KẾT LUẬN
Qua khảo sát 118 trường hợp UTBMBT nguyên phát, chúng tôi nhận thấy:
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi: Tuổi trung bình lúc chẩn ñoán là 48,81 ± 11,33 tuổi. Độ tuổi thường gặp nhất là 40 - 59 tuổi
(62,8%).
CA 125/Hth: Tăng trong 61,9%.
Phân loại siêu âm: Loại siêu âm VI chiếm ña số (54,2%).
Giai ñoạn lâm sàng: Có 81,4% trường hợp ở giai ñoạn sớm.
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh
Đại thể
Kích thước u: Đa số u có kích thước > 5 – 10 cm (55,1%).
Bề mặt u: Đa số u có mặt ngoài trơn láng (81,4%).
Diện cắt u: U nang thường gặp hơn u ñặc. Tỉ số u nang: U ñặc = 5,9: 1.
Thường gặp nhóm u có ñặc ñiểm diện cắt ñặc không ñồng nhất (có hoặc không kèm thoái hóa nang)
hoặc là nang có vùng ñặc bở hay chồi sùi (70,3%).
Đặc ñiểm vi thể
Loại mô học: CTDT chiếm tỉ lệ cao nhất (32,2%), CTDN (28%), CDNM (28%) và CTBS (11,8%).
Liên quan giữa ñặc ñiểm lâm sàng và giải phẫu bệnh
Các mối liên quan giữa loại mô học với: CA 125/Hth, loại siêu âm, giai ñoạn lâm sàng, kích thước u
có ý nghĩa thống kê.
Các mối liên quan giữa loại mô học với: Tuổi và liên quan giữa ñộ mô học với: Tuổi, CA 125/Hth
không có ý nghĩa thống kê.g
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư biểu mô buồng trứng nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 640
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH – LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ
BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Hồng Phong*, Huỳnh Quyết Thắng**, Nguyễn Văn Qui*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và mối liên quan của ung thư biểu mô
buồng trứng nguyên phát tại bệnh viện Từ Dũ 2007 - 2008.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 trường hợp ung thư biểu mô buồng
trứng nguyên phát.
Kết quả: Độ tuổi thường gặp nhất là 40 - 59 tuổi (62,8%). CA 125/Hth tăng trong 61,9%. Loại siêu âm
VI chiếm ña số (54,2%), 81,4% trường hợp ở giai ñoạn sớm, ña số u có kích thước > 5 – 10 cm (55,1%), u
có mặt ngoài trơn láng (81,4%, tỉ số u nang: U ñặc = 5,9:1. Carcinôm tuyến dịch trong chiếm tỉ lệ cao
nhất (32,2%), carcinôm tuyến dịch nhầy (28%), carcinôm tuyến dạng nội mạc (28%) và carcinôm tuyến tế
bào sáng (11,8%).
Từ khóa: Đặc ñiểm giải phẫu bệnh, ung thư biểu mô buồng trứng nguyên phát.
ABSTRACT
CLINICOPATHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF PRIMARY EPITHELIAL
OVARIAN CANCER
Nguyen Hong Phong, Huynh Quyet Thang, Nguyen Van Qui
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 640 - 647
Objectives: Identification of clinical, paraclinical and pathological characteristic and correlation of
primary epithelial ovarian cancer.
Methods: Cross-sectional study on 118 cases of primary epithelial ovarian cancer diagnosed at Tu Du
Hospital in 2007 – 2008.
Results: The most common age is 40 - 59 years old (62.8%). CA 125/Hth increase of 61.9% cases.
Ultrasonic Type VI majority (54.2%), 81.4% of cases at early stage, the majority of tumor size > 5 - 10 cm
(55.1%), tumors with smooth surface (81.4%), the ratio of cystic tumor: Solid tumor = 5.9:1. Serous
adenocarcinoma in the highest proportion (32.2%), followed by mucinous adenocarcinoma (28%),
endometrioid adenocarcinoma (28%) and clear cell adecarcinoma (11.8%).
Key words: Clinicopathological characteristics, primary epithelial ovarian cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng (UTBT) là một trong mười loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Các thống kê
quần thể tại một số tỉnh - thành phố của Việt Nam ghi nhận ung thư buồng trứng ñứng hàng thứ bảy ñến
thứ mười trong số mười loại ung thư thường gặp ở phụ nữ với xuất ñộ từ 1,3 - 5,4/100.000 dân(7,11,12,23). Đối
chiếu giữa ñặc ñiểm giải phẫu bệnh với một số ñặc ñiểm lâm sàng của ung thư biểu mô buồng trứng
(UTBMBT) nguyên phát sẽ cung cấp một số thông tin bước ñầu về mối liên quan giữa các yếu tố này. Từ
kết quả ñó có thể giúp ích cho các nhà cận lâm sàng và lâm sàng hướng ñến cũng như tiếp cận chẩn ñoán
bệnh nhân UTBT hợp lý hơn và cũng là tiền ñề cho các nghiên cứu sâu hơn sau này. Cho ñến nay, ở Việt
Nam công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa giải phẫu bệnh và lâm sàng UTBT chưa nhiều. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh ñã có một vài nghiên cứu về ñặc ñiểm giải phẫu bệnh, ñặc ñiểm siêu âm UTBT.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khảo sát toàn diện về các ñặc ñiểm: Giải phẫu bệnh, lâm sàng, siêu âm và
CA125/huyết thanh (CA125/Hth) chuyên biệt cho UTBMBT nguyên phát - nhóm ung thư chiếm 80 - 90%
UTBT(16,17,21,22).
Do ñó, tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng của UTBMBT nguyên phát.
2. Xác ñịnh ñặc ñiểm giải phẫu bệnh của UTBMBT nguyên phát.
3. Xác ñịnh một số mối liên quan giữa ñặc ñiểm giải phẫu bệnh với các ñặc ñiểm lâm sàng của
*
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ; ** Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, *** Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Hồng Phong. ĐT: 0988233540. Email: nghphong007@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 641
UTBMBT nguyên phát.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 118 trường hợp UTBMBT nguyên phát ñược chẩn ñoán xác ñịnh bằng giải phẫu bệnh và ñiều trị
tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ từ 01/2007 ñến 12/ 2008, có ñủ hồ sơ bệnh án, tiêu bản và khối nến.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang – hồi cứu. Ghi nhận các ñặc ñiểm lâm sàng: Tuổi, giai
ñoạn lâm sàng, CA 125/Hth, loại siêu âm; các ñặc ñiểm ñại thể: Kích thước, bề mặt ngoài và diện cắt u.
Khảo sát các ñặc ñiểm vi thể: Loại mô học (theo WHO 2003); ñộ mô học (theo hệ thống phân ñộ mô học
của Silverberg(20))
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi
Biểu ñồ 1. Tỉ lệ theo nhóm tuổi
Nồng ñộ CA 125/Hth
Biểu ñồ 2. Tỉ lệ theo nhóm CA 125/Hth
Liên quan giữa CA 125/Hth với giai ñoạn lâm sàng
Bảng 1. Trung bình CA 125/Hth theo giai ñoạn bệnh
Số ca Trung bình (U/ml) Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
I 84 105,64 131,17 3,26 600
II 12 165,82 195,97 13,32 596,9
Giai ñoạn
bệnh
III/IV 22 234,27 240,11 5,26 600
Tổng 118 135,74 169,51 3,26 600
Trong nghiên cứu này, CA 125/Hth tăng theo giai ñoạn bệnh.
Phân loại siêu âm
(%)
(U/ml)
Nhỏ nhất: 21 tuổi
Lớn nhất: 76 tuổi.
TB: 48,81 ± 11,33 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 642
Biểu ñồ 3. Tỉ lệ theo phân loại siêu âm Tokyo
Giai ñoạn lâm sàng theo FIGO
Biểu ñồ 4. Tỉ lệ các giai ñoạn lâm sàng theo FIGO
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh
Đặc ñiểm ñại thể
Kích thước u
Biểu ñồ 5. Tỉ lệ theo nhóm kích thước u
Liên quan giữa kích thước u với loại mô học
- Nhóm CTDN có kích thước u trung bình (12,18 ± 4,77 cm) cao hơn so với CTDT (9,87 ± 4,05 cm),
CDNM (8,91 ± 3,8 cm) và CTBS (8,5 ± 2,59 cm).
Liên quan giữa kích thước u với ñộ mô học
Bảng 2. Kích thước u trung bình theo ñộ mô học
Độ mô
học
Số
ca
Kích thước u trung
bình (cm)
Độ lệch
chuẩn
Kích thước u nhỏ
nhất (cm)
Kích thước u lớn
nhất (cm)
Độ 1 67 10.9552 4.90032 5.00 25.00
Độ 2 38 8.8947 2.62822 5.00 15.00
Độ 3 13 9.0769 3.61620 4.00 19.00
Tổng 118 10.0847 4.25185 4.00 25.00
Bề mặt u
(%)
(%)
(%)
Loại siêu âm
Nhỏ nhất: 4 cm
Lớn nhất: 25 cm.
TB: 10,08 ± 4,25 cm.
(÷2; p < 0,001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 643
Biểu ñồ 6. Đặc ñiểm bề mặt u
Diện cắt u
- Tỉ số u nang: U ñặc = 5,9: 1.
- Nhóm u nang có vùng ñặc bở hoặc chồi sùi bên trong u chiếm tỉ lệ cao nhất (55,9%). Nhóm u ñặc
chiếm 14,4%.
Đặc ñiểm vi thể
Loại mô học
Biểu ñồ 7. Tỉ lệ theo loại mô học
Độ mô học theo Silverberg
Biểu ñồ 8. Phân bố tỉ lệ theo ñộ mô học
Liên quan giữa ñặc ñiểm lâm sàng và giải phẫu bệnh
Liên quan giữa loại mô học và tuổi
- Trong nhóm tuổi 20 - 39: CTDN có tỉ lệ (48%) cao nhất. Trong nhóm 40 – 59 tuổi: CDNM có tỉ lệ
(35,1%) cao nhất. Trong nhóm ≥ 60 tuổi: CTDT có tỉ lệ (47,4%) cao nhất. (÷2 ; p = 0,07 > 0,05).
Liên quan giữa loại mô học và CA125 Hth
- Trong nhóm CA125/Hth ≤ 35 U/ml: CTDN chiếm tỉ lệ (51,1%) cao hơn so với CDNM (24,4%),
CTDT (13,3%) và CTBS (11,2%). Trong nhóm CA125/Hth > 35U/ml: CTDT chiếm tỉ lệ cao hơn các loại
mô học khác. Riêng trong nhóm CA125/Hth > 250 U/ml: Chỉ có hai loại mô học là CTDT và CDNM.
Liên quan giữa loại mô học và loại siêu âm
Bảng 3. Tỉ lệ loại mô học theo loại siêu âm
Loại siêu âm Tổng
(%)
(÷2; p < 0,001)
(÷2; p < 0,001)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 644
Loại 4
n (%)
Loại 5
n (%)
Loại 6
n (%)
N (%)
CTDT
5
15.2
9
42.9
24
37.5
38
32,2
CDNM
9
27.3
7
33.3
17
26.6
33
28
CTDN
18
54.5
1
4.8
14
21.9
33
28
Loại mô học
CTBS
1
3.0%
4
19.0
9
14.1
14
11,8
Tổng
33
28.0
21
17.8
64
49.2
118
100
Loại siêu âm 4: CTDN có tỉ lệ cao nhất (54,5%). Loại siêu âm 5 và 6: CTDT có tỉ lệ cao nhất. (Fisher;
p = 0,001).
Liên quan giữa loại mô học và giai ñoạn lâm sàng
Trong nghiên cứu này, giai ñoạn I hoặc II chiếm ưu thế.
- Trong nhóm giai ñoạn I/II: CDNM và CTDN chiếm tỉ lệ tương ñương nhau (29,2%) cao hơn CTDT
(27,1%) và CTBS (14,6%).
- Trong nhóm giai ñoạn III/IV: Có 12 trường hợp CTDT chiếm tỉ lệ 54,5% cao hơn so với CDNM
(22,7%), CTDN (22,7%). Không có trường hợp CTBS ở giai ñoạn III/IV. (÷2 ; p = 0,048).
Liên quan giữa ñộ mô học và CA 125/Hth
Bảng 4. Trung bình CA 125/Hth theo ñộ mô học
Số ca CA 125/Hth trung bình (U/ml) Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Độ 1 67 124.80 157.76 3.26 600
Độ 2 38 129.46 165.28 8.64 600
Độ 3 13 210.50 228.44 7.85 600
Tổng 118 135.74 169.51 3.26 600
Trong nghiên cứu này, nhóm ñộ mô học 3 có CA 125/Hth trung bình cao hơn so với nhóm ñộ mô học
1 và 2. Tuy nhiên sự khác biệt về trung bình CA 125/Hth giữa các ñộ mô học không có ý nghĩa thống kê
(ANOVA; p = 0,241).
BÀN LUẬN
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi
Theo Scully R.E, tuổi trung bình là 51, ña số trường hợp ở ñộ tuổi từ 45 ñến 65 tuổi, tương ñương với
kết quả nghiên cứu của chúng tôi(17,18).
Nồng ñộ CA 125/Hth
Tỉ lệ CA 125/Hth > 35 U/ml trong nghiên cứu của chúng tôi trội hơn so với tỉ lệ CA 125/Hth ≤ 35
UI/ml, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác(3,13,24).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, CA 125/Hth trung bình là 135,74 ± 169,5 U/ml), thấp hơn so với
nghiên cứu của tác giả Asif F ( 218 U/ml) và tác giả Đặng Thanh Hồng (353,12 U/ml).
Liên quan giữa CA 125/Hth với giai ñoạn lâm sàng
Trong nghiên cứu này, nồng ñộ CA 125/Hth tăng theo giai ñoạn bệnh có ý nghĩa thống kê (p = 0,005).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với y văn và phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đặng Thanh Hồng:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 645
Trung bình CA 125/Hth ở giai ñoạn I (92,75 U/ml), giai ñoạn II (125 U/ml), giai ñoạn III (354,87 U/ml) và
giai ñoạn IV (450 U/ml)(3).
Phân loại siêu âm
Trong nghiên cứu này, có 3 loại siêu âm IV, V và VI. Trong ñó loại siêu âm VI có tần suất cao nhất
với 64 trường hợp (54,2%) so với loại IV (28%) và loại V (17,8%), phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ
Thị Kim Chi(25).
Giai ñoạn bệnh học-lâm sàng theo FIGO
Trong số 118 trường hợp của nghiên cứu này, có 84 trường hợp ở giai ñoạn I chiếm tỉ lệ cao nhất
(71,2%).
Bảng 5. So sánh tỉ lệ giai ñoạn lâm sàng với các tác giả khác
Năm Giai ñoạn I/II Giai ñoạn III/IV
Nghiên cứu này 2008 81,4% 18,6%
Khoo S(8) 1993 20% 80%
Goff B.A(5) 2000 30% 70%
Đặng Thanh Hồng(3) 1999 29,5% 70,5%
Nguyễn Quốc Dũng(14) 1999 33,5% 66,5%
Nguyễn Minh Hùng(13) 2004 43,4% 56,6%
Vũ Thị Kim Chi(27) 2004 58% 42%
Theo bảng 5, tỉ lệ giai ñoạn sớm trong nghiên cứu của chúng tôi (81,4%), cao hơn hẳn so y văn và với
các tác giả trong và ngoài nước(3,5,8,13,14,27).
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh
Đại thể
Kích thước u
Trong nghiên cứu này, nhóm kích thước u >5 – 10 cm chiếm tỉ lệ cao nhất (55,1%). Trong nghiên cứu
273 trường hợp UTBMBT của tác giả Lê Quanng Vinh, tỉ lệ u > 10cm chiếm 50% cao hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi(10).
Liên quan giữa kích thước u với loại mô học
- Nhóm CTDN có kích thước u trung bình (12,18 ± 4,77 cm) cao hơn so với CTDT (9,87 ± 4,05 cm),
CDNM (8,91 ± 3,8 cm) và CTBS (8,5 ± 2,59 cm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (ANOVA; p = 0,005).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với y văn, CTDN có kích thước u lớn nhất trong số các
loại UTBMBT(17,19).
Bề mặt u
Trong nghiên cứu này, nhóm u có bề mặt trơn láng chiếm ưu thế với 96 ca (chiếm 81,4%), chồi sùi
mặt ngoài u có 22 ca (18,6%). Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu ñại thể 273 trường hợp
UTBMBT của tác giả Lê Quang Vinh, nhóm u có mặt ngoài trơn láng chiếm ưu thế với tỉ lệ 78,8% so với
nhóm u có mặt ngoài sùi dính chỉ có 21,2%(10).
Diện cắt u
Trong nghiên cứu này, tỉ số u nang: U ñặc = 5,9: 1. Nhóm u nang có vùng ñặc bở hoặc chồi sùi chiếm
tỉ lệ cao nhất (55,9%).
Theo y văn, ñặc ñiểm diện cắt u của UTBMBT có thể là nang (có thể nhiều ngăn) kèm với những
vùng tạo nhú và/hoặc vùng ñặc bở có hiện tượng hoại tử và xuất huyết, hoặc ñặc không ñồng nhất kèm
vùng hoại tử và/hoặc xuất huyết trong u, hoặc dạng phối hợp nửa ñặc nửa nang(19).
Theo nghiên cứu của Lê Quang Vinh, không có trường hợp nào có diện cắt là nang ñơn thuần, tất cả
273 trường hợp UTBMBT trong nghiên cứu của tác giả này ñều có diện cắt không thuần nhất, luôn hiện
diện vùng mô ñặc bở hoặc nhú (100%) và có 35,3% trường hợp phần ñặc chiếm gần hết thể tích u. Kết quả
của nghiên cứu này khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi(10).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 646
Đặc ñiểm vi thể
Loại mô học
Bảng 6. So sánh tỉ lệ loại mô học trong UTBMBT với các tác giả khác
Loại mô học (%)
Số ca
CDT CDNM CDN CTBS
Nghiên cứu này 118 32,2 28 28 11,8
Vũ Thị Kim Chi, 2008(25) 53 44,2 16,3 25,6 2,3
Vũ Thị Kim Chi, 1999(24) 21 42,9 4,8 28,6 4,8
Nguyễn Minh Hùng(13) 214 46,8 10,9 37,3 5
Nguyễn Quốc Dũng(14) 264 44,3 22 29,9 2,7
Khoo S(8) 133 59 15 4 8
Holschneider & Berek(6) 75 10 10 < 5%
Theo bảng 6, CTDT luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu của tất cả các tác giả. Hai loại mô học
CDNM chiếm tỉ lệ cao hơn hoặc thấp hơn so với CTDN tùy vào từng nghiên cứu. CTBS hầu như luôn
chiếm tỉ lệ thấp nhất so với 3 loại mô học vừa trình bày ở trên.
Độ mô học
Trong nghiên cứu này, ñộ mô học 1 chiếm tỉ lệ cao nhất với 67 ca (56,8%)
Theo nghiên cứu của Shimizu, Silverberg và cộng sự trên 461 trường hợp UTBMBT ñược phân ñộ
mô học theo hệ thống 3 ñộ mô học dựa trên cấu trúc, sự ña dạng nhân và số lượng phân bào trên 10 quang
trường lớn: Độ mô học 1 chiếm tỉ lệ 35,1% cao hơn so với ñộ mô học 2 (32,5%) và ñộ mô học 3 (32,3%),
phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi(20).
Liên quan giữa ñặc ñiểm lâm sàng và giải phẫu bệnh
Liên quan giữa loại mô học và tuổi
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của nhóm bệnh CTDN là thấp nhất (44,21 ± 11,51) so với 3
loại mô học còn lại (CTDT, CDNM và CTBS) có tuổi trung bình xấp xỉ nhau (khoảng 50 tuổi). Sự khác
biệt về tuổi trung bình giữa các nhóm bệnh theo loại mô học có ý nghĩa thống kê (ANOVA; p = 0,05).
Bảng 7. So sánh tuổi trung bình theo loại mô học với các tác giả khác
Tuổi TB CDT Tuổi TB CDNM Tuổi TB CDN Tuổi TB CTBS
Nghiên cứu này 50,18 50,97 44,21 50,79
Nguyễn Quốc Dũng(14) 51 48 48 -
AFIP(19) 56 56 53 - 54 50 – 80 (87%)
Dardik. R(4) 56 57 52 53
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả nước ngoài và tương
ñương với tuổi trung bình trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Dũng.
Liên quan giữa loại mô học và CA 125/Hth
Trong 118 trường hợp của nghiên cứu này, CTDN có tỉ lệ CA125/Hth (+) thấp nhất 10/33 ca (30,3%),
thấp hơn nhiều so với CTBS 9/14 ca (64,3%), CDNM 22/33 ca (66,7%) và CTDT 32/38 ca (81,3%). Theo
AFIP, các loại mô học UTBMBT thường có tỉ lệ CA 125/Hth (+) cao (khoảng 80%), ngoại trừ CTDN chỉ
có khoảng 35 – 67% có CA 125/Hth (+). Phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi(19).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 647
Liên quan giữa loại mô học và loại siêu âm
Loại siêu âm 4: 33 trường hợp, trong ñó CTDN có tỉ lệ cao nhất (54,5%). Loại siêu âm 5: 21 trường
hợp, trong ñó CTDT có tỉ lệ cao nhất (28,6%). Loại siêu âm 6: 64 trường hợp, trong ñó CTDT có tỉ lệ cao
nhất (37,5%). Liên quan có ý nghĩa thống kê (Fisher; p = 0,001).
Trong số 43 trường hợp UTBMBT nguyên phát trong nghiên cứu “Dự ñoán ñộ lành - ác của khối u
buồng trứng qua siêu âm” của tác giả Vũ thị Kim Chi, loại siêu âm IV có 2 ca (100%) là CTDN. Loại siêu
âm V với CTDT chiếm ña số (3/5 ca, chiếm 60%), Loại siêu âm VI: CTDT chiếm ña số (16/36 ca, 44,4%)
phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi(25).
Liên quan giữa loại mô học và giai ñoạn lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi giai ñoạn I/II luôn chiếm tỉ lệ ưu thế ở cả bốn loại mô học, ñặc biệt
CTBS 100% ở giai ñoạn I/II. Theo AFIP, CDNM và CTBS có tỉ lệ ở giai ñoạn I/II cao hơn giai ñoạn III/IV.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nhận ñịnh này(19).
Trong nghiên cứu trên 461 trường hợp UTBMBT của tác giả Shimizu và cộng sự, các loại mô học
CDNM, CTDN và CTBS có tỉ lệ ở giai ñoạn I/II (lần lượt là 62%, 55% và 66%) chiếm ưu thế so với giai
ñoạn III/IV. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Liên quan giữa ñộ mô học và nồng ñộ CA 125/Hth
Trong nghiên cứu này, nhóm ñộ mô học 3 có CA 125/Hth trung bình 210,5 ± 228,44 U/ml cao hơn so
với nhóm ñộ mô học 1 (129,46 ± 165,28 U/ml) và ñộ mô học 2 (124,8 ± 157,76 U/ml). Tuy nhiên sự khác
biệt về trung bình CA 125/Hth giữa các ñộ mô học không có ý nghĩa thống kê theo kiểm ñịnh ANOVA (p
= 0,241 > 0,05).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 118 trường hợp UTBMBT nguyên phát, chúng tôi nhận thấy:
Đặc ñiểm lâm sàng
Tuổi: Tuổi trung bình lúc chẩn ñoán là 48,81 ± 11,33 tuổi. Độ tuổi thường gặp nhất là 40 - 59 tuổi
(62,8%).
CA 125/Hth: Tăng trong 61,9%.
Phân loại siêu âm: Loại siêu âm VI chiếm ña số (54,2%).
Giai ñoạn lâm sàng: Có 81,4% trường hợp ở giai ñoạn sớm.
Đặc ñiểm giải phẫu bệnh
Đại thể
Kích thước u: Đa số u có kích thước > 5 – 10 cm (55,1%).
Bề mặt u: Đa số u có mặt ngoài trơn láng (81,4%).
Diện cắt u: U nang thường gặp hơn u ñặc. Tỉ số u nang: U ñặc = 5,9: 1.
Thường gặp nhóm u có ñặc ñiểm diện cắt ñặc không ñồng nhất (có hoặc không kèm thoái hóa nang)
hoặc là nang có vùng ñặc bở hay chồi sùi (70,3%).
Đặc ñiểm vi thể
Loại mô học: CTDT chiếm tỉ lệ cao nhất (32,2%), CTDN (28%), CDNM (28%) và CTBS (11,8%).
Liên quan giữa ñặc ñiểm lâm sàng và giải phẫu bệnh
Các mối liên quan giữa loại mô học với: CA 125/Hth, loại siêu âm, giai ñoạn lâm sàng, kích thước u
có ý nghĩa thống kê.
Các mối liên quan giữa loại mô học với: Tuổi và liên quan giữa ñộ mô học với: Tuổi, CA 125/Hth
không có ý nghĩa thống kê.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asif F., Sattar A., Shaharya (2006), “Clinicophathologic features of epithelial ovarian cancer”, Ann
King Edward Med Coll, 12(1): 82 – 85.
2. Brazert J, et al (2003), “Diagnostic value of the morphological ultrasound score system and the serum
concentration of CA 125 in the diagnosis of ovarian cancer”, Ginekol Pol, 74(12): 1542 – 1548.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 648
3. Đặng Thanh Hồng (1999), “Khảo sát giá trị của CA 125 trong ñánh giá tiên lượng carcinôm buồng
trứng”, Luận văn chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Ung Thư học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Dardik R, Duska L, Bristow R (2002), “Ovarian cancer”, The Johns Hopkins manual of gynecology
and obstetrics, 2nd edition.
5. Goff B.A, Mandel L, Muntz H.G, Melancon C.H (2000), “Ovarian carcinoma diagnosis”, Cancer, 89:
2068 – 2075.
6. Holschneider C.H and BEREK J.S (2000), “Ovarian Cancer: Epidemi- -ology, Biology, and Prognostic
Factors”, Seminars in Surgical Oncology, Wiley – Liss Inc, 19:3 –10.
7. Huỳnh Quyết Thắng và CS (2006), “Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại Cần Thơ
2001 - 2004”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 4: 28 – 48.
8. Khoo S. K, Battistutta D, Hurst T, Sanderson B, Ward B.G, and Free K (1993), “The Prognostic Value
of Clinical, Pathologic, and Biologic Parameters in Ovarian Cancer”, Cancer, 72: 531 – 537.
9. Kumar, Abbas and Fausto (2007), “Ovarian tumors”, Robbins and Cotran’s Pathologic basic of
disease”, Saunders company, 7th edition.
10. Lê Quang Vinh, Lê Trung Thọ (2009), “Một số ñặc ñiểm ñại thể của UTBMBT”, Tạp chí Y học Tp.
Hồ Chí Minh, Tập 13, Phụ bản số 3: 122 – 127.
11. Nguyễn Bá Đức và CS (2006), “Kết quả bước ñầu của ghi nhận ung thư quần thể tại Hải Phòng giai
ñoạn 2001 - 2004”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 4: 23 – 27.
12. Nguyễn Chấn Hùng và CS (2006), “Gánh nặng ung thư tại Tp, Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Tp. Hồ
Chí Minh, Tập 10, Phụ bản số 4.
13. Nguyễn Minh Hùng (2004), “Điều trị carcinôm buồng trứng”, Luận án chuyên khoa cấp II, chuyên
ngành Ung thư học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Quốc Dũng (1999), “Đặc ñiểm giải phẫu bệnh – lâm sàng ung thư buồng trứng”, Luận văn cao
học, chuyên ngành giải phẫu bệnh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí minh.
15. Ozols R.F, Fisher R.I, Anderson T, Makuch R, Young R.C (1981), “Peritoneoscopy in the
management of ovarian cancer”, Am J Obstet Gynecol,140: 61.
16. Rosai J (2004), “Ovary”, Rosai and Ackerman’s Surgical pathology, Mosby: 1649 – 1681.
17. Russell P (2002), “Surface epithelial - stromal tumors of the ovary”, Blaustein’s pathology of the
female genital tract (Kurman R. J), Springer - Verlag, 4th edition: 705 – 775.
18. Scully R.E, Clement P.B, and Young R.H (2004), Chapter 54: “Ovarian surface epithelial - stromal
tumors”, Sternberg's Diagnostic Surgical Pathology, Lippincott Williams & Wilkins, 4th edition.
19. Scully R.E, Young R.H and Clement P.B (2001), “Tumors of the Ovary, Maldeveloped Gonads,
Fallopian tube and Broad Ligament”, AFIP: 1 – 168.
20. Shimizu Y, Kamoi S, Amada S, Akiyama F, Silverberg S.G (1998), “Toward the development of a
universal grading system for ovarian epithelial carcinoma: testing of a proposed system in a series of
461 patients with uniform treatment and follow-up”, Cancer, 82(5):893-901.
21. Tavassoli F.A, Devilee P (2003), “Tumours of the Ovary and Peritoneum”, Pathology and Genetics of
tumors of the Breast and Female Genital Organs, WHO, IARC Press, Lyon: 113 – 145.
22. Trần Thị Vân Anh (2005), “Bệnh buồng trứng”, Bệnh học tạng và hệ thống - Nguyễn Sào Trung, Đại
học Y Dược Tp. HCM: 301 – 308.
23. Vi Trần Doanh và CS (2007), “ Ghi nhận ung thư quần thể ở Thái Nguyên giai ñoạn 2001 - 2005”, Tạp
chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 11, Phụ bản số 4: 5 – 12.
24. Vũ Thị Kim Chi (1999), “Dự ñoán ñộ lành – ác của khối u buồng trứng bằng siêu âm và CA 125, CA
15 – 3”, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Sản – Phụ khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Vũ Thị Kim Chi (2008), “Dự ñoán ñộ lành – ác của khối u buồng trứng qua siêu âm”, Luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Sản – Phụ khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Duy Tài (2004), “Giá trị của siêu âm trong chẩn ñoán ung thư buồng trứng”,
Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 8, Số 3: 171 – 175.
27. Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Duy Tài, Trần Thị Vân Anh, Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Sào Trung (2004),
“Ung thư buồng trứng: ñặc ñiểm giải phẫu bệnh”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 8, Số 2: 113 –
117.
28. Young R.H, Clement B.P, Scully R.E (1999), “The ovary”, Sternberg S. S: Diagnotic surgical pathology, Lippincott
Williams & Wilkins, 3rd edition, vol 2: 2307-2382.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_giai_phau_benh_lam_sang_cua_ung_thu_bieu_mo_buong_t.pdf