Về cơ chế nhồi máu trong tắc động mạch
cảnh trong, y văn ghi nhận cơ chế lấp mạch
chiếm 2/3 các trường hợp, với nguồn lấp mạch là
mảng huyết khối đuôi xa chỗ tắc động mạch
cảnh, hoặc cũng có thể từ đầu gần trôi theo bàng
hệ động mạch cảnh ngoài(4,7). Cơ chế thứ hai là cơ
chế huyết động, do giảm lưu lượng máu ở các
động mạch sau chỗ tắc, do bàng hệ không đầy
đủ, trong đó nhồi máu vùng xa, vùng ranh giới
là các tổn thương kết hợp với cơ chế này(3). Ngoài
ra, có những trường hợp nhồi máu có thể xảy ra
theo cả hai cơ chế phối hợp. Phân tích hình ảnh
tổn thương nhu mô não kết hợp với đặc điểm
tuần hoàn bàng hệ trên hình ảnh mạch máu cho
những chỉ dấu hướng đến cơ chế nhiều khả
năng nhất gây nhồi máu trên từng bệnh nhân. Tỉ
lệ các cơ chế trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với y văn, với 55,4% trường
hợp nhồi máu xảy ra theo cơ chế lấp mạch, cộng
với 14% trường hợp trực tiếp do tắc động mạch
cảnh trong (không có bàng hệ) và chỉ 21,5% nhồi
máu theo cơ chế huyết động.
Tuần hoàn bàng hệ là cơ chế bảo vệ, bù trừ
quan trọng nhất cho nhu mô não trong các
trường hợp tắc động mạch. Với tắc động mạch
cảnh trong, hệ thống bàng hệ quan trọng nhất là
đa giác Willis, bên cạnh đó còn có các đường
bàng hệ qua nhánh ổ mắt của động mạch cảnh
ngoài và các nhánh động mạch khác vùng cổ(1,9).
Mẫu nghiên cứu của chúng cũng cho kết quả
tương tự, với tỉ lệ có tuần hoàn bàng hệ là 72,7%,
trong đó bàng hệ qua đa giác Willis chiếm phần
lớn, tổng cộng 67%, còn lại là các đường bàng hệ
khác. Trong số các bệnh nhân có bàng hệ qua đa
giác Willis thì phần lớn là qua động mạch thông
trước, chỉ có một số qua cả thông trước và thông
sau và một số rất ít chỉ qua thông sau. Những
trường hợp không được cấp máu bàng hệ là
những trường hợp tổn thương nhồi máu não rất
nặng nề.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình ảnh học nhu mô não trên 121 bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
117
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC NHU MÔ NÃO TRÊN 121 BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU NÃO TẮC ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
Nguyễn Bá Thắng*, Lê Văn Thành**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tắc động mạch cảnh trong có thể không có triệu chứng, hoặc gây nhồi máu nhiều mức độ tùy
thuộc vào hiệu quả của hệ thống tuần hoàn bàng hệ. Cơ chế nhồi máu có thể là lấp mạch hoặc huyết động.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả loạt ca nhồi máu não lần đầu với tắc động mạch cảnh trong tại
bệnh viện Chợ Rẫy từ 2008 đến 2010, khảo sát hình ảnh học nhu mô, hình ảnh mạch máu không xâm lấn, và
khảo sát tìm nguyên nhân tắc mạch.
Kết quả: Thu nhận được 121 bệnh nhân. Tỉ lệ nhồi máu diện rộng là 22,3%, nhồi máu phần lớn vùng tưới
máu động mạch não giữa chiếm 20,7%, một nhánh vỏ chiếm 17,8%, nhồi máu lớn vùng tưới máu sâu 17,4%,
vùng ranh giới 25,6%, và tổn thương ổ nhỏ 5,8%. 78,9% các trường hợp tắc mạch là do huyết khối xơ vữa động
mạch, chỉ 10,7% do lấp mạch từ tim. Bàng hệ Willis hiện diện trong 67% các trường hợp, trong đó chủ yếu là
qua động mạch thông trước (56,2%). Cơ chế gây nhồi máu chủ yếu là cơ chế lấp mạch, chiếm 55,4%, còn 21,5%
là cơ chế huyết động.
Kết luận: Tắc động mạch cảnh trong gây ra nhồi máu não rất nặng nề nhưng vẫn có gần 50% chỉ nhồi máu
một phần, điều này có được là nhờ tuần hoàn bàng hệ của đa giác Willis mà chủ yếu là qua động mạch thông
trước. Lấp mạch là cơ chế chính gây nhồi máu.
Từ khóa: Tắc động mạch cảnh trong, nhồi máu não, hình ảnh học, bàng hệ, lấp mạch, huyết động
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF NEUROIMAGING IN 121 ISCHEMIC STROKE PATIENTS WITH
OCCLUSION OF THE INTERNAL CAROTID ARTERY
Nguyen Ba Thang, Le Van Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ No 4 – 2014: 117 ‐ 124
Background: Internal carotid occlusion can occur without symptom, or causing cerebral infarction at
various degrees depending on the effectiveness of the collateral system. The infarction can occur due to embolic or
hemodynamic mechanism.
Methodology: Prospective description of consecutive patients presenting with first ever ischemic stroke
with carotid artery occlusion, at Cho Ray Hospital, from 2008 to 2010. Exploration includes parenchymal and
non invasive vascular imaging, along with workup for etiology of stroke.
Result: 121 patients were included. Intensive large infarction was in 22.3%, large infarction in the MCA
teritorry in 20.7%, medium size teritorry infarction in 17.8%, large deep infarction in 17.4%, watershed
infarction in 25.6%, and small infarct in 5.8%. 78.9% of cases was atherosclerotic thrombosis, and only 10.7%
was cardio embolic in origin. Collarerals via Willis is effective in 67% of cases, most in which via anterior
communication artery (56.2%). Predominant mechanism of infarction was embolism, 55.4% of cases, besides
21,5% of cases of hemodynamic infarction.
Conclusion: Internal carotid infarction causes severe cerebral infarction but there exists nearly 50% of cases
with only partial or small infarction. This is the result of collateral system of Willis in which anterior
communication artery predominates. The main mechanism of infarction is embolism.
* Bộ môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược TP. HCM và Bộ môn Thần Kinh đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Bá Thắng ĐT: 0913 888010 email: thangnb72@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
118
Keywords: Internal carotid occlusion, cerebral infarction, imaging, collateral, embolism, hemodynamic
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong: là
một thể đặc biệt của đột quỵ nhồi máu não. Tỉ
suất mắc bệnh theo một số nghiên cứu là khoảng
6/100000 dân trong một năm(7).
Tổn thương thiếu máu não liên quan tắc
động mạch cảnh trong có thể trải từ hoàn toàn
không có tổn thương, không có triệu chứng, đến
mức độ rất nặng nề là tổn thương nhồi máu toàn
bộ vùng tưới máu của động mạch não giữa, hoặc
thậm chí cả vùng tưới máu của động mạch não
trước, não sau. Yếu tố chính quyết định mức độ
tổn thương não là sự hiện diện và hiệu quả của
hệ thống bàng hệ, trong đó quan trọng nhất là
đa giác Willis(1,2).
Tổn thương thiếu máu não có thể xảy ra do
cơ chế lấp mạch, cơ chế huyết động, hoặc phối
hợp cả hai(7), trong đó cơ chế lấp mạch hiện diện
trong khoảng 2/3 số trường hợp.
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu
đặc điểm tổn thương thiếu máu não trên bệnh
nhân tắc động mạch cảnh trong và mối liên quan
với tình trạng các động mạch chính của đa giác
Willis với vai trò cấp máu bàng hệ. Chúng tôi
cũng cố gắng phân tích các yếu tố gợi ý cơ chế
nhiều khả năng gây nhồi máu não ở các bệnh
nhân này.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt ca.
Tiêu chuẩn lựa chọn
‐ Bệnh nhân nhồi máu não lần đầu nhập vào
khoa thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian nghiên cứu, từ năm 2008 đến 2010, có thời
gian nhập viện trong vòng 5 ngày kể từ lúc khởi
phát đột quỵ.
Tổn thương não được xác định thuộc hệ
cảnh và có tắc động mạch cảnh trong cùng bên
não có triệu chứng dưới sàng lọc bằng siêu âm
duplex và xác định bằng chụp mạch máu cắt lớp
vi tính (CTA) hoặc cộng hưởng từ (MRA).
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ các bệnh nhân có bằng chứng lâm
sàng và/hoặc hình ảnh học của nhồi máu não
tuần hoàn sau, bệnh nhân có xuất huyết trong
não hoặc xuất huyết khoang dưới nhện tiên
phát, bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc bệnh
lý nội khoa giai đoạn cuối ảnh hưởng đến diễn
tiến bệnh.
Thu thập và xử lý dữ liệu
Bệnh nhân nhập viện trong vòng 5 ngày với
nhồi máu não hệ cảnh lần đầu sẽ được khảo sát
duplex động mạch cảnh trong vòng 24 giờ từ lúc
nhập viện. Nếu có tắc động mạch cảnh trong
cùng bên bán cầu có triệu chứng, bệnh nhân sẽ
được chụp CTA hoặc MRA để khẳng định tắc
động mạch cảnh và đánh giá tình trạng các động
mạch khác. Ngoài các dữ liệu cơ bản về nhân
chủng học, các yếu tố nguy cơ, nghiên cứu này
của chúng tôi chủ yếu thu thập dữ liệu về tình
trạng các động mạch cảnh trong ngoài sọ, các
động mạch lớn trong sọ và đặc điểm tổn thương
thiếu máu não trên hình ảnh CT hoặc MRI não.
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý trên
phần mềm thống kê SPSS 18.0.
Đặc điểm tổn thương thiếu máu não sẽ được
mô tả bằng số đếm và tỉ lệ phần trăm. Đặc tính
các động mạch lớn trong và ngoài sọ cũng được
ghi nhận. Sau đó mô tả đặc tính bàng hệ và cơ
chế nhồi máu của từng loại tổn thương thiếu
máu não.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2008 tới tháng 12/2010, chúng tôi
thu nhận được 121 bệnh nhân thỏa các tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ vào nghiên cứu.
Trong số này, nam giới chiếm ưu thế với 94 bệnh
nhân, chiếm 77,7%. Tuổi trung bình của mẫu
nghiên cứu là 60,1 tuổi, nhỏ nhất là 20 tuổi và
lớn nhất là 94 tuổi.
Đặc điểm động mạch cảnh trong bị tắc nghẽn
Bên tắc động mạch
68 trường hợp xảy ra ở bên trái, chiếm 56,2%,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
119
còn lại là bên phải, chiếm 43,8%.
Nguyên nhân tắc ĐMC trong
Được xác định tương đối theo phân loại
TOAST, dựa vào các yếu tố nguy cơ và hình
ảnh mạch máu: có xơ vữa đáng kể ĐM cảnh
tắc, có kèm xơ vữa nơi khác, có nguồn lấp
mạch từ tim – chủ yếu là rung nhĩ; có hình ảnh
của NN khác, hoặc không thấy yếu tố gợi ý
nào. Các nguyên nhân được xác định gồm 93
ca huyết khối xơ vữa động mạch (76,9%); 13 ca
lấp mạch từ tim (10,7%); 6 ca nguyên nhân
khác (5%), trong đó 2 ca bóc tách động mạch, 2
ca thiểu sản, và 1 ca Takayasu; và 9 ca không
xác định nguyên nhân (7,5%) trong đó có 3 ca
vừa có nguồn lấp mạch từ tim vừa có tồn
thương xơ vữa động mạch cảnh.
Đặc điểm tuần hoàn bàng hệ cấp máu cho động
mạch não giữa và não trước bên tổn thương
Bàng hệ cấp máu cho động mạch não trước
Động mạch não trước bên tắc động mạch
cảnh hầu hết được cấp máu bởi động mạch cảnh
trong đối bên qua động mạch thông trước, hiện
diện trong 105 trường hợp (88,6%). Có 2 trường
hợp (1,7%) có tưới máu ở động mạch não trước
(và cả não giữa), nhưng không rõ nguồn cấp
máu, có thể từ các nhánh vỏ não và/ hoặc từ
động mạch cảnh ngoài. 14 trường hợp còn lại
(11,6%) không có bàng hệ, tương ứng tổn
thương nhồi máu rất nặng nề ở toàn bộ động
mạch não giữa, não trước và có trường hợp cả
não sau.
Bàng hệ cấp máu cho động mạch não giữa
Phần lớn các trường hợp cấp máu bàng hệ
cho động mạch não giữa cùng bên cũng là thông
qua động mạch thông trước và đoạn A1 của
động mạch não trước, thấy trong 68 trường hợp,
chiếm 56,2%. Chỉ có 2 trường hợp (1,7%) động
mạch não giữa cùng bên được cấp máu từ hệ đốt
sống thân nền qua động mạch thông sau, và 11
trường hợp (9,1%) được cấp máu nhờ cả hai
bàng hệ thông trước và thông sau. Có 7 trường
hợp (5,8%) được cấp máu bằng các đường bàng
hệ khác ngoài đa giác Willis (bàng hệ màng
mềm, bàng hệ cảnh ngoài, hoặc không rõ
nguồn). Còn lại 33 trường hợp (27,3%) không
được cấp máu bàng hệ.
A B C
D
Hình 1: Đặc điểm cấp máu bàng hệ cho động mạch
não trước và động mạch não giữa cùng bên tắc động
mạch cảnh trong. (A) Tắc ĐM cảnh trong trái, bàng
hệ tốt qua động mạch thông trước; (B) Tắc ĐM cảnh
trong phải, bàng hệ qua ĐM thông sau; (C) tắc ĐM
cảnh trong trái, bàng hệ tốt qua cả động mạch thông
trước và thông sau; (D) Tắc động mạch cảnh trong
phải, bàng hệ tốt qua cả động mạch thông trước và
thông sau.
Đặc điểm của động mạch não giữa đoạn M1
bên tổn thương
Đoạn M1 có hình dạng kích thước bình
thường trong 49 trường hợp (40,5%), khẩu kính
nhỏ trong 8 trường hợp (6,6%), khầu kính rất
nhỏ trong 3 trường hợp (2,5%), hẹp khu trú
trong 9 trường hợp (7,4%), cắt cụt trong 12
trường hợp (9,9%) và mất tín hiệu hoàn toàn
trong 40 trường hợp (33,1%).
Đặc điểm cơ chế gây tổn thương nhồi máu não
Cơ chế nhồi máu được xác định tương đối
dựa trên đặc điểm tổn thương nhu mô não, đặc
điểm các động mạch não và tình trạng bàng hệ.
Kết quả là có 17 trường hợp (14%) tổn thương do
ảnh hưởng trực tiếp của chỗ tắc động mạch cảnh
do vắng mặt cấp máu bàng hệ, tổn thương não
trong các trường hợp này là rất nặng nề. Trong
các trường hợp còn lại, tổn thương não giới hạn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
120
hơn nhờ có cấp máu bàng hệ ở một mức độ nào
đó, và tổn thương não xảy ra chủ yếu do cơ chế
lấp mạch (67 trường hợp, chiếm 55,4%) và kế
đến là cơ chế huyết động (26 trường hợp, chiếm
21,5%). Ngoài ra có 10 trường hợp (8,3%) nhồi
máu não có thể do phối hợp cả lấp mạch lẫn
huyết động, và 1 trường hợp không rõ nhồi máu
theo cơ chế nào do không có yếu tố nào gợi ý.
Đặc điểm tổn thương nhồi máu não
Hình 2: Phân bố các loại tổn thương nhồi máu não (ICA: động mạch cảnh trong; MCA: động mạch não giữa)
Nhồi máu não toàn bộ bán cầu
Xảy ra ở bốn trường hợp, chiếm 3,3%. Đây là
các trường hợp hoàn toàn không được cấp máu
bàng hệ, đồng thời động mạch não sau cũng
được tưới máu từ động mạch cảnh trong cùng
bên qua động mạch thông sau mà không có
đoạn P1 nối với động mạch thân nền. Trong số
này, 3 trường hợp tắc động mạch cảnh là do
huyết khối xơ vữa động mạch, 1 trường hợp còn
lại là lấp mạch từ tim.
A B C D E
F G H
Hình 3. Các kiểu tổn thương nhồi máu não trong tắc động mạch cảnh trong. (A) Nhồi máu toàn bộ bán cầu; (B)
Nhồi máu toàn bộ ĐM não giữa; (C) Nhồi máu phần lớn ĐM não giữa; (D) Nhồi máu lớn vùng sâu; (E) Nhồi
máu lớn nhánh vỏ; (F) Nhồi máu não vùng ranh giới sâu; (G) Nhồi máu vỏ nhánh nhỏ; (H) Nhồi máu vùng ranh
giới nông
Nhồi máu não toàn bộ vùng tưới máu động
mạch cảnh trong (gồm ĐM não trước và não
giữa)
Xảy ra trong 12 trường hợp. Các trường hợp
này động mạch não sau vẫn thuộc chi phối từ hệ
đốt sống thân nền nên không bị tổn thương. Chỉ
có 1 ca có bàng hệ qua động mạch thông trước,
kèm theo là hẹp đoạn M1 động mạch não giữa,
và nhồi máu xảy ra khả năng do phối hợp thêm
cơ chế lấp mạch ngoài tác động trực tiếp từ chỗ
tắc động mạch cảnh trong. Trường hợp này nhồi
máu diện rộng ở vùng tưới máu động mạch
cảnh trong nhưng vẫn còn chửa một phần nhỏ
không tổn thương, có thể nhờ bàng hệ vỏ não.
Các trường hợp còn lại hoàn toàn không có bàng
hệ qua đa giác Willis, bàng hệ vỏ não có thể hiện
diện trong một số trường hợp làm giảm phần
Toàn bộ bán cầu
3.3%
Toàn bộ ICA
9.9%Toàn bộ MCA
9.1%
Phần lớn
MCA
20.7%Vỏ lớn
17.4%Sâu lớn
8.3%
Ranh giới sâu
18.2%
Ranh giới nông
7.4%
Vỏ nhỏ
3.3%
Sâu nhỏ
2.5%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
121
nào kích thước tổn thương. Về nguyên nhân, có
3 trường hợp tắc mạch cảnh do lấp mạch từ tim,
còn lại 9 ca do huyết khối xơ vữa động mạch.
Nhồi máu toàn bộ vùng tưới máu động mạch
não giữa
Xảy ra trong 11 trường hợp, trong đó có 2
trường hợp do lấp mạch từ tim, 6 trường hợp do
huyết khối xơ vữa động mạch, 3 trường hợp
không rõ nguyên nhân gồm cả hai trường hợp
vừa có xơ vữa động mạch vừa có nguồn lấp
mạch từ tim. Về tuần hòan bàng hệ, có 9 trường
hợp không có tuần hoàn bàng hệ qua đa giác
Willis, 1 ca có bàng hệ thông trước nhưng đoạn
M1 bị cắt cụt, 1 trường hợp còn lại thấy có dấu
tích của bàng hệ cả trước và sau nhưng khẩu
kính các động mạch rất mảnh như sợi tóc, không
đủ cấp máu.
Nhồi máu phần lớn vùng tưới máu động mạch
não giữa
Xảy ra ở 25 trường hợp, trong đó 2 trường
hợp do lấp mạch từ tim, 19 trường hợp do huyết
khối xơ vữa động mạch, 4 trường hợp không rõ
nguyên nhân, bao gồm 1 ca vừa có xơ vữa động
mạch vừa có nguồn lấp mạch từ tim. Về tình
trạng tuần hoàn bàng hệ, có 7 ca không có bàng
hệ qua đa giác Willis tưới máu cho động mạch
não giữa, tín hiệu đoạn M1 không thấy trên
phim. 14 trường hợp có bàng hệ qua động mạch
thông trước, trong đó 4 trường hợp mất tín hiệu
đoạn M1, khả năng do lấp mạch tại gốc đoạn
động mạch này, hoặc huyết khối từ chỗ tắc động
mạch cảnh lan tới đây; 6 trường hợp đoạn M1 bị
cắt cụt, khả năng do lấp mạch, 1 trường hợp hẹp
nhẹ, 1 trường hợp hẹp nặng, 1 trường hợp M1 có
khẩu kính nhỏ và 3 trường hợp có đoạn M1 bình
thường. trong 4 trường hợp còn lại, cấp máu cho
động mạch não giữa được thực hiện bằng cả
bàng hệ qua động mạch thông trước và động
mạch thông sau, trong đó 2 ca có đoạn M1 bình
thường, 1 ca hẹp và 1 ca khẩu kính nhỏ.
Cơ chế tổn thương nhồi máu não trong các
trường hợp này nhiều khả năng là lấp mạch ở
các vị trí khác nhau của động mạch não giữa
cùng bên, và kích thước tổn thương được giới
hạn phần nào có thể là nhờ hệ thống bàng hệ
vỏ não.
Nhồi máu lớn ở một nhánh vỏ não của động
mạch não giữa
Xảy ra ở 21 trường hợp, với 4 trường hợp do
lấp mạch từ tim, 14 trường hợp do huyết khối xơ
vữa động mạch, 2 trường hợp do thiểu sản động
mạch và 1 trường hợp tắc nhiều động mạch lớn
nghĩ khả năng bệnh Takayasu.
Về bàng hệ, 18 trường hợp có bàng hệ qua
động mạch thông trước, 2 trường hợp bàng hệ
qua cả động mạch thông trước và thông sau, và
1 trường hợp không thấy bàng hệ qua đa giác
Willis, khả năng nhờ bàng hệ qua hệ thống khác,
như bàng hệ từ cảnh ngoài. Đoạn M1 không còn
tín hiệu ở 1 trường hợp, hẹp nặng 1 trường hợp,
hẹp nhẹ 1 trường hợp, khẩu kính nhỏ 1 trường
hợp và bình thường trong 16 trường hợp. Cơ chế
nhồi máu não phù hợp nhất trong những trường
hợp này là cơ chế lấp mạch.
Nhồi máu não vùng ranh giới nội tại
Tức là vùng ranh giới giữa tưới máu các
nhánh nông và nhánh xuyên sâu của động
mạch não giữa, về giải phẫu là khu vực vành
tia, cạnh não thất bên, hay trung tâm bán bầu
dục. Có 22 bệnh nhân có nhồi máu vùng này,
với 19 ca có nguyên nhân tắc mạch cảnh là
huyết khối xơ vữa động mạch, 1 ca bóc tách
động mạch, 1 ca thiểu sản và 1 cao không rõ
nguyên nhân. Về tưới máu bàng hệ, 15 trường
hợp có bàng hệ qua động mạch thông trước, 1
trường hợp qua động mạch thông sau, và 3
trường hợp qua cả động mạch thông trước và
thông sau; còn lại 3 trường hợp không thấy
tưới máu bàng hệ cho động mạch não giữa qua
đa giác Willis. Động mạch não giữa đoạn M1
bình thường trong 9 trường hợp, hẹp khu trú
trong 2 trường hợp, khẩu kính nhỏ và rất nhỏ
trong 4 và 3 trường hợp, và mất tín hiệu trong
4 trường hợp. Cơ chế chung gây nhồi máu ở
vùng ranh giới sâu này là cơ chế huyết động.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
122
Nhồi máu não vùng ranh giới nông
Là vùng ranh giới tưới máu giữa động mạch
não giữa với động mạch não trước hoặc giữa
động mạch não giữa với động mạch não sau. Có
9 trường hợp biểu hiện nhồi máu ở một trong
hai vùng này, với nguyên nhân tắc mạch cảnh
đều là huyết khối xơ vữa động mạch. Tưới máu
bàng hệ thấy được trong 8 trường hợp, trong đó
5 trường hợp qua động mạch thông trước, 1
trường hợp qua động mạch thông sau, 1 trường
hợp qua cả thông trước lẫn thông sau, và 1
trường hợp bàng hệ qua nguồn khác; 1 trường
hợp cuối cùng không thấy được tưới máu bàng
hệ trên hình mạch máu không xâm lấn. Động
mạch não giữa hầu hết bình thường trong các
trường hợp này. Cơ chế tổn thương nhồi máu
não ở các trường hợp này nhiều khả năng là
huyết động, tuy nhiên cũng không loại trừ một
số trường hợp có kèm cơ chế lấp mạch.
Nhồi máu lớn vùng tưới máu sâu của động
mạch não giữa
Xảy ra ở 10 bệnh nhân, với 6 trường hợp tắc
mạch cảnh do huyết khối xơ vữa động mạch, 2
trường hợp do lấp mạch từ tim, 1 trường hợp
bóc tách động mạch, và 1 trường hợp không rõ
nguyên nhân. Có 8 trường hợp động mạch não
giữa được cấp máu qua bàng hệ động mạch
thông trước, 1 trường hợp từ cả thông trước và
thông sau, và 1 trường hợp từ nguồn khác ngoài
đa giác Willis. Đoạn M1 bình thường trong 4
trường hợp, khẩu kính nhỏ trong 1 trường hợp,
hẹp nặng khu trú trong 1 trường hợp và cắt cụt
trong 4 trường hợp. Cơ chế nhồi máu trong các
trường hợp nhồi máu lớn vùng sâu này nhiều
khả năng là lấp mạch ở nơi xuất phát của các
động mạch xuyên.
Nhồi máu não ổ nhỏ vùng sâu hoặc nhánh
nông vỏ não
Xảy ra trong 7 trường hợp (3 sâu và 4 nông),
tất cả đều có nguyên nhân tắc mạch cảnh là
huyết khối xơ vữa động mạch. Tất cả các trường
hợp này đều có bàng hệ cấp máu cho động mạch
não giữa cùng bên, với 6 trường hợp qua động
mạch thông trước, 1 trường hợp qua cả động
mạch thông trước, thông sau và nguồn khác.
Động mạch não giữa đoạn M1 hầu hết đều còn
bình thường, chỉ có 1 trường hợp hẹp nhẹ. Cơ
chế của các tổn thương nhồi máu não hầu hết
phù hợp với lấp mạch.
BÀN LUẬN
Động mạch cảnh trong là động mạch lớn
cấp máu cho não, do đó tắc động mạch cảnh
trong sẽ làm mất đi một nguồn cấp máu quan
trọng cho não.
Căn nguyên gây tắc động mạch cảnh trong
có thể là huyết khối trên nền xơ vữa, hoặc lấp
mạch từ tim có hay không có mảng xơ. Nghiên
cứu của Torvik và cộng sự(8) ghi nhận 45%
trường hợp chỉ có mảng xơ gây hẹp trung bình,
và số trường hợp mảng xơ có biến chứng cũng là
45%. Như vậy có đến 55% các trường hợp mảng
xơ hẹp nặng hoặc trung bình nhưng không có
biến chứng nào trên mảng xơ; tuy nhiên tất cả
các trường hợp đều không có bằng chứng nào
cho thấy cục huyết khối gây tắc mạch là do bệnh
lý toàn thân hoặc do lấp mạch từ tim. Nghiên
cứu của Ogata và cộng sự(6) khảo sát mô học 5
trường hợp nhồi máu não tắc động mạch cảnh
trong ghi nhận tất cả đều có vỡ lớp sợi mũ mảng
xơ gây tắc mạch.
Nghiên cứu của Lammie và cộng sự(5) trên 7
trường hợp tắc động mạch cảnh trong ngoài sọ
có 6 ca do huyết khối thành lập trên mảng xơ
lớn, loét và không ổn định, 1 trường hợp còn lại
là do lấp mạch nghịch lý từ tĩnh mạch qua thông
lỗ bầu dục.
Như vậy với một số ít các nghiên cứu tắc
động mạch cảnh trong có khảo sát mô học để xác
định căn nguyên tắc động mạch cảnh trong thì
căn nguyên trong đại đa số các trường hợp vẫn
là huyết khối xơ vữa động mạch, dù mảng xơ có
những trường hợp chỉ gây hẹp nhẹ hoặc trung
bình và không có biến chứng. Kết quả trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận tương
tự, với đại đa số trường hợp là do huyết khối xơ
vữa động mạch, một số do lấp mạch từ tim, và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
123
chỉ vài trường hợp do nguyên nhân khác.
Về đặc điểm tổn thương nhồi máu não, các
nghiên cứu có khảo sát hình ảnh học cũng cho
thấy sang thương thiếu máu – nhồi máu não
trong tắc động mạch cảnh trong rất đa dạng. Ví
dụ nghiên cứu của Hiroshi Yamauchi và cộng
sự(10), tỉ lệ các thể sang thương não thấy trên MRI
của 42 bệnh nhân tắc động mạch cảnh trong có
triệu chứng được phân bố như sau: 23% nhồi
máu vùng tưới máu lớn (não thùy); 7% nhồi
máu vùng ranh giới trước; 19% nhồi máu vùng
ranh giới sau; 38% nhồi máu vùng ranh giới sâu
(ranh giới nội tại); 14% nhồi máu chất trắng
khác; 28% nhồi máu thể vân bao trong; 21% nhồi
máu lỗ khuyết; và 9% không có nhồi máu. Các
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều
là các bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp, do đó
hầu hết đều có tổn thương, trong đó một số ít
trường hợp tổn thương não không đáng kể, dưới
dạng nhồi máu ổ nhỏ vùng sâu hoặc nông; một
phần đáng kể bệnh nhân bị nhồi máu diện rộng,
từ toàn bộ bán cầu, toàn bộ vùng tưới máu động
mạch cảnh trong, đến toàn bộ vùng tưới máu
động mạch não giữa, tổng cộng chiếm hơn 22%.
Một nhóm chiếm tỉ lệ đáng lưu ý trong nghiên
cứu của chúng tôi là nhồi máu các vùng ranh
giới, nông (7,4%) hoặc sâu (nội tại) (18,2%), là
dạng nhồi máu liên quan đến cơ chế huyết động.
Các tỉ lệ này cũng khá tương đồng với nghiên
cứu của Yamauchi nêu trên.
Về cơ chế nhồi máu trong tắc động mạch
cảnh trong, y văn ghi nhận cơ chế lấp mạch
chiếm 2/3 các trường hợp, với nguồn lấp mạch là
mảng huyết khối đuôi xa chỗ tắc động mạch
cảnh, hoặc cũng có thể từ đầu gần trôi theo bàng
hệ động mạch cảnh ngoài(4,7). Cơ chế thứ hai là cơ
chế huyết động, do giảm lưu lượng máu ở các
động mạch sau chỗ tắc, do bàng hệ không đầy
đủ, trong đó nhồi máu vùng xa, vùng ranh giới
là các tổn thương kết hợp với cơ chế này(3). Ngoài
ra, có những trường hợp nhồi máu có thể xảy ra
theo cả hai cơ chế phối hợp. Phân tích hình ảnh
tổn thương nhu mô não kết hợp với đặc điểm
tuần hoàn bàng hệ trên hình ảnh mạch máu cho
những chỉ dấu hướng đến cơ chế nhiều khả
năng nhất gây nhồi máu trên từng bệnh nhân. Tỉ
lệ các cơ chế trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với y văn, với 55,4% trường
hợp nhồi máu xảy ra theo cơ chế lấp mạch, cộng
với 14% trường hợp trực tiếp do tắc động mạch
cảnh trong (không có bàng hệ) và chỉ 21,5% nhồi
máu theo cơ chế huyết động.
Tuần hoàn bàng hệ là cơ chế bảo vệ, bù trừ
quan trọng nhất cho nhu mô não trong các
trường hợp tắc động mạch. Với tắc động mạch
cảnh trong, hệ thống bàng hệ quan trọng nhất là
đa giác Willis, bên cạnh đó còn có các đường
bàng hệ qua nhánh ổ mắt của động mạch cảnh
ngoài và các nhánh động mạch khác vùng cổ(1,9).
Mẫu nghiên cứu của chúng cũng cho kết quả
tương tự, với tỉ lệ có tuần hoàn bàng hệ là 72,7%,
trong đó bàng hệ qua đa giác Willis chiếm phần
lớn, tổng cộng 67%, còn lại là các đường bàng hệ
khác. Trong số các bệnh nhân có bàng hệ qua đa
giác Willis thì phần lớn là qua động mạch thông
trước, chỉ có một số qua cả thông trước và thông
sau và một số rất ít chỉ qua thông sau. Những
trường hợp không được cấp máu bàng hệ là
những trường hợp tổn thương nhồi máu não rất
nặng nề.
KẾT LUẬN
Tắc động mạch cảnh trong xảy ra có căn
nguyên chủ yếu là huyết khối xơ vữa động
mạch, chiếm 78,9%, chỉ có 10,7% trường hợp là
lấp mạch từ tim, còn lại là nguyên nhân khác
hoặc không rõ nguyên nhân.
Có 72,7% các trường hợp tắc động mạch
cảnh trong có hiện diện ít nhất một đường tưới
máu bàng hệ nào đó hiệu quả cho động mạch
não giữa cùng bên, trong đó hầu hết là bàng hệ
qua đa giác Willis mà chủ yếu là qua động mạch
thông trước, một số ít là bàng hệ qua động mạch
thông sau hoặc bàng hệ qua đường khác.
Cơ chế gây nhồi máu não phổ biến nhất là cơ
chế lấp mạch (55,4%), tỉ lệ nhồi máu do cơ chế
huyết động cũng rất quan trọng, chiếm 21,5%.
Về mức độ nhồi máu não, có đến 22,3% bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 4 * 2014
124
nhân bị nhồi máu não diện rộng nặng nề, từ toàn
bộ vùng tưới máu động mạch não giữa đến toàn
bộ bán cầu bên tắc mạch, bao gồm vùng tưới
máu động mạch não sau. Bên cạnh đó, vẫn có tới
gần 50% các trường hợp có nhồi máu não một
vùng không lớn, có thể là một phần nhánh vỏ,
vùng ranh giới nông hoặc sâu, hoặc thậm chí chỉ
là ổ nhỏ ở vỏ não hoặc vùng sâu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Derdeyn CP, (2003). Cerebral Hemodynamics in Carotid
Occlusive Disease. American Journal of Neroradiology, vol. 24,
pp. 1497‐1499.
2. Hendrikse J, Hartkamp MJ, Hillen B, Mali WPTM, van der
Grond J, (2001). Collateral Ability of the Circle of Willis in
Patients With Unilateral Internal Carotid Artery Occlusion ‐
Border Zone Infarcts and Clinical Symptoms. Stroke; 32:2768‐
2773.
3. Hupperts RMM, Lodder J, Heuts‐van Raak EPM, et al, (1996).
Borderzone brain infarcts on CT taking into account the
variability in vascular supply areas. Cerebrovasc Dis; 6:294‐300
4. Klijn CJM, Kappelle LJ, Tulleken CAF, van Gijn J, (1997).
Symptomatic carotid artery occlusion: a reappraisal of
hemodynamic factors. Stroke; 28: 2084–2093.
5. Lammie GA, Sandercock PA, Dennis MS, (1999). Recently
occluded intracranial and extracranial carotid arteries.
Relevance of the unstable atherosclerotic plaque.
Stroke;30(7):1319‐25.
6. Ogata J, Yutani C, Kaneko T, et al. (1987). Rupture of
atheromatous plaque as a cause of thrombotic occlusion of the
internal carotid artery (letter). Stroke 18:1175‐1176.
7. Rutgers DR, van Osch MJP, Kappelle LJ, et al, (2003). Cerebral
Hemodynamics and Metabolism in Patients With
Symptomatic Occlusion of the Internal Carotid Artery. Stroke,
34: 648‐652.
8. Torvik A, Svindland A, Lindboe CF, (1989). Pathogenesis of
carotid thrombosis. Stroke, 20: 1477‐1483.
9. Thanvi B, Robinson T, (2007). Complete occlusion of
extracranial internal carotid artery: clinical features,
pathophysiology, diagnosis and management, Postgrad. Med.
J.; 83;95‐99
10. Yamauchi H, Kudoh T, Sugimoto K, et al, (2004). Pattern of
collaterals, type of infarcts, and haemodynamic impairment in
carotid artery occlusion. Journal of Neurology, Neurosurgery, and
Psychiatry, 75:1697‐1701.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2014
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/08/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hinh_anh_hoc_nhu_mo_nao_tren_121_benh_nhan_nhoi_mau.pdf