Đặc điểm kích thước gương mặt hài hòa cân đối ở một nhóm sinh viên người việt qua ảnh chụp mặt thẳng

Các tỉ lệ mặt theo chiều ngang Hầu hết các tỉ lệ về chiều rộng mắt đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p<0,001): Tỉ lệ chiều rộng từng mắt/chiều rộng khóe mắt trong của nam lớn hơn nữ (0,842 so với 0,766 ở mắt phải và 0,821 so với 0,753 ở mắt trái); Chiều rộng khóe mắt trong/ chiều rộng khóe mắt ngoài của nam (38%) nhỏ hơn của nữ (40%). Chỉ duy nhất tỉ lệ khoảng cách giữa 2 đồng tử/ chiều rộng khóe mắt ngoài (xấp xỉ 69%) là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới (Bảng 3). Ở người da trắng lí tưởng (bảng 4), chiều rộng khóe mắt trong bằng chiều rộng mỗi mắt và bằng 20% chiều rộng mặt. Như vậy, một gương mặt đẹp được chia làm 5 phần bằng nhau và mỗi phần bằng kích thước 1 mắt. Điều này cũng phù hợp với quan niệm thẩm mỹ “tam đình ngũ nhãn” của người Trung Quốc xưa. So với kết quả ở nghiên cứu này chiều rộng khóe mắt trong xấp xỉ 40% còn tỉ lệ chiều rộng mắt phải và mắt trái/chiều rộng khóe mắt trong lần lượt là 79% và 77%, Từ 2 kết quả trên cho thấy chiều rộng mắt chúng ta ngắn hơn và khoảng cách 2 mắt xa nhau hơn so với người da trắng(2). Còn khoảng cách giữa 2 đồng tử/ chiều rộng khóe mắt ngoài của chúng tôi là 68,9%, khác biệt không đáng kể với 70% của người da trắng. Trong các tỉ lệ liên quan đến chiều rộng mũi và miệng ở bảng 3, chỉ 2 tỉ lệ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, đó là 2 tỉ lệ liên quan đến độ rộng mắt. Chiều rộng khóe mắt trong bằng 84% chiều rộng mũi ở nam và bằng 94% ở nữ. Như vậy, sự chênh lệch giữa độ rộng cánh mũi và khóe mắt trong ở nam lớn hơn nữ, hay nói cách khác, cánh mũi của nữ thanh gọn hơn nam. Tuy nhiên, so với tỉ lệ lí tưởng là 1 ở người da trắng (bảng 4) thì sự chênh lệch giữa kích thước mũi và độ rộng khóe mắt ở cả nam và nữ đều nhỏ hơn đáng kể, Điều này có thể do cánh mũi chúng ta rộng hơn cánh mũi người da trắng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm kích thước gương mặt hài hòa cân đối ở một nhóm sinh viên người việt qua ảnh chụp mặt thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 324 ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC GƯƠNG MẶT HÀI HÒA CÂN ĐỐI Ở MỘT NHÓM SINH VIÊN NGƯỜI VIỆT QUA ẢNH CHỤP MẶT THẲNG Đống Khắc Thẩm*, Lê Như Thúy Quỳnh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các tỉ lệ mặt theo chiều đứng và chiều ngang của nam và nữ ở một nhóm sinh viên người Việt tuổi từ 18 - 25 và so sánh các số liệu này với số liệu lí tưởng ở người da trắng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 38 sinh viên có gương mặt hài hòa, cân đối và được hội đồng gồm 7 người đánh giá từ đẹp đến đẹp tuyệt vời. Thông qua 19 điểm mốc được xác định trên ảnh chụp mặt thẳng của các đối tượng, đo đạc các kích thước từ đó tính toán 17 tỉ lệ mặt theo chiều đứng và chiều ngang. Kết quả: Chiều cao tầng mặt trên bằng 1,6 lần chiều cao tầng mặt giữa, chiều cao tầng mặt giữa bằng 75% chiều cao tầng mặt dưới, không khác biệt giữa nam và nữ. Các tỉ lệ về chiều rộng mắt đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Tỉ lệ chiều rộng từng mắt/chiều rộng khóe mắt trong của nam lớn hơn nữ (0,842 so với 0,766 ở mắt phải và 0,821 so với 0,753 ở mắt trái) (p<0,001). So sánh với người da trắng: Hầu hết các tỉ lệ ở nhóm mẫu này đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với tỉ lệ lí tưởng ở người da trắng. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hầu hết các tỉ lệ chiều cao mặt ở nam và nữ có khuôn mặt hài hòa không khác nhau trong khi các tỉ lệ về chiều rộng mắt lại có sự khác biệt đáng kể và các số liệu trung bình của nhóm mẫu này cũng khác biệt với số liệu lí tưởng ở người da trắng. Từ khóa: mặt cân đối, mặt hài hòa, tỉ lệ lý tưởng. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF HARMONIOUS FACE IN A GROUP OF VIETNAMESE STUDENTS IDENTIFIED ON FRONTAL PHOTOGRAPH Dong Khac Tham, Le Nhu Thuy Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 324 - 331 Objective: Define the proportion of the human face in a group of Vietnamese students aging 18-25 and compare these data with those ideals in Caucasians. Methods: Cross-sectional descriptive study was carried out on 38 students having harmony and balanced face. A council of 7 dentists and laypersons evaluated sets of photographs of student faces from pretty to very beautiful. Through 19 facial landmarks identified on the photo, 17 vertical and horizontal proportions of the face were calculated. Results: The height of the upper face was by 1.6 times of the middle face, the height of the middle face was 75% of the lower face, there was no difference between male and female. The ratio of the width of the face was significantly different between male and female. The rate of the width of middle face / width between the the canthus of the eyes was larger in male (compared to 0.766 in 0.842 and 0.821 in comparison to the right with the left eye in 0.753) (p<0.001). Compared with Caucasians: Most ratio in this sample * Bộ môn CHRM-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM ** Lớp Cao học khóa 2012-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Lê Như Thúy Quỳnh ĐT: 0984310030 Email: lenhuxhq@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 325 group were statistically significant differences (p<0.001) compared to the ideal proportion in Caucasian adolescents. Conclusion: The study showed that most of the height proportion of harmonious face of male and female had no difference while the proportion of facial width differed significantly and the average data of this sample group differed significantly from ideal figures in Caucasian adolescents. Key words: balanced face, harmonious face, facial proportion, ideal ratio. ĐẶT VẤN ĐỀ Thẩm mỹ khuôn mặt bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà trong đó, sự hài hòa được xem là yếu tố quan trọng nhất. Để phân tích sự hài hòa của gương mặt, người ta xây dựng một hệ thống các số đo, tỉ lệ chuẩn của những bộ phận cấu thành khuôn mặt. Những gương mặt có số đo, tỉ lệ càng tiến gần tới số liệu chuẩn thì gương mặt càng hài hòa, cân đối(10). Phân tích ảnh chụp của những người có khuôn mặt đẹp, từ đó xây dựng một hệ thống số đo các góc và các tỉ lệ mặt lí tưởng là một mục tiêu hướng đến của điều trị chỉnh hình hàm mặt và giải phẫu thẩm mỹ(5). Trên cơ sở phân tích các ảnh chụp mặt thẳng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu: (1) Xác định các tỉ lệ mặt theo chiều cao và chiều rộng ở một nhóm sinh viên người Việt trưởng thành được xem là đẹp và hài hòa, (2) So sánh các tỉ lệ mặt của mẫu nghiên cứu với các số liệu lí tưởng ở người da trắng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 38 ảnh chụp mặt thẳng của những người có gương mặt hài hòa cân đối, độ tuổi từ 18-25, chọn từ các sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cần Thơ với các tiêu chuẩn chọn mẫu: (1): Có ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh, (2): Nét mặt nhìn thẳng hài hòa, cân đối: 3 tầng mặt bằng nhau theo chiều đứng, chiều ngang chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần bằng khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến khóe mắt trong, (3): Không chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu thuật thẩm mỹ trước đó. Những ảnh được chọn là ảnh có chất lượng tốt, thấy rõ gương mặt, không bị tóc che phủ. Đối tượng được chụp ảnh với kỹ thuật được chuẩn hóa: Chụp phim ở tư thế đứng, đầu ở tư thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng, hai môi tiếp xúc tự nhiên, các cơ vùng mặt thư giãn. Tóc được cột gọn gàng hoặc vén lên để lộ vành tai. Khung ảnh bao quanh đỉnh đầu và xương đòn, khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến đường tóc ở mang tai bằng nhau ở cả hai bên, đường nối hai đồng tử và đường nối từ khóe mắt ngoài đến đỉnh tai song song với sàn nhà (đường này song song mặt phẳng Francfort). Khoảng cách từ ống kính đến người được chụp giữ cố định là 1,53m(5). Các ảnh chụp sau đó được chuyển sang ảnh trắng đen, lần lượt được trình chiếu một cách ngẫu nhiên trên màn ảnh, mỗi ảnh xuất hiện trong vòng 15 giây cho từng người trong hội đồng đánh giá theo thang điểm từ 1-bình thường đến 6-rất xinh đẹp. Những đối tượng này đều được 7 thành viên trong hội đồng đánh giá là có gương mặt đẹp. Trên những ảnh chụp này, 19 điểm mốc được xác định (hình 1) sau đó đo đạc và tính toán 17 tỉ lệ, trong đó có 8 tỉ lệ theo chiều đứng gồm tỉ lệ về chiều cao các tầng mặt, chiều cao môi, chiều cao cằm (hình 2) và 9 tỉ lệ về theo chiều ngang gồm tỉ lệ về chiều rộng mắt, chiều rộng mũi và chiều rộng miệng (hình 3). Kiểm tra độ chính xác của việc đo đạc được thực hiện bằng kiểm định Crohnbach’s alpha trên 10 ảnh chọn ngẫu nhiên cho chỉ số α=0,86. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 326 Việc xác định các điểm chuẩn và đo đạc được thực hiện bằng phần mềm Autocad 2010, lưu trữ và xử lí số liệu bằng Microsoft excel 2010 và SPSS 16.0. Hình 1: Các điểm mốc trong nghiên cứu (1) Tr: Trichion, (2) N: Nasion, (3) Sn: Subnasale, (4) Ls: Điểm giữa đường viền môi đỏ trên, (5) St: Giao điểm môi trên và môi dưới trên đường giữa, (6) Li: Điểm giữa đường viền môi đỏ dưới, (7) Me: Menton, (8) XR: Giao điểm đường thẳng đi qua hai đồng tử và đường viền mặt bên phải, (9) ExR: Điểm khóe mắt ngoài bên phải, (10) PR: Điểm giữa đồng tử bên phải, (11) EnR: Điểm khóe mắt trong bên phải, (12) EnL: Điểm khóe mắt trong bên trái, (13) PL: điểm giữa đồng tử bên trái, (14) ExL: Điểm khóe mắt ngoài bên trái, (15) XL: Giao điểm đường thẳng đi qua hai đồng tử và đường viền mặt bên trái, (16) AIR: Điểm ngoài nhất trên đường viền cánh mũi phải, (17) AIL: Điểm ngoài nhất trên đường viền cánh mũi trái, (18) ChR: Điểm khóe miệng bên phải, (19) ChL: Điểm khóe miệng bên trái. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 327 Hình 2. Các tỉ lệ mặt theo chiều đứng Hình 3. Các tỉ lệ mặt theo chiều ngang KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các tỉ lệ mặt theo chiều đứng Một khuôn mặt hài hòa theo chiều đứng được chia thành 3 tầng có chiều cao bằng nhau dựa vào 4 điểm mốc Trichion, Glabella, Subnasale và Menton. Tuy nhiên, điểm Glabella khó có thể xác định chính xác trên ảnh chụp mặt thẳng. Do đó trong nghiên cứu này, điểm Glabella được thay bằng điểm Nasion – là giao điểm của đường thẳng đi qua 2 đồng tử và đường giữa mặt. Qua đó, tầng mặt trên được tính từ điểm Trichion đến Nasion, tầng mặt giữa tính từ Nasion đến Subnasale, tầng mặt dưới tính từ Subnasale đến Menton. Cách phân chia chiều cao các tầng mặt như trên đã được Rickett sử dụng trong loạt nghiên cứu của mình nhằm xây dựng các tỉ lệ chuẩn cho khuôn mặt hài hòa, cân đối(11). Hầu hết các tỉ lệ mặt theo chiều đứng giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 1). Chỉ có 2 tỉ lệ có sự khác biệt ở mức ý nghĩa p<0.05 là tỉ lệ tầng mặt trên/ tầng mặt giữa và môi trên (Tr-N/N-St) và tỉ lệ lệ tầng mặt trên và giữa/ tầng mặt giữa và dưới (Tr- Sn/N-Me). Tuy nhiên, độ khác biệt trung bình giữa các tỉ lệ này ở nam và nữ lại không đáng kể (0,063 và 0,051). Như vậy có thể thấy rằng các tỉ lệ mặt theo chiều đứng ở nam và nữ trong nghiên cứu này gần như bằng nhau. Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thùy Trang (1999)(6). Điều này cho thấy, dù trên thực tế các số đo của nam đều lớn hơn của nữ nhưng ở một gương mặt hài hòa, cân đối thì các tỉ lệ mặt đứng là như nhau giữa nam và nữ. Bảng1. Các tỉ lệ mặt theo chiều đứng (n = 45) Tỉ lệ Nam (n=16) Nữ (n=29) Độ khác biệt trung bình p Trung bình x1 Độ lệch chuẩn Trung bình x2 Độ lệch chuẩn 1. Tầng mặt trên/tầng mặt giữa Tr-N/N-Sn 1,628 0,171 1,677 0,129 -0,049 ns 2.Tầng mặt giữa/tầng mặt N-Sn/Sn-Me 0,740 0,103 0,754 0,066 -0,014 ns Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 328 Tỉ lệ Nam (n=16) Nữ (n=29) Độ khác biệt trung bình p Trung bình x1 Độ lệch chuẩn Trung bình x2 Độ lệch chuẩn dưới 3.Tầng mặt trên/tầng mặt giữa và môi trên Tr-N/N-St 1,074 0,089 1,137 0,088 -0,063 (*) 4.Tầng mặt trên và giữa tầng mặt giữa và dưới Tr-Sn/N-Me 1,100 0,085 1,150 0,066 -0,051 (*) 5.Môi trên/tầng mặt dưới Sn-St/Sn-Me 0,357 0,035 0,351 0,018 0,006 ns 6.Môi trên/môi dưới và cằm Sn-St/St-Me 0,558 0,083 0,542 0,045 0,016 ns 7.Môi đỏ trên/môi trên Ls-St/Sn-St 0,316 0,079 0,335 0,058 -0,019 ns 8.Môi đỏ trên/môi đỏ dưới Ls-St/St-Li 0,668 0,136 0,722 0,176 -0,055 ns ĐKBTB: x1 - x2; ns: khác biệt không có ý nghĩa; (*): p<0,05 Sự so sánh với các số liệu chuẩn ở người da trắng được thực hiện thông qua độ khác biệt trung bình và kiểm định t. Độ khác biệt trung bình (chỉ số z) được tính bằng công thức: z (độ khác biệt so với tỉ lệ lí tưởng) = (trung bình tỉ lệ khảo sát – tỉ lệ lí tưởng)/ độ lệch chuẩn của tỉ lệ khảo sát. Khi một tỉ lệ có chỉ số z nằm trong khoảng -0,5 ≤ z ≤ 0,5 thì tỉ lệ đó xem như xấp xỉ hoặc có sự khác biệt rất nhỏ với tỉ lệ lí tưởng; ngược lại, một tỉ lệ có z > 0,5 hoặc z <-0,5 thì tỉ lệ đó khác xa so với tỉ lệ lí tưởng. Trong bảng 2, kết quả chỉ ra rằng có 2 tỉ lệ xấp xỉ bằng tỉ lệ lí tưởng ở người da trắng. Kết quả của kiểm định t-test cũng cho thấy 2 tỉ lệ này không có sự khác biệt với tỉ lệ lí tưởng. Các tỉ lệ này là: Tỉ lệ tầng mặt trên/ tầng mặt giữa (Tr-N/N- Sn) bằng 1,656, xấp xỉ tỉ lệ lí tưởng 1,618 ở người da trắng theo đề xuất của Ricketts(11). Tỉ lệ tầng mặt giữa/ tầng mặt dưới (N-Sn/Sn- Me) bằng 0,75 xấp xỉ bằng tỉ lệ lí tưởng 0,754 của Powell Humphrey đề ra ở người da trắng(9). Như vậy, xét về tỉ lệ chiều cao các tầng mặt thì mẫu nghiên cứu này giống với người da trắng. Điều này cho thấy mặc dù mỗi chủng tộc đều có những nét đặc trưng riêng nhưng một khuôn mặt đẹp của người da trắng hay da vàng đều có những chuẩn chung lí tưởng giống nhau về tỉ lệ chiều cao các tầng mặt. Không giống các tỉ lệ chiều cao tầng mặt, những tỉ lệ liên quan đến chiều cao môi, cằm của mẫu nghiên cứu này đều khác biệt rất có ý nghĩa (p<0,001) so với số liệu lí tưởng ở người da trắng: Chiều cao môi đỏ trên bằng 33% chiều cao môi trên (bao gồm nhân trung và môi đỏ trên), so sánh với 36% ở người da trắng. Tuy nhiên, hệ số khác biệt z bằng -0,5 chứng tỏ 2 tỉ lệ này có thể xem là xấp xỉ nhau. Như vậy, chiều cao môi đỏ trên so với chiều cao môi trên của mẫu nghiên cứu này xấp xỉ người da trắng(3,4). Chiều cao môi đỏ trên bằng 70% chiều cao môi đỏ dưới, nhỏ hơn đáng kể so với tỉ lệ 88% ở người da trắng. Điều này cho thấy trong tương quan chiều cao 2 môi, môi đỏ dưới của mẫu nghiên cứu này dày hơn môi đỏ dưới ở người da trắng. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thùy Trang và Hoàng Tử Hùng(6). Chiều cao môi trên (nhân trung và môi đỏ) bằng 35% chiều cao tầng mặt dưới và bằng 54% chiều cao môi dưới và cằm. Hai tỉ lệ này có khác biệt nhỏ so với người da trắng chuẩn là 33,3% và 50%(1,9). Mà môi đỏ dưới của mẫu nghiên cứu này theo phân tích ở trên dày hơn môi đỏ dưới người da trắng, điều này cho thấy cằm chúng ta ngắn hơn cằm người da trắng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 329 Bảng 2. Trung bình các tỉ lệ mặt theo chiều đứng của mẫu nghiên cứu và của người da trắng lí tưởng Tỉ lệ TB ĐLC Giá trị tham khảo Tác giả z P 1. Tầng mặt trên/tầng mặt giữa Tr-N/ N-Sn 1,656 0,145 1,618 Ricketts 0,285 ns 2. Tầng mặt giữa/tầng mặt dưới N-Sn/Sn-Me 0,750 0,080 0,754 Powell, Humphrey -0,05 ns 3. Tầng mặt trên/tầng mặt giữa và môi trên Tr-N/ N-St 1,113 0,092 1 Ricketts 1,22 (***) 4. Tầng mặt trên và giữa/tầng mặt giữa và dưới Tr-Sn/ N-Me 1,132 0,076 1 Ricketts 1,74 (***) 5. Môi trên/tầng mặt dưới Sn-St/ Sn-Me 0,354 0,026 0,333 Powell, Humphrey và Proffit 0,81 (***) 6. Môi trên/môi dưới và cằm Sn-St/ St-Me 0,548 0,061 0,5 Arnett và Bergman 0,79 (***) 7. Môi đỏ trên/môi trên Ls-St/ Sn-St 0,327 0,066 0,36 Farkas -0,5 (***) 8. Môi đỏ trên/môi đỏ dưới Ls-St/ St-Li 0,702 0,162 0,88 Farkas -1,1 (***) z (độ khác biệt so với tỉ lệ lí tưởng) = (trung bình tỉ lệ khảo sát – tỉ lệ lí tưởng)/ độ lệch chuẩn của tỉ lệ khảo sát; ns: khác biệt không có ý nghĩa; (***): p<0,001 Các tỉ lệ mặt theo chiều ngang Hầu hết các tỉ lệ về chiều rộng mắt đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p<0,001): Tỉ lệ chiều rộng từng mắt/chiều rộng khóe mắt trong của nam lớn hơn nữ (0,842 so với 0,766 ở mắt phải và 0,821 so với 0,753 ở mắt trái); Chiều rộng khóe mắt trong/ chiều rộng khóe mắt ngoài của nam (38%) nhỏ hơn của nữ (40%). Chỉ duy nhất tỉ lệ khoảng cách giữa 2 đồng tử/ chiều rộng khóe mắt ngoài (xấp xỉ 69%) là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới (Bảng 3). Ở người da trắng lí tưởng (bảng 4), chiều rộng khóe mắt trong bằng chiều rộng mỗi mắt và bằng 20% chiều rộng mặt. Như vậy, một gương mặt đẹp được chia làm 5 phần bằng nhau và mỗi phần bằng kích thước 1 mắt. Điều này cũng phù hợp với quan niệm thẩm mỹ “tam đình ngũ nhãn” của người Trung Quốc xưa. So với kết quả ở nghiên cứu này chiều rộng khóe mắt trong xấp xỉ 40% còn tỉ lệ chiều rộng mắt phải và mắt trái/chiều rộng khóe mắt trong lần lượt là 79% và 77%, Từ 2 kết quả trên cho thấy chiều rộng mắt chúng ta ngắn hơn và khoảng cách 2 mắt xa nhau hơn so với người da trắng(2). Còn khoảng cách giữa 2 đồng tử/ chiều rộng khóe mắt ngoài của chúng tôi là 68,9%, khác biệt không đáng kể với 70% của người da trắng. Trong các tỉ lệ liên quan đến chiều rộng mũi và miệng ở bảng 3, chỉ 2 tỉ lệ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, đó là 2 tỉ lệ liên quan đến độ rộng mắt. Chiều rộng khóe mắt trong bằng 84% chiều rộng mũi ở nam và bằng 94% ở nữ. Như vậy, sự chênh lệch giữa độ rộng cánh mũi và khóe mắt trong ở nam lớn hơn nữ, hay nói cách khác, cánh mũi của nữ thanh gọn hơn nam. Tuy nhiên, so với tỉ lệ lí tưởng là 1 ở người da trắng (bảng 4) thì sự chênh lệch giữa kích thước mũi và độ rộng khóe mắt ở cả nam và nữ đều nhỏ hơn đáng kể, Điều này có thể do cánh mũi chúng ta rộng hơn cánh mũi người da trắng. Chiều rộng miệng bằng 53% khóe mắt ngoài ở nam và bằng 50% ở nữ, đều nhỏ hơn so với tỉ lệ lí tưởng ở người da trắng là 60%, như vậy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 330 tương quan chiều rộng miệng trên khuôn mặt của chúng ta nhỏ hơn người da trắng. Chiều rộng miệng/ chiều rộng mũi là 1,167, nhỏ hơn so với tỉ lệ 1,618 ở người da trắng. Điều này cho thấy sự chênh lệch chiều rộng miệng với mũi ở người Việt nhỏ hơn rất nhiều so với người da trắng. Thêm vào đó, tỉ lệ chiều rộng mũi/ chiều cao mũi (tầng mặt giữa) của nghiên cứu này lớn hơn rất nhiều so với số lí tưởng ở người da trắng (0,844 so với 0,625). Như vậy, xét về tương quan theo chiều rộng khuôn mặt thì miệng chúng ta nhỏ hơn còn cánh mũi thì rộng hơn(11). Các kết quả ở bảng 2 và bảng 4 cho thấy giữa người da trắng lí tưởng và nhóm mẫu này chỉ giống nhau ở các tỉ lệ về chiều cao các tầng mặt còn tất cả tỉ lệ mặt còn lại đều khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bảng 3. Các tỉ lệ mặt theo chiều rộng (n=45) Tỉ lệ NAM (n=16) NỮ (n=29) Độ khác biệt trung bình p Trung bình x1 Độ lệch chuẩn Trung bình x2 Độ lệch chuẩn 1. Chiều rộng khóe mắt trong/chiều rộng khóe mắt ngoài EnR-EnL/ ExR-ExL 0,380 0,019 0,400 0,018 -0,021 (***) 2. Chiều rộng mắt phải/chiều rộng khóe mắt trong ExR-EnR/ EnR-EnL 0,842 0,076 0,766 0,060 0,075 (***) 3. Chiều rộng mắt trái/chiều rộng khóe mắt trong EnL-ExL/ EnR-EnL 0,821 0,056 0,753 0,059 0,067 (***) 4. Khoảng cách giữa 2 đồng tử/ chiều rộng khóe mắt ngoài PR-PL/ ExR-ExL 0,687 0,013 0,690 0,014 -0,003 ns 5. Chiều rộng miệng/chiều rộng mũi ChR-ChL/ AIR-AIL 1,161 0,114 1,174 0,084 -0,014 ns 6. Chiều rộng khóe mắt trong/chiều rộng mũi EnR-EnL/ AIR-AIL 0,836 0,088 0,940 0,049 -0,104 (***) 7.Chiều rộng miệng/chiều rộng khóe mắt ngoài ChR-ChL/ ExR-ExL 0,528 0,032 0,500 0,032 0,028 (**) 8.Chiều rộng miệng/chiều rộng mặt ChR-ChL/ XR-XL 0,349 0,029 0,336 0,025 0,014 ns 9.Chiều rộng mũi/chiều cao mũi (tầng mặt giữa) AIR-AIL/ N-Sn 0,865 0,082 0,834 0,057 0,031 ns Độ khác biệt trung bình: x1 - x2 ns: khác biệt không có ý nghĩa (**): p<0,01 (***): p<0,001 Bảng 4. Trung bình các tỉ lệ mặt theo chiều ngang của mẫu nghiên cứu và của người da trắng lí tưởng Tỉ lệ TB ĐLC Giá trị tham khảo Tác giả z p 1.Chiều rộng khóe mắt trong/chiều rộng khóe mắt ngoài EnR- EnL/ExR- ExL 0,394 0,021 0,333 Powell và Humphrey 2,9 (***) 2.Chiều rộng mắt phải/chiều rộng khóe mắt trong ExR-EnR/ EnR-EnL 0,791 0,075 1 Proffit -2,79 (***) 3.Chiều rộng mắt trái/chiều rộng khóe mắt trong EnL-ExL/ EnR-EnL 0,775 0,067 1 El-Mangoury -3,36 (***) 4.Khoảng cách giữa 2 đồng tử/chiều rộng khóe mắt ngoài PR-PL/ ExR-ExL 0,689 0,014 0,7 Koury và Epker -0,79 (***) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 331 5.Chiều rộng miệng/chiều rộng mũi ChR-ChL/ AIR-AIL 1,167 0,097 1,618 Ricketts -4,71 (***) 6. Chiều rộng khóe mắt trong/chiều rộng mũi EnR-EnL/ AIR-AIL 0,903 0,081 1 McNamara -1,2 (***) 7.Chiều rộng miệng/chiều rộng khóe mắt ngoài ChR-ChL/ ExR-ExL 0,509 0,035 0,6 Koury và Epker -2,6 (***) 8.Chiều rộng miệng/chiều rộng mặt ChR-ChL/ XR-XL 0,340 0,027 0,4 Koury và Epker -2,22 (***) 9.Chiều rộng mũi/chiều cao mũi (tầng mặt giữa) AIR-AIL/ N-Sn 0,844 0,067 0,625 Koury và Epker 3,27 (***) z (độ khác biệt so với tỉ lệ lí tưởng) = (trung bình tỉ lệ khảo sát – tỉ lệ lí tưởng)/ độ lệch chuẩn của tỉ lệ khảo sát, (***): p<0,001 KẾT LUẬN Hầu hết các tỉ lệ chiều cao mặt ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong khi các tỉ lệ về chiều rộng mắt lại khác biệt đáng kể. Trung bình các tỉ lệ mặt của nhóm mẫu này khác biệt với số liệu lí tưởng ở người da trắng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arnett G.W., Bergman R.T. (1993), Facial keys to orthodontic diagnosis and treatment planning, Part I, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 103: 299-312. 2. El-Mangoury N., Mostafa Y.A., Rasmy E.M., Salah A. (1996), Faciometrics: a new syntax for facial feature analysis, Int J Adult Orthod Orthognath Surg, 11: 71-82. 3. Farkas L,G,, Munro I.R. (1987), Anthropometric facial proportions in medicine, Springfield. 4. Farkas L.G., Katic M.J., Hreczko T.A., Deutsch C., Munro I.R. (1984), Anthropometric proportions in the upper lip- lower lip-chin area of the lower face in young white adults, Am J Orthod, 86: 52-60. 5. Gavan J.A., Washburn S.L., Lewis P.H. (1952), Photography: an anthropometric tool”, Am J Phys Anthropol, 10(3): 331-353. 6. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (1999), Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Koury M.E., Epker B.N. (1992), Maxillofacial esthetics: anthropometrics of the maxillofacial region, J Oral Maxillofac Surg, 50: 806-820. 8. McNamara J.A. , Brust E.W., Riolo M.L. (1993), Esthetics and the treatment of facial form, Craniofacial Growth Series, Ann Arbor: Center for Human Growth and Development; University of Michigan: 115-146. 9. Powell N., Humphreys B. (1984), Proportions of the aesthetic face, New York: Thieme-Stratton. 10. Ricketts R.M. (1982), Divine proportion in facial esthetics, Clin plast surg 1982, 9: 401-422. 11. Ricketts R.M. (1982), The biologic significance of the divine porportion and Fibonacci series, Am J Othod 1982, 81: 351-370. Ngày nhận bài báo: 02/03/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/03/2015 Người phản biện: TS Nguyễn Thị Bích Lý Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_kich_thuoc_guong_mat_hai_hoa_can_doi_o_mot_nhom_sin.pdf
Tài liệu liên quan