Đường huyết nhập viện và các biến chứng
Tăng ĐH không chỉ là triệu chứng của rối
loạn điều hòa glucose mà còn là stress và phản
ánh sức khỏe xấu(12). Trong HCVC, tăng ĐH có
thể tổn thương tình trạng chuyển hóa, rối loạn
sử dụng glucose tế bào cơ tim, gia tăng phóng
thích catecholamine, giảm nhạy cảm insulin.
Tổn thương trực tiếp lên tế bào cơ tim và gia
tăng quá trình tự chết tế bào, rối loạn vi mạch
máu cơ tim, giảm tưới máu cơ tim. Ngoài ra,
tăng ĐH sẽ thúc đẩy lợi tiểu thẩm thấu, dẫn đến
suy giảm thể tích tuần hoàn và giảm thể tích
cuối tâm trương và thể tích nhát bóp(13,3). Do đó
tăng ĐH lúc nhập viện sẽ tăng nguy cơ suy tim,
tái NMCT và tử vong. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nồng độ ĐH nhập viện có liên quan
với biến chứng suy tim, không liên quan với tử
vong. Theo Bruno Vergès và cs(13): tăng ĐH có
liên quan với suy tim (Killip 2) và EF thấp.
HbA1c và các biến chứng
HbA1c là một thông số giúp đánh giá kiểm
soát ĐH. HbA1c tăng cho thấy tăng ĐH lâu dài,
rối loạn điều hòa Glucose mạn tính. Theo Jafna
L. Cox và cs(10) tăng ĐH nhập viện có liên quan
với suy tim, sốc tim và tử vong trong HCVC,
còn HbA1c thì chưa chắc chắn. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, HbA1c có liên quan với biến
chứng suy tim nhưng không liên quan với tử
vong. ĐH tăng không chỉ là một stress, mà còn
phản ảnh tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
cũng như việc kiểm soát ĐH trước đây. Do đó
HbA1c tăng và ĐH nhập viện tăng phần nào có
liên quan với nhau và góp phần giải thích ĐH
nhập viện và HbA1c trong nghiên cứu của
chúng tôi đều liên quan đến suy tim.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Nhóm ĐTĐ tuổi cao hơn, BMI trung bình
lớn hơn, tỷ lệ THA cao hơn, hút thuốc lá thấp
hơn. Tiền căn suy tim và NMCT nhiều hơn. Có
nhiều bệnh lý đi kèm, nặng và cấp tính hơn.Tỷ
lệ không đau ngực cao hơn. Các triệu chứng lâm
sàng nặng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.
Đặc điểm cận lâm sàng
Nhóm ĐTĐ: nồng độ ĐH nhập viện cao,
EF thấp hơn và ECG tổn thương nhiều vùng
hơn. Mạch vành tổn thương nhiều nhánh, tổn
thương tại lỗ và đoạn gần của 3 nhánh chính
chiếm tỷ lệ cao hơn, tổn thương đoạn xa
chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Biến chứng
Suy tim và tử vong nhóm ĐTĐ đều cao hơn.
Nồng độ ĐH nhập viện và HbA1c
Có liên quan với suy tim, không liên quan
với tử vong.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hội chứng vành cấp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 177
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG VÀNH CẤP
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Lê Kim Thạch*, Hồ Thượng Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng, các biến chứng của HCVC trên BN ĐTĐ
2. Xác định mối liên quan giữa ĐH nhập viện, HbA1c và các biến chứng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 281 bệnh nhân được chẩn
đoán và điều trị HCVC tại bệnh viện Thống Nhất TP HCM năm 2005- 2007.
Kết quả: Nhóm ĐTĐ: nam giới ít và tuổi cao, BMI trung bình lớn hơn. Tỷ lệ THA cao, hút thuốc lá ít, tiền
căn suy tim và NMCT nhiều hơn. Bệnh đi kèm nhiều, nặng. Triệu chứng lâm sàng nặng và không đau ngực
nhiều hơn. Tổn thương nhiều vùng, nhiều nhánh hơn, thường gặp tại lỗ và đoạn gần. Nhóm ĐTĐ có EF thấp,
biến chứng suy tim nhiều và nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao. ĐH nhập viện và HbA1c có liên quan với suy tim,
không liên quan tử vong.
Kết luận: Nhóm ĐTĐ có bệnh cảnh lâm sàng xấu, tổn thương nhiều vùng và nhiều nhánh hơn, biến chứng
suy tim nhiều và nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao. ĐH nhập viện và HbA1c liên quan với suy tim, không liên quan
với tử vong.
Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp; Bệnh đái tháo đường.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF ACUTE CORONARY SYNDROME (ACS)
IN PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS (DM)
Le Kim Thach, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 177 - 184
Background: Acute coronary syndrome (ACS) in patients with diabetes mellitus (DM) had poorer clinic
characteristic and poorer prognosis.
Objective (Aim): We examined the characteristics of ACS in patients with DM, and the relationship of
admission glycaemia, HbA1c with outcomes of ACS.
Methods: Cross-sectional descriptive study in 281 pts with ACS.
Result: Patients with DM were older, more often female, had higher BMI, more often had prior
hypertension, MI, heart failure and less often were current smokers. Pts with DM more often had many lesion,
had lower EF, and more often EF < 30%. Pts with DM were more likely to have three-vessels stenosis, more likely
to have ostium and proximal occlusion, but were less likely to have distal occlusion. Pts with DM were more often
acute heart failure (killip II-IV and killip III-IV), more often had mortality than pts without DM. Admission
glycaemia and HbA1c were associated with acute heart failure but not with mortality.
Conclusion: Pts with DM had poorer clinic characteristics, more likely to have many lesions and
multivessel coronary disease. Pts with DM had more often severe heart failure and mortality. Admission
glycaemia and HbA1c were associated with acute heart failure but not with mortality.
* Khoa cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh, Phân môn Lão Khoa ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Hồ Thượng Dũng, ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 178
Key words: diabetes, Acute coronary syndrome.
ĐẶT VẤN ĐỀ
BMV và ĐTĐ: ngày càng phổ biến, HCVC
trên BN ĐTĐ có bệnh cảnh LS xấu và tử suất
cao. Theo nghiên cứu Framingham: tăng tử suất,
taêng tái nhồi máu và suy tim. Theo GUSTO IIb:
tổn thương nhiều nhánh, EF thấp. Việc tìm hiểu
các đặc điểm LS, tổn thương MV và các biến
chứng của HCVC trên BN ĐTĐ cần thiết cho
chẩn đoán và điều trị, đó là mục tiêu nghiên cứu
của chúng tôi.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát đặc điểm LS, CLS, các biến chứng
của HCVC trên BN ĐTĐ.
Mục tiêu chuyên biệt
- Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và các biến chứng của HCVC trên BN ĐTĐ. -
Xác định mối liên quan giữa nồng độ Đường
huyết lúc nhập viện, HbA1c và các biến chứng
của HCVC trên bệnh nhân ĐTĐ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị
HCVC tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí
Minh từ 2005 đến 2007.
Ước lượng cỡ mẫu
Ước lượng cỡ mẫu theo công thức:
21 / 2
2
Z .P 1 P
n
d
(= 0,05; d= 0,05 Z0,975 = 1,96; P = 17,1% =
0,171). n = 218 .Vậy cỡ mẫu 218 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân tử vong sớm trong
những giờ đầu chưa ghi nhận được những
thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng thì
chúng tôi loại trừ.
Phương pháp xử lý và phân tích các số liệu
Các số liệu được nhập bằng phần mềm Epi
Data, và xử lý bằng phần mềm STATA 10.0.
So sánh 2 trung bình của biến định lượng
chúng tôi sử dụng phép kiểm T-test hoặc phi
tham số: Mann-Whitney (Wilcoxon rank-sum
test). Đối với các biến định tính chúng tôi dùng
phép kiểm chi bình phương. Để kiểm định mối
liên quan giữa biến định lượng với biến định
tính chúng tôi dùng phép kiểm Chi – Square và
hồi qui Logistic.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán ĐTĐ
BN có tiền căn ĐTĐ, đang dùng thuốc hạ
đường huyết uống, hoặc nồng độ đường huyết
trong thời gian nằm viện cao, dùng Insulin kéo
dài và HbA1c 6,5%. Chẩn đoán hội chứng
vành cấp: bao gồm: ĐTNKÔĐ, NMCT không ST
chênh lên, NMCT có ST chênh lên, dựa vào 3
nhóm triệu chứng: (1) Cơn ĐTN, (2) Động học
thay đổi ECG, (3) Động học men tim.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số 281 BN: 95 BN ĐTĐ2 (33,81%) và
186 BN không ĐTĐ (66,19%). Ba nhóm bệnh
được chẩn đoán thì nhóm ĐTĐ cũng như không
ĐTĐ có tỷ lệ NMCT ST chênh lên gần gấp đôi
NMCT không ST chênh lên.
Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm ĐTĐ (+) ĐTĐ (-) P
Giới nam (%) 67(70,53%) 152(81,72%) 0,032
Tuổi trung bình 70,778,96 66.911,7 0,002
Tuoåi > 65 68(71,58%) 109(58,6%) 0,033
BMI trung bình 22,32 2,5 21,612,7 0,03
Tiền căn NMCT 25(26,32%) 29(15,59%) 0,03
THA 80(84,2%) 137(73,66%) 0,046
RLLM 60(63,16%) 102(54,84%) 0,18
Các
YTNC
Hút thuốc lá 21(22,10%) 66(35,48%) 0,02
Tiền căn suy tim 32(33,68%) 18(9,68%) <0,001
TBMMN: 18(18,95%) 24(12,9%) 0,178
Di chứng 24(12,9%) 0,37
Xảy ra lúc 16 (16,84%) 0(0) 0,047
Các
bệnh
kèm
theo
HCVC 2(2,10%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 179
Đặc điểm ĐTĐ (+) ĐTĐ (-) P
Suy thận: 22(23,16%) 26(13,98%) 0,053
Cấp 7(7,37%) 1(0,54%) 0,001
Mạn 19(20%) 26(13,98%) 0,198
Bệnh phổi
(VPQ, VP, COPD)
18(18,95%) 18(9,68%) 0,028
Bệnh tiêu hóa cấp
(XHTH, VG cấp, Tiêu
chảy cấp)
7(7,37%) 2(1,07%) 0,033
Thiếu máu mạn 4(4,21%) 1(0,54%) 0,028
0 bệnh 31(32,63%) 100(53,76%) <0,001
1 bệnh 31(32,63%) 51(27,42%) 0,36
Số bệnh
kèm theo
2 bệnh 33(34,74%) 35(18,82%) 0,0032
Lâm sàng
38.95
54.3
42.11
40.32
18.95
5.38
0
10
20
30
40
50
60
Ñieån hình K hoâng ñieån
hình
K hoâng ñau
ngöïc
ÑTÑ (+)
ÑTÑ (-)
Biểu đồ 1. Phân bố đau ngực
62 .37
76 .8 4
17 .74
22 .11
10 .22
10 .53
52 .69
6 6 .32
14 .52
31 .58
17 .2
12 .63
26 .88
41 .05
17 .74
23 .16
22 .04
47 .37
0
5 .26
0 1 0 20 30 40 50 60 70 80
Cho aùng v aùng , v aõ m o à hoâi
Buoàn noân
H oài hoäp , troáng ngö ïc
K ho ù thôû
M aïch nh anh
M aïch chaäm
H A taêng
H A g iaûm
Ran aåm phoåi
Gan to – T M co å noåi
Ñ TÑ (+ )
Ñ TÑ (-)
Biểu đồ 2: Phân bố triệu chứng lâm sàng
Cận lâm sàng
Bảng 2: Phân suất tống máu qua siêu âm tim
EF ĐTĐ (+) ĐTĐ (-) P
Trung bình 50,313,7 56,111,9 0,003
< 30% 4 (4,21%) 1 (0,54%) 0,0278
< 40% 19 (20%) 20 (10,75%) 0,034
< 50% 23 (24,21%) 26 (13,98%) 0,033
p < 0,05
p < 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 180
34.67
48.61
61.33
43.75
4
7.64
0
10
20
30
40
50
60
70
01 vuøng Nhieàu vuøng Khoâng xaùc ñònh
ÑTÑ (+)
ÑTÑ (-)
Biểu đồ 3: Số vùng tổn thương trên ECG
Chụp mạch vành
Bảng 3: Số nhánh trung bình tổn thương
Số nhánh ĐTĐ (+) (n = 35 ) ĐTĐ (-) (n=84) P
TB nhánh 2,31 ± 0,8 1,98 ± 0,8 0,03
20
28.57 28.57
44.05
51.43
27.38
0
10
20
30
40
50
60
1 nhaùnh 2 nhaùnh 3 nhaùnh
ÑTÑ (+)
ÑTÑ (-)
Biểu đồ 4. Phân bố số nhánh tổn thương
15.9
7.45
39.77
26.6
35.23
42.55
9.1
23.4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
L oã Ñoaïn gaàn Ñoaïn giöõa Ñoaïn xa
Ñ TÑ (+)
Ñ TÑ (-)
Biểu đồ 5. Phân bố vị trí tổn thương
Biến chứng
Bảng 4. Tỷ lệ các biến chứng
Biến chứng ĐTĐ (+) ĐTĐ (-) P
II-IV 49(51,58%) 39(20,97%) < 0,001
II 21(22,11%) 21(11,29%) 0,01
III 08(08,42%) 05(02,69%) 0,03
Suy tim
IV 20(21,05%) 13(06,99%) 0,0005
RL nhịp 43(45,26%) 58(31,18%) 0,02
Biến chứng ĐTĐ (+) ĐTĐ (-) P
Tử vong 16(16,84%) 13(6,99%) 0,01
Tổng cộng 95(100%) 186(100%)
Mối liên quan giữa ĐH nhập viện, HbA1C
và các biến chứng
ĐH Suy tim(+) Suy tim (-) P
ĐTĐ (+) 15,87 ± 6,27 12,61 ± 4,66 0,0049
ĐTĐ (-) 8,64 ± 3,71 7,09 ± 1,74 0,015
ĐH Tử vong (+) Tử vong (-) P
ĐTĐ (+) 14,8 ± 5,05 14,19 ± 5,91 0,7
ĐTĐ (-) 8,87 ± 5,49 7,31 ± 1,94 0,3
Phương trình hồi qui Logistic giữa ĐH nhập
viện và Suy tim
Nhóm ĐTĐ (+): Log(suy tim) = -1,49 + 0,109 x
ĐH. Với OR = 1,12
Nhóm ĐTĐ (-): Log(suy tim) = -3,38 + 0,267 x
ĐH. Với OR = 1,31
Nồng độ ĐH không liên quan với tỷ lệ tử
vong trong cả 2 nhóm ĐTĐ và không ĐTĐ.
HbA1C Suy tim (+) Suy tim (-) P
8,97 ± 2,67 7,26 ± 1,2 0,02
HbA1C Tử vong(+) Tử vong (-) P
9,42 ± 3,85 8,16 ± 2,04 0,51
Phương trình hồi qui Logistic giữa HbA1c
và Suy tim
Log(suy tim) = -2,91 + 0,44 x HbA1c. Với
OR = 1,55
Nồng độ HbA1c không liên quan với biến
chứng tử vong.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân
Tỷ lệ nam giới ở nhóm ĐTĐ thấp hơn nhóm
không ĐTĐ: 70,53% so với 81,72% (p < 0,05).
Theo E.M.Antman(1): 66,6% so với 77,3%. Theo
M.R. Babarskiene(2): 47,5% so với 80,8%. Trong
HCVC tuổi > 65 là một YTNC tử vong. Trong
nghiên cứu của chúng tôi: Tuổi trung bình ở
nhóm ĐTĐ cao hơn: 70,77±8,96 so với 66,9±11,7.
(A. Esteghamati(4): 65 ± 11,6 so với 59,7 ± 12,5),
tuổi > 65 nhóm ĐTĐ cũng cao hơn: 71,58% so
với 58,60% (M.R. Babarskiene(2): 44,3% so với
25,8%). BMI trung bình trong nhóm ĐTĐ cao
hơn (22,32 ± 2,5 vs 21,61± 2,7; p < 0,05), thấp hơn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 181
so với Elliott M. Antman(1) (28,2 so với 26,6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng đa số
lớn tuổi, ăn uống khó khăn cộng với nhiều bệnh
phối hợp đi kèm nên ít nhiều ảnh hưởng đến
cân nặng. Trong HCVC, THA là một yếu tố tiên
đoán biến chứng xấu(10). Nhiều nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ THA ở nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm
không ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi:
84,2% so với 73,66%. Theo Elliott.M.Antman(1):
61,3% so với 38,4%; M.R. Babarskiene(2): 70,5% so
với 8,4%. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
RLLM ở nhóm ĐTĐ và không ĐTĐ khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (63,16% so với
54,84%, p > 0,05). ĐTĐ là bệnh lý rối loạn
chuyển hóa, dễ bị RLLM hơn và dạng RLLM
đặc thù của ĐTĐ là tăng TG, giảm HDL-c, LDL-
c bình thường hoặc tăng nhẹ. Đối tượng của
chúng tôi đa số là cán bộ nên qua kiểm tra sức
khỏe định kỳ họ sẽ được chẩn đoán và điều trị
tốt hơn về RLLM. Hút thuốc lá là YTNC mạnh
về bệnh MV, tỷ lệ hút thuốc lá ở nhóm ĐTĐ
thấp hơn: 22,10% so với 35,48% (p < 0,05). Theo
Elliott M.Antman(1): 28,1% so với 46,0%; D.K
McGuire(10): 19,27% so với 34,0%.
Theo Steven M. Haffner(6), nguy cơ BMV ở
ĐTĐ gia tăng 2 – 4 lần. Bệnh ĐTĐ thúc đẩy hình
thành XVMV, rối loạn chức năng nội mạc, gia
tăng kết tập tiểu cầu cũng như hình thành huyết
khối, tăng nguy cơ nhồi máu và tái nhồi máu.
Tiền căn NMCT nhóm ĐTĐ cao hơn 26,32% so
với 15,59%, kết quả này phù hợp với các tác giả
khác. Elliott M.Antman(1): 24,5% so với 16,4%;
D.K McGuire(10): 34,28% so với 25,1%.
Các bệnh lý kèm theo
Về suy tim, theo nghiên cứu Framingham: tỷ
lệ mới mắc hằng năm của suy tim thật sự lớn
qua các nhóm tuổi ĐTĐ hơn không ĐTĐ. Tần
suất của suy tim gia tăng 2 - 5 lần ở ĐTĐ, và
ĐTĐ là YTNC độc lập của suy tim, là yếu tố tiên
đoán suy tim nặng đứng thứ 3 sau tuổi và EF.
Tỷ lệ suy tim ở nhóm ĐTĐ cao hơn 33,68% so
với 9,68%, p < 0,001. Theo EM Antman(1): 7,1% vs
2,9%. Theo DK McGuire(10): 10,4% vs 4,4%.
Nhóm ĐTĐ có tỷ lệ suy tim cao hơn, điều này
bao gồm nhiều cơ chế, một trong những cơ chế
phải kể đến là bệnh cơ tim do ĐTĐ được đặc
trưng bởi: phì đại tế bào cơ tim, xơ hóa mô kẽ,
bệnh vi mạch máu trong cơ tim và rối loạn
chuyển hóa tế bào cơ tim. Tỷ lệ TBMMN xảy ra
cùng lúc HCVC thì nhóm ĐTĐ cao hơn nhóm
không ĐTĐ, 2,1% so với 0%, p < 0,05. Theo D.K.
McGuire(10):1,3% so với 0,8%, p < 0,05. Tỷ lệ suy
thận cấp trong HCVC, thì nhóm ĐTĐ cao hơn:
7,37% so với 0,54%, p < 0,001. Trong HCVC rối
loạn chức năng thận là một yếu tố độc lập dự
báo mạnh tỷ lệ tử vong(9). Theo Scott R. Votey(14)
thì tất cả BN ĐTĐ có thể được xem xét có khả
năng suy giảm chức năng thận. Mặt khác,
HCVC ít nhiều ảnh hưởng đến cung lượng tim
trên nền tảng ĐTĐ có suy tim và suy thận tiềm
tàng, do đó suy thận cấp dễ xảy ra. Tăng ĐH
làm suy giảm miễn dịch cơ thể, suy giảm chức
năng bạch cầu(14). Do đó ĐTĐ sẽ dễ bị nhiễm
trùng hơn. Tình trạng nhiễm trùng hô hấp ở
nhóm ĐTĐ cao hơn 18,95% so với 9,68%, khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Ngoài loại bệnh kèm
theo, ở nhóm ĐTĐ số bệnh kèm theo cũng nhiều
hơn nhóm không ĐTĐ, bệnh kèm theo 2 bệnh
thì nhóm ĐTĐ nhiều hơn có ý nghĩa thống kê
(34,74% so với 18,82%, p < 0,05).
Triệu chứng lâm sàng
Trong HCVC thì 15 – 20% không đau ngực,
biểu hiện đầu tiên có thể là mệt, khó thở, lú lẩn
hoặc tụt HA, ngất, suy tim trái(7). Trường hợp
này thường gặp ở BN lớn tuổi, ĐTĐ, sau phẫu
thuật và suy tim. Nghiên cứu của chúng tôi
không đau ngực ở nhóm ĐTĐ là 18,95% cao hơn
nhóm không ĐTĐ 5,38% (p < 0,05). Khó thở,
mạch nhanh, huyết áp tụt là những triệu chứng
tiên lượng nặng, là yếu tố nguy cơ tử vong
trong HCVC(2), tỷ lệ những triệu chứng này ở
nhóm ĐTĐ cao hơn, trong đó tỷ lệ HA tụt giữa
2 nhóm thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Các triệu chứng của suy tim như ran
ẩm ở phổi, gan to – tĩnh mạch cổ nổi thì nhóm
ĐTĐ cao hơn với p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 182
Cận lâm sàng
ECG
Vị trí tổn thương nhiều vùng nhóm ĐTĐ
chiếm tỷ lệ cao hơn 61,33% so với 43,75%, p <
0,05. Điều này cho thấy khối lượng cơ tim tổn
thương lớn và nguy cơ suy tim cao hơn.
Siêu âm tim
EF nhóm ĐTĐ thấp hơn (50,3 so với 56,1; p <
0,05), theo D.K. McGuire(6) giá trị này là 52 so với
55, p < 0,05. Ngoài EF trung bình, tỷ lệ các mức
độ EF: EF < 50%, EF < 40% và EF < 30% thì nhóm
ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao (p < 0,05).
Men tim, Lipide máu, Creatinine máu giữa
hai nhóm không khác biệt.
Chụp mạch vành
ĐTĐ làm gia tăng XVMV thông qua nhiều
cơ chế: sự gia tăng LDL-c nhỏ đậm đặc và tăng
oxyt hóa LDL, rối loạn chức năng nội mạc, tăng
stress oxyt hóa và lắng đọng AGEP, tăng hình
thành huyết khối. Kết quả đưa đến tổn thương
mạch vành ở ĐTĐ có đặc điểm: tổn thương
nhiều nhánh lan tỏa, kích thước mạch máu nhỏ,
THBH nghèo nàn, lòng mạch có nhiều huyết
khối, và tổn thương thân chung nhiều hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số nhánh
trung bình tổn thương ở nhóm ĐTĐ cao hơn
(2,31± 0,8 so với 1,98 ± 0,8, p < 0,05). Nhóm ĐTĐ
tổn thương nhiều nhánh ( 2 nhánh) chiếm 80%,
trong đó chủ yếu là tổn thương 3 nhánh chiếm
51,43% cao hơn nhóm không ĐTĐ 27,38% (p <
0,05). Theo D.K.McGuire(10) tổn thương 3 nhánh
ở nhóm ĐTĐ cũng cao hơn: 65,7% so với 51,2%
(p < 0,05). Theo Phạm Mạnh Hùng và cs(11) cho
thấy tổn thương 3 nhánh ở nhóm ĐTĐ cao hơn
(64,7% so với 28,9%, p < 0,05) và số nhánh trung
bình tổn thương ở nhóm ĐTĐ cũng cao hơn (2,6
± 0,7 so với 1,9 ± 0,8, p < 0,01). Về vị trí tổn
thương: vị trí tại lỗ và đoạn gần nhóm ĐTĐ
chiếm tỷ lệ cao: 15,9% và 39,77% so với 7,45% và
26,6% (p < 0,05). Ngược lại tổn thương đoạn xa
thì nhóm không ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao hơn: 23,4%
so với 9,1% (p < 0,05). Theo Francois Ledru và
cs(9) tỷ lệ tổn thương đoạn gần ở nhóm ĐTĐ cao:
19,4% so với 8,3% (p < 0,05) nhưng tổn thương
đoạn xa thì giữa 2 nhóm không khác biệt. Về
ĐM: Tổn thương thân chung MV trái nhóm
ĐTĐ cao hơn: 17,4% so với 8,33% nhưng p >
0,05. Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
tổn thương thân chung MV trái nhóm ĐTĐ
nhiều hơn. Theo Phạm Mạnh Hùng và cs(11) tổn
thương thân chung ở nhóm ĐTĐ 26,47% cao
hơn nhóm không ĐTĐ 9,21% (p < 0,05). Trong
nghiên cứu của chúng tôi có thể do mẫu nghiên
cứu chưa đủ lớn như các tác giả khác, do đó giá
trị p chưa đủ mạnh, lớn hơn 0,05.
Biến chứng
Biến chứng suy tim
Tỷ lệ suy tim, độ Killip II, III và IV nhóm
ĐTĐ cao hơn (bảng 4). Ngoài tiền căn suy tim
và EF thấp, yếu tố góp phần gia tăng tỷ lệ và
mức độ suy tim ở nhóm ĐTĐ: Theo Rackley và
cs(8): Khi khối lượng cơ thất tổn thương lớn thì
suy tim càng rõ và nặng, cơ thất tổn thương
40% sẽ gây ra sốc tim. Lượng cơ thất tổn
thương, kích thước hoặc số vùng nhồi máu
được biểu hiện qua tiền căn NMCT, ECG tổn
thương nhiều vùng, bệnh MV nhiều nhánh,
nhóm ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, gia
tăng nguy cơ suy tim trên BN ĐTĐ còn được
đóng góp bởi nhiều yếu tố khác như: tái cấu trúc
cơ thất sau nhồi máu, rối loạn chức năng tâm
trương trên BN ĐTĐ, bệnh MV lan tỏa và hiệu
ứng “Watershed”, bệnh cơ tim do ĐTĐ, tăng
đường huyết và quá trình tự chết tế bào, rối loạn
chức năng thần kinh tự chủ cùng với sự gia tăng
phóng thích catecholamine. Mặt khác, tuổi cao
và THA cũng góp phần gia tăng nguy cơ suy
tim. Theo các tác giả khác, tỷ lệ suy tim ở nhóm
ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo Elliott
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 183
M.Antman(1): 13,6% vs 9,6%, D.K McGuire:
18,26% vs 11,2%.
Biến chứng tử vong
Với sự tiến bộ trong điều trị, mặc dù giảm
đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh MV trong dân số
chung nhưng ĐTĐ thì không(5). Trong nghiên
cứu của chúng tôi tỷ lệ tử vong ở nhóm ĐTĐ
cao hơn: 16,84% vs 6,99% (p < 0,05). Theo Elliott
M.Antman(11): 6,4% vs 4,4%; D.K McGuire(10):
6,9% vs 4,1%; M.R.Babarskiene(2): 8,1% vs 3,0%.
Đường huyết nhập viện và các biến chứng
Tăng ĐH không chỉ là triệu chứng của rối
loạn điều hòa glucose mà còn là stress và phản
ánh sức khỏe xấu(12). Trong HCVC, tăng ĐH có
thể tổn thương tình trạng chuyển hóa, rối loạn
sử dụng glucose tế bào cơ tim, gia tăng phóng
thích catecholamine, giảm nhạy cảm insulin.
Tổn thương trực tiếp lên tế bào cơ tim và gia
tăng quá trình tự chết tế bào, rối loạn vi mạch
máu cơ tim, giảm tưới máu cơ tim. Ngoài ra,
tăng ĐH sẽ thúc đẩy lợi tiểu thẩm thấu, dẫn đến
suy giảm thể tích tuần hoàn và giảm thể tích
cuối tâm trương và thể tích nhát bóp(13,3). Do đó
tăng ĐH lúc nhập viện sẽ tăng nguy cơ suy tim,
tái NMCT và tử vong. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nồng độ ĐH nhập viện có liên quan
với biến chứng suy tim, không liên quan với tử
vong. Theo Bruno Vergès và cs(13): tăng ĐH có
liên quan với suy tim (Killip 2) và EF thấp.
HbA1c và các biến chứng
HbA1c là một thông số giúp đánh giá kiểm
soát ĐH. HbA1c tăng cho thấy tăng ĐH lâu dài,
rối loạn điều hòa Glucose mạn tính. Theo Jafna
L. Cox và cs(10) tăng ĐH nhập viện có liên quan
với suy tim, sốc tim và tử vong trong HCVC,
còn HbA1c thì chưa chắc chắn. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, HbA1c có liên quan với biến
chứng suy tim nhưng không liên quan với tử
vong. ĐH tăng không chỉ là một stress, mà còn
phản ảnh tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
cũng như việc kiểm soát ĐH trước đây. Do đó
HbA1c tăng và ĐH nhập viện tăng phần nào có
liên quan với nhau và góp phần giải thích ĐH
nhập viện và HbA1c trong nghiên cứu của
chúng tôi đều liên quan đến suy tim.
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Nhóm ĐTĐ tuổi cao hơn, BMI trung bình
lớn hơn, tỷ lệ THA cao hơn, hút thuốc lá thấp
hơn. Tiền căn suy tim và NMCT nhiều hơn. Có
nhiều bệnh lý đi kèm, nặng và cấp tính hơn.Tỷ
lệ không đau ngực cao hơn. Các triệu chứng lâm
sàng nặng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.
Đặc điểm cận lâm sàng
Nhóm ĐTĐ: nồng độ ĐH nhập viện cao,
EF thấp hơn và ECG tổn thương nhiều vùng
hơn. Mạch vành tổn thương nhiều nhánh, tổn
thương tại lỗ và đoạn gần của 3 nhánh chính
chiếm tỷ lệ cao hơn, tổn thương đoạn xa
chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Biến chứng
Suy tim và tử vong nhóm ĐTĐ đều cao hơn.
Nồng độ ĐH nhập viện và HbA1c
Có liên quan với suy tim, không liên quan
với tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antman EM. et al (2007),”Diabetes and mortality following
acute coronary syndromes”. JAMA, Vol. 298 (7): 765 – 773.
2. Babarskiene M.R. et al (2003),” Cardiovascular risk in diabetes
mellitus during one year period after acute coronary syndrome.”
Medicina Vol. 39 (7).
3. Cox JL. et al (2002), “Is blood glucose an independent predictor
og mortality in acute myocardiol infarction in the thrombolytic
era ?” J.Am.Coll.Cardiol; 40; 1748 – 1754.
4. Esteghamati A et al (2006), “Prevalence of diabetes and other
caridovascular risk factors in an Iranian population with acute
coronary syndrome”. Cardiovascular Diabetology 5: 15
5. Haffner SM. (2000), “Coronary Heart Disease in patients with
diabetes”. N. Engl. J. Med, Vol. 342 (14): 1040 – 1042.
6. Haffner SM. et al (1998),”Mortality from coronary heart disease
in subjects with type diabetes and in non-diabetes subjects with
and without prior myocardial infarction”. N. Engl. J. Med; 339 (4):
229 – 234.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 184
7. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2003),” Nhồi máu
cơ tim cấp: chẩn đoán và điều trị”. Bệnh học tim mạch tập 2. Nhà
xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, trang 63 – 82.
8. Lê Thanh Liêm, Lê Thị Thanh Thái (2001),” Suy tim trong nhồi
máu cơ tim”. Suy tim trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trang 143 – 174.
9. Ledru F et al (2001), “New diagnostic criteria for diabetes and
coronary artery disease: insights from an angiographic study”.
J.Am. Coll. Cardiol; 37: 1543 – 1550.
10. Mc Guire D.K. et al (2000),”Influence of diabetes mellitus on
clinical outcomes across the spectrum of acute coronary
syndromes”. European Heart Journal 21, 1750 – 1758.
11. Phạm Mạnh Hùng và cộng sự (2003),” Đặc điểm tổn thương
động mạch vành trên chụp mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
type 2” Tạp chí tim mạch học Việt Nam (34), trang 18 – 23.
12. Timmer J.R. et al (2006), “Prognostic value of admission glucose
and glycosylated haemoglobin levels in acute coronary
syndromes”. Q J Med; 99: 237 – 243.
13. Verges B (2007), “Impact of fasting Glycemia on short-term
prognosis after acute myocardial infarction”. The Journal of
Clinical Endocrinology & Metabolism. 92 (6): 2136 – 2140.
14. Votey SR. (2007), “Diabetes Mellitus, type 2 – A review”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hoi_chung_vanh_cap_o_benh_nhan_dai_thao_duong_type.pdf