Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Sơn Đôn - Amalocalyx microlobus pierre ex spire (apocynaceae) ở Sơn La

Đặc điểm vi phẫu lá và bột lá. Vi phẫu lá (hình 2.C): cấu tạo gân lá mặt trên bằng, mặt dưới lồi. Biểu bì dưới (7): là một lớp tế bào tương đối đều đặn; mô dày dưới (6): là 2 - 3 lớp tế bào có vách dày, màu đỏ đậm, kích thước không đều nhau, có sự chuyển tiếp thành mô mềm; mô mềm (5): gồm nhiều lớp tế bào vách mỏng, màu đỏ nhạt, kích thước không đều nhau; libe (3): gồm các đám tế bào có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/5 đến 1/10 kích thước các tế bào mô mềm, xếp thành từng đám rời rạc xung quanh gỗ; gỗ (4): gồm các bó mạch gỗ có kích thước lớn ở phía dưới và nhỏ dần từ dưới lên trên, xếp xen kẽ với các đám tế bào mô mềm gỗ; mô mềm (5): gồm các tế bào màu đỏ, có kích thước gần đều nhau; mô dày trên (2): gặp ở phần gân chính của phiến lá, gồm các tế bào đỏ đậm, có vách dày, xếp thành dải; biểu bì trên (1): là một lớp tế bào tương đối đều đặn; lông che chở (8): có kích thước dài, mọc rất nhiều ở mặt dưới và rải rác một vài cái ở mặt trên của lá. Cấu tạo phiến lá: gồm biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô khuyết (9): gồm các tế bào hình tròn, kích thước bằng 1/3 tế bào mô mềm, xếp thành từng đám cách nhau để hở khoảng trống lớn; mô giậu (10): cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật, xếp sát nhau đến hết phần phiến lá. Bột lá (hình 3.C): bột màu xanh, không mùi, không vị, có các đặc điểm sau: mảnh mạch xoắn (1) như lò xo và mảnh mạch vạch (6); lông che chở đơn bào (3); mảnh biểu bì chứa lỗ khí kiểu song bào (7); mảnh mô mềm (2): gồm vài tế bào hình tròn xếp lộn xộn; tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (4); hạt tinh bột hình tròn (5).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Sơn Đôn - Amalocalyx microlobus pierre ex spire (apocynaceae) ở Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 5 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA CÂY SƠN ĐÔN - Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire (APOCYNACEAE) Ở SƠN LA Bùi Hồng Cường*; Vì Thị Thợi**; Nguyễn Hoàng Tuấn* TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình thái, hiển vi và giám định tên khoa học cây Sơn đôn thu hái ở Sơn La. Nguyên vật liệu và phương pháp: cây Sơn đôn được thu hái tại tỉnh Sơn La tháng 7 - 2016. Nghiên cứu đặc điểm hình thái tại thực địa và trong phòng thí nghiệm. Giám định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi: làm vi phẫu các bộ phận của cây theo phương pháp cắt ngang, nhuộm kép. Kết quả: mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thực vật bằng hình ảnh và những ghi chú về phân bố, sinh thái và sử dụng làm thuốc của cây Sơn Đôn. Đặc điểm hình thái cây đặc trưng như: vỏ quả rất dày, có lông mịn hoặc lông óng ánh... Kết hợp tra cứu tài liệu đã giám định được tên khoa học của mẫu Sơn đôn thu hái tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Đã mô tả được đặc điểm vi phẫu rễ, thân, lá của cây Sơn đôn. Kết luận: đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm hiển vi và giám định được tên khoa học của loài Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Kết quả này góp phần nhận biết và tiêu chuẩn hóa dược liệu. * Từ khóa: Sơn đôn; Amalocalyx microlobus; Đặc điểm hình thái, vi phẫu; Sơn La. Study on Morphological and Microscopical Characteristics of Amalocalyx Microlobus Pierre ex Spire (Apocynaceae) Collected in Sonla Province Summary Objectives: To study morphological, microscopic characteristics and deteamine scientific name of Son don trees collected in Sonla province. Materials and methods: Son don trees are collected at Sonla province. Study on morphological characteristics in the field and in the laboratory. Determine the scientific name by morphological comparison. Study of microscopic characteristics: microstructure of plant parts by cross-cutting, double-dyeing. Results: Detailed description of plant morphology in images and notes on distribution, ecology and medicinal uses of Son don trees. Morphological characteristics of typical tree such as: Very thick and fat peel with fine feathers or iridescent feathers... Combined searching documents have scientific name of Son don collected in Chiengan ward, Sonla city, Sonla province is Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire, belonging to the Apocynaceae family. Characterization of root, stem and leaf of * Trường Đại học Dược Hà Nội ** Trường Cao đẳng Y tế Sơn La Người phản hồi (Corresponding): Bùi Hồng Cường (cuonghongbui@yahoo.com) Ngày nhận bài: 20/01/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/05/2018 Ngày bài báo được đăng: 23/05/2018 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 6 Son don tree have been described. Conclusions: Morphology, microscopical characteristics and scientific identification of the Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire belonging to the Apocynaceae family, have been described. This result contributes to the identification and standardization of medicinal herbs. * Keywords: Son don; Amalocalyx microlobus; Morphological characteristics; Microscopical characteristics; Sonla province. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Sơn đôn thuộc chi Amalocalyx, họ Trúc đào (Apocynaceae), là cây mọc hoang ở vùng Tây Bắc. Trên thế giới, chi Amalocalyx bao gồm 3 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chi này phân bố ở châu như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, alaysia 1, 2 . Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La, quả Sơn đôn có vị chua, được dùng để ăn và làm gia vị. Thân, lá được dùng làm thuốc chữa viêm họng sưng đau, ỉa chảy, phong tê thấp và lợi sữa [1, 2, 3]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng cây thuốc, trong đó có cây Sơn đôn trong phòng và điều trị một số bệnh chưa thật sự được chú ý. Cây Sơn đôn vẫn hay bị nhầm lẫn với cây khác như: Hà thủ ô trắng (lúc chưa ra hoa) và rễ cây Sơn đôn rút lõi nhìn giống Ba kích. Vì thế, người dân rất hay nhầm dược liệu Sơn đôn với Hà thủ ô trắng và Ba kích. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về cây Sơn đôn được công bố, đặc biệt là chưa có mô tả hình thái hình ảnh, tiêu chuẩn kiểm nghiệm và vi học cho loại dược liệu này. Vì vậy, để đảm bảo tính đúng của dược liệu Sơn đôn ở nước ta, dược liệu cần được tiêu chuẩn hóa khi sử dụng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu đặc điểm hình thái, giải phẫu của cây Sơn đôn thu hái tại Sơn La. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu và thiết bị. Mẫu Sơn đôn được thu hái ở phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vào tháng 7 - 2016. Tiêu bản thực vật có đủ thân, lá, hoa, quả, hạt được lưu tại Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội với mã số tiêu bản HNIP/18302/17. Thiết bị: máy ảnh kỹ thuật số Nikon D300s, raynox 250; thiết bị cắt vi phẫu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu tại thực địa và trong phòng thí nghiệm theo phương pháp trong tài liệu [4]. Xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái, đối chiếu đặc điểm hình thái với khóa phân loại thực vật, các bộ thực vật chí và đối chiếu với các mẫu (online) của Phòng Tiêu bản Thực vật, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris và tra cứu tài liệu với các khóa phân loại. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi: làm vi phẫu các bộ phận của cây theo phương pháp cắt ngang, nhuộm kép [5]. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 7 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm hình thái. Cây dây leo gỗ, ruột xốp, có nhiều nhựa mủ màu sữa, sống lâu năm, dài khoảng 5 - 10 m (hình 1.A). Rễ mập hình trụ, mọc thành chùm không có lông, lúc non có màu trắng ngà, lúc già có màu nâu đỏ, bên trong có nhiều nhựa mủ màu sữa, dài khoảng 0,5 - 1,5 m, đường kính khoảng 0,5 - 1,5 cm, lõi gỗ. Lá mọc đối (hình 1.R), hình bầu dục hay hình trứng dài 6 - 9 cm (hình 1.R, S), rộng 4 - 7 cm, đầu tù, thu hẹp thành mũi nhọn 5 - 10 mm, đáy tù đôi khi tạo thành hình thận (hình 1.S), mặt trên và mặt dưới đều có nhiều lông nhỏ màu trắng (hình 1.W), lá hơi mỏng. Trên mỗi mặt lá có 5 - 9 cặp gân phụ cấp I, hơi chếch so với trục gân chính, lồi ở dưới, lõm ở trên, nối nhau rất xa mép (cách mép 3 - 5 mm) (hình 1.S), gân phụ cấp II và cấp III hình lưới, thường rõ ở mặt dưới, mặt trên mờ (hình 1.S). Cuống lá dài 0,5 - 1 cm, có lông rõ, gốc cuống lá có tuyến nâu nhọn (hình 1.S). Cụm hoa mọc ở nách lá, hoặc ở gần tận cùng, kiểu xim nhiều ngả hay xim kép (hình 1.A, B); cuống cụm hoa dài 10 - 15 cm (hình 1.A); có lông dày. Lá bắc hình trứng ngược, dài 7 - 8 mm, rộng 3 - 4 mm (hình 1.Q), đầu tròn, phần đầu to hơn phần gốc, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, màu tím nhạt. Cuống hoa dài 10 - 15 mm (hình 1.V), có lông nâu rõ, ở các cuống hoa không có lá bắc con. Lá đài dài 6 - 8 mm, rộng 2 - 2,5 mm, dạng hình lưỡi hái đầu nhọn, ngoài có lông rõ, trong nhẵn, ống đài dài 1 - 1,5 mm, gốc đài có nhiều tuyến nhỏ. Tràng bao gồm các cánh hoa hợp lại với nhau tạo thành hình ống, dài 15 - 23 mm, nhẵn cả 2 mặt, chỉ ở mặt trong chỗ nhị đính có lông màu trắng (hình 1.I), họng tràng rộng khoảng 6 mm (hình 1.I), phía trong ống tràng có nhiều lông nhỏ mịn màu trắng (hình 1.I). Cánh tràng dài 2 - 3 mm, rộng 2 - 3 mm, dạng hình trứng rộng, nhẵn cả hai mặt. Nhị đính ở gốc tràng phía dưới chỗ đáy thu hẹp, gồm 5 nhị rời nhau, màu vàng, khoảng cách giữa các nhị khoảng 2 mm (hình 1.J), chỉ nhị dài 1 mm, có lông rõ; bao phấn dài 5 mm, dạng hình mũi tên, đầu hơi tù, lưng nhẵn, mặt trước có lông. Nhụy dài khoảng 14 mm (hình 1.L), đầu nhụy hình trụ, phình to ở đáy và tạo thành vòng mỏng, nhẵn, dài 2,5 mm (hình 1.M). Bầu gồm 2 lá noãn dính nhau, hình trụ, dài khoảng 3 mm, màu vàng (hình 1.N), mặt cắt ngang bầu hình tròn, rộng 2,5 mm, bầu gồm 2 ô, bên trong có hai vòng noãn màu xanh, đính noãn trung trụ (hình 1.O). Quả gồm 2 đại dính nhau ở bụng (hình 1.U) có nhiều rãnh dọc từng cặp sát nhau, quả màu xanh, dài khoảng 5,5 - 7 cm, dạng gần hình trứng nhọn đầu, mặt ngoài có nhiều lông màu trắng, bên trong có nhiều hạt, dẹt, nhẵn, nhưng rốn xù xì, rốn ở giữa hơi lồi, mang chùm lông màu trắng dài 34 mm (hình 1.T). Đặc biệt quả ăn có vị chua. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái mẫu cây Sơn đôn thu được (hình 1); kết hợp tra cứu các tài liệu khóa phân loại thuộc chi Amalocalyx, căn cứ vào các tài liệu [1, 6, 7, 8]; so sánh mẫu tiêu bản thực vật với mẫu tiêu bản thực vật (online) Syntype MNHN-P-P00492332; Lectope MNHN-P-P00492335 của Phòng Tiêu bản Thực vật, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris; kết quả so sánh đặc điểm với TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 8 loài Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire trong thực vật chí Thái Lan [6], thực vật chí Việt Nam [7], thực vật chí Trung Quốc [8] có sự tương đồng và trùng khớp các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của mẫu nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận: mẫu cây Sơn đôn thu hái tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La có tên khoa học là Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire. Tên đồng nghĩa: Amalocalyx burmanicus Chatterjee; Amalocalyx yunnanensis Tsiang. Tên tiếng Việt: Sơn đôn, ác Chim, Mắc Xim (Thái). Nơi thu mẫu: phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Sinh thái: mọc hoang ở rừng thường xanh, ở độ cao 1.000 - 1.200 m. Cây ra hoa vào tháng 4 - 8, có quả từ tháng 8 - 12. Hình 1: Một số đặc điểm hình thái của cây Sơn đôn. (Ghi chú: A: cành mang lá và hoa; B: cụm hoa; C: hoa nhìn ngang; D: nụ hoa; E: nụ hoa nhìn mặt trước; F, G, H: cách sắp xếp hoa và nhị; I: nhị hoa nhìn từ trong ra ngoài; J: nhị hoa nhìn từ ngoài vào trong; K: ống tràng; L: nhụy hoa; M: đầu nhụy; N: bầu; O: bầu cắt ngang; P: nụ hoa cắt dọc; Q: lá bắc; R: lá mọc đối; W: hai mặt của lá; S: lá; T: noãn; V: các bộ phận của hoa; U: quả) TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 9 A. Vi phẫu rễ. (Chú thích: 1: Bần; 2: Mô mềm vỏ; 3: Tia ruột; 4: Libe; 5: Mạch gỗ; 6: Gỗ; 7: Mô mềm ruột) B. Vi phẫu thân. (Chú thích: 1: Lông che chở; 2: Biểu b; 3: Mô dày; 4: Mô mềm vỏ; 5: Bó sợi; 6, 8: Libe cấp 2; 7: Gỗ cấp 2; 9: Mô mềm ruột) C. Vi phẫu lá. (Chú thích: 1: Biểu bì trên; 2: Mô dày; 3: Libe; 4: Gỗ; 5: Mô mềm; 6: Mô dày dưới; 7: Biểu bì dưới; 8: Lông che chở; 9: Mô giậu; 10: Mô khuyết) Hình 2: Hình ảnh vi phẫu Sơn đôn. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 10 A. Đặc điểm bột rễ. (Chú thích: 1: Sợi; 2: Mảnh mô mềm; 3: Mảnh mô mềm mang canxi oxalat; 4: Bần; 5: Mảnh mạch vạch; 6: Mảnh mạch điểm) B. Đặc điểm bột thân. (Chú thích: 1: Lông che chở; 2: Tinh thể canxi oxalat hình khối; 3: Mảnh mô mềm; 4: Mảnh mạch xoắn; 5: Hạt tinh bột; 6: Mảnh mạch điểm; 7: Sợi) C. Đặc điểm bột lá. (Chú thích: 1: Mảnh mạch xoắn; 2: Mảnh mô mềm; 3: Lông che chở; 4: Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai; 5: Hạt tinh bột; 6: Mảnh mạch vạch; 7: Lỗ khí) Hình 3: Hình ảnh đặc điểm bột Sơn đôn. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 11 2. Đặc điểm vi phẫu rễ và bột rễ. Vi phẫu rễ (hình 2.A): mặt cắt ngang hình tròn. Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm các phần: bần (1): gồm rất nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp thành dày xuyên tâm; mô mềm vỏ (2): cấu tạo bởi nhiều tế bào hình dạng không đồng đều, có vách tế bào mỏng, xếp lộn xộn tạo thành các khoảng gian bào; tia ruột (3): gồm các tế bào gần như hình chữ nhật xếp xuyên qua libe và gỗ từ trong ruột đến mô mềm vỏ; libe (4): cấu tạo bởi các tế bào nhỏ kích thước bằng khoảng 1/2 tế bào mô mềm, xếp thẳng hàng nhau; gỗ cấp II (5); mô mềm ruột (7): chiếm tỷ lệ rất nhỏ cả vi phẫu. Bột rễ (hình 3.A): bột màu nâu, không mùi, không vị, soi trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: mảnh mô mềm (2): gồm các tế bào hình tròn xếp lộn xộn; mảnh mô mềm mang canxi oxalat (3); mảnh mạch vạch và mảnh mạch điểm (5, 6); mảnh bần (4): gồm các tế bào hình chữ nhật xếp thành dãy đồng tâm; sợi (1): có kích thước dài, vách dày rõ lõi bên trong. 3. Đặc điểm vi phẫu thân và bột thân. Vi phẫu thân (hình 2.B): mặt cắt ngang có hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có: biểu bì (2): chứa các tế bào hình tròn đều đặn nhau, màng ngoài phủ lớp cutin mỏng; lông che chở (1): mọc rải rác phía ngoài biểu bì; mô dày (3): cấu tạo bởi 2 lớp tế bào bắt màu đỏ đậm, có vách dày, kích thước không đều nhau có sự chuyển tiếp sang mô mềm; mô mềm (3): gồm các tế bào hình dạng và kích thước không đều nhau, thành tế bào mỏng, có 1 - 2 lớp tế bào bị ép bẹp nằm phía trên các đám sợi; bó sợi (5): tập trung thành từng đám rải rác phía trong mô mềm; libe cấp II (6, 8): bao quanh gỗ, gồm các tế bào kích thước rất nhỏ, màu đỏ đậm; gỗ cấp II (7): gồm các mạch gỗ xếp thẳng nhau mạch nhỏ ở phía ngoài, mạch to ở phía trong xen kẽ với tế bào mô mềm gỗ. Mô mềm ruột cấu tạo bởi các tế bào kích thước lớn, hình dạng không đều nhau để hở các khoảng trống lớn. Bột thân (hình 3.B): bột màu xanh nhạt, không mùi, không vị, có các đặc điểm sau: mảnh mạch (4): xoắn như lò xo; hạt tinh bột hình tròn (5); mảnh mạch điểm (6); lông che chở đơn bào (1); tinh thể canxi oxalat (2): hình khối; mảnh mô mềm (3); sợi (7): có vách dày và rõ lõi bên trong. 4. Đặc điểm vi phẫu lá và bột lá. Vi phẫu lá (hình 2.C): cấu tạo gân lá mặt trên bằng, mặt dưới lồi. Biểu bì dưới (7): là một lớp tế bào tương đối đều đặn; mô dày dưới (6): là 2 - 3 lớp tế bào có vách dày, màu đỏ đậm, kích thước không đều nhau, có sự chuyển tiếp thành mô mềm; mô mềm (5): gồm nhiều lớp tế bào vách mỏng, màu đỏ nhạt, kích thước không đều nhau; libe (3): gồm các đám tế bào có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/5 đến 1/10 kích thước các tế bào mô mềm, xếp thành từng đám rời rạc xung quanh gỗ; gỗ (4): gồm các bó mạch gỗ có kích thước lớn ở phía dưới và nhỏ dần từ dưới lên trên, xếp xen kẽ với các đám tế bào mô mềm gỗ; mô mềm (5): gồm các tế bào màu đỏ, có kích thước gần đều nhau; mô dày trên (2): gặp ở phần gân chính của phiến lá, gồm các tế bào đỏ đậm, có vách dày, xếp thành dải; biểu bì trên (1): là một lớp tế bào tương đối đều đặn; lông che chở (8): có kích thước dài, mọc rất nhiều ở mặt dưới và rải rác một vài cái ở mặt trên của lá. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018 12 Cấu tạo phiến lá: gồm biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô khuyết (9): gồm các tế bào hình tròn, kích thước bằng 1/3 tế bào mô mềm, xếp thành từng đám cách nhau để hở khoảng trống lớn; mô giậu (10): cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật, xếp sát nhau đến hết phần phiến lá. Bột lá (hình 3.C): bột màu xanh, không mùi, không vị, có các đặc điểm sau: mảnh mạch xoắn (1) như lò xo và mảnh mạch vạch (6); lông che chở đơn bào (3); mảnh biểu bì chứa lỗ khí kiểu song bào (7); mảnh mô mềm (2): gồm vài tế bào hình tròn xếp lộn xộn; tinh thể canxi oxalat hình cầu gai (4); hạt tinh bột hình tròn (5). KẾT LUẬN Trên cơ sở mô tả chi tiết đặc điểm hình thái thực vật và tra cứu tài liệu tham khảo đã giám định được tên khoa học của mẫu Sơn đôn thu hái tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Đã mô tả được đặc điểm vi phẫu rễ, thân, lá của cây Sơn đôn. Lần đầu tiên các đặc điểm hình thái giải phẫu của loài Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire được mô tả đầy đủ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần đảm bảo tính đúng của cây thuốc, dược liệu và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu Sơn đôn sử dụng làm thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO n Chi Từ điển Thực vật thông dụng. Nhà xuất bản hoa học và ỹ thuật. 2003, tr.957. 2 n Chi Từ điển Cây thuốc Việt Nam, tập II. Nhà xuất bản Y học. 2012, tr.724-725. 3. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam, tập II. Nhà xuất bản Trẻ. 1999, tr.717. 4. Nguyễn Nghĩa Thìn Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. 2007, tr.23-276. 5. Nguyễn Viết Thân. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2003, tr.13-17. 6. Trần Đình Lý Thực vật chí Việt Nam, họ Trúc đào (Apocynaceae), quyển 5. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007, tr.274. 7. David J Middleton. Apocynaceae. Flora of Thailand. 1999, 7 (1), pp.125-127. 8. Bing-tao Li, AJM. Leeuwenberg, D.J Middleton. Apocynaceae. Flora of China. 1996, 16, pp.143-163.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_thai_va_giai_phau_cua_cay_son_don_amalocalyx_m.pdf
Tài liệu liên quan