Liệu pháp điều trị kháng sinh - KS điều trị ban đầu 100% là theo kinh nghiệm, trong đó Ampi + Cefo ± Gen 84% →điều này phù hợp với đề nghị của đa số các tác gỉa(5,9,22,23), Ampi/Cefo ± Gen 4,8%, Ampi+ Cefo+ Gen+ Metr 4,8%, Ampi ± Cefo+ Gen+ Oxa 6,5%. Đổi KS lần 1 là 24(38,7%) gồm Van ± Ami 6(9,7%), Cefta ± Ami 4(6,5%), Pef ± Ami 3(4,8%), Van + Pef 11(17,7%). Đổi KS lần 2 là 5 (8,1%) gồm: 1(1,6%) Cefta ± Ami, 2(3,2%) Axe ± Ami, 2(3,2%) Van ± Ami. - Thời gian dùng KS trung bình nhóm sống 12,45 ± 4,26, tử vong 5,5 ± 4,85, di chứng 21,67 ± 6,53 (ngày) thấp hơn so với Phùng Nguyễn Thế Nguyên: sống 17± 9, tử vong 13 ± 12 ngày(21) có ý nghĩa thống kê (T-test, p<0.05) là do mẫu nghiên cứu khác nhau. Kết quả điều trị Tỷ lệ tử vong 14 (22,6%) cao hơn Hans Flaaten 13,5%(8)nhưng thấp hơn Đinh Anh Tuấn 37,8%(3) và Zeeshan 31%(26) có thể do cách chọn mẫu khác nhau. Trong đó tử vong chủ yếu ở nhóm trẻ ≤ 7 ngày tuổi 13/14 (93%), CNLS<2500gr 9/14 (64%), non tháng 9/14 (64%(, ngạt lúc sanh 7/14 (50%), tỷ lệ NK có ngạt tử vong thấp hơn Phạm T. Xuân Tú 83%(20) có lẽ vì tỷ lệ trẻ NK có ngạt của tác giả này cao hơn. HCNKTTSS vào sốc 5 (8,1%) tử vong 100% cao hơn Đinh Anh Tuấn 67,7%(3) và Phùng Nguyễn Thế Nguyên 86,5%(21), chứng tỏ khả năng điều trị sốc nhiễm khuẩn của chúng tôi còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ di chứng do HCNKTTSS là 6 (9,7%) chủ yếu ở nhóm trẻ đủ tháng 4/6 (66,6%), nhóm HCNKTTSS muộn 5/6 (83,3%). và ở trẻ có CNLS <2500g 3/6 (50%).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Bạc Liêu từ 09/2006 - 04/2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
10 ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN TOÀN THÂN SƠ SINH
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN BẠC LIÊU TỪ 09/2006 - 04/2007
Trịnh Thu Dung*, Huỳnh Thị Duy Hương**, Phạm Thu Thuỳ***.
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ (DT), lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS), việc sử dụng
kháng sinh điều trị và kết quả điều trị HCNKTTSS tại BV Bạc Liêu.
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng –phương pháp nghiên cứu: 62 trẻ ≤ 30 ngày tuổi thoả chẩn đoán HCNKTTSS (gồm
HCĐƯVBT và sự nhiễm khuẩn) tại BV Bạc Liêu từ tháng 09/2006-04/2007. Tất cả được mô tả các đặc điểm
DT, LS, CLS, kháng sinh điều trị và kết quả điều trị HCNKTTSS.
Kết quả: Trong số 62 trẻ bị HCNKTTSS có 82,3% là NKTTSS sớm, Nam 58,1%, nhẹ cân 58,1%, sanh
non 53,2%, nông thôn 74,2%, ngạt lúc sanh 32,3%. Lâm sàng thường gặp là lừ đừ 95,2%, bú ít 67,3%,
SpO2< 90% 64,5%, rối loạn thân nhiệt 55%, dịch dư dạ dày 48%, vàng da 45%, các triệu chứng khác
10 mg/l 85,5% các xét nghiệm khác (+) <50%, cấy máu (+) 9,6% (100% Staphylococcus
và 50% liên quan tới catheter TM rốn). Kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm Ampicillin + Cefotaxim ±
Gentamycin 84,4%. Đổi kháng sinh lần 1 là 38,5% và đổi lần 2 là 8,1%. Tử vong 22,6% (tử vong do sốc
NK là 100%), di chứng 9,7%.
Kết luận: Đa số là HCNKTTSS sớm, trẻ dễ bị HCNKTTSS là sanh non, nhẹ cân, nam. Triệu chứng LS
không đặc hiệu. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán (+) thấp ngoại trừ CRP, đặc biệt là cấy máu (+) rất thấp.
Vì thế chẩn đoán HCNKTTSS phải phối hợp tiền căn –khám LS– CLS. Kỹ thuật cấy bệnh phẩm, điều trị
chống sốc và vô trùng BV còn rất nhiều hạn chế.
ABSTRACT
NEONATAL SEPTIC CHARACTERISTICS AT NEONATAL WARD, BẠC LIÊU HOSPITAL FROM
09/2006 TO 04/2007.
Trinh Thu Dung, Huynh Thi Duy Hương, Pham Thu Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 45 - 50
Objectives: To describe the epidemiologic, clinical, paraclinical features, the use of antibiotics in
treatment and outcome of neonatal sepsis at Bạc Liêu hospital.
Design: prospective descriptive study.
Subjects and methods: sixty-two neonates having features of sepsis (FIRS and infection) at Bac Liêu
hospital from 09/2006 to 04/2007. All of these neonates were described the epidemiologic, clinical features,
laboratory tests, the use of antibiotics in treatment and results of neonatal septic treatment.
Results: Out of 62 sick neonates, 82,3% were less than 7 days old, 58% were low birth weight, 53,2%
were preterm, 58% were boy, 74,2% were in rural area and 32,3% were asphyxia at birth. The common
features of sepsis were less motion 95%, poor feeding 68 %, SpO2<90% 64,5%, instable temperature 55%,
jaundice 45% and other symtoms 10 mg/l was 85,5%, abnormal ratio of other tests was low
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
(<50%). Blood culture was positive in 9,6% (100% Staphylococcus, 50% related to umbilical vein catheter).
The most common empiric antibiotic therapy was Ampi + Cefo +/- Genta 84,4%, change to the first and the
second antibiotics was in turn 38,5% and 8,1%. Outcome was mortality 22,6% (the mortality for septic
shock was 100%) and sequelae 9,6%.
Conclusions: Early neonatal sepsis was the most common, the factors sensitive in neonatal sepsis were
prematurity, low birth weight, male. Clinical features were nonspecific for diagnosis, examining tests
helping for diagnosis except CRP were positive in <50% and blood culture was specially positive in very low,
so neonatal septic diagnosis should be combined the history, clinics and paraclinics. Blood culture technique,
treatment with septic shock and prevention of nosocomial sepsis was very restricted.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tử vong sơ sinh chiếm 38% tử vong của trẻ
< 5 tuổi, nguyên nhân do nhiễm khuẩn 36%.
Tỷ lệ mắc HCNKTTSS ở châu Á 7,1 - 38‰ sơ
sinh sinh sống, tử vong do HCNKTTSS 5-
56%(3,21). Việt Nam tử vong do NKHSS từ 31-
69,3%(15,18) tuỳ từng địa phương. Lâm sàng đa
dạng, trùng lấp, cấy bệnh phẩm (+) thấp 28-
30,8%(12,26)→ bỏ sót chẩn đoán ()→ tử vong.
Hơn nữa DT, tác nhân gây bệnh, phương tiện
và điều trị ở mỗi địa phương lại có những
đặc thù riêng. Vì thế chúng tôi làm nghiên cứu
này nhằm bước đầu xác định tỷ lệ các đặc
điểm DT, LS, CLS, các loại kháng sinh dùng
điều trị HCNKTTSS tại BV Bạc Liêu là bao
nhiêu ? Và kết quả điều trị như thế nào ?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát đặc điểm DT, LS, CLS, điều trị và
kết quả điều trị HCNKTTSS tại khoa sơ sinh
BV Bạc Liêu.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ các đặc điểm DT, LS, CLSh
(BC, BCĐNTT, PMNB, TC, CRP, Hct, đường
huyết, điện giải đồ, Creatinin máu và cấy
máu), các loại kháng sinh điều trị NKTTSS và
thời gian dùng kháng sinh trung bình là bao
nhiêu? Kết quả điều trị như thế nào?
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đối tượng: trẻ ≤ 30 ngày tuổi nhập khoa
sơ sinh BV Bạc Liêu 09/06-04/07 thoả tiêu
chuẩn chẩn đoán HCNKTTSS, gia đình đồng ý
tham gia nghiên cứu (NC) và ngoài tiêu chí
loại trừ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Trẻ ≤ 30 ngày tuổi có HCNKTTSS khi thoả:
+ HCĐƯVBT: có ≥ 2 tiêu chí sau(9)
- Nhịp thở >60l/p kèm co lõm ngực/ thở
rên/ SpO2 < 90%.
- Thân nhiệt không ổn định (
37,90C).
- Phục hồi màu da (CRT) > 3 giây.
- Số lượng BC
34000/mm3
- CRP > 10 mg/l
+ Và có ít nhất 1 trong các điều kiện (ĐK)
sau đây(1,9):
- ĐK 1: có cấy hoặc nhuộm Gram các bệnh
phẩm (+).
- ĐK 2: có ≥ 3 dấu (không trùng với 2 tiêu
chí đã chọn trong HCĐƯVBT): nhịp tim >180
l/p hoặc <100 l/p, ngủ gà hoặc thay đổi tình
trạng tâm thần, không dung nạp thức ăn, thở
nhanh > 60 l/p kèm hoặc thở rên hoặc co lõm
ngực hoặc giảm độ bão hoà oxy (< 90%), thân
nhiệt không ổn định, CRT>3'', BC < 5000/mm3
hoặc >34000/mm3, CRP > 10 mg/l, Glucose/máu
>10 mmol/l, Band neutrophills >10%, I/T > 0,2, TC
< 100.000/mm3.
- ĐK 3: XQ phổi có hình ảnh tổn thương
dạng viêm phổi.
- ĐK 4: bất thường BC trong các dịch cơ
thể: DNT, nước tiểu.
- ĐK 5: da nhiều mụn mủ, hoặc mụn mủ
nhiễm trùng nặng, hoặc mủ rốn.
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ đang điều trị phải chuyển tuyến trên.
* Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả hàng loạt ca.
Xử lý dữ liệu
Xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0, xác
định tỷ lệ, trung bình theo mục tiêu cụ thể, dùng
phép kiểm χ2 so sánh 2 tỷ lệ, phép kiểm T so sánh
2 trung bình, mức ý nghĩa p<0.05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - BÀN LUẬN
Trong 8 tháng từ 09/06 - 04/07 có 62 trẻ
được đưa vào lô NC.
Đặc điểm dịch tễ
* Giới tính - Tuổi thai- CNLS
Nam 36 (58,1%). Nam/Nữ 1,38 tương tự
Phạm Thị Xuân Tú(20), cao hơn Zeeshan 1,18/1(26)
nhưng thấp hơn Đinh Anh Tuấn 1,83/1(3) và Lê
Thị Thanh Hương 1,87/1(14). Sự khác biệt này có
lẽ là do cách chọn mẫu khác nhau giữa các NC.
Nam bị bệnh nhiều hơn nữ có khả năng là do
gen quy định chức năng miễn dịch nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X(5,9).
Tuổi thai trung bình 35,09 ± 4,07 (26-44)
tuần, < 37 tuần 33 (53,2%) cao hơn so với các
tác giả: Đinh Anh Tuấn 52,4%(3), Nguyễn Ngọc
Rạng 35%(17) và Zeeshan 40%(26) nhưng thấp
hơn Lê Thị Thanh Hương 58,3%(14) và Phạm
Thị Xuân Tú 73,9%(20).
CNLS trung bình 2288 ± 710 gr (1000- 3900
gr), trẻ có CNLS < 2500gr 36 (58,1%) Ðiều này
phù hợp với ghi nhận của Nagata(4) và Morven(5)
thì tỷ lệ mắc HCNKTTSS tăng tỷ lệ thuận với sự
sanh non và CNLS thấp. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ có
CNLS thấp của chúng tôi thấp hơn so với các tác
giả Đinh Anh Tuấn 63,4%(3), Lê Thị Thanh
Hương 62%(14) và Zeeshan 71%(26). Khác biệt này
là ngẫu nhiên và/hoặc do cách chọn mẫu khác
nhau giữa các NC.
* Thời điểm mắc HCNKTTSS - Ngạt lúc sanh
- Nơi gởi bệnh đến
Ngày tuổi trung bình: 3,40 ± 5,74 (0-28)
ngày, trẻ ≤ 7 ngày là 51(82,3%) cao hơn nhiều
so với trẻ > 7 ngày có ý nghĩa thống kê (χ2,
p<0,0005), phù hợp với ghi nhận của Samir
95% NKTTSS xảy ra trong 72h đầu sau sanh(23)
nhưng cao hơn Đinh Anh Tuấn 75,6%(3),
Zeeshan 64%(26) có thể do BV Bạc Liêu là nơi
đầu ngành của tỉnh về Sản và Sơ sinh, do đó
đa số những ca sanh non, sanh khó, sang chấn
sản khoa sẽ được tập trung về. Mà đây chính
là những trẻ dễ mắc NK sớm.
Ngạt lúc sanh 20 (32,2%) trong đó 19 (95%)
là HCNKTTSS sớm → chứng tỏ ngạt lúc sanh
có liên quan với NKSS sơm. Theo Imad R
Makhoul nguy cơ NK tăng cao với ngạt(15). Tỷ
lệ ngạt cao hơn so với Lê Thị Thanh Hương
22,6%(14) nhưng thấp hơn Phạm Thị Xuân Tú
44,8%(20) có lẽ do cách chọn mẫu và thời điểm
nhận định ngạt khác nhau.
Trẻ đến từ khoa sản 45,3% và tự đến 35,5%
cao hơn Lê Thị Thanh Hương 19%(14) và Đinh
Anh Tuấn 19%(3) có thể do BV Bạc Liêu là nơi
duy nhất của tỉnh có khoa sơ sinh nên bệnh tự
đến nhiều hơn.
Nơi cư ngụ - dân tộc
Nông thôn 46(74,2%). Kinh > Khmer > Hoa
> Thiểu số lần lượt là 69,4%, 22,5%, 6,5%, 1,6%.
Khác biệt này là do sự phân bố dân số một
cách ngẫu nhiên.
Đặc điểm lâm sàng.
Bảng 1: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng so với các tác
giả khác(3,20,21,25,(26).
Triệu
chứng Chúng tôi Đ.A.T P.N.T.N P.T.X.TV.Đ.Tr Zeeshan
Tỷ lệ % N=62 N=82 N=115 N=88 N=35 N=100
Lừ đừ 59 (95,2%) 97,1
Sốt 24 (38,7%) 35,3 31,3 27,3 34,3 75
Hạ thân
nhiệt
10
(16,1%) 17,1 1,7 56,8 14,3 15
Mạch
nhanh
18
(28,9%) 57,3 74,4 51,4
CRT>3'' 14 (22,5%) 35,4
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Triệu
chứng Chúng tôi Đ.A.T P.N.T.N P.T.X.TV.Đ.Tr Zeeshan
Da nổi
bông
13
(20,9%) 34,8 35
Mạch
nhẹ 5 (8,1%) 39
Thở rên 14 (22,5%) 48,8
Thở co
lõm
18
(28,9%) 80,5 8,6
Cơn
ngưng
thở
15
(24,2%) 17,1 22
Xanh
tím môi
18
(28,9%) 89 23,9 28
Bỏ bú 42 (67,8%) 97,6 78,4 78,4 28,6 75
Ói 12 (19,3%) 20,4 14,2 50
Chướng
bụng
15
(24,2%) 78 56,5 56,8 42,9
Tiêu
chảy 2 (3,2%) 11,3 0
Dịch dư
dạ dày 30 (48%) 56,1
Li bì 12 (19,3%) 65,9 97,1 88
Kích
thích 2 (3,2%)
Hôn mê 1 (1,6%) 8,5
Co giật 8 (12,8%) 3,7 11,3 5,7
Tăng
TLC
12
(19,3%) 6,1
Giảm
TLC
15
(24,2%) 78
Thóp
phồng 4 (6,5%) 10,2
Phù
cứng bì 2 (3,2%) 35,8 28,3 55,7
Triệu
chứng Chúng tôi Đ.A.T P.N.T.N P.T.X.TV.Đ.Tr Zeeshan
Vàng da 28 (44,8%) 58,5 53 64,8 28,3
Mủ da 6 (9,6%) 14,3
Mủ rốn 3 (4,8%) 2,3 11,4
Gan to 11 (17,7%) 17,1 21,7 19,3 8,6
XHDD 2 (3,2%) 54,9
XHTH 2 (3,2%) 27
Trẻ có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng và
tỷ lệ các triệu chứng luôn khác nhau giữa các
NC (Bảng 1). Điều này chứng tỏ lâm sàng đa
dạng và không đặc hiệu, phù hợp với nhận xét
của đa số các tác giả (7,12,26).
Đặc điểm cận lâm sàng
Phết máu ngoại biên (PMNB):
PMNB bất thường 30 ca(48%). Trong đó
Band>10% 23(37%) tương tự tác giả Huỳnh Thị
Duy Hương(11) thấp hơn Võ Đức Trí 59%(25) nhưng
cao hơn Đinh Anh Tuấn 34%(3), tỷ lệ I/M > 0,3 là
15 (24,2%), tỷ lệ I/T > 0,2 là 20 (32%) thấp hơn
nhiều so với tác giả Lâm Thị Mỹ 61,4%(13) nhưng
cao hơn Zheeshan 21-25%(26). Theo Rober S.
Baltimore tăng tế bào đầu dòng của tuỷ xương là
giai đoạn sớm của NKTT(1), Hạt độc (+) 3 (4,8%)
thấp hơn Lâm Thị Mỹ 9,09%. Kết quả khác biệt
giữa các tác giả cho thấy thay đổi PMNB rất rộng
vì vậy PMNB bất thường gợi ý chẩn đoán nhưng
nếu bình thường không loại trừ chẩn đoán
HCNKTTSS(26).
* Huyết học – Hoá sinh – Vi sinh
Bảng 2: So sánh kết quả xét nghiệm huyết học – sinh hoá và vi sinh với các tác giả khác.
Kết quả xét nghiệm Chúng tôi ĐAT PNTN NNR PTXT Zeeshan
BC: < 5000/mm3
> 20000/mm3
> 34000/mm3
7 (11,3%)
13 (21%)
5 (8,1%)
15,9%
8,5%
21,7%
15,7%
42,4% 52,3% 28- 39%
BCĐNTT: <1500/mm3
>15000/mm3
2 (3,2%)
5 (8,1%)
71,4%
TC: <100000/mm3
<150000/mm3
11 (17,7%)
11 (17,7%)
44 % 39% 44% 19,5% 40-69%
Hct < 35% 18% 28% 32% 19% 13,6%
CRP > 10 mg/l 53 (85,5%) 83% 86%
Ion đồ : Na+<135 mEq/l
Na+≥150 mEq/l
K+ < 3,5 mEq/l
K+ > 5,5 mEq/l
12 (19,3%)
4 (6,5%)
3 (4,8%)
7 (11,3%)
6,1%
50%
43,9%
15,9%
29,2%
2,6%
Rối loạn về
K+ là 27,5% 30%
Rối loạn điện
giải chung
59%
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Kết quả xét nghiệm Chúng tôi ĐAT PNTN NNR PTXT Zeeshan
Ca2+ < 2 mEq/l 4 (6,5%)
Đường máu: < 40 mg%
> 180 mg%
12 (19,3%)
13 (21%)
17%
Creatinin >1.5 mg% 6 (9,7%) 7,3% 9,6%
Cấy máu (+)
Stap. aureus
Stap.cpa.negative
6 (9,7%)
3 (4,8%)
3 (4,8%)
28%
1,1%
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Tỷ lệ các bất thường về BC và BCĐNTT trong HCNKTTSS thấp < 50% tương tự như
ghi nhận trong y văn(9,23). Theo Karen M Puopolo BC< 5000/mm3và BCĐNTT < 1500/mm3
thường gặp trong NKTTSS(22). Do đó nếu chỉ đếm BC và BCĐNTT sẽ bỏ sót chẩn đoán.
Theo Zeeshan TC giảm cùng với sự thay đổi hình thái BC có giá trị sàng lọc
HCNKTTSS(26).
CRP>10 mg/l 53(85,5%) gần tương tự như zeeshan(26) và Đinh Anh Tuấn(3). CRP trung
bình của nhóm sống 22,5 ± 15,9, nhóm tử vong 29,6 ± 21,97 và nhóm di chứng 44,9 ±
51,13mg/l. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (T-test, p10mg/l tăng càng cao
tiên lượng càng nặng.→ CRP có giá trị theo dõi diến tiến và đáp ứng điều trị
NKTTSS(6,12,19).
Cấy máu (+) 9,7% thấp hơn Zeeshan 28%(26) và Mokuolu 30,8%(12) có lẽ do kỹ thuật
cấy bệnh phẩm của BV chúng tôi còn nhiều hạn chế. 100% cấy ra Staphyloccocus, 50%
trong số này xảy ra sau thay máu chứng tỏ công tác vô trùng BV chưa tốt.
Liệu pháp điều trị kháng sinh
- KS điều trị ban đầu 100% là theo kinh nghiệm, trong đó Ampi + Cefo ± Gen 84%
→điều này phù hợp với đề nghị của đa số các tác gỉa(5,9,22,23), Ampi/Cefo ± Gen 4,8%,
Ampi+ Cefo+ Gen+ Metr 4,8%, Ampi ± Cefo+ Gen+ Oxa 6,5%. Đổi KS lần 1 là 24(38,7%)
gồm Van ± Ami 6(9,7%), Cefta ± Ami 4(6,5%), Pef ± Ami 3(4,8%), Van + Pef 11(17,7%).
Đổi KS lần 2 là 5 (8,1%) gồm: 1(1,6%) Cefta ± Ami, 2(3,2%) Axe ± Ami, 2(3,2%) Van ±
Ami.
- Thời gian dùng KS trung bình nhóm sống 12,45 ± 4,26, tử vong 5,5 ± 4,85, di
chứng 21,67 ± 6,53 (ngày) thấp hơn so với Phùng Nguyễn Thế Nguyên: sống 17± 9, tử
vong 13 ± 12 ngày(21) có ý nghĩa thống kê (T-test, p<0.05) là do mẫu nghiên cứu khác
nhau.
Kết quả điều trị
Tỷ lệ tử vong 14 (22,6%) cao hơn Hans Flaaten 13,5%(8)nhưng thấp hơn Đinh Anh
Tuấn 37,8%(3) và Zeeshan 31%(26) có thể do cách chọn mẫu khác nhau. Trong đó tử vong
chủ yếu ở nhóm trẻ ≤ 7 ngày tuổi 13/14 (93%), CNLS<2500gr 9/14 (64%), non tháng 9/14
(64%(, ngạt lúc sanh 7/14 (50%), tỷ lệ NK có ngạt tử vong thấp hơn Phạm T. Xuân Tú
83%(20) có lẽ vì tỷ lệ trẻ NK có ngạt của tác giả này cao hơn. HCNKTTSS vào sốc 5 (8,1%)
tử vong 100% cao hơn Đinh Anh Tuấn 67,7%(3) và Phùng Nguyễn Thế Nguyên 86,5%(21),
chứng tỏ khả năng điều trị sốc nhiễm khuẩn của chúng tôi còn nhiều hạn chế.
Tỷ lệ di chứng do HCNKTTSS là 6 (9,7%) chủ yếu ở nhóm trẻ đủ tháng 4/6 (66,6%),
nhóm HCNKTTSS muộn 5/6 (83,3%). và ở trẻ có CNLS <2500g 3/6 (50%).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 62 bệnh nhân bị HCNKTTSS tại BV Bạc liêu từ 09/2006 - 04/2007 chúng
tôi rút ra 1 số kết luận như sau:
Đa số là HCNKTTSS sớm 82,3%, nông thôn 74,2%, nam 58,1%, nhẹ cân 58,1%, sanh
non 53,2%, ngạt lúc sanh 32,3% (trong đó 95% trẻ ngạt bị HCNKTTSS sớm).
Để chẩn đoán sớm HCNKTTSS cần phải kết hợp chặt chẽ giữa bệnh sử – khám LS –
CLS vì triệu chứng LS không đặc hiệu (thường gặp theo thứ tự là: lừ đừ 95%, bú ít
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
67,3%, SpO2 <90% 64,5%, rối loạn thân nhiệt 58%, dịch dư dạ dày 48%, vàng da 45%), kết
quả CLS (+) thấp ngoại trừ CRP>10 mg/l 85,5% (như bất thường số lượng BC 40,3%,
PMNB bất thường 48%, bất thường đường/máu 40,3%, rối loạn điện giải 38%, cấy máu
(+) 9,6%...).
Kỹ thuật cấy bệnh phẩm còn nhiều hạn chế và việc thực hiện nguyên tắc vô trùng
BV chưa triệt để tỷ lệ cấy máu (+) chỉ 9,7% và đều là Staphylococcus, 50% số này xảy ra
sau đặt catheter TM rốn.
Liệu pháp điều trị kháng sinh: kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm có tới 84% dùng
Ampicillin + Cefotaxim +/- Gentamycin, 38,6% đổi kháng sinh lần 1 trong số này có 9,7% đổi
theo kháng sinh đồ, 8,1% phải đổi kháng sinh lần 2.
Khả năng điều trị sốc NKTTSS còn rất yếu → tỷ lệ tử vong 14(22,6%) chủ yếu ở
nhóm trẻ bị HCNKTTSS sớm 93%, nhẹ cân 66,66%, non 64%, ngạt 50%, sốc NKTT tử
vong 100%. Di chứng 6(9,7%) chủ yếu ở nhóm trẻ HCNKTTSS muộn 83,3%, đủ tháng
66,6%.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn, thời gian dài hơn về HCNKTTSS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baltimore RS., Jenson HB. (2002), "Laboratory evaluation of the inflammatory response", Pediatrics infectious diseases,
2nd edition, WB Sauders company, pp. 92-98.
2. Brahm G, Brett G, Anrienne Randolph MD and et al (2005), "International pediatric sepsis consensus conference:
Definition for sepsis and organ dysfunction in pediatrics", Peditr crit care Med, 6(1), pp. 2-8.
3. Đinh Anh Tuấn (2006), "Đặc điểm tổn thương đa cơ quan trong NKHSS tại BVNĐ1 năm 2005-2006", Luận án BSCK 2
- chuyên ngành nhi khoa ĐHYD-TPHCM.
4. Edison N., Angela B and Tiemi M (2002), "Nosocomial infections in a neonatal intensive care unit: Incidence and
risk factors", American journal infection control, 30(1), pp. 26-31.
5. Edwards MS. (2006), "Postnatal Bacterial infections", Fanaroff and Martin's Neonatal perinatal medicine: Diseases of the
fetus and infant, 8th edition, 2(8), pp. 781-840, Elsevier Mosby.
6. Ehl S, Gering B, Barmann P et al (1997),"C-reactive protein is useful marker for guiding duration of antibiotic
therapy in suspected neonatal bacterial infections", Americian Academy of pediatrics, 99, pp. 216-221.
7. Fischer JE. (2005), "Physicians’ ability to diagnose sepsis in newborn and critically ill children", Pediatr Crit Care
Med, 6(3), pp. s120-s125.
8. Flaatten H (2004),"Epidemiology of sepsis in Norway in 1999",Critical care, p.180-184.
9. Gomella TL (2004), "Infectious diseases", Neonatology, 5th edition, pp. 434-441, McGraw-Hill Companies.
10. Haque KN.(2005), "Definitions of specific infections: definitions of bloodstream infection in the newborn", Pediatr
Critical Care Medicine, 6(3), pp. 1-9.
11. Huỳnh Thị Duy Hương (1997), "Giá trị các thay đổi hình thái của BCĐNTT trong chẩn đóan NKHSS", Luận án Bác sĩ chuyên
khoa2 – Chuyên ngành nhi khoa – ĐHYD TP. HCM.
12. Kaufman D and Fairchild KD. (2004), "Clinical microbiology of bacterial and Fungal sepsis in very-low-birth-
weight Infants", American society for clinical microbiology,17(3), pp.638-680.
13. Lâm Thị Mỹ (1994), "Đặc điểm nhiễm khuẩn huyết sơ sinh", Luận án Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành nhi, ĐHYD -
TPHCM.
14. Lê Thị Thanh Hương (2003), "Dịch tễ học và tính đề kháng kháng sinh của NKH Gr(-) ở trẻ sơ sinh từ 05/2002-
04/2003". Luận án bác sỹ chuyên khoa 2 – chuyên nghành nhi khoa- ĐHYD TPHCM.
15. Makhoul IR., Sujov P, Smolkin T et al (2002), "Epidemiological, Clinical, and Microbiological characteristics of late-
onset sepsis among very low birth weight in Israel: a national survey", American Academy of Pediatrics, 109, pp. 34-39.
38.
16. Mokuolu AO (2002), "Neonatal septicaemia in Iloren: bacterial pathogens and antibiotic sensitivity pattern." African journal
of medicine and medical sciences. , 31(2), pp. 127-130.
17. Nguyễn Ngọc Rạng (2000), "NKHSS: các yếu tố tiên lượng nặng và liệu pháp kháng sinh", Thời sự y dược học
10/2001; 258-261.
18. Osrin D, Vergnano S and Costello A (2004), "Serious bacterial Infections in newborn infants in developing
countries", Lippincott Williams &Wilkins, 17, pp. 217-224.
19. PC.Ng (2004), "Diagnostic markers of Infection in neonates", Arch dis child fetal neonate, 89, pp. F229-F235.
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
20. Phạm Thị Xuân Tú, Phạm Văn Hùng (2002), "Đặc điểm lâm sàng, sinh học của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh", Hội nhi
khoa toàn quốc.
21. Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2005), "Đặc điểm nhiễm trùng huyết Gr(-) tại BVNĐ2 từ 2000 - 2003", Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ y học, chuyên nghành nhi khoa, ĐHYD - TPHCM.
22. Puopolo KM. (2004), "Bacterial and Fungal infections", Manual of neonatal care, 5th edition, pp. 287-312, Lippincott
Williams & Wilkins.
23. Shah SS. (2003), "Neonatal sepsis", Clinical handbook of pediatrics, 3th edition, pp. 428-436, Lippincott Williams
&Wilkins.
24. Vergnano S, Sharland M and Kazembe P. (2005), "Neonatal sepsis: an international perspective", Ach. Dis. Child,
90(3), pp. F220-229.
25. Võ Đức Trí (2000), "Góp phần nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết sơ sinh", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường
ĐHYD TP HCM.
26. Zeeshan A, Tariq G and Talal W (2005), "Diagnostic value of C- reactive protein and haematological parameters in
neonatal sepsis", JCPSP, 15(3), pp. 152-156.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_dac_diem_hoi_chung_nhiem_khuan_toan_than_so_sinh_tai_khoa.pdf