, Vol 5(3), pp. 203-206. 21. WHO Working Group (1989), “Glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency”, Bull WHO, Vol. 67(6), pp. 601- 611. Chuyên Đề Nhi Khoa 9 Chuyên Đề Nhi Khoa 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_dich_te_hoc_thieu_men_glucose_6_phosphate_dehydroge.pdf
Tài liệu liên quan