Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh nhân vỡ phình động mạch não

KẾT LUẬN 1. Lâm sàng, hình ảnh vỡ phình động mạch não. - Tuổi trung bình 53,6; hay gặp ở lứa tuổi 40 - 69 (74,5%), nam 54%. - Chảy máu dưới nhện 78,8%, chảy máu mô não 32,1%, CMN thất đơn độc 2,9%. Bệnh khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng: đau đầu dữ dội 85,4%, nôn và buồn nôn 81,8%, rối loạn ý thức 44,5%, co giật 23,4%, tăng huyết áp 45,3%. Dấu hiệu cứng gáy 74,5%, Kernig 73%. Tổn thương thần kinh khu trú 30,7%. - Lâm sàng vào viện: tốt 77,4%, xấu 22,6%. - Triệu chứng lâm sàng “dấu hiệu cảnh báo” 43,8%. - Vỡ phình mạch tái phát ở các mức độ khác chiếm 39,4%. Cao nhất ở 24 giờ đầu (13,1%), sau 3 ngày đầu bị bệnh 18,5%. Vỡ tái phát gặp cao nhất ở động mạch thông trước (48%). - Thời gian trì hoãn can thiệp càng dài, lâm sàng càng xấu. - Chụp CLVT sọ não có độ nhạy 96,3%, độ đặc hiệu 100%. - Chụp cắt lớp nhiều dãy có giá trị chẩn đoán cao với độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. - Kết quả chụp động mạch số hóa xóa nền: 137 BN: phát hiện 164 phình mạch, đã vỡ 137 BN, chưa vỡ 24 BN. Phình mạch dạng túi 98,2%. Ở tuần hoàn não trước 92,7%, cao nhất ở động mạch thông trước (43,3%), động mạch thông sau và cảnh trong 27,4%, động mạch não giữa 12,8%, các động mạch khác đều gặp với tỷ lệ thấp. Đơn phình mạch 85,4%, đa phình mạch 14,6%, phình mạch kèm dị dạng động-tĩnh mạch 2,2%. Kích thước trung bình phình mạch 4,54 mm, < 5 mm chiếm 63,5%, > 5 mm 36,5%, phình mạch nhiều thùy 34,7%. 2. Kết quả điều trị can thiệp nội mạch phình động mạch não vỡ. - Can thiệp nút cuộn kim loại: 91 phình động mạch não vỡ, nút thành công 94,5% số phình mạch, nút kín phình mạch 85,7% (nút kín hoàn toàn 79,5%, di sót tại cổ phình mạch 21,5%), nút bán phần 8,8%. Tai biến trong can thiệp vỡ phình mạch 13,2%, tắc mạch 6,6%, trôi cuộn kim loại 1,1%, co mạch 14,3%. - Thời gian điều trị trung bình 16 ngày. - Kết quả lâm sàng khi ra viện: tốt 78,5%, xấu 13,5%, tử vong 8%, sau 12 tháng điều trị: tốt 95,4%, xấu 4,6%, tử vong 8%. - Kết quả ra viện: nhóm tái phát xấu hơn nhóm không tái phát. - Lâm sàng càng nặng, kết quả ra viện càng xấu.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh nhân vỡ phình động mạch não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 102 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH BỆNH NHÂN VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO Phạm Đình Đài*; Đỗ Đức Thuần*; Đặng Minh Đức* TÓM TẮT Nghiên cứu tiến cứu trên 137 bệnh nhân (BN) chảy máu não (CMN) nghi do vỡ phình động mạch não điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2009 đến 11 - 2014. Đặc điểm lâm sàng: đau đầu dữ dội 85,4%, nôn và buồn nôn 81,8%, rối loạn ý thức 44,5%, co giật hoặc duỗi cứng 23,4%, tăng huyết áp 45,3%, dấu hiệu cứng gáy 74,5%, dấu hiệu Kergnig 73%. Tổn thương thần kinh khu trú 30,7%. Triệu chứng lâm sàng “vết nứt cảnh báo” 43,8%, vỡ phình mạch tái phát 39,4%. Chụp DSA (digital subtraction angiography) phát hiện 164 phình mạch, đã vỡ 137 phình mạch. Nút thành công 94,5%, nút kín 85,7%, nút bán phần 8,8%. Lâm sàng khi ra viện: tốt 78,5%, xấu 13,5%, tử vong 8%. Kiểm tra định kỳ bằng MRA (magnetic resonance angiography), DSA sau can thiệp 3, 6, 12 và 36 tháng. * Từ khóa: Chảy máu dưới nhện; Chảy máu não; Phình động mạch; Vòng xoắn kim loại nút mạch. Clinical, Paraclinical Characteristics and Treatment Outcomes of Endovascular Intervention in Patients with Cerebral Hemorrhage due to Ruptured Cerebral Aneurysm Summary A prospective study was conducted on 137 patients with cerebral hemorrhage suspected to aneurysm rupture at Department of Stroke, 103 Hospital from 1 - 2009 to 11 - 2014. Clinical features: 85.4% severe headache, nausea and vomiting 81.8%, 44.5% consciousness disorders, seizure or extension 23.4%, hypertension 45.3%, nuchal rigidity 74.5%, Kergnig signs 73%, focal neurological lesions: 30.7%. Clinical signs of "warning leak" accounted for 43.8%, aneurysm reruptured 39.4%. DSA (digital subtraction angiography) was done to detect 164 aneurysms, 137 ruptured aneurysms. Coiling was successful in 94.5%, complete coiling 85.7%, incomplete coiling 8.8%. Outcome: 78.5% good, 13.5% bad, 8% mortality. Periodical check-up was performed by MRA (magnetic resonance angiography) and DSA after 3, 6, 12 and 36 months. * Key words: Subarachnoid hemorrhage; Cerebral hemorrhage; Ruptured Aneurysm; Coiling. ĐẶT VẤN ĐỀ Phình động mạch não là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi phình mạch bị vỡ. Phình động mạch não chiếm 1,5 - 8% dân số, trung bình chiếm 5% dân số ở các nước trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đình Đài (phamdai103@gmail.com) Ngày nhận bài: 30/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/02/2015 Ngày bài báo được đăng: 26/02/2015 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 103 Phình động mạch não vỡ gây chảy máu dưới nhện (CMDN), CMN thất hoặc CMN. 80% trường hợp CMDN là do vỡ phình động mạch não. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Chảy máu tái phát sau vỡ phình động mạch não chiếm tỷ lệ cao, thậm chí khi BN đang được điều trị nội trú tại bệnh viện. Tỷ lệ tái phát trong vòng 30 ngày đến 6 tháng đầu sau khi vỡ nếu không được điều trị chiếm hơn 50%, tỷ lệ tử vong tương ứng 50%. Phình động mạch não vỡ có hai cách điều trị cơ bản: kẹp cổ túi phình bằng clip (clipping) và làm đông máu trong lòng túi phình bằng vòng xoắn kim loại (coiling). Điều trị can thiệp nội mạch là đặt vào lòng túi phình những vòng xoắn kim loại gây đông máu nút kín túi phình, loại túi phình khỏi hệ động mạch mà vẫn đảm bảo động mạch mang túi phình lưu thông. Kỹ thuật này trên thế giới hiện rất phổ biến. Tại Việt Nam cũng đã triển khai thành công ở một số bệnh viện lớn, trong đó Bệnh viện Quân y 103 triển khai thành công từ năm 2009. Việc nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh chụp động mạch, chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch, cũng như đánh giá kết quả sau điều trị rất cần thiết, nhằm giúp việc điều trị tích cực mang lại hiệu quả cao, an toàn, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh vỡ phình động mạch não và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nội mạch phình động mạch não đã vỡ tại Bệnh viện Quân y 103. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 137 BN đột quỵ chảy máu do vỡ phình động mạch não điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ 11 - 2009 đến 11 - 2014. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu, cắt ngang, không đối chứng, theo dõi dọc. * Nghiên cứu lâm sàng: Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu với các nội dung sau: khám nội khoa, khám lâm sàng thần kinh (khai thác tiền sử, triệu chứng khởi phát, triệu chứng vào viện), khai thác triệu chứng sớm, dấu hiệu cảnh báo, vỡ tái phát, đánh giá mức độ lâm sàng theo Hunt- Hess toàn nhóm và so sánh 2 nhóm không tái phát (nhóm I), nhóm tái phát (nhóm II), so sánh kết quả điều trị giữa nhóm I và nhóm II. * Nghiên cứu cận lâm sàng: xét nghiệm dịch não - tuỷ, chụp cắt lớp vi tính, chụp MSCT, chụp MRI, MRA, chụp DSA. * Phương pháp điều trị: - Điều trị nút túi phình bằng vòng xoắn kim loại (coiling) theo quy trình. - Điều trị sau can thiệp nội mạch: + Chống tắc mạch sau can thiệp: chọn lọc BN dùng heparin 500 UI/giờ trong 24 - 48 giờ đầu hoặc fraxiparin 2.500 UI tiêm dưới da 2 lần/ngày trong 3 - 7 ngày, để duy trì APTT hoặc INR gấp hai lần bình thường, sau đó chuyển dùng aspirin 100 mg + clopidogrel 75 mg/24 giờ cho những ngày sau. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 104 + Điều trị theo phác đồ 3H, mục tiêu cần đạt được: huyết áp tối đa ở mức khoảng 160 mmHg (130 - 150 mmHg nếu dùng đường truyền nimodipin), áp lực tĩnh mạch trung tâm 8 - 12 mmHg, hematocrit 0,3 - 0,35 L/l theo khuyến cáo. + Chống co thắt mạch: sử dụng nimodipin sớm với liều khuyến cáo. - Đánh giá kết quả điều trị sau khi can thiệp: * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 18.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu lâm sàng vỡ phình động mạch não. - Tuổi và giới: tuổi thấp nhất 27, cao nhất 79, hay gặp ở lứa tuổi từ 40 - 69 (74,5%), tỷ lệ nam/nữ = 74/63. - Tiền sử trước khi bị bệnh: đau đầu kiểu vận mạch 32,1%, CMDN 8,8%, tăng huyết áp 53,3%, hút thuốc lá 27,8%, uống rượu thường xuyên 16,8%. - Triệu chứng lâm sàng: đau đầu 85,4%, nôn - buồn nôn 81,8%, rối loạn ý thức 44,5%, co cứng - co giật 23,4%, cứng gáy 74,5%, dấu hiệu Kernig 73%, tăng huyết áp 45,3%. Tổn thương thần kinh khu trú 30,7%. - Biểu hiện dấu hiệu của “vết nứt cảnh báo”: 43,8%. Theo Forsting M và Wanke I, hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, Pearse Morris, 50% BN vỡ phình động mạch não. Các biểu hiện trước khi vỡ phình mạch nghiêm trọng 1 - 2 tuần là đau đầu, buồn nôn, BN vẫn sinh hoạt, làm việc không đi khám hoặc đi khám nhưng bị bỏ sót, CT-scan không thấy hình ảnh máu. Theo ý kiến của các bác sỹ can thiệp trên thế giới, đối với BN có vết nứt cảnh báo mà CT-scan không phát hiện hình ảnh máu, cần tiến hành thăm dò dịch não - tủy để xác định và chụp MSCT để tìm kiếm phình mạch. - Phân độ lâm sàng vào viện (phân độ theo Hunt-Hess khi vào viện): chủ yếu gặp độ I, II, III (106/137 BN = 77,4%), độ IV: 21,2%, 2 BN độ V. - Thời điểm và tỷ lệ chảy máu tái phát: chảy máu tái phát ở các mức độ khác nhau chiếm 39,4% (54/137 BN). Chảy máu tái phát xuất hiện trước khi đến bệnh viện can thiệp là 41/54 (75,9%) số BN tái phát. Ở ngày đầu tiên của bệnh, cao nhất 18/137 BN (13,1%), trong ba ngày đầu: 20,4%, tuần đầu 27%. Độ Hunt-Hess trung bình ở nhóm vỡ tái phát (3,2 ± 0,9) cao hơn nhóm không vỡ tái phát (2,5 ± 0,8), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). - Liên quan giữa chảy máu tái phát theo vị trí phình mạch não: tổng số 54 BN vỡ phình động mạch tái phát. Trong đó, động mạch thông trước chiếm tỷ lệ cao nhất (48%), động mạch thông sau và cảnh trong 35%, động mạch não giữa 13%. Theo khuyến cáo của Hội Đột quỵ não Hoa Kỳ (2013), tỷ lệ chảy máu tái phát cao nhất xảy ra vào ngày đầu tiên của bệnh, 10 - 12% BN tử vong trước khi được chăm sóc y tế, 15% chảy máu tái phát vào 24 giờ đầu, 75% BN chảy máu tái phát trong 12 giờ đầu, đặc biệt, khoảng 2 giờ sau khởi phát. Tỷ lệ chảy máu tái phát tăng khoảng 1 - 2%/ngày giảm dần sau ngày thứ 30. Tỷ lệ tái phát đạt trên 50% sau 30 ngày đến 6 tháng. Vỡ phình mạch tái phát không chỉ dẫn đến tình trạng lâm sàng xấu, mà kéo theo các biến chứng khác tăng cả về số lượng và mức TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 105 độ. Mặt khác, khi không kiểm soát được biến chứng này, không nên áp dụng các biện pháp cứu chữa tích cực để hạn chế biến chứng xảy ra tiếp. Thời gian càng dài, tỷ lệ tái phát càng cao. 2. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng. - Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não (CLVT): 131/137 BN (91,2%) chụp CLVT thấy hình ảnh của máu, 6 BN (4,4%) không rõ. 51 BN (32,1%) có hình ảnh máu ở nhu mô não, trong đó 22 BN (16,1%) vùng nền trán, 28 BN (20,4%) có hình ảnh máu xuất hiện ở khe Sylvius và 1 BN chảy máu ở thuỳ chẩm. 108 BN (78,8%) có máu ở khoang dưới nhện, gồm khe rãnh cuộn não, rãnh liên bán cầu, bể đáy, các bể quanh cuống - cầu não. CMN thất đơn thuần chiếm 2,9%. Chảy máu kết hợp 16,1%. Trong 78,8% BN CMDN bao gồm cả CMDN đơn thuần và CMDN kèm máu trong não thất. - Phân độ chảy máu trên phim CLVT theo Fisher: 131/137 BN phát hiện có hình ảnh chảy máu trên CLVT, nhiều nhất là Fisher độ III (48%), Fisher IV chiếm 39,7%. - Kết quả chụp động mạch số hóa xóa nền: + Số lượng phình động mạch não: 85,4% gặp một phình mạch, nhiều phình mạch chiếm 14,6%, trong đó: hai túi phình gặp nhiều nhất (15/20 BN = 75%), 3 BN có 3 phình mạch, 2 BN có tới bốn túi phình. Tổng số có 164 phình mạch được phát hiện. + Vị trí phình động mạch não: gặp chủ yếu ở động mạch thông trước (43,3%), động mạch thông sau và cảnh trong (27,4%), động mạch não giữa (12,8%), các vị trí khác gặp với tỷ lệ thấp. + Kích thước túi phình: trên 164 phình mạch được phát hiện, kích thước trung bình phình mạch tính theo chiều rộng 4,54 ± 1,8 mm, trong đó < 5 mm chiếm 63,5%, kích thước 6 - 10 mm: 36,5%. Theo Jose I, Joshua B, Pearse Morris, Wanke I, nghiên cứu ISAT đa số phình mạch được can thiệp đều có kích thước < 10 mm, kích thước gây vỡ chủ yếu từ 4 - 7 mm, ở động mạch thông trước và đỉnh động mạch thân nền, tỷ lệ vỡ và vỡ tái phát rất cao. + Đặc điểm túi phình: phình mạch dạng túi 161/164 BN (98,1%), phình mạch hình thoi 3/164 BN (1,9%) các dạng khác không gặp. 122/164 BN phình mạch (74,5%) có thay đổi đáy phình mạch: đáy nhăn nhúm, dạng thùy núm, 2 BN thấy thuốc đi ra từ đáy túi phình, nhiều thùy 89/137 BN (65%), 75,2% BN có động mạch nhánh ở phần cổ, không thấy biến đổi đáy chỉ gặp 24,1%. Phình mạch kết hợp dị dạng động - tĩnh mạch gặp 3 BN, trong đó 2/3 số phình mạch nằm ở gốc động mạch nuôi khối dị dạng, 1 BN vỡ tái phát không chụp. 3. Kết quả lâm sàng sau điều trị can thiệp. - Tỷ lệ phình động mạch được điều trị: Điều trị cho 87/137 BN (63,5%) với 91/94 phình động mạch não đã vỡ, 10 phình mạch chưa can thiệp do không thuận lợi khi tiến hành cấp cứu. 3 BN vỡ tái phát trước khi nút có coil tình trạng nặng, không thể can thiệp. Một số trường hợp, phình mạch ở vị trí khó, cần máy chụp mạch xoá nền 2 bình diện để xác định đường vào túi phình, đã chuyển viện điều trị. - Kết quả nút phình mạch: Trong 91 phình mạch vỡ được can thiệp, chỉ 45 phình mạch (47,8%) có thể tiến hành nút cuộn kim loại thuận lợi, đa TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 106 số phình mạch có trở ngại nhất định trong quá trình can thiệp. Các yếu tố gây trở ngại bao gồm: tình trạng BN, vị trí, kích thước, tỷ lệ đáy/cổ, liên quan động mạch nhánh và đường vào của động mạch mang phình mạch. Kết quả nút kín phình mạch đạt 85,7%, trong đó nút kín hoàn toàn 68,1%, còn sót một ít tại cổ túi phình 17,6%, nút bán phần 8,8%, 5 BN thất bại do vỡ tái phát, tình trạng xấu không thể can thiệp hoặc sau can thiệp có biến chứng tắc mạch, gây tử vong. Theo Pierot L, trong 138 BN: nút kín hoàn toàn 61,5%, di sót tại cổ 33,2%, nút bán phần 5,3%. Bảng 1: KẾT QUẢ SỐ TRƯỜNG HỢP TỶ LỆ % Nút kín phình mạch Kín hoàn toàn 62 78 85,7 Di sót cổ 16 Nút bán phần 8 8,8 Thất bại 5 5,5 - Tỷ lệ tai biến trong khi nút phình mạch: Trong quá trình can thiệp, biến chứng gặp 35,2%, đa số đều được xử trí thành công (25/32 BN). Hai biến chứng thường gặp là vỡ tái phát trong khi nút cuộn kim loại cao nhất (13,2%), co thắt mạch 14,3%. - Điều trị nội khoa sau can thiệp: + Điều trị chống đông và chống ngưng kết tiểu cầu sau can thiệp: 100% BN sau can thiệp đều được điều trị bằng thuốc chống đông heparin hoặc các thuốc tương tự cùng nhóm (fraxiparine) trong 48 - 72 giờ. Điều trị kháng tiểu cầu kép theo đúng khuyến cáo của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ. + Theo phác đồ 3H (triple H therapy) gồm: tăng thể tích tuần hoàn, nâng huyết áp, tăng lưu thông bằng cách pha loãng máu. Mục tiêu của phác đồ 3H cần đạt: huyết áp tối đa ở mức > 160 mmHg (130 - 150 mmHg nếu dùng đường truyền nimodipin tĩnh mạch), áp lực tĩnh mạch trung tâm 8 - 12 mmHg, hematocrit 30 - 35% theo khuyến cáo. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% BN được dùng phác đồ 3H sau can thiệp, dùng từ 7 - 14 ngày 64,5%, 16,8% dùng kéo dài sang tuần thứ 3, chủ yếu trong nhóm tái phát. - Kết quả lâm sàng khi BN ra viện: Thang điểm Glasgow (GOS) chung toàn nhóm nghiên cứu khi ra viện trung bình 4,1 ± 1,2. Tốt (độ IV, V): 68/87 BN (78,5%), xấu (độ II, III) 12/87 BN (13,5%), tử vong (GOS độ I) 8%. 3 BN tái phát trước khi đặt coil không tính vào kết quả ra viện. Theo phân độ Rankin sửa đổi (modified Rankin score), toàn nhóm nghiên cứu thời điểm ra viện trung bình 2,06 ± 1,6. 57/87 BN (65,5%) ra viện không để lại bất cứ di chứng hoặc có di chứng nhẹ (Rankin độ 0 - 2). Di chứng vừa và nặng (độ 3 - 5) chiếm 26,5%, tử vong (độ 6): 8%. Bảng 2: Liên quan giữa GOS tại thời điểm ra viện với Hunt-Hess. Hunt-Hess ĐIỂM TIẾN TRIỂN RA VIỆN GLASGOW V - IV (tốt) III - II (xấu) I (tử vong) n = 87 n n n n I - III 62 5 4 71 IV - V 6 7 3 16 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 107 Kết quả ra viện theo thang điểm GOS toàn nhóm: tốt: 78,5%, xấu: 13,5%, tử vong: 8%. Sự khác biệt giữa nhóm lâm sàng tốt và xấu có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Độ Hunt-Hess I - III có 62/71 BN ra viện được đánh giá tốt (87,3%), độ IV - V tốt 7/16 BN (37,5%). Với Hunt-Hess vào viện càng thấp, kết quả ra viện càng tốt. Tính riêng tỷ lệ tử vong theo nhóm: Hunt-Hess độ I - III có 4/71 BN (5,6%), độ IV - V: 3/16 BN (18,7%). Tỷ lệ tử vong ở nhóm Hunt-Hess độ IV - V cao hơn nhóm có Hunt-Hess độ I - III, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa phân độ Hunt-Hess và GOS. Hunt-Hess càng cao, kết quả lâm sàng ra viện càng xấu. Hệ số tương quan r = -0,41 (p < 0,001). Bảng 3: Kết quả theo GOS sau ra viện 3, 6, 12 tháng. THỜI GIAN ĐIỂM TIẾN TRIỂN RA VIỆN GOS 5 - 4 (tốt) 3 - 2 (xấu) 1 (tử vong) n % n % n % Ra viện (n = 87) 68 78,5 12 13,5 7 8 3 tháng (n = 69) 59 85,8 10 14,2 0 0 6 tháng (n = 51) 48 94,1 3 5,9 0 0 12 tháng (n = 43) 41 95,4 2 4,6 0 0 BN phục hồi đáng kể khi ra viện, kết quả: tốt: đạt 78,5%, sau 3 tháng: 85,8%, sau 6 tháng: 94,1%, 12 tháng tăng lên 95,4%. Tỷ lệ BN ra viện ở mức xấu từ 13,5% giảm còn 4,6%. Điểm trung bình theo thang Glasgow khi ra viện sau 4, 12 tháng là 4,73. Tỷ lệ tử vong khi ra viện: 7/87 BN (8%), đến tháng thứ 3, 6, 12 không có BN nào tử vong, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm (p < 0,01). Số lượng BN khác nhau ở các thời điểm theo dõi là do một số BN chưa đủ thời gian theo dõi hoặc do điều kiện không thể tiếp tục kiểm tra. - Kết quả sau 12 tháng giữa nhóm I và nhóm II: Sau 12 tháng, tỷ lệ BN giữa nhóm I và nhóm II là 43/87 BN. Kết quả khác biệt, nhóm I có kết quả tốt 93,1%, nhóm II chỉ đạt 81,3%. Tỷ lệ tử vong và sống phụ thuộc: nhóm I có 2 BN (6,9%), trong đó, nhóm II là 18,8%. Sophie Gallas nghiên cứu 705 BN phình mạch vỡ gặp tỷ lệ tử vong 11,4%, tàn tật 8,6%. Nguyễn Thế Hào: kết quả xa sau phẫu thuật tốt 82,1%. KẾT LUẬN 1. Lâm sàng, hình ảnh vỡ phình động mạch não. - Tuổi trung bình 53,6; hay gặp ở lứa tuổi 40 - 69 (74,5%), nam 54%. - Chảy máu dưới nhện 78,8%, chảy máu mô não 32,1%, CMN thất đơn độc 2,9%. Bệnh khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng: đau đầu dữ dội 85,4%, nôn và buồn nôn 81,8%, rối loạn ý thức 44,5%, co giật 23,4%, tăng huyết áp 45,3%. Dấu hiệu cứng gáy 74,5%, Kernig 73%. Tổn thương thần kinh khu trú 30,7%. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 108 - Lâm sàng vào viện: tốt 77,4%, xấu 22,6%. - Triệu chứng lâm sàng “dấu hiệu cảnh báo” 43,8%. - Vỡ phình mạch tái phát ở các mức độ khác chiếm 39,4%. Cao nhất ở 24 giờ đầu (13,1%), sau 3 ngày đầu bị bệnh 18,5%. Vỡ tái phát gặp cao nhất ở động mạch thông trước (48%). - Thời gian trì hoãn can thiệp càng dài, lâm sàng càng xấu. - Chụp CLVT sọ não có độ nhạy 96,3%, độ đặc hiệu 100%. - Chụp cắt lớp nhiều dãy có giá trị chẩn đoán cao với độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. - Kết quả chụp động mạch số hóa xóa nền: 137 BN: phát hiện 164 phình mạch, đã vỡ 137 BN, chưa vỡ 24 BN. Phình mạch dạng túi 98,2%. Ở tuần hoàn não trước 92,7%, cao nhất ở động mạch thông trước (43,3%), động mạch thông sau và cảnh trong 27,4%, động mạch não giữa 12,8%, các động mạch khác đều gặp với tỷ lệ thấp. Đơn phình mạch 85,4%, đa phình mạch 14,6%, phình mạch kèm dị dạng động-tĩnh mạch 2,2%. Kích thước trung bình phình mạch 4,54 mm, 5 mm 36,5%, phình mạch nhiều thùy 34,7%. 2. Kết quả điều trị can thiệp nội mạch phình động mạch não vỡ. - Can thiệp nút cuộn kim loại: 91 phình động mạch não vỡ, nút thành công 94,5% số phình mạch, nút kín phình mạch 85,7% (nút kín hoàn toàn 79,5%, di sót tại cổ phình mạch 21,5%), nút bán phần 8,8%. Tai biến trong can thiệp vỡ phình mạch 13,2%, tắc mạch 6,6%, trôi cuộn kim loại 1,1%, co mạch 14,3%. - Thời gian điều trị trung bình 16 ngày. - Kết quả lâm sàng khi ra viện: tốt 78,5%, xấu 13,5%, tử vong 8%, sau 12 tháng điều trị: tốt 95,4%, xấu 4,6%, tử vong 8%. - Kết quả ra viện: nhóm tái phát xấu hơn nhóm không tái phát. - Lâm sàng càng nặng, kết quả ra viện càng xấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Hào. Vi phẫu thuật 318 ca túi phình động mạch não vỡ tại Bệnh viện Việt Đức. Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2009 (692), tr.106-111. 2. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu. Những kết quả ban đầu của điều trị phình động mạch não bằng nút mạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2004, 310, tr.217-221. 3. Phạm Đình Đài, Nguyễn Gia Hòa, Đặng Phúc Đức. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị BN CMDN. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2011, 36 (6), tr.123-128. 4. Pearse Morris. Practical Neuroangiography, Lipprincott Williams & Wilkins, Philadelphia USA, (Philadelphia. Baltimre, New York, London, Buenos Aires, Hong Kong, Sydney, Tokyo). 2007. 5. Pierot L, Bonafo A, Bracard S, Leclerc X. Endovascular treatment of intracranial aneurysms with matrix detachable coils: Immediate post-treatment results from a prospective multicenter registry. American Journal of Neuroradiology. 2006, 27, pp.1693- 1699. 6. Wanke I, Dorfler A, Forsting M. Intracranial vascular malformations and aneurysms (from Diagnostic Work-Up to Endovascular Therapy). Springer, USA. 2008. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 106 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015 107

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_ket_qua_dieu_tri_can_thiep_no.pdf
Tài liệu liên quan