The Sam Nua fault zone lies in the Sop Cop fault zone (in the NW of Vietnam). In Laos, the Sam Nua fault zone
composed of two fault branches, which are the main branch called Na Vine - Nam and Tham Pong - Na Ham fault. The
first part of fault zone is NW-SE directed extension while the southeastern end turns gradually to latitude direction and
sloping NW. In the present - day tectonic period, it has been undergone two stages of motion: right lateral slips in the
Miocen - Pliocen time and left lateral slip in the latter phase (Pliocen - Quatylity). The amplitude of horizontal movement
is estimated approximately 1200m at a slip - rate of 4mm/year and the vertical is 50m. Recently, this fault zone has been
reactivated with a magnitude 5.5 Richter by earthquake recorded. This study will attribute to reveal the process of
displacement in Sop Cop fault zone.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy sầm nưa trong giai đoạn tân kiến tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97
36(2), 97-107 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỚI ĐỨT GÃY
SẦM NƯA TRONG GIAI ĐOẠN TÂN KIẾN TẠO
BÙI VĂN THƠM1, NGUYỄN VĂN HÙNG1, ONETA SUNLINTHONE2,
SOMSANITH DUANGPASEUTH2, SOUTTHIPHONG VONGXAIYA2,
BOUNPAPHAN MARKVILAY2
Email: buivanthom@gmail.com
1Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Khoa học Lào (LAS)
Ngày nhận bài: 8 - 5 - 2013
1. Mở đầu
Đới đứt gãy Sầm Nưa (ĐĐGSN), nằm ở phía
đông bắc nước CHDCND Lào, có phương tây bắc-
đông nam (TB-ĐN), chạy qua thị trấn Sầm Nưa,
trung tâm chính trị của tỉnh Hủa Phan. ĐĐGSN
gồm 2 nhánh đứt gãy (ĐG): nhánh chính, ĐG Na
Vine - Nam Soi (ĐGNV- NS) và nhánh phụ, ĐG
Tham Pong- Na Ham (ĐGTP- NH).
Đới đứt gãy Sốp Cộp nói chung và ĐĐGSN nói
riêng, nằm ở rìa đông bắc của địa khối Đông
Dương, nơi có hoạt động kiến tạo phức tạp và phân
dị, biến dạng mạnh mẽ trong Trong Kainozoi [1-3].
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chi tiết
về đặc điểm hoạt động của ĐĐGSN, đặc biệt là
trong Tân kiến tạo. Bài báo này giới thiệu kết quả
nghiên cứu mới nhất về ĐĐG này trong Kainozoi,
góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động của
ĐĐGSN nói riêng và đới đứt gãy Sốp Cộp nói
chung.
2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở tài liệu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ảnh viễn thám: được
sử dụng với mục đích xác định vị trí chính xác các
ĐG kiến tạo, đặc điểm biến dạng địa hình, địa mạo
giúp cho việc định hướng lập kế hoạch và triển
khai ngoài thực địa. Trong vùng nghiên cứu đã sử
dụng ảnh Landsat và Sport có độ phân dải 20-30m.
Trên ảnh các ĐG thể hiện là các chấn đoạn
lineament với tông màu rõ nét và khác biệt so với
hai bên. Các biến dạng địa hình ở đây là sự dịch
chuyển của các bậc địa hình có nét giống nhau, các
lòng sông suối nơi có ĐG cắt qua.
- Phương pháp địa chất, địa mạo: phân tích các
dấu hiệu dị thường địa chất, địa mạo (bao gồm
biến dạng các thành tạo địa chất, biến dạng sông,
suối, các đường chia nước và các nón phóng vật,
bãi bồi, thềm dọc theo ĐĐG) để xác định tính chất
và cơ chế hoạt động của ĐĐG.
- Phương pháp phân tích kiến tạo vật lý: trên
cơ sở các số liệu khe nứt đo được ngoài thực tế dọc
theo ĐG sẽ được sử lý bằng các phần mền sử lý
chuyên dụng (Structure, Dips) cho phép khôi phục
lại trường ứng suất kiến tạo và tính chất hoạt động
của ĐG.
- Phương pháp phân tích hình hài kiến trúc: dựa
trên cơ sở sự phân bố có quy luật của ĐG, hình thái
của các kiến trúc kiến tạo (tách giãn, nén ép, kéo
tách) phục hồi lại tính chất, cơ chế hoạt động
của ĐG.
2.2. Cơ sở tài liệu
ĐĐGSN đã được nghiên cứu chi tiết trên cơ sở
giải đoán ảnh vệ tinh phân dải cao, bản đồ mô hình
số độ cao và đặc biệt là bằng khảo sát, đo vẽ, phân
tích ngoài thực địa về các yếu tố địa mạo, địa chất
và kiến tạo vật lý. Dọc theo ĐĐG, đã khảo sát chi
tiết tại 12 vị trí chính (vị trí nghiên cứu chi tiết
được đánh số thứ tự từ 1 đến 12 và được thể hiện
trên hình 1).
Báo cáo đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các
đề tài cấp Nhà nước trước đây liên quan đến ĐĐG
này trên lãnh thổ Việt Nam [4, 5]. Ngoài ra, còn sử
dụng các kết quả nghiên cứu của tác giả về các
ĐĐG khác trên lãnh thổ Lào trong khuôn khổ đề
tài hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo
Nghị định thư mã số 48/2011/HĐ-NĐT, năm
2010-2013.
98
Hình 1. Kiến trúc đới đứt gãy Sầm Nưa
Chú thích: 1- Đứt gãy chính, 2- Đứt gãy phụ; 3- Đứt gãy thuận; 4- Hướng dịch chuyển của đứt gãy trong Pliocen-Đệ tứ;
5- Vị trí nghiên cứu chi tiết; 6- Sông, suối; 7- Đường biên giới QG Việt Lào; 8-Điểm khảo sát và số hiệu
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm động học của đới đứt gãy
3.1.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo
ĐĐGSN là một phần của ĐĐG Sốp Cộp thuộc
Tây Bắc Việt Nam [1, 5] và có hai nhánh: trong đó
nhánh chính, ĐG Vine-Nam Soi dài khoảng
500km. Trên lãnh thổ Lào, ĐG này dài khoảng
110km, càng về phía đông nam, chuyển dần sang
phương gần á vỹ tuyến (AVT). Ở đầu mút phía tây
bắc, tại bản Na Vine, ĐGNV-NS tiếp nối với ĐĐG
Sốp Cộp, sau đó kéo dài về phía đông nam qua thị
trấn Sầm Nưa, Viêng Xai đến biên giới Lào - Việt
ở cửa khẩu Nam Soi, rồi lại nối với ĐĐG Sốp Cộp
trên lãnh thổ Việt Nam (hình 1). Ở đầu mút phía
tây bắc, đoạn ĐG dài 15km, nằm trùng với thung
lũng suối và có dạng chữ “V”. Lòng suối gần như
không có tích đọng trầm tích Đệ tứ. Ở phần cuối
của đoạn này, ĐG cắt qua dải núi phương đông
bắc-tây nam (ĐB- TN) và trùng với các khe hẻm
hoặc các máng xói của các suối nhỏ. Tiếp theo,
khoảng 10km, ĐG mờ đi, không rõ trên địa hình,
đến bản Houay Lap, ĐG lại thể hiện rõ trên địa
hình, dài 95km. Tại thị trấn Sầm Nưa, ĐG nằm
trùng với trũng địa hình có dạng hình “nêm” với
trục dài, phương gần AVT. Địa hình trong trũng là
các dải đồi thấp có độ cao tương đối khoảng 50m,
được cấu tạo bởi các đá cát, bột kết tuổi Neogen.
Sông Nhang chia cắt vùng trũng tạo nên các dải
trũng hẹp có phương TB-ĐN, đáy trũng khá bằng
phẳng được tích tụ các trầm tích Đệ tứ, dày khoảng
2-3m. Hai bên sườn của trũng là các dải núi cao,
vách gần dốc đứng. Đoạn cuối về phía đông nam,
ĐG chạy trong thung lũng karst với hai bên là các
khối đá vôi có vách dốc đứng chạy đến biên giới
Việt-Lào và nối tiếp với ĐĐG Sốp Cộp (hình 1).
Nhánh phụ, ĐG Tham Pong-Na Hang, dài
khoảng 85km, nằm bên cánh đông bắc và cách
ĐGNV- NS khoảng 7-10km, nơi gần nhất khoảng
5km. ĐG bắt đầu từ bản Tham Pong qua bản Na
Ham đến biên giới Lào - Việt và kéo dài thêm
15km nữa trên lãnh thổ Việt Nam thì bị ĐĐG Sông
Mã chặn lại. Ở nửa đầu phía tây bắc, ĐG có
phương TB-ĐN, rồi chuyển dần sang phương á vỹ
tuyến ở nửa cuối về phía đông nam (hình 1).
ĐGTP-NH kéo dài liên tục: ở phần tây bắc, ĐG
nằm trùng với thung lũng suối có dạng chữ “V” với
99
hai bên sườn dốc đứng. Đoạn còn lại, ĐG trùng với
thung lũng suối có dạng chữ “U” với đáy tương đối
bằng phẳng và lắng đọng trầm tích Đệ tứ.
3.1.2. Đặc điểm địa chất
ĐGNV-NS nằm trùng với từng đoạn của ĐG
cổ, chúng cắt và phá hủy các thành tạo đá biến chất
tuổi PR, thành tạo đá trầm tích S- D, T2 và đá
magma xâm nhập có tuổi PZ giữa và MZ. Ở Sầm
Nưa, ĐG khống chế trầm tích lục nguyên - cát, sạn,
sỏi kết có chứa vật chất hữu cơ tuổi Neogen, đồng
thời khống chế trũng tích tụ Đệ tứ có phương BTB-
NĐN (hình 4). ĐGTP- NH cắt và phá hủy các đá
trầm tích S- D, T2 và đá magma xâm nhập có tuổi
PZ giữa và MZ.
3.1.3. Đặc điểm kiến trúc của đứt gãy
Trong ĐGNV-NS, đoạn đầu phía tây bắc, ngoài
ĐG chính kéo dài liên tục, nằm hai bên cánh của
ĐG có rất ít các ĐG phụ, duy nhất ở bên cánh tây
nam, tại bản Mương Son, chỉ có 1 ĐG phụ dài
khoảng 6km, chạy song song và cách ĐG chính
khoảng 200m. Đoạn tiếp theo, ở khu vực Sầm Nưa
và lân cận, nằm hai bên cánh của ĐG chính là các
ĐG phụ, có phương TB-ĐN khống chế các thành
tạo Đệ tứ (hình 2). Tại khu vực Vieng Xai cũng
gặp các kiểu kiến trúc tương tự (hình 3). Đáng chú
ý, trũng Sầm Nưa có dạng hình “Nêm” với diện
tích lớn hơn cả, có đỉnh nhọn hướng về phía tây,
tây bắc và mở rộng về phía đông, đông nam, chiều
rộng lớn nhất khoảng 3km, dài 7km. Trũng bị
khống chế bởi ĐG chính ở phía bắc, một ĐG phụ
dài khoảng 5km ở phía nam và đều có phương gần
AVT. Nằm kẹp giữa hai ĐG trên còn có các ĐG
phụ khác, dài chừng 0,5-1km, phương TB - ĐN,
khống chế trũng tích tụ trầm tích Đệ tứ cùng
phương (hình 4).
Hình 2. Hình thái kiến trúc Pliocen- Đệ tứ đứt gãy
Na Vine-Nam Soi tại thị trấn Sầm Nưa
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 3. Hình thái kiến trúc Pliocen-Đệ tứ đứt gãy
Na Vine-Nam Soi tại thị trấn Viêng Xai
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 4. Hình thái kiến trúc trũng Sầm Nưa
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Trong ĐGTP-NH, ở đoạn đầu phía tây bắc, các
ĐG phụ phương TB- ĐN, kết hợp với nhau khống
chế trũng tích tụ Đệ tứ với trục kéo dài cùng
phương (hình 5). Ở đoạn cuối về phía đông nam,
các ĐG phụ kết hợp với ĐG chính tạo nên hình hài
kiến trúc kiểu “đuôi ngựa” (hình 6).
Hình 5. Hình thái kiến trúc đứt gãy Tham Pong-Na Ham
tại bản Na Keo (khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
100
Hình 6. Hình thái kiến trúc Pliocen-Đệ tứ đứt gãy
Tham Pong-Na Ham tại bản Poun Song
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Như vậy, sự phân bố các kiểu hình thái kiến trúc
ĐG nêu trên đã phản ánh hai cơ chế dịch chuyển
khác nhau của các ĐG chính: sự phân bố trũng
Sầm Nưa phương AVT và lắng đọng trầm tích lục
địa tuổi Neogen phản ánh sự trượt bằng trái của
ĐGNV- NS (hình 4). Còn sự phân bố của các
trũng phương TB- ĐN, á kinh tuyến, lắng đọng
trầm tích Đệ tứ và kiến trúc kiểu “Đuôi ngựa” phản
ánh tính chất trượt bằng phải của ĐGNV-NS và
ĐGTP-NH (hình 2-6).
3.1.4. Đặc điểm đới động lực và thế nằm của ĐG
Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo bằng
phương pháp dải khe nứt (DKN) [6, 9] và phương
pháp phân tích 3 hệ khe nứt cộng ứng của Sherman
và Semenski [8, 9] dọc theo ĐĐG cho thấy thế
nằm của ĐG chính có hướng đổ về phía đông bắc
với góc dốc lớn (70°-80°). Các ĐG phụ có hướng
đổ khác nhau về hai phía đông bắc và tây nam
cũng với góc dốc khoảng 80°- 85° (bảng 1, 2; hình
7, 9).
Ngoài ra, kết quả phân tích lineament cho thấy,
dọc theo ĐGNV-NS, dải dị thường mật độ
lineament có chiều rộng trung bình 3-5km, riêng ở
khu vực thị trấn Viêng Xai và Sầm Nưa, có chiều
rộng lớn, khoảng 10km. Còn ĐGTP-NH có chiều
rộng hẹp hơn, khoảng 2-3km, ít biến đổi dọc chiều
dài của ĐG.
Bảng 1. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo bằng phương pháp Kiến trúc động lực
Tính chất của đứt gãy theo phương pháp kiến trúc động lực - Pha sớm
ĐKS Cặp khe nứt cộng ứng δ1 δ2 δ3 Tính chất
2 60o∠ 60o 350o ∠ 80o 205o∠12o 25o∠78o 295o ∠0o Bt-T
4 11o ∠ 73o 225o∠68o 28o∠3o 296o∠39o 121o∠58o T-Bt
5 22o ∠ 79o 146o ∠ 68o 355o ∠ 6o 95o ∠57o 261o ∠32o Bt-T
8 36o ∠ 72o 333o ∠ 81o 184o ∠16o 34o∠72o 276o ∠9o Bt
9 180o ∠ 81o 216o ∠ 76o 18o ∠12o 232o∠75o 110o ∠ 0o Bt
10 135o ∠ 81o 207o ∠ 81o 351o ∠11o 171o ∠79o 261o ∠ 0o Bt
13 141o ∠ 64o 206o ∠ 77o 355o ∠23o 144o ∠64o 260o ∠12o Bt
Tính chất của đứt gãy theo phương pháp kiến trúc động lực - Pha muộn
Cặp khe nứt cộng ứng δ1 δ2 δ3 Tính chất
1 130o ∠ 70o 250o ∠ 80o 279o ∠ 6o 179o ∠61o 12o ∠28o Bp
2 60 o∠ 60o 320 o∠ 70o 99 o∠ 7o 354o∠66o 192o ∠23o Bp
4 124o ∠ 68o 225o ∠ 68o 264o∠ 0o 175o ∠58o 354o∠22o Bp
5 55o ∠79o 315o ∠ 68o 94o ∠7o 349o ∠64o 187o ∠25o Bp
9 117o ∠ 68o 216o∠ 76o 255o∠ 5v 155o ∠63o 348o ∠27o Bp
10 117o ∠81o 216o ∠ 72o 77o ∠6o 183o ∠69o 345o ∠20o Bp-T
12 90o ∠72o 234o ∠ 72o 252o ∠ 0o 162o ∠44o 342o ∠46o Bp-T
13 141o ∠64o 283o ∠ 77o 301v ∠7o 205o ∠42o 39o ∠47o Bp-T
101
Bảng 2. Kết quả phân tích khe nứt kiến tạo bằng phương pháp Dải khe nứt
Tính chất của đứt gãy theo phương pháp Dải khe nứt (ĐG có hướng đổ về phía đông bắc)
DKS Pha sớm Pha muộn
Đứt gãy Hướng dịch chuyển Tính chất Đứt gãy Hướng dịch chuyển Tính chất
2 60o ∠80o 331o ∠40o Bt-T 25o ∠78o 25o ∠78o T
5 56o ∠79o 330o ∠20o Bt 30o ∠70o 115o ∠14o Bp
8 36o ∠72o 25o ∠72o T 36o ∠72o 25o ∠72o T
10 216o ∠72o 145o ∠45o Bt-T 198o ∠63o 250o∠50o T-Bp
Tính chất của đứt gãy theo phương pháp Dải khe nứt (ĐG có hướng đổ về phía tây nam)
Pha sớm Pha muộn
Đứt gãy Hướng dịch chuyển Tính chất Đứt gãy Hướng dịch chuyển Tính chất
2 350o ∠80o 261o ∠ 6o Bt
4 225o ∠60o 157o ∠42o T-Bt 225o ∠60o 225o ∠60o T
9 216o ∠76o 127o∠4o Bt 180o ∠81o 263o ∠36o Bp-T
13 207o∠81o 119o ∠11o Bt
Chú thích: δ1: trục ứng suất tách giãn; δ3: Trục ứng suất nén ép; δ2: Trục ứng suất trung gian; Bt: Bằng trái; Bt-T: Bằng
trái thuận; T-Bt: Thuận - Bằng trái; Bp: Bằng phải; Bt-T: Bằng phải - thuận; T-Bp: Thuận - bằng phải; T: Thuận; ĐKS - Vị
trí và điểm khảo sát xem trên hình 1)
Hình 7. Phương và hướng đổ của đứt gãy chính (theo phương pháp Ba hệ khe nứt cộng ứng)
3.2. Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy
3.2.1. Đặc điểm trường ứng suất Tân kiến tạo
Kết quả phân tích trường ứng suất kiến tạo
(TƯSKT): bằng phương pháp kiến trúc động lực
(KTĐL) [7, 9] và phân tích khe nứt bằng phương
pháp dải khe nứt (DKN) [6] trên tất cả các vị trí
nghiên cứu dọc theo ĐĐG đã xác định được hai
102
TƯSKT phổ biến. Một TƯSKT có trục nén ép cực
đại (δ3) phương AVT, trục tách giãn cực đại có
phương AKT (δ1) và trục ứng suất trung gian (δ2)
có phương gần thẳng đứng với kiểu trường là trượt
bằng. Một TƯSKT có trục δ3 phương AKT, trục
δ1 có phương AVT và trục δ2 có phương gần
thẳng đứng với kiểu trường là trượt bằng (bảng 1,
2; hình 8a, b, hình 9).
Với sự phân bố hình thái kiến trúc của trũng
Sầm Nưa nói trên, có thể cho rằng trũng Neogen
được thành tạo trong điều kiện TƯSKT có lực nén
ép phương AVT, còn trũng Đệ tứ chồng gối lên nó
được thành tạo trong điều kiện TƯSKT có lực nén
ép phương AKT, nghĩa là trong điều kiện của
TUSKT thứ hai nói trên. Phân tích các biến dạng
địa mạo (các dòng cấp 1, cấp 2, các tích tụ proluvi)
và sự hình thành các trũng Đệ tứ dọc ĐĐG đều cho
phép xác định, chúng do ĐG trượt bằng sinh ra
trong điều kiện TƯSKT với trục nén ép phương
AKT (xem mục 3.2.2).
Đối sánh với kết quả phân tích khe nứt kiến tạo
trên đá trầm tích Neogen ở khu vực Mường Khăm
(tỉnh Xiêng Khoảng), đá phun trào basalt tuổi Đệ
tứ ở trung tâm tỉnh Sê Kông, khu vực Pak Se tỉnh
Cham Pa Sac thuộc nước CHDCND Lào và các
vùng lân cận trên lãnh thổ Việt Nam [1-3] đã xác
định TƯSKT thứ hai với δ3 phương AKT hình
thành trong pha kiến tạo có tuổi Pliocen - Hiện đại.
Trong khi đó, phân tích các đá cổ hơn (Jura-Kreta)
đã xác định TƯSKT thứ nhất với δ3 phương AVT
hình thành trong pha kiến tạo có tuổi cổ hơn,
Miocen muộn - Pliocen.
Như vậy, tổng hợp các kết quả phân tích của
các phương pháp địa chất, địa mạo, kiến tạo vật lý
đã cho phép khôi phục được 2 TƯSKT trong giai
đoạn Tân kiến tạo: TƯSKT thứ nhất diễn ra vào
Miocen muộn-Pliocen với lực nén ép theo phương
AVT, lực tách giãn theo phương AKT. TƯSKT thứ
hai diễn ra vào Pliocen - Đệ tứ với lực nén ép theo
phương AKT và lực tách giãn phương AVT.
Hình 8a. Tính chất của ĐĐGSN (theo phương pháp Kiến trúc Động lực) - Pha sớm
103
Hình 8b. Tính chất của ĐĐGSN (theo phương pháp Kiến trúc động lực) - Pha muộn
Hình 9. Hướng đổ và tính chất của ĐĐGSN (theo phương pháp Dải khe nứt)
104
Chú giải cho các hình từ hình 7 đến hình 9
3.2.2. Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy
- Cơ chế dịch chuyển của đới đứt gãy trong
Tân kiến tạo
Với việc xác định được hai kiểu TƯSKT nói
trên, rõ ràng ĐĐGSN trong Tân kiến tạo đã trải
qua hai pha hoạt động kiến tạo chính tương ứng
với hai kiểu TƯSKT: pha sớm (Miocen muộn-
Pliocen) ĐG hoạt động mang tính chất trượt bằng
trái, pha muộn (Pliocen-Đệ tứ) ĐG hoạt động
mang tính chất trượt bằng phải là chủ yếu.
- Biên độ dịch chuyển của đới đứt gãy trong
Pliocen-Đệ tứ
Chuyển động thẳng đứng của ĐGNV-NS, được
thể hiện rõ nhất trong sự phân bố các tầng hang
động karst tại khu vực Viêng Xai. Bên cánh tây
nam của ĐG có 3 tầng hang karst nằm ở các độ cao
tương đối là 0-1m; 10-15m, 40-50m; còn bên cánh
đông bắc chỉ phát hiện thấy một tầng hang karst
nằm ở độ cao tương ứng với tầng thứ nhất của bên
cánh tây nam. Do vậy, phân tích so sánh các tầng
hang động ở hai bên cánh của ĐG cho thấy, tính
chất trượt thuận của ĐG với biên độ lớn nhất
khoảng 40m. Về phía đông nam của ĐG, dọc theo
sườn tây nam thung lũng suối Soi, quan sát thấy
hàng loạt các Fa sét kéo dài tới gần một nghìn mét.
Độ chênh cao giữa đỉnh và đáy khoảng 150- 200m,
phản ánh tính chất trượt thuận của ĐG với cánh
đông bắc hạ xuống, cánh tây nam nâng lên với biên
độ khoảng 200m. Trong đá trầm tích Neogen ở
Sầm Nưa cũng quan sát thấy nhiều ĐG thuận
phương TB- ĐN với cánh đông bắc hạ thấp hơn so
với cánh tây nam với biên độ khoảng 20- 50cm
(hình 10).
Hình 10. Biểu hiện trượt thuận của ĐGNV-NS
trong đá trầm tích tuổi Neogen
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Đặc điểm chuyển động ngang của ĐGNV-NS
được xác định trên cơ sở phân tích sự biến dạng
các yếu tố địa mạo dọc theo ĐG: tại bản Mương
Son, ĐG chính và các ĐG phụ cắt qua sông Or Vet
và một nhánh suối gây xê dịch dòng suối và các
thành tạo tích tụ trầm tích Đệ tứ với biên độ dịch
chuyển phải khoảng 200-300m (hình 11). Tại bản
Houay Lap, ĐG chính và 3 ĐG phụ cắt qua suối
nhánh (suối cấp 3) của sông Et và làm xê dịch
Biểu đồ cầu biểu thị hệ khe nứt chính (trùng với mặt đứt gãy) của khe nứt kiến tạo
Biểu đồ cầu biểu thị trạng thái ứng suất kiến tạo
(a- Mặt khe nứt kiến tạo; δ1- Trục ứng suất nén ép cực đại
δ2- Trục ứng suất trung gian; δ1- Trục ứng suất tách giãn cực đại
Biểu đồ cầu biểu thị tính chất của đứt gãy
(a- Mặt trượt của đứt gãy; δ1- Dải khe nứt và các vị trị cực đại của khe nứt
c- Phương dịch chuyển của đứt gãy
Vị trí và tên điểm đo khe nứt kiến tạo
a
b
c
a
3
105
dòng suối theo kiểu ĐG trượt phải với biên độ mỗi
ĐG là 300m và tổng biên độ đạt tới 1200m (hình
12). Tại bản Than khoảng 500m về phía tây bắc
cũng xác định được 1 ĐG phụ cắt 4 suối nhánh cấp
1 của sông Nhang làm xê dịch dòng suối cùng với
nón phóng vật, đường chia nước theo kiểu ĐG
trượt bằng phải với biên độ khoảng 100-150m
(hình 13). Tại bản Can, ĐG chính cắt 3 suối nhánh
và 1 ĐG phụ cắt 2 suối nhánh (suối cấp 1) liên tiếp
nhau của sông Nhang và xê dịch dòng suối cùng
với nón phóng vật của chúng, đường chia nước
theo kiểu ĐG trượt bằng phải với biên độ khoảng
100-150m, tổng biên độ của ĐG chính và ĐG phụ
là 300m (hình 14). Tại thị trấn Viêng Xai, các ĐG
phụ phương TB-ĐN chạy song song và cách nhau
khoảng 300m, cắt qua 3 suối nhánh cấp 1 liên tiếp
nhau làm xê dịch dòng suối, nón phóng vật và
đường chia nước theo kiểu trượt bằng phải với biên
độ khoảng 100-150m đến 200m và tổng biên độ
dịch chuyển của ĐG là 350m (hình 15). Tại bản
San, ĐG chính cùng với các ĐG phụ, chạy sát sườn
phía bờ trái thung lũng suối Soi không chỉ tạo nên
hàng loạt các “pha sét” mà còn cắt qua một loạt các
suối nhánh cấp 1 do ĐG dịch trượt phải đã làm xê
dịch dòng suối cùng với nón phóng vật, thềm tích
tụ bậc 1 và đường chia nước với biên độ khoảng
150m (hình 16). Với các dữ liệu nói trên có thể xác
định biên độ dịch chuyển ngang của ĐG này trong
Pleistocen muộn (?) khoảng 1200m và tốc độ
chuyển dịch ngang khoảng 4mm/năm.
Hình 11. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại bản Mương Son
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 12. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại bản Huay Lap
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 13. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại bản Than
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 14. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại bản Can
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
106
Hình 15. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại thị trấn Viêng Xai
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Hình 16. Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy tại bản San
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
Đặc điểm chuyển động của ĐGTP-NH đã xác
định được ở một số khu vực. Tại bản Bo, một ĐG
phụ cắt qua suối làm xê dịch dòng suối theo kiểu
ĐG trượt bằng phải với biên độ khoảng 400m, tốc
độ 1,3mm/năm trong Pleistocen (hình 17).
Tương tự như ĐĐG Sốp Cộp chạy trên lãnh
thổ Việt Nam, ĐĐGSN phát sinh động đất với
Mmax = 5,5 [4].
Hình 17 Dấu hiệu địa mạo biểu hiện hoạt động
của đứt gãy Tham Pong-Na Ham tại bản Bo
(khu vực nghiên cứu xem trên hình 1)
4. Kết luận
ĐĐG Sầm Nưa có phương tây bắc - đông nam
và là phần giữa của ĐĐG Sốp Cộp (trên lãnh thổ
Việt Nam), có hướng đổ về phía đông bắc.
ĐĐG Sầm Nưa bao gồm 2 nhánh: nhánh chính
ĐG Na Vine - Nam Soi và nhánh phụ ĐG Tham
Pong - Na Ham chạy gần song song với nhau.
ĐĐG Sầm Nưa, trong giai đoạn Tân kiến tạo
hoạt động theo 2 pha kiến tạo chính: pha sớm
(Miocen muộn - Pliocen) có tính chất trượt bằng
trái; pha muộn (Pliocen - Đệ tứ) có tính chất trượt
bằng phải ở đoạn đầu về phía tây bắc và bằng phải
- thuận ở đoạn cuối về phía đông nam. Biên độ
dịch chuyển ngang phải đạt tới 1200m với tốc độ
trung bình khoảng 4mm/năm. Biên độ dịch chuyển
đứng trong Pliocen - Đệ tứ khoảng 50m. Trong giai
đoạn hiện đại, ĐĐGSN tiếp tục hoạt động, phát
sinh động đất với Mmax = 5.5 .
Công trình này là kết quả khoa học của đề tài
hợp tác Quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo
Nghị định thư, mã số 48/2011/HĐ-NĐT.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Nguyễn Văn Hùng, 2002: Đặc điểm cơ bản
đứt gãy hoạt động khu vực tây bắc. Luận án Tiến
sỹ Địa chất. Lưu trữ tại Thư viện Quốc gia.
[2] Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Quang Vinh,
2004: Về hoạt động của các đới đứt gãy Tân kiến
tạo ở Tây Bắc Bộ Việt Nam. Tạp chí Địa chất, loạt
A số 285, tr.38-48.
[3] Bùi Văn Thơm, 2002: Một số đặc điểm đứt
gãy tân kiến tạo khu vực Bắc Trung Bộ. Luận án
Tiến sỹ. Lưu trữ tại Thư viện Quốc gia.
[4] Nguyễn Đình Xuyên (chủ biên), 2003:
Nghiên cứu động đất và dao động nền lãnh thổ
Việt Nam. Báo cáo Đề tài cấp Nhà nước Viện Vật
lý Địa cầu, Hà Nội.
[5] Nguyễn Trọng Yêm (chủ biên), 2005: Thiên
107
tai nứt đất lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp
phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại. Đề án điều tra cơ
bản. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
[6] Данинович Д.Н, 1961: Метод поясов в
исследовании трешинноватости связанной с
разрывными. Методическое руковоство,
Иркурск.
[7] Николаев П.Н, 1992: Методика
тектонодинамического анализа HЕДРА. Mockвa.
[8] Семенский К.К, 1991: Новый поход к
изучению тектонической трещиноватости в
разрывных зонах. Геология и Геофизика N05
COРAН, Nовосибирск.
[9] Шерман С.И, Днепровский Ю.И., 1968:
Поля Напряжения земной коры и геолого -
структурные методы их изучения Изд. COРAH
Новосибирск.
SUMMARY
Active characteristics of Sam Nua fault zone during Neotectonic stage
The Sam Nua fault zone lies in the Sop Cop fault zone (in the NW of Vietnam). In Laos, the Sam Nua fault zone
composed of two fault branches, which are the main branch called Na Vine - Nam and Tham Pong - Na Ham fault. The
first part of fault zone is NW-SE directed extension while the southeastern end turns gradually to latitude direction and
sloping NW. In the present - day tectonic period, it has been undergone two stages of motion: right lateral slips in the
Miocen - Pliocen time and left lateral slip in the latter phase (Pliocen - Quatylity). The amplitude of horizontal movement
is estimated approximately 1200m at a slip - rate of 4mm/year and the vertical is 50m. Recently, this fault zone has been
reactivated with a magnitude 5.5 Richter by earthquake recorded. This study will attribute to reveal the process of
displacement in Sop Cop fault zone.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4491_16032_1_pb_8044_2100713.pdf