Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì béo bụng cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập trong
đột quỵ thiếu máu não. Đây là điểm khác biệt so với các tác giả John K. Ninomiya và Đinh Hữu Hùng. Trong
bộ tiêu chí chẩn đoán mới của NCEP III 2004, béo phì vùng bụng có thể trở thành tiêu chí bắt buộc(27) . Do đó,
béo bụng có thật sự là yếu tố nguy cơ trong đột quỵ thiếu máu não ở người Châu Á thì cần có những nghiên
cứu sâu rộng khác trong tương lai.
Khi khảo sát nhóm bệnh có HCCH, chúng tôi nhận thấy yếu tố chuyển hoá gặp nhiều nhất là THA
(98,9%), kế đến là tăng triglycerid (83%), giảm HDL-C (72,7%), tăng glucose máu (68,2%) và béo bụng
(52,3%) và đều cao hơn nhóm bệnh không có HCCH một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong nghiên
cứu của Đinh Hữu Hùng cũng nhận thấy yếu tố chuyển hoá gặp nhiều nhất là THA (63,6%), kế đến là giảm
HDL-C (57,3%), tăng triglycerid (51,8%), tăng glucose máu >= 110 mg% (50%) cao hơn nhóm bệnh không
có HCCH một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)(5) . Như vậy, kết quả của John K. Ninomiya cũng cho thấy
các thành phần của HCCH như THA, tăng triglycerid, giảm HDL-C trong đột quỵ đều cao hơn ngay cả những
bệnh lý liên quan mạch máu khác.
Tỷ lệ kết hợp của cả 5 yếu tố chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 19,3%, đối với kết hợp 4 yếu tố thì chủ yếu
là các yếu tố THA, tăng Triglycerid, giảm HDL-c, tăng glucose và kết hợp 3 yếu tố thì các yếu tố THA, tăng
Triglycerid, giảm HDL-c chiếm cao nhất 13,6%. Như vậy, thường có sự kết hợp của 3 yếu tố THA, tăng
Triglycerid, giảm HDL-c ở BN đột quỵ thiếu máu não có HCCH .
Khi khảo sát theo nhóm bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ chúng tôi nhận thấy tỷ lệ HCCH ở nhóm
bệnh mạch máu nhỏ chiếm 53,4% nhiều hơn so nhóm bệnh mạch máu lớn (46,6%). Ngược lại với nhóm
không có HCCH bệnh mạch máu lớn nhiều hơn so nhóm bệnh mạch máu nhỏ nhưng không có ý nghĩa thống
kê.
Trong nhồi máu não lỗ khuyết hay nhồi máu não động mạch nhỏ cơ chế sinh lý bệnh không rõ ràng, liên
hệ đến thành lập vi xơ mỡ mạch và thoái hóa hyalin mỡ. THA, hút thuốc lá, tiểu đường và tuổi tác là những
nguyên nhân thường gặp ở BN nhồi máu não lỗ khuyết nên nhiều khi không thể giải thích mỗi trường hợp và
nhồi máu do tắc ĐM lớn cũng có yếu tố nguy cơ tương tự như trên(1) .
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ DO
THIẾU MÁU NÃO CẤP
Huỳnh Thị Thúy Hằng*, Nguyễn Thi Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác ñịnh tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và khảo sát ñặc ñiểm các yếu tố chuyển hóa trên bệnh
nhân ñột quỵ do thiếu máu não cấp.
Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tiền cứu.
Kết quả: gồm 118 bệnh nhân trong nhóm bệnh với 74,6% có hội chứng chuyển hóa và 116 bệnh nhân
trong nhóm chứng với 7,4% bệnh nhân không có hội chứng chuyển hóa. Trong nhóm có hội chứng chuyển
hóa, các yếu tố chuyển hóa gặp nhiều nhất là: tăng huyết áp (98,9%), tăng triglycerid (83%), giảm HDL-c
(72,7%), tăng glucose máu (68,2%) và béo bụng (52,3%), trong ñó béo bụng là yếu tố nguy cơ ñộc lập trong
ñột quỵ thiếu máu não. Các yếu tố trên ñều liên quan có ý nghĩa thống kê với ñột quỵ do thiếu máu não cấp
(p<0,05).
Kết luận: Hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ ñộc lập trong ñột quỵ do thiếu máu não cấp, ñặc biệt
béo bụng (tăng vòng eo) là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý này trên người Châu Á.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, ñột quỵ do thiếu máu não cấp, tăng huyết áp, ñái tháo ñường, béo bụng
ABSTRACT: Characteristics of metabolic syndrome in acute ischemic stroke patients
Objectives: To define the percentage of the metabolic syndrome and to describe characteristics of the
metabolic factors in acute ischemic stroke patients.
Methods: Prospective case-control study.
Results: We have 118 patients in case group with 74.6% cases with metabolic syndrome and 116 patients
in control group with 78.4% without metabolic syndrome. In the patients with metabolic syndrome, we find
out the most popular factors are: hypertension (98.9%), high triglyceridemia (83%), low HDL-c (72.7%),
high glycemia (68.2%) and central obesity (52.3%), in there, central obesity is the independent risk factor in
acute ischemic stroke.
Conclusions: Metabolic syndrome is the independent risk factor in acute ischemic stroke, specially central
obesity (apple-shaped adiposity) is the important risk factor in Asian population.
Key words: metabolic syndrome, acute ischemic stroke, hypertension, diabetes, central obesity
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ do thiếu máu não cấp là một trong những nguyên nhân hàng ñầu gây tử vong và tàn phế ở các
quốc gia. Nguyên nhân thường gặp do xơ vữa ñộng mạch (XVĐM). Các yếu tố nguy cơ quan trọng trong sự
hình thành và tiến triển XVĐM ñã ñược xác ñịnh, thường gặp nhất là tăng huyết áp ñộng mạch, kế ñến hút
thuốc lá, rối loạn lipid máu và tiểu ñường. Trong những năm gần ñây, nhiều tác giả nhận thấy một số yếu tố
chuyển hóa phối hợp nhau nhanh dẫn ñến XVĐM. Các yếu tố này là HDL_cholesterol thấp và Triglycerid
cao, thừa cân, bất dung nạp glucose và tăng huyết áp ñược gọi là hội chứng chuyển hóa (HCCH). Sự hiện diện
của hội chứng này liên quan ñến tăng nguy cơ ñột quỵ và bệnh mạch vành. Với tầm quan trọng của hội chứng
này, vài năm gần ñây ñã có một số tác giả nghiên cứu xoay quanh vấn ñề HCCH. Theo Chương trình Quốc gia
Giáo dục về Cholesterol, Hướng dẫn Điều trị cho Người lớn lần thứ III (NCEP ATP III) tần suất của hội
chứng này chiếm 24% dân số ở Mỹ, nó tăng nhanh theo tuổi với hơn 40% ở người> 60 tuổi(18). Ở Việt Nam,
theo Lê Nguyễn Trọng Đức Sơn và cộng sự, tỷ lệ HCCH tại TP HCM là 18,5%(8) . Đối với ñột quỵ thiếu máu
não, John K. Ninomiya và cộng sự nhận thấy tỷ lệ ñột quỵ thiếu máu não có HCCH là 43,5%(15)(23). Ngoài ra,
theo G.J. L’Italien nguy cơ bệnh mạch vành và ñột quỵ ở người có HCCH gấp 1.8 lần người bình thường (26) ,
riêng Isomaa.B cùng các cộng sự là gấp 3(25). Sự hiện diện của lượng mỡ trong ổ bụng cũng là dấu tiên ñoán
ñộc lập của bệnh mạch vành. Tăng vòng eo và nồng ñộ triglyceride huyết tương lúc ñói giúp xác ñịnh những
người có nguy cơ cao bị bệnh ñộng mạch vành và ñái tháo ñường type 2(27).
Ở Việt Nam, theo Quách Hữu Trung và Hoàng Trung Vinh có 41,22% (54/131) bệnh nhân tăng huyết áp
và các biến chứng liên quan mắc HCCH(14). Theo Đào Duy An tỷ lệ này là 82,05% (64/78) cao gấp 3,86 lần
người bình thường. Do ñó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát ñặc ñiểm của HCCH trên
BN ñột quỵ do thiếu máu não cấp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
118 bệnh nhân trong nhóm bệnh và 116 bệnh nhân trong nhóm chứng ñược chúng tôi ghi nhận trong số các
bệnh nhân ñột quỵ do thiếu máu não cấp nhập viện từ tháng 6/2005 ñến tháng 4/2006 tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương và bệnh viện 30/4 TPHCM.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu bệnh chứng tiền cứu.
- Xác ñịnh tỷ lệ và so sánh các tỷ lệ thu ñược giữa 2 nhóm bệnh và chứng.
12
- Các kết quả ñược trình bày dưới dạng bảng, ñược so sánh bằng test χ2 với ngưỡng yù nghĩa chấp nhận là
p < 0,05. Tỉ số chênh OR ñược tính từ bảng 2x2 và ñược xem là có ý nghĩa khi khoảng tin cậy 95% không
chứa 1.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ HCCH trên bệnh nhân ñột quỵ thiếu máu não
1.Tuổi
Bảng 1: Phân bố theo tuổi của nhóm chứng và nhóm bệnh.
Nhóm tuổi Nhóm bệnh TB ± SD
Nhóm
chứng
TB ± SD
Chung
TB ± SD
Tuổi thấp
nhất
Tuổi cao
nhất
Tuổi trung
bình
38
88
65,42 ±
11.11
19
81
48,67 ±
13,27
19
88
57,12 ±
14,81
p < 0.001
2. Giới tính
Bảng 2. Phân bố giới tính giữa 2 nhóm
Giới tính Nhóm bệnh
n (%)
Nhóm
chứng
n (%)
Tổng
n (%)
Nam
Nữ
56 (47,5)
62 (52,5)
75 (64,7)
41 (35,3)
131 (56,0)
103 (44,0)
Tổng 118 116 234
p = 0.008
Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa
Bảng 3: Tỷ lệ HCCH
HCCH
Không
Có
Nhóm bệnh
30 (25,4)
88 (74,6)
Nhóm chứng
91 (78,4)
25 (21,6)
Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và HCCH với ñột quỵ thiếu máu não
Bảng 4: Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và HCCH với ñột quỵ thiếu máu não.
Yếu tố nguy
cơ
Nhóm
bệnh
n (%)
Nhóm
chứng
n (%)
OR
(KTC
95%)
p
Giới
Nam
Nữ
56 (47,5)
62 (52,5)
75 (64,7)
41 (35,3)
0,494
(0,292 –
0,835)
0,008
Tuổi
< 60
≥ 60
41 (34,7)
77 (65,3)
93 (80,2)
23 (19,8)
0,132
(0,073 –
0,238)
<
0,001
TB ± SD 65,42 ±
11,11
48,67 ±
13,27
16,79
(13,59 –
19,89)
<
0,001
HCCH
Không
Có
30 (25,4)
88 (74,6)
91 (78,4)
25 (21,6)
0,147
(0,083 –
0,261)
<
0,001
Hút thuốc
lá
Không
Có
77 (65,3)
41 (34,7)
112
(96,6)
4 (3,4)
0,067
(0,023 –
0,195)
<
0,001
Uống rượu
Không
Có
109
(92,4)
9 (7,6)
108
(93,1)
8 (6,9)
0,897
(0,334 –
2,412)
0,831
13
Bảng 5: Mối tương quan giữa các yếu tố chuyển hóa và HCCH với ñột quỵ thiếu máu não
Yếu tố nguy
cơ
Nhóm
bệnh
n (%)
Nhóm
chứng
n (%)
OR
(KTC
95%)
p
HCCH
Không
Có
30 (25,4)
88 (74,6)
91 (78,4)
25 (21,6)
0,147
(0,083 –
0,261)
<
0,001
Đường huyết
< 110mg%
≥ 110mg%
52 (44,1)
66 (55,9)
92 (793)
24 (20,7)
0,206
(0,115 –
0,366)
<
0,001
Triglycerid
< 150mg%
≥ 150mg%
37 (31,4)
81 (68,6)
15 (12,9)
101
(87,1)
3,076
(1,578 –
5,995)
0,001
Giảm HDL-c
Không
Giảm
41 (34,7)
77 (65,3)
63 (54,3)
53 (45,7)
0,448
(0,265 –
0,758)
0,003
Tăng HA
Không
Có
10 (8,5)
108
(91,5)
83 (71,6)
33 (28,4)
0,037
(0,017 –
0,079)
<
0,001
Tăng vòng eo
Không
Có
69 (58,5)
49 (41,5)
85 (73,3)
31 (26,7)
0,514
(0,296 –
0,891)
0,018
Đạc ñiểm HCCH ở bệnh nhân ñột quỵ thiếu máu não
Bảng 6: Giá trị trung bình của các thành phần trong HCCH ở nhóm bệnh
Đặc ñiểm
Không
HCCH
TB ± SD
Có HCCH
TB ± SD p
HA tâm thu 138,17 ±
21,71
144,38 ±
14,96
0,085
HA tâm trương 81,51 ± 9,39 84,43 ± 9,51 0,146
Glycemia 99,34 ±
17,89
139,27 ±
61,56
0,001
Tryglycerid 158,28 ±
79,12
255,49 ±
112,51
< 0,001
53,64 ±
40,64
36,67 ±
10,11
0,018 H DL-c
Nam
Nữ
43,37 ±
13,06
42,67 ±
15,23
< 0,001
75,69 ± 8,08 84,91 ± 7,16 0,885 Vòng eo
Nam
Nữ
77,16 ± 9,01 86,81 ± 8,75 0,001
Tỷ lệ HCCH theo phân nhóm thiếu máu não
Bảng 7: Tỷ lệ HCCH theo phân nhóm thiếu máu não.
HCCH Không
n (%)
Có
n (%) P
Phân nhóm
Bệnh MM
nhỏ
Bệnh MM
lớn
11 (36,7)
19 (63,3)
47 (53,4)
41 (46,6) 0,116
BÀN LUẬN
14
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi HCCH chiếm tỷ lệ khá cao 74,6% (88/118), nghĩa là cứ 5 BN bị
ñột quỵ thiếu máu não thì có 4 người mắc HCCH. Kết quả này cao hơn so các tác giả Yao He và các cộng sự
(26)
khi khảo sát tỷ lệ HCCH và mối liên quan của nó với bệnh tim mạch ở một cộng ñồng người Hoa trung
niên nhận thấy tỷ lệ HCCH ở BN ñột quỵ là 44,2%.Theo Đinh Hữu Hùng khi khảo sát 110 BN ñột quỵ TMN
cấp nhận thấy tỷ lệ mắc HCCH là 47,3% (theo tiêu chuẩn chẩn ñoán của ATP III dành cho người Châu Á) (5) .
Trong nghiên cứu của John K. Ninomiya(15)(23) và Jobien K. Olijhock(14) tỷ lệ BN ñột quỵ thiếu máu não có
HCCH theo tiêu chuẩn chẩn ñoán của ATP III lần lượt là 43,5% và 43%. Sự khác biệt này có thể do tiêu
chuẩn chọn bệnh của chúng tôi khác với các tác giả trên, chúng tôi chỉ chọn những BN ñột quỵ thiếu máu não
huyết khối. Tỷ lệ BN nữ trong nhóm bệnh có HCCH là 56,8% (50/88) cao hơn nam là 43,2% (38/88) nhưng
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). John K. Ninomiya và cộng sự cũng nhận thấy tỷ lệ BN nữ bị ñột quỵ có
HCCH cao hơn nam (OR: 0,94 với KTC 95%: 0,65 – 1,38) nhưng không có ý nghĩa thống kê (23).
Khi khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và HCCH với ñột quỵ thiếu máu não nhằm xác ñịnh
có hay không HCCH là yếu tố nguy cơ ñộc lập trong ñột quỵ, chúng tôi nhận thấy HCCH, hút thuốc lá, tuổi,
giới, THA,tăng triglycerid, tăng ñường huyết, giãm HDL-c và cả tăng vòng eo có liên quan một cách có ý
nghĩa thống kê với ñột quỵ (P <0,05). Kết quả của chúng tôi có nhiều ñiểm tương ñồng với kết quả của John
K. Ninomiya (23) .Tác giả này cũng ghi nhận HCCH, hút thuốc lá, tuổi, tăng triglycerid liên quan có ý nghĩa
ñối với ñột quỵ với OR và KTC 95% lần lượt là OR: 2,16; KTC 95%: 1,48 – 3,16; OR: 2,13; KTC 95%: 1,36
– 3,32, OR: 1,08; KTC 95%: 1,06 – 1,09 và OR: 1,87; KTC 95%: 1,22 – 2,87 Như vậy, ngoài tuổi cao, giới,
hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid, THA và tiểu ñường là những yếu tố nguy cơ trong ñột quỵ thiếu máu
não ñã biết(23)(26)(27) thì HCCH là một yếu tố nguy cơ ñộc lập trong ñột quỵ và mối tương quan của chúng với
ñột quỵ có ý nghĩa nhiều so với các yếu tố chuyển hóa như tăng triglycerid, giãm HDL-c và tăng vòng eo. Do
ñó, ngày nay khi nói ñến các yếu tố nguy cơ trong ñột quỵ thiếu máu não chúng ta chỉ cần nêu HCCH thay vì
nêu từng thành phần của chúng.
Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì béo bụng cũng là một yếu tố nguy cơ ñộc lập trong
ñột quỵ thiếu máu não. Đây là ñiểm khác biệt so với các tác giả John K. Ninomiya và Đinh Hữu Hùng. Trong
bộ tiêu chí chẩn ñoán mới của NCEP III 2004, béo phì vùng bụng có thể trở thành tiêu chí bắt buộc(27) . Do ñó,
béo bụng có thật sự là yếu tố nguy cơ trong ñột quỵ thiếu máu não ở người Châu Á thì cần có những nghiên
cứu sâu rộng khác trong tương lai.
Khi khảo sát nhóm bệnh có HCCH, chúng tôi nhận thấy yếu tố chuyển hoá gặp nhiều nhất là THA
(98,9%), kế ñến là tăng triglycerid (83%), giảm HDL-C (72,7%), tăng glucose máu (68,2%) và béo bụng
(52,3%) và ñều cao hơn nhóm bệnh không có HCCH một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Trong nghiên
cứu của Đinh Hữu Hùng cũng nhận thấy yếu tố chuyển hoá gặp nhiều nhất là THA (63,6%), kế ñến là giảm
HDL-C (57,3%), tăng triglycerid (51,8%), tăng glucose máu >= 110 mg% (50%) cao hơn nhóm bệnh không
có HCCH một cách có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)(5) . Như vậy, kết quả của John K. Ninomiya cũng cho thấy
các thành phần của HCCH như THA, tăng triglycerid, giảm HDL-C trong ñột quỵ ñều cao hơn ngay cả những
bệnh lý liên quan mạch máu khác.
Tỷ lệ kết hợp của cả 5 yếu tố chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 19,3%, ñối với kết hợp 4 yếu tố thì chủ yếu
là các yếu tố THA, tăng Triglycerid, giảm HDL-c, tăng glucose và kết hợp 3 yếu tố thì các yếu tố THA, tăng
Triglycerid, giảm HDL-c chiếm cao nhất 13,6%. Như vậy, thường có sự kết hợp của 3 yếu tố THA, tăng
Triglycerid, giảm HDL-c ở BN ñột quỵ thiếu máu não có HCCH .
Khi khảo sát theo nhóm bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ chúng tôi nhận thấy tỷ lệ HCCH ở nhóm
bệnh mạch máu nhỏ chiếm 53,4% nhiều hơn so nhóm bệnh mạch máu lớn (46,6%). Ngược lại với nhóm
không có HCCH bệnh mạch máu lớn nhiều hơn so nhóm bệnh mạch máu nhỏ nhưng không có ý nghĩa thống
kê.
Trong nhồi máu não lỗ khuyết hay nhồi máu não ñộng mạch nhỏ cơ chế sinh lý bệnh không rõ ràng, liên
hệ ñến thành lập vi xơ mỡ mạch và thoái hóa hyalin mỡ. THA, hút thuốc lá, tiểu ñường và tuổi tác là những
nguyên nhân thường gặp ở BN nhồi máu não lỗ khuyết nên nhiều khi không thể giải thích mỗi trường hợp và
nhồi máu do tắc ĐM lớn cũng có yếu tố nguy cơ tương tự như trên(1) .
KẾT LUẬN
HCCH là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp trong thực tế lâm sàng, nó thúc ñẩy nhanh quá
trình XVĐM dẫn ñến ñột quỵ thiếu máu não huyết khối. Việc kiểm soát các thành phần chuyển hóa trong
HCCH cần ñược ñặc biệt quan tâm. Các xét nghiệm này ñơn giản dễ thực hiện ở mọi cơ sở y tế, do ñó việc
tầm soát các thành phần trong HCCH cần ñược ñặt ra mỗi 6 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bùi Kim Mỹ. Căn nguyên của ñột quỵ. Sổ tay ñột quỵ Bộ môn Nội Thần kinh- 2004.
(2) Đào Duy An. Hội chứng chuyển hóa và các rối loạn liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kỷ yếu báo
cáo khoa học, 6/2005:16-20.
15
(3) Đặng Vạn Phước. Cập nhật về chẩn ñoán và ñiều trị hội chứng chuyển hoá.Hội thảo chuyên ñề cập
nhật về HCCH, 7/2004.
(4) Demarin V, Varger-Solter V , et al.Dynamic changes of serum lipids and lipoprotein in patient with
acute cerebral stroke.University Deparment of Neurology,Sestre milosdnice University Hospitol,
Zagreb, Croatia.
(5) Đinh Hữu Hùng . Mối liên quan giữa HCCH và ñột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Luận án Thạc sỹ Y
khoa TP HCM 2006 .
(6) Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Hồ Hải Hưng.Bệnh nhân ñái tháo ñường type 2 tại bệnh viện C Đà Nẵng. Kỷ yếu
các ñề tài nghiên cứu khoa học,12/2004.
(7) Festa A, D’ Agostino R Jr, Howard D, et al.Chronic subclinical inflammation as part of the insulin
resistance syndrome;the Insurin Resistance Atherosclerosis Study(IRAS).Circulation 2000; 102:42-7.
(8) Ford Es, Giles Wh, Dietz Wh. Prevalence of the metabolic syndrome among US adults: findings from
the third National Health and Nutrition Examination Survey, Jam 2001; 286:195-200.
(9) Frank M.Yatsu,Carlos Villar Cordova. Atherosclerosis. Stroke,third edition,2:29-35.
(10) Frank Sacks. The Metabolic syndrome: is it an important medical issue in your opinion( and
specialty) ? Why ? Met’s in sights, September 2003, No1.
(11) Huỳnh Thị Thúy Hằng. Khảo sát sự kết hợp các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thiếu máu não
cấp. Tài liệu báo cáo khoa học. Hội Thần kinh học TP. HCM, lần thứ 4, 2004.
(12) Janssen I, Katzmarzykpt, Ross R-Waist circumference and not body mass index explains
obsity-related health risk.An J Clin Nutr 2004, 79: 379-84.
(13) Jeffrey A. Johnson, Phd, Sumit R. Majumdar. Decreased mortality associated with the use of
Metformin Compared with Sulfonylurea Monotherapy in Type 2 Diabetes.
(14) Jobien K. Olijhoek. The Metabolic syndrome is associated with advance vascular damage in
patients with coronary heart disease , stroke, peripheral arterial disease or abdominal arotic aneurysm.
Euro Heart Journal 2004; 25: 342-348.
(15) John K, Ninomiya, Msc; Gilbert L’ Italien, Phd; Michael H.Criqui, Md, Mph, Joanna.L
Whyte, Ms, Rd, Msp H, Association of the metabolic syndrome with history of myocardial in
fartion and stroke in the third National Health and Nutrition Examination Survey, Circulation, 2004;
109: 42-46
(16) Jose Biller And Askiel Bruno.Acute ischemic stroke.Current therapy in neurologic
disease.Fifth Edition 1997:191-197
(17) N.Koren-Morag;U.Goldbourt,D.Tanne.Relation beween the metabolic syndrome and
ischemic stroke or transient ischemic attack. Stroke 2005;36:1366.
(18) Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và cộng sự. HCCH: tỷ lệ mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ trong
dân số nội thành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thời sự tim mạch số 86 tháng 4/2005.
(19) Lê Tự Phương Thảo. Đặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng của nhồi máu não tuần
hoàn sau. Luận án tiến sĩ y khoa TP HCM, 2005.
(20) Lê Văn Thành và cộng sự. Nghiên cứu sơ bộ dịch tể học tai biến mạch máu não tại 3 tỉnh phía
nam: TP HCM, Tiền Giang và Kiên Giang. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học ngành y tế, 1999.
(21) Ngọ Xuân Thành, Hoàng Khánh. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân TBMMN. Tạp chí y khoa
thực hành số 8/2000.N
(22) Nguyễn Hữu Công. Khái niệm ñột quỵ. Sổ tay ñột quỵ Bộ môn Nội Thần kinh- 2004.
(23) Nguyễn Thị Đức Hạnh.Đánh giá lâm sàng và ñiều trị nhồi máu não trên bệnh nhân ñái tháo
ñường type 2.Luận án Thạc sỹ Y khoa TP HCM, 2002.
(24) Nguyễn Thi Hùng. Góp phần nghiên cứu tiên lượng nhồi máu não, YHTP HCM, hội thảo
TBMMN lần 2 các tỉnh phía Nam, chuyên ñề thần kinh học, 1999.
(25) Quách Hữu Trung, Hoàng Trung Vinh.Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng
huyết áp.Kỷ yếu các ñề tài nghiên cứu khoa học,12/2002.
(26) Vũ Anh Nhị.Thần kinh học lâm sàng và ñiều trị.NXB Cà Mau, 2001.
(27) Yao He, Bin Jiang, Jie Wang, Kay Feng, Qing Chary. Prevalence of the Metabolic syndrome
and its relation to cardiovascular disease in an ederly Chinese population.
(28) Paul Zimmet,international Diabetes institute Melbourne, Australia. The metabolic syndrome:
current criteria. Mets in sights, February 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hoi_chung_chuyen_hoa_tren_benh_nhan_dot_quy_do_thie.pdf