Điều trị với tacrolimus
Các bệnh nhân kháng cyclosporin sẽ được
cho dùng tacrolimus (7/67 trường hợp). Chúng
tôi cũng ghi nhận 6 trường hợp thận hư kháng
steroid đáp ứng cyclosporin nhưng sau một thời
gian lại trở nên kháng cyclosporin và được
chuyển sang dùng tacrolimus. Như vậy, cho đến
12-2013, chúng tôi ghi nhận kết quả đáp ứng với
cyclosporin như sau: còn đáp ứng chiếm 80,6%
(54/67 trường hợp), kháng cyclosporin chiếm
19,4% (13/67 trường hợp).
Ngoại trừ có 2 trường hợp kháng
cyclosporin ngay vào thời điểm kết thúc nghiên
cứu nên không theo dõi được, theo dõi 11 bệnh
nhân còn lạiđã được cho dùng tacrolimus chúng
tôi ghi nhận kết quả như bảng 2.
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy đạm
niệu có vẻ cải thiện sau khi dùng tacrolimus,
nhưng do cỡ mẫu còn quá nhỏ nên cần nghiên
cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn. Theo Swati
Choudhry, tacrolimus hoặc cyclosporin kết
hợp với steroid liều thấp có hiệu quả lui bệnh
tương đương nhau ở bệnh nhân thận hư
kháng steroid(17). Tuy nhiên tacrolimus có nguy
cơ tái phát ít hơn cyclosporin và ít có tác dụng
phụ về thẩm mỹ hơn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng thận hư kháng Steroid tại bệnh viện Nhi đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 80
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG THẬN HƯ KHÁNG STEROID
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Trần Hữu Minh Quân*, Huỳnh Thoại Loan*, Nguyễn Đức Quang*, Phạm Nam Phương*,
Nguyễn Hiếu Trung*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi
chẩn đoán hội chứng thận hư kháng steroid ở khoa Thận, Bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 1-2011 đến tháng 12-
2013.
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi nghiên cứu 67 bệnh nhân được chẩn
đoán hội chứng thận hư kháng steroid tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuổi biểu hiện kháng steroid trung bình là 6 ±
3,4 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là 2:1. Bệnh nhi ở tỉnh chiếm 88,1%. Có 58,2% kháng steroid sớm, 41,8% kháng muộn
sau trung vị 12 tháng. Tại thời điểm chẩn đoán thận hư kháng steroid, 68,7% bệnh nhi có phù, 6% có cao huyết
áp, 14,9% bị biến chứng nhiễm trùng, không có trường hợp nào suy giảm chức năng thận. Dựa trên kết quả sinh
thiết thận đầu tiên, 64,2% sang thương cầu thận tối thiểu, 28,4% FSGS và 7,4% tổn thương khác. Sau 6 tháng
điều trị với cyclosporin, tỉ lệ đáp ứng đạt 89,6%, cụ thể: 68,7% đáp ứng hoàn toàn, 20,9% đáp ứng một phần,
còn lại 10,4% chưa đáp ứng.
Kết luận: Trong điều trị hội chứng thận hư kháng steroid vô căn, cyclosporin tỏ ra có hiệu quả với tỉ lệ đáp
ứng hoàn toàn và một phần khá cao.
ABSTRACT
THE CHARACTERISITCS OF STEROID-RESISTANT IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1
Tran Huu Minh Quan, Huynh Thoai Loan, Nguyen Duc Quang, Pham Nam Phuong,
Nguyen Hieu Trung, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 80 - 86
Objectives: To describe the epidemiology, clinical, laboratory manifestations and treatment response of
steroid-resistant idiopathic nephriticsyndrome at Department of Nephrology in Children’s Hospital 1(CH1).
Study design: This study was designed as a retrospective-case series investigation. Information of patients
who admitted to CH1 between January 2011 and December 2013 were collected by reviewing their medical
records.
Results: A total of 67 patients with steroid-resistant idiopathic nephritic syndrome were enrolled in this
study. The mean age was 6 ± 3.4 years. A male to female ratio was 2:1. Patients from provinces accounted for
88.1% (59/67). The proportions of early steroid resistance and late steroid resistant were 58.2% (39/67) and
41.8% (28/67) respectively. Among late steroid resistant group, median interval was 12 months. At the time of
therapy with cyclosporine, 68.7% patients had edema, 6% had hypertension, and 14.9% patients had infectious
complication, no abnormal kidney function detected. There were 64.2% patients with minimal change disease,
28.4% with FSGS based on initial renal biopsy. After 6 months treated with cyclosporine, the proportion of
response was 89.6%. In which, proportions of complete remission and partial remission were 68.7% and 20.9%
* Khoa Thận, bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS Trần Hữu Minh Quân ĐT: 0937008683 Email: minhquan389112@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 81
respectively. The resistance rate was 10.4%.
Conclusions: Our data suggest that proportion of patients with steroid-resistant idiopathic nephritic
syndrome in Children’s Hospital 1 had the high proportion of the complete and partial remission with
cyclosporine treatment.
Keywords: Steroid-resistant nephritic syndrome, cyclosporine, minimal change nephropathy, focal
segmental glomerulosclerosis, nephrotic syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hư vô căn là bệnh thận mãn
tính thường gặp nhất ở trẻ em. Theo thống kê
của Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1981-1990 số
trẻ bị thận hư chiếm 1,7% tổng số bệnh nhân
điều trị nội trú và chiếm 46,6% bệnh nhân khoa
Thận-tiết niệu(7). Tại bệnh viện Nhi Đồng 1,
trung bình hàng năm có khoảng 300 bệnh nhân
thận hư, chiếm 0,7% tổng số trẻ nhập viện và
chiếm 38% bệnh nhân nhập viện vì bệnh thận(21).
Mặc dù đa số đáp ứng tốt với steroid nhưng vẫn
có khoảng 10% kháng steroid(14), chiếm khoảng
15% suy thận mãn ở trẻ em. Theo Dương Thị
Thúy Nga, từ tháng 1-2008 đến 12-2010, bệnh
nhân được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng
steroid chiếm 10,4% tổng số bệnh nhân nhập
viện(3). Khoảng 50% trẻ hội chứng thận hư vô
căn kháng steroid diễn tiến đến bệnh thận giai
đoạn cuối(4,5). Nguyên nhân không do gen
chiếm khoảng 50-60%(1) do đó hiện nay có nhiều
loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng, gồm
cylosporine, tacrolimus, mycophenolate mofetil.
Cyclosporin đã được đưa vào phác đồ ở bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ nhiều năm nay nhưng
nghiên cứu đáp ứng điều trị với cyclosporin ở
nhóm thận hư kháng steroid chưa nhiều, trong
đó có nghiên cứu trên thể sang thương xơ hóa
cầu thận khu trú từng phần và nghiên cứu trên
thể sang thương tối thiểu(8) cho kết quả đáp ứng
tương đối khả quan. Do đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá đáp ứng
với cyclosporin trên tất cả bệnh nhân thận hư
kháng steroid.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng và đáp ứng điều trị của bệnh nhi chẩn
đoán hội chứng thận hư kháng steroid ở khoa
Thận, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 1-2011 đến
tháng 12-2013.
Mục tiêu chuyên biệt
1) Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hội chứng
thận hư kháng steroid.
2) Xác định tỉ lệ đáp ứng điều trị với
Cyclosporin.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả dọc hàng loạt ca.
Đối tượngnghiên cứu
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhi nhập khoa Thận, bệnh viện
Nhi Đồng 1 thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu sau:
Chẩn đoán hội chứng thận hư phù hợp hai
tiêu chuẩn sau(16):
Albumin máu < 25 g/l;
Đạm niệu/ 24 giờ > 50 mg/kg/ ngày hay
Protein niệu/ Creatinine niệu > 200 mg/mmol.
Kháng steroid chẩn đoán theo một trong các
tiêu chuẩn sau:
Không đạt lui bệnh sau 8 tuần prednisone 2
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục;
Không đạt lui bệnh sau 6 tuần prednisone 2
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục;
Không đạt lui bệnh sau 4 tuần điều trị tấn
công prednisone 2 mg/kg/ngày và vẫn còn
protein niệu 1 tuần sau dùng 3 liều
Methylprednisolone 1g/1,73 m2 da truyền tĩnh
mạch cách ngày;
Không đạt lui bệnh sau 4 tuần prednisone 2
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục sau đó 4 tuần
cách ngày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 82
Được bắt đầu điều trị lần đầu tiên với thuốc
ức chế miễn dịchtrong thời gian từ tháng 1-2011
đến tháng 12-2013.
Tiêu chí loại ra
Hội chứng thận hư thứ phát sau bệnh lý
khác: lupus, Henoch-Schonlein, viêm gan siêu
vi,
Dùng thuốc ức chế miễn dịch ít hơn 6 tháng.
Dùng thuốc không liên tục (tự ngưng thuốc,
bỏ tái khám ).
Đã được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch ở
tuyến trước.
Mất sổ tái khám.
Cỡ mẫu
Tất cả những bệnh nhi thỏa tiêu chí chọn
mẫu đều được đưa vào lô nghiên cứu.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Ở thời điểm 6 tháng sau điều trị bằng
cyclosporin bệnh nhân sẽ đượcđánh giá đáp
ứng điều trị: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một
phần và chưa đáp ứng dựa vào những tiêu
chuẩn sau(9,22):
Lui bệnh hay đáp ứng hoàn toàn khi bệnh
nhân đạt được tất cả 3 tiêu chuẩn sau:
Cặn lắng nước tiểu không hoạt tính: ≤ 5 hồng
cầu /quang trường cao độ và không có trụ tế bào
hoặc ≤ 1+ qua tổng phân tích nước tiểu.
Creatinin máu ≤ 1,4 mg/dl (124 |mol/l) hoặc
creatinin máu và thanh thải creatinin không quá
15% giá trị bình thường.
Protein niệu < 0,3 g/24 giờ (< 100 mg/m2
da/ngày) hoặc ≤ 1 + qua tổng phân tích nước
tiểu.
Lui bệnh một phần khi bệnh nhân đạt được
tất cả 3 tiêu chuẩn sau:
Creatinine máu ổn định hoặc cải thiện.
Giảm tiểu đạm:
Nếu khởi đầu tiểu đạm ngưỡng thận hư thì
lượng đạm niệu giảm > 50% và < 50mg/kg/ngày.
Nếu khởi đầu đạm niệu < ngưỡng thận hư
thì lượng đạm niệu giảm < 50% so với ban đầu
nhưng > 100 mg/m2 da/ngày.
Cặn lắng nước tiểu có cải thiện so với ban
đầu. Những bệnh nhân này có thể có tiểu đạm,
tiểu máu hoặc cả hai.
Chưa đáp ứng khi có một trong các tiêu
chuẩn sau:
Creatinine máu tăng dần đã loại trừ những
nguyên nhân khác (nhiễm trùng huyết, sử
dụng những thuốc độc thận, thuyên tắc tĩnh
mạch thận).
Gia tăng tiểu đạm hoặc giảm tiểu đạm
nhưng không đủ tiêu chuẩn đáp ứng một phần
hoặc tồn tại trụ trong nước tiểu.
Kháng corticoid sớm: Kháng corticoide ngay
trong đợt điều trị đầu tiên.
Kháng muộn: Có đáp ứng steroid trong đợt
đầu tiên hoặc nhiều đợt sau đó, nhưng kháng
với steroid trong các đợt tái phát.
Xử lý số liệu
Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ và xử lý bằng
phần mềm IBM SPSS Statistics 22.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong ba năm từ tháng 1-2011 đến tháng 12-
2013, tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1,
chúng tôi ghi nhận có 67 trường hợp thỏa tiêu
chí đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đều
được theo dõi đáp ứng điều trị đủ 6 tháng. Đến
12 tháng chúng tôi đánh giá đáp ứng được 46
bệnh nhân, có 11 bệnh nhân kháng cyclosporin
được điều trị với tacrolimus và không có trường
hợp tử vong.
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi biểu hiện kháng steroidtrung bình là 6
tuổi (6,2 ± 3,4 tuổi), nhỏ nhất 2 tuổi, lớn nhất 14
tuổi, tương tự Dương Thị Thúy Nga (tuổi trung
bình kháng thuốc 6,64 ± 4,3)(3).Tuổi trung bình
kháng steoid ở nhóm kháng cyclosporin cũng
không có sự khác biệt so với tuổi trung bình
chung (5,31± 2,78 tuổi). Kết quả này của chúng
tôi hơi thấp hơn so với tác giả Lê Văn Khoa (7 ±
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 83
4,55 tuổi)(8), Nguyễn Đức Quang (8 ± 3,9 tuổi)(12).
Về giới tính đa số gặp ở nam (67,2%) với tỉ lệ
nam: nữ là 2: 1 (45: 22 trường hợp), tương tự Lê
Văn Khoa(8), Dương Thị Thúy Nga (1,67)(3),
Patrick Niaudet(14), Gulati(5), cao hơn so với
Nguyễn Thị Ngọc Dung(13), Nguyễn Đức
Quang(12). Theo chúng tôi có thể sang thương giải
phẫu bệnh khác nhau ở các mẫu nghiên cứu đã
ảnh hưởng lên tỉ lệ này. Nơi cư trú đa số ở tỉnh
(88,1%, 59/67 trường hợp), tương tự Lê Văn
Khoa(8), Nguyễn Đức Quang(12), Dương Thị
Thúy Nga (79,7%)(3).
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
đa số bệnh nhi được chẩn đoán thận hư kháng
steroid theo tiêu chuẩn 8 tuần prednisone 2
mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục (67,2%, 45/67
trường hợp), 6 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày
mỗi ngày liên tục chiếm 23,9% (16/67 trường
hợp), 4 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi ngày
liên tục và 3 liều Methylprednisolone truyền tĩnh
mạch (7,5%, 5-67 trường hợp), 1 trường hợp theo
tiêu chuẩn 4 tuần prednisone 2 mg/kg/ngày mỗi
ngày liên tục sau đó 4 tuần cách ngày (1,5%).
Kháng steroid sớm gặp trong 58,2% (39/67
trường hợp). Trong trường hợp kháng steroid
muộn (41,8%) thì thời gian từ lúc khởi phát hội
chứng thận hư đến khi kháng steroid trung vị 12
tháng, trung bình 24 tháng.Riêng ở nhóm kháng
cyclosporin, tỉ lệ kháng steroid sớm khá cao, lên
đến 84,6% (11/13 trường hợp).Tại thời điểm chẩn
đoán kháng steroid, phù (68,7%) là biểu hiện lâm
sàng thường gặp nhất.Kết quả này thấp hơn tác
giả Lê Văn Khoa (100%)(8), Nguyễn Đức
Quang(12), Dương Thị Thúy Nga (95,3%)(3). Theo
chúng tôi có lẽ do tỉ lệ kháng steroid muộn trong
nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Ở nhóm
kháng steroid muộn thì phù ít gặp, chủ yếu tiểu
đạm. Cao huyết áp ít gặp (6%), tương tự Lê Văn
Khoa (12,24%)(8), Võ Thị Văn Lang (9%)(19), Vũ
Huy Trụ (7%)(8) nhưng khác kết quả của Dương
Thị Thúy Nga với tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm
kháng steroid chiếm 81,2% trong đó tăng huyết
áp đe dọa là 18,8%(3). Theo nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài, tỉ lệ tăng huyết áp thay đổi
tùy sang thương giải phẫu bệnh, thường cao ở
sang thương xơ hóa cầu thận khu trú từng
phần(6,10). Do trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ
sang thương tối thiểu cao (64,2%) nên kết quả
này là phù hợp. Biến chứng nhiễm trùng cũng
không thường gặp (14,9%, 10 trường hợp), nếu
có thì hay gặp viêm phúc mạc nguyên phát (3
trường hợp), viêm mô tế bào (3 trường hợp),
viêm phổi (2 trường hợp). Kết quả này của
chúng tôi rất thấp so với tác giả Lê Văn Khoa với
83,67% bị nhiễm trùng(8). Theo chúng tôi có lẽ do
tỉ lệ phù trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn và có lẽ bệnh được phát hiện sớm nên ít xảy
ra biến chứng. Có hai trường hợp sốc giảm thể
tích. Bất thường nước tiểu chủ yếu tiểu đạm
(100%, xem bảng 1), tiểu máu ít gặp (38,8%) mà
đều là tiểu máu vi thể. Albumin máu trung bình
2,2± 0,9 g/dl, trung vị 1,98 g/dl. Đạm niệu 24 giờ
trung bình: 315,2 mg/kg/24 giờ, trung vị: 303,1
mg/kg/24 giờ trong đó 88,9% trên ngưỡng thận
hư, tương tự Dương Thị Thúy Nga(3). Chức
năng thận bình thường trong 100% trường hợp
với creatinin trung bình 52,8 µmol/l, trung vị 45,3
µmol/l, khác với kết quả nghiên cứu của Dương
Thị Thúy Nga với tỉ lệ bị suy thận là 39,1%(3).
Bảng 1: Thay đổi đạm niệu trên tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) sau khi dùng cyclosporin
Protein TPTNT
Tại thời điểm kháng steroid 3 tháng sau 6 tháng sau 12 tháng sau
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
âm tính 0 0 31 46,3 35 52,2 25 54,30
1+ 2 3 7 10,4 7 10,4 6 13
2+ 14,0 20,9 9 13,4 11 16,4 8 17,4
3+ 48,0 71,6 17 25,4 12 17,9 7 15,3
4+ 3.0 4.5 3 4,5 2 3,0 0 0
Tổng 67,0 100,0 67 100,0 67 100,0 46 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 84
Kết quả giải phẫu bệnh: sang thương cầu
thận tối thiểu (64,2%, 43/67 trường hợp), FSGS
(28,4%,19 trường hợp), khác (7,4%, 5 trường
hợp). Ở nhóm kháng cyclosporin, sang thương
giải phẫu bệnh ban đầu cũng tương tự kết quả
chung (tổn thương tối thiểu: 61,5%, FSGS:
38,5%). Kết quả này phần nào giải thích tăng
huyết áp ít gặp trong nghiên cứu của chúng tôi.
Điều trị với cyclosporin
Theo phác đồ Nhi Đồng 1, tất cả bệnh nhi
kháng steroid được điều trị với thuốc ức chế
miễn dịch đầu tay là cyclosporin. Liều
cyclosporin trung bình 4,6 mg/kg/ngày, trung vị
5 mg/kg/ngày, tối thiểu 2,63 mg/kg/ngày, tối đa 7
mg/kg/ngày.
Sau 6 tháng dùng cyclosporin, chúng tôi ghi
nhận tỉ lệ đáp ứng đạt 89,6% (60/67 trường hợp),
cụ thể: 68,7% (46/67 trường hợp) đáp ứng hoàn
toàn, 20,9% (14/67 trường hợp) đáp ứng một
phần, còn lại 10,4% (7/67 trường hợp) chưa đáp
ứng (xem hình). Kết quả của chúng tôi tương tự
nghiên cứu thận hư kháng steroid có sang
thương xơ hóa cầu thận cục bộ từng phần
(FSGS) với đáp ứng chiếm 85,7% trong đó đáp
ứng hoàn toàn là 76,19%, đáp ứng một phần là
9,52%, không đáp ứng là 14,29%. Theo nghiên
cứu quan sát của Hội thận học nhi Pháp, lui
bệnh hoàn toàn là 27/65 bệnhnhân (41,5%), lui
bệnh một phần 4/67 bệnh nhân (5,97%)(15).
Nghiên cứu hồi cứu trên trẻ em Đức bị thận hư
kháng steroid FSGS cho thấy tỉ lệ lui bệnh đạt
84% ở nhóm dùng cyclosporin phối hợp truyền
methylprednisolone so với 64% ở nhóm chỉ phối
hợp prednisone uống cách ngày đơn thuần(4).
Khảo sát đáp ứng điều trị với cyclosporin
sau 6 tháng theo sang thương giải phẫu bệnh, tỉ
lệ đáp ứng ở tổn thương tối thiểu như sau: hoàn
toàn (72,1%, 31/43), một phần (16,3%, 7/43) và
chưa đáp ứng (11,6%, 5/43). Kết quả trên nhóm
FSGS lần lượt là: đáp ứng hoàn toàn (57,9%,
11/19), đáp ứng một phần (31,6%, 6/19), chưa
đáp ứng (10,5%, 2/19).
Chúng tôi nhận thấy tổn thương tối thiểu có
khuynh hướng đạt đáp ứng hoàn toàn cao hơn
FSGS nhưng tỉ lệ chưa đáp ứng thì tương tự
nhau. Kết quả đáp ứng với cyclosporin của
chúng tôi tương tự tác giả Dương Thị Thúy
Nga(3) ở bệnh viện Nhi trung ương (đáp ứng
69,2%, 9/13 trong đó đáp ứng hoàn toàn 53,8%).
Tuy nhiên kết quả này là khá cao so với y văn
(20% đến 70%)(2), có thể do sự khác biệt về
chủng tộc và cũng có thể do số ca thận hư FSGA
của chúng tôi còn quá ít.
Hình 1: Đáp ứng điều trị với cyclosporin sau 6 tháng
(n = 67)
Về điều trị hỗ trợ với thuốc ức chế men
chuyển, 85,1% được sử dụng enalapril, 9% phối
hợp thêm losartan. Liều enalapril trung bình 0,4
mg/kg, tối thiểu 0,1 mg/kg, tối đa 1,4
mg/kg.Phần lớn trường hợp enalapril được cho
ngay tại thời điểm chẩn đoán thận hư kháng
steroid (69,6%, 39/56 trường hợp). Theo một
nghiên cứu trên 25 trẻ thận hư kháng steroid,
dùng thêm enalapril làm giảm đạm niệu tương
quan với liều(11). Sau 8 tuần dùng enalapril liều
cao (0,6 mg/kg/ngày chia 2 lần), đạm niệu giảm
63%. Ngược lại, liều thấp hơn (0,2 mg/kg) trong
8 tuần chỉ làm giảm đạm niệu 35%.
Nghiên cứu của chúng tôi không có trường
hợp nào tử vong.
Điều trị với tacrolimus
Các bệnh nhân kháng cyclosporin sẽ được
cho dùng tacrolimus (7/67 trường hợp). Chúng
tôi cũng ghi nhận 6 trường hợp thận hư kháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 85
steroid đáp ứng cyclosporin nhưng sau một thời
gian lại trở nên kháng cyclosporin và được
chuyển sang dùng tacrolimus. Như vậy, cho đến
12-2013, chúng tôi ghi nhận kết quả đáp ứng với
cyclosporin như sau: còn đáp ứng chiếm 80,6%
(54/67 trường hợp), kháng cyclosporin chiếm
19,4% (13/67 trường hợp).
Ngoại trừ có 2 trường hợp kháng
cyclosporin ngay vào thời điểm kết thúc nghiên
cứu nên không theo dõi được, theo dõi 11 bệnh
nhân còn lạiđã được cho dùng tacrolimus chúng
tôi ghi nhận kết quả như bảng 2.
Bảng 2: Đáp ứng điều trị với tacrolimus.
Đặc
điểm
LS, CLS
Tại thời điểm
kháng steroid
3 tháng sau 6 tháng sau
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
Phù 6/11 54,5 2/11 18,2 1/9 11,1
Đạm 3+ 9/11 81,8 8/11 71,7 4/9 44,4
Đạm 4+ 0 0 0 0 1/9 11,1
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy đạm
niệu có vẻ cải thiện sau khi dùng tacrolimus,
nhưng do cỡ mẫu còn quá nhỏ nên cần nghiên
cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn. Theo Swati
Choudhry, tacrolimus hoặc cyclosporin kết
hợp với steroid liều thấp có hiệu quả lui bệnh
tương đương nhau ở bệnh nhân thận hư
kháng steroid(17). Tuy nhiên tacrolimus có nguy
cơ tái phát ít hơn cyclosporin và ít có tác dụng
phụ về thẩm mỹ hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 67 trường hợp hội chứng
thận hư kháng steroid có sang thương tối thiểu
tại khoa Thận bệnh viện Nhi Đồng 1, Tp Hồ Chí
Minh từ 1-2011 đến 12-2013 chúng tôi nhận thấy
đáp ứng điều trị tốt khi dùng cyclosporin, tương
tự các nghiên cứu khác.
Do số bệnh nhi dùng tacrolimus trong
nghiên cứu của chúng tôi còn quá ít nên chúng
tôi kiến nghị cần có thêm nghiên cứu về hiệu
quả của tacrolimus trên thận hư kháng
cyclosporin với cỡ mẫu phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Büscher AK, Kranz B, Büscher R et al. (2010).
"Immunosuppression and renal outcome in congenital and
pediatric steroid-resistant nephrotic syndrome.". Clin J Am Soc
Nephrol. pp. 5:2075.
2. Daniel CC, MD, Gerald BA, MD. (2014). "Treatment of
primary focal segmental
glomerulosclerosis".www.uptodate.com.
3. Dương Thị Thúy Nga. (2011), Nhận xét kết quả điều trị hội
chứng thận hư tiên phát kháng corticosteroid tại khoa Thận - tiết
niệu bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường
Đại Học Y Hà Nội.
4. Ehrich JH, Geerlings C, Zivicnjak M et al. (2007). "Steroid-
resistant idiopathic childhood nephrosis: overdiagnosed and
undertreated.".Nephrol Dial Transplantpp. 22:2183.
5. Gulati S, Sengupta D, Sharma RK et al. (2006). "Steroid
resistant nephrotic syndrome: role of histopathology". Indian
Pediatrpp. 43(1).
6. Lane W M, Robbson M and Leung AKC. (1993). "Nephrotic
syndrome in childhood".Advances in Pediatrics.pp. 287 - 323.
7. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng. (1994). "Tình
hình bệnh thận, tiết niệu của trẻ em được điều trị tại Viện Nhi
1981 – 1990". Kỷ yếu công trình nhi khoa của Viện Nhi,tr. 161 –
162.
8. Lê Văn Khoa, Vũ Huy Trụ. (2010). "Đặc điểm hội chứng thận
hư kháng corticoid có sang thương tối thiểu tại bệnh viện Nhi
Đồng I". Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản của số 1:
tr. 75-81.
9. Lee, Byong S, Hee Y C, Eo J K, Hee G K, Il Soo H, Hae Il C,
Joong G K, Hyun S L, Yong C. (2007). "Clinical outcomes of
childhood lupus nephritis: a single center’s experience".
Pediatr Nephrol. 22: pp. 222–231.
10. McAdams A J, Valentini R P and Welch T R. (1997). "The
nonspecificity of focal segmental glomerulosclerosis. The
definding characteristics of primary focal glomerulo -
sclerosis, mesangial proliferation, and minimal
change.".Medicine76: pp. 42 - 52.
11. Montané B, Abitbol C, Chandar J et al. (2003). "Novel therapy
of focal glomerulosclerosis with mycophenolate and
angiotensin blockade.". Pediatr Nephrol,pp. 18:772.
12. Nguyễn Đức Quang. (2001), Đặc điểm hội chứng thận hư kháng
thuốc tại bệnh viện Nhi Đồng I, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú, Trường Đại Học Y Dược: Tp Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Ngọc Dung. (2007), Các yếu tố tiên lượng tái phát
gần của hội chứng thận hư lần đầu, Luận văn thạc sĩ y khoa,
Trường Đại Học Y Dược: Tp Hồ Chí Minh.
14. P, Niaudet. (2004). "Steroid - resistant idiopathic nephrotic
syndrome in children", Pediatric nephrologyLippinccott
William & Wilkins pp. 557 -573.
15. P, Niaudet. (1994). "Treatment of childhood steroid-resistant
idiopathic nephrosis with a combination of cyclosporine and
prednisone. French Society of Pediatric Nephrology.".J
Pediatrpp. 125:981.
16. Patrick N, MD. (2014). "Etiology, clinical manifestations, and
diagnosis of nephrotic syndrome in
children".www.uptodate.com.
17. Swati C, MD, Arvind B, MD, Pankaj H, MD, Sonika S, MSc,
Mani Kalaivani, MSc, and Amit Dinda, PhD. (2009). "Efficacy
and Safety of Tacrolimus Versus Cyclosporine in Children
With Steroid-Resistant Nephrotic Syndrome: A Randomized
Controlled Trial". American Journal of Kidney Diseases.53(5): pp.
760-769.
18. Tarshish P, Tobin JN, Bernstein J, Edelmann CM Jr. (1997).
"Prognostic significance of the early course of minimal change
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 86
nephrotic syndrome: report of the International Study of
Kidney Disease in Children.". J Am Soc Nephrol. pp. 8:769.
19. Võ Thị Văn Lang. (1007), Góp phần nghiên cứu rối loạn miễn dịch
trong hội chứng thận hư ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú chuyên khoa Nhi, trường Đại Học Y Dược: Tp Hồ Chí
Minh.
20. Vũ Huy Trụ. (1996), Góp phần nghiên cứu hội chứng thận hư trẻ
em, Luận văn phó tiến sĩ y dược, trường Đại Học Y Dược: Tp
Hồ Chí Minh.
21. Vũ Huy Trụ. (2003). "52 trường hợp hội chứng thận hư
nguyên phát tại bệnh viện nhi đồng I".Tạp chí Y học Thành phố
Hồ Chí Minh.7(1): tr. 119-122.
22. Wang, Yang LC, YH, Lu MY, Chiang BL. (2004).
"Retrospective analysis of the renal outcome of pediatric
lupus nephritis". Clin Reumatol 23: pp. 318 – 323.
Ngày nhận bài báo: 16/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 3/7/2014
Ngàybài báo được đăng:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hoi_chung_than_hu_khang_steroid_tai_benh_vien_nhi_d.pdf