Đặc điểm hội chứng chuyển hoá ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An

Qua nghiên cứu này cho thấy kết quả HCCH ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Tỉnh Long An chiếm tỷ lệ 30,34% trong đó nhóm tuổi từ 50- <60 chiếm tỉ lệ 65,96%. 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI và chỉ số WHR với tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng gấp 4,57 lần.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hoá ở đối tượng cán bộ thuộc diện quản lý của ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 62 ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ Ở ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CỦA BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁN BỘ TỈNH LONG AN Trang Mộng Hải Yên*, Nguyễn Văn Thành*, Nguyễn Tuấn Quang** TÓM TẮT Mở đầu: Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) ngày càng tăng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tình trạng béo phì được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỉ lệ eo-hông (WHR) cũng có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng béo phì. Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa và tìm mối liên quan giữa chỉ số BMI và WHR là cần thiết cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ, từ đó đưa ra những chiến lược phòng ngừa hội chứng chuyển hóa cho các đối tượng này. Mục tiêu: Xác định đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các cán bộ thuộc diện quản lý của Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Long An (theo tiêu chuẩn IDF 2005). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 379 cán bộ diện tỉnh ủy quản lý tại Tỉnh Long An chọn mẫu ngẫu nhiên qua khám sức khỏe định kỳ. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ tăng HA, tăng triglyceride, tăng glucose, giảm HDL-C trong nghiên cứu này ở nhóm có HCCH cao hơn nhóm không có HCCH. Đa số cán bộ bị thừa cân béo phì với tỉ lệ 89,39%. Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI và WHR với tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa. Kết luận: HCCH ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Tỉnh Long An chiếm tỷ lệ 30,34%, nhóm tuổi từ 50- <60 chiếm tỉ lệ 65,96%. 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì.Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng gấp 4,57 lần. Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa ABSTRACT CHARACTERISTICS OF METABOLIC SYNDROME IN ADVANCED BUREAUCRATS WHO ARE MONITORED BY THE HEALTH CARE DEPARMENT OF LONG AN PROVINCE CPV. Trang Mong Hai Yen, Nguyen Van Thanh, Nguyen Tuan Quang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 62-66 Backround: The incidence of metabolic syndrome is increasing in Vietnam and all over the world. The obesity which is estimated through Body mass index (BMI) and waist-hip ratio (WHR) is also concerned with the risk of having metabolic syndrome. A survey on the characteristics of metabolic syndrome in order to figure out the relationship between BMI – WHR and this syndrome is an necessary work for the purpose of protecting the health of bureaucrats who are monitored by the health care deparment of Long An province CPV. Therefore we can draw a strategy to prevent this syndrome for these person. Objective: Determining the ratio of metabolic syndrome in advanced bureaucrats who are monitored by the health care department of the Committee of Long An Province Communist Party of Vietnam (CPV). (Basing on IDF – 2005 standards) * Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh ** Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương tỉnh Long An Tác giả liên lạc: BS. Trang Mộng Hải Yên ĐT: 0938.398.262 Email: trangmonghaiyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 63 Methods: Cross sectional descriptive, examing on 379 advanced bureaucrats who are monitored by the health care department of the Committee of Long An Province CPV via periodical heath examination. Results: The ratio of hypertension, hypertriglyceridemia, hyperglycemia, hypo HDL-Cholesterol in people with metabolic syndrome is higher than in whom without metabolic syndrome. Most bureaucrats are obesity (89.39%). There is a mean statistic relationship between BMI – WHR and the incidence of having metabolic syndrome Conclusion: The ratio of bureaucrats who have metabolic syndrome is 30.34%, in which the ratio of age from 50 to under 60 is 65.96%. The ratio of having obesity is 89.93%. The incidence of metabolic syndrome is increased 12.14 times in obesity, and 4.57 times in the one who has high WHR. Keywords: Metabolic syndrome ĐẶT VẤN ĐỀ HCCH là hội chứng mà đặc trưng là sự hiện diện đồng thời các triệu chứng như béo phì, rối loạn lipid máu, tăng đường huyết và tăng huyết áp(5) HCCH là yếu tố nguy cơ của một số bệnh lý tim mạch, gặp ở 57.5% BN bị bệnh động mạch vành(2), 38.93 – 49.9% ở BN THA(5,8). Tình trạng béo phì (đánh giá thông qua chỉ số BMI và WHR) cũng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc HCCH(1, 5). Khoảng 20% số người Việt Nam ở tuổi trưởng thành bị hội chứng chuyển hóa (Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện dinh dưỡng - 2007). Tỉ lệ này ngày càng gia tăng do sự thay đổi về thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể dục đặc biệt ở đối tượng cán bộ công chức(3,6). Nghiên cứu đặc điểm HCCH ở đối tượng cán bộ công chức là việc làm rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ nhằm phòng chống một số bệnh liên quan đến HCCH, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp và hiệu quả trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu: Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Tỉnh Long An (theo tiêu chuẩn IDF-2005)(5). Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở các cán bộ thuộc diện quản lý của Ban bào vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Long An Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa. Xác định tần suất mắc các tiêu chí chẩn đoán hội chúng chuyển hóa. Xác định mối tương quan giữa chỉ số chiều cao – cân nặng (BMI) và hội chứng chuyển hóa. Xác định mối tương quan giữa chỉ số WHR và hội chứng chuyển hóa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng chọn mẫu Tất cả các cán bộ đang được quản lý sức khoẻ tại ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tỉnh Long An. Cỡ mẫu 379 cán bộ đang được chăm sóc sức khoẻ tại Ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tỉnh Long An. Thời gian nghiên cứu Tháng 04 năm 2013. Thu thập dữ liệu Các đối tượng được cân đo, phỏng vấn, khám sức khoẻ và lấy mẫu máu để xét nghiệm và điền kết quả vào mẫu thu thập dữ liệu. - Một số tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu. - Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hoá IDF 2005(5). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 64 + Béo trung tâm: khi chu vi vòng bụng: nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm. + Tăng triglyceride > 150 mg/dl (> 1,7 mmol/l) hoặc đã có điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc. + Giảm HDL-C: Nam < 0,9 mmol/l; nữ < 1,1 mmol/l hoặc đã có điều trị các rối loạn lipid máu bằng thuốc. + HATT ≥ 130 mmHg và / hoặc HATTr ≥ 85 mmHg hoặc đã điều trị các thuốc hạ áp. + Glucose máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l hoặc đã được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 trước đó. + Chẩn đoán HCCH khi có béo trung tâm và it nhất có 2 tiêu chí khác. - Tiêu chuẩn phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số chiều cao – cân nặng (BMI) BMI = chiều cao /(cân nặng)2 Bảng 1: Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng BMI Suy dinh dưỡng < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ I 25-29,9 Béo phì độ II >30 Định nghĩa chỉ số WHR Chỉ số WHR được tính bằng công thức: WHR = vòng eo/vòng mông. WHR bình thường là <0,95 (với nam) và <0,85 (với nữ). - Phân tích thống kê Nhập số liệu bằng phần mềm Excel Xử lý và thống kê số liệu theo phần mềm Stata 12. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm nhóm nghiên cứu (n=379) Bảng 2: Phân tầng nhóm tuổi theo nam nữ Độ tuổi Nam (n,%) Nữ (n,%) Tổng < 40 16 (4,72%) 04(10%) 20 (5,3%) 40 - <50 88 (25,96%) 15(37,5%) 103(27,18%) 50 - <60 229(67,55%) 21(52,5%) 250(65,96%) 60 - < 70 04 (1,18%) 00 (0%) 4 (1,06%) > 70 02 (0,6%) 00 (0%) 2 (0,53%) Tổng 339(87,07%) 40(12,93%) 379 Nhận xét: Đa số cán bộ có độ tuổi từ 50 - < 60 tuổi với tỉ lệ 65,96%. Kế đến là nhóm từ 40 - <50 tuổi với tỉ lệ 27,18%. Tuổi nhỏ nhất là 31 tuổi, lớn nhất là 73 tuổi. Có 6 cán bộ >60 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 51 ±5,5. Hội chứng chuyển hoá và các yếu tố nguy cơ Bảng 3: Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hoá và giới tính Giới HCCH Tổng X2= 1,3 p>0,5 (+) (-) Nam 106 233 339 Nữ 9 31 40 Tổng 115 264 379 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mắc phải hội chứng chuyển hoá và giới tính nam – nữ. Bảng 4: Tỉ lệ mắc HCCH theo từng độ tuổi Nhận xét: tỉ lệ cán bộ mắc hội chứng chuyển hoá là 30,34% (115 / 379cán bộ), trong đó, chiếm đa số là nhóm từ 50- <60 tuổi với 69,57%. Bảng 5: Mối tương quan giữa các tiêu chí chẩn đoán và Hội chứng chuyển hoá Tiêu chí Hội chứng chuyển hoá X2 P (+) (-) Tăng huyết áp 95 105 55,97 0,000 Đái tháo đường 52 45 32,22 0,000 Tăng Triglyceride 107 181 23,7 0,000 Giảm HDL-cholesterol 22 25 7,9557 0,005 Nhận xét: có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các tiêu chí chẩn đoán tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Triglycerid, giảm HDL - cholesterol và mắc phải hội chứng chuyển hoá với p<0,05. Độ tuổi HCCH Tổng (+) (-) < 40 tuổi 3 (2,61%) 17 20 40 - <50 tuổi 31 (26,96%) 72 103 50 - <60 tuổi 80 (69,57%) 170 250 60 - < 70 tuổi 1 (0,87%) 3 4 > 70 tuổi 0 2 2 Tổng 115 (100%) 264 379 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 65 Bảng 6: Mối tương quan giữa chỉ số BMI và Hội chứng chuyển hoá Tình trạng dinh dưỡng Hội chứng chuyển hoá Tổng n (%) (+) (-) X 2 = 26,9 P = 0,000 Suy dinh dưỡng 01 03 04 Bình thường 03 64 67 (17,77%) Thừa cân 17 90 107 (28,38%) Béo phì độ 1 74 89 163 (43,24%) Béo phì độ 2 20 16 35 115 262 377 Nhận xét: Đa số cán bộ bị thừa cân béo phì với tỉ lệ 89,39% (337/377 cán bộ), trong đó tỉ lệ cán bộ bị béo phì độ 1 là cao nhất với 43,24%. Kế đến là nhóm thừa cân với tỉ lệ 28,38%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng mắc hội chứng chuyển hoá với tình trạng dinh dưỡng, với p = 0,000 Bảng 7: Mối tương quan giữa chỉ số WHR và Hội chứng chuyển hoá Hội chứng chuyển hoá P = 0,00 X2=39,1 OR = 4,57 (+) (-) WHR tăng 55 43 98 Bình thường 61 218 279 116 261 377 Nhận xét: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số WHR (vòng eo/vòng mông) và việc mắc phải hội chứng chuyển hoá, với p = 0,00. BÀN LUẬN Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Tỉ lệ cán bộ nam cao hơn nhiều so với nữ, bên cạnh đó, tuổi trung bình cũng có xu hướng cao, gần với tuổi về hưu. Sự chênh lệch tỉ lệ nam – nữ không có liên quan đến tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hoá trong nghiên cứu (bảng 2). Tuy nhiên do tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu khá cao (51 ±5,5) tập trung hầu hết ở nhóm tuổi từ 40 - <60 tuổi ở cả nam và nữ (bảng 1) cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, theo đó cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hoá ở nghiên cứu này (30,34%). Về các tiêu chí chẩn đoán hội chứng chuyển hoá Có liên quan giữa các tiêu chí chẩn đoán hội chứng chuyển hoá và việc mắc phải hội chứng chuyển hoá. Các tiêu chí là tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Triglyceride và giảm HDL – cholesterol cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm mắc và không mắc hội chứng chuyển hoá. (Bảng 3). HCCH chiếm tỉ lệ 47,5% số cán bộ có tăng huyết áp. (95 ca/ 200 ca). Tỉ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu khác tại Đà Nẵng (38,93%)(4) và Phú Thọ (49,9%)(7). Về yếu tố tiên lượng mắc hội chứng chuyển hoá Tình trạng thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá lên 12,14 lần so với đối tượng có chỉ số chiều cao – cân nặng (BMI) trong giới hạn bình thường. Sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Giải thích điều này, việc thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cao của các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn mỡ máu, mà các bệnh lý này là tiêu chí để chẩn đoán tình trạng mắc phải hội chứng chuyển hoá. - Chỉ số WHR (tỉ lệ vòng eo / vòng mông): Đối tượng có chỉ số WHR cao hơn bình thường có khả năng mắc hội chứng chuyển hoá cao gấp 4,57 lần, sự khác biệt này có ý thống kê với p < 0,001. - Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại BV Phú Thọ(7) là tỉ lệ mắc HCCH ở người có chỉ số BMI tăng trên 23 và chỉ số WHR tăng sẽ cao gấp 15,4 lần. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này cho thấy kết quả HCCH ở đối tượng cán bộ tỉnh ủy quản lý tại Tỉnh Long An chiếm tỷ lệ 30,34% trong đó nhóm tuổi từ 50- <60 chiếm tỉ lệ 65,96%. 89,39% cán bộ bị thừa cân béo phì. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI và chỉ số WHR với tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa. Tình trạng thừa cân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 66 béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa lên 12,14 lần, và có chỉ số WHR tăng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa tăng gấp 4,57 lần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình, Trần Quốc Cường, Lê Thị Kim Quý, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2012). Thực trạng Đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa tại Tp. HCM và một số yếu tố liên quan, DD&TP/Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 8 - số 4 - Tháng 11 năm 2012/ Vol 8. No.4 2. Đỗ Thị Thu Hà, Đặng Vạn Phước (2008), Tần suất và đặc điểm Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân động mạch vành, Y học Tp.HCM tháng 12, số 1. 3. Giao thị Thoa, Huỳnh Đình Lai, Hoàng Anh Tiến (2012), Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa ở Bệnh nhân Tăng huyết áp tại Bệnh viện Đà Nẵng T6/2011 – T6/2012, Y học thực hành (854) số 12. 4. Nguyễn Thị Thu Trang (2008), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công an được điều trị tại Bệnh viện 198, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y 5. The International Diabetes Federation (IDF) (2005), “Global Guidelinefor Type 2 Diabetes” www.idf.org,communications@idf.org. 6. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “Hội chứng chuyển hóa: một vấn đề của thời đại, kết quả một số nghiên cứu ở Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, 371-79. 7. Trần Thị Phượng (2006), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở cán bộ công chức tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y. 8. Trịnh Xuân Tráng, Lê Quốc Tuấn, (2013), Hội chứng chuyển hóa ở BN tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ. Ngày nhận bài báo: 27-03-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hoi_chung_chuyen_hoa_o_doi_tuong_can_bo_thuoc_dien.pdf
Tài liệu liên quan