Góc mặt qua Porion
Các góc mặt qua Po vừa thể hiện chiều cao
mặt vừa thể hiện chiều dài của mặt nhìn
nghiêng. Kết quả trình bày trong bảng 5 cho thấy
hầu hết các góc mặt qua Porion đều không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ.
Chỉ có 2 góc N-Po-Gn và góc Li-Po-Pog nam lớn
hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều
này chứng tỏ tổng chiều cao tầng mặt giữa và
dưới của nam lớn hơn nữ.
So sánh với các góc mặt qua Po ở người da
trắng (bảng 6), đa phần các góc ở mẫu nghiên
cứu này đều nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với
người da trắng(3) (p < 0,001), trong đó góc Li-PoPog là chênh lệch nhiều nhất (-3,299). Điều này
cho thấy không chỉ các chiều cao mũi, chân mũi,
môi trên, tầng mặt dưới và cằm đều nhỏ hơn
người da trắng mà chiều dài mặt nhìn nghiêng
của chúng ta cũng ngắn hơn người da trắng(2).
Tuy các kết quả trình bày trong bảng 2, 4, 6
cho thấy đa phần các góc mặt nhìn nghiêng của
nghiên cứu này khác biệt có ý nghĩa với số đo ở
người da trắng(1) nhưng độ khác biệt không lớn.
Điều này được thể hiện qua biểu đồ 1, đường
biểu diễn các góc mặt nhìn nghiêng của nghiên
cứu này gần như trùng khít với số liệu lí tưởng ở
người da trắng. Như vậy, mặc dù mỗi chủng tộc
đều có những đặc trưng riêng phân biệt với các
chủng tộc khác nhưng người đẹp vốn dĩ chỉ
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, không đại diện cho dân
số, do đó, một khuôn mặt đẹp của người da
trắng hay da vàng đều có những chuẩn chung lí
tưởng giống nhau.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm kích thước gương mặt hài hòa cân đối ở một nhóm sinh viên người việt qua ảnh chụp mặt nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 82
ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GƯƠNG MẶT HÀI HÒA CÂN ĐỐI
Ở MỘT NHÓM SINH VIÊN NGƯỜI VIỆT
QUA ẢNH CHỤP MẶT NGHIÊNG
Lê Như Thúy Quỳnh*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các góc mặt nhìn nghiêng của nam và nữ ở một nhóm sinh viên người Việt tuổi từ 18 -
25 và so sánh các số liệu này với số liệu lí tưởng ở người da trắng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 38 sinh viên có gương mặt hài hòa,
cân đối và được hội đồng gồm 7 người đánh giá từ đẹp đến đẹp tuyệt vời. 26 góc mặt được đo đạc thông qua 14
điểm mốc xác định trên ảnh chụp mặt nghiêng của các đối tượng.
Kết quả: Các góc liên quan môi ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa trừ góc ANB nam (8,20) lớn
hơn nữ (6,90) (p<0,05). Các góc liên quan mũi: nam lớn hơn nữ có ý nghĩa (p<0,05) ở góc mũi mặt (29,20 so với
26,80) và góc mũi qua Glabella (32,20 so với 29,90). Các góc mặt qua Porion: chỉ có 2 góc N-Po-Gn và góc Li-Po-
Pog nam lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,05. So sánh với các góc mặt nhìn nghiêng lí tưởng ở người da
trắng đa phần đều khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,001.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hầu hết các góc mặt nhìn nghiêng ở nam và nữ có khuôn mặt hài hòa không
khác nhau và các số liệu trung bình của nhóm mẫu này cũng gần giống với số liệu lí tưởng ở người da trắng.
Từ khóa: mặt nhìn nghiêng, góc mũi môi, góc mặt, mặt lý tưởng.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF A HARMONIOUS FACE, STUDY ON FRONTAL PHOTOGRAPHS
OF A GROUP OF VIETNAMESE STUDENTS
Le Nhu Thuy Quynh, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 82 - 88
Objectives: The aim of this study was to define the proportion of the human face in a group of Vietnamese
students aged 18-25 years-old and compare these data with those in Caucasians.
Materials and method: cross-sectional descriptive study was carried out on 38 students having a
harmonious and balanced face. Photographs of their faces were evaluated by 7 dentists and laypersons as pretty to
very beautiful. 19 facial landmarks were identified on the photos to calculate 18 vertical and horizontal
proportions of the face.
Results: The height of the upper face was 1.6 times of the middle face, the height of the middle face was 75%
of the lower face; there was no difference between male and female. The facial width ratios were significantly
different between male and female. The ratio of the width of middle face / width between the the canthus of the eyes
in male was larger than in female (0.842 and 0.766 respectively on the right side; 0.821 and 0.753 on the left side)
(p<0.001). Most ratios in this sample were statistically different (p<0.001) compared to the ideal proportions in
Caucasian adolescents.
Conclusion: The study showed that most of the vertical proportions of a harmonious face of male and female
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn CHRM-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Như Thúy Quỳnh ĐT: 0984310030 Email: lenhuxhq@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 83
were similar while the transverse proportions differed significantly and the average values in this group differed
significantly from ideal values in Caucasian adolescents.
Key words: profile, nasofacial angle, facial angle, ideal figure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thẩm mỹ khuôn mặt bị chi phối bởi nhiều
yếu tố mà trong đó, sự hài hòa được xem là yếu
tố quan trọng nhất. Để phân tích sự hài hòa của
gương mặt, người ta xây dựng một hệ thống các
số đo, tỉ lệ chuẩn của những bộ phận cấu thành
khuôn mặt. Những gương mặt có số đo, tỉ lệ
càng tiến gần tới số liệu chuẩn thì gương mặt
càng hài hòa, cân đối. Phân tích ảnh chụp của
những người có khuôn mặt đẹp, từ đó xây dựng
một hệ thống số đo các góc và các tỉ lệ mặt lí
tưởng là một mục tiêu hướng đến của điều trị
chỉnh hình hàm mặt và giải phẫu thẩm mỹ.
Trên cơ sở phân tích các ảnh chụp mặt
nghiêng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với
2 mục tiêu: (1) Xác định số đo các góc mặt nhìn
nghiêng ở một nhóm sinh viên người Việt
trưởng thành được xem là đẹp và hài hòa, (2) So
sánh các góc mặt nhìn nghiêng của mẫu nghiên
cứu với các số liệu lí tưởng ở người da trắng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên
38 ảnh chụp mặt nghiêng của những người có
gương mặt hài hòa cân đối, độ tuổi từ 18 - 25,
chọn từ các sinh viên Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Kinh Tế Kỹ
Thuật Cần Thơ với các tiêu chuẩn chọn mẫu: (1):
Có ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc
Kinh, (2): Nét mặt nhìn nghiêng hài hòa, cân đối:
mặt chia thành 3 tầng bằng nhau, môi trên và
môi dưới chạm hoặc hơi nhô hơn đường thẩm
mỹ S (Steiner) 1 - 2mm, (3): Không chỉnh hình
răng mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ trước đó.
Những ảnh được chọn là ảnh có chất lượng tốt,
thấy rõ gương mặt, không bị tóc che phủ.
Đối tượng được chụp ảnh với kỹ thuật
được chuẩn hóa: Chụp phim ở tư thế đứng,
đầu ở tư thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng, hai môi
tiếp xúc tự nhiên, các cơ vùng mặt thư giãn.
Tóc được cột gọn gàng hoặc vén lên để lộ
vành tai. Khung ảnh bao quanh đỉnh đầu và
xương đòn, thấy được góc ngoài và góc trong
của mắt bên chụp, mắt bên kia hoàn toàn
không thấy. Khoảng cách từ ống kính đến
người được chụp giữ cố định là 1,53m.
Các ảnh chụp sau đó được chuyển sang ảnh
trắng đen, lần lượt được trình chiếu một cách
ngẫu nhiên trên màn ảnh, mỗi ảnh xuất hiện
trong vòng 15 giây cho từng người trong hội
đồng đánh giá theo thang điểm từ 1-bình thường
đến 6-rất xinh đẹp. Những đối tượng này đều
được 7 thành viên trong hội đồng đánh giá là có
gương mặt đẹp.
Hình 1. Các điểm mốc trên ảnh mặt nghiêng
(1): G: Glabella, (2): N: Nasion, (3): Pn: pronasale, (4): Sn:
subnasale, (5): A: điểm A mô mềm, (6): Ls: labrale superior:
điểm nhô trước nhất của đường viền môi trên trên mặt
phẳng dọc giữa, (7): Lsp: most protruded point of upper lip:
điểm nhô nhất của môi trên trên mặt phẳng dọc giữa, (8):
St: stomion: rãnh giữa môi trên và môi dưới, (9): Lip: most
protruded point of lower lip: điểm nhô nhất của môi dưới
trên mặt phẳng dọc giữa, (10): Li: labrale inferior: điểm nhô
trước nhất của đường viền môi dưới trên mặt phẳng dọc
giữa, (11): B: điểm B mô mềm, (12): Pog: pogonion, (13):
Gn: gnathion, (14): Po: porion.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 84
Hình 2. Các góc liên quan môi
Hình 3. Các góc liên quan mũi, mặt
Trên những ảnh chụp này, 14 điểm mốc
được xác định (hình 1) sau đó đo đạc 26 góc,
trong đó có 7 góc liên quan đến môi (hình 2), 7
góc liên quan đến mũi, mặt (hình 3) và 12 góc
mặt qua điểm Porion (hình 4).
Kiểm tra độ chính xác của việc đo đạc được
thực hiện bằng kiểm định Crohnbach’s alpha
trên 10 ảnh chọn ngẫu nhiên cho chỉ số α=0,86.
Hình 4. Các góc mặt qua Porion
Việc xác định các điểm chuẩn và đo đạc
được thực hiện bằng phần mềm Autocad 2010,
lưu trữ và xử lí số liệu bằng Microsoft excel 2010
và SPSS 16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Góc liên quan môi
Hầu hết các góc liên quan đến môi đều
không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Chỉ có
góc ANB có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) với độ khác biệt 18,8%, điều này cho thấy
môi trên của nam nhô hơn so với nữ. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hồ Thị
Thùy Trang (1999)(4). (Bảng 1).
Bảng 1. Các góc liên quan đến môi (n=38)
Góc
NAM (n=14) NỮ (n=24) % khác biệt
(%)
p
Trung bình (
0
)
x1
Độ lệch
chuẩn
Trung bình (
0
)
x2
Độ lệch
chuẩn
1.Góc môi trên Lsp-G-Pog 6,7 2,5 5,9 1,4 13,6 ns
2.Góc môi dưới Lip-G-Pog 4,7 1,9 4,2 1,1 11,9 ns
3.Góc môi trên qua N Lsp-N-Pog 7,7 3,2 8,1 2,0 -4,9 ns
4. Góc A-N-B 8,2 1,5 6,9 2,0 18,8 (*)
5.Góc môi cằm Lip-B-Pog 142,3 6,2 142,5 9,8 -0,1 ns
6. Góc 2 môi qua Sn-Pog Sn-Lsp/Pog-Lip 155,6 12,3 154,3 9,3 0,8 ns
7.Góc 2 môi qua A-B B-Lip/Lsp-A 126,8 12,3 127 12,3 -0,2 ns
ns: khác biệt không có ý nghĩa (*): p<0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 85
Kết quả trình bày trong bảng 1 cho thấy góc
môi trên, góc A-N-B, góc 2 môi qua Sn-Pog và
góc 2 môi qua A-B của nghiên cứu này không
khác biệt có ý nghĩa với số liệu lí tưởng được các
tác giả khác đặt ra ở người da trắng có khuôn
mặt hài hòa. Các góc này biểu thị cho độ nhô của
môi trên và môi dưới. Như vậy, gương mặt đẹp
nhìn nghiêng của người da trắng hay da vàng
đều giống nhau ở độ nhô của 2 môi .
Góc môi cằm của mẫu này lớn hơn rất nhiều
so với chuẩn lí tưởng của người da trắng (142,40
so với 125,50). Như vậy, khi nhìn nghiêng, điểm
B ở mẫu nghiên cứu này lui trong ít tức là rãnh
môi cằm cạn hơn và cằm lui sau nhiều hơn
người da trắng.
Bảng 2. Trung bình các góc môi của mẫu nghiên cứu và của người da trắng lí tưởng
Góc TB (
0
) ĐLC p Tác giả z
1.Góc môi trên Lsp-G-Pog 6,2 1,8 6,3 ns Nguyen và Turley Auger và Turley -0,05
2.Góc môi dưới Lip-G-Pog 4,4 1,4 3,3 *** Nguyen và Turley Auger và Turley 0,755
3.Góc môi trên qua N Lsp-N-Pog 7,9 2,4 5,9 *** Peck và Peck 0,836
4.Góc A-N-B 7,4 1,9 7,1 ns Cox và van der Linden 0,146
5.Góc môi cằm Lip-B-Pog 142,4 8,5 125,5 *** Lines 1,981
6.Góc 2 môi qua Sn-Pog Sn-Lsp/Pog-Lip 154,8 10,3 157,3 ns Ferrario -0,242
7.Góc 2 môi qua A-B B-Lip/Lsp-A 126,9 12,1 125 ns Nguyen và Turley Auger và Turley 0,160
ns: khác biệt không có ý nghĩa (***): p < 0,001
Góc mũi, mặt
Không giống các góc môi, các góc mũi và góc
lồi mặt ở nam và nữ trong nghiên cứu này đa
phần khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Sự khác biệt lớn nhất xảy ra ở góc mũi mặt (nam
lớn hơn nữ 9%) và góc mũi qua Glabella (nam
lớn hơn nữ 7,7%). Góc lồi mặt và góc lồi mặt qua
mũi nam nhỏ hơn nữ lần lượt là 2% và 2,4%.
Các góc lồi mặt, góc lồi mặt qua mũi, góc mũi
qua G và góc mũi mặt cho biết độ nhô mặt và độ
nhô mũi. Góc lồi mặt và góc lồi mặt qua mũi
càng nhỏ thì mặt và mũi càng nhô ra trước
nhiều; ngược lại, góc mũi mặt và góc mũi qua G
càng lớn thì mũi càng nhô ra trước. Còn độ cao
của mũi được khảo sát thông qua góc mũi Pn-N-
Sn, góc này càng lớn thì mũi càng cao.
Góc mũi mặt và góc mũi qua G của nam đều
lớn hơn nữ trong khi góc lồi mặt qua mũi ở nam
lại nhỏ hơn nữ, vậy mũi của nam nhô ra trước
nhiều hơn mũi nữ.
Góc lồi mặt ở nam nhỏ hơn nữ chứng tỏ độ
nhô mặt nhìn nghiêng của nam lớn hơn nữ.
Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thùy Trang(4)
cũng cho kết quả tương tự về độ nhô mũi và độ
nhô mặt ở nam đều lớn hơn nữ.
Góc mũi ở nam và nữ không khác biệt như
vậy, độ cao mũi của nam và nữ là như nhau.
Bảng 3. Các góc mũi, mặt (n=38)
Góc
NAM (n=14) NỮ (n=24) % khác
biệt (%)
P
Trung bình (
0
) x1 Độ lệch chuẩn Trung bình (
0
) x2 Độ lệch chuẩn
1.Góc trán mũi G-N-Pn 135,6 7,1 139,7 6,2 -2,9 ns
2.Góc mũi Pn-N-Sn 18,6 3,1 18,2 1,8 2,2 ns
3.Góc mũi mặt Pn-N-Pog 29,2 3,3 26,8 2,2 9,0 (*)
4.Góc lồi mặt qua mũi N-Pn-Pog 132 4,2 135,3 3,5 -2,4 (*)
5.Góc lồi mặt từ G G-Sn-Pog 164,4 8,0 167,5 4,1 -1,9 ns
6.Góc lồi mặt N-Sn-Pog 159,1 5,13 162,3 4,1 -2,0 (*)
7.Góc mũi qua G G-Pog/N-Pn 32,2 2,7 29,9 2,5 7,7 (*)
ns: khác biệt không có ý nghĩa (*): p<0,05
So sánh với các góc lí tưởng ở người da trắng
trong bảng 4 cho thấy trung bình 4 góc của nam
và nữ trong nghiên cứu này: góc mũi, góc lồi mặt
qua mũi, góc lồi mặt từ Glabella và góc mũi qua
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 86
Glabella khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Góc mũi của cả nam và nữ đều nhỏ hơn
đáng kể (p < 0,001) so với mũi người da trắng
chuẩn, như vậy mũi chúng ta thấp hơn.
Ở cả nam và nữ, góc lồi mặt qua mũi lớn hơn
còn góc mũi qua G thì nhỏ hơn ho thấy độ nhô
ra trước của mũi so với mặt cũng thấp hơn người
da trắng lí tưởng.
Mũi chúng ta thấp hơn nhưng góc mũi mặt
lại bằng với góc mũi mặt của người da trắng là
do cằm của nhóm mẫu này lui sau nhiều hơn (đã
đề cập đến ở phần góc môi).
Góc lồi mặt không khác với góc lồi mặt của
người da trắng chuẩn nhưng góc lồi mặt từ G lại
nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê. Như vậy, gờ mày
của nhóm mẫu này ít nhô trước hơn so với người
da trắng(5).
Bảng 4. Trung bình các góc mũi, mặt của mẫu nghiên cứu và của người da trắng lí tưởng
Góc TB (
0
) ĐLC Giá trị tham khảo (
0
) Tác giả z
1.Góc trán mũi G-N-Pn 138,2 6,7 140,3 Fernández-Riveiro -0,308
2.Góc mũi Pn-N-Sn 18,4 2,4 22,5 Lines -1,754
3.Góc mũi mặt Pn-N-Pog 27,7 2,9 27,5 Lines 0,072
4.Góc lồi mặt qua mũi N-Pn-Pog 134,1 4,0 129,5 Cox và van der Linden 1,142
5.Góc lồi mặt từ G G-Sn-Pog 166,3 5,9 170 Nguyen và Turley Auger và Turley -0,619
6.Góc lồi mặt N-Sn-Pog 161,1 4,7 163 Cox và van der Linden -0,404
7.Góc mũi qua G G-Pog/N-Pn 30,7 2,8 35 Koury và Epker -1,536
ns: khác biệt không có ý nghĩa (***): p < 0,001
Góc mặt qua Porion
Các góc mặt qua Po vừa thể hiện chiều cao
mặt vừa thể hiện chiều dài của mặt nhìn
nghiêng. Kết quả trình bày trong bảng 5 cho thấy
hầu hết các góc mặt qua Porion đều không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ.
Chỉ có 2 góc N-Po-Gn và góc Li-Po-Pog nam lớn
hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều
này chứng tỏ tổng chiều cao tầng mặt giữa và
dưới của nam lớn hơn nữ.
So sánh với các góc mặt qua Po ở người da
trắng (bảng 6), đa phần các góc ở mẫu nghiên
cứu này đều nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với
người da trắng(3) (p < 0,001), trong đó góc Li-Po-
Pog là chênh lệch nhiều nhất (-3,299). Điều này
cho thấy không chỉ các chiều cao mũi, chân mũi,
môi trên, tầng mặt dưới và cằm đều nhỏ hơn
người da trắng mà chiều dài mặt nhìn nghiêng
của chúng ta cũng ngắn hơn người da trắng(2).
Bảng 5. Các góc mặt qua Po (n=38)
1 N-Po-Pn 19,4 1,5 19,5 1,8 -0,5 ns
2 N-Po-Sn 25,1 1,0 24,7 1,6 1,6 ns
3 N-Po-Pog 49,8 2,9 47,5 3,7 4,8 ns
4 N-Po-Gn 53,9 2,6 51,7 3,0 4,3 (*)
5 Pn-Po-Sn 5,7 0,9 5,2 0,8 9,6 ns
6 Pn-Po-Ls 11,7 1,6 11,3 0,9 3,5 ns
7 Sn-Po-Ls 6,0 1,2 6,1 0,8 -1,6 ns
8 Sn-Po-Gn 28,8 2,0 27,0 5,6 6,7 ns
9 Ls-Po-St 5,5 1,0 5,1 0,5 7,8 ns
10 Ls-Po-Li 9,6 1,4 9,7 0,8 -1,0 ns
11 Ls-Po-Pog 18,2 1,4 17,4 1,4 4,6 ns
12 Li-Po-Pog 8,6 0,5 7,7 1,6 11,7 (*)
ns: khác biệt không có ý nghĩa (*): p<0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 87
Bảng 6. Trung bình các góc mặt qua Po của mẫu nghiên cứu và của người da trắng lí tưởng
Góc TB (
0
) ĐLC Giá trị tham khảo (
0
) Tác giả z P
1 N-Po-Pn 19,5 1,7 23,6 Peck và Peck -2,462 (***)
2 N-Po-Sn 24,8 1,4 28,5 Fernández-Riveiro -2,642 (***)
3 N-Po-Pog 48,3 3,5 54,4 Peck và Peck -1,718 (***)
4 N-Po-Gn 52,5 3,0 57 Hautvast -1,485 (***)
5 Pn-Po-Sn 5,3 0,8 7 Nanda -1,677 (***)
6 Pn-Po-Ls 11,5 1,2 14,5 Nanda -2,496 (***)
7 Sn-Po-Ls 6,2 1,0 7 Hautvast -1,162 (***)
8 Sn-Po-Gn 27,7 4,7 36,5 Fernández-Riveiro -2,022 (***)
9 Ls-Po-St 5,2 0,8 2,8 Nanda 3,088 (***)
10 Ls-Po-Li 9,7 1,1 7,1 Nanda 2,453 (***)
11 Ls-Po-Pog 17,7 1,4 17,1 Peck và Peck 0,426 ns
12 Li-Po-Pog 8,0 1,3 12,5 Nanda -3,299 (***)
ns: khác biệt không có ý nghĩa (***): p < 0,001
Tuy các kết quả trình bày trong bảng 2, 4, 6
cho thấy đa phần các góc mặt nhìn nghiêng của
nghiên cứu này khác biệt có ý nghĩa với số đo ở
người da trắng(1) nhưng độ khác biệt không lớn.
Điều này được thể hiện qua biểu đồ 1, đường
biểu diễn các góc mặt nhìn nghiêng của nghiên
cứu này gần như trùng khít với số liệu lí tưởng ở
người da trắng. Như vậy, mặc dù mỗi chủng tộc
đều có những đặc trưng riêng phân biệt với các
chủng tộc khác nhưng người đẹp vốn dĩ chỉ
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, không đại diện cho dân
số, do đó, một khuôn mặt đẹp của người da
trắng hay da vàng đều có những chuẩn chung lí
tưởng giống nhau.
Biểu đồ 1. Các góc mặt nhìn nghiêng ở nghiên cứu này và người da trắng
KẾT LUẬN
Hầu hết các góc mặt nhìn nghiêng ở nam và
nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa.
Trung bình các góc mặt nhìn nghiêng của
nghiên cứu này tương tự với số liệu lí tưởng ở
người da trắng(6,7).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Auger T.A., Turley P.K. (1999), “The female soft tissue profile
as presented in fashion magazines during the 1900’s: a
photographic analysis”, Int J Adult Orthod Orthognath Surg, vol
14, pp.7-18.
2. Cox N.H., van der Linden FPGM (1971), “Facial harmony”,
Am J Orthod, vol 60, pp.175-183.
3. Fernández-Riveiro P., Smyth-Chamosa E., Suárez-Quintanilla
D., Suárez-Cunqueiro (2003), “Angular photogrammetric
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 88
analysis of the soft tissue facial profile”, Eur J Orthod, vol 25,
pp.393-399..
4. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (1999), Những đặc trưng
của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng, Luận văn
thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Koury M.E., Epker B.N. (1992), “Maxillofacial esthetics:
anthropometrics of the maxillofacial region”, J Oral Maxillofac
Surg vol 50, pp. 806-820.
6. Nguyen D.D., Turley P.K. (1998), “Changes in the Caucasian
male facial profile as depicted in fashion magazines during
the twentieth century”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol 114,
pp.208-217.
7. Peck S., Peck L. (1995), “Selected aspects of the art and science
of facial esthetics”, Seminars in orthodontics vol 1, no 2,pp. 105-
126.
Ngày nhận bài báo: 19/01/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/02/2015
Người phản biện: TS Lê Hồ Phương Trang
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_kich_thuoc_guong_mat_hai_hoa_can_doi_o_mot_nhom_sin.pdf