NHẬN X ÉT, BÀN LUẬN
Qua 76 trường hợp nhập viện với triệu chứng cúm hoặc giống cúm được chẩn đoán xác định
bằng xét nghiệm RT-PCR tại khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy, chúng tôi có nhận xét sau:
Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm đa số 55% so với bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 25,56 trong đó 75%
bệnh nhân trong nhóm tuổi 13-30 tuổi, tình trạng bệnh ở nhóm tuổi này có thể phản ánh tình trạng
chưa có miễn dịch đối với virus cúm ở lưa tuổi này, kết quả này tương tự với những số liệu đã công bố
của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG)(1). Đặc điểm về dịch tễ học cho thấy 70% bệnh xuất hiện trong
giới học sinh, sinh viên và công chức, điều này cho thấy thời gian đầu của nhiễm virus cúm A (H1N1)
ở nước ta, chủ yếu lây lan trong các trường học và một vài nơi công sở. Những ca đầu tiên nhập viện
BVCR được ghi nhận nhiễm cúm A (H1N1) ở nước ngoài về. Khi bệnh đã lan rộng ở nhiều nơi trong
cả nước, không xác định được rõ về yếu tố dịch tễ học với các trường hợp nhập viện từ thời điểm
tháng 10-2009. Về lâm sàng (bảng 1), tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng của viêm đường hô hấp
trên với sốt > 38o5 (100%), ho khan (96%), chẩy nước mũi (68%), một số ít trường hợp bệnh nhân có
đau họng, đau nhức cơ toàn thân. Khoảng 15% bệnh nhân có triệu chứng khó thở ở các mức độ khác
nhau từ nhẹ đến suy hô hấp đòi hỏi phải giúp thở oxy qua sonde mũi hoặc hô hấp hỗ trợ. Về xét
nghiệm cận lâm sàng (bảng 3) đa số các bệnh nhân có số lượng hồng cầu trung bình trong giới hạn
bình thường, 69/76 bệnh nhân (90%) có lượng bạch cầu >3500/mm3, chỉ 7/76 bệnh nhân (10%) có
lượng bạch cầu < 3500/mm3, điều này khác biệt với những bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 hoặc bệnh
nhân bị sốt xuất huyết thường có lượng bạch cầu thường giảm <3000/mm3. Lượng tiểu cầu trung bình
là 187.000 ± 63500, lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm virus cúm A (H1N1) cũng trong giới hạn bình
thường, khác với những bệnh nhân nhiễm virus dengue thường có tiểu cầu giảm nhiều từ những ngày
đầu và trong quá trình tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm về men gan, ion đồ, chức năng gan thận
trong giới hạn bình thường. Kết quả cấy máu và cấy đàm của 11 trường hợp nặng đều cho kết quả âm
tính. Có 7 trường hợp đồng nhiễm với sốt xuất huyết Dengue với kết quả huyết thanh chẩn đoán
Dengue IgG + và IgM +. Kết quả chụp X quang tim phổi thẳng trên 76 trường hợp cho thấy 13/76
(17%) có biểu hiện bất thường trên phim x quang như thâm nhiễm lan tỏa ở 2 phế trường, phế quản
phế viêm , tất cả các trường hợp này được điều trị kháng sinh phối hợp với thuốc đặc hiệu. Có 11
trường hợp (bảng 4) có biểu hiện lâm sàng khó thở hoặc suy hô hấp, trong đó có 6/76 trường hợp
(8%) được hồi sức tích cực bằng đặt nội khí quản và thở máy hỗ trợ, 5 trường hợp còn lại được hỗ trợ
thở oxy qua sonde mũi hoặc qua mask. Các trường hợp nhiễm cúm A (H1N1) nặng xẩy ra trên những
bệnh nhân có thai (10%) hoặc có bệnh nền kèm theo trong đó suy thận mãn (5%), bệnh van tim và tim
bẩm sinh (5%), và các bệnh cao huyết áp, viêm gan, tiểu đường (5%). Tóm lại đa số bệnh nhân, 88%
(67/76) trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh cảnh nhẹ, chỉ khoảng 12% (9/76) trường hợp bệnh
nhân nhập viện đòi hỏi phải trị liệu hồi sức tích cực, điều này cũng phù hợp với số liệu của TCYTTG
đã công bố (1).
Tất cả bệnh nhân được điều trị với thuốc đặc hiệu Oseltamivir (Tamiflu) với liều 1 viên x 2/ngày
x 5-7 ngày và có 76% có đáp ứng tốt với kết quả RT-PCR âm tính sau 5 ngày điều trị. Tỉ lệ đáp ứng
tốt sau 7 ngày điều trị (RT-PCR âm tính) là 92%. Khoảng 7 % bệnh nhân có kết quả RT-PCR âm tính
sau 10 ngày điều trị và chỉ khoảng 1% đến ngày thứ 14 mới có kết quả RT-PCR âm tính.
Có 4/76 (5%) bệnh nhân nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện tử vong, 2 trường hợp nhập viên
khá trễ ngày thứ 10 trong đó có một trường hợp có thai. Hai trường hợp tử vong còn lại nhập viện vào
ngày thứ 4 có bệnh lý nền là suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo định kỳ; trường hợp còn lại nhập
viện ngày thứ 5 của bệnh, thai con so 39 tuần mổ bắt con trên người mẹ trẻ (15 tuổi). Hai trường hợp
nặng khác nhập viện trể vào ngày thứ 10 và ngày 7, phải thở máy và thở Oxy ngay từ thời điểm nhập
viện c ủa bệnh được điều trị khỏi. Thời gian nhập viện trung bình của các trường hợp còn lại, kể từ khi
có sốt là 2,86 ngày ± 1,21 sau khi sốt. Điều này cũng phù hợp với y văn đã công bố những trường hợp
bệnh nhân nặng thường nhập viện trễ khi bệnh đã tiến triển hoặc liên quan đến bệnh nền như có tiền
sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc cơ địa phụ nữ có thai,
tiểu đường, béo phì (1).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ học của bệnh nhân nhiễm virus cúm A (H1N1) tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 591
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ HỌC
CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM VIRUS CÚM A (H1N1) TẠI BV CHỢ RẪY
Trần Quang Bính*, Lê Thị Hồng Hạnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét những ñặc ñiểm về lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ của các bệnh nhân
nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện từ tháng 6 ñến tháng 12 năm 2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát mô tả, ñược thực hiện tại khoa Bệnh Nhiệt Đới, bệnh viện
Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của cúm hoặc bệnh sốt giống cúm ñược chọn vào
nghiên cứu. Bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng ñược lấy và gửi ñến Viện Pasteur TP. HCM ñể xác
ñịnh chẩn ñoán bằng phương pháp RT-PCR.
Kết quả: có 286 trường hợp nghi ngờ bị cúm ñược thực hiện RT-PCR. 76 trường hợp ñược xác
ñịnh nhiễm virus cúm A (H1N1) với kết quả RT-PCR dương tính. Tuổi trung bình của bệnh nhân
trong nghiên cứu là 25,6. Phần lớn bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc sống trong
vùng dịch tễ của cúm. Đa số trường hợp có biểu hiện lâm sàng nhẹ, chỉ 12% các trường hợp có triệu
chứng lâm sàng nặng liên quan ñến các bệnh nền như suy thận mãn, bệnh tim mạch, tiểu ñường, có
thai hoặc nhập viện trễ cần phải ñiều trị tích cực. 92% số bệnh nhân ñáp ứng tốt với ñiều trị ñặc hiệu
Oseltamivir trong vòng 7 ngày, 7% ñáp ứng tốt với liệu trình ñiều trị 10 ngày và chỉ 1% số ca phải
kéo dài thời gian ñiều trị ñến 14 ngày.
Kết luận: ñặc ñiểm về số liệu lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ trong nghiên cứu này cũng
tương tự như những số liệu ñã ñược Tổ Chức Y Tế Thế Giới công bố. Kết quả của nghiên cứu này có
thể giúp ñánh giá chính xác và có biện pháp can thiệp ñiều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Từ khóa: Nhiễm virus cúm A (H1N1), RT-PCR (Reverse Transcriptase- Polymerase chain
reaction).
ABSTRACT
CLINICAL, LABORATORY AND EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH
INFLUENZA A (H1N1) VIRUS INFECTION AT CHO RAY HOSPITAL
Tran Quang Binh, Le Thi Hong Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 591 - 596
Aim: to consider the clinical, laboratory and epidemiological characteristics of confirmed cases
with A (H1N1) influenza virus infection from June to December 2009 at Choray hospital.
Methods: an observational-descriptive study is carried out at Dept. of tropical diseases, Choray
hospital. All patients with clinical symptoms of flu or febrile influenza like illness (ILI) are recruited
into study. Naso-pharyngeal samples are collected and sent to Pasteur institute in Ho Chi Minh city to
confirm the diagnosis by RT-PCR.
Results: RT-PCR are done for 286 suspected cases. 76 cases with the confirmation of influenza
virus infection by the positive results of RT-PCR. The average of age of patients is 25.6. Most of
patients have the history to contact with flu patients or live in the endemic areas. The majority of cases
presents with mild clinical manifestation and only 12% of cases has severe symptoms relating with
underlying diseases such as chronic renal failure, cardiovascular diseases, diabetes, pregnancy or
late hospitalization that require intensive therapy 92% of patients respond well with specific therapy
within 7 days, 7% respond with the 10 days treatment course and only 1% of cases need to be
prolonged the treatment course until 14 days.
Conclusion: The characteristics of clinical, laboratory and epidemiological data of this study are
* Khoa Bệnh Nhiệt ñới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.
Tác giả liên hệ: BS. Trần Quang Bính, ĐT: (8) 38554137 - 441. Email: binhtq@hcm.vnn.vn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 592
similar with those announced from WHO. The results of this study can help the physician to evaluate
precisely and select the best interventions for taking care the patients.
Key words: Influenza A (H1N1) virus infection, RT-PCR (Reverse Transcriptase- Polymerase
chain reaction).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi ca cúm A (H1N1) xuất hiện ñầu tiên tháng 3 năm 2009 tại Mexico, sau ñó là cảnh báo
của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố khả năng xảy ra ñại dịch cúm A (H1N1) 2009 trên toàn cầu.
Cho ñến nay ñã ghi nhận dịch cúm A xảy ra trên 208 quốc gia và có 13554 ca tử vong liên quan ñến
cúm A(3).
Ở trong nước ca cúm A ñầu tiên ñược xác nhận vào cuối tháng 5 năm 2009, phần lớn những
trường hợp cúm ở giai ñọan này ñều từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trước tình hình
dịch lan rộng khắp thế giới tại tất cả các Châu lục, ở trong nước từ những ca bệnh lẻ tẻ chủ yếu
nhập cảnh từ nước ngoài, ñã lây lan thành từng chùm ca bệnh và sau ñó ñã lan ra rộng khắp nhiều
ñịa phương trong cả nước. Theo thông báo của Bộ Y Tế số 2694/TB-DPMT ngày 29 tháng 12
năm 2009 cả nước ñã ghi nhận 11104 ca nhiễm cúm A (H1N1) và có 53 ca tử vong(2).
Tất cả bệnh nhân nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy có triệu chứng lâm sàng của cúm hoặc giống cúm
ñều ñược sàng lọc, cách ly, làm xét nghiệm RT- PCR (Reverse transcriptase -Polymerase chain
reaction) ñể chẩn ñoán xác ñịnh. Tại bệnh viện Chợ Rẫy 2 trường hợp ñầu tiên ñược ghi nhận vào
tháng 7 năm 2009 là 2 học sinh Việt Kiều Úc về Việt Nam nghỉ hè. Trong nghiên cứu này chúng tôi
tổng kết các trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện BVCR trong 6 tháng từ tháng 6 năm
2009 ñến tháng 12 năm 2009 nhằm ñưa ra những nhận xét về ñặc ñiểm dịch tễ học, lâm sàng và cận
lâm sàng của các trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) góp phần phát hiện sớm, ñiều trị ñặc hiệu và
ñiều trị hỗ trợ thích hợp nhằm hạn chế lây lan bệnh và tử vong cho cộng ñồng và nhất là cho nhân
viên y tế phục vụ trực tiếp bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp quan sát mô tả (observational – descriptive study), lấy mẫu liên tiếp không chọn
ngẫu nhiên.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có triệu chứng cúm hoặc có bệnh giống cúm nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả
bệnh nhân ñược lấy bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng gửi ñến Viện Pasteur TP. HCM ñể xét
nghiệm RT-PCR. Bệnh nhân có kết quả của xét nghiệm RT-PCR (+), ñược chẩn ñoán nhiễm virus
cúm A (H1N1) (+) và ñược chọn vào nghiên cứu. Các bệnh nhân ñưa vào nghiên cứu ñều ñược trị liệu
ngay với Oseltamivir (Tamiflu) và ñược ñiều trị hỗ trợ, hồi sức thích hợp tùy theo triệu chứng lâm
sàng của bệnh nhân.
Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
Nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 6 năm 2009 ñến tháng 12 năm 2009 tại khoa Bệnh Nhiệt Đới
Bệnh viện Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Từ tháng 6/2009 ñến tháng 12/ 2009 tổng cộng có 286 ca nhập viện với chẩn ñoán nghi ngờ
nhiễm cúm A (H1N1), ñược lấy bệnh phẩm là phết ngoáy mũi họng ñể xét nghiệm. Kết quả có 76
trường hợp ñược chẩn ñóan xác ñịnh nhiễm cúm A (H1N1) với kết quả RT-PCR (+), phân bố như
sau:
Về giới tính
Tỉ lệ nam/ nữ là 42/34. Tuổi trung bình ± ĐLC: 25,6 ± 12 , trong ñó tuổi nhỏ nhất là 6 và cao nhất
là 59. Số ca bệnh phân bố theo nhóm tuổi: nhóm tuổi chiếm ña số từ 10-30 tuổi 57 ca (75%), từ 31 -
40 tuổi có 7 ca (9,2%), từ 41 - 50 tuổi 5 ca (6,6%), từ 51 - 60 tuổi 5 ca (6,6%), dưới 10 tuổi có 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 593
trường hợp (2,6%).
Về nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên chiếm ña số 37 ca (48,7%), công chức, viên chức 16 ca (21%), buôn bán kinh
doanh 7 (9,2%), làm ruộng, rẫy 3 ca (3,9%), nội trợ 5 ca (6,6%), còn lại là làm nghề khác 2 ca (2,6%).
Về ñặc ñiểm dịch tễ học
Có 42/76 (55,3%) trường hợp có tiếp xúc với người bệnh cúm, 14/76 (18,4%) trường hợp bệnh
nhân sống ở vùng dịch tễ có ghi nhận cúm, 20/76 (26,3%) trường hợp không xác ñịnh ñược yếu tố
dịch tễ học.
Đặc ñiểm lâm sàng
Bảng1
Có 8 trường hợp có bệnh nhân nhiễm
virus cúm A (H1N1) có thai với thai kỳ tam
cá nguyệt thứ 2 (14 tuần -24 tuần) : 4 ca, tam
cá nguyệt thứ 3 (32 tuần -39 tuần): 4 ca. Có 3
trường hợp có bệnh lý kèm theo: thông liên
thất phần màng, hẹp hở van 2 lá, bloc AV ñộ
I.
Đặc ñiểm lâm sàng của 8 trường hợp
có thai nhiễm virus cúm A (H1N1)
Bảng 2
Đặc ñiểm lâm sàng Số ca
Tuổi (TB ± ĐLC) 21,8 (15-42)
Sốt 38oC 8/8 (100%)
Ho khan 8/8 (100%)
Sổ mũi 3/8 (37,5)
Khó thở, suy hô hấp 4/8 (50%)
Có thai
Con so
Con rạ
5 ca
3 ca
Tuổi thai
Tam cá nguyệt thứ 2 (14-24 tuần)
Tam cá nguyệt thứ 3 (32-39 tuần)
4 ca
4 ca
Bệnh kèm theo:
Thông liên thất phần màng, suy tim
Hẹp hở van 2 lá
Bloc AV ñộ I
1 ca
1 ca
1 ca
Kết quả ñiều trị:
tử vong
thai nhi : xẩy thai lưu
mổ bắt con
2/8 (25%)
1/8 (9,2%)
3/8 (37,5%)
Đặc ñiểm cận lâm sàng lúc vào viện
Bảng 3
Xét nghiệm Kết quả
Lâm sàng Số ca (%)
Sốt 38oC 76/76 (100)
Ho khan 73/76(96)
Sổ mũi 52/76 (68,4)
Đau họng 29/76 (38,1)
Đau nhức cơ 5/76 (6,6)
Chóng mặt 1/76 (1,3)
Khó thở, suy hô hấp 11/76 (14,5)
Có thai 8/76 (10,5)
Bệnh kèm theo:
Suy thận mãn
Suy tim/ bệnh van tim/lọan nhịp tim
Có thai + bệnh tim
Bệnh khác: tiểu ñường, cao huyết áp
viêm gan, u màng não
5/76 (6,6)
4/76 (5,26)
3/76 (3,9)
5/76 (6,6)
Kết quả ñiều trị :
Tử vong
4/76 (5,26)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 594
Xét nghiệm Kết quả
Bạch cầu >3500/mm3
<3500/mm3
69/76 (90,8%)
7/76 (9,2%)
Bạch cầu (TB ± ĐLC)
N
L
M
6690 ± 2350
67,69 ± 13,8
19,3 ± 9,9
9,86 ± 5,5
Hồng cầu (TB ± ĐLC) 4.458.000 ± 784.000
Tiểu cầu (TB ± ĐLC) 187000 ± 63500
BUN (mg%) (TB ± ĐLC) 11,6 ± 5,2
Creatinin (mg%) (TB ± ĐLC) 0,95 ± 0,25
Ion ñồ: (mM/L) (TB ± ĐLC)
Na+
K+
Ca++
Cl-
136,6 ± 3,9
3,27 ± 0,26
2,12 ± 0,31
102 ± 3,4
AST (mM/L) (TB ± ĐLC)
ALT (mM/L)
28,46 ± 21,41
34,39 ± 21,58
Đường huyết (mg%)(TB ± ĐLC) 101,9 ± 28,94
Huyết thanh chẩn ñoán Dengue
IgG+
IgM+
7/76 (9,2%)
2/76 (2,6%)
5/76 (6,6%)
Huyết thanh chẩn ñoán viêm phổi
không ñiển hình (+)
2/3
Procalcitonin
>10
Bình thường
6/10 (60%)
4/10 (40%)
Cấy máu (thực hiện 11/76 ca)
Cấy ñàm (thực hiện 11/76 ca)
11/11 (100% âm tính)
11/11 (100% âm tính)
ECG
Bình thường
Bất thường (nhịp nhanh xoang, ngọai
tâm thu thất)
69/76 (90,8)
7/76 (9,2)
X quang tim phổi thẳng
Bình thường
Bất thường (thâm nhiễm lan tỏa, hình
ảnh viêm phổi, phế quản phế viêm)
63/76 (83)
13/76 (17)
Giá trị BUN, creatinin, ion ñồ ñược tính trên 71/76 ca, không kể 5 trường hợp suy thận mãn. Có 7
trường hợp có tăng men gan trong ñó 4 ca tử vong, 2 ca nặng ñược cứu sống, và 1ca không có tiền sử
bệnh lý về gan trước ñó. Có 10 trường hợp bệnh nhân nặng ñược xét nghiệm Procalcitonin ñể ñánh
giá tình trạng ñồng nhiễm hoặc bội nhiễm với vi trùng, kết quả cho thấy procalcitonin tăng cao 6/10
trường hợp. Có 3 trường hợp bệnh nhân nặng ñược xét nghiệm huyết thanh chẩn ñoán viêm phổi
không ñiển hình, kết quả có 2 trường hợp IgG+ và IgA+ với Chlamydia pneumoniae, cả 2 trường hợp
này ñều tử vong.
Tất cả 76 bệnh nhân ñược ñiều trị ñặc hiệu với Oseltamivir với thời gian ñiều trị trung bình của
Oseltamivir (75mg x2 /ngày) 7,9 ngày (6-17 ngày). Các trường hợp bệnh nhân nặng ñược ñiều trị với
Oseltamivir ngay từ khi nhập viện trước khi có kết quả của RT-PCR.
Những trường hợp bệnh nặng với biểu hiện lâm sàng khó thở, suy hô hấp hoặc có bất thường trên
phim X quang phổi ngoài ñiều trị ñặc hiệu với Oseltamivir, ñiều trị hỗ trơ thở máy, thở oxy qua mask,
lọc máu ngoài thận còn ñược ñiều trị với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, quinolone ñơn thuần hoặc
phối hợp với vancomycin hoặc Imipenem tùy theo ñánh giá lâm sàng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 595
Điều trị hỗ trợ: (bảng 4)
Điều trị hỗ trợ số ca (%)
Thở máy, hồi sức hô hấp 6/76 (7,9)
Thở oxy qua mask 3/76 (3,9)
Thở oxy qua sonde mũi 2/76 (2,6)
Thẩm phân phúc mạc 1/76 (1,3)
Thận nhân tạo 3/76 (3,9)
NHẬN X ÉT, BÀN LUẬN
Qua 76 trường hợp nhập viện với triệu chứng cúm hoặc giống cúm ñược chẩn ñoán xác ñịnh
bằng xét nghiệm RT-PCR tại khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy, chúng tôi có nhận xét sau:
Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm ña số 55% so với bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 25,56 trong ñó 75%
bệnh nhân trong nhóm tuổi 13-30 tuổi, tình trạng bệnh ở nhóm tuổi này có thể phản ánh tình trạng
chưa có miễn dịch ñối với virus cúm ở lưa tuổi này, kết quả này tương tự với những số liệu ñã công bố
của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG)(1). Đặc ñiểm về dịch tễ học cho thấy 70% bệnh xuất hiện trong
giới học sinh, sinh viên và công chức, ñiều này cho thấy thời gian ñầu của nhiễm virus cúm A (H1N1)
ở nước ta, chủ yếu lây lan trong các trường học và một vài nơi công sở. Những ca ñầu tiên nhập viện
BVCR ñược ghi nhận nhiễm cúm A (H1N1) ở nước ngoài về. Khi bệnh ñã lan rộng ở nhiều nơi trong
cả nước, không xác ñịnh ñược rõ về yếu tố dịch tễ học với các trường hợp nhập viện từ thời ñiểm
tháng 10-2009. Về lâm sàng (bảng 1), tất cả bệnh nhân ñều có triệu chứng của viêm ñường hô hấp
trên với sốt > 38o5 (100%), ho khan (96%), chẩy nước mũi (68%), một số ít trường hợp bệnh nhân có
ñau họng, ñau nhức cơ toàn thân. Khoảng 15% bệnh nhân có triệu chứng khó thở ở các mức ñộ khác
nhau từ nhẹ ñến suy hô hấp ñòi hỏi phải giúp thở oxy qua sonde mũi hoặc hô hấp hỗ trợ. Về xét
nghiệm cận lâm sàng (bảng 3) ña số các bệnh nhân có số lượng hồng cầu trung bình trong giới hạn
bình thường, 69/76 bệnh nhân (90%) có lượng bạch cầu >3500/mm3, chỉ 7/76 bệnh nhân (10%) có
lượng bạch cầu < 3500/mm3, ñiều này khác biệt với những bệnh nhân nhiễm cúm A H5N1 hoặc bệnh
nhân bị sốt xuất huyết thường có lượng bạch cầu thường giảm <3000/mm3. Lượng tiểu cầu trung bình
là 187.000 ± 63500, lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm virus cúm A (H1N1) cũng trong giới hạn bình
thường, khác với những bệnh nhân nhiễm virus dengue thường có tiểu cầu giảm nhiều từ những ngày
ñầu và trong quá trình tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm về men gan, ion ñồ, chức năng gan thận
trong giới hạn bình thường. Kết quả cấy máu và cấy ñàm của 11 trường hợp nặng ñều cho kết quả âm
tính. Có 7 trường hợp ñồng nhiễm với sốt xuất huyết Dengue với kết quả huyết thanh chẩn ñoán
Dengue IgG + và IgM +. Kết quả chụp X quang tim phổi thẳng trên 76 trường hợp cho thấy 13/76
(17%) có biểu hiện bất thường trên phim x quang như thâm nhiễm lan tỏa ở 2 phế trường, phế quản
phế viêm , tất cả các trường hợp này ñược ñiều trị kháng sinh phối hợp với thuốc ñặc hiệu. Có 11
trường hợp (bảng 4) có biểu hiện lâm sàng khó thở hoặc suy hô hấp, trong ñó có 6/76 trường hợp
(8%) ñược hồi sức tích cực bằng ñặt nội khí quản và thở máy hỗ trợ, 5 trường hợp còn lại ñược hỗ trợ
thở oxy qua sonde mũi hoặc qua mask. Các trường hợp nhiễm cúm A (H1N1) nặng xẩy ra trên những
bệnh nhân có thai (10%) hoặc có bệnh nền kèm theo trong ñó suy thận mãn (5%), bệnh van tim và tim
bẩm sinh (5%), và các bệnh cao huyết áp, viêm gan, tiểu ñường (5%). Tóm lại ña số bệnh nhân, 88%
(67/76) trường hợp nhập viện trong tình trạng bệnh cảnh nhẹ, chỉ khoảng 12% (9/76) trường hợp bệnh
nhân nhập viện ñòi hỏi phải trị liệu hồi sức tích cực, ñiều này cũng phù hợp với số liệu của TCYTTG
ñã công bố (1).
Tất cả bệnh nhân ñược ñiều trị với thuốc ñặc hiệu Oseltamivir (Tamiflu) với liều 1 viên x 2/ngày
x 5-7 ngày và có 76% có ñáp ứng tốt với kết quả RT-PCR âm tính sau 5 ngày ñiều trị. Tỉ lệ ñáp ứng
tốt sau 7 ngày ñiều trị (RT-PCR âm tính) là 92%. Khoảng 7 % bệnh nhân có kết quả RT-PCR âm tính
sau 10 ngày ñiều trị và chỉ khoảng 1% ñến ngày thứ 14 mới có kết quả RT-PCR âm tính.
Có 4/76 (5%) bệnh nhân nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện tử vong, 2 trường hợp nhập viên
khá trễ ngày thứ 10 trong ñó có một trường hợp có thai. Hai trường hợp tử vong còn lại nhập viện vào
ngày thứ 4 có bệnh lý nền là suy thận mãn ñang chạy thận nhân tạo ñịnh kỳ; trường hợp còn lại nhập
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 596
viện ngày thứ 5 của bệnh, thai con so 39 tuần mổ bắt con trên người mẹ trẻ (15 tuổi). Hai trường hợp
nặng khác nhập viện trể vào ngày thứ 10 và ngày 7, phải thở máy và thở Oxy ngay từ thời ñiểm nhập
viện c ủa bệnh ñược ñiều trị khỏi. Thời gian nhập viện trung bình của các trường hợp còn lại, kể từ khi
có sốt là 2,86 ngày ± 1,21 sau khi sốt. Điều này cũng phù hợp với y văn ñã công bố những trường hợp
bệnh nhân nặng thường nhập viện trễ khi bệnh ñã tiến triển hoặc liên quan ñến bệnh nền như có tiền
sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc cơ ñịa phụ nữ có thai,
tiểu ñường, béo phì (1).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 76 trường hợp nhiễm virus cúm A (H1N1) nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy trong thời
gian từ tháng 6 ñến tháng 12 năm 2009, kết quả cho thấy bệnh xẩy ra chủ yếu ở nhóm tuổi 10-30 tuổi
(75%), phần lớn các bệnh nhân (74%) các trường hợp mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân
cúm hoặc sống trong vùng dịch tễ ghi nhận có bệnh cúm. Đa số các trường hợp (88%) có biểu hiện
lâm sàng nhẹ, khoảng 12% có triệu chứng lâm sàng nặng, liên quan ñến bệnh nền như suy thận mãn,
tiểu ñường, bệnh tim mạch (hẹp hở van tim). Các trường hợp có biểu hiện lâm sàng nặng và có bất
thường trên phim X quang phổi nên ñược ñiều trị sớm bằng kháng sinh thích hợp và ñiều trị tích cực
các bệnh lý nền kèm theo. Kết quả ñiều trị có 4/76 (5%) trường hợp tử vong, các trường hợp tử vong
xẩy ra trên cơ ñịa phụ nữ có thai và bệnh lý mãn tính như suy thận mãn và nhập viện trễ (4-10 ngày)
khi bệnh ñã tiến triển nặng, không ñáp ứng với trị liệu. Hơn 90% bệnh nhân có ñáp ứng tốt sau 7 ngày
ñiều trị ñặc hiệu với Oseltamivir, khoàng 7% bệnh nhân cần phải ñiều trị ñến 10 ngày và chỉ 1% bệnh
nhân cần ñiều trị ñến 14 ngày. Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các thầy thuốc ñánh giá chính
xác bệnh nhân và có biện pháp can thiệp ñiều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clinical management of human infection with pandemic (H1N1) 2009: revised guidance. WHO November 2009. Website
surveillance/.
2. Thông báo của Bộ Y Tế số 2694/TB-DPMT ngày 29 tháng 12 năm 2009. Website
3. WHO/ Pandemic (H1N1) (2009) - Update 83. Website
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_dich_te_hoc_cua_benh_nhan.pdf