Đặc điểm dịch tễ
Sữa mẹ là một yếu tố bảo vệ giúp trẻ tránh
các tác nhân nhiễm khuẩn đặc biệt là lứa tuổi
nhũ nhi vì sữa mẹ chưá rất nhiều kháng thể.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến vấn
đề này. Tác giả Nguyễn Văn Bàng và cộng sự
ghi nhận thời gian bú mẹ kéo dài trên 6 tháng có
thể bảo vệ trẻ tránh lây nhiễm H. pylori (OR =
0,5). Tương tự như Rothenbacher D. Và trong
nghiên cứu chúng tôi, ở những trẻ nhiễm
H.pylori, tỷ lệ % trẻ không bú mẹ, bú mẹ dưới và
trên 12 tháng giảm dần. Trong khi đó, ở nhóm
không nhiễm H.pylori, tỷ lệ này tăng dần cho
thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm về bú mẹ và
thời gian bú mẹ kéo dài có thể là yếu tố bảo
vệ(8,9,18).
Về nơi cư ngụ, trong nhóm nhiễm H.pylori,
tỷ lệ % trẻ sống tại TPHCM cao hơn các tỉnh và
ngược lại, trong nhóm không nhiễm H.pylori, tỷ
lệ % trẻ sống tại miền tây nam bộ cao hơn. Sự
khác biệt này liên quan đến lối sống đông đúc,
chật chội, tình trạng kinh tế xã hội. Tương tự
như tác giả Nguyễn Văn Bàng khi nghiên cứu tỷ
lệ nhiễm H.pylori giữa các dân tộc khác nhau ở
miền Bắc cho thấy, nhiễm H.pylori đứng đầu là
dân tộc Kinh (41%), kế đến là dân tộc Giáy
(38,1%) và Dao (20,3%)(8,9).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, sang thương đại thể và vi thể ở bệnh nhi viêm dạ dày tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 05/2012 đến 05/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 386
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, SANG THƯƠNG ĐẠI THỂ
VÀ VI THỂ Ở BỆNH NHI VIÊM DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
TỪ THÁNG 05/2012 ĐẾN 05/2013
Nguyễn Phương Khanh *, Châu Tố Uyên*, Hoàng Lê Phúc*, Nguyễn Anh Tuấn **
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm dạ dày chiếm tỷ lệ 1‐2% dân số chung, bệnh thường có khuynh hướng tái phát làm ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng bệnh ở trẻ em thường rất mơ hồ khiến cho việc chẩn đoán thường
chậm trễ và số ca viêm dạ dày ngày càng tăng dần tại bệnh viện Nhi Đồng.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi mô tả 162 trường hợp viêm dạ dày được chẩn đoán trên mô học theo
tiêu chuẩn hệ thống phân loại Sydney.
Kết quả: Độ tuổi thường gặp 7‐10 tuổi (46,9%), số lượng nam nữ tương đương nhau. Đau bụng là triệu
chứng cơ năng thường gặp nhất (93,2%), kế đến là chán ăn (46,9%) và ói (45,7%). 71% trẻ bị thay đổi cân nặng
và 15,4% trẻ có thiếu máu. Về nội soi, 24% trường hợp không có sang thương đại thể dạ dày và dạng nốt chiếm
tỷ lệ cao nhất (45,8%). Về mô học, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylorilà 82,7%, 100% trường hợp viêm dạ dày mạn
tính. Chúng tôi tìm thấy sự khác nhau giữa hai nhóm viêm dạ dày có và không nhiễm Helicobacter pylori về thời
gian bú mẹ và nơi cư ngụ, sang thương đại thể dạ dày như phù nề, dạng nốt, không sang thương.
Kết luận: Viêm dạ dày là bệnh cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng nhiều lên sự phát triển của trẻ. Nội soi
nên kết hợp sinh thiết vì 24% viêm dạ dày có kết quả nội soi bình thường.
Từ khóa: viêm dạ dày, nội soi
ABSTRACT
EPIDEMIC, CLINICAL, MACROLESSION AND MICROLESSION CHARACTERISTICS
OF GASTRITIS PATIENTS IN CHILDREN HOSPITAL 1 FROM 05/2012 TO 05/2013
Nguyen Phuong Khanh, Chau To Uyen, Hoang Le Phuc, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 386‐391
Background: Gastritis, which has tendency of recurrent and impacts on quality of life, accounts for 1‐2% of
population. Its symptoms in children are equivocal resulting in late diagnostics. The number of gastritis in
Children Hospital 1 increases more and more.
Methods: We report 162 cases of gastritis diagnosed in histopathology by the Sydney system standards.
Results: The abundant age‐group is 7‐10 (46.9%), males and females are equivalent. Abdominal pain is the
most common symptom (93.2%), after that anorexia (46.9%) and vomiting (45.7%). 71% of cases are influenced
on weight and 15.4% of patients have anemia. 24% of cases are normal and node is the most common
macrolession ongastric endoscopy (45.8%). The prevalence of Helicobacter pylori infection in our study is 82.7%.
We found the difference between negative and positive Helicobacter pylori gastritis about the duration of feeding,
accommodation and gastric macrolessions such as oedema, node and no lesion.
Conclusion: we have to pay attention to gastritis because it effects on growing of children. Gastric
endoscopy should combine with biopsy because 24% gastritis patients have no lesion on endoscopy.
Keywords: gastritis, endoscopy
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phương Khanh ĐT: 0908118400 Email: phuongkhanh_paris@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 387
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tác giả Quách Trọng Đức, tỷ lệ viêm dạ
dày (VDD) chiếm 1‐2% dân số chung, bệnh
thường có khuynh hướng tái phát làm ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống(16). Các triệu chứng
VDD ở trẻ em thường rất mơ hồ với đau bụng
(83%), nôn kéo dài (49%), chán ăn (57,7%),
không lên cân (61,7%), thiếu máu (21,3%) khiến
cho việc chẩn đoán thường chậm trễ(10). Ngoài ra
nguyên nhân VDD thường rất đa dạng và chia
làm hai nhóm: VDD cấp tính (do stress, thuốc
NSAID, rượu) và VDD mạn tính (do vi trùng,
virus, ký sinh trùng, bệnh tự miễn, dị ứng..).
Trong số những tác nhân nhiễm trùng,
Helicobacter pylori (H.pylori) chiếm vị trí hàng
đầu gây VDD mạn tính ở trẻ em(6,16,17). Các số liệu
tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, số trường
hợp VDD được chẩn đoán trên mô học năm
2005 là 330 và tăng lên năm 2011 là 550. Do đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
đích khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
sang thương đại thể trên nội soi và sang thương
vi thể trên mô học của bệnh lý VDD, góp thêm
những thông tin hữu ích cho các nhà lâm sàng
trong việc chẩn đoán bệnh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt
ca. Tổng số 174 bệnh nhi dưới 15 tuổi được nội
soi và chẩn đoán xác định VDD trên mô học tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 theo tiêu chuẩn mô học
của hệ thống phân loại Sydney từ tháng 05 năm
2012 đến tháng 05 năm 2013. Sau khi được giải
thích về nghiên cứu và ký đồng thuận tham gia
nghiên cứu, 169 bệnh nhi được phỏng vấn trực
tiếp và ghi nhận các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
và cận lâm sàng (bao gồm công thức máu, kết
quả nội soi và mô how) theo phiếu thu thập số
liệu soạn sẵn. Những bệnh nhi không có đủ một
trong những đặc điểm trên sẽ bị loại khỏi nghiên
cứu. Do đó tổng số bệnh nhi còn lại trong
nghiên cứu chúng tôi là 162.
Thâm nhiễm tế bào đơn nhân, thâm nhiễm
bạch cầu đa nhân trung tính, nang lympho,
chuyển sản ruột, teo niêm mạc được xác định
theo tiêu chuẩn mô học của hệ thống phân loại
Sydney và được phân thành các mức độ: 0 (bình
thường) – 1 (nhẹ) – 2 (trung bình) – 3 (nặng) theo
thang hình ảnh của hệ thống Sydney cải tiến.
Viêm dạ dày cấp tính được định nghĩa khi có
thấm nhập tế bào bạch cầu đa nhân trung tính
và viêm dạ dày mạn tính khi có thấm nhập tế
bào đơn nhân.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi có 162
trường hợp viêm dạ dày mạn tính và không có
trường hợp nào viêm dạ dày cấp tính.
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình của nghiên cứu là 9,36,
trong đó tuổi nhỏ nhất là 4 và lớn nhất là 15.
Không có bệnh nhi dưới 3 tuổi. Độ tuổi thường
gặp trong nghiên cứu là 7‐10 tuổi (46,9%). Về
giới tính: tỷ lệ nữ (51%) tương đương nam (49%)
= 1,04 : 1,47. Có 5% bệnh nhi trong nghiên cứu
chúng tôi sống tại TPHCM, trong khi đó tổng số
bệnh nhi sống ở miền tây nam bộ, miền đông
nam bộ và các tỉnh thành khác chiếm 52,5%. Về
hoàn cảnh gia đình: đa số phụ huynh học trên
cấp 3 với tỷ lệ học vấn trên cấp 3 ở cha là 31,5%
và mẹ là 32,5%. Về nghề nghiệp, phần lớn trẻ có
cha lao động tay chân (72,2%) và mẹ làm việc tại
nhà (64,2%). Tỷ lệ trẻ không bú mẹ là 12,4% và
trẻ bú mẹ trên 6 tháng là 74%. Về đặc điểm môi
trường sống: tỷ lệ gia đình sống chung trên 5
người là 30,3 %, số con trên 2 chiếm 87% và đa
số các trẻ ngủ chung với ba mẹ hoặc anh chị em
ruột (81,5%). 69,8% bệnh nhi có tiền căn gia đình
trong đó 35,8% trẻ có gia đình mắc bệnh lý dạ
dày tá tràng, trong đó 27% do viêm loét dạ dày
tá tràng nhiễm H.pylori và 3% do ung thư dạ
dày. Đa số bệnh nhi khoẻ mạnh trước đó
(50,8%), các tiền căn bản thân khác bao gồm dị
ứng (20,3%), xuất huyết tiêu hoá trên (7,5%),
dùng thuốc NSAID (1,1%).
Đặc điểm lâm sàng
Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất
chiếm 93,2%, kế đến là chán ăn (46,9%), ói
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 388
(46,9%), buồn nôn (40,7%). Về tính chất đau
bụng, đau trên 1 tháng chiếm 77,5%, các vị trí
đau bụng thường gặp là thượng vị (41,1%) và
quanh rốn (45,1%). Các triệu chứng khác như ợ
hơi, no ngang, oẹ và cảm giác nóng rát sau
xương ức chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tiêu phân đen
chiếm 21,6%. Về triệu chứng thực thể: 15,4% trẻ
có thiếu máu trong đó 60% thiếu máu mức độ
nhẹ, 40% mức độ trung bình và không có trường
hợp nào thiếu máu nặng. Đa số trẻ thiếu máu
đẳng sắc đẳng bào và chỉ 2 trường hợp thiếu
máu do thiếu sắt. 71,4% bệnh nhi VDD bị ảnh
hưởng đến cân nặng, trong đó 29,6% sụt cân và
41,4% không tăng cân.
Đặc điểm sang thương đại thể và vi thể
dạ dày
Sang thương đại thể dạ dày: 24% dạ dày
bình thường trên nội soi. Dạng nốt chiếm tỷ lệ
cao nhất 45%. Sang thương sung huyết và phù
nề thường đi đôi với nhau với các tỷ lệ lần lượt
là 15,5% và 38,7%. Các sang thương dạ dày khác
như chấm xuất huyết, chợt phẳng, chợt nổi,
không tìm thấy trong nghiên cứu chúng tôi.
Sang thương vi thể dạ dày: 100% trường hợp
viêm dạ dày mạn tính. Nang lympho chiếm
1,2% các trường hợp và tỷ lệ nhiễm H.pylori là
82,7%. Chúng tôi không tìm thấy sang thương
teo niêm mạc và chuyển sản ruột.
Viêm dạ dày và nhiễm H.pylori
Khi so sánh hai nhóm có và không nhiễm
H.pylori: tỷ lệ các đặc điểm gần như tương đồng
giữa hai nhóm trừ một số đặc điểm có vẻ khác
nhau rõ về số lượng.
Đặc điểm dịch tễ
Bảng 1: Tỷ lệ % trẻ bú mẹ và nơi cư ngụ giữa hai
nhóm có và không nhiễm H.pylori
HP (-) (n = 28) HP (+) (n = 134)
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
Không bú mẹ 3 7,7 48 92,3
Bú mẹ < 12 tháng 6 11,1 56 88,9
> 12 tháng 19 59,4 13 40,6
Nơi cư
ngụ
TPHCM 9 32 68 50,7
Miền tây nam bộ 13 46,4 26 19,4
Miền đông nam
bộ + khác 6 21,4 40 29,8
Đặc điểm sang thương đại thể dạ dày
Bảng 2: Tỷ lệ % các sang thương đại thể dạ dày giữa
hai nhóm có và không nhiễm H.pylori
HP (-)(n = 28) HP (+)(n = 134)
Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ %
Bình thường 11 39,3 28 20,9
Bất thường 17 60,7 106 79,1
Phù nề 13 59,1 47 35,4
Sung huyết 4 18,2 20 15
Nốt 5 22,7 66 49,6
Các dạng viêm dạ dày
Trong nhóm nhiễm H. pylori, VDD mạn tính
mức độ vừa nặng chiếm tỷ lệ cao hơn mức độ
nhẹ (53,2% so với 46,8%). Tuy nhiên trong nhóm
không nhiễm H. pylori, VDD mạn tính mức độ
nhẹ (80%). Nang lympho chỉ gặp trong nhóm
nhiễm H. pylori (2 trường hợp). Tỷ lệ % VDD
hoạt động tăng dần theo mưc độ nhiễm H.
pylori.
Bảng 3: Tỷ lệ % các dạng VDD và mức độ nhiễm
H.pylori
Nhiễm HP 0 1 2 3
VDDMT 25 (89,3%)
34
( 44,7%)
13
(22,8%)
0
(0%)
72
VDDHĐ 3
(10,7%)
42
(45,3%)
44
(77,2%)
3
(100%)
92
28 76 57 3 164
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không tìm
thấy trường hợp nào dưới 3 tuổi, có thể triệu
chứng lâm sàng ở trẻ nhỏ còn nghèo nàn, khó
phát hiện và nội soi khó thực hiện ở lứa tuổi
nhỏ. Tỷ lệ viêm dạ dày tăng cao ở trẻ trên 6 tuổi
và cao nhất ở nhóm 7‐10 tuổi (46,9%), tương tự
như nghiên cứu của Nguyễn Trọng Trí trên
những trẻ nhiễm H.pylori tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 và Nguyễn Văn Bàng tại miền Bắc Việt
Nam, nhóm 7‐10 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là
53,19% và 40%. Sự tương đồng này có thể do
trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng trẻ
viêm dạ dày nhiễm H.pylori chiếm đa số
(134/162 trẻ)(8,9,10).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 389
Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ :
nam là tương đương nhau với tỷ lệ 1,04 : 1,
tương tự như ghi nhận của các tác giả khác như
Nguyễn Trọng Trí (1,2 : 1)(10), Phạm Hoàng
Hưng nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương
Huế trên những trẻ đau bụng mạn (1,12 : 1)(15). Ở
người lớn, tác giả Quách Trọng Đức cho thấy
nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam : nữ là 1,4 : 1
trong khi đó tác giả Nguyễn Đình Hối và cộng
sự ghi nhận với tỷ lệ là 1,7 : 1(16). Sự khác biệt này
có thể ở người lớn có những yếu tố nguy cơ gây
viêm dạ dày như: rượu, stress, thuốc.
Nơi cư ngụ
Tỷ lệ bệnh nhi viêm dạ dày sống tại
TPHCM chiếm 47,5%, số còn lại đến từ miền
tây và miền đông nam bộ, một số ít đến từ các
tỉnh miền trung và tây nguyên. Tỷ lệ viêm dạ
dày tập trung cao ở TPHCM trong nghiên cứu
của chúng tôi có thể phần lớn do nhiễm
H.pylori và có thể do bệnh viện Nhi Đồng ở
TPHCM. Nhiễm H.pylori được cho là có liên
quan tình trạng kinh tế văn hoá, sự đông đúc,
chật chội, lối sống và TPHCM là nơi có mật độ
dân số dày đặc. Những nghiên cứu ở Việt
Nam cho thấy số trẻ ở thành thị nhiễm H.pylori
cao hơn số trẻ ở các tỉnh, điển hình nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Trọng Trí (65,95% trẻ sống
ở thành phố).(10) Tương tự như Hoàng TT và
cộng sự khi tầm soát 308 trẻ nhiễm H.pylori
bằng huyết thanh chẩn đoán ở Việt Nam, 64%
trẻ nhiễm H.pylori đến từ thành thị và 41,2 %
trẻ từ nông thôn(11).
Đặc điểm lâm sàng
Trong VDD, các triệu chứng lâm sàng
thường không điển hình và có thể biểu hiện tuỳ
từng nguyên nhân cụ thể. Chúng tôi ghi nhận
triệu chứng cơ năng thường gặp nhất ở trẻ VDD
trong nghiên cứu là triệu chứng đau bụng chiếm
93,2%, kế đến là chán ăn và ói với tỷ lệ lần lượt
là 46,9% và 45,7%. Các triệu chứng khác như ợ
hơi, oẹ, no ngang, nóng rát sau xương ức chiếm
tỷ lệ thấp hơn, và các tỷ lệ này tăng ở các nhóm
trên 6 tuổi so với các lứa tuổi nhỏ. Điều này phù
hợp với y văn, có thể đây là các triệu chứng chủ
quan và rất khó phát hiện, tuỳ thuộc vào cảm
nhận và đánh giá của trẻ, mà trong nghiên cứu
của chúng tôi tỷ lệ trẻ VDD cao trong nhóm 7‐10
tuổi. Theo y văn, các triệu chứng thực thể của
bệnh lý VDD thường rất nghèo nàn, có thể là ấn
đau thượng vị, thiếu máu(6).... Trong nghiên cứu
của chúng tôi, 15,4% trẻ có thiếu máu khi đánh
giá trên xét nghiệm công thức máu và không
trường hợp nào thiếu máu mức độ nặng dù
trong nghiên cứu có 15,4% tiêu phân đen và
18,9% bệnh nhi ói máu. Hầu hết tất cả các
trường hợp đều là thiếu máu đẳng sắc đẳng bào,
chỉ 2 trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Như
vậy thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi
có thể do xuất huyết dạ dày tá tràng và không
liên quan đến nhiễm H.pylori vì nhiễm H.pylori
có thể gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở
trẻ(5,14,17). Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi,
71% trẻ bị ảnh hưởng đến cân nặng (41,4% bệnh
nhi không tăng cân và 29,6% bệnh nhi bị sụt cân)
cho thấy VDD cũng là một bệnh lý cần được
quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn đến sự tăng
trưởng của trẻ.
Đặc điểm sang thương đại thể và vi thể dạ
dày
Sang thương đại thể dạ dày
Chúng tôi ứng dụng hệ thống phân loại
Sydney để mô tả sang thương dạ dày ở trẻ em
qua nội soi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm
2003.Trong nghiên cứu chúng tôi có 24% bệnh
nhi VDD trên mô học nhưng hình ảnh bình
thường trên nội soi cho thấy sự bất tương xứng
giữa nội soi và mô học. Trong khi đó, tác giả
Nguyễn Trọng Trí tìm thấy tỷ lệ dạ dày bình
thường trên nội soi là 12,77%, còn Francessco là
43%. Tương tự Hong‐Koh và cộng sự khi nghiên
cứu nhiễm H. pylori trên dân số đau bụng mạn,
tác giả tìm thấy có 328 trường hợp nhiễm H.
pylori dựa vào Clo test. Trong nghiên cứu này,
61 trường hợp (18,6%) có hình ảnh dạ dày bình
thường trên nội soi. Do vậy, mô học là tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán VDD và vấn đề đặt ra
là sự cần thiết của sinh thiết và xét nghiệm mô
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 390
học dựa vào nội soi(4,7,10). Tỷ lệ sang thương dạng
nốt trong nghiên cứu chúng tôi chiếm 46,8% (71
trường hợp), trong đó dạng nốt ở thân vị chỉ có
duy nhất 1 trường hợp. Nốt là dạng sang
thương rất đặc biệt ở trẻ em vì nó có hình thái rõ
ràng, dễ ghi nhận. Theo y văn, đây là sang
thương rất đặc hiệu cho trẻ nhiễm H.pylori, đặc
biệt ở vị trí hang vị.Tuy nhiên sang thương dạng
nốt rất ít gặp ở người lớn. Theo Quách Trọng
Đức và Nguyễn Quang Chung khi đánh giá nội
soi dạ dày ở người lớn, cả hai tác giả không tìm
thấy sang thương dạng nốt(16).
Khi so sánh với các nghiên cứu, các sang
thương đại thể ở dạ dày trong nghiên cứu chúng
tôi ít đa dạng, chỉ là phù nề, sung huyết và nốt.
Sự khác biệt này có thể phụ thuộc vào nhận xét
chủ quan của người nội soi và thời gian xuất
hiện các triệu chứng, mà trong nghiên cứu
chúng tôi thời gian đau bụng trên 1 tháng chiếm
tỷ lệ thấp hơn (77,5% so với 97,44%).
Sang thương vi thể dạ dày
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100%
trường hợp có thâm nhiễm lympho trên mô học
từ mức độ nhẹ đến nặng mặc dù 24% hình ảnh
nội soi bình thường. Thâm nhiễm Neutrophil
trong nghiên cứu của Kamada chiếm tỷ lệ 100%
cho thấy viêm dạ dày H.pylori điển hình là viêm
mạn tính hoạt động, phù hợp với y văn. Còn
trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là
56,2% so với nghiên cứu của Hong Koh là 74,7%
mặc dù tỷ lệ nhiễm H.pylori trong nhóm chúng
tôi cao hơn. Các sang thương khác như teo niêm
mạc và chuyển sản ruột không tìm thấy trong
nghiên cứu của chúng tôi. Còn trong nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Trọng Trí ghi nhận 8,1% và
6,52% teo niêm mạc ở thân vị và hang vị. Sự
khác nhau giữa hai nghiên cứu có thể do thời
gian từ lúc xuất hiện bệnh đến khi đi khám khác
nhau, mà điển hình trong nghiên cứu chúng tôi
thời gian đau bụng dưới 1 tháng chiếm tỷ lệ cao
hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng
Trí (17,9% so với 2,56%). Theo y văn, viêm dạ
dày H.pylori thường tiến triển qua các giai đoạn
viêm dạ dày mạn hoạt động, sang teo dạ dày,
rồi đến chuyển sản ruột, loạn sản dạ dày và cuối
cùng là ung thư dạ dày. Như vậy hai sang
thương teo niêm mạc và chuyển sản ruột được
hình thành có thể do thời gian bệnh kéo dài,
hoặc do sự khác biệt về chủng tộc, tuổi cũng như
các yếu tố độc lực của vi khuẩn H.pylori(2,4,10).
Viêm dạ dày và nhiễm H.pylori
Đặc điểm dịch tễ
Sữa mẹ là một yếu tố bảo vệ giúp trẻ tránh
các tác nhân nhiễm khuẩn đặc biệt là lứa tuổi
nhũ nhi vì sữa mẹ chưá rất nhiều kháng thể.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến vấn
đề này. Tác giả Nguyễn Văn Bàng và cộng sự
ghi nhận thời gian bú mẹ kéo dài trên 6 tháng có
thể bảo vệ trẻ tránh lây nhiễm H. pylori (OR =
0,5). Tương tự như Rothenbacher D. Và trong
nghiên cứu chúng tôi, ở những trẻ nhiễm
H.pylori, tỷ lệ % trẻ không bú mẹ, bú mẹ dưới và
trên 12 tháng giảm dần. Trong khi đó, ở nhóm
không nhiễm H.pylori, tỷ lệ này tăng dần cho
thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm về bú mẹ và
thời gian bú mẹ kéo dài có thể là yếu tố bảo
vệ(8,9,18).
Về nơi cư ngụ, trong nhóm nhiễm H.pylori,
tỷ lệ % trẻ sống tại TPHCM cao hơn các tỉnh và
ngược lại, trong nhóm không nhiễm H.pylori, tỷ
lệ % trẻ sống tại miền tây nam bộ cao hơn. Sự
khác biệt này liên quan đến lối sống đông đúc,
chật chội, tình trạng kinh tế xã hội. Tương tự
như tác giả Nguyễn Văn Bàng khi nghiên cứu tỷ
lệ nhiễm H.pylori giữa các dân tộc khác nhau ở
miền Bắc cho thấy, nhiễm H.pylori đứng đầu là
dân tộc Kinh (41%), kế đến là dân tộc Giáy
(38,1%) và Dao (20,3%)(8,9).
Đặc điểm sang thương đại thể
Trong nhóm nhiễm H. pylori, sang thương
dạng nốt chiếm tỷ lệ cao nhất (49,6%), kế đến là
phù nề (35,4%) và sung huyết (15%). Ngược lại
trong nhóm không nhiễm H. pylori, sang thương
phù nề chiếm tỷ lệ cao nhất (59,1%), tuy nhiên
vẫn có 22,7% sang thương dạng nốt trong nhóm
này, cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm.
Theo y văn, nốt được cho là sang thương đặc
hiệu cho tình trạng nhiễm H.pylori, do đó sang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 391
thương này chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm
nhiễm H.pylori. Tuy nhiên, trong nhóm không
nhiễm H.pylori, sang thương này chiếm 22,7%.
Điều này có thể do việc điều trị kháng sinh trước
đó chống các nhiễm khuẩn không đặc hiệu dẫn
đến giảm mật độ H.pyloritrên bề mặt gây âm
tính giả hoặc do nhiễm chủng Helicobacter
heilmanii được tìm thấy ở mèo(1,10).
KẾT LUẬN
Độ tuổi thường gặp trong nghiên cứu chúng
tôi 7‐10 tuổi, số lượng nam nữ tương đương
nhau. Phần lớn bệnh nhi khoẻ mạnh trước đó và
35,8% trẻ có người thân mắc các bệnh dạ dày tá
tràng trong đó 27% do viêm loét dạ dày tá tràng
nhiễm H.pylori và 3% do ung thư dạ dày. Đau
bụng là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất
(93,2%), kế đến là chán ăn (46,9%) và ói (45,7%).
71% trẻ bị thay đổi cân nặng và 15,4% trẻ có
thiếu máu. Về nội soi, 24% trường hợp không
phát hiện tổn thương đại thể dạ dày mặc dù
100% trẻ VDD mạn tính. Phù nề và sung huyết
thường đi đôi với nhau và dạng nốt chiếm tỷ lệ
cao nhất (45,8%). Về mô học, tỷ lệ nhiễm
H.pylorilà 82,7%, không có VDD cấp tính, 100%
trường hợp VDD mạn tính. Chúng tôi tìm thấy
sự khác nhau giữa hai nhóm VDD có và không
nhiễm H.pylori về thời gian bú mẹ và nơi cư ngụ,
sang thương đại thể dạ dày như phù nề, dạng
nốt, không sang thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kalach N, Papadopoulos S, Asmar E, et al (2009), “In French
Children, Primary Gastritis is more frequent than
Helicobacter pylori Gastritis”, Dig Dis Sci; 54:1958‐1965.
2. Kamada T, Sugiu K, Hata J, Kusunoki H, Hamada H, Kido S,
et al (2006), “Evaluation of endoscopic and histological
findings in Helicobacter pylori – positive Japanese young
adults”, J Gastroenterol Hepatol; 21: 258‐61.
3. Kato S, Nakajima S, Nishino Y, Ozawa K, Minoura T, Konno
M, et al (2006), “Association between gastric atrophy and
Helicobacter pylori infection in Japanese children: a
retrospective multicenter study”, Dig Dis Sci; 51: 99‐104.
4. Koh H, Noh TW, Baek SY, Chung KS (2007), “Nodular
Gastritis and Pathological Findings in Children and young
adults with Helicobacter pylori infection”, Yonsei Medical
Journal. 48(2): 240‐246.
5. Koletzko S, Jones NL, Goodman KJ, Gold B, Rowland M,
Cadranel S, Chong S, Colletti RB, Casswall T, Elitsur Y,
Guarner J, Kalach N, Madrazo A, Megraud F,Oderda G
(2011), “Evidence‐based Guidelines from ESPGHAN and
NASPGHAN for Helicobacter pylori infection in children”, J
Pediatr Gastroenterol Nutr.; 53(2):230‐43
6. Longo D, Fauci A, Kasper D, Hauser S, Jameson J, Loscalzo
J(2000), Harrison ‘s principles of Internal Medicine 13th
edition_Volume 3, MCGRAW‐ HILL: p720‐729.
7. Luzza F, Pensabene L, Imeneo M, et al (2001), “Antral
nodularity identifies childrens infected with H.pylori with
higher grades of gastric inflammation”, Gastrointestinal
endoscopy,53(1): 60‐4.
8. Nguyễn Gia Khánh, Nguyễn Văn Bàng, Phùng Đắc Cam,
Hoàng Thị Thu Hà (2010), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm
Helicobacter pylori ở trẻ em Việt Nam”, Tạp chí Nhi Khoa,
3(1): 33‐38.
9. Nguyễn Gia Khánh, Nguyễn Văn Bàng, Phùng Đắc Cam,
Hoàng Thị Thu Hà (2007), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm
Helicobacter pylori ở trẻ em Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu y
học, 55(6): 146‐153.
10. Nguyễn Trọng Trí (2003), “ Đặc điểm nhiễm Helicobacter
pylori tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú chuyên ngành nhi khoa.
11. Nguyen V Bang, Nguyen G Khanh, Phung D Cam, et al
(2006), “Prevalence of and factors associated with
Helicobacter pylori infection in children in the north of
Vietnam”, Am. J. Trop. Med. Hyg 74(4), pp: 536‐539.
12. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Gia Khánh và cộng sự (2006),
“Nhiễm Helicobacter pylori và biểu hiện lâm sàng ở trẻ em
nằm viện”, Tạp chí tiêu hoá Việt Nam; 1(2): 74‐80.
13. Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Gia Khánh và cộng sự (2006),
“Nhiễm Helicobacter pylori và biểu hiện lâm sàng ở trẻ em
nằm viện”, Tạp chí tiêu hoá Việt Nam; 1(2): 74‐80.
14. Pacifico L, Anania C, Osborn JF, Ferraro F, Chiesa C. (2010),
“Consequences of Helicobacter pylori infection in children”,
World J Gastroenterol; 16(41): 5181‐5194.
15. Phạm Hoàng Hưng và cộng sự (2002), “Tình hình nhiễm
Helicobacter pylori ở bệnh nhân đau bụng tái diễn tại khoa
nhi Bệnh viện Trung Ương Huế”, Nhi Khoa số đặc biệt tập
10_Hội nghị nhi khoa toàn quốc: tr 264‐268.
16. Quách Trọng Đức (2001), “Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày
mạn theo phân loại Sydney và mối liên quan giữa các đặc
điểm này và Helicobacter pylori “, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú.
17. Ronald E. Kleinman, Oliver J Goulet et al (2008), “Walker’s
Pediatric Gastrointestinal Disease” 5 th Edition _Volume 1,
People’s Medical Publishing House USA: Chapter 9 Gastritis,
pp 140‐174.
18. Rothenbacher D, Bode G and Brenner H (2002), “History of
breastfeeding and Helicobacter pylori infection in pre‐school
children: results of a population‐based study from Germany”,
International Journal of Epidemiology;31:632‐637.
Ngày nhận bài báo : 30/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 05/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_lam_sang_sang_thuong_dai_the_va_vi_the_o_be.pdf