Đặc điểm bột dược liệu
Bột toàn cây màu lục xám, vị nhạt, mùi hăng.
Soi bột dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu thân là
những tế bào hình đa giác, vách dày. Mảnh biểu
bì trên của phiến lá, tế bào hình hơi đa giác, vách
hơi uốn lượn, không có hay hiếm có lỗ khí.
Mảnh biểu bì dưới của phiến lá, tế bào có vách
hơi ngoằn ngoèo, mang nhiều lỗ khí kiểu dị bào
và hỗn bào. Mảnh biểu bì cánh hoa tế bào hình
đa giác, vách mỏng. Lông che chở đa bào một
dãy rất nhiều, bị gãy nhiều dạng. Lông tiết chân
đa bào, đầu đơn bào; ít gặp lông tiết chân đơn
bào, đầu đơn bào. Mảnh mô mềm. Mảnh mô
giậu. Sợi có vách mỏng hay dày, riêng lẻ hay kết
thành bó. Mảnh mạch nhiều loại: mạch xoắn,
mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Hạt phấn
hoa hình cầu có ba mấu lồi.
Đặc điểm của mẫu cây Cà trái vàng mà
chúng tôi khảo sát có nhiều khác biệt quan trọng
so với phần mô tả đặc điểm của cây Cà trái vàng
(Solanum xanthocarpum Schrad.&Wendl.) trong
các tài liệu(3,7,6,4).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và vi học của cây cà trái vàng (solanum viarum dun) ở miền Nam Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 457
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC CỦA CÂY CÀ TRÁI VÀNG
(SOLANUM VIARUM DUN.) Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Liêu Hồ Mỹ Trang*, Hồ Thị Bích Hằng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cây Cà trái vàng được các tài liệu trong nước mô tả là cây có hoa màu tím hay lam, lưỡng tính,
bao phấn màu vàng với tên khoa học là Solanum xanthocarpum Schrad.&Wendl. hay S. virginianum L.. Tuy
nhiên, cây Cà trái vàng mọc phổ biến nhiều nơi như Lang Bian, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lạc
Dương và Pleiku thì lại có hoa trắng và bao phấn trắng. Vũ Văn Hợp(8) xác định cây Cà trái vàng ở Việt Nam có
tên khoa học là Solanum viarum Dun., không phải S. xanthocarpum Schrad.&Wendl., và cũng mô tả có hoa màu
trắng. Để góp phần làm sáng tỏ tên khoa học của cây Cà trái vàng chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm hình thái
và cấu tạo vi học.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái và vi học. Xác định tên khoa học dựa
trên các khóa định loài và so sánh với các tài liệu.
Kết quả: Cà trái vàng mọc phổ biến tại một số tỉnh miền Nam Việt Nam là cây bụi đứng, phân nhiều cành
lòa xòa. Thân đầy lông và gai. Lá đơn, mọc so le, đoạn mang hoa có hai lá không đều, mọc vuông góc thành đôi;
phiến lá thường có gốc lệch, đầy lông và gai. Hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở giữa lóng và họp thành xim hình bò
cạp; hoa riêng lẻ và hoa ở gốc xim là hoa lưỡng tính, có khả năng kết quả; các hoa còn lại trong cụm hoa là hoa
đực. Đài hợp. Tràng hình bánh xe. Nhị đính trên ống tràng, bao phấn xếp chụm thành một ống quanh vòi nhụy,
mở bằng lỗ ở đỉnh. Lá noãn 2, đặt lệch, dính nhau thành bầu trên 2 ô, thai tòa lồi. Quả mọng, hạt hình dĩa, mầm
cong. Vi phẫu thân rất nhiều lông che chở đa bào thẳng và lông tiết, mô dày có khuyết dẹt, libe quanh tủy, tinh
thể calci oxalat dạng cát. Vi phẫu lá có 3 dạng lông che chở.
Kết luận: Cây Cà trái vàng mọc phổ biến ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam có tên khoa học là Solanum
viarum Dun., thuộc họ Cà (Solanaceae).
Từ khóa: Solanum viarum Dun., hình thái, vi học.
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS
OF CA TRAI VANG (SOLANUM VIARUM DUN.) IN SOUTH VIETNAM
Lieu Ho My Trang, Ho Thi Bich Hang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 457 - 463
Background: The Ca trai vang plant growing popularity in many areas of South Vietnam, recorded in many
documents with the scientific name is Solanum xanthocarpum Schrad. & Wendl. or S. virginianum L., blue or
purple flowers, bisexual, yellow anthers,. However, in the places mentioned above that a plant Ca trai vang with
white flowers, bisexual and andromonoecious, white anthers, grown popular everywhere. Vu Van Hop (4) to
determine Vietnam's Ca trai vang scientific name is Solanum viarum Dun.. We surveyed the morphological
and anatomical characteristics of the Ca trai vang plant with white flowers to help clarify the scientific name.
Research methods: Description and photograph of morphological and anatomical characteristics. The
scientific name of species is determined by relying on the documents and comparing morphological characteristics
of the tree survey.
Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: DS. Liêu Hồ Mỹ Trang ĐT: 0909269326 Email: lieuhomytrang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 458
Results: The scientific name of Ca trai vang is Solanum viarum Dun.. Morphological characteristics:
Subshrubs, erect, armed, tomentose. Stems and branches terete, densely and evenly pubescent, armed with
recurved prickles and sometimes with needlelike prickles. Leaves unequal paired, with prickles and hairs on both
surfaces. Inflorescences extra-axillary, flowers solitary or racemes. Flowers bisexual or andromonoecious, only
basal ones fertile, actinomorphe, 5 merous. Calyx campanulate, Corolla white, rotate. Stamens 5, inserted in the
throat of the corolla tube; anthers connivent, dehiscing by apical pores. Gynoecium 2 carpelled. Ovary 2 locular,
placentation axile. Berry yellow, globose. Seeds brown pale, lenticular, embryo curved. Anatomical characteristics:
Hairs simple, branched rare. Internal phloem present. The calci oxalate crystals form sand.
Conclusion: The scientific name of Ca trai vang growing popularity in many areas of South Vietnam is
Solanum viarum Dun..
Key words: Solanum viarum, morphology, anatomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cà trái vàng được các tài liệu(3,7,6,4) mô
tả có tên khoa học là Solanum xanthocarpum
Schrad.&Wendl. hay S. virginianum L., hoa
lưỡng tính, màu tím hay lam, bao phấn vàng,
mọc phổ biến ở nhiều địa phương ở miền Nam
Việt Nam như Lang Bian, Đức Trọng, Lâm Hà,
Bảo Lộc, Đơn Dương, Lạc Dương và Pleiku.
Tuy nhiên thực địa chỉ thấy một loài Cà trái
vàng có hoa lưỡng tính và hoa đực, màu trắng,
bao phấn trắng, mọc phổ biến khắp nơi. Vũ
Văn Hợp(8) xác định cây Cà trái vàng của Việt
Nam có tên khoa học là Solanum viarum Dun.,
không phải S. xanthocarpum Schrad.&Wendl.,
và cũng mô tả có hoa màu trắng. Để góp phần
làm sáng tỏ tên khoa học của cây Cà trái vàng
chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm hình
thái và cấu tạo vi học.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu vật dùng để nghiên cứu là mẫu cây tươi
gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả của cây
Cà trái vàng hoa màu trắng mọc ở cao nguyên
Lang Bian, các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo
Lộc, Đơn Dương, Lạc Dương và thị xã Pleiku.
Mô tả đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu
các cơ quan rễ, thân, lá và thành phần bột,
minh họa bằng các hình chụp và các hình vẽ.
Xác định tên khoa học theo các khóa định loài
và phần mô tả đặc điểm trong các tài
liệu(3,7,6,8,4,2,1,4).
KẾT QUẢ
Đặc điểm hình thái
Cây Cà trái vàng là cây bụi đứng, cao 50-80
cm, phân nhiều cành lòa xòa. Thân đầy lông
và gai; gai có gốc xanh lục nhạt, chuyển dần
lên phía trên màu vàng rồi vàng sậm, cong hay
thẳng; gai cong nhiều hơn, nhọn sắc và cứng
khỏe, dài 5-9 mm và rộng 3-4 mm; gai thẳng ít
hơn, như kim, dài 2-5 mm và rộng 0,7-1 mm.
Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm; đoạn
mang hoa có hai lá không đều, mọc vuông góc
thành đôi. Cuống lá có gai. Phiến lá hình xoan
tam giác, kích thước 11-12 x 10-12,5 cm, gốc
hình tim, đối xứng hay lệch nhau một đoạn 1-2
mm, mỗi bên có 4-6 thùy cạn, không đều, đầy
lông và gai trên cả hai mặt; gai chỉ có trên gân
lá, luôn thẳng, cứng khỏe, đa số dài 15-20 mm,
một số ít gai dài 4-10 mm. Hoa riêng lẻ ở giữa
lóng và xim hình bò cạp 3-4 hoa ngoài nách lá,
trong đó 1-2 hoa ở gốc đính sát vào thân. Hoa
đều, mẫu 5, màu trắng; hoa riêng lẻ và hoa ở
gốc xim là hoa lưỡng tính có khả năng kết quả;
các hoa còn lại trong cụm hoa là hoa đực, rụng
đi sau khi nở. (Hình 1).
Hoa lưỡng tính
Hoa nở có đường kính 18-22 mm, phủ đầy
lông dài tương tự ở thân; cuống hoa và mặt
ngoài lá đài có gai thưa. Đài hình chén, dài 4-5
mm, lá đài có một gân dọc ở giữa nổi gồ lên,
tiền khai van. Tràng hình bánh xe, dài 12-13
mm; thùy tràng hình bầu dục thuôn đầu nhọn,
giữa thùy có một gân dọc màu trắng hơi xanh,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 459
tiền khai van. Nhị 5, đều nhau, rời, đính ở
họng tràng. Chỉ nhị dài 1 mm, màu trắng,
nhẵn. Bao phấn thuôn dài, gốc phình và đầu
tóp nhọn, dài 7,5 mm, màu trắng, 2 ô, hướng
trong, đính đáy, mở bằng lỗ ở đỉnh, xếp chụm
vào nhau tạo thành ống bao quanh vòi nhụy.
Hạt phấn rời, hình đa giác, đường kính 22,5-25
µm. Lá noãn 2, đặt lệch, dính nhau thành bầu
2 ô, một ô to và một ô hơi nhỏ hơn, mỗi ô
nhiều noãn; giá noãn lồi thành trục hẹp, đầu
trục chia hai nhánh ngắn và dày. Bầu trên,
đường kính 2 mm, nhiều lông trắng. Vòi nhụy
dài 8,5-9 mm. Quả mọng, thường từng đôi;
quả non màu trắng có rằn ri xanh lục như hình
mạng lưới bao kín quả; quả chín màu vàng,
hình cầu hơi bẹp, đường kính 2,3-2,6 cm, mặt
ngoài có lông mịn. Đài trên quả dày, có lông
và gai thưa. Hạt nhiều, màu vàng sậm, nhẵn,
hình dĩa, đường kính 2 mm. (Hình 1, 2, 3).
Hoa đực
Cấu tạo gần giống hoa kết quả nhưng khác ở
những đặc điểm sau: đa số các bộ phận có kích
thước nhỏ hơn, cơ quan sinh sản cái không phát
triển, bầu nhỏ, vòi nhụy ngắn và ẩn dưới gốc các
nhị (Hình 1, 2).
Bảng 1. Những điểm khác biệt giữa hoa kết quả và hoa không kết quả
Đặc điểm Hoa kết quả Hoa không kết quả
Đường kính hoa nở (mm) 18-22 10-12
Cuống hoa
- Dài (mm)
- Đường kính (mm)
12-20
1,5
10-12
1
Đài hoa
- Dài (mm)
- Đường kính ống đài (mm)
4 -5
2,5-3
2,5-3
1,5-2
Tràng hoa
- Dài (mm)
- Chiều dài ống tràng (mm)
- Kích thước phiến (mm)
12-13
1-1,5
9-10 x 2,5-3
10-11
1-1,5
8-9 x 2-2,5
Nhị
- Dài (mm)
- Chỉ nhị + Bao phấn (mm)
8,5
1 + 7,5
8
1 + 7
Bầu noãn
- Cao (mm)
- Đường kính (mm)
2
1,5-2
1
1
Vòi nhụy
- Dài (mm)
- So với ống bao phấn
8,5-9
vượt ra khỏi ống 2-2,5 mm
1-1,5
ẩn trong ống
Cấu tạo giải phẫu
Rễ: Bần 2-4 lớp, có khi hơn, tế bào hình chữ
nhật dẹt, vách mỏng, các lớp phía ngoài
thường bị rách tua tủa. Mô mềm vỏ có nhiều
khuyết nhỏ. Nội bì đai caspary rõ. Trụ bì. Libe
thành vòng quanh gỗ. Gỗ cấp 2 chiếm tâm. Gỗ
cấp 1 xếp thành 4 bó dưới gốc tia ruột. Tinh
thể calci oxalat dạng cát rất nhiều trong mô
mềm vỏ và libe.
Thân: Vi phẫu cắt ngang gần tròn. Biểu bì 1
lớp tế bào gần như vuông hay chữ nhật, lớp
cutin mỏng và phẳng, rải rác có thể có lỗ khí, rất
nhiều lông che chở và lông tiết. Lông che chở
mọc tua tủa, dài và thẳng, hiếm khi cong ở phía
đầu, không phân nhánh, đầu nhọn, dài ngắn
không đều, đa số có 2-3 tế bào xếp chồng lên
nhau, rất ít khi có 4 tế bào, tế bào ở gốc thường
hơi to và ngắn, các tế bào ở trên hẹp và dài hơn.
Lông tiết 2 loại: (1) lông có chân dài 150-450 µm,
2-4 tế bào, tế bào ở gốc to và dài hơn tế bào ở
trên, tế bào trên cùng chỉ ngắn bằng ¼-1/5 tế bào
ở gốc, đầu đơn bào; (2) lông có chân dài 20-30
µm và 1 tế bào, đầu 3-5 tế bào, dạng lông này có
ít hơn. Ngay dưới biểu bì có một lớp tế bào mô
mềm có kích thước tương tự hay nhỏ hơn tế bào
mô dày, hình tròn hay hơi đa giác, chứa nhiều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 460
lục lạp, xếp chừa những khuyết nhỏ. Mô dày góc
3-5 lớp tế bào hình đa giác, thường có những
khuyết dẹt dài hay ngắn ở rải rác khắp cùng,
thân càng già khuyết càng dài và rộng. Mô mềm
vỏ đạo. Sợi trụ bì vách dày nhiều, thường xếp
thành từng cụm nhỏ rải rác, ít khi riêng lẻ. Libe
xếp vòng bao quanh gỗ. Gỗ cấp 2 liên tục thành
vòng; mạch gỗ to, không đều; mô mềm gỗ tế bào
hình đa giác, vách tẩm chất gỗ; tia ruột nhiều và
rõ, gồm 1-2 dãy tế bào. Mạch gỗ cấp 1 rời rạc hay
xếp thành bó, thường tập trung thành từng cụm
to. Libe quanh tủy xếp thành cụm nhỏ. Cụm sợi
mô cứng dưới libe quanh tủy. Mô mềm ruột
đạo. Tinh thể calci oxalat dạng cát nhiều trong
hạ bì, mô mềm và libe.
Hình 1. Cây Cà trái vàng A: Cây, B: Cây có quả, C: Gai trên thân, D: Lá, E: Hoa, F: Hoa không kết quả,
G: Cụm hoa xim, H: Đài, K: Hạt phấn, L: Mặt cắt ngang bầu của hoa lưỡng tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 461
Hình 2. Hoa Cà trái vàng Hoa kết quả (A và B: Vòi nhụy dài vươn khỏi các bao phấn, C: Bộ nhụy) Hoa không
kết quả (D và E: Vòi nhụy ngắn ẩn dưới các bao phấn, F: Bộ nhụy)
Hình 3. Quả (A) và hạt (B) Cà trái vàng
Lá: Gân giữa có lông che chở và lông tiết
tương tự như ở thân. Mô dày góc, có khuyết dẹt.
Mô mềm đạo. Libe và gỗ cấp xếp thành cung
hình chữ U ở giữa, có libe quanh tủy. Tinh thể
calci oxalat dạng cát nhiều trong mô mềm và
libe. Phiến lá có rất nhiều lông che chở trên cả
hai lớp biểu bì. Lông che chở 3 loại: (1) lông đa
bào một dãy rất nhiều, tương tự như ở thân; (2)
lông đơn bào ít; (3) lông đa bào phân nhánh chỉ
có ở biểu bì dưới, 3-4 tế bào có vách dày xếp tỏa
đều ra ba hướng hay tỏa hình chữ thập và sát
với lớp biểu bì. Lông tiết rất ít, hai loại. Mô giậu
1 lớp tế bào. Tinh thể calci oxalat dạng cát.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 462
Hình 4. Vi phẫu thân cây Cà trái vàng A: Vi phẫu, B: Một phần vi phẫu, C: Lông che chở, D: Lông tiết, E: Gỗ
cấp 1 và libe quanh tủy
Hình 5. Vi phẫu lá cây Cà trái vàng A: Vi phẫu, B: Cung libe gỗ, Lông che chở (C: ở gân giữa, D: ở biểu bì trên
phiến lá, E: ở biểu bì dưới phiến lá)
Đặc điểm bột dược liệu
Bột toàn cây màu lục xám, vị nhạt, mùi hăng.
Soi bột dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu thân là
những tế bào hình đa giác, vách dày. Mảnh biểu
bì trên của phiến lá, tế bào hình hơi đa giác, vách
hơi uốn lượn, không có hay hiếm có lỗ khí.
Mảnh biểu bì dưới của phiến lá, tế bào có vách
hơi ngoằn ngoèo, mang nhiều lỗ khí kiểu dị bào
và hỗn bào. Mảnh biểu bì cánh hoa tế bào hình
đa giác, vách mỏng. Lông che chở đa bào một
dãy rất nhiều, bị gãy nhiều dạng. Lông tiết chân
đa bào, đầu đơn bào; ít gặp lông tiết chân đơn
bào, đầu đơn bào. Mảnh mô mềm. Mảnh mô
giậu. Sợi có vách mỏng hay dày, riêng lẻ hay kết
thành bó. Mảnh mạch nhiều loại: mạch xoắn,
mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Hạt phấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 463
hoa hình cầu có ba mấu lồi.
Đặc điểm của mẫu cây Cà trái vàng mà
chúng tôi khảo sát có nhiều khác biệt quan trọng
so với phần mô tả đặc điểm của cây Cà trái vàng
(Solanum xanthocarpum Schrad.&Wendl.) trong
các tài liệu(3,7,6,4).
Bảng 2. Những điểm khác biệt giữa mẫu Cà trái vàng khảo sát với S. xanthocarpum
Đặc điểm Mẫu khảo sát S. xanthocarpum
Gai ở thân Đa số cong và to khỏe, số ít thẳng và như kim. Tất cả thẳng.
Hoa Hoa riêng lẻ và hoa ở gốc xim là hoa lưỡng tính, kết quả.
Các hoa còn lại trong cụm hoa là hoa đực có nhụy giảm.
Màu trắng.
Bao phấn trắng, dài 5,5 mm.
Chỉ có hoa lưỡng tính.
Màu tím.
Bao phấn vàng, dài 8 mm.
Quả non Có lông ngắn. Không lông.
Lông che chở ở thân
và lá
Không phân nhánh, đa bào một dãy hay đơn bào. Mặt
dưới lá có thêm lông hình sao 3-4 nhánh.
Tất cả là lông có cuống và đầu phân
nhánh hình sao.
Từ những kết quả khảo sát được, tham khảo
các khóa định loài(1,4), so sánh đối chiếu với phần
mô tả đặc điểm của loài Solanum xanthocarpum
Schrad.&Wendl. trong các tài liệu(3,7,6,8,4,1,4) chúng
tôi xác định rằng mẫu cây Cà trái vàng có hoa
trắng mà chúng tôi đã khảo sát và mô tả như ở
trên chính là loài Solanum viarum Dun..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bonati G (1992), Solanacées In Flore générale de l’Indo-Chine,
Tome IV, Fasicule 1-3, Masson et Cie Editeurs, Paris, pp. 313-
330.
2. Deysson G (1965), Eléments d’anatomie des plantes vasculaires,
SEDES, Paris, pp. 230-231.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương,
Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển và
cs. (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, Tập I,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 304-305
4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y
học, Hà Nội, tr.138
5. http:// eFloras. org (Solanaceae In Flora of China, Vol. 17).
6. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ,
TP. HCM, tr. 755-770.
7. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập II, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, tr. 2293-2301.
8. Vũ Văn Hợp (2006), Nghiên cứu phân loại họ Cà (Solanaceae
Juss.) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ sinh học.
Ngày nhận bài báo: 14.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hinh_thai_va_vi_hoc_cua_cay_ca_trai_vang_solanum_vi.pdf