Chúng tôi cũng xem lại tiêu bản được lưu
giữ của 39 trường hợp này đã ghi nhận được 37
trường hợp (chiếm 94,9%) có đặc điểm giải phẫu
bệnh là u dây sống qui ước với hình ảnh đặc
trưng là các tế bào dây sống nhân tăng sắc kiềm,
hình tròn bào tương sáng, tế bào hình đa giác
xếp thành từng chuỗi, từng bè trong mô nền
nhầy, nhiều không bào. 2 trường hợp còn lại
(chiếm 5,1%) có đặc điểm có chứa các đảo sụn
hyaline hóa hoặc mô sụn. Không có trường hợp
nào thuộc dạng thoái biệt hóa. So sánh với các
tác giả khác trong y văn chúng tôi thấy có sự
phù hợp về tỉ lệ giữa các nhóm đặc điểm mô
học(8,9). Cả 2 trường hợp biệt hóa sụn đều nằm ở
vùng sàn sọ. Những trường hợp biệt hóa sụn
cần phân biệt với sarcom sụn và chúng tôi tiến
hành nhuộm hóa mô miễn dịch để xác định
chẩn đoán. Cả 2 trường hợp u dây sống của
chúng tôi đều dương tính với Cytokeratin trọng
lượng phân tử thấp, EMA và S100. Kết quả này
cũng phù hợp với y văn(3,8,9). Như vậy hóa mô
miễn dịch có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán
phân biệt u dây sống với các loại u khác đặc biệt
là sarcom sụn, xương, u tế bào Schwann.
Phẫu thuật vẫn là điều trị đầu tay và là tiêu
chuẩn vàng trong điều trị bệnh triệt để và ngăn
ngừa tái phát. Tỉ lệ tái phát cũng như tiên lượng
sống còn của bệnh nhân phụ thuộc vào việc biên
phẫu thuật có còn tế bào u hay không. Xạ trị chỉ
là điều trị bổ trợ trong trường hợp biên phẫu
thuật còn tế bào u. Ngày nay, tiêu chuẩn chọn
lựa của điều trị vẫn là cắt trọn u được nhiều
phẫu thuật viên ưa thích. Tỉ lệ cắt trọn u thay
đổi theo nhiều tác giả khác nhau và theo các vị
trí u khác nhau.Tác giả Gay đã báo cáo tỉ lệ phẫu
thuật cắt trọn cho các trường hợp u dây sống ở
vị trí sàn sọ là 47%(3). Tỉ lệ này trong nghiên cứu
của tác giả Mefty và Borba là 43%(1). Trong khi
đó các tác giả Osaka và Fuchs đã báo cáo tỉ lệ cắt
trọn u ở vùng cùng cụt là gần 50%(2,4). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật viên chọn
lựa cắt trọn u trong 38,46% trường hợp đối với
nhóm u ở vùng cùng cụt và 30% đối với nhóm u
ở vùng sàn sọ. Đối với những trường hợp cắt
không trọn u thì xạ trị là một phương pháp điều
trị bổ trợ để giảm tỉ lệ u tái phát sau này. Sau
phẫu thuật, có 13 bệnh nhân được chỉ định xạ trị
(chiếm 33,33%) và 2 bệnh nhân được chỉ định xạ
phẫu bằng dao gamma (chiếm 5,13%).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, bệnh học của 39 trường hợp u dây sống ở bệnh viện chợ Rẫy từ năm 2003 đến 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 588
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, BỆNH HỌC CỦA 39 TRƯỜNG HỢP
U DÂY SỐNG Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2011
Trần Minh Thông*, Vương Gia Huy*
TÓM TẮT
Tổng quan: U dây sống là một loại u hiếm gặp, tiến triển chậm, xâm lấn, phá hủy và thay thế mô xương ở
vị trí mà chúng phát triển. U dây sống có nguồn gốc từ các tế bào nguyên sống tồn lưu dọc theo trục thần kinh –
não tủy. U dây sống thường xuất hiện sau 60 tuổi. U dây sống là loại ung thư độ ác thấp và có tỉ lệ tái phát cao.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp biểu hiện độ ác cao, xâm lấn và di căn xa. Điều trị chính là phẫu thuật cắt
trọn u kết hợp với xạ trị sau mổ.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả: từ năm 2003 đến năm 2011, 39 trường hợp u dây sống đã được chẩn đoán
xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi hồi cứu lại tất cả hồ sơ bệnh án của các
trường hợp này và thu thập dữ liệu dựa trên phiếu thu thập số liệu tiêu chuẩn bao gồm các thông tin về tuổi khởi
bệnh, giới, triệu chứng lâm sàng, tiền căn, chẩn đoán giải phẫu bệnh, phương pháp mổ và thời gian nằm viện sau
mổ. Chúng tôi cũng xem lại tất cả các phim CT scanner và MRI để xác định vị trí u và kích thước u trước mổ.
Kết quả: Trong số 39 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nam: nữ là xấp xỉ 1. Độ tuổi khởi
bệnh trung bình là 45 tuổi và nhóm tuổi xuất hiện bệnh nhiều nhất là từ 40 ‐ 60 tuổi (chiếm hơn 50%). Triệu
chứng chính khiến bệnh nhân đi khám là các triệu chứng đau. Tỉ lệ phân bố u theo vị trí lần lượt là vùng sàn sọ
(58,9%), vùng cùng cụt (35,9), vùng cột sống cổ và thắt lưng (2,6%). Đường kính trung bình của u đo được
trên phim CT hoặc MRI là 6,85 cm và chỉ số này thay đổi theo vị trí u: vùng cùng cụt (10,31 cm), thắt lưng
(7cm), sàn sọ (4,62 cm), cổ (3cm). Dạng u dây sống cổ điển là dạng mô học thường thấy nhất chiếm 94,9%.
Phẫu thuật cắt trọn chỉ thực hiện được trong 31,43% số trường hợp được phẫu thuật.
Kết luận: U dây sống là loại u xương hiếm gặp, phát triển chậm, phá hủy và thay thế mô xương. U thường
xảy ra ở người trung niên. Vị trí u thường gặp nhất là ở vùng sàn sọ và vùng cùng cụt. Chẩn đoán xác định
bằng kết quả giải phẫu bệnh kết hợp hóa mô miễn dịch. Phẫu thuật cắt trọn u vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều
trị bệnh tuy nhiên tỉ lệ cắt trọn u không cao do đó cần có những điều trị bổ trợ khác sau mổ.
ABSTRACT
CLINICOPATHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF 39 CASES WITH CHORDOMA AT CHO RAY
HOSPITAL FROM 2003 TO 2011
Tran Minh Thong, Vuong Gia Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 588 ‐ 593
Background: Chordomas were rare, aggresively slow ‐ growing neoplasms which destroyed and replaced the
bone in which it developed. They derived from embryonic remnants of the notochord along the neuraxis. Median
age was around 60 years. They were low ‐ grade cancer and have high recurrence incident. However, high‐grade
cases invading surrounding tissues and metastasizing occured in a minority of patients. The golden goal therapy
was gross total resection combined with post‐operative radiotherapy.
Methods: Cross section descriptive: from 2003 to 2011, 39 patients with chordoma were confirmed by the
pathological diagnosis at Cho Ray hospital. We reviewed their medical documents. The clinical information
* Khoa Giải Phẫu bệnh, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKII Trần Minh Thông, ĐT: 0918202941, Email: tranmthong2003@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 589
collected by using a standardized data collection form consisted of age at presentation, gender, clinical symptoms,
tumor location, operative procedures, post‐operative complications, and total post‐operative hospitalized days. We
also verified all the CT scanners and MRIs to determine the preoperative location and size of the tumors.
Result: There was no predilection in sex ratio. The mean of age at presentation was 45 and the most affected
group age was from 40 to 60 (more than 50%). Pain‐related symptom was the leading chief complaint. 58.9% of
chordomas involve the skull base, 35,9% occur at the sacrococcygeal region, and 5,2% are found in the vertebral
column. The average of largest diameter based on CT scanners or MRI was 6.85 cm and it depended on the tumor
site: sacrococcygeal (10.31cm); lumbar (7.0cm); skull base (4,62cm); cervical (3.0cm). The conventional chordoma
was the most common histopathology type (94,9%). Gross total resection could performed in only 31,43% of
operated cases.
Conclusion: Chordomas were uncommon bone tumors, slow‐growing. They destroyed and replaced the
bone tissues. They usually occurred in middle‐age. The most common position was skull base and sacrococcygeal.
Final diagnosis was made by histopathology combined with immunohistochemistry. Gross total resection was
still golden goal therapy. However, total resection rate was low and the patients needed other post‐operative
therapies.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U dây sống là một loại u xương hiếm gặp,
có độ ác thấp. Tuổi khởi bệnh trung bệnh
thường là 60 tuổi. Nếu u bắt nguồn từ vùng
sàn sọ thì tuổi khởi bệnh sớm hơn(8,9). U
thường gặp ở vùng cùng cụt, sàn sọ và các vị
trí khác của cột sống(6,7,8,9,10) Triệu chứng lâm
sàng thường biểu hiện triệu chứng đau không
đặc hiệu, trùng lắp với nhiều bệnh cảnh khác.
Hình ảnh học của u có vai trò gợi ý chẩn đoán
và chẩn đoán xác định được khẳng định nhờ
chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ kết hợp với
hóa mô miễn dịch. Về mặt mô học u dây sống
được chia thành 3 nhóm: qui ước, sụn và thoái
biệt hóa. Hình ảnh mô học điển hình của u dây
sống cho thấy tân sản các tế bào dây sống
nhân tăng sắc kiềm, hình tròn bào tương sáng,
tế bào hình đa giác xếp thành từng chuỗi, từng
bè trong mô nền nhầy, nhiều không bào. U
dây sống thoái biệt hóa chiếm dưới 5% số
trường hợp có hình ảnh của tế bào sarcom
dạng hình thoi. Phẫu thuật cắt trọn u vẫn là
phương pháp điều trị chính, tuy nhiên phẫu
thuật lấy u thường không triệt để và cần các
phương pháp điều trị khác sau mổ. Tỉ lệ tái
phát của u sau mổ cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác
định các đặc điểm giải phẫu bệnh và lâm sàng
của 39 trường hợp u dây sống.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh xác
định là u dây sống, được điều trị tại bệnh viện
Chợ Rẫy từ năm 2003 đến năm 2011 và có hồ sơ
bệnh án được lưu trữ.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả dữ liệu của các bệnh nhân thỏa điều
kiện chọn mẫu được ghi chép vào một bảng thu
thập số liệu thống nhất. Các dữ liệu lâm sàng
gồm dịch tễ lâm sàng (tuổi, giới, nghề nghiệp,
địa chỉ); triệu chứng cơ năng; triệu chứng thực
thể. Các dữ liệu cận lâm sàng gồm công thức
máu, kết quả giải phẫu bệnh, các kết quả hình
ảnh học (chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc
chụp cộng hưởng từ (MRI)), kết quả sinh thiết
trước mổ (nếu có). Các dữ liệu liên quan đến
điều trị như phương pháp mổ, thời gian nằm
viện sau mổ, các biến chứng sau mổ.
Nhập số liệu bằng Excel 2007, thống kê bằng
Stata10.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các thông tin về dịch tễ học, hình ảnh học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 590
thể hiện trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Tuổi, giới, vị trí và kích thước u
Trung bình Tần số (%)
Tuổi khởi bệnh
(N=39)
45,31 ± 17,08
(Min: 7, Max: 76)
Giới Nam 19 (48,7%)
Nữ 20 (51,3%)
U dây sống tái phát (N=39)
Có 9 (23,1%)
Không 30 (76,9%)
Vị trí u (N=39)
Vùng cùng cụt 14 (35,9%)
Sàn sọ 23 (58,9%)
Cột sống thắt lưng 1 (2,6%)
Cột sống cổ 1 (2,6%)
Đường kính u trên
CTscan/MRI (cm)
(N=36)
6,85 ± 4,15
(Min: 0,5, Max: 19)
Vùng cùng cụt (N=14) 10,31 ± 4,4
Sàn sọ (N=20) 4,62 ± 1,90
Cột sống. thắt lưng (N=1) 7
Cột sống cổ (N=1) 3
Trong 39 bệnh nhân, độ tuổi khởi bệnh nhỏ
nhất ghi nhận là 7 tuổi, lớn nhất là 76 tuổi. Sự
phân bố bệnh theo nhóm tuổi được thể hiện
trong bảng 2.
Bảng 2: Tần suất mắc bệnh theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi N Tần suất (%)
<20 3 7,69
21 – 30 4 10,26
31 – 40 7 17,95
41 – 50 9 23,08
51 – 60 11 28,21
61 – 70 2 5,13
>70 3 7,69
Bảng 3 ghi nhận tỉ lệ các lý do nhập viện. Lý
do liên quan đến triệu chứng đau chiếm tỉ lệ hơn
50%.
Bảng 3: Tần suất các lý do nhập viện
Lý do nhập viện n Tần suất (%)
Đau đầu 12 30,77
Đau hạ vị 1 2,56
Đau lưng 6 15,38
Đau mông 2 5,13
Giảm thị lực 3 7,69
Nhìn đôi 3 7,69
Tê/yếu 2 chân 3 7,69
Tê nửa mặt 2 5,13
Bí tiểu 2 5,13
Sờ thấy u sau tai 1 2,56
Khó nuốt 1 2,56
Nghẹt mũi 1 2,56
Sờ thấy u vùng cùng cụt 1 2,56
Lé ngoài 1 2,56
Tổng 39 100
Chúng tôi cũng khảo sát lại vị trí của u dựa
trên phim CT hoặc MRI và chúng tôi đã ghi
nhận được tỉ lệ từng nhóm vị trí u đã thể hiện
trên bảng 1. Trong 39 bệnh nhân có 36 bệnh
nhân được chỉ định chụp CT hoặc MRI và còn
lưu trữ phim trong hồ sơ. Những trường hợp
không có phim CT hoặc MRI thì vị trí u được
chúng tôi ghi nhận lại dựa theo tường trình
phẫu thuật hoặc nội soi sinh thiết. Trong nhóm u
ở vùng sàn sọ thì vị trí u ở vùng bản dốc là
thường gặp nhất (chiếm 39,13%) và tiếp theo là
vùng hố yên (chiếm 21,74%).
Hình 1: MRI: u dây sống nằm ở vùng bản dốc `MRI: u dây sống kích thước lớn ở vùng cùng cụt chèn ép trực tràng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 591
Về đặc điểm mô học của 39 trường hợp
chúng tôi ghi nhận được dạng mô học qui ước là
dạng thường gặp nhất chiếm 94,9%, có 2 trường
hợp dạng biệt hóa sụn chiếm 5,1% và 0 có
trường hợp thoái biệt hóa.
Trong 35 bệnh nhân được phẫu thuật, có 11
bệnh nhân được cắt trọn u (chiếm 31,4%). Sau đây
là bảng 4 phân bố tỉ lệ cắt trọn u theo vị trí u:
Hình 2: tế bào u có bào tương sáng chứa glycogen xếp
thành túi tạo thùy H‐E x 200:
Hình 3: tế bào u xâm lấn mô xương H‐E x 200:
Hình 4: tế bào u chế tiết nhầy trong mô đệm H‐E x
200:
Hình 5: tế bào u có nhân không điển hình H‐E x 200:
Hình 6: các tế bào u dương mạnh phần bào tương CK
AE1/AE3 x 200:
Hình 7: các tế bào u dương tính ở phần màng và bào
tương EMA x 400:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 592
Hình 8: Các tế bào u dương tính ở phần bào tương
S100 x 400:
Bảng 4: Số trường hợp cắt trọn u và cắt không trọn u
theo vị trí u
Vị trí u Cắt trọn u Cắt không trọn u
Vùng cùng cụt 5 8
Sàn sọ 6 14
Cột sống thắt lưng 0 1
Cột sống cổ 0 1
Tổng 11 24
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ nam:
nữ xấp xỉ 1. Tuổi khởi bệnh trung bình là 45 và
nhóm tuổi phát hiện u gặp nhiều nhất là từ 40 ‐
60 tuổi (chiếm hơn 50%). Độ tuổi khởi bệnh trẻ
nhất là 7 tuổi gặp ở vị trí cột sống cổ, độ tuổi
khởi bệnh trung bình của nhóm u ở vùng sàn sọ
quanh vùng bướm chẩm là 43 tuổi trong khi đó
độ tuổi khởi bệnh trung bình ở vùng cùng cụt là
53 tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,0001). Điều này có thể giải thích do các khối
u trong sọ hoặc ở vùng cột sống cổ chỉ cần kích
thước nhỏ cũng đã có thể gây triệu chứng trong
khi đó các khối u ở vùng cùng cụt thường chỉ
gây triệu chứng khi u đã phát triển trong một
thời gian dài và kích thước u đã lớn. Chúng tôi
cũng xem xét lại kích thước u trên phim CT hoặc
MRI của các bệnh nhân và chúng tôi thấy có sự
phù hợp với nhận định này. Nếu u ở vùng cùng
cụt thì đường kính trung bình của u đo được là
10,31 cm, trong khi đó u ở vùng cổ và vùng sàn
sọ thì đường kính trung bình lần lượt là 3 và 4,62
cm và sự khác biệt về đường kính trung bình
giữa các vị trí có ý nghĩa thống kê (p=0,0003).
Chúng tôi ghi nhận được trong 39 trường
hợp bệnh có 9 trường hợp (chiếm 23,1%) đã
từng được phẫu thuật u dây sống trong quá khứ
và nay u tái phát tại vị trí cũ với thời gian tái
phát trung bình là 4,4 năm. Tác giả Tamaki báo
cáo tỉ lệ u tái phát sau 3 năm là 29% và sau 5
năm là 49%(5). Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ u
tái phát có liên quan với việc biên phẫu thuật có
còn tế bào u hay không. Do vậy vai trò của sinh
thiết lạnh trong mổ rất cần thiết để xác định biên
phẫu thuật an toàn.
Các triệu chứng đau trong đó đau đầu
(chiếm 30,77%) và đau lưng (chiếm 15,38%) là
các triệu chứng chính khiến bệnh nhân phải
nhập viện. Chúng tôi xem xét lại phim và biên
bản tường trình phẫu thuật của 39 trường hợp
đã ghi nhận vị trí u thường gặp ở vùng sàn sọ
chiếm 58,9%, vùng cùng cụt 35,9%, vùng cột
sống khác 5,2% và sự khác biệt giữa các vị trí
có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Triệu
chứng lâm sàng có liên hệ mật thiết với vị trí
u... Khi xem xét sự phân bố u theo vị trí trong
nghiên cứu chúng tôi có sự khác biệt với một
số tác giả trên thế giới. Chẳng hạn theo tác giả
Boriani (2006) vị trí thường thấy nhất của u là
ở vùng cột sống, kế đến là sàn sọ và các vị trí
khác(6,7,8,9,10). Điều này có thể giải thích do mẫu
nghiên cứu của chúng tôi được lấy từ chuyên
khoa phẫu thuật Ngoại thần kinh đại diện cho
một dân số lớn đến khám bệnh.
Chúng tôi cũng xem lại tiêu bản được lưu
giữ của 39 trường hợp này đã ghi nhận được 37
trường hợp (chiếm 94,9%) có đặc điểm giải phẫu
bệnh là u dây sống qui ước với hình ảnh đặc
trưng là các tế bào dây sống nhân tăng sắc kiềm,
hình tròn bào tương sáng, tế bào hình đa giác
xếp thành từng chuỗi, từng bè trong mô nền
nhầy, nhiều không bào. 2 trường hợp còn lại
(chiếm 5,1%) có đặc điểm có chứa các đảo sụn
hyaline hóa hoặc mô sụn. Không có trường hợp
nào thuộc dạng thoái biệt hóa. So sánh với các
tác giả khác trong y văn chúng tôi thấy có sự
phù hợp về tỉ lệ giữa các nhóm đặc điểm mô
học(8,9). Cả 2 trường hợp biệt hóa sụn đều nằm ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 593
vùng sàn sọ. Những trường hợp biệt hóa sụn
cần phân biệt với sarcom sụn và chúng tôi tiến
hành nhuộm hóa mô miễn dịch để xác định
chẩn đoán. Cả 2 trường hợp u dây sống của
chúng tôi đều dương tính với Cytokeratin trọng
lượng phân tử thấp, EMA và S100. Kết quả này
cũng phù hợp với y văn(3,8,9). Như vậy hóa mô
miễn dịch có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán
phân biệt u dây sống với các loại u khác đặc biệt
là sarcom sụn, xương, u tế bào Schwann.
Phẫu thuật vẫn là điều trị đầu tay và là tiêu
chuẩn vàng trong điều trị bệnh triệt để và ngăn
ngừa tái phát. Tỉ lệ tái phát cũng như tiên lượng
sống còn của bệnh nhân phụ thuộc vào việc biên
phẫu thuật có còn tế bào u hay không. Xạ trị chỉ
là điều trị bổ trợ trong trường hợp biên phẫu
thuật còn tế bào u. Ngày nay, tiêu chuẩn chọn
lựa của điều trị vẫn là cắt trọn u được nhiều
phẫu thuật viên ưa thích. Tỉ lệ cắt trọn u thay
đổi theo nhiều tác giả khác nhau và theo các vị
trí u khác nhau.Tác giả Gay đã báo cáo tỉ lệ phẫu
thuật cắt trọn cho các trường hợp u dây sống ở
vị trí sàn sọ là 47%(3). Tỉ lệ này trong nghiên cứu
của tác giả Mefty và Borba là 43%(1). Trong khi
đó các tác giả Osaka và Fuchs đã báo cáo tỉ lệ cắt
trọn u ở vùng cùng cụt là gần 50%(2,4). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật viên chọn
lựa cắt trọn u trong 38,46% trường hợp đối với
nhóm u ở vùng cùng cụt và 30% đối với nhóm u
ở vùng sàn sọ. Đối với những trường hợp cắt
không trọn u thì xạ trị là một phương pháp điều
trị bổ trợ để giảm tỉ lệ u tái phát sau này. Sau
phẫu thuật, có 13 bệnh nhân được chỉ định xạ trị
(chiếm 33,33%) và 2 bệnh nhân được chỉ định xạ
phẫu bằng dao gamma (chiếm 5,13%).
KẾT LUẬN
U dây sống là loại u xương hiếm gặp, phát
triển chậm, phá hủy và thay thế mô xương. U
thường xảy ra ở người trung niên. Vị trí u
thường gặp nhất là ở vùng sàn sọ và vùng cùng
cụt. Chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu
bệnh kết hợp hóa mô miễn dịch. Phẫu thuật cắt
trọn u vẫn là tiêu chuẩn chọn lựa trong điều trị
bệnh tuy nhiên tỉ lệ cắt trọn u không cao do đó
cần có những điều trị bổ trợ khác sau mổ. Công
trình nghiên cứu này cần tiếp tục đề đánh giá
kết quả các phương pháp điều trị và mối tương
quan giữa các týp mô học của u dây sống với kết
quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al‐Mefty O, Borba LB (1997), ʺSkull base chordomas: a
management challengeʺ. J Neurosurg, 86, 182‐189.
2. Fuchs B, Dickey ID, Yaszemski MJ (2005), ʺOperative
management of sacral chordomaʺ. J Bone Joint Surg, 87, 2211‐
2216.
3. Gay E, Sekhar LN, Rubinstein E (1995), ʺChordomas and
chondrosarcomas of the cranial base: results and follow‐up of
60 patientsʺ. Neurosurgery, 36, 887‐897.
4. Osaka S, Kodoh O, Sugita H (2006), ʺClinical significance of a
wide excision policy for sacrococcygeal chordomaʺ. J Cancer
Res Clin Oncol, 132, 213‐218.
5. Tamaki N, Nagashima T, Ehara K, Motooka Y, Barua KK
(2001), ʺSurgical Approaches and Strategies For Skull Base
Chordomasʺ. Neurosurg Focus, 10(3).
6. Boriani S, Bandiera S, Biagini R (2006), ʺChordoma of the
mobile spine: Fifty years of experienceʺ. Spine, 31, 491‐503.
7. Carbone A, Gezeroglu H, Ciccariello M, Aloisi P, Martis G
(1999), ʺDoes the neurologic assessment have a decisive role in
the early diagnosis of urinary disorders of uncertain etiology?
A case of spinal chordomaʺ. Arch Ital Urol Androl, 71(1), 37‐39.
8. Mirra JM, Della Rocca C, Nelson SD, F, M. (2002), Chordoma,
IARC Press, Lyon.
9. Newton HB (2006), Chordoma (3 ed.), John Wiley & Sons Ltd,
Chichester.
10. Tai PT, Craighead P, Liem SK (2000), ʺManagement issues in
chordoma: A case seriesʺ. Clin Oncol (R Coll Radiol), 12(80‐86).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_benh_hoc_cua_39_truong_hop_u_day_song_o_be.pdf